Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
Phần I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, một thế kỷ tiếp tục có những biến đổi to
lớn, khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế, tri thức có vai trò
ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất; toàn cầu hoá kinh
tế là một xu hướng khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Sự tranh
chấp quốc tế trên các lónh vực ngày càng gay gắt. Phân tích tình hình trong nước
và thế giới khi bước vào thế kỷ XXI, Đại hội IX của Đảng đã xác đònh “Con
đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian,
vừa có bước tuần tự vừa có bước nhảy vọt. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh
trí tuệ của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công
nghệ là quốc sách hàng đầu là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá”.
Xuất phát từ quan điểm đó ngay từ tháng 12/1996 Ban chấp hành Trung
ương đã thông qua nghò quyết Trung ương 2 (khoá VIII) về đònh hướng chiến lược
phát triển Giáo dục - Đào tạo và khoa học công nghệ trong thời kỳ công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay.
Mặt khác đất nước ta đã thực hiện thay sách giáo khoa ở bậc Tiểu học và
Trung học cơ sở. Nội dung thay đổi đòi hỏi phương pháp dạy học cũng đổi mới.
“Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt
để các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học” là biện pháp đổi mới phương
pháp dạy và phương pháp học ở Tiểu học. Các em học sinh Tiểu học, đặc điểm
nổi bật là thích chơi hơn thích học, sự nhận thức còn mang tính cụ thể . Do đó nên
tổ chức cho các em “ Học mà chơi, chơi mà học.” Một trong những biện pháp chủ
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
1
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
yếu để đạt được mục đích trên là gây cho các em học sinh hứng thú học tập, tạo
niềm tin, niềm vui bằng cách lôi cuốn các em vào những trò chơi toán học hấp
dẫn phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm lứa tuổi của các em đặc biệt là các
em những lớp đầu cấp.
Bản thân là một giáo viên Tiểu học (dạy lớp 3/1 ) tôi nhận thấy rằng muốn dạy
tốt chương trình mới nói chung và chương trình toán 3 nói riêng, không những
người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình mà còn phải luôn tìm tòi,
năng động, sáng tạo để vận dụng linh hoạt những phương pháp, hình thức tổ chức
phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.
Xuất phát từ những lý do bức xúc cấp bách như vậy nên tôi đã chọn và
nghiên cứu đề tài: “Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ
học toán 3 - chương trình mới”, để giờ học toán phong phú hấp dẫn hơn tạo hứng
thú thực sự cho học sinh Tiểu học.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1. Tìm hiểu hệ thống nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học toán 3 chương trình mới.
2. Thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giờ học toán 3 chương trình mới.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích trên cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
1. Tìm hiểu tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học.
2. Tìm hiểu các quan điểm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nói chung và học
toán nói riêng.
3. Tìm hiểu ý nghóa, tác dụng của trò chơi toán học.
4. Nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên toán 3 - chương trình mới, cũ và
các tài liệu có liên quan.
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
2
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
5. Thiết kế các trò chơi trong giờ học toán 3.
6. Tìm hiểu phân loại đối tượng học sinh trong lớp.
7. Dạy thực nghiệm.
8. Đề xuất ý kiến.
IV. Đối tượng nghiên cứu:
- Chủ thể: Trò chơi trong giờ học toán 3.
- Khách thể: Học sinh lớp 3/1 trường Tiểu học Định Hiệp
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do thời gian có hạn, năng lực nghiên cứu còn hạn chế tôi chỉ đi sâu về:
“Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3 - chương
trình mới”.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
2. Phương pháp nghiên cứu bằng điều tra, quan sát.
3. Phương pháp thực nghiệm.
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Phần II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Quy luật nhận thức của học sinh Tiểu học.
Nhìn chung học sinh ở Tiểu học việc nhận thức một vấn đề nào đó thường bò
chi phối rất nhiều từ các yếu tố và hoạt động bên ngoài. ở các lớp dưới sự tri giác
của các em mang tính trực giác, chẳng hạn như tri giác về thời gian: thời gian như
bò kéo dài khi học sinh không bò hoạt động nào lôi cuốn, bò rút ngắn khi bò lôi cuốn
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
3
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
vào các hoạt động hấp dẫn và mãi về sau sự tri giác của học sinh mới dần dần
được hoàn thiện thông qua các hoạt động nhận thức.
Sự chú ý chủ đònh còn chiếm ưu thế ở học sinh Tiểu học, sự chú ý này chưa
bền vững nhất là đối với các đối tượng ít thay đổi.
Do thiếu khả năng tổng hợp, sự chú ý của học sinh còn phân tán vào các
hoạt động khác, sự phân tích còn kém nên dễ bò lôi cuốn vào cái trực quan nội
cảm. Trí nhớ trực quan - hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ
logic, trí nhớ máy móc cũng dễ dàng hơn đối với trí nhớ logic, hiện tượng hình ảnh
cụ thể dễ nhớ hơn là câu chữ trừu tượng, khô khan.
Trí nhớ tưởng tượng tuy có phát triển nhưng còn tản mạn, ít có tổ chức và
còn chòu tác động nhiều của hứng thú kinh nghiệm sống và mẫu hình đã biết.
Mặc dù ở lứa tuổi học sinh Tiểu học có nhiều sự thay đổi hơn ở bậc vỡ lòng,
nhưng những ham muốn vui chơi vẫn còn chiếm ưu thế, tuy nhiên nó có bò chi phối
bởi những hoạt động học tập. Với những đặc điểm nêu trên thì trong quá trình dạy
học cần phải tổ chức một loại hình hoạt động sao cho nó phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi của học sinh Tiểu học. Trong các loại hình hoạt động đã được vận dụng trong
dạy và học thì loại hình hoạt động “Học mà chơi, chơi mà học” nó đã đáp ứng
được những yêu cầu nêu trên. Ngoài ra với loại hình này là huy động tư duy tổng
hợp trên cơ sở kiến thức cơ bản và ngược lại thông qua trò chơi các kiến thức cơ
bản được củng cố một cách hoàn thiện hơn. Đó là một trong những nguyên lý dạy
học. Nguyên lý này đối với Tiểu học đã được các nhà Giáo dục chứng minh.
