Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải nguy hại tại nhà máy vạn lợi tại văn môn, yên phong, bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------

Trần Việt Dũng

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI NHÀ MÁY VẠN
LỢI TẠI VĂN MÔN, YÊN PHONG, BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------

Trần Việt Dũng

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI NHÀ MÁY VẠN
LỢI TẠI VĂN MÔN, YÊN PHONG, BẮC NINH

Chuyên ngành: Khoa Học Môi Trƣờng
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Hoàng Anh Lê

Hà Nội, 2015


Lời cảm ơn

Trong thời gian là học viên cao học tại Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; tôi đã nhận đƣợc sự giảng dạy, giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cô trong Khoa. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng tới các thầy cô
đã truyền thụ kiến thức, giúp tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới giáo viên hƣớng dẫn,
TS. Hoàng Anh Lê, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã luôn bên tôi để động
viên và ủng hộ trong suốt quá trình học tập.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày 01 tháng 12. năm 2015
Sinh viên

Trần Việt Dũng

i


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……. ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 2
1.1. Tổng quan về chất thải nguy hại .................................................................................. 2

1.1.1. Khái niệm về chất thải và chất thải nguy hại ....................................................... 2
1.1.2. Các tính chất và thành phần nguy hại của CTNH................................................ 2
1.1.3. Phân loại CTNH ................................................................................................... 4
1.2. Quản lý tổng hợp CTNH ............................................................................................... 6
1.2.1. Khái niệm quản lý chất thải và quản lý CTNH...................................................... 6
1.2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải nguy hại ......................................................... 6
1.3. Tổng quan về tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam ....... 8
1.3.1. Các nguồn phát sinh chất thải nguy hại tại Việt Nam........................................ 8
1.3.1.1. Nguồn thải từ hoạt động công nghiệp ............................................................... 8
1.3.1.2. Nguồn thải từ hoạt động nông nghiệp ............................................................. 13
1.3.1.3. Nguồn thải từ hoạt động y tế ........................................................................... 15
1.3.2. Tình hình quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam .......................................... 19
1.4. Tổng quan về Công ty TNHH Vạn Lợi ...................................................................... 22
1.4.1. Thông tin chung ................................................................................................... 22
1.4.2. Nghành nghề kinh doanh của Công ty................................................................. 23
1.4.3. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................... 23
1.4.4. Tình hình hoạt động sản xuất của Công ty TNHH Vạn Lơi ................................ 24
1.4.5. Các quy trình xử lý của Công ty .......................................................................... 27

CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................... 31
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 31
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................. Error! Bookmark not defined.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 32

ii


2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ................................................................ 32
2.3.2. Điều tra, khảo sát thực tế .................................................................................... 32

2.3.3. Tham vấ n ý kiế n chuyên gia ................................................................................ 33
2.3.4. Thu thập số liê ̣u và đánh giá biê ̣n pháp quản lý tại nhà máy xử lý CTNH Vạn Lợi
....................................................................................................................................... 34

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 35
3.1. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng tại nhà máy xử lý CTNH Vạn Lợi ................... 35
3.1.1. Hiện trạng môi trường không khí ........................................................................ 35
3.1.2. Hiện trạng môi trường nước ................................................................................ 38
3.1.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn ............................................................................. 42
3.1.4. Hiện trạng về tiếng ồn, độ rung và nhiệt ............................................................. 44
3.2. Hiện trạng công tác xử lý môi trƣờng tại nhà máy ................................................... 44
3.2.1. Hiện trạng về quản lý môi trường tại nhà máy ................................................... 51
3.2.2. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải tại nhà máy ............................................. 53
3.2.3. Các khó khăn trong việc quản lý và xử lý chất thải tại nhà máy......................... 55
3.2.4. Các vấn đề nảy sinh trong quá trình vận hành nhà máy ..................................... 55
3.3. Một số ý kiến đề xuất để nâng cao việc quản lý ........................................................ 56
3.3.1. Giải pháp về sản xuất sạch hơn........................................................................... 56
3.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực trong việc quản lý môi trường ............................. 57
3.3.3. Giải pháp cải tiến quản lý và xử lý CTNH .......................................................... 58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 59
Kết luận ................................................................................................................................ 59
Kiến nghị .............................................................................................................................. 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 62
PHỤ LỤC....... ........................................................................................................ i

iii



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số khu vực nghiên cứu ............. 9
Bảng 1.2: Thống kê lƣợng hóa chất BVTV nhập khẩu từ 1991-2007 ................... 14
Bảng 1.3: Số lƣợng các cơ sở y tế và giƣờng bệnh năm 2008 ............................... 16
Bảng 1.4: Chỉ tiêu chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ở Việt Nam .................... 16
Bảng 1.5: Tổng hợp khối lƣợng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại ................... 18
Bảng 1.6: Danh mục các máy móc thiết bị, hệ thống chính của nhà máy ............. 24
Bảng 1.7: Danh sách CTNH Vạn Lợi đăng ký vận chuyển, xử lý ......................... 25
Bảng 1.8: Nhu cầu nguyên vật liệu của nhà máy .................................................. 27
Bảng 3.1: Kết quả phân tích môi trƣờng xung quanh Công ty TNHH Vạn Lợi .... 35
Bảng 3.2: Kết quả phân tích môi trƣờng không khí trong khu vực nhà máy ......... 36
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lƣợng khí thải lò tái chế kim loại ..................... 38
Bảng 3.4: Số lƣợng Chất thải nguy hại ................................................................. 42
Bảng 3.5: Thông tin về các chủ nguồn thải chuyển giao CTNH để xử lý, tiêu hủy43

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Biểu đồ phát sinh CTR y tế nguy hại theo các vùng kinh tế.................. 17
Hình 1.2: Biểu đồ thành phần CTR y tế theo tính chất nguy hại ........................... 17
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Va ̣n Lơ ̣i .............................. 23
Hình 1.4: Quy trình công nghệ hệ thống rửa chất thải rắn lẫn dầu ........................ 28
Hình 1.5: Quy trình làm sạch súc rửa bao bì, thùng phuy dính dầu ...................... 28
Hình 1.6: Sơ đồ quy trình công nghệ nấu tái chế nhôm phế liệu ........................... 30
Hình 2.1: Bản đồ vị trí nhà máy xƣ̉ lý chất thải nguy hại CTNH Vạn Lợi ............ 32
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh các chất trong nƣớc thải sản xuất năm 2003 với 2015 . 39
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh các chất trong môi trƣờng nƣớc mặt của quá trình quan
trắc MT ngày 06/07/2015 với Báo cáo năm 2003 ................................. 40
Hình 3.3: Biểu đồ so sánh các chất trong nƣớc ngầm của năm 2003 với 2015 ..... 41
iv



