Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

nội dung đáp án thi môn logic học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.19 KB, 23 trang )

Câu 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Logic học? Ý nghĩa của vấn
đề với phát triển tư duy logic
a. Đối tượng nghiên cứu của lôgic hình thức.
Lôgic hình thức là khoa học nghiên cứu tổ chức, kết cấu, hình thức và quy luật
của tư duy chính xác.
- Lôgic hình thức nghiên cứu hình thức, tổ chức, kết cấu Lôgic của tư duy
+ Lôgic học nghiên cứu cách tổ chức sắp xếp tư tưởng thông qua từ ngữ, câu hoặc
một số câu.
+ Hình thức lôgic là phương thức liên kết các bộ phận cấu thành nội dung của tư
tưởng để tạo nên một ý nghĩ qua đó ta xác định được giá trị lôgic chân thực hay giả dối của
tư tưởng đó.
+ Bất kỳ tư tưởng nào cũng bao gồm: đối tượng phản ánh, nội dung phản ánh, ngôn
ngữ thể hiện, hình thức lôgic của tư tưởng. Lôgic hình thức chỉ tập trung nghiên cứu hình thức
lôgic của tư tưởng nhưng không có nghĩa là đứng trên hay đứng ngoài nội dung mà chính
nó lại góp phần qui định đến tính chân thực hay giả dối của tư tưởng đó. Vì thế, tư duy
cùng phản ánh một đối tượng của hiện thực nhưng thay đổi kết cấu lôgic thì tính chân thực
của tư tưởng bị vi phạm.
+ Khái niệm, phán đoán, suy luận là các hình thức cơ bản của tư duy.
- Lôgic hình thức nghiên cứu các quy luật, quy tắc của tư duy chính xác.
+ Lôgic hình thức nghiên cứu 4 quy luật cơ bản: Quy luật đồng nhất, quy luật cấm
mâu thuẫn, quy luật bài trung, quy luật lý do đầy đủ.
+ Ngoài ra nó còn nghiên cứu các quy luật không cơ bản, đó chính là các quy tắc
lôgic trong khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh, bác bỏ.
b. Phương pháp nghiên cứu của Logic hình thức:
- Phương pháp cơ bản sử dụng trong nghiên cứu lôgic hình thức là phương pháp
hình thức hoá: trên cơ sở phân tích kết cấu lôgic của tư tưởng dùng các ký hiệu, quy tắc,
công cụ, sơ đồ, mô hình… để chỉ các thành phần, các yếu tố, các kiểu liên kết tư tưởng.
- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, so sánh, khái quát hoá,
trừu tượng hoá.
- Xét về trình độ có phương pháp: Kinh nghiệm và phương pháp lý thuyết
3. Ý nghĩa.


- Trang bị hệ thống tri thức về logic học giúp người họcvận dụng trong quá trình: học
tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học đạt chất lượng, hiệu quả.
- Khi vận dụng các quy luật, các hình thức, sử dụng các công cụ, quy tắc…sẽ giúp
nâng cao trình độ của tư duy, rèn luyện tư duy có tính hệ thống, tất yếu, chặt chẽ, chính
xác và giúp cho họ tránh được những lỗi logic khi tư duy, khi nói, khi viết
- Làm cơ sở nghiên cứu các môn khoa học khác.

1


- Có thái độ đúng trong cuộc đấu tranh tư tưởng: Thông qua hệ thống công cụ,
phương pháp, quy tắc… phát hiện ra các lỗi logic, giá trị logic của các tư tưởng, họ bảo vệ
tư tưởng đúng, bác bỏ tư tưởng sai.
- Tư duy lôgic cần thiết cho mọi hoạt động của chủ thể.
Câu 2 . Phân tích các thao tác hình thành giả thuyết? Lấy ví dụ chứng minh?
1. Khái niệm giả thuyết: Giả thuyết là những giả định có căn cứ khoa học về đặc
điểm, bản chất, nguyên nhân, các mối quan hệ mang tính quy luật của một dữ kiện hoặc
một hiện tượng nào đó của tự nhiên, xã hội và tư duy.
2. Xây dựng và phát triển giả thuyết
- Giả thuyết được xây dựng khi cần giải thích các hiện tượng mới mà các tri thức
đã có chưa đủ khả năng làm sáng tỏ.
- Thu thập xử lý thông tin ban đầu, dự đoán nên các giả định.
- Xây dựng một giả thuyết được tiến hành theo 2 giai đoạn: giai đoạn phân tích và
giai đoạn tổng hợp.
+ Giai đoạn phân tích: Giai đoạn này bắt đầu từ sự quan sát, so sánh các sự kiện
riêng lẻ, mối quan hệ giữa các sự kiện cần giải thích.
+ Giai đoạn tổng hợp: là quá trình tổng hợp những tri thức thu nhận được qua quá
trình phân tích, sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định tạo thành một hệ thống xác định
để hình thành giả thuyết.
* Chú ý: phân tích và tổng hợp không tách rời nhau mà chúng có quan hệ chặt chẽ, bổ

sung hỗ trợ cho nhau.
- Xây dựng và phát triển giả thuyết là hai quá trình liên tục không tách rời nhau. Khi
đã nêu lên giả thuyết thì người ta phải chứng minh cho giả thuyết đó.
- Quá trình chứng minh cho giả thuyết ta phải tiến hành 2 công việc:
+ Một là, đối chiếu giả thuyết với hiện thực.
+ Hai là, kiểm nghiệm giả thuyết bằng những tri thức cũ.
- Tổng hợp lại kết quả của cả hai bước kiểm nghiệm trên, chúng ta thấy có bốn
trường hợp xảy ra:
+ Thứ nhất, giả thuyết vừa phù hợp với hiện thực, vừa phù hợp với hệ thống tri thức
đã có.
+ Thứ hai, giả thuyết vừa không phù hợp với hiện thực, vừa không phù hợp với hệ
thống tri thức đã có.
+ Thứ ba, giả thuyết phù hợp với hiện thực nhưng không phù hợp với lý luận.
+ Thứ tư, giả thuyết phù hợp với lý luận nhưng không phù hợp với hiện thực.
3. Các phương pháp kiểm tra, xác nhận giả thuyết
- Phương pháp thứ nhất: Thông qua khảo sát, quan sát, làm thí nghiệm mô phỏng,
tìm các chứng cứ cụ thể.
- Phương pháp thứ hai: xác nhận tính chân thực của giả thuyết thông qua xác nhận
tính chân thực của từng hệ quả rút ra từ giả thuyết.
- Phương pháp thứ ba: xác nhận giả thuyết dựa trên cơ sở loại trừ các khả năng của
giả thuyết.
4. Lấy ví dụ chứng minh?

2


- Khi Manđêlêép phát hiện ra bảng tuần hoàn của các nguyên tố hóa học, ông đã để một số ô trống dự báo 1
số nguyên tố HH mà sau này sẽ phải tìm ra. Điều đó diễn biến đúng như vậy, qua khảo sát, thí nghiệm KH, kiểm
nghiệm thực tiễn người ta đã phát hiện ra những nguyên tố HH như Man… dự báo. Lúc đó giả thuyết của ông được
xác nhận là hoàn toàn đúng đắn.

- Đ/c A, bác sỹ chuẩn đoán mắc căn bệnh X. Đó là giả thuyết. Qua khảo cứu thấy các triệu chứng
B1,B2,B3,B4… phản ánh đúng bản chất căn bệnh X. Khi đó giả thuyết mà bác sỹ nêu ra được khẳng định là chân
thực. Điều này có nghĩa là căn bệnh giả định của đ/c A đã được bác sỹ chuẩn đoán là chính xác.