Qua các thông tin đại chúng: Phát thanh - truyền hình, báo chí mà đặc biệt là
báo Thiếu niên - Nhi đồng và Toán học tuổi thơ đã đề cập đến loại hình nêu trên
khá sinh động và thu được nhiều kết quả cao trong dạy học.
2. Đổi mới phương pháp dạy học:
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
4
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
Đổi mới phương pháp dạy học là đưa phương pháp dạy học mới vào nhà
trường trên cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp truyền thống để nâng cao
chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả giáo dục.
Với sự phát triển của xã hội ngày càng đi lên, đặc biệt là sự phát triển của
khoa học - kỹ thuật thì giáo dục, đặc biệt là giáo dục Tiểu học, cần phải thực hiện
đổi mới toàn diện và đồng bộ để chuẩn bò học vấn cơ sở và khả năng thích ứng
chủ động, sáng tạo cho những người lao động trong điều kiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Việt Nam đầu thế kỷ XXI (thế kỷ của Công nghệ thông
tin).
Đứng trước sự phát triển đó của xã hội, tất cả các nước trên thế giới trong đó
có Việt Nam đã thực hiện cuộc cách mạng về phương pháp dạy học. Theo kinh
nghiệm nhiều nước trên thế giới chỉ ra rằng: “Cuộc cách mạng về phương pháp
(đổi mới phương pháp dạy học) sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục
trong xã hội hiện đại”. Hơn nữa ở các bậc học càng thấp, vai trò của phương pháp
càng quan trọng, đặc biệt Tiểu học là bậc học nền tảng bao gồm nhiều học sinh.
Nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy học ở Tiểu học, từ
năm 1991 trung tâm nghiên cứu nội dung và phương pháp phổ thông thuộc viện
khoa học giáo dục đã phối hợp với nhiều cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo trong cả nước tổ chức nghiên cứu đề tài “Đổi mới
phương pháp dạy học”. Với kết quả nghiên cứu ban đầu được thử nghiệm ở một số
vùng và tất cả các giáo viên Tiểu học khi vận dụng phương pháp đổi mới trong
dạy học đều xác nhận tính hiệu quả của các giải pháp và có tính khả thi rất cao.
Đến nay việc vận dụng đổi mới phương pháp trong dạy học đã được ban hành rộng
rãi trong cả nước và chắc chắn nó sẽ đem lại nhiều hứa hẹn trong tương lai.
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
5
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
Vậy bản chất của đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới các hình thức tổ chức
dạy học cộng với các hoạt động hợp lý của thầy và trò trong mỗi một nội dung
(mỗi một đơn vò kiến thức) trong quá trình dạy - học.
3. Giải pháp đổi mới:
3.1. Đổi mới nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên:
Coi việc đổi mới phương pháp dạy học như điều kiện tiên quyết đảm bảo
thắng lợi của đổi mới giáo dục hiện nay. Khẳng đònh quyết tâm và trách nhiệm
của các cấp thuộc ngành giáo dục - đào tạo trong đổi mới cách dạy, cách học ở
Tiểu học. Xác đònh đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài, phải rất
kiên trì, phải ủng hộ và khuyến khích sự chủ động sáng tạo của giáo viên và học
sinh. Tránh bảo thủ và áp đặt.
3.2. Đổi mới nội dung giáo dục:
Lựa chọn các nội dung cơ bản, thiết thực, tinh giản song mang tính tích hợp
trong từng bài, từng chủ đề, tăng các hoạt động thực hành, vận dụng theo điều
kiện của đòa phương và của đối tượng học sinh.
3.3. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học:
Phối hợp hợp lý các hình thức dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học
cả lớp, dạy học ở hiện trường (ở cơ sở sản xuất, bảo tàng đòa phương, ở vườn
trường...), dạy học có sử dụng trò chơi học tập.
Ởû bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng việc sử dụng trò chơi học tập
rất phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của các em vì với các em “Học mà chơi, chơi
mà học”. Giáo viên không nên sử dụng một hình thức, một phương pháp dạy học
duy nhất trong các giờ lên lớp mà phải biết kết hợp đan xen nhiều phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học khác nhau nhằm giúp học sinh chú ý cao, tạo hứng thú
học tập. Tuy nhiên việc kết hợp các hình thức dạy học trong giờ lên lớp còn phụ
thuộc vào nội dung từng tiết học, đối tượng học sinh … Để giờ học đạt kết quả cao
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
6
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
người giáo viên cần lựa chọn một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp hình
thức tổ chức dạy học.
3.4. Đổi mới môi trường giáo dục:
Muốn đổi mới phương pháp dạy học thì cần có môi trường giáo dục phù hợp.
Trước hết là môi trường lớp học (phòng học) xây dựng mỗi một phòng học là một
môi trường giáo dục (sử dụng bức tường và không gian lớp học để tổ chức các hoạt
động giáo dục gắn với tư liệu, phương tiện…).
3.5. Đổi mới cơ sở vật chất và thiết bò giáo dục:
Khuyến khích sử dụng hợp lý các đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập, sử
dụng các phiếu học tập (vở thực hành…).
Động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tự làm lấy một số đồ
dùng dạy và đồ dùng để học.
Từng bước tổ chức các phòng chuyên dụng phục vụ cho các hoạt động giáo
dục và dạy học tự chọn ở Tiểu học.
3.6. Đổi mới về cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Phối hợp nhiều hình thức kiểm tra như: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra
đònh kỳ, kiểm tra viết, kiểm tra miệng, phối hợp các hình thức tự luận và trắc
nghiệm trong các bài kiểm tra.
Tóm lại: Đổi mới phương pháp dạy học đã được thực thi và mang lại kết quả rất
đáng kể. Các phương pháp về đổi mới cũng đã có rất nhiều và cũng đề cập đến
nhiều khía cạnh song để một giờ dạy học của giáo viên Tiểu học thành công thì
quả cũng không phải là dễ, nó yêu cầu cả người giáo viên và cả học sinh phải
hoạt động rất linh hoạt và tích cực trong các môn học mà nhất là môn toán. Vậy
để giờ học giảm bớt căng thẳng mà vẫn mang lại kết quả thì tuỳ theo từng tiết
toán chúng ta đưa vào những nội dung “trò chơi” cho phù hợp, để đúng với yêu
cầu của học sinh Tiểu học đó là: “Học mà chơi, chơi mà học”.