Hình 3.8: Sơ đồ quy trình xử lý chất thải rắn ....................................................... 44
Hình 3.4: Sơ đồ xử lý nƣớc thải sinh hoạt ............................................................ 46
Hình 3.5: Sơ đồ xử lý nƣớc thải sản xuất ............................................................. 47
Hình 3.6: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại ....................................................................... 48

v


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại

PTBV

Phát triển bền vững


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSS

Total suspended solids (Tổng chất rắn lơ lửng)

vi


MỞ ĐẦU
Quản lý chất thải nguy hại đã và đang là một vấn đề đƣợc quan tâm nhiều trong
công tác bảo vê ̣ môi trƣờng của các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở Viê ̣t Nam . Sƣ̣ phá t
triể n ma ̣nh mẽ của các nghành công nghiê ̣p , các đô thị đóng góp tích cực cho sự phát
triể n kinh tế xã hô ̣i. Mă ̣t khác cũng ta ̣o ra mô ̣t số lƣơ ̣ng lớn chấ t thải , trong đó có nhiề u
chấ t thải chƣ́a các thành phầ n nguy ha ̣i . Các nghiên cƣ́u gầ n đây ở Viê ̣t Nam cho thấ y
chấ t thải nguy ha ̣i đang có xu hƣớng gia tăng về lƣợng , thành phần, chủng loại và ta ̣o
nên sƣ́c ép không hề nhỏ đố i với công tác quản lý

, bảo vệ môi trƣờng sống của con

ngƣời và sinh vật [1-3, 14, 15].
Để xử lý lƣợng chất thải rắn nói chung, chất thải nguy hại nói riêng; các nhà máy
xƣ̉ lý chấ t thải nguy ha ̣i đã đƣơ ̣c xây dựng và vận hành

, trong đó có nhà máy xử lý

chất thải nguy hại thuộc quyền quản lý của Công ty TNHH Va ̣n Lơ ̣i


, xã Văn Môn ,

huyê ̣n Yên Phong , tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên trên thƣ̣c tế viê ̣c quản lý và xƣ̉ lý tố t chấ t
thải nguy hại của công ty đang còn có nhiều khó khăn do phƣơng thức quản lý
nghê ̣ xƣ̉ lý còn nhiều ha ̣n chế

. Trong thời gian gầ n đây công ty đã thu gom

, công
, vâ ̣n

chuyể n , lƣu giƣ̃ và xƣ̉ lý chấ t thải nguy hại cho nhiều doanh nghiê ̣p trên điạ bàn các
tỉnh Vĩnh Phúc, Hƣng Yên, Bắ c Ninh, Phú Thọ và Hà Nội . Các chất thải nguy hại chủ
yế u là phôi nhôm , xỉ nhôm , mạt nhôm nhiễm dầu , thùng phuy . Do tính chấ t đô ̣c ha ̣i
của các loại chất thải mà việc quản lý quá trình thu gom , xƣ̉ lý của công ty vẫn chƣa
đa ̣t đƣơ ̣c hiệu quả nhƣ mong muốn mà vẫn còn đó những tồ n đo ̣ng mô ̣t số lỗ hổ ng

về

môi trƣờng.
Xuấ t phát tƣ̀ thƣ̣c tiễn trên , tôi đã lƣ̣a cho ̣n đề tài “Đánh giá hiê ̣n trạng quản lý
chất thải và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải nguy hại tại nhà
máy Vạn Lợi tại Văn Môn,Yên Phong, Bắ c Ninh” với mu ̣c tiêu nghiên cƣ́u , đánh giá
hiệu quả quản lý và thực trạng xƣ̉ lý chấ t thả i nguy ha ̣i ta ̣i nhà máy . Từ đó chỉ ra đƣợc
thƣ̣c tra ̣ng các khó khăn, các vấn đề còn tồn đọng và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm
khắ c phu ̣c các khó khăn và vƣớng mắ c tồ n đo ̣ng hiê ̣n nay . Qua đó một phần đóng góp
cho cán bộ quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ cán bộ quản lý công ty từng bƣớc giải quyết
các vấn đề môi trƣờng do hoạt động của công ty gây nên.
1



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chất thải nguy hại
1.1.1. Khái niệm về chất thải và chất thải nguy hại
Chất thải là gì?
Theo định nghĩa của Công ƣớc Basel về Kiểm soát Chất thải Xuyên biên giới
và việc Tiêu hủy chúng (gọi tắt là Công ƣớc Basel): chất thải là “Những chất hoặc vật
thể bị thải bỏ, hoặc chuẩn bị bị thải bỏ hoặc bị các điều khoản của luật pháp quốc gia
yêu cầu phải thải bỏ”.
Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng (BVMT) năm 2015 thì Chất thải là vật chất đƣợc
thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [13].
Chất thải nguy hại là gì?
Công ƣớc Basel không đƣa ra một định nghĩa cụ thể về CTNH mà đƣa ra các
phụ lục trong Công ƣớc, trong đó xác định những chất thuộc Phụ lục I và có ít nhất
một thuộc tính trong Phụ lục III, hoặc các chất do nƣớc sở tại quy định trong luật pháp
của nƣớc đó, đƣợc coi là CTNH.
EU, tại Chỉ thị Hội đồng số 91/689/EEC, định nghĩa CTNH là chất thải đƣợc
xác định là thuộc danh sách tại Phụ lục I và II, và có ít nhất một đặc tính nhƣ trong
Phụ lục III của Chỉ thị. Đây là cách định nghĩa khá tƣơng đồng với định nghĩa của
Công ƣớc Basel.
Cục BVMT Mỹ (US EPA, 2010), định nghĩa CTNH là “Chất thải có tính chất
nguy hiểm hoặc nguy hiểm tiềm tàng đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Chất
thải nguy hại có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc bùn. Chúng có thể là sản phẩm thƣơng
mại bị thải bỏ nhƣ dung dịch tẩy rửa hoặc thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), hoặc là phụ
phẩm của quá trình sản xuất”.
Theo Luật BVMT 2015: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại,
phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại
khác” [13]. Để cụ thể hoá định nghĩa này, Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT đã đƣa ra
danh mục các CTNH theo nguồn thải.
1.1.2. Các tính chất và thành phần nguy hại của CTNH

Định nghĩa của Luật BVMT 2015 đã nêu lên đầy đủ các tính chất của CTNH,
đó là “độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc
đặc tính nguy hại khác”. Tại Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và