Câu 3: Sự thống nhất và khác biệt giữa các hình thức cơ bản của tư duy logic, ý
nghĩa vấn đề trong nghiên cứu phát triển tư duy?
2. Nội dung:
- Khái niệm: là 1 hình thức cơ bản của tư duy, phản ánh những thuộc tính, những
mối liên hệ cơ bản của sự vật để phân biệt sự vật này với sự vật khác.
Đặc điểm: phản ánh tương đối toàn diện những thuộc tính, những dấu hiệu cơ bản
của đối tượng; Phản ánh tương đối chính xác và có hệ thống về sự vật
- Phán đoán: là hình thức cơ bản của tư duy, trong đó các khái niệm được liên kết lại
với nhau để khẳng định hoặc phủ định một vấn đề nhận thức nào đó.
Đặc điểm: Có tính xác định về chất và lượng
- Suy luận: Là hình thức cơ bản của tư duy, trong đó từ nhiều phán đoán đã có chúng
ta rút ra được phán đoán mới theo các quy tắc nhất định.
Đặc điểm: là hình thức nhận thức khách quan bằng thao tác tư duy; giữa tri thức mới
và cũ có quan hệ chặt chẽ với nhau; diễn ra 2 chiều hướng: riêng đến chung và ngược lại.
* Sự thống nhất:
1 Đều là hình thức cơ bản của tư duy: ngoài 3 hình thức trên, các hình thức khác không
phải là cơ bản.
2 Đều có đặc điểm là tính thống nhất, tính hệ thống, tính chặt chẽ, tính chính xác
3 Đều là công cụ của tư duy, có đối tượng là hiện thực khách quan phản ánh một cách
gián tiếp trong trạng thái tĩnh, tách rời…
4 Đều mang chức năng của lôgic học: Thế giới quan, phương pháp luận. Cung cấp hệ
thống công cụ, quan điểm phản ánh nhận thức, chỉ đạo quá trình nhận thức bằng các quy luật,
quy tắc, công thức.
5 Đều có sự đồng nhất về phương pháp đặc trưng của logic học: như phân tích, tổng
hợp, hình thức hóa, dạng kí hiệu. Ví dụ: Kí hiệu về tiền đề, lớn, nhỏ, tính chu diên của thuật
ngữ…

6 Đều tuân theo hệ thống nguyên tắc, quy ước, thao táo logic. Ví dụ trong khái niệm có
quy tắc mở rộng, thu hẹp, phân chia khái niệm. Quy tắc trong phán đoán đơn về việc đổi chất,
đổi chỗ; quy tắc tiền đề trong luận ba đoạn…
7 Đều có quan hệ với từ, câu, một số câu - Các phạm trù của ngôn ngữ học.
8 Đều có kết cấu: Khái niệm: nội hàm, ngoại diên; phán đoán đơn có chủ từ, liên từ, vị từ
9 Đều tuân theo các quy luật chung của Logic học.
3


* Sự khác biệt:
1 Cấp độ phản ánh hiện thực khách quan khác nhau: Khái niệm chỉ ra những dấu hiệu,
thuộc tính căn bản của sự vật; phán đoán: phủ định, khẳng định những tri thức, thuộc tính của sự
vật; suy luận tìm ra những tri thức mới.
2 Khác nhau về mặt kết cấu: (như trên), phán đoán được hình thành từ các khái niệm; suy
luận lại được hình thành từ các phán đoán.
3 Thao tác, quy tắc riêng, đặc điểm riêng
4 Bản chất khác nhau
3. Ý nghĩa đối với người học
- Cung cấp trang bị cho người họchệ thống tri thức về hình thức, công cụ của tư duy. Giúp
cho họ hiểu sâu sắc về nó, phục vụ cho việc sử dụng nó trong học tập, giảng dạy
- Cùng với hệ thống tri thức, quy tắc, quy luật giúp cho họ sử dụng các hình thức để rèn luyện
nâng cao trình độ tư duy khoa học, chính xác, cụ thể, chặt chẽ, hệ thống.
- Giúp cho họ có thao tác để hình thành khái niệm, phủ, khẳng định một vấn để nào đó, rút
ra tri thức mới khi kết hợp với thao tác; giả thuyết, chứng minh, bác bỏ
- Giúp cho người họchoàn thiện logic của bài giảng, công trình nghiên cứu của mình khi
giảng dạy, khi NCKH.
- Giúp họ không mắc sai lầm, sửa sai lầm, phát hiện sai lầm trong quá trình suy nghĩ,
giảng dạy.
- Đấu tranh chống các quan điểm sai trái…
Câu 4:Thực hiện thao tác LG đổi chất và đổi chỗ các phán đoán sau?

“Một số quân nhân không chấp hành nghiêm kỷ luật.”
Kết cấu của Phán đoán gồm: Chủ từ (S), vị từ (P) và hệ từ ( từ nối – chất PĐ)
* Đổi chất:Lượng giữ nguyên; Chất đảo ngược lại; Phủ định vị từ
* Đổi chỗ: Chất giữ nguyên; Đổi chủ từ cho vị từ; S -, P – thì cũng S -, P –
* Đổi chất và đổi chỗ
- Đổi chất trước, đổi chỗ sau
A SP
E SP*
E P*S
I SP
O SP*
Không đổi được
E SP
A SP*
I P*S
O SP
I SP*
I P*S
Câu 5. Phân tích nội dung, yêu cầu Quy luật cấm mâu thuẫn của LGHT? Ý
nghĩa vấn đề trong nghiên cứu quá trình phát triển TDLG?
1. Quy luật lôgic hình thức là gì?
Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất yếu và phổ biến
Quy luật lôgic hình thức là những mối liên hệ bản chất tất yếu của các tư tưởng tạo
thành kết cấu lôgic bên trong của quá trình tư duy.
4


Trong LGHT gồm có các quy luật: Quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy
luật bai trung, quy luật lý do đầy đủ
2. Phân tích ND, YC quy luật cấm mâu thuẫn

* Nội dung quy luật: Một đối tượng được xem xét trong cùng 1 thời gian, không
gian và một mối quan hệ xác định thì không thể có 2 tư tưởng đối lập nhau đều đúng
cả, một trong hai ý kiến phải là sai.
Hoặc một ý nghĩ, một tư tưởng khi đã được định hình trong tư duy, phản ánh đối tượng ở
một phẩm chất xác định thì không thể đồng thời mang hai giá trị lôgic trái ngược nhau.
Công thức: A A( Không thể có chuyện a vừa chân thực vừa giả dối).
* Cơ sở khách quan cuả quy luật.
Sự vật bao giờ cũng có tính xác định để phân biệt nó với các khác cho nên các thuộc
tính vốn có của đối tượng xem xét trong cùng một thời gian, cùng một mối quan hệ nhất
định không thể cùng vừa thuộc về nó vừa không thuộc về nó.
* Yêu cầu của quy luật:
1 Phải phân biệt mâu thuẫn của sự vật với mâu thuẫn lôgic trong tư duy.
Mâu thuẫn là khách quan phổ biến, các lĩnh vực đều có mâu thuẫn kể cả tư duy.
Lôgic hình thức không cấm mâu thuẫn của sự vật, không cấm tư duy có mâu thuẫn, mà chỉ
cấm tư duy không được dung chứa mâu thuẫn lôgic, (hai tư tưởng mâu thuẫn nhau cùng
phản ánh một đối tượng, trong cùng một mối quan hệ, trong cùng thời gian mà lại cùng
chân thực).
2 Không được dung chứa mâu thuẫn trực tiếp khi phản ánh đối tượng.
Nghĩa là, tư duy phản ánh đối tượng ở một phẩm chất xác định (về cùng một đối
tượng, cùng một mối quan hệ và trong cùng thời gian), ta không thể đồng thời vừa khẳng
định tư tưởng đó là chân thực, lại vừa phủ định ngay tư tưởng đó.
3 Không được dung chứa mâu thuẫn gián tiếp trong tư duy.
Nghĩa là, ta không thể vừa khẳng định một điều gì đó về đối tượng, rồi sau đó lại phủ
định những hệ quả rút ra từ điều vừa khẳng định, hoặc ta không được khẳng định cho
chúng có các thuộc tính nhưng trong thực tế các thuộc tính đó lại loại trừ nhau.
3. Ý nghĩa của quy luật.
Quy luật cấm mâu thuẫn phản ánh tính chính xác, tính nhất quán của tư duy. Thực hiện tốt
các yêu cầu của quy luật là điều kiện cần thiết để tránh mâu thuẫn lôgic trong tư duy.
Quy luật này đòi hỏi không được nhầm lẫn, tự ý thay đổi q.hệ của đối tượng.
Cần phân biệt phân biệt mâu thuẫn biện chứng và mâu thuẫn logic. Mâu thuẫn logic không