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
7
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
4. Trò chơi trong giờ học toán:
4.1. Quan niệm về trò chơi toán học:
- Trò chơi toán học là trò chơi trong đó có chứa một yếu tố toán học nào đó.
- Trò chơi toán học có thể phân theo số lượng người tham gia chơi:
+ Trò chơi tập thể.
+ Trò chơi cá nhân.
- Trò chơi có thể là trò chơi vận động, có thể là trò chơi trí tuệ, cũng có thể
kết hợp cả trò chơi vận động và trò chơi trí tuệ.
Vì trò chơi toán học mang đầy đủ các đặc điểm của các trò chơi, nhưng
chúng ta cần phân biệt trò chơi toán học và trò chơi phi toán học. Trò chơi toán
học là trò chơi ít nhiều có tổ chức trong đó một yếu tố kiến thức toán học nào đó
còn trò chơi phi toán học thì không chứa một yếu tố toán học nào trong trò chơi.
Mức độ trò chơi sẽ được nâng dần theo từng lớp, theo mức độ kiến thức. Càng lên
lớp trên tính trí tuệ phải cao hơn. Trong nhà trường trò chơi toán học có thể tổ chức
như một hoạt động dạy học toán. Cơ sở tâm lý và sinh lý khẳng đònh hoạt động
dạy toán học dưới dạng trò chơi toán học rất phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu
học. Thực tế cũng cho thấy hình thức tổ chức trò chơi toán học được học sinh
hưởng ứng tích cực và tham gia có hiệu quả cao.
- Xét về mục đích phục vụ dạy học nói chung trò chơi toán học có thể là:
+ Trò chơi nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới.
+ Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng
+ Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong giờ ngoại khoá.
- Nếu phân loại trò chơi theo các mạch kiến thức ở toán Tiểu học ta có:
+ Trò chơi có nội dung số học và yếu tố đại số.
+ Trò chơi có nội dung về đại lượng và đo đại lượng.
+ Trò chơi có nội dung hình học.
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
8
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
+ Trò chơi có nội dung yếu tố thống kê.
+ Trò chơi rèn luyện, ứng dụng kỹ năng giải toán.
4.2. Chuẩn bò tổ chức một trò chơi toán học:
Căn cứ vào nội dung, kiến thức, trình độ học sinh và điều kiện hiện có. Giáo
viên lựa chọn nội dung để tổ chức thành trò chơi đưa vào dạy học như một hoạt
động toán. Giáo viên phải đặc biệt chú ý xác đònh được rõ mục đích học tập của
trò chơi.
Các bước chuẩn bò và tiến hành trò chơi:
+ Chuẩn bò: Giáo viên chuẩn bò những đồ dùng dụng cụ cần thiết có thể giao
cho học sinh những dụng cụ dễ kiếm.
+ Công bố luật chơi: Giáo viên phải giải thích cách chơi, trong đó nêu rõ
những ai trực tiếp chơi, ai cổ động, ai đánh giá (người đánh giá không nhất thiết
phải là giáo viên), chơi như thế nào, chơi trong thời gian bao lâu, phần thưởng là
gì? Chú ý chọn hình thức ngắn gọn, dễ dàng, dễ giải thích cách chơi, không nên
giải thích dài dòng học sinh mất hứng thú ngay từ đầu khi tham gia chơi.
+ Tiến hành: Dù trực tiếp hay gián tiếp tất cả học sinh của lớp đều phải
tham gia vào trò chơi, giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh tháo gỡ những vướng
mắc nếu cần.
+ Nhận xét: Giáo viên nhận xét khuyến khích học sinh (có thể phát quà như bút,
thước, truyện tranh, giấy, vở…).
4.3. ý nghóa tác dụng của trò chơi toán học:
Học sinh Tiểu học luôn hiếu động, ham chơi, thích cái mới lạ, nhưng lại
chóng chán. Đối với trẻ trò chơi là phát hiện mới, kích thích tính tò mò, muốn tìm
hiểu khám phá. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành
hoạt động học tập” (J.Piaget) phù hợp với nhà trường Tiểu học.
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
9
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
Trong quá trình dạy toán ở Tiểu học, sử dụng trò chơi học tập có nhiều tác
dụng như:
+ Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học
bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chòu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ
nhàng, gây hứng thú học tập.
+ Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình.
+ Thông qua hoạt động vui chơi, học sinh vận dụng kiến thức linh hoạt, kích
thích trí tưởng tượng, trí nhớ, từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách sử lý
thông minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong
cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều kiện mới của xã hội.
+ Thông qua hoạt động vui chơi còn giúp các em phát triển được nhiều
phẩm chất đạo đức như tinh thần đoàn kết, thân ái, giúp đỡ, lòng trung thực, tinh
thần cộng đồng, trách nhiệm.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Qua nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Một số biện pháp nhằm gây hứng thú
học môn Toán cho học sinh lớp 3”
Qua những năm dạy ở Tiểu học và qua trực tiếp giảng dạy lớp 3.
Qua dự giờ thăm lớp, qua tìm hiểu tài liệu, sách báo tôi nhận thấy:
* Về giáo viên:
Các hình thức tổ chức trong giờ học toán còn đơn điệu nghèo nàn; việc sử dụng
hình thức trò chơi trong giờ học toán chưa thực sự chú trọng. Hơn nữa tài liệu nói
về hình thức tổ chức trò chơi học tập còn hạn chế, dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho
trò chơi chưa được trang bò. Một số tài liệu, dự án có đưa ra các hình thức tổ chức
trò chơi phong phú nhưng chưa sát thực và không mang tính khả thi cao. Bên cạnh
đó thì giáo viên Tiểu học không được tập huấn về thiết kế trò chơi.