2


Môi trƣờng Quy định về Quản lý Chất thải nguy hại, các tính chất nguy hại chính [11,
16] đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
 Dễ nổ:
▫ Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của
phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các
loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trƣờng xung quanh.
 Dễ cháy:
▫ Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng
chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550°C.
▫ Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc
phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
▫ Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên
trong điều kiện vận chuyển bình thƣờng, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với
không khí và có khả năng bắt lửa.
 Ăn mòn:
▫ Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thƣơng nghiêm trọng
các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trƣờng hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại
vật liệu, hàng hoá và phƣơng tiện vận chuyển. Thông thƣờng đó là các chất
hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc
kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).
 Oxi hoá:
▫ Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt
mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các

chất đó.
 Gây nhiễm trùng:
▫ Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố đƣợc cho là gây bệnh cho con
ngƣời và động vật.
 Có độc tính:
▫ Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thƣơng nghiêm trọng hoặc
có hại cho sức khoẻ qua đƣờng ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
▫ Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hƣởng từ từ
hoặc mãn tính, kể cả gây ung thƣ, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.

3


 Có độc tính sinh thái:
▫ Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với môi
trƣờng, thông qua tích luỹ sinh học và/ hoặc tác hại đến các hệ sinh vật.
Những tính chất đƣợc liệt kê ở đây cũng tƣơng đồng với những tính chất đƣợc
liệt kê ở Phụ lục III của Công ƣớc Basel.
1.1.3. Phân loại CTNH
CTNH có thể đƣợc phân loại theo 2 cách cơ bản là theo đặc tính và theo nguồn
phát sinh. Tuy nhiên, việc phân loại theo đặc tính gặp nhiều khó khăn bởi một CTNH
có thể có nhiều hơn một đặc tính nguy hại. Do đó, cách thức phân loại theo nguồn phát
sinh (theo danh mục) là cách thức phổ biến hơn trên thế giới.
Tại Hoa Kỳ, CTNH đƣợc phân thành các loại sau (US EPA, 2010):
- CTNH đã đƣợc đƣa vào danh mục: những chất thải đã đƣợc EPA xác định là
CTNH, đƣợc đƣa vào danh mục và công bố rộng rãi. Các danh mục bao gồm:
 Danh mục F (CTNH từ những nguồn không đặc thù): danh mục này nhằm giúp
xác định CTNH từ các quá trình công nghiệp và sản xuất thông thƣờng, ví dụ nhƣ
dung môi đã sử dụng để tẩy rửa hoặc khử dầu mỡ. Do các quá trình làm phát sinh ra
các chất thải này có thể diễn ra trong nhiều ngành khác nhau nên các CTNH thuộc

danh mục F còn đƣợc gọi là chất thải từ những nguồn không đặc thù.
 Danh mục K (CTNH từ những nguồn đặc thù): danh mục này nhằm giúp xác
định CTNH từ các ngành công nghiệp đặc thù nhƣ lọc dầu hoặc sản xuất thuốc BVTV.
CTNH thuộc danh mục này có thể là một số loại bùn và nƣớc thải từ các quá trình sản
xuất và xử lý thuộc các ngành công nghiệp đặc thù này.
 Danh mục U (các sản phẩm hóa chất thƣơng mại bị thải bỏ): danh mục này bao
gồm các sản phẩm hóa chất thƣơng mại đặc thù khi đƣợc đƣa vào tình trạng không sử
dụng. Một số loại thuốc BVTV hoặc dƣợc phẩm có thể trở nên nguy hại khi bị thải bỏ.
- CTNH đặc tính: các chất thải không nằm trong các danh sách nêu trên nhƣng
thể hiện một hoặc hơn một tính chất nguy hại nhƣ là dễ cháy, ăn mòn, phản ứng hoặc
độc.
- CTNH đƣợc công nhận rộng rãi: ắc quy, thuốc BVTV, thiết bị chứa thủy ngân
(nhƣ nhiệt kế) và các loại bóng đèn (nhƣ là đèn huỳnh quang).
- CTNH hỗn hợp: những chất thải vừa có tính phóng xạ vừa có các tính chất nguy
hại.

4


Đối với EU, việc phân loại CTNH đƣợc dựa trên Catalô Chất thải châu Âu,
đƣợc chỉnh sửa mới nhất vào năm 2009 (European Waste Catalogue – EWC, 2009),
trong đó chất thải (và CTNH) đƣợc chia thành các nhóm ký hiệu từ 01 đến 20 dựa theo
nguồn phát sinh. Đây là cách tiếp cận đƣợc Việt Nam áp dụng để xây dựng danh mục
CTNH (ban hành theo Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT), trong đó CTNH có thể phân
loại thành các nhóm nhƣ sau [11, 16]:
01. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.
02. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ.
03. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ.
04. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác.
05. Chất thải từ quá trình luyện kim.

06. Chất thải từ quá trình sản xuất thuỷ tinh và vật liệu xây dựng.
07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác.
08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng các sản phẩm
che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), keo, chất bịt kín và mực in.
09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy.
10. Chất thải từ ngành da, lông và dệt nhuộm.
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm).
12. Chất thải từ các cơ sở quản lý chất thải, xử lý nƣớc thải tập trung, xử lý
nƣớc cấp sinh hoạt và công nghiệp.
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y.
14. Chất thải từ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
15. Chất thải từ hoạt động phá dỡ thiết bị, phƣơng tiện giao thông vận tải đã hết
hạn sử dụng.
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.
17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất
lạnh và chất đẩy.
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.
19. Các loại chất thải khác.

5


1.2. Quản lý tổng hợp CTNH
1.2.1. Khái niệm quản lý chất thải và quản lý CTNH
Quản lý chất thải là quá trình bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế hoặc
tiêu hủy, và quan trắc các loại chất thải. Mục đích của quản lý chất thải là nhằm làm
giảm các nguy cơ, tác động của chất thải tới sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng. Theo
Luật BVMT 2015, quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển,
giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải [13]. Cụ thể hơn, đối
với chất thải rắn, theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất

thải rắn, hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,
đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lƣu giữ,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu
những tác động có hại đối với môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời [12].
Phƣơng thức quản lý chất thải rất đa dạng, và có sự khác biệt đáng kể giữa các
nƣớc phát triển với các nƣớc đang phát triển, giữa thành thị và nông thôn, giữa chất
thải sinh hoạt và công nghiệp. Trách nhiệm quản lý các loại chất thải sinh hoạt thông
thƣờng ở các đô thị lớn thƣờng thuộc về chính quyền sở tại, trong khi đó, đối với chất
thải công nghiệp thông thƣờng, trách nhiệm thuộc về các cơ sở tạo ra chất thải.
Quá trình quản lý CTNH cũng bao gồm các bƣớc cơ bản tƣơng tự nhƣ đã nêu
trên. Tuy nhiên, do các tính chất nguy hại và các rủi ro có thể gây ra cho con ngƣời và
môi trƣờng, CTNH đƣợc quản lý một cách chặt chẽ hơn, với những yêu cầu nghiêm
ngặt hơn, bởi chỉ cần một lƣợng nhỏ CTNH không đƣợc quản lý thích hợp cũng có thể
gây ra hậu quả khôn lƣờng. Do những yêu cầu nghiêm ngặt hơn, CTNH đƣợc quản lý,
xử lý riêng biệt, với những biện pháp kỹ thuật, công nghệ và pháp lý có phần khác biệt
so với chất thải thông thƣờng, trong đó, yếu tố an toàn đƣợc đặt lên hàng đầu. Theo
Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Quy định về
Quản lý chất thải nguy hại, quản lý CTNH là các hoạt động liên quan đến việc phòng
ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lƣu giữ tạm thời, vận
chuyển và xử lý CTNH [11].
1.2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải nguy hại
Tại Khoản 3 Điều 3 quy chế quản lý CTNH ban hành kèm theo Quyết định số
155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của thủ tƣớng Chính phủ quy định: “Quản lý
CTNH là các hoạt động kiểm soát CTNH trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu
gom, vận chuyển, quá cảnh, lƣu trữ, xử lý và tiêu hủy CTNH ” [13].

6


Nhƣ vậy, khái niệm quản lý CTNH lần đầu tiên đƣợc quy định tại Luật bảo vệ

môi trƣờng năm 1993, sau đó khái niệm này đã đƣợc chỉnh sửa tại Thông tƣ 12. Tại
thông tƣ này, khái niệm quản lý CTNH đƣợc diễn đạt một cách cụ thể, rõ ràng, có nội
hàm rộng lớn và đầy đủ hơn so với qui định tại Khoản 3 Điều 3 của quy chế. Các nhà
làm luật đã liệt kê hàng loạt hoạt động của việc quản lý CTNH theo một quy trình chặt
chẽ hơn, bao gồm cả những hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu,
phân loại CTNH. Nhƣ vậy, trách nhiệm quản lý chất thải của cơ quan Nhà nƣớc và các
tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý CTNH không chỉ có từ khi chất thải đó
phát sinh, mà các chủ thể trên còn có trách nhiệm trong việc phòng ngừa, giảm thiểu
bằng việc áp dụng mọi biện pháp kĩ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến… nhằm hạn
chế lƣợng CTNH phát sinh trên thực tế. Theo quy định trên, quản lý CTNH có những
đặc điểm sau:
Trách nhiệm quản lý chất thải thuộc về cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quản
lý CTNH và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các cơ quan Nhà nƣớc có trách nhiệm
quản lý CTNH là những chủ thể có những hoạt động liên quan trực tiếp đến CTNH
nhƣ: chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy.
Nội dung quản lý CTNH là các hoạt động mà các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về
BVMT và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện. Cụ thể là: các cơ quan Nhà
nƣớc có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý CTNH,
thanh tra, kiểm tra, phát hiện và sử lý kịp thời những sai phạm. Các tổ chức, cá nhân
có liên quan phải tiến hành những hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý
CTNH.
Quy trình quản lý CTNH đƣợc thực hiện theo 3 giai đoạn. Đó là [7, 9]:
Giai đoạn 1: Quản lý nguồn phát sinh CTNH. Đây là việc tiến hành các biện
pháp để quản lý CTNH ngay tại chính nguồn phát sinh ra chất thải đó. Cách thông
thƣờng nhất đƣợc nhiều quốc gia sử dụng để giải quyết những vấn đề trên là tiến hành
thủ tục đăng ký cấp giấy phép đối với các chủ nguồn thải CTNH, đặc biệt là trong
nghành công nghiệp.
Giai đoạn 2: Phân loại, thu gom và vận chuyển CTNH. Giai đoạn này đƣợc thực
hiện bằng việc phân loại, thu gom toàn bộ CTNH tại tất cả nguồn phát sinh ra chúng.


7


Sau khi tiến hành việc thu gom, chất thải sẽ đƣợc vận chuyển đến khu xử lý và thải bỏ
hoặc đến trạm trung chuyển hay đến nơi lƣu giữ tạm thời.
Giai đoạn 3: Xử lý chất thải. CTNH sẽ đƣợc vận chuyển từ nhà máy xử lý chất
thải bằng những phƣơng tiện chuyên dụng đến nơi xử lý cuối cùng và tiến hành xử lý.
1.3. Tổng quan về tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam
1.3.1. Các nguồn phát sinh chất thải nguy hại tại Việt Nam
1.3.1.1. Nguồn thải từ hoạt động công nghiệp
Chất thải công nghiệp tại Việt Nam chiếm khoảng 13% đến 20% tổng lƣợng
chất thải. Phần trăm chất thải công nghiệp nguy hại vào năm 2008 là khoảng 18%
trong tổng số chất thải công nghiệp. Việc phát sinh chất thải công nghiệp tập trung chủ
yếu tại các khu công nghiệp và ở miền Nam. Gần một nửa số chất thải công nghiệp
phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là thành phố Hồ Chí Minh, Biên
Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dƣơng.
Chất thải công nghiệp phát sinh tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà
Nội, Hải Phòng) chiếm tỉ lệ 30%. Các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm hơn
70% lƣợng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh tại Việt Nam [15].
Nguồn phát sinh chất thải chứa PCB
Trƣớc năm 1990, tất cả các máy biến thế của Việt Nam đều nhập từ Trung
Quốc, Liên Xô cũ, là loại máy sử dụng dầu PCB. Sau năm 1990, Việt Nam đã ngừng
nhập các loại máy trên, nhƣng các kho chứa dầu cũ vẫn còn và đến nay vẫn chƣa có
phƣơng pháp chuẩn để xử lý. Hiện nay, lƣợng PCB (PolyChlorinated Biphenyl) ở Việt
Nam là rất lớn, theo một số cuộc điều tra thì có thể lên tới 20.000 tấn. Thống kê ban
đầu cho thấy, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hiện đang quản lý trên 60% tổng
lƣợng PCB tại Việt Nam. Cụ thể, ngoài 9.000 tấn dầu PCB đã biết chắc chắn, còn
khoảng 1.000 tấn dầu nghi ngờ có chứa PCB trong các hệ thống điện. Ngoài ra, còn
tồn tại một lƣợng PCB trong các thiết bị công nghiệp nằm ngoài ngành điện hiện chƣa
đƣợc xác định chính xác [15].