phải là sự phản ánh mâu thuẫn biện chứng của đời sống hiện thực
* Đối với với:
Nắm được quy luật để quá trình tư duy mạch lạc, chính xác, chặt chẽ, không vi phạm
quy luật, khắc phục tư duy phi lôgic, bừa bãi, bất chấp quy luật

5


- Nắm được quy luật là công cụ để nhận thức, có tư duy logic, thói quen tư duy logic,
phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, giải đáp chính xác, khoa học các vấn đề phức tạp của
cuộc sống
- Nâng cao trình độ tư duy, phát hiện tính giả dối hoặc sai lầm, cảnh báo những điều
có thể xảy ra, tìm ra và sửa chữa sai lầm mắc phải trong tư duy
Câu 6: Trên cơ sở thao tác LG của phép chứng minh, Cm luận điểm sau: “còn
CNTB, còn nguy cơ chiến tranh” Ý ngĩa PPL vấn đề?
CM luận điểm: “Ngày nào còn CNĐQ là còn nguy cơ của chiến tranh”
1. Luận cứ
- Ngày nào còn chủ nghĩa đế quốc là còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
- Học thuyết MLN về Chiến tranh quân đội đã chỉ ra: tư hữu về tư liệu sản xuất là
nguồn gốc sâu xa của chiến tranh
- Suy ra: ngày nào còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là còn nguy cơ của chiến
tranh
2. Luận chứng: Suy luận thuần túy có điều kiện:
a kéo theo b; b kéo theo c; suy ra a kéo theo c.
Ngày nào còn CNĐQ là còn chế độ tư hữu tư liệu sản xuất
Ngày nào còn chế độ tư hữu là còn nguy cơ chiến tranh
Suy ra: Ngày nào còn CNĐQ là còn nguy cơ chiến tranh
3. Ý nghĩa phương pháp luận vấn đề
Câu 7: Phân tích kết cấu LG và các quy tắc chung của luận 3 đoạn? ý nghĩa đối
với quá trình tư duy LG của người

Tam đoạn luận (hay luận ba đoạn) Phán đoán đơn là suy luận diễn dịch gián tiếp
trong đó kết luận là phán đoán đơn được rút ra từ mối liên hệ logic tất yếu giữa hai
tiền đề là các phán đoán đơn.
Ví dụ: “Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ đối với Tổ quốc Việt Nam”(1)
“ Thanh niên Việt Nam cũng là những công dân Việt Nam” ( 2)
Kết luận: “Thanh niên Việt Nam có nghĩa vụ đối với Tổ quốc Việt Nam”. (3)
Suy luận trên có thể biểu diễn thành công thức:
∀M là P (1)
∀S là M (2)
∀S là P (3)
Trong đó phán đoán (1) và (2) là các tiền đề, phán đoán (3) là kết luận.
1. Kết cấu của luận ba đoạn:
Trong một luận tam đoạn thông thường có 3 thành phần cơ bản:
6


* Một là: Thuật ngữ nhỏ ( Hay còn gọi là tiểu danh từ ) là thuật ngữ đóng vai
trò là chủ từ logic ở kết luận, tức là đối tượng của tư duy. Ký hiệu là S. Trong ví dụ
trên, khái niệm “ Thanh niên Việt Nam” là thuật ngữ nhỏ, đóng vai trò chủ ngữ (đối
tượng suy nghĩ) của kết luận.
* Hai là: Thuật ngữ lớn (Hay còn gọi là đại danh từ hoặc danh từ lớn) là thuật
ngữ đóng vai trò là vị từ logic ở kết luận, tức là thuộc tính, tính chất của đối tượng
của tư duy. Ký hiệu là P. Trong ví dụ trên, khái niệm “ nghĩa vụ đối với Tổ quốc Việt
Nam” là thuật ngữ lớn, đóng vai trò vị từ ( thuộc tính của “Thanh niên Việt Nam”)
của kết luận.
* Ba là: Thuật ngữ giữa ( hay còn gọi là thuật ngữ trung gian) nhờ nó mà 2
phán đoán tiền đề có mối liên hệ với nhau và từ đó hai thuật ngữ S và P tìm được
quan hệ của mình trong kết luận. Ký hiệu là: M. Trong ví dụ trên, khái niệm “ công
dân Việt Nam” là thuật ngữ giữa. Thuật ngữ giữa xuất hiêïn 2 lần trong cả 2 tiền đề
nhưng không xuất hiện trong kết luận.

Trong luận tam đoạn, tiền đề chứa thuật ngữ nhỏ gọi là tiền đề nhỏ, tiền đề
chứa thuật ngữ lớn gọi là tiền đề lớn. Trong ví dụ trên: tiền đề 1 là tiền đề lớn; tiền đề
2 là tiền đề nhỏ.
2. Các quy tắc của tam đoạn luận
* Quy tắc cho các thuật ngữ:
Quy tắc 1: Trong mỗi luận ba đoạn chỉ có 3 thuật ngữ.
Quy tắc 2: Thuật ngữ giữa phải chu diên ít nhất một lần.
Quy tắc 3: Nếu thuật ngữ không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận
* Các quy tắc cho tiền đề
Quy tắc 1: Nếu 2 tiền đề là phán đoán phủ định thì không thể rút ra được kết luận
chân thực.
Quy tắc 2: Nếu một trong 2 tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận phải là phán
đoán phủ định.
Quy tắc 3: Nếu 2 tiền đề là phán đoán bộ phận thì không thể rút ra được kết luận chân
thực.
Quy tắc 4: Nếu có một tiền đề là phán đoán bộ phận thì kết luận phải là phán đoán bộ
phận.
Quy tắc 5: Nếu cả 2 tiền đề đều là phán đoán khẳng định thì kết luận cũng phải là phán
đoán khẳng định
b. Quy tắc cho các loại hình
Quy tắc LH 1: Tiền đề lớn là phán đoán toàn thể, tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định (
7


AAA; AII; EAE; EIO)
Quy tắc LH 2: Tiền đề lớn là phán đoán toàn thể, một trong hai tiền đề là phán
đoán phủ định (AEE;AOO; EAE;EIO)
Quy tắc LH 3: Một tiền đề là phán đoán khẳng định, kết luận là phán đoán bộ phận
(AAI;AII;OAO;EIO;EAO;IAI)
Quy tắc LH 4: Nếu cả hai tiền đề là phán đoán khẳng định thì tiền đề nhỏ phải là

phán đoán toàn thể và kết luận là phán đoán bộ phận
Nếu một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định( toàn thể) thì tiền đề lớn là phán
đoán toàn thể (IAI;AAI;AEE;EAO;EIO)