* Về học sinh:
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
10
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
Do đòa bàn ở đây (Định Hiệp nơi tôi công tác) là vùng nông thôn nền kinh tế
còn rất khó khăn. Đa số học sinh đến trường gia đình chỉ quan tâm các em vào lớp
1 . Từ lớp 2 trở lên phó mặc cho nhà trường, gia đình các em đa số là làm công
nhân cao su nên đi làm từ rất sớm ( từ 1 đến 2 giờ khuya) . Số học sinh tự giác tích
cực học tập chưa nhiều, thời gian học của các em còn ít thậm chí có em học ở
trường được bao nhiêu thì được, về nhà không chòu học hoặc là phải giúp bố mẹ
làm việc như : phụ mẹ trút mủ, làm việc nhà, v.v…
Mặc dù mục tiêu chương trình 2000 có quan tâm đúng mức đến việc rèn
luyện khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề song bản
thân các em ít được giao tiếp nên thường thiếu tự tin, khả năng diễn đạt mạch lạc
yếu. Các em không có sân chơi lành mạnh để lứa tuổi Tiểu học (nhất là ở lớp 3, 4,
lớp 5) được bộc lộ, được thể hiện mình hoặc không được giao lưu với những bạn
bè nhiều để được linh hoạt hơn trong nói năng, ứng xử. Từ đó dẫn đến trình độ đại
trà của học sinh ở đây thấp hơn so với các bạn cùng độ tuổi cùng lớp ở thò xã,
thành phố.
Trò chơi được sử dụng trong giờ học toán tạo hứng thú cho các em giúp các
yêu thích, say mê môn học nhưng nếu không dùng thường xuyên thì thao tác của
các em sẽ lúng túng, bỡ ngỡ trước các tình huống của trò chơi. Các em học sinh
được chơi trong giờ học thì quả thật các em rất thích nên gây hứng thú cho các em
và giờ học trở nên nhẹ nhàng, kiến thức được ghi nhớ trong đầu các em rất sâu và
rất hợp với quy luật nhận thức.
Mặt khác về nội dung chương trình toán 3 mới so với chương trình cũ thì
phần kiến thức nặng hơn nhưng rõ ràng và rất khoa học. Phần kiến thức và hệ
thống bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó theo logic chặt chẽ. Tuy nhiên chúng ta
vẫn dạy theo cách thức cũ thì giờ học toán cho dù ở chương trình mới rất khoa học
nhưng vẫn rất khô cứng với học sinh. Vậy với chương trình mới thì càng rất cần có
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
11
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
sự gia công sư phạm, có sự thiết kế và sắp xếp nội dung từng bài dạy phù hợp với
hình thức tổ chức và phương pháp dạy học đổi mới của người giáo viên để giờ học
toán trở nên sinh động , hứng thú học tập cho các em học sinh, mang lại kết qua
học tập cao.
Tóm lại: Từ cơ sở lý luận, từ cơ sở thực tế tôi nhận thấy việc thiết kế trò
chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng hiệu quả dạy
học môn toán nói chung và toán 3 nói riêng là rất cần thiết.
THIẾT KẾ TRÒ CHƠI TOÁN HỌC LỚP 3
I. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ:
1. Nguyên tắc vừa sức dễ thực hiện:
- Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung toán học cụ thể trong chương
trình (có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, bài mới, kiến thức luyện tập, thực
hành…).
- Toán 3 chương trình mới được xây dựng và chia làm 5 mạch kiến thức: Số
học và yếu tố đại số; Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học; Yếu tố thống
kê; Các dạng toán giải. Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn
lọc của các tiết học trong 5 mạch kiến thức trên nhưng có thể mang những cái tên
đầy gợi cảm, gây hứng thú cho học sinh góp phần hình thành củng cố hệ thống
kiến thức.
- Các trò chơi phải giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng toán học, phát
huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo, tư duy logic…
- Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian của tiết học toán, thích hợp với môi
trường học tập.
- Trò chơi phải có sức hấp dẫn thu hút sự tham gia của tất cả học sinh trong lớp,
tạo không khí vui vẻ, thoải mái và thư giãn.
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
12
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
- Trò chơi phải gần gũi, sát thực phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học
sinh lớp 3. Không quá khó và quá cầu kỳ nhưng cũng không nên đơn giản quá là
cho học sinh không phát huy được tính trí tụê trong trò chơi.
2. Nguyên tắc khai thác và thực hành.
- Sử dụng triệt để, nội dung kiến thức cơ bản cũng như đồ dùng, phương tiện
có sẵn của môn học (ở thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh…).
- Các đồ vật, đồ dùng tự làm được giáo viên khai thác từ những vật liệu gần
gũi xung quanh (từ các phế liệu như võ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, nắp chai,
giấy bìa…) sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm
mỹ nhưng rẻ tiền và ít tốn kém.
Vậy từ các nguyên tắc trên và dựa vào nội dung kiến thức trong sách giáo
khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đối tượng các
em học sinh, môi trường học tập ở đơn vò trường Tiểu học Đònh Hiệp nơi tôi công
tác để tôi thiết kế các trò chơi sử dụng trong giờ học toán 3 chương trình mới.
II. CÁC TRÒ CHƠI TOÁN HỌC
A. Trò chơi có nội dung số học và yếu tố đại số.
1. Trò chơi thứ 1 : Những con số.
* Mục đích chơi : Giúp học sinh nắm vững cấu tạo số tự nhiên 3,4,5,…, chữ số.
* Chuẩn bò : Giáo viên chuẩn bò 6 con xúc sắc lập phương trên các mặt có ghi các
số từ 0 đến 9, học sinh chuẩn bò giấy bút, hai đội (mỗi đội 4 em) thi đua giữa hai
đội với nhau. Thời gian chơi 4 phút.
* Cách chơi :
Hai đội ngồi ở hai bàn hai bên, giáo viên đứng ở giữa, học sinh cả lớp
đứng quan sát cổ vũ . Giáo viên gieo đồng thời 6 con xúc sắc, đọc lệnh hãy viết tất
cả các số có 3; 4; 5; … chữ số vào giấy và góp kết quả lại. Các em sẽ bàn và phân
công mỗi bạn viết một loại ( 3, 4… chữ số). Hết bốn phút tất cả dừng bút nộp kết
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
13
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
quả lại cho giáo viên. Trong đội nếu kết quả các số trùng nhau tính điểm một lần.
Giáo viên tổng hợp lại đội nào viết được nhiều số đội đó thắng cuộc, phần thưởng
là bút bi, giấy…. (trò chơi được sử dụng trong các tiết đọc viết các số tự nhiên).
2. Trò chơi thứ 2: Con số xếp hàng .
* Mục đích chơi : Giúp học sinh củng cố, so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ
bé đến lớn và ngược lại .
* Chuẩn bò : Thời gian cho cuộc chơi là 5 phút. Mỗi đội chuẩn bò 4 mảnh bìa kích
thước (10 x 15cm ) có giây buộc để đeo vào cổ của các thành viên đội chơi. 8
mảnh bìa của 2 đội ví dụ được ghi như sau:
- 194 ; 178; 192 ; 194.
- 189 ; 195 ; 169 ; 194 .
Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 4 em chơi. Giáo viên có thể đặt tên cho 2 đội: Hoạ mi,
Sơn ca… Chuẩn bò cử ban thư ký ghi kết quả và tổng kết điểm.
* Cách chơi :
Hai đội lên nhận biển về phát đeo vào cổ thành viên đội mình. Giáo viên
yêu cầu 2 đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận được trong nhóm mình (1 phút).
Quy ước: Hai đội phải xếp hàng ngang quay mặt xuống lớp để biển số trước
ngược cho thư ký và cổ động viên quan sát.
- Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như: “Tập hợp theo thứ tự từ bé đến
lớn” hoặc “ Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé” (chú ý: quy ước cho cả hai đội sắp
xếp theo thứ tự từ phải qua trái hoặc ngược lại theo từng hiệu lệnh).
- Ban thư ký ghi kết quả và tổng kết điểm: Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, nhanh,
không ồn ghi 10 điểm. Không thẳng hàng, ồn, trừ 2 điểm. Xếp hàng sai không có
điểm. Sau 5 phút đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc được thưởng bút chì, thước kẻ…
v.v (trò chơi có thể được đổi biển của hai đội cho nhau để chơi tiếp và được thực
hiện ở các tiết học so sánh các số tự nhiên).
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
14
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
3. Trò chơi thứ 3: Mặt nạ thông minh .
* Mục đích chơi : Giúp học sinh củng cố lại kiến thức về thực hiện phép tính
trong biểu thức. Rèn kỹ năng nhận xét, quan sát và khả năng diễn đạt mạch lạc.
* Chuẩn bò : Giáo viên chuẩn bò 4 biển mặt nạ (2 mặt - một mặt cười mầu đỏ,
một mặt mếu mầu xanh) . Chọn 3 đội chơi (ứng với 3 mặt nạ, còn một mặt nạ
giáo viên giữ để làm đáp án). Cử thư ký ghi kết quả và điểm. Mỗi đội chơi 3
bạn . Số học sinh còn lại trong lớp làm cổ động viên cho các đội chơi. Giáo viên
chuẩn bò bảng con để ghi các bài toán . Thời gian chơi 7-10 phút.
* Cách chơi : Thi đua giữa các đội với nhau. Giáo viên lần lượt xuất hiện bảng
con ghi cách thực hiện các bài toán. Ví du như sau:
321 + 500 x 2
8 x 8 + 576
= 321 + 1000
= 64 + 576
=
=
1321
843 - 123 x 5
=720 x 5
= 3600
640
609 x 9 - 4845
= 5481-4845
= 646
Mỗi lần giáo viên xuất hiện bảng con 3 đội chơi quan sát nội dung và kiểm
nghiệm nhanh phép tính và kết quả để đưa ra đáp án mặt cười hay mặt mếu.
Giáo viên mời đại diện từng đội giải thích bài toán đúng hoặc sai ở chỗ nào mà
đội mình lại đưa ra kết quả như thế. Cuối cùng giáo viên đưa đáp án quay mặt nạ.
Ban thư ký tổng hợp điểm. Mỗi lần trả lời đúng thì được 10 điểm. Nếu quay mặt
đúng nhưng chưa trả lời được câu hỏi chất vấn của giáo viên thì bò trừ 2 điểm. Đội
nào nhiều điểm nhất sẽ thắng cuộc. Thưởng bút bi, mực, vở v.v.
(Trò chơi này có thể sử dụng ở rất nhiều bài tính giá trò biểu thức chỉ cần thay
đổi nội dung ghi ở bảng con )
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
15
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
- Chú ý: Những bài toán xuất hiện ở bảng con có thể là đúng, có thể là sai chứ
không cần nhất thiết bài nào cũng đúng, chỉ cần nếu sai học sinh chỉ ra lỗi sai .
4. Trò chơi thứ 4 : Tìm bạn.
* Mụcđích chơi : Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính
cộng, trừ, nhân chia tròn chục, tròn trăm. Luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt,
óc quan sát tinh tế.
* Chuẩn bò : Giáo viên chuẩn bò từ 12 đến16 tấm thẻ có kích thước 10 x 15, có
giây đeo được vào cổ. Mỗi tấm thẻ đều ghi một phép tính hay một kết quả tương
ứng. Thời gian chơi 7 phút .
Ví dụ: Giáo viên ghi vào thẻ như sau
6000 + 2000 - 4000
21000 x 3
90000 - (80000 - 20000)
9000 - 4000 x 2
90000 - 80000 + 20000
(9000 - 4000) x 2
12000: 6
8000 - 6000 : 3
4000
63000
30000
1000
30000
10000
2000
6000
* Cách chơi: 12 đến 16 em chơi giáo viên cho các em lên tự nhận thẻ đeo vào cổ
quan sát số ghi hoặc phép tính của mình. Giáo viên cho tất cả các em chơi đứng
thành vòng tròn quan sát số ghi của bạn để tìm kết quả hay phép tính tương ứng
ghi ở thẻ của mình. Giáo viên yêu cầu cả nhóm chơi vừa vỗ tay vừa đi vòng tròn
hát: “Tính thì tính nhưng phải cho tinh mắt”; “Tính thì tính nhưng phải cho tinh
mắt”… Khi giáo viên bất ngờ hô: “Tìm bạn”, “Tìm bạn” các em phải nhanh chóng
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
16
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
tìm và chạy về phía bạn đeo thẻ có kết quả hoặc phép tính tương ứng với phép
tính, kết quả ghi trên thẻ mình đeo. Những ai tìm đúng, nhanh nhất được ghi 10
điểm. Tìm sai phải tự nhẩm và tìm đúng bạn của mình. Sau một lượt giáo viên có
thể đổi biển lẫn lộn hoặc cho các nhóm khác chơi tiếp.