Việc quản lý PCB ở Việt Nam hiện còn rất bất cập: không có hệ thống theo dõi
lƣợng PCB sử dụng, không có hệ thống hoặc thiết bị đúng chức năng để vận chuyển,
lƣu giữ các nguyên liệu chứa PCB, chƣa thực hiện đƣợc việc xử lý và tiêu huỷ PCB an
toàn theo đúng yêu cầu kỹ thuật, chƣa quan trắc ô nhiễm môi trƣờng do PCB một cách
hệ thống.
Hà Nam

8


Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có các
thành phần sau: dầu mỡ, giẻ lau nhiễm dầu mỡ, bùn thải, chất bảo quản hết hạn sử
dụng, mực in, lô chứa mực in, cặn sơn, dung môi, hoá chất nhuộm, thuốc nhuộm, bao
bì đựng thuốc nhuộm… Lƣợng rác thải nguy hại phát sinh hàng năm khoảng 1.378
tấn/năm. Toàn tỉnh đã có 80 cơ sở đƣợc cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH [15,
17].
Bảng 1.1: Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số khu vực nghiên cứu
Tỉnh/thành phố
Hà Nội

Chất thải công nghiệp Chất thải công nghiệp
không nguy hại
nguy hại
1.010

371

Hải Phòng

72


27

Huế

3

2

Đà Nẵng

72

25

1.450

350

Đồng Nai

550

140

Bà Rịa-Vũng Tàu

276

91


Bình Dƣơng

180

120

3613

1.126

Tp Hồ Chí Minh

Tổng cộng

Hải Dƣơng
Thông qua việc lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và kiểm tra
thực tế tại 110 cơ sở công nghiệp đóng trên địa bàn (trong và ngoài khu công nghiệp)
cho thấy lƣợng chất thải nguy hại 3504 tấn/năm.
Số liệu tổng hợp về CTNH của 11 doanh nghiệp đƣợc khảo sát điều tra cho
thấy, năm 2005 là 4,25 tấn/ngày, năm 2008 là 8,4 tấn/ngày (252 tấn/tháng); 9 tháng
đầu năm 2009 là 7,61 tấn/ngày (228 tấn/tháng). Tỷ lệ gia tăng lƣợng CTR phát sinh
khoảng từ 20-40%/năm. Toàn tỉnh đã có 134 cơ sở đƣợc cấp Sổ đăng ký chủ nguồn
thải CTNH [15, 17].
Hải Phòng
Tổng lƣợng chất thải công nghiệp hiện nay của Hải Phòng ƣớc tính hơn
600.000 tấn/năm trong đó 1% là chất thải nguy hại, chủ yếu từ các cơ sở sản xuất thép,

9



đúc kim loại, hóa chất, thủy tinh, sửa chữa và đóng tàu. Riêng ngành công nghiệp da
giày phát sinh 150 tấn chất thải nguy hại/năm. Qua số liệu điều tra từ Công ty Môi
trƣờng đô thị Hải Phòng thì lƣợng CTNH mà công ty thu gom đƣợc tăng vào khoảng
5% mỗi năm. Lƣợng chất thải công nghiệp không nguy hại và nguy hại theo báo cáo
của Sở TN&MT lần lƣợt là 72 tấn/ngày và 27 tấn/ngày [15, 17].
Hà Nội
Theo thống kê ở Hà Nội có khoảng 178 nguồn thải chính, nguồn thải công
nghiệp chiếm 82,5%, mật độ nguồn thải ở Hà Nội là 0,195 nguồn thải/km2, gấp mức
trung bình toàn quốc 20 lần. Thành phố đã có 327 cơ sở đƣợc cấp Sổ đăng ký chủ
nguồn thải CTNH [15, 17].
Trong số 318 xí nghiệp, nhà máy quy mô vừa và lớn thì có 147 cơ sở có chất
thải rắn gây ô nhiễm môi trƣờng. Tuy mật độ công nghiệp ở Hà Nội chƣa cao nhƣng
đã hình thành một số cụm công nghiệp và tạo nên những khu vực ô nhiễm cục bộ khá
nguy hiểm. Mặt khác, các cơ sở sản xuất nhỏ (đặc biệt là những làng nghề) ở Hà Nội
với các ngành nghề nhƣ: luyện thiếc, luyện kim loại từ các linh kiện điện tử và các phế
phẩm khác, nhuộm, in tráng ảnh đang rất phát triển và thải ra môi trƣờng nhiều loại
chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, đặc biệt là những cơ sở này quy mô nhỏ và
hoạt động ngay trong khu dân cƣ có mật độ cao.
Chất thải rắn công nghiệp khoảng 750 tấn/ngày, mới thu gom khoảng 637-675
tấn/ngày và mới xử lý khoảng 382-405 tấn/ngày. Trong số đó, chất thải công nghiệp
nguy hại khoảng 97-112 tấn/ngày (chiếm 13 -15%), mới thu gom khoảng 58-78,4
tấn/ngày (chiếm 60%-70%). Theo ƣớc tính tổng lƣợng chất thải rắn của Hà Nội (không
kể phân bùn) là 742.402 tấn/năm. Trong đó, lƣợng rác thải công nghiệp khoảng
151.170 tấn (thu gom đƣợc khoảng 48 %), rác bệnh viện: 6298 tấn (thu gom đƣợc
khoảng 53 %) [14, 15, 17].
Thừa Thiên - Huế
Tỉnh có 2 KCN đang hoạt động với tổng diện tích là 1185 ha và có khoảng 38
doanh nghiệp. Lƣợng chất thải công nghiệp không nguy hại và nguy hại theo báo cáo
lần lƣợt là 3 tấn/ngày và 2 tấn/ngày. Theo báo cáo của Ban quản lý KCN tỉnh Thừa

Thiên Huế, 790 tấn chất thải công nghiệp phát sinh từ 2 KCN nằm tại tỉnh Thừa Thiên
Huế [17].

Đà Nẵng

10


Thành phố Đà Nẵng có 4 KCN đang hoạt động với tổng diện tích là 1086 ha.
Số lƣợng chất thải công nghiệp nguy hại và không nguy hại theo báo cáo của Sở
TN&MT lần lƣợt là khoảng 72 tấn/ngày và 25 tấn/ngày [17].
Thành phố Hồ Chí Minh
Toàn thành phố có hơn 800 nhà máy nằm trong 15 khu công nghiệp, khu chế
xuất đang hoạt động; gần 35.000 cơ sở sản xuất lớn, vừa và nhỏ nằm phân tán khắp
thành phố, mỗi ngày thành phố tiếp nhận khoảng 1000 - 1.500 tấn chất thải rắn công
nghiệp, 350 tấn CTNH (trong đó có khoảng 10-20% chất thải nguy hại chƣa đƣợc xử
lý). Đó là chƣa kể chất thải từ các tỉnh lân cận nhƣ Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà RịaVũng Tàu… đƣa về thành phố để xử lý do các địa phƣơng này chƣa đủ năng lực tự
giải quyết; chƣa kể tới lƣợng chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động thƣơng mạidịch vụ cho tới nay vẫn chƣa xác định đƣợc [15, 17].
Đến nay, trên địa bàn thành phố có 1100 cơ sở đã đƣợc cấp sổ đăng ký chủ
nguồn thải trong số 9.000 công ty, nhà máy có nguồn CTNH (số liệu năm 2009). Hiện
nay mỗi ngày các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố thải ra trung bình từ 250 đến
350 tấn CTNH và khoảng 1.000 tấn chất thải rắn công nghiệp nhƣ: các chế phẩm nông
nghiệp, thuốc trừ sâu, hóa chất, nhựa, rác y tế... Ngoài ra, còn có từ 150 đến 200 tấn
CTNH từ các tỉnh lân cận cũng đƣợc đƣa về xử lý ở TP.Hồ Chí Minh.
Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh công nghiệp lớn thứ 2 của cả nƣớc hiện đã quy hoạch đƣợc 29
khu công nghiệp với tổng diện tích 8.121 ha. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 24 KCN
với diện tích 6.496 ha, thu hút 927 dự án đầu tƣ của 30 quốc gia. Trong đó, có 19 KCN
và 686 dự án đi vào hoạt động, thu hút khoảng 290 ngàn lao động. Tốc độ hình thành
các KCN và thu hút vốn đầu tƣ trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh, nhƣng kéo theo đó

là những tác động xấu ảnh hƣởng tới môi trƣờng. Với hơn 7.500 cơ sở sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất thực phẩm, dƣợc
phẩm, mỹ phẩm, sản xuất hóa chất, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ
thực vật, sản xuất các mặt hàng điện tử, may mặc, giày da, chế biến gỗ, cơ khí… đã
tạo ra một lƣợng chất thải khá lớn gây ô nhiễm môi trƣờng [15, 17].
Chất thải nguy hại của tỉnh chủ yếu là bùn hoá chất của một số nhà máy nhƣ:
Ching Fa, Hualon, dệt S.Y - VN thải ra các loại chất tẩy rửa, keo và các loại nguyên
vật liệu phế phẩm. Ở một số công ty nhƣ Fujitsu, ACH - Polymer, dƣợc liệu TW II,
tôn Phƣơng Nam... đã tạo ra các loại chất bã rắn tồn dƣ trong công nghiệp và chất thải
nguy hại với khối lƣợng lớn khiến vấn đề quản lý và tiêu huỷ chất thải công nghiệp

11


càng thêm bức xúc. Ở một số công ty sản xuất giầy da cho Nike trên địa bàn Đồng Nai
trong quá trình thay đổi hoá chất còn tồn kho hàng chục ngàn tấn nguyên liệu.
Quá trình phát sinh CTNH tăng đáng kể theo từng năm: Nếu năm 1999 chỉ có
3.759 tấn/năm, năm 2000 là 5.300 tấn, năm 2001 tăng lên khoảng 6.500 tấn và đến
năm 2009 là trên 20.000 tấn. Mức độ phát thải các chất nguy hại ở các ngành nghề
đƣợc phân bổ nhƣ sau: ngành giầy da (35%), dệt nhuộm (25%), điện - điện tử (25%),
dƣợc phẩm (5%), và ngành nghề khác là 10%. Mức độ gia tăng khối lƣợng chất thải
công nghiệp sẽ gia tăng khi cả 17 khu công nghiệp đƣợc đƣa vào kế hoạch tích cực
trong quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là CTNH. Mặc dù những cơ
sở này đã hợp đồng với một số đơn vị để xử lý nguồn CTNH trên, nhƣng tỷ lệ xử lý
cũng mới chỉ đạt khoảng trên 60% [2, 17]. Theo báo cáo của Sở TN&MT, lƣợng chất
thải công nghiệp không nguy hại và nguy hại lần lƣợt là 550 tấn/ngày và 140 tấn/ngày.
Bình Dƣơng
Tỉnh có 25 KCN, trong đó 15 KCN đang hoạt động với tổng diện tích 3196 ha,
10 KCN đang giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Trên địa bàn tỉnh có
trên 3000 cơ sở sản xuất công nghiệp với tổng khối lƣợng chất thải rắn công nghiệp

phát sinh khoảng 500-700 tấn/ngày, trong đó tổng lƣợng chất thải nguy hại phát sinh
khoảng 120-150 tấn/ngày. Dự báo trong bối cảnh tăng trƣởng kinh tế - xã hội và phát
triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, lƣợng CTNH phát sinh sẽ vào khoảng 1.370
tấn/ngày, trong đó có các ngành sản xuất công nghiệp có khả năng phát sinh CTNH
cao nhất là sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuộc da, dệt nhuộm, xi mạ...[17].
Bà Rịa - Vũng Tàu
Cho đến nay toàn tỉnh có 11 KCN đƣợc thành lập với tổng diện tích 6.350 ha,
trong đó có 06 KCN đã đi vào hoạt động gồm: Đông Xuyên, Phú Mỹ I, Mỹ Xuân A,
Mỹ Xuân A2, Mỹ Xuân B1-Conac và Cái Mép; thải ra khoảng 276 tấn chất thải
rắn/ngày cụ thể nhƣ sau:
- KCN Đông Xuyên: khoảng 5,67 tấn/ngày (rác thải sinh hoạt 2,8 tấn; rác thải
công nghiệp 2,4 tấn, rác thải nguy hại 0,47 tấn);
- KCN Phú Mỹ I: khoảng 187 tấn/ngày (rác thải sinh hoạt 4 tấn, rác thải công
nghiệp 181, rác thải nguy hại 2 tấn). Chủ yếu phát sinh từ các Công ty: Thép Miền
Nam với khối lƣợng 170 tấn/ngày và Công ty thép tấm lá Phú Mỹ 2 tấn/ngày (xỉ lò
luyện, vảy thép…);
- KCN Mỹ Xuân A: khoảng 75,5 tấn/ngày (rác sinh hoạt 2,5 tấn, rác công nghiệp
72 tấn, rác thải nguy hại 1 tấn);

12


- KCN Mỹ Xuân A2: khoảng 4,5 tấn/ngày (rác sinh họat 1,5 tấn, rác công nghiệp
2,2 tấn, rác thải nguy hại 0,3 tấn);
- KCN Mỹ Xuân B1-Conac: khoảng 1,9 tấn/ngày (rác thải sinh hoạt 0,3
tấn/ngày, rác công nghiệp 1,5 tấn, rác nguy hại 0,1 tấn);
- KCN Cái Mép: khoảng 2 tấn/ngày (rác thải sinh hoạt 0,35 tấn, rác thải công
nghiệp 1,5 tấn, rác thải nguy hại 0,1 tấn).
Trong tỉnh cũng phát sinh một lƣợng lớn chất thải do vệ sinh tàu dầu hằng năm
khoảng 2.560 tấn/tàu (tƣơng đƣơng 15.270 m3/tàu). Chƣa kể chất thải từ các nhà máy

tái chế chì (từ bình ắc quy), hóa chất bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng, thuộc da, nhuộm
đều chƣa có biện pháp xử lý. Qua thống kê từ 115 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải
nguy hại do Sở Tài nguyên và Môi trƣờng cấp, khối lƣợng chất thải nguy hại phát sinh
từ hoạt động công nghiệp gần 91 tấn/ngày [15, 17].
1.3.1.2. Nguồn thải từ hoạt động nông nghiệp
Hiện trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) ở Việt Nam khá phức tạp
và đa dạng về chủng loại, với số lƣợng gia tăng không ngừng. Năm 1980 lƣợng hóa
chất bảo vệ thực vật sử dụng ở Việt Nam khoảng 10.000 tấn/năm, từ năm 1986-1990
khoảng 13.000-15.000 tấn, đầu thập niên 90 thế kỷ XX con số này tăng lên hơn gấp
đôi (20.300 tấn năm 1991, 30.000 tấn năm 1994). Hiện nay lƣợng hóa chất bảo vệ thực
vật sử dụng dao động trong khoảng 35.000-42.000 tấn [3, 14]. Từ năm 1991- 1999, tỷ
lệ sử dụng hóa chất trừ sâu có giảm đi do Việt Nam áp dụng chƣơng trình quản lý dịch
hại tổng hợp (IPM) do FAO và một số chính phủ tài trợ. Tuy nhiên các nhà khoa học
cảnh báo Việt Nam là một trong những nƣớc sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật
nhất trên thế giới và số lƣợng ngƣời bị ngộ độc về hóa chất bảo vệ thực vật cũng nhƣ
dƣ lƣợng tồn đọng trong môi trƣờng đã tăng dần hàng năm. Một thống kê của Bộ Y tế
cho biết, từ năm 1999 đến tháng 8/2004, trên toàn quốc đã xảy ra 1.245 vụ ngộ độc
thực phầm với số bệnh nhân 28.014 ngƣời, trong đó 333 trƣờng hợp tử vong. Phân tích
nguyên nhân xảy ra ngộ độc trong thời gian trên cho thấy, một trong những nguyên
nhân cơ bản là ngộ độc hoá chất (11-25%). Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, số
mẫu rau, quả tƣơi có dƣ lƣợng hóa chất BVTV chiếm từ 30-60%, trong đó số mẫu rau,
quả có dƣ lƣợng hóa chất BVTV vƣợt quá giới hạn cho phép chiếm từ 4-16%. Số mẫu
rau kiểm tra ở Hà Nội và Hà Tây có hàm lƣợng Asen cao hơn giới hạn cho phép chiếm
từ 22-33%, số mẫu rau có hàm lƣợng Nitơrat (NO3) cao ở mức báo động (100% mẫu
đậu đỗ ở Hà Nội và Hà Tây, 66,6% mẫu rau cải tại Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai có
dƣ lƣợng vƣợt giới hạn tối đa cho phép); một số hóa chất BVTV bị cấm sử dụng nhƣ
Methamidophos vẫn còn dƣ lƣợng trong rau [3, 14, 15, 17].

13



Ở Việt Nam trên 300 loại hóa chất bảo vệ thực vật hiện đang đƣợc sử dụng (có
cả các loại thuốc bị cấm nhƣ Wolfatox, Monitor, DDT), trong đó có 10 tên hoá chất
BVTV có nguy cơ gây độc hại cực cao đang đƣợc phép sử dụng. Điều đáng nói ở chỗ
chính những loại hóa chất BVTV này lại nằm trong bản quyết định danh mục hóa chất
BVTV đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 12/3/2002. Các
chất này đƣợc xếp vào loại cực độc và độc cao, rất dễ gây độc cấp cho ngƣời và vật
nuôi theo bảng xếp loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Có 27 tên hóa chất thƣơng
mại đƣợc pha chế từ 10 hoạt chất này đang đƣợc lƣu thông tự do, không có các quy
định kiểm soát, quản lý nghiêm ngặt và phần lớn đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong
nông nghiệp. Ví dụ nhƣ hóa chất Hinossan trừ bệnh đạo ôn hại lúa; Supracid trừ sâu,
rệp... trên rau, dƣa, đậu đỗ, nho, cây ăn quả; Thiodan là loại hóa chất hạn chế sử dụng
vì rất độc đối với ngƣời, chim, cá nhƣng vì đƣợc lƣu thông tự do, giá lại rất rẻ nên đã
đƣợc nhiều ngƣời nông dân sử dụng và nó là nguyên nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc qua
thực phẩm và gây hại cho thuỷ sản ở nhiều nơi. Tổng cộng đã có 43 hoá chất độc hại
đƣợc pha chế thành 286 tên hóa chất thƣơng mại đƣợc các nhà khoa học phát hiện
trong danh mục hóa chất BVTV và hạn chế sử dụng ở Việt Nam đang đƣợc sử dụng
phổ biến trừ sâu hại lúa, rau quả và cây công nghiệp.
Hiện tại, cả nƣớc có khoảng 50 cơ sở sản xuất hoá chất nông nghiệp. Trong số
hơn 300 loại hoạt chất hóa chất BVTV sử dụng tại Việt Nam chỉ có 4 loại hóa chất
BVTV đƣợc sản xuất trong nƣớc ở 02 cơ sở liên doanh với nƣớc ngoài. Các cơ sở
khác nhập nguyên liệu hóa chất BVTV từ nƣớc ngoài để gia công sang chai, đóng gói
thành các loại sản phẩm hóa chất BVTV [15, 17]
Bảng 1.2: Thống kê lượng hóa chất BVTV nhập khẩu từ 1991-2007
Năm

Lƣợng hóa chất BVTV (tấn)

1991
1992

1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001

23.300
21.100
24.800
20.380
25.666
32.751
30.406
42.738
33.715
33.637
36.589

14


Năm

Lƣợng hóa chất BVTV (tấn)

2002

2003
2004
2005
2006
2007
Tổng cộng

38.081
36.018
48.288
51.764
71.345
80.000
650.579

Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ, hiện cả nƣớc có 1.153 điểm tồn lƣu hóa chất.
Tổng cục Môi trƣờng đã phân loại đƣợc 240 điểm hóa chất thuộc danh mục gây ô
nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, 95 điểm ở mức độ gây ô
nhiễm. Nghệ An là địa phƣơng có nhiều điểm tồn lƣu hóa chất nguy hại nhất - 193
điểm; sau đó phải kể đến các địa phƣơng là Hà Tĩnh 8 điểm; Thanh Hóa, Quảng Bình
7 điểm; Thái Nguyên 5 điểm... Nhiều địa phƣơng mới chỉ thống kê 1- 2 điểm nhƣ Hà
Giang, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Bắc Giang, Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang... Còn rất
nhiều địa phƣơng chƣa thực hiện thống kê nên danh mục các điểm tồn lƣu đang danh
mục mở.
Tổng số các loại hoá phẩm nông nghiệp hiện đƣợc lƣu giữ có thể hơn 37 nghìn
tấn, trong đó có 53% đƣợc lƣu giữ tại khu vực đồng bằng sông Mê Kông. Bên cạnh
các kho lƣu giữ, theo điều tra tại 39 tỉnh thành trong cả nƣớc thì có đến hơn 730 nghìn
hoá phẩm nông nghiệp không nhãn mác, bao gồm các chai lọ bằng nhựa, thuỷ tinh hay
kim loại. Những hoá phẩm này hiện đang vứt bỏ không đúng cách hoặc vẫn đƣợc sử
dụng. Điều này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cƣ.

1.3.1.3. Nguồn thải từ hoạt động y tế
Theo thống kê năm 2008, tại Việt Nam có 13.506 cơ sở y tế với hơn 221.695
giƣờng bệnh. Trong đó bao gồm: 774 bệnh viện đa khoa, 136 bệnh viện chuyên khoa,
5 bệnh viện ngành, 83 bệnh viện tƣ nhân và các hình thức khác. Bên cạnh đó, còn có
14 viện thuộc hệ thống y tế dự phòng và 190 cơ sở y tế chỉ định khác (63 trung tâm y
tế dự phòng, 59 trung tâm phòng chống HIV/AIDS, 28 trung tâm phòng chống sốt rét,
23 trung tâm phòng chống bệnh, 11 trung tâm cách ly y tế quốc tế, 6 trung tâm sức
khỏe lao động và môi trƣờng), 686 trung tâm y tế quận/huyện, gần 100 cơ sở nghiên
cứu và tâp huấn y tế và 181 công ty sản xuất dƣợc [17].
Theo thống kê trên toàn quốc có 221.695 giƣờng bệnh. Lƣợng chất thải rắn y tế
phát sinh hiện nay khoảng 350 tấn/ngày, trong đó có 40,5 tấn là chất thải rắn y tế nguy

15


hại (chiếm 12%, chủ yếu là chất thải có tính lây nhiễm). Tỷ lệ phát sịnh chất thải y tế
phụ thuộc vào số giƣờng bệnh, trình độ, loại công nghệ y tế và khả năng tiếp cận của
ngƣời dân đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Bảng 1.3: Số lượng các cơ sở y tế và giường bệnh năm 2008

Tỷ lệ phát sinh CTNH tính trung bình trong cả nƣớc trên đơn vị giƣờng bệnh là
0,2 kg/giƣờng bệnh/ngày (tỉ lệ là 0,3 kg/giƣờng bệnh/ngày ở tuyến trung ƣơng và 0,18
kg/giƣờng bệnh/ngày ở tuyến tỉnh, huyện...). Dựa trên các số liệu hiện trạng, các phân
tích đánh giá sự gia tăng chất thải y tế nguy hại hàng năm và số liệu của các nƣớc đang
phát triển trong khu vực, dự kiến đƣa ra tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại cho
từng thời kỳ theo bảng dƣới đây (mức tăng trung bình là 3%/năm) [17].
Bảng 1.4: Chỉ tiêu chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ở Việt Nam
Bệnh viện

2010


2015

2025

Tuyến trung ƣơng

0,45

0,50

0,70

Tuyến tỉnh

0,25

0,30

0,40

Tuyến huyện

0,18

0,20

0,25

Nguồn: Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế 2010

Các nghiên cứu cho thấy các bệnh viện tuyến trung ƣơng và tại các thành phố
lớn có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại cao nhất. Khối lƣợng chất thải y tế
nguy hại tập trung ở Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng Đông Nam Bộ.

16


Biểu đồ phát sinh CTR y tế nguy hại theo các vùng kinh tế

12.000
10.503
Đồng bằng Sông Hồng

10.000

Trung du và miền núi Bắc Bộ

kg/ngày

8.000

6.980

Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ

6.151
6.000

4.000


5.357

Tây Nguyên
Đông Nam Bộ

3.136

Đồng bằng Sông Cửu Long

2.000
514
0
Vùng kinh tế

Hình 1.1: Biểu đồ phát sinh CTR y tế nguy hại theo các vùng kinh tế
Chất thải y tế đƣợc chia làm 5 loại là: Chất thải lâm sàng, chất thải phóng xạ,
chất thải hoá học, các bình khí có áp suất và chất thải sinh hoạt. Chất thải rắn y tế nguy
hại chiếm tỉ trọng khoảng 20-25% tổng lƣợng phát sinh trong các cơ sở y tế. Đó là chất
thải lây nhiễm nhƣ máu, dịch, chất tiết, bộ phận cơ thể, vật sắc nhọn, chất thải hóa học,
dƣợc phẩm, chất thải phóng xạ và các bình áp suất có khả năng cháy nổ [17].
Thành phần CTR y tế theo tính chất nguy hại

18%
1%
0%
3%

Lâm sàng
Hóa học

Phóng xạ
Bình áp suất
Thông thường

78%

Hình 1.2: Biểu đồ thành phần CTR y tế theo tính chất nguy hại
Dự báo lƣợng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên toàn quốc đến năm 2015
là 50 tấn/ngày và năm 2025 là 92 tấn/ngày [2, 17].

17


×