Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn dạy phép chia hết phép chia có dư cho học sinh lóp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.42 KB, 12 trang )

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY MÔN TOÁN LỚP 3
(Dạy phép chia hết – phép chia có dư)

Người viết: TRẦN THỊ CANH
Giáo viên trường tiểu học Thị Trấn 1, huyện An Minh.
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
Môn toán là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, là môn học rất cần
thiết để hỗ trợ cho việc học các môn học khác. Môn toán tạo điều kiện giúp học
sinh rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác tư
duy cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hoá, khái quát hoá,
khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh. Môn toán còn góp
phần hình thành những đức tính tốt như: trung thực, cần cù, chịu khó, ý thức
vượt khó khăn, tìm tòi sáng tạo và nhiều kỹ năng tính toán cần thiết để con
người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho người lao động
trong thời đại mới. Môn toán ở tiểu học cũng như những môn học khác góp
phần cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới
xung quanh nhằm phát triển các năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi
dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp cho học sinh. Môn toán ở trường tiểu học là một
môn học độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ.
Trọng tâm của chương trình toán ở tiểu học là nội dung số học. Phép chia
các số tự nhiên là một nội dung rất cơ bản, quan trọng trong nội dung học số học
các số tự nhiên. Để dạy tốt nội dung phép chia các số tự nhiên (phép chia hết,
phép chia có dư) trước hết giáo viên cần nắm được bản chất toán học của những
kiến thức này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có không ít giáo viên tiểu học không
nắm vững bản chất toán học của phép chia các số tự nhiên. Như chúng ta đã
biết: “ có kiến thức toán học cơ bản là tiêu chí quan trọng trong chuẩn nghề
nghiệp đối với giáo viên tiểu học. Giáo viên tiểu học phải hiểu đúng đắn các
khái niệm, định nghĩa toán học; có khả năng chứng minh các quy tắc, công thức,
có khả năng giải bài tập toán ở tiểu học tốt ( thể hiện ở khả năng phân tích tìm ra



2

lời giải, khả năng trình bày bài một cách logic, chặt chẽ và có khả năng khai thác
vận dụng bài toán sau khi giải…). Bên cạnh đó giáo viên cũng cần nắm được
phương pháp dạy học nội dung này theo hướng đổi mới về phương pháp dạy
học. Điều này giúp cho việc dạy học phép chia các số tự nhiên đạt chất lượng
cao hơn.
II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Thực trạng tình hình:
Trong chương trình toán tiểu học, việc thực hiện bốn phép tính cộng, trừ,
nhân, chia là trọng tâm của chương trình. Một trong những yêu cầu đối với học
sinh học xong lớp 3 là làm thành thạo phép chia các số tự nhiên có đến năm chữ
số cho số có một chữ số.
Trong việc thực hiện bốn phép tính số học, phép chia là một phép tính mà
học sinh khó tiếp thu và dễ sai phạm. Việc chưa thông thạo phép chia đã ảnh
hưởng nhiều đến việc dạy học toán ở giai đoạn cuối bậc tiểu học.
Ở lớp 3, phép chia được hình thành đồng thời với phép nhân. Sau khi hình
thành khái niệm phép chia, các bảng chia, phép chia được mở rộng từng bước:
+ Chia số tròn chục cho số có một chữ số.
+ Chia một tổng cho một số.
+ Thương tìm được có chữ số 0.
Qua thực tế tìm hiểu tình hình dạy học phép chia cho học sinh lớp 3 tôi rút
ra một số nhận xét như sau:
- Có nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học nội dung phép chia
các số tự nhiên; nắm được chương trình, định hướng đúng về phương pháp dạy
học nội dung này sẽ góp phần giúp học sinh thực hiện phép chia thành thạo, đạt
hiệu quả cao.
- Giáo viên cần sử dụng phương pháp trực quan (nhất là trong giai đoạn
đầu), giảng giải – minh hoạ, gợi mở – vấn đáp khi hình thành khái niệm phép

tính; khi thành lập các bảng tính; hướng dẫn học sinh làm bài tập để định hướng
cho học sinh làm bài.

SKKN-11-12 của GV Trần Thị Canh – TH Thị Trấn 1


3

- Thường xuyên sử dụng phương pháp thực hành luyện tập trong quá trình
rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia các số tự nhiên cho học sinh. Điều này rất
thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh: giáo viên không phải giảng nhiều, còn
học sinh có điều kiện tự rèn luyện kỹ năng cho mình.
- Bám sát và theo dõi từng bước thực hiện phép tính của học sinh để có
biện pháp sửa sai kịp thời. Trong quá trình giảng dạy biết lựa chọn bài tập hợp
lý tùy theo đối tượng học sinh.
Xuất phát từ thực tế dạy học; từ nhiệt tình học hỏi nghiên cứu của bản
thân, từ sự động viên giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đi sâu
nghiên cứu để tìm ra biện pháp khắc phục hạn chế bản thân và giúp học sinh
thực hiện phép chia đạt kết quả cao hơn.
2. Những hạn chế, khó khăn khi giải quyết vấn đề:
Trong quá trình dạy học toán ở lớp 3, bản thân tôi cũng như hầu hết các
bạn đồng nghiệp giảng dạy trong khối lớp 3 đều nhận thấy rằng :
Đa số học sinh, nhất là học sinh ở dạng trung bình và yếu thường gặp
nhiều khó khăn và nhầm lẫn trong việc thực hiện phép chia (chia hết và chia có
dư). Sai lầm này kéo dài đến các lớp trên và tự thân các em khó khắc phục nếu
không được hướng dẫn lại.
Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu giáo viên phải
thường xuyên nghiên cứu và tìm ra những biện pháp tối ưu để hướng dẫn kỹ
lưỡng giúp học sinh thực hiện phép chia đạt kết quả.
2.1. Những sai lầm thường gặp ở học sinh:

- Học sinh chưa nắm vững các bảng chia cho nên khi thực hiện phép chia
các em thường tìm thương trong phép chia bằng cách đọc nhẫm, rà dần từ bảng
nhân có thừa số là số chia.
- Kỹ năng cộng, trừ, nhân chưa thành thạo nên thường thực hành chậm
hoặc kết quả bài tính bị sai mà các em chưa tìm ra sai sót nhầm lẫn của mình.
- Khó khăn nhất cho học sinh là bước chia nhẫm để tìm từng chữ số ở
thương. Các em thường lúng túng và xác định số lần ở thương không đủ hoặc
thừa.
SKKN-11-12 của GV Trần Thị Canh – TH Thị Trấn 1


4

2.2. Những khó khăn cho giáo viên:
- Ảnh hưởng một phần tình trạng học sinh mất căn bản, hụt hẫng kiến
thức ở giai đoạn đầu hình thành phép chia (nhất là lớp có nhiều HS yếu kém).
Khi soạn giảng đến phần kiến thức này giáo viên đều bị động, xử lý tình huống
từng tiết dạy không hiệu quả, làm cho giờ dạy nặng nề, học sinh khó tiếp thu và
chất lượng dạy học không đạt yêu cầu.
- Điều đáng quan tâm là giáo viên phải nắm vững cơ sở khoa học toán học
để vận dụng tốt các phương pháp dạy học toán tiểu học. Nghiên cứu kỹ nội
dung, chương trình và yêu cầu trọng tâm từng tiết dạy. Xác định được những
nguyên nhân sai lầm cơ bản ở học sinh và tìm ra biện pháp khắc phục. Chú trọng
đến các tiết luyện tập củng cố để giúp học sinh khắc phục những sai sót.
Người giáo viên dạy đạt được nội dung yêu cầu phép chia sẽ giúp học
sinh thực hành giải toán nhanh, chính xác. Tạo cơ sở cho học sinh tiếp thu tốt
kiến thức chia phân số và số thập phân ở các lớp trên.
3. Các giải pháp bản thân đã tiến hành để đạt hiệu quả cho đề tài như sau:
3.1- Xây dựng kế hoạch:
Qua nghiên cứu nội dung, chương trình phép chia ở lớp 3 (chia hết và

chia có dư) được phân phối trong 18 tiết dạy:
Tiết 27: Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
Tiết 28: Luyện tập.
Tiết 29: Phép chia hết và phép chia có dư.
Tiết 30: Luyện tập (chia hết và chia có dư).
Tiết 35: Bảng chia 7.
Tiết 36: Luyện tập.
Tiết 69: Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
Tiết 70: Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số. (tiếp theo)
Tiết 71: Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
Tiết 72: Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số. (tiếp theo)
Tiết 113: Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
Tiết 114: Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. (tiếp theo)
SKKN-11-12 của GV Trần Thị Canh – TH Thị Trấn 1


5

Tiết 115: Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. (tiếp theo)
Tiết 116: Luyện tập.
Tiết 117: Luyện tập chung.
Tiết 153: Chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số.
Tiết 154: Chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số. (tiếp theo)
Tiết 155: Luyện tập.
Từ việc xác định được nội dung chương trình, bản thân đã xây dựng kế
hoạch dạy phép chia (phép chia hết và chia có dư), tìm ra biện pháp giúp học
sinh nắm vững các yêu cầu sau:
- Học sinh làm thành thạo phép chia bất kì một số nào, kể cả trường hợp
phải lấy nhiều hơn một chữ số ở số bị chia để chia cho số chia.
- Biết ước lượng đủ, đúng, số lần ở thương.

- Thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân; mối quan hệ giữa phép nhân
và phép chia.
- Nắm vững thuật toán chia.
Để đạt được yêu cầu trọng tâm trên cần vận dụng tốt các phương pháp
dạy học toán. Trên cơ sở sách giáo viên, sách giáo khoa, cần nghiên cứu tìm
biện pháp tối ưu nhất để cụ thể hoá, vật chất hoá kỹ thuật tính trong quá trình
thực hành phép chia.
3.2- Trao đổi với Ban giám hiệu và đồng nghiệp:
Nội dung đề tài là vấn đề trọng tâm của môn toán lớp 3. Sau khi xây dựng
kế hoạch tôi trực tiếp gặp gỡ Ban giám hiệu nhà trường trao đổi nội dung, biện
pháp và thời gian thực hiện đề tài, xin ý kiến chỉ đạo và được Ban giám hiệu
thống nhất, cho phép tiến hành thực nghiệm. Để tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ
của đồng nghiệp tôi đề nghị Phó hiệu trưởng chuyên môn cho phép trao đổi kinh
nghiệm trong Tổ chuyên môn vào lần sinh hoạt chuyên môn toàn trường lúc đầu
tháng 9 năm 2011, để được lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp trong
khối lớp và bạn bè dạy các khối lớp khác.
3.3- Họp Cha mẹ học sinh của lớp:

SKKN-11-12 của GV Trần Thị Canh – TH Thị Trấn 1


6

Tổng số học sinh của lớp là 35 em, nữ 16. Ngay đầu năm học tôi nghiên
cứu hồ sơ học sinh được giao nhận, tiến hành kiểm tra năng lực học toán của
từng học sinh. Tổ chức họp Cha mẹ học sinh của lớp ngay đầu năm học và báo
cáo cụ thể tình hình học toán của học sinh, đồng thời nêu rõ nội dung đề tài sáng
kiến tôi sẽ thực hiện để phối hợp tốt với gia đình học sinh trong việc nâng cao
chất lượng học toán cho học sinh. Cha mẹ học sinh của lớp đều đồng tình và
cam kết sẽ động viên, nhắc nhở con em mình trong việc học tập ở lớp cũng như

việc học tập ở nhà.
3.4- Đổi mới Phương pháp dạy học:
Bản thân đã nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, tìm ra những giải pháp
thích hợp, tối ưu nhất để khắc phục những thiếu sót, nhược điểm của học sinh
trong quá trình thực hành phép chia.
Khi thực hiện phép chia cần hướng dẫn học sinh cách chia:
* Phép chia hết: Ví dụ: 18: 3
Hướng dẫn học sinh nhẩm xem số nào nhân với 3 để được 18:
Có học sinh chia được 5 thì phải hướng dẫn 5 x 3 = 15, mà số bị chia là
18, vậy cần hướng dẫn học sinh “thêm” bằng cách gợi ý: “lớn hơn 5 một đơn vị
là mấy?” Các em sẽ biết là 6, vậy 6 x 3 bằng bao nhiêu? (6 x 3 = 18). Vậy 18 –
18 bằng 0, và ta thực hiện được phép chia 18 : 3 = 6 là phép chia hết; thử lại
bằng cách lấy thương nhân với số chia được tích bằng số bị chia. Ta đã thực
hiện thành công phép chia hết.
Cách khác: ví dụ ta có phép chia 32 : 4, trong trường hợp học sinh không
thực hiện được phép chia đúng, có học sinh làm ra kết quả 32 : 4 = 9, cần hướng
dẫn cho học sinh cách tìm kết quả đúng. Đặt câu hỏi học sinh: “9 nhân 4 bằng
bao nhiêu?” (học sinh trả lời: 9 nhân 4 bằng 36). Vậy 32 : 4 có bằng 9 không?
Vậy số nhỏ hơn 9 một đơn vị là số mấy? (học sinh biết ngay được là 8). Hỏi
tiếp: 8 x 4 bằng mấy? (bằng 32). Vậy 32 : 4 = 8 là phép chia hết.
* Phép chia có dư:
Ví dụ: 23 : 3. Cần hướng dẫn học sinh cách chia. Yêu cầu học sinh nêu
tên gọi các số trong phép chia (23 gọi là số bị chia, 3 là số chia) ta thực hiện
SKKN-11-12 của GV Trần Thị Canh – TH Thị Trấn 1


7

phép chia bằng cách tìm số nào khi nhân với 3 được 23. Hướng dẫn học sinh
ước lượng: số 8 nhân với 3 được bao nhiêu? (24). Vậy 23 có trừ hết cho 24

không? Học sinh trả lời: Không. Vậy số nhỏ hơn 8 một đơn vị là số mấy? 7 nhân
3 bằng bao nhiêu? (21). Vậy 23 trừ 21 còn bao nhiêu? (2). Số dư 2 lớn hay nhỏ
hơn số chia 3? (nhỏ hơn). Nhắc cho học sinh cần nhớ: khi thực hiện phép chia có
dư, số dư bao giờ cũng phải nhỏ hơn số chia.
Học sinh thường ước lượng thương sai trong phép chia có dư nên dẫn đến
việc tìm được số dư lớn hơn số chia và lại thực hiện chia số dư đó cho số chia.
Cuối cùng, tìm được thương lớn hơn số chia.
Nguyên nhân của lỗi sai này là:
- Do học sinh chưa nắm được quy tắc “số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số
chia”
- Học sinh không thuộc bảng nhân, bảng chia, kỹ năng trừ nhẩm để tìm số
dư còn chưa tốt.
Để khắc phục sai lầm này:
- Khi dạy học sinh cách ước lượng thương trong phép chia, cần lưu ý cho
học sinh quy tắc trong phép chia có dư: “số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia”
- Khi dạy về nhân, chia trong bảng, giáo viên cần yêu cầu học sinh phải
học thật thuộc các bảng nhân, bảng chia trước khi dạy chia viết.
- Dạy cho học sinh làm tính chia phải được tiến hành từ dễ đến khó, theo
từng bước một.
Một sai lầm nữa thường thấy ở học sinh khi học chia viết là: Các em
thường quên chữ số “0” trong phép chia có chữ số “0” ở thương.
Nguyên nhân và cách khắc phục:
Do học sinh không nắm được quy tắc thực hiện chia viết “có bao nhiêu
lần chia thì có bấy nhiêu chữ số được viết ở thương”. Cần lưu ý học sinh: Chỉ
duy nhất trong lần chia đầu tiên là được lấy nhiều hơn một chữ số ở số bị chia để
chia, còn các lần chia tiếp theo lấy từng chữ số để chia và khi lấy một chữ số để
chia thì phải viết được một chữ số ở thương. Bên cạnh đó, giáo viên cũng lưu ý
học sinh nên viết đủ phép trừ ở các lượt chia.
SKKN-11-12 của GV Trần Thị Canh – TH Thị Trấn 1



8

Hướng dẫn học sinh cách nhân khi thực hiện phép chia có dư trong mỗi
lượt chia như sau: Ví dụ: 43 : 5 = ?
Cách 1: Đếm ngược từ 43 cho đến khi gặp một tích (hoặc số bị chia) trong
bảng nhân 5 (chia 5) : 43; 42; 41; 40.
40 : 5 = 8. Vậy 43 : 5 = 8 (dư 3)
Cách 2: Tìm số lớn nhất (không vượt quá 43) trong các tích (số bị chia)
của bảng nhân (chia 5) ta được 40; 40: 5 = 8. Vậy 43 : 5 = 8 (dư 3)
Nhìn chung, khi học nội dung về phép chia các số tự nhiên ở lớp 3, hầu
hết học sinh đều nắm được kiến thức, có kỹ năng nhân, chia. Những sai lầm trên
đây chỉ xảy ra với số ít học sinh ở giai đoạn đầu học về nội dung này. Giáo viên
cần lưu ý để có biện pháp giúp đỡ học sinh kịp thời.
4. Phạm vi áp dụng của đề tài:
Phạm vi đề tài tôi dẫn chứng thực nghiệm ở lớp 3, nhưng với những biện
pháp thực tiễn, đơn giản chúng ta vẫn áp dụng được trong việc giảng dạy phép
chia ở các lớp của bậc học tiểu học.
5. Kết quả đạt được:
Qua số liệu thống kê chất lượng kiểm tra định kì riêng môn toán, chất
lượng có tiến bộ rõ rệt như sau:
KIỂM TRA

SỐ

GIỎI (9-10)

KHÁ (7-8) TB (5-6)

YẾU (0-4)


HS

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

CUỐI KÌ 1

35

2

5,7

12

34,3


15

42,8

6

17,1

GIỮA KÌ 2

35

25

71,4

9

25,7

1

2,8

0

CUỐI KÌ 2
35
31

88,5
3
8,5
1
2,8
0
Nhờ ước lượng nhanh, chính xác số lần ở thương và việc rèn luyện học
sinh thuộc bảng chia, rèn khả năng cộng, trừ, nhân nhẩm thuần thục mà các em
thực hành phép chia có hiệu quả cao.
Trong các phép tính số học ở tiểu học phép chia là phép tính học sinh khó
tiếp thu nhất, việc tìm ra giải pháp nhằm khắc phục dần những thiếu sót, yếu
kém của học sinh, lồng ghép trong việc thực hành phối hợp bốn phép tính số học

SKKN-11-12 của GV Trần Thị Canh – TH Thị Trấn 1


9

và hình thành chặt chẽ mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia tạo điều kiện
cho học sinh làm tốt phép chia và các phép tính khác.
III. PHẦN KẾT LUẬN:
1. Tóm lược giải pháp:
Qua quá trình thực hiện “Một số biện pháp dạy phép chia hết – phép chia
có dư cho học sinh lớp 3”. Các giải pháp tôi thực hiện theo trình tự sau:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện ngay từ đầu năm học.
- Trao đổi với Ban giám hiệu để tranh thủ sự chỉ đạo, kết hợp tốt với các
bạn đồng nghiệp.
- Họp cha mẹ học sinh, bàn bạc dự thảo kế hoạch tìm hiểu đặc điểm tâm lí
từng học sinh và tranh thủ sự hỗ trợ nhiệt tình của tất cả cha mẹ học sinh trong
lớp.

- Đổi mới phương pháp dạy học: lực chọn các hình thức, nội dung và biện
pháp tổ chức dạy học phù hợp từng đối tượng học sinh, chú trọng những học
sinh yếu, mất căn bản trong việc học toán.
- Làm tốt công tác chủ nhiệm, nhất là việc tổ chức ôn luyện – kiểm tra
kiến thức vào đầu buổi học.
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua kết quả của việc nghiên cứu, thực nghiệm đề tài đã trình bày, tôi có
nhận định như sau:
Mục tiêu môn toán tiểu học là giúp học sinh thành thạo bốn phép tính số
học. Mục tiêu dạy toán ở tiểu học sẽ được thực hiện tốt nếu ở mỗi bài học các
em nắm chắc chắn mạch kiến thức và kỹ năng tính toán thường xuyên được rèn
luyện.
Giáo viên dạy lớp 3 hình thành được cho học sinh kỹ năng thực hành tính
chia là hiệu quả tốt, giúp các em tiếp thu các mạch kiến thức toán học ở giai
đoạn kế tiếp; là cơ sở để phát triển tư duy và năng lực toán học sau này của học
sinh tiểu học.
Rèn luyện kỹ năng chia cho học sinh tiểu học là quá trình công phu, bởi
đó là kỹ năng tính toán tổng hợp nhất, được tiến hành từ đầu lớp 3 đến cuối lớp
SKKN-11-12 của GV Trần Thị Canh – TH Thị Trấn 1


10

5 mà khâu quan trọng nhất là quá trình rèn luyện kỹ năng thực hành phép chia số
tự nhiên (chia hết và chia có dư). Bằng các biện pháp đã trình bày, tôi đã giúp
cho học sinh lớp 3 thực hiện chia hết và chia có dư một cách thành thạo, tạo điều
kiện cho học sinh học tốt các nội dung khác trong chương trình toán lớp 3 và các
lớp trên.
3. Những kiến nghị, đề xuất:
Muốn đạt hiệu quả cao trong việc dạy - học chia hết và chia có dư, tôi có

đề xuất các giải pháp cần thực hiện như sau:
1. Giáo viên cần nắm được đặc điểm nhận thức của học sinh, nắm vững
các phương pháp dạy học phép chia các số tự nhiên; có định hướng đúng đắn
trong việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp giáo viên lựa chọn và vận dụng
phương pháp dạy học đúng, hiệu quả và phát huy được tính tích cực trong học
tập của học sinh.
2. Cần nghiên cứu kỹ nội dung, chương trình, sách giáo khoa, mục tiêu
toán học tiểu học. Tìm hiểu kỹ khả năng tính toán 4 phép tính số học của học
sinh lớp mình ngay từ đầu năm học; tìm ra được những sai lầm có tính phổ biến
và sai lầm nhất thời ở học sinh để có biện pháp khắc phục dần cho các em trong
việc học toán. Nếu giáo viên tiểu học nắm vững bản chất toán học của các mạch
kiến thức nói chung, của số học nói riêng; nắm được sự thể hiện các nội dung
kiến thức đó trong sách giáo khoa thì chắc chắn việc dạy học sẽ tốt hơn.
Hơn nữa, bằng việc tìm hiểu cách sắp xếp nội dung dạy học trong sách
giáo khoa, giáo viên sẽ thấy được mối liên hệ giữa các bài học. Từ đó chú ý huy
động kiến thức học sinh đã có để học bài mới, đồng thời trang bị cho học sinh
những lượng kiến thức cần thiết để làm cơ sở học các bài tiếp theo.
3. Có biện pháp cụ thể nhằm “vật chất hoá” quá trình hình thành thuật
tính chia để học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu và vận dụng tốt trong việc làm tính
chia. “Đa dạng hoá” và phối hợp tốt các hình thức học tập, dành nhiều thời gian
cho học sinh rèn luyện thực hành.

SKKN-11-12 của GV Trần Thị Canh – TH Thị Trấn 1


11

4. Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu; tự học, tự bồi dưỡng để nâng
cao trình độ, cải tiến phương pháp dạy học, tạo điều kiện tốt cho học sinh chiếm
lĩnh tri thức khoa học toán học.

Trên đây là những suy nghĩ và việc làm thực tiễn tôi đã áp dụng trong
năm học 2011 – 2012 có những kết quả nhất định. Rất mong Quý thầy cô đồng
nghiệp, lãnh đạo ngành góp ý để bản thân rút kinh nghiệm nhiều hơn trong quá
trình đổi mới phương pháp dạy học các môn học nói chung và đổi mới phương
pháp dạy học toán lớp 3 đạt kết quả cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Thứ 11, ngày 18 tháng 5 năm 2012,
Người viết sáng kiến

TRẦN THỊ CANH

SKKN-11-12 của GV Trần Thị Canh – TH Thị Trấn 1


12

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa môn Toán lớp 3
- Sách giáo viên dạy môn Toán lớp 3
- Hướng dẫn phương pháp giảng dạy môn Toán lớp 3
- Chuyên san giáo dục tiểu học
- Phân phối chương trình giảng dạy môn Toán lớp 3
- Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học Lớp 3
- Bài kiểm tra học sinh lớp 3/1, 3/2, 3/3 trường TH Thị Trấn 1

MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. PHẦN MỞ ĐẦU
II. PHẦN NỘI DUNG


Trang
1
2

1. Thực trạng tình hình

2

2. Những hạn chế khó khăn khi giải quyết vấn đề

3

2.1.

Những sai lầm thường gặp ở học sinh

3

2.2.

Những khó khăn cho giáo viên

4

3. Các giải pháp đã tiến hành để đạt hiệu quả cho đề tài

4

3.1.


Xây dựng kế hoạch

4

3.2.

Trao đổi với Ban giám hiệu

5

3.3.

Họp Cha mẹ học sinh của lớp

5

3.4.

Đổi mới phương pháp dạy học

6

4. Phạm vi áp dụng của đề tài

8

5. Kết quả đạt được

8


III. PHẦN KẾT LUẬN

9

1.Tóm lược giải pháp

9

2. Bài học kinh nghiệm

9

3. Những kiến nghị đề xuất
(Danh mục các tài liệu tham khảo, mục lục)

SKKN-11-12 của GV Trần Thị Canh – TH Thị Trấn 1

10,11
12



×