(Trò chơi có thể chơi và sử dụng ở các bài tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia số tròn
chục, tròn trăm.).
5. Trò chơi thứ 5: Đối đáp nhanh.
* Mục đích chơi:
-Luyện kỹ năng tính nhẩm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tròn
chục, tròn trăm, tròn nghìn. Nhân chia nhẩm với 10, 100, 1000 và nhân với 11.
- Rèn kỹ năng nói, diễn đạt, nhanh nhẹn, linh hoạt.
* Chuẩn bò:
Thời gian chơi từ 5 đến 7 phút . Chuẩn bò hai đội chơi, chuẩn bò một số đề viết vào
các phiếu.
7000 + 2000; 9000 -3000; 3000 x 2; 49000 : 7; 54 x 100 : 10; 81 x 1000 : 1000;
34 x 1; …v…v.
Giáo viên cử thư ký ghi kết quả điểm.
* Cách chơi: Thi đua giữa 2 đội chơi (Mỗi đội từ 10 đến 12 em) giáo viên đưa đề
cho cả hai đội (đề của mỗi đội khác nhau). Đại diện 2 đội lên oản tù tỳ xem đội
nào ra đề trước, đội thứ nhất đọc đề đội thứ hai đọc đáp án (kết quả) nếu trả lời
(đáp án) sai thì khán giả (các bạn ở dưới được phép trả lời) và nhận phần thưởng
là bút bi, thước, ..v…v. Sau khi trả lời xong đội thứ 2 nêu nhanh đề để đội thứ 1 trả
lời tiến hành tương tự khoảng 5 phút thì dừng lại. Mỗi kết quả đúng đạt 10 điểm.
Ban thư ký tổng hợp điểm nhóm nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc. (Chú ý: nếu 2
nhóm bằng điểm nhau thì nhóm nào trả lời và đọc đề mạch lạc, rõ ràng, nhanh sẽ
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
17
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
thắng - trò chơi này được tổ chức ở các bài tính nhẩm và nhân chia cho
10,100,1000…).
B. Trò chơi có nội dung về đại lượng và đo đại lượng.
1. Trò chơi thứ 6: Sưu tầm trong hệ thống trò chơi củng cố 5 mạch kiến thức của
tác giả Trần Ngọc Lan.
* Yêu cầu: Người chơi biết cách xem giờ, nắm vững nguyên tắc quay của đồng hồ,
có tinh thần hợp tác, ý thức tổ chức, tác phong nhanh nhẹn.
* Thời gian chơi: Từ 5 đến 10 phút.
* Chuẩn bò: Giáo viên chuẩn bò 2 đội chơi, mỗi đội 18 em. Yêu cầu mỗi em tự
chuẩn bò cho mình một cái mũ trên có ghi số từ 1 tới số 12; 5 em mang mũ hình
mũi tên, 1 em mang mũ hình bông hoa. (Đứng làm trụ quay của 2 kim giờ - phút)
chẳng hạn như hình vẽ mũ
• Luật chơi: Hai đội xếp thành hình vòng tròn
Trước khi bắt đầu. Nếu thấy cần thiết giáo viên có thể gợi ý bằng các câu hỏi: Khi
đồng hồ chạy thì kim dài chỉ gì? Kim ngắn chỉ gì? Cô giáo hô: “Hai đội chú ý! Bây
giời là 12 giờ 15 phút hãy mau thể hiện, hãy mau thể hiện” Cô và 2 bạn đượclàm
thư ký quan sát ghi kết quả thể hiện của 2 đội (Các chữ số ngồi im, trục kim ngồi
im, thực chất chỉ có 5 bạn gồm kim ngắn 2 bạn, kim dài 3 bạn là di chuyển). Khi
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
18
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
nghe cô hô “Chú ý” thì 5 bạn đứng dậy nghe cô hô xong thì nhẹ nhàng di chuyển
sao cho tới vò trí cần thiết rồi ngồi xuống. Cứ như vậy 3 (4) lần chơi. Cô cùng các
bạn thư ký tổng kết xem đội nào di chuyển nhanh, gọn và đúng (cả giờ lẫn phút),
mỗi lần 10 điểm. Nếu quay đúng giờ nhưng lộn xộn, lúng túng trừ 2 điểm. Đội
nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc. Đội thua phải đọc 3 lần bài: “Tích tắc, tích tắc,
đồng hồ luôn nhắc, từng phút từng giờ, quý hơn vàng bạc”.
(Trò chơi này có thể chơi ở tiết xem đồng hồ và thực hành xem đồng hồ).
2. Trò chơi thứ 7: Tìm anh, tìm em, tìm bố, tìm mẹ.
* Mục đích chơi:
- Luyện ghi nhớ thứ tự bảng đơn vò đo khối lượng.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát trong nói năng, đi đứng.
* Chuẩn bò: Hai đội chơi. Mỗi đội 4 em ứng với 4 đơn vò đo trong bảng đơn vò đo.
( Số em chơi ứng với số đơn vò đo mà các em đã học) Một ban thư ký có giấy bút
ghi chép. Thời gian chơi 5 phút. Chuẩn bò một băng giấy ghi như sau:
Bố
Kg
Mẹ
Hg
Anh
Dag
em
g
* Cách chơi: Chơi theo kiểu đồng đội thi đua hai nhóm. Mỗi nhóm cử một bạn thư
ký và 4 bạn chơi. Giáo viên đưa băng giấy cho cả hai đội quan sát nhận xét trong
một phút. Nếu cần thiết giáo viên hỏi các câu hỏi: Bố ứng với tên gì? Mẹ ứng với
tên gì? Em tên là gì? Tôi là Dag em tôi là gì…Khi giáo viên hô “cuộc chơi bắt
đầu”. Đội thứ nhất ra câu hỏi trước. Ví dụ: Tôi là Kgï, con cả tôi là gì? Đội hai trả
lời ngay. Nếu không trả lời thì các bạn khán giả có thể trả lời thay. Sau khi trả lời
xong đội thứ hai lại đặt câu hỏi ngay để đội thứ nhất trả lời. Và cứ thế cho đến hết
4 phút trò chơi dừng lại. Thư ký chấm điểm và tổng hợp mỗi 1 đáp án đúng cho 10
điểm. Đội nào nhiều điểm hơn đội đó thắng cuộc. Đội thắng và khán giả trả lời
đúng được thưởng eke, thước kẻ, bút chì….
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
19
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
(Trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy đơn vò đo).
C. Trò chơi có nội dung hình học:
1. Trò chơi thứ 8 : Thông minh khéo léo.
* Mục đích chơi: Củng cố khái niệm về các hình, công thức tính diện tích của các
hình. Phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo.
* Chuẩn bò: 4 hình bình hành bằng giấy bìa, học sinh chơi chuẩn bò giấy, bút, kéo…
thời gian cho cuộc chơi từ 5 đến 7 phút.
* Cách chơi: 4 đội chơi ứng với 4 tổ. Mỗi đội gồm 4 người chơi. Các bạn còn lại ở
lớp làm cổ động viên. Các đội cùng có nhiệm vụ như nhau. Từ một hình chữ nhật,
vuông, … cho trước hãy chia hình chữ nhật, vuông,… đó thành 3 phần có diện tích
bằng nhau. Sau 5 phút đội nào có nhiều cách chia hơn và chính xác đội đó thắng
cuộc. (Đội thắng được thưởng eke, thước kẻ …). (Trò chơi được thực hiện ở các tiết
diện tích các hình ).
2. Trò chơi thứ 9: Hái hoa toán học.
* Mục đích chơi: Ôn tập các kiến thức về hình học như đoạn thẳng cắt nhau, góc,
chu vi, diện tích các hình. Phát triển khả năng diễn đạt và phát huy tính tích cực
của các em học sinh.
* Chuẩn bò: Giáo viên chuẩn bò một cây thông hay một cây cảnh đặt ở giữa lớp.
Treo sẵn trên cây có các bông hoa được cắt bằng giấy trong đó có ghi nội dung
câu hỏi. Tuỳ theo nội dung bài để lựa chọn ghi trong hoa, nhưng thường hình thức
này dùng ở các bài ôn tập cuối năm. Thời gian chơi trò chơi từ 10 đến 15 phút tuỳ
bài có thể dài hơn hoặc rút ngắn.
+ Các bông hoa có thể ghi như sau:
← Quan sát hình bên hãy cho biết:
a. Các đoạn thẳng song song với nhau.
b. Các đoạn thẳng vuông góc với nhau.
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
20
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
↑ Nêu cách tính chu vi và diện tích hình vuông?
→ Chọn câu trả lời đúng:
A. Chu vi hình 1 bằng chu vi hình 2.
H1
H2
B. Diện tích hình 1 bằng diện tích hình 2.
C. Diện tích hình 2 lớn hơn diện tích hình 1.
D. Chu vi hình 1 lớn hơn chu vi hình 2.
° Nêu cách tính diện tích và chu vi hình chữ nhật?
± Một hình chữ nhật có số đo các cạnh là: 40m và 50m.
- Bạn An nói: Diện tích hình chữ nhật là: 200m2.
- Bạn Mai nói: Diện tích hình chữ nhật là: 2000m2.
Theo em ai nói đúng? Ai nói sai? Vì sao?
″ Hãy nêu một vài điểm khác biệt giữa chu vi và diện tích của một hình nào đó?
≥ Em hãy cho biết trên hình vẽ có bao nhiêu góc?
Hãy nêu tên các góc đó?
A
C
D
* Cách chơi:
B
Thi đua giữa các cá nhân. Học sinh xung phong lên hái hoa. Khi mở hoa ra
phải đọc to, rõ ràng nội dung câu hỏi cho các bạn dưới lớp nghe rồi mới trả lời.
Nếu bạn hái hoa trả lời chính xác trôi chảy, gọn gàng các bạn ở dưới lớp vỗ tay
thật to. Nếu bạn trả lời đúng kết quả nhưng diễn đạt chưa mạch lạc còn lúng túng
thì lớp vỗ tay nhỏ hơn. Nếu bạn không trả lời được hoặc trả lời sai thì cả lớp “ê”,
bạn ấy phải lặc cò cò về chỗ. Bạn khác có quyền trả lời thay. Trò chơi tiếp tục cho
đến khi hết thời gian. Giáo viên đánh giá nhận xét, khen và có phần thưởng cho
những bạn xuất sắc nhất trong cuộc chơi. (Trò chơi được sử dụng ở tiết liên quan
đến hình học ).
3. Trò chơi thứ 10: Nhanh nhanh nhanh!!..
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
21
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
* Mục đích chơi: Giúp học sinh thực hành nhận biết được các vuông, không vuông,
… để ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. Phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo và
tư duy hình ảnh cao. Rèn tính cẩn thận khéo léo.
* Chuẩn bò: Giáo viên ghép sẵn một số hình mẫu các góc bằng giấy vào tờ giấy để
minh hoa.ï
- Giáo viên chuẩn bò một số mảnh bìa có các hình dạng để lắp ghép như:
* Cách chơi: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (nhóm cặp đôi) chơi thi đua giữa các
nhóm. Các nhóm quan sát hình mẫu minh hoạ trên bảng rồi chọn các miếng ghép
để ghép lại được các góc vuông, góc không vuông,…như hình mẫu. Sau 5 đến 7
phút nhóm nào ghép được nhiều góc nhất thì nhóm đó thắng cuộc. Nhóm thắng
cuộc được thưởng thước, eke, bút chì…. (Trò chơi này được sử dụng chơi ở tiết Góc
vuông, góc không vuông,…).
Chú ý: Giáo viên chuẩn bò các miếng ghép quan trọng phải chính xác và nhiều
kiểu đa dạng, phong phú để phát triển trí tuệ cho các em học sinh trong khi chơi.
D. Trò chơi có nội dung yếu tố thống kê:
1. Trò chơi thứ 11: Tập làm khoa học .
* Mục đích chơi: Giúp học sinh củng cố cách đo, đọc và so sánh số đo độ dài.
Bước đầu tập sắp xếp số liệu, lập bảng thống kê. Rèn khả năng quan sát, ước
lượng.
* Chuẩn bò:
- Học sinh mỗi nhóm 5 em chuẩn bò một thước mét, một eke vuông cỡ to, bút,
giấy nháp.
- Giáo viên chuẩn bò mỗi nhóm 1 tờ giấy có kẻ sẵn bảng như sau:
Kết quả chiều cao của các bạn trong nhóm.(Từ thấp đến cao)
Số thứ tự
Họ và tên
Chiều cao
1
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
22
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
2
3
4
5
Thời gian cho trò chơi này từ 10 đến 12 phút.
* Cách chơi: Các nhóm thi đua với nhau trước tiên các em dự đoán thứ tự cao thấp
rồi thực hành đo chiều cao của từng thành viên nhóm rồi viêt số đo ra giấy nháp.
Sau đó so sánh tìm ra thứ tự từ thấp đến cao rồi sắp xếp đi vào bảng thống kê.
Nhóm nào đo chính xác lập bảng đúng yêu cầu sạch đẹp, nhanh, trật tự nhóm đó
thắng cuộc. Phần thưởng là bút chì, eke, thước kẻ…
E. Trò chơi rèn luyện, ứng dụng kỹ năng giải toán:
1. Trò chơi thứ 12: Chọn câu hỏi và trả lời.
* Mục đích chơi: Ôn luyện tổng hợp về giải toán với các phép tính cộng, trừ, nhân,
chia và các khái niệm đã được học.
* Chuẩn bò: 1 quân xúc sắc, 2 con ngựa của bộ cờ vua, 10 băng giấy, trên mỗi
băng giấy ghi một bài toán giải. (Tuỳ nội dung từng bài học có ghi các bài toán
giải phù hợp).
Một bảng gồm 10 x 10 ô vuông như sau:
1
2
3
4
5
6
7?
8
9
10
20
19
18?
17
16
15
14
13
12
11
21
22
23
24
25
26
27
28?
29
30
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
23
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
40
39
38
37
36
35
34
33
32
31
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
60?
59
58
57
56
55
54
53
52
51
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
80
79?
78
77
76
75
74
73
72
71
81
82
83
84
85
86
87
88
89?
90
100 99
98
97
96?
95
94
93
92
91
* Cách chơi: Có 2 đội chơi, 2 con ngựa đặt ở ô xuất phát (ô số 1), 2 đội lần lượt reo
xuất sắc được số nào thì đi từng nấy ô (lần lượt qua các ô đánh số tăng dần). Nếu
lần lượt ngựa lại đi đúng đến ô có dấu hỏi thì phải nhặt một băng giấy để cả đội
cùng giải bài toán đó. Giải đúng thì đặt ngựa ở ô đó. Giải sai thì phải trở về ô xuất
phát. Nếu ngựa đến ô gốc mũi tên thì được đặt ngựa đến ô đầu mũi tên, đội nào
đến được ô thứ 100 (ô đích) trước là thắng cuộc.
* Chú ý : Trò chơi này có thể vận dụng ở rất nhiều tiết và có thể vận dụng để
ôn tập các nội dung khác giáo viên chỉ cần soạn lại hệ thống câu hỏi cho phù hợp
với nội dung ôn tập là có thể chơi được .
2. Trò chơi thứ 13 : Chinh phục đỉnh cao.
* Mục đích chơi: Rèn kỹ năng giải toán từ các bài đơn giản đến phức tạp của
dạng toán giải bằng hai phép tính. Rèn đức tính cẩn thận, chính xác.
* Chuẩn bò : Giáo viên chuẩn bò 1 tờ giấy rô ki (hoặc bảng phụ) vẽ hay cắt dán
hình các đỉnh cao gắn hoa hoặc các túi nhỏ đựng các đề toán ở đỉnh như sau:
Đội Hoạ Mi
Đội Sơn Ca
Chuẩn bò 3 đề toán từ dễ đến khó:
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
24
Trường Tiểu học Định Hiệp
Thiết kế trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán 3- Chương trình mới
- Đề 1 : Chò 36 tuổi. Em kém chò 8 tuổi. Hỏi cả hai chò em bao nhiêu tuổi
- Đề 2: Tóm tắt:
? quyển
Sách giáo khoa
Sách học thêm
- Đề 3: Thu hoặch từ thửa ruộng thứ nhất được 120kgï thóc. Thu hoặch ở
thửa ruộng thứ hai được nhiều hơn thửa ruộng thứ nhất là 80 kgï thóc. Hỏi thu
hoặch cả hai thửa ruộng được bao nhiêu kg thóc?
- Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bò 3 tờ giấy ô li, bút, keo dán.
- Giáo viên: Chia lớp thành 2 đội, 2 đội tự chọn tên cho đội mình (Hoạ Mi hoặc
Sơn Ca). Mỗi đội cử 3 em đại diện chơi. Số còn lại cổ vũ cho đội nhà.
* Cách chơi:
Khi giáo viên ra hiệu lệnh bắt đầu chơi, mỗi đội chơi lần lượt rút đề đọc, hội
ý giải và ghi nhanh vào tờ giấy ôli. Các đội bắt đầu giải từ đề 1 (từ dễ đến khó).
Giải xong đề 1 thhì gián lên đỉnh số 1. Sau đó tiếp tục rút đọc và hội ý giải đề 2.
Nếu đội nào giải nhanh hơn có quyền giải đề 3. Trường hợp 2 đội giải đề 1 và đề
2 xong cùng thời gian thì giáo viên cùng cả lớp kiểm tra xem 2 đội giải đúng chưa,
nếu đội nào giải chưa đúng thì không được quyền giải đề 3. Nếu cả 2 đội cùng giải
đúng đề 1 và đề 2 thì cả 2 đội cùng giải đề 3 (giáo viên đọc đề cho cả hai đội giải)
đội nào giải đúng cả đề 3 trước thì sẽ là đội “chính phục được đỉnh cao” và thắng
cuộc sẽ được nhận phần thưởng bút, vỡ, thước kẻ…
(Trò chơi được sử dụng ở tiết giải bài toán bằng hai phép tính).
H. Hướng dẫn khi sử dụng trò chơi:
1. Trong khi sử dụng các trò chơi lưu ý tất cả các giáo viên phải lựa chọn nội dung
bài phải phù hợp với trò chơi, thời lượng sử dụng trò chơi và con người chơi trong
trò chơi.
Người viết: Nguyễn Thị Dịu
25
Trường Tiểu học Định Hiệp