Câu 8: Các nguyên tắc cơ bản của Lôgic trong tác phẩm “Lại bàn về công đoàn”
của V.I. Lênin. Phân tích nguyên tắc toàn diện?
Tác phẩm: “Lại bàn về công đoàn” được V.I Lênin viết ngày 21 tháng Giêng năm
1921 và hoàn thành ngày 25 tháng Giêng năm 1921
Xuất phát từ hoàn cảnh thực tiễn nước Nga khi đó. Lúc này các thế lực nước ngoài
can thiệp và bọn phản động trong nước đang bị quét sạch, nhiệm vụ trước mắt là xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
Tình hình kinh tế cực kỳ khó khăn do hậu quả của 4 năm chiến tranh chống đế quốc
và 3 năn nội chiến để lại.
→ Thực tiễn đó cho thấy việc nảy sinh những mâu thuẫn trong Đảng cộng sản, đặc
biệt là xuất hiện những tư tưởng đi ngượi lại các quan điểm của chủ nghĩa Mác là điều khó
tránh khỏi. Chỉ có thể trên cơ sở logic biện chứng, thì tác phẩm mới có thể lập luận một
cách khoa học và chặt chẽ những nguyên lý của chủ nghĩa Mác, chỉ rõ và đấu tranh với
những sai lầm và phản động của các luồng tư tưởng đi ngược lại lợi ích của Đảng cộng
sản. Mặt khác, mới phản ánh đầy đủ những biến động về tư tưởng trong Đảng cộng sản
Liên Xô lúc bấy giờ.
* Những nguyên tắc cơ bản của Logic biện chứng trong tác phẩm:
- Nguyên tắc toàn diện: Phải xem xét toàn diện các mối liên hệ, các mặt, các yếu tố
cấu thành của sự vật hiện tượng. Song, trong khi xem xét tất cả các mối liên hệ, cần chú ý
những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu, quan trọng; xem xét toàn diện nhưng có trọng tâm,
trọng điểm.
- Nguyên tắc thực tiễn: Xem xét sự vật hiện tượng thì phải gắn với thực tiễn, xuất
phát từ nhu cầu của thực tiễn, phải theo sát sự phát triển của thực tiễn, nhất là thực tiễn cơ
sở, thực tiễn của phong trào quần chúng nhân dân, để điều chỉnh nhận thức cho phù hợp
với sự phát triển của thực tiễn.
- Nguyên tắc lịch sử - cụ thể: Khi vận dụng lý luận và thực tiễn không chỉ dừng lại

ở công thức, sơ đồ lý luận chung chung, mà phải tính đến những điều kiện lịch sử cụ thể
của sự vận dụng, chống giáo điều, dập khuôn, máy móc.

8


- Nguyên tắc phát triển: Muốn hiểu được sự vật, hiện tượng thì phải xem xét sự vật
hiện tượng trong sự phát triển, trong sự vận động biến đổi, phải phát hiện ra các xu hướng
vận động, chuyển hóa của nó.
* Phân tích nguyên tắc toàn diện:
- Vị trí: Đây là nguyên tắc được Lênin quan tâm và nhắc lại nhiều lần nhất trong hai
mục của tác phẩm là; Chính trị và kinh tế, phép biện chứng và chủ nghĩa chiết trung; Phép
biện chứng và chủ nghĩa chiết trung, “trường học” và “bộ máy”. Vì chính Bu-kha-rin đã
nhận thức sai lầm nguyên tắc này, do không hiểu rõ dẫn đến đã rơi vào chủ nghĩa chiết
trung mà không hề hay biết.
- Nội dung: Theo Lênin: Phải xem xét toàn diện các mối liên hệ, các mặt, các yếu tố
cấu thành của sự vật hiện tượng. Song, trong khi xem xét tất cả các mối liên hệ, cần chú ý
những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu, quan trọng; xem xét toàn diện nhưng có trọng tâm,
trọng điểm.
“Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các
mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó. Chúng ta không thể làm
được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xét tất cả mọi mặt sẽ đề
phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc” (T162).
+ Quan điển toàn diện hoàn toàn đối lập với quan điểm phiến diện.
+ Thực hiện sai lệch nguyên tắc sẽ dẫn đến tình trạng phiến diện; các phần tử Tờ-rốtxki đã buộc tội Lênin đã xem xét vấn đề đang tranh luận một cách phiến diện, đã “đánh
tráo” vấn đề hoặc chỉ đứng trên quan điểm “chính trị” trong khi họ đứng trên quan điểm
“kinh tế”. “Cả hai đồng chí đó đều trách tôi là đã “đánh tráo” vấn đề hoặc đã đứng trên
quan điểm “chính trị”, trong khi họ đứng trên quan điểm “kinh tế”. Thậm chí Bu-kha-rin
còn đưa điều đó vào những đề cương của mình và tìm cách “đứng lên trên” cả hai bên
đang tranh cãi, đồng chí ấy nói: tôi đang thống nhất cả hai bên lại”.

+ Vạch trần những quan điểm phản Mác xít, chiết trung của Bu-kha-rin về mối quan
hệ giữa chính trị và kinh tế.
+ Lê nin phê phán kịch liệt quan điểm chiết trung của Bu-kha-rin, cái mà ông ta
tưởng rằng đó là sự kết hợp, là sự dàn hòa của hai quan điểm giữa Tờ-rôt-xki và Lê nin.
+ Chỉ ra nguyên nhân của chủ nghĩa chiết trung; do thiếu cụ thể và xa rời thực tiễn.
Câu 9: Phân tích cơ sở và nội dung Quy luật đồng nhất của LGHT, tìm 1 ví dụ để
chứng minh?
1. Quy luật lôgic hình thức là gì?
Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất yếu và phổ biến
Quy luật lôgic hình thức là những mối liên hệ bản chất tất yếu của các tư tưởng tạo
thành kết cấu lôgic bên trong của quá trình tư duy.
Trong LGHT gồm có các quy luật: Quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy
luật bài trung, quy luật lý do đầy đủ
2. Phân tích cơ sở, nội dung quy luật
9


-

-

-

-

* Nội dung quy luật: Trong quá trình tư duy, mỗi tư tưởng về đối tượng phải được
xác định rõ ràng và giữ nguyên nghĩa của chúng trong suốt quá trình tư duy. A ≡ A
(Hay nói cách khác: mỗi tư tưởng phản ánh về một đối tượng nào đó phải rõ ràng và
giữ nguyên nghĩa của chúng trong suốt quá trình tư duy).
* Cơ sở của quy luật.

Tính xác định của các sự vật, hiện tượng là cơ sở tồn tại quyết định tính đồng nhất của
tư tưởng. Nếu không có tính chất xác định đó thì ta không thể hiểu đúng tư tưởng đó, dẫn
đến sự hiểu lầm về đối tượng.
Không có tính ổn định tương đối thì không có các sự vật hiện tượng.
Khẳng định tính ổn định tương đối của sự vật hiện tượng nhưng không phủ nhận sự vận
động phát triển của nó.
* Yêu cầu:
Không được đánh tráo đối tượng của tư duy.
Nghĩa là trong suốt quá trình tư duy luôn luôn phải xác định đúng và giữ nguyên đối
tượng phản ánh, không được tuỳ tiện thay đổi hoặc lẫn lộn đối tượng.
Không được đánh tráo ngôn ngữ diễn đạt của tư tưởng.
Nghĩa là, khi ý nghĩ, tư tưởng đã được định hình trong tư duy thì phải chọn từ, chọn
câu để diễn đạt đúng tư tưởng đó, chú ý khi sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa và từ đồng
nghĩa khác âm. Đồng thời phải tìm hiểu chính xác nội hàm và ngoại diên của các khái niệm
mà ta sử dụng, đặc biệt khi gặp các khái niệm phức tạp.
- Ý nghĩ, tư duy tái tạo phải đồng nhất với ý nghĩ tư duy nguyên mẫu.
Nghĩa là khi nhắc lại, tái tạo lại một tư tưởng nào đó của mình hay của người khác, thì
phải nhắc lại, tái tạo lại chính xác tư tưởng đó, không được làm sai lạc ý nghĩ, tư tưởng
nguyên mẫu.
3. Ý nghĩa của quy luật.
- Quy luật đồng nhất là cơ sở diễn đạt tư tưởng một cách rõ ràng, chính xác, mạch lạc.
Việc tuân thủ các yêu cầu của quy luật đồng nhất giúp chúng ta nắm chắc nội dung tư
tưởng, không bị lạc đề.
- Quy luật đồng nhất giúp chúng ta chống lại tính mơ hồ, tính không cụ thể, hoặc
nước đôi, nguỵ biện.
- Cần phải chú ý các lỗi vi phạm quy luật đồng nhất.
Như sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa và đồng nghĩa khác âm, hoặc hiểu biết của
chúng ta về đối tượng không đầy đủ nên trong ngôn ngữ diễn đạt lại dùng theo nghĩa khác
(mở rộng khái niệm), hoặc trong trả lời các câu hỏi, trước những vấn đề phức tạp, chủ thể
không đủ năng lực giữ vững đối tượng (lạc đề)

- Trong điều kiện hiện nay, việc nắm vững bản chất của quy luật đồng nhất giúp
chúng ta phát hiện và vạch trần sự cố ý xuyên tạc chân lí của các khái niệm như “ dân
chủ”, “ tự do”, “ quyền con người”…
10


* Tìm 1 ví dụ minh họa:
Ví dụ theo từ điển Việt- Việt của Hồ Ngọc Đức, “chó: Súc vật thường được nuôi để
giữ nhà hay đi săn hoặc lấy thịt ăn”, nghĩa là khi nhắc đến “chó” chúng ta sẽ xác định được
đó là loài súc vật dùng để giữ nhà, đi săn hoặc giết lấy thịt. Điều này giúp cho tư duy
chúng ta xác định, không bị nhầm lẫn con chó với một loài động vật nào khác. Và một khi
con chó vẫn mãi là con chó thì giữ nhà, đi săn hoặc lấy thịt, vẫn là các chức năng của một
chú chó. Nếu chúng ta thật sự học cách tư duy như thế, chúng ta sẽ phát triển tư duy logic
hình thức của mình tốt hơn.
Câu 10. Phân tích những đặc điểm logic biện chứng? Ý nghĩa phương pháp luận
của vấn đề trong nghiên cứu phát triển tư duy KH?
* Khái niệm: Logic biện chứng là khoa học nghiên cứu các quy luật, quy tắc, hình
thức của tư duy biện chứng.
Là phương pháp tư duy hiện đại nhất, là một khoa học
Nghiên cứu các quy luật, nguyên tắc, hình thức của tư duy phản ánh hiện thực khách quan
Nghiên cứu hình thức tư duy phản ánh biện chứng của tồn tại, có nội dung.
* Đặc điểm:
1 Logic biện chứng nghiên cứu tư duy trong sự thống nhất giữa nội dung và hình
thức, khảo sát tư duy trong quá trình phát triển, khái quát về mặt logic quá trình nhận thức
của con người, đồng thời chỉ ra những nội dung biện chứng của những hình thức tư duy và
quan hệ biện chứng giữa các hình thức tư duy.
2 Đối tượng phản ánh gắn với nội dung cụ thể
3 Phản ánh mối liên hệ phổ biến, phong phú của các sự vật
4 Phản ánh trạng thái vận động, biến đổi, phát triển của các sự vật
5 Nghiên cứu các quy luật của tư duy gắn với thực tiễn sinh động

6 Phương pháp nghiên cứu đặc trưng là phương pháp biện chứng
7 Xây dựng các khái niệm, phạm trù mới làm cơ sở cho nhận thức.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp ở trình độ cao trong quá trình vận động của tư duy
- Phương pháp quy nạp và diễn dịch trong quá trình nhận thức.
- Phương pháp tư duy đi từ cụ thể tới trừu tượng rồi từ trừu tượng trở về cái cụ thể
- Tư duy biện chứng về sự thống nhất giữa logic và lịch sử
Câu 11: Phân tích sự thống nhất và khác biệt của các quy luật cơ bản trong Lôgic
hình thức,
1. Sự thống nhất:
- Các quy luật đều thống nhất trên cơ sở những đặc điểm và những vấn đề khác nhau
của lôgic hình thức.
- Các quy luật thống nhất hữu cơ với nhau. Mỗi quy luật phản ánh những phương
diện, những trường hợp khác nhau xác định để tư duy chính xác về đối tượng.
11


- Các quy luật của lôgic hình thức có quan hệ chặt chẽ với nhau, đòi hỏi trong qua
trình vận dụng không thể tách rời, tuyệt dối hóa hoặc xem nhẹ bất cứ quy luật nào.
2. Sự khác biệt:
- Mỗi quy luật có một góc nhìn, ý đồ, mục tiêu, công thức khác nhau.
- Mỗi quy luật có vai trò, vị trí, giá trị khác nhau trong các trường hợp xác định
nhằm tư duy chính xác về đối tượng.
- Mỗi quy luật là tư duy nhận thức về đối tượng ở các góc độ khác nhau (các đối
tượng ở trong không gian, thời gian, mối quan hệ xác định) và có giá trị bổ sung cho nhau
trong quá trình tư duy nhận thức về đối tượng.
Tóm lại, trong mọi quá trình tư tưởng dẫn tới chân lý, nhất thiết phải tuân theo các
quy luật của lô gic hình thức. Khi vi phạm các quy luật của lô gic hình thức thì tư tưởng
của chúng ta sẽ mất đi tính xác định, tính nhất quán, tính có thể chứng minh của nó và trở
thành mơ hồ, mâu thuẫn.

Câu 12:Thực hiện thao tác L đổi chất và đổi chỗ các phán đoán sau:
“Mọi học sinh đều có phẩm chất đạo đức tốt”
Kết cấu của Phán đoán gồm: Chủ từ (S), vị từ (P) và hệ từ ( từ nối – chất PĐ)
* Đổi chất: Lượng giữ nguyên; Chất đảo ngược lại; Phủ định vị từ
* Đổi chỗ: Chất giữ nguyên; Đổi chủ từ cho vị từ; S -, P – thì cũng S -, P –
* Đổi chất và đổi chỗ
- Đổi chất trước, đổi chỗ sau
A SP
E SP*
E P*S
I SP
O SP*
Không đổi được
E SP
A SP*
I P*S
O SP
I SP*
I P*S
Ví dụ:
Mọi ( lượng) ( chủ từ) đều (hệ từ - chất) có phẩm chất đạo đức tốt (vị từ) => A SP
Mọi (lượng) (chủ từ) không thể (hệ từ - chất) không có phẩm chất đạo đức tốt ( vị từ)
=>E SP*
Tất cả(lượng) mọi người không có phẩm chất đạo đức tốt (chủ từ) không phải là ( hệ
từ - chất) ( vị từ) => E P*S.
Câu 13: Phân tích cấu trúc và quan hệ giữa các khái niệm về ngoại diên? Ý nghĩa
trong phát triển tư duy L
Khái niệm là một hình thức của tư duy trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản, cái
chung, bản chất của sự vật hiện tượng, được con người sử dụng trong hoạt động thực tiễn.
Mỗi khái niệm là sự phản ánh về đặc trưng bản chất của đối tượng nhận thức, kể cả đặc

trưng chung và đặc trưng riêng. Mỗi khái niệm bao giờ cũng có 2 yếu tố là nội hàm và
12


ngoại diên. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm tạo thành cơ cấu logic của khái niệm.
a. Nội hàm của khái niệm.
Nội hàm của khái niệm là tập hợp những dấu hiệu, những thuộc tính cơ bản của
đối tượng, hay lớp đối tượng phản ánh trong khái niệm.
Như vậy, không phải mọi dấu hiệu của đối tượng đều được phản ánh trong nội hàm của
khái niệm. Trái lại chỉ có những dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng mới được đưa
vào phản ánh trong nội hàm của khái niệm. Nói khác đi, nội hàm khái niệm là nội dung
bản chất về sự vật, hiện tượng được hàm chứa trong khái niệm.
b. Ngoại diên của khái niệm.
Ngoại diên của khái niệm là đối tượng, hay tập hợp các đối tượng được phản ánh
trong khái niệm.
Nếu nội hàm khái niệm cho phép xác định được khái niệm về mặt nội dung phản ánh,
thì ngoại diên của khái niệm là liên quan đến phạm vi lớp đối tượng được phản ánh trong
khái niệm.
c. Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm.
Nội hàm và ngoại diên của khái niệm là cơ cấu logic của khái niệm, có mối quan hệ
biện chứng với nhau. Mối quan hệ đó tuân theo những quy tắc, quy luật của logic. Biểu
hiện của mối quan hệ đó là: nội hàm của khái niệm càng nhiều dấu hiệu, thì ngoại diên
của khái niệm càng thu hẹp số lượng đối tượng. Ngược lại nội hàm của khái niệm càng
ít dấu hiệu, thì ngoại diên của khái niệm càng nhiều số lượng đối tượng.
II. Quan hệ giữa các khái niệm theo ngoại diên tương hợp và không tương hợp
1. Quan hệ tương hợp: là quan hệ giữa các khái niệm có ngoại diên ít nhất một bộ
phận trùng nhau.
+ Quan hệ đồng nhất: là quan hệ giữa những khái niệm mà nội hàm của
chúng tương ứng nhau, còn ngoại diên thì hoàn toàn trùng nhau.


A B
+ Quan hê phụ thuộc (khái niệm bao hàm). Là những khái niệm mà ngoại diên
của khái niệm này nằm trong ngoại diên của khái niệm kia.

B

A
13


+ Quan hệ giao nhau: Hai khái niệm có quan hệ giao nhau, nếu nội hàm của
chúng không loại trừ nhau và ngoại diên của chúng có phần tử chung.

A

ab B

2. Quan hệ không tương hợp
Quan hệ không tương hợp là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng
loại trừ nhau. Trong mối quan hệ này, nội hàm của khái niệm gồm những đặc trưng khác
nhau. Vì vậy ngoại diên của chúng không trùng nhau.
* Quan hệ phủ định: Những khái niệm nằm trong quan hệ phủ định (mâu thuẫn)
nhau, là những khái niệm mà trong đó nội hàm của khái niệm này phủ định nội hàm của
khái niệm kia, nhưng cũng không khẳng định đặc trưng nào cả.
Thực chất đây là mối quan hệ giữa hai khái niệm mà ngoại diên của chúng không
trùng nhau, nhưng nếu gộp lại bao giờ cũng lấp đầy những sự vật mà ta đang xem xét tới,
nội hàm của chúng chỉ có ở một khái niệm là được xác định, còn ở khái niệm kia chỉ là phủ
định của nội hàm khái niệm này.
C


A

B

Hình 4
- Quan hệ tách rời: Những khái niệm có quan hệ tách rời là những khái niệm mà
ngoại diên của chúng nằm ngoài nhau và nội hàm của chúng loại trừ nhau.
Trong những khái niệm tách rời, nội hàm của mọi khái niệm không gạt bỏ những đặc
trưng của khái niệm khác.
A

B

14


Quan hệ đồng thuộc là những khái niệm nằm trong quan hệ tách rời, được xét với tư
cách là khái niệm loài trong khái niệm giống.
A
a1

a2
a3

III. Ý nghĩa phát triển tư duy LG
Trên cơ sở quan hệ giữa các ngoại diên của khái niệm, mà ta có thể so sánh được hoặc
không so sánh được giữa các khái niệm với nhau.
Câu 14: Thế nào là tính đẳng trị của phán đoán phức? tìm các đẳng trị của phán đoán sau?
“ Người học viên có quyết tâm cao thì sẽ hoàn tốt nhiệm vụ học tập”
Định nghĩa: Đẳng trị của phán đoán phức là những phán đoán được tạo nên từ

những phán đoán đơn thành phần liên kết với liên từ lôgíc khác nhau nhưng chúng có giá
trị lô gíc không đổi.
1. Các dạng đẳng trị của phán đoán
* Phán đoán phức kéo theo:
b
a

a

Không b thì không a.

b

Không thể có chuyện có a mà không có b.

b ≡
a

^

a
v
b
không a hoặc b.
Người Học viên có quyết tâm cao thì sẽ có kết quả học tập tốt.
≡ Kết quả học tập không tốt thì người học viên không có quyết tâm cao .
≡ Không thể có chuyện người học viên có quyết tâm cao mà kết quả học tập không tốt.
≡ Quyết tâm học tập không cao hoặc có kết quả học tập tốt.
* Phán đoán phức hội:
a


^

a

b

Không thể có chuyện có a thì không b.

b

a

Không thể có chuyện có b thì không a.

b ≡

a
v
b
Không thể có chuyện không a hoặc k b.
Người GV không những có phẩm chất đạo đức tốt mà còn phải có năng lực sư phạm tốt.
≡ Không thể có chuyện người GV chỉ cần có phẩm chất đạo đức tốt mà không cần năng
lực sư phạm tốt.
15


≡ Không thể có chuyện người GV chỉ cần có năng lực sư phạm tốt mà không cần có
phẩm chất đạo đức tốt.
≡ Không thể có chuyện người GV không có phẩm chất đạo đức tốt hoặc không có

năng lực sư phạm tốt.
* Phán đoán phức tuyển:
a

a

b

Không a thì b.

b

a

Không b thì a.

b ≡

a
b
Không thể có chuyện không a và không b.
Chiều nay tôi nghiên cứu CNDVLS hoặc ôn Đường lối quân sự.
≡ Chiều nay tôi không nghiên cứu CNDVLS thì ôn đường lối quân sự.
≡ Chiều nay tôi không ôn Đường lối quân sự thì nghiên cứu CNDVLS.
≡ Không thể có chuyện chiều nay tôi không nghiên cứu CNDVLS và cũng không ôn
Đường lối quân sự.
2. Tìm các đẳng trị của phán đoán sau?
“ Người học viên có quyết tâm cao thì sẽ hoàn tốt nhiệm vụ học tập”
Từ phán đoán trên ta xác định đây là Phán đoán phức kéo theo do vậy các đẳng
trị nó có các dạng như sau:

a

b

a

Không b thì không a.

a

b

Không thể có chuyện có a và không b.

b ≡

a
b
không a hoặc b.
Người Học viên có phương pháp học tập tốt thì sẽ có kết quả học tập cao.
≡ Kết quả học tập không cao thì người học viên không có phương pháp học tập tốt.
≡ Không thể có chuyên người học viên có phương pháp học tập tốt mà kết quả học tập không cao.
≡ Không có phương pháp học tập tốt hoặc có kết quả học tập cao.
* Ý nghĩa PPL của vấn đề
Câu 15: Các thao tác LG trên khái niệm, ý nghĩa quá trình xây dựng phát triển
tư duy LG?
Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy, phản ánh những thuộc tính, những mối
liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng.
* Phân tích các thao tác logic khái niệm
1. Thao tác định nghĩa khái niệm.

2.Thao tác lôgic mở rộng thu hẹp khái niệm
3. Thao tác lôgic phân chia khái niệm.
16


1. Thao tác định nghĩa khái niệm.
a. Định nghĩa khái niệm là gì.
Định nghĩa khái niệm là thao tác lôgic nhằm vạch ra những nội dung cơ bản nhất
của nội hàm khái niệm.
Chức năng là để phân biệt đối tượng cần định nghĩa với đối tượng cùng loại với nó và
chỉ ra thuộc tính bản chất của đối tượng đó.
b. Các quy tắc định nghĩa khái niệm.
1. Định nghĩa khái niệm phải cân đối. Nghĩa là, tổng ngoại diên của khái niệm được
định nghĩa và ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa phải bằng nhau. Nếu vi phạm
quy tắc này sẽ phạm lỗi lôgic định nghĩa quá rộng hoặc quá hẹp.
2. Định nghĩa khái niệm không được vòng quanh
3. Định nghĩa khái niệm phải, ngắn gọn, rõ ràng, chính xác
4. Định nghĩa khái niệm không được phủ định
c. Các hình thức định nghĩa khái niệm.
- Định nghĩa thông qua giống khác biệt về loài: Là định nghĩa dựa trên quan hệ
giống, loài giữa các khái niệm; bản chất của cách định nghĩa này là chỉ ra khái niệm giống
gần nhất và vạch ra dấu hiệu bản chất của đối tượng.
- Định nghĩa theo nguồn gốc: Là hình thức định nghĩa thông qua việc vạch rõ nguồn gốc
phát sinh của khái niệm, chỉ ra dấu hiệu bản chất của đối tượng trong quá trình hình thành.
- Định nghĩa thông qua quan hệ đối lập: Là hình thức định nghĩa thông qua việc chỉ ra
quan hệ của khái niệm cần định nghĩa với khái niệm khác. Hình thức định nghĩa này thường được
sử dụng để định nghĩa các khái niệm có ngoại diên rộng như các phạm trù.
Ngoài những hình thức định nghĩa cơ bản trên, lôgic hình thức còn có những hình
thức định nghĩa khác như: định nghĩa qua mô tả, liệt kê, định nghĩa thông qua các đặc
trưng của đối tượng, định nghĩa qua so sánh…

2.Thao tác lôgic mở rộng thu hẹp khái niệm
a. Thao tác lôgic mở rộng khái niệm.
Là thao tác lôgic nhằm chuyển một khái niệm có ngoại diên hẹp sang khái niệm
có ngoại diên rộng bằng cách thu hẹp nội hàm của khái niệm đó.
Giới hạn cuối cùng của thao tác mở rộng khái niệm là khái niệm vật chất.
b Thao tác lôgic thu hẹp khái niệm.
II
Là thao tác lôgic nhằm chuyển một khái niệm có ngoại diên rộng sang khái niệm có
ngoại diên hẹp bằng cách mở rộng nội hàm của khái niệm đó
Giới hạn cuối cùng của thao tác lôgic thu hẹp khái niệm là khái niệm đơn nhất
4. Thao tác lôgic phân chia khái niệm.
III
Là thao tác lôgic nhằm chỉ ra những đối tượng nằm trong cùng một ngoại diên khái
niệm thành các nhóm trên những cơ sở nhất định.
Cấu tạo: gồm ba bộ phận.
+ Khái niệm bị phân chia
+ Khái niệm thành phần
+ Cơ sở phân chia
II

17


Ví dụ. Khái niệm chiến tranh dựa trên cơ sở tính chất của chiến tranh ta thu được khái
niệm chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.
V
Các quy tắc phân chia khái niệm
VI
Quy tắc 1: phân chia khái niệm phải cân đối.
VII Quy tắc 2: phân chia khái niệm phải cùng cơ sở nhất định.

VIII Quy tắc 3: các khái niệm thành phần khi phân chia phải loại trừ nhau.
Quy tắc 4: phân chia phải liên tục.
Phân loại khái niệm theo nội hàm.
Phân loại khái niệm theo ngoại diên.
Phân chia khái niệm có ý nghĩa rất lớn đối với khoa học và nhận thức con người. Qua
phân chia khái niệm, chúng ta nhận thức được các sự vật, hiện tượng một cách có hệ thống
và từ đó tìm ra quy luật vận động phát triển của chúng.
Kết luận
Nghiên cứu khái niệm có ý nghĩa quan trọng giúp tư duy của chúng ta hình thành
được những khái niệm khoa học, phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan. Trong hoạt
động quân sự, việc hình thành các khái niệm quân sự có ý nghĩa rất lớn đối với nhận thức
và hoạt động thực tiễn của người chỉ huy.
Câu 16: Các loại hình cơ bản của luận 3 đoạn? Luận 3 đoạn được tổ chức theo
dạng IAI, EAE có thực hiện được không? Cho ví dụ minh họa?
1. Loại hình cơ bản luận 3 đoạn gồm
IV

Loại hình 1
M
P
S
M
S
P

Loại hình 2
P
M
S
M

S
P

Loại hình 3
M
P
M
S
S
P

Loại hình 4
P
M
M
S
S
P

2. Khảo sát luận 3 đoạn IAI
I
A
I

Loại hình 1
MPS+
MSP-

Loại hình 2
PMS+

MSP-

Loại hình 3
MPM+
SSP-

Loại hình 4
PMM+
SSP–

Xét quy tắc thuật ngữ:
Loại hình 1, 2 vi phạm quy tắc thuật ngữ giữa ít nhất chu diên một lần.( Thuật
ngữ M không chu diên lần nào)
Xét quy tắc tiền đề:
LH 3, 4 không vi phạm.
Kết luận: Loại hình 3, 4 thực hiện được.
18


3. Khảo sát luận 3 đoạn EAE
Loại hình 1
Loại hình 2
E
M+
P+
P+
M+
A
S+
MS+

ME
S+
P+
S+
P+

Loại hình 3
M+
P+
M+
SS+
P+

Loại hình 4
P+
M+
M+
SS+
P+

* Xét quy tắc thuật ngữ:
Loại hình 3, 4 vi phạm quy tắc thuật ngữ không chu diên ở tiền đề thì không chu
diên ở kết luận. (Thuật ngữ S không chu diên ở tiền đề nhưng chu diên ở kết luận)
* Xét quy tắc tiền đề:
Loại hình 1, 2 không vi phạm.
Kết luận: Loại hình 1, 2 thực hiện được
Câu 17: Phân tích sự thống nhất và khác biệt các nguyên tắc cơ bản LGBC, ý
nghĩa phương pháp vấn đề?

LG biện chứng là một bộ phận của L học, là khoa học nghiên

cứu những hình thức và quy luật của tư duy biện chứng.
Từ 2 nguyên lý….. và 3 quy luật cơ bản của PBC ta cụ thể hóa
thành các nguyên tắc cơ bản của L biện chứng, đó là: Nguyên tắc
toàn diện, Nguyên tắc thực tiễn, Nguyên tắc phát triển, Nguyên tắc
lịch sử - cụ thể. Các nguyên tắc trên có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau trong quá trình tư duy, chúng có sự thống nhất và khác biệt
với nhau, thể hiện:
1. Sự thống nhất:
- Đều có nguồn gốc ( được rút ra) từ 2, 3 của PBC
- Đều là những nguyên tắc của tư duy chỉ đạo quá trình nhận
thức và cải tạo thế giới của con người.
- Đều có chức năng chỉ đạo việc nghiên cứu, phát triển hình
thành nên các lý thuyết khoa học mới.
2. Sự khác biệt.
1. Nguyên tắc Toàn diện: Khi xem xét và cải tạo sự vật phải xem
19


xét toàn diện các mặt, các mối liên hệ của chúng.
“ Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, các mối lien hệ và “ quan hệ gián tiếp”
của sự vật đó”.
Tuy nhiên cần chú ý tới vị trí, vai trò, tính chất các mối liên hệ;
thấy được sự vận động, biến đổi, phát triển của các quan hệ; phải
gắn với nhu cầu phát triển của chủ thể; phải gắn với các nguyên
tắc khác.
* Nguyên tắc Thực tiễn: ( cơ bản) : Nhận thức, tìm hiểu phải đi
từ thực tiễn
“ Toàn bộ thực tiễn con người – thực tiễn này với tính cách là
tiêu chuẩn của chân lý, vừa với tính cách là kẻ xác định một cách

thực tế sự liên hệ giữa các sự vật với những điều cần thiết đối với
con người – cần phải bao hàm trong “ định nghĩa” đầy đủ của sự
vật”.
Tuy nhiên cần chú ý nguyên tắc thực tiễn không phủ nhận vai
trò của lý luận.
*Nguyên tắc phát triển: Đòi hỏi xem xét các sự vật trong quá
trình thay cũ đổi mới, mà phương hướng chung là sự vật, hiện
tượng mới ra đời thay thế cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi.
“L biện chứng đòi hỏi phải xem xét trong sự phát triển, trong
sự “tự vận động”….trong sự biến đổi của nó”.
Tuy nhiên cần bám sát động lực, trạng thái, khuynh hướng
phát triển, tránh bảo thủ, thỏa mãn dừng lại, nóng vội, đốt cháy
giai đoạn.
* Nguyên tắc lịch sử - cụ thể: ( linh hồn sống) Đòi hỏi phương
pháp tư duy là có tính lịch sử, chú ý tới hoàn cảnh lịch sử cụ thể,
20


tới quá trình phát sinh và phát triển, tới tình hình thực tế xung
quanh nó.
“L biện chứng dạy rằng “ không có chân lý trừu tượng”, rằng “
chân lý là luôn cụ thể””.
Tuy nhiên cần tránh giáo điều.
3. Ý nghĩa phương pháp vấn đề?
Câu 18: Luận 3 đoạn được tổ chức theo dạng AEE, AII có thực hiện được không?
Cho ví dụ minh họa?
1. Khảo sát luận 3 đoạn AEE
A
E
E


Loại hình 1
M+
PS+
M+
S+
P+

Loại hình 2
P+
MS+
M+
S+
P+

Loại hình 3
M+
PM+
S+
S+
P+

Loại hình 4
P+
MM+
S+
S+
P+

* Xét quy tắc thuật ngữ:

Loại hình 1,3 vi phạm quy tắc thuật ngữ ở tiền đề không chu diên thì ở kết luận
không chu diên.( Thuật ngữ P không chu diên ở tiền đề nhưng lại chu diên ở kết luận)
* Xét quy tắc tiền đề:
Loại hình 2, 4 không vi phạm.
Kết luận: Loại hình 2, 4 thực hiện được.
2. Khảo sát luận 3 đoạn AII
A
I
I

Loại hình 1
M+
PSMSP-

Loại hình 2
P+
MSMSP-

Loại hình 3
M+
PMSSP-

Loại hình 4
P+
MMSSP-

* Xét quy tắc thuật ngữ:
Loại hình 2,4 vi phạm quy tắc thuật ngữ giữa phải chu diên ít nhất 1 lần.
* Xét quy tắc tiền đề:
Loại hình 1, 3 không vi phạm.

Kết luận: Loại hình 1, 3 thực hiện được.
VD Loại hình 3:
21


Câu 19. Phân tích cấu trúc và quy tắc phép chứng minh, Ý nghĩa đối với quá
trình xây dựng và phát triển TDLG của người học
Chứng minh là thao tác của tư duy dùng để lập luận tính chân thực của một luận
điểm nhờ các luận điểm chân thực.
1. Cơ cấu lôgic của chứng minh
Mỗi phép chứng minh bao gồm 3 bộ phận: luận đề, luận cứ, luận chứng.
- Luận đề của chứng minh: là những luận điểm ta cần chứng minh cho tính chân
thực của nó. Luận đề của chứng minh trả lời câu hỏi: chứng minh cho cái gì?
Luận đề của chứng minh có hai loại:
+ Loại 1: là những luận điểm mà tính chân thực của nó đã được khoa học chứng minh
từ trước.
+ Loại 2: bao gồm những luận điểm mới được khái quát, tính chân thực của nó chưa
được khoa học chứng minh hoặc chứng minh chưa đầy đủ.
- Luận cứ của chứng minh: là những luận điểm đã được định hình trong tư duy mà
tính chân thực của nó đã được xác định, Luận cứ của chứng minh trả lời câu hỏi chứng
minh cho luận đề bằng cái gì?
Luận cứ có các loại sau đây:
- Loại 1: Các tiên đề khoa học.
- Loại 2: Gồm những định nghĩa trong các khoa học mà chúng đã được chứng minh.
- Loại 3: Gồm các định lý khoa học được rút ra từ tính tất yếu của định nghĩa và tiên đề.
- Loại 4: Gồm những phán đoán về sự thật hiển nhiên.
- Loại 5: là những luận điểm khoa học mà các khoa học cụ thể đã khái quát và đã
được chứng minh.
- Luận chứng của chứng minh: là cách thức tổ chức các luận cứ thành một hệ thống
có cơ cấu lôgic chặt chẽ nhằm vạch ra tính chân thực của luận đề. Luận chứng trả lời câu

hỏi chứng minh bằng cách nào? Chứng minh như thế nào?
* Ba bộ phận luận đề, luận cứ, luận chứng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
2. Các quy tắc chứng minh và những lỗi thường gặp
a). Các quy tắc cho luận đề:
* Một là, luận đề phải là luận điểm chân thực.
- Quy tắc này bị vi phạm thường gặp ở ngộ biện hoặc ngụy biện.
* Hai là, luận đề cần chứng minh phải được phát biểu rõ ràng, không lập lờ nhiều nghĩa.
- Lỗi này thường gặp khi sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt tư tưởng không rõ ràng.
* Ba là, luận đề của chứng minh phải nhất quán.
- Lỗi này thường gặp khi phép chứng minh yêu cầu chứng minh một luận đề nhưng
quá trình chứng minh lại đi chứng minh cho một luận đề khác (lạc đề).
b). Quy tắc cho luận cứ:
* Một là, luận cứ phải là những luận điểm chân thực.
- Vi phạm quy tắc này khi sử dụng những luận cứ giả dối để chứng minh cho luận đề.
* Hai là, luận cứ phải chân thực và độc lập với luận đề.
- Quy tắc này bị vi phạm khi tính chân thực của luận cứ được xác định thông qua luận
đề. Lỗi này gọi là chứng minh vòng quanh.
* Ba là, luận cứ phải đầy đủ (không thừa, không thiếu).
22


* Bốn là, luận cứ phải chính xác, mạch lạc, rõ ràng, tránh lập lờ nhiều nghĩa.
c). Quy tắc cho luận chứng
* Một là, luận chứng phải tuân theo mọi quy tắc của một phép suy luận.
* Hai là, luận chứng phải có tính hệ thống.
* Ba là, luận chứng phải có tính nhất quán.
* Các lỗi lôgic trong chứng minh:
- Dùng uy tín cá nhân để áp đặt quan điểm ý chí của mình hoặc dùng uy tín của người
khác để thay thế cho giá trị lôgic của luận đề.
- Chứng minh thừa hoặc thiếu.

- Lẫn lộn ý nghĩa tương đối và tuyệt đối của các mệnh đề trong hoàn cảnh lịch sử
khác nhau.
Câu 20: Luận 3 đoạn được tổ chức theo dạng AEE, EAO có thực hiện được
không? Cho ví dụ minh họa?
1. Khảo sát luận 3 đoạn EAO
E
A
O

Loại hình 1
M+
P+
S+
MSP+

Loại hình 2
P+
M+
S+
MSP+

Loại hình 3
M+
P+
M+
SSP+

* Xét quy tắc thuật ngữ:
Cả 4 loại hình không vi phạm.
* Xét quy tắc tiền đề:

Cả 4 loại hình không vi phạm.
Kết luận: Cả 4 loại hình thực hiện được.

23

Loại hình 4
P+
M+
M+
SSP+



×