Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp
sinh kế bền vững cho cộng đồng ở Khu bảo
tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa
Vũ Thị Ngọc
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 60 85 15
Người hướng dẫn: TS. Hà Quý Quỳnh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Tổng hợp cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu sinh kế cộng đồng ở khu
bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), tổng quan các công trình nghiên cứu sinh kế cộng đồng.
Phân tích, đánh giá hiện trạng sinh kế của cộng đồng và tác động của các hoạt động
sinh kế tới đa dạng sinh học ở KBTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. Đánh giá các lợi
thế và hạn chế triển khai sinh kế của cộng đồng ở KBTTN Xuân Liên. Đề xuất giải
pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng dân tộc thiểu số ở KBTTN Xuân Liên, tỉnh
Thanh Hóa.
Keywords: Sinh kế bền vững; Cộng đồng; Khu bảo tồn thiên nhiên; Xuân
Liên; Bảo vệ tài nguyên môi trường; Thanh Hóa
Content
MỞ ĐẦU
Người dân sống trong và xung quanh KBTTN không được phép hoặc bị hạn chế khai
thác tài nguyên trong khu bảo tồn. Điều đó tác động lớn tới sinh kế của họ. Để duy trì, đáp
ứng nhu cầu của cuộc sống, người dân buộc phải khai thác tài nguyên ở khu vực không được
phép khiến cho tài nguyên ở KBTTN tiếp tục suy giảm. Do đó, để bảo tồn được đa dạng sinh
học, đảm bảo cuộc sống và nhu cầu của cộng đồng dân cư sống ở Khu bảo tồn thiên nhiên thì
cần có những định hướng sinh kế phù hợp.
KBTTN Xuân Liên thuộc huyện Thường Xuân, Thanh Hóa, được thành lập năm 2000,
có mức độ đa dạng sinh học được đánh giá là cao. Sinh sống trên địa bàn khu bảo tồn có cư
dân của 5 xã. Đời sống người dân ở đây khó khăn, cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào các
nguồn lợi từ rừng. Phát triển sinh kế bền vững (SKBV) cho cộng đồng địa phương là cần thiết
để đảm bảo cân bằng giữa phát triển và bảo tồn.
Nhưng cho đến hiện nay chưa có công trình nghiên cứu toàn diện, cung cấp được
những luận cứ khoa học cho vấn đề này. Vì vậy, học viên tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá thực trạng và đề xuất các giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng ở Khu bảo tồn thiên
nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa” nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho các giải pháp
sinh kế bền vững của cộng đồng dân cư ở KBTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa.
Để thực hiện được các mục tiêu của đề tài, học viên hoàn thành một số công việc sau:
- Tổng hợp cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu sinh kế cộng đồng ở KBTTN, tổng
quan các công trình nghiên cứu sinh kế cộng đồng.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sinh kế của cộng đồng và tác động của các hoạt động
sinh kế tới đa dạng sinh học ở KBTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. Đánh giá các lợi thế và
hạn chế triển khai sinh kế của cộng đồng ở KBTTN Xuân Liên.
- Đề xuất giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng dân tộc thiểu số ở KBTTN Xuân
Liên, tỉnh Thanh Hóa.
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SINH KẾ CỘNG
ĐỒNG DÂN CƢ Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU SINH KẾ CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ Ở KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN
1.1.1 Khu bảo tồn thiên nhiên và phân hạng Khu bảo tồn thiên nhiên
* Khái niệm về Khu bảo tồn thiên nhiên
Theo IUCN, 1994: “Khu bảo tồn thiên nhiên là một khu vực trên đất liền hoặc trên
biển được khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi
kèm, được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả khác”.
Theo Luật Đa dạng sinh học Việt Nam được ban hành tháng 11 năm 2008: “KBTTN là
khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học"
* Hệ thống phân hạng quốc tế KBTTN theo IUCN
Hệ thống phân hạng khu BTTN 1994 của IUCN
• Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt/Khu bảo vệ hoang dã (Strict Nature
Reserve/ Wildeness Area):
• Khu dự trữ thiên nhiên (Strict Nature Reserve)
• Khu bảo vệ hoang d. (Wildeness Area)
• Vườn Quốc Gia (National Park)
• Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên (National Monument/Natural Landmark)
• Khu bảo tồn loài/Sinh cảnh (Habitat/Species Management Area)
• Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/biển (Protected Landscape/Seascape)
• Khu bảo tồn kết hợp sử dụng bền vững tài nguyên (Managed Resource Protected
Area)
* Hệ thống phân hạng KBTTN của Việt Nam
Theo Điều 16 mục 1 chương III của Luật đa dạng sinh học Việt Nam thì KBT gồm: a)
Vườn quốc gia ; b) Khu dư
̣
trư
̃
thiên nhiên ; c) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh; d) Khu bảo vệ
cảnh quan . Trừ vườn quốc gia, các loại sau được chia ra cấp quốc gia và cấp tỉnh theo tiêu chí
ghi trong Luật Đa dạng sinh học.
1.1.2 Sinh kế và sinh kế bền vững
a) Khái niệm sinh kế, sinh kế bền vững và các phương thức sinh kế
* Sinh kế
Trong luận văn này học viên sử dụng định nghĩa sinh kế của của Bộ Phát triển quốc tế
Anh (DFIT) năm 1999: “Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực
vật chất, xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống”.
* Sinh kế bền vững
Theo DFIT (2001), sinh kế trở nên bền vững khi nó giải quyết được những căng thẳng
và đột biến, hoặc có khả năng phục hồi, duy trì và tăng cường khả năng và nguồn lực hiện tại
và tương lai mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên. Tiêu chí SKBV gồm: an
toàn lương thực, cải thiện điều kiện môi trường tự nhiên, cải thiện điều kiện môi trường cộng
đồng - xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, được bảo vệ tránh rủi ro và các cú sốc.
* Các phƣơng thức sinh kế
Có nhiều cách chia các phương thức sinh kế của nhiều tác giả khác nhau. Luận văn sử
dụng Mô hình sinh kế ở Việt Nam hiện nay gồm: trồng trọt, chăn nuôi, thủ công gia đình, trao
đổi hàng hóa và khai thác các nguồn lợi tự nhiên, trong đó 4 thành tố đầu là sinh kế sản xuất,
thành tố thứ 5 là sinh kế chiếm đoạt.
b) Tiếp cận sinh kế bền vững
Khung phân tích SKBV do Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFIT) đưa ra được các học giả
và các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi. Ba thành tố chính của sinh kế theo DFIT là: (1)
Vốn con người
Vốn tự nhiên
Vốn tài chính
Vốn vật chất
Vốn xã hội
Bối cảnh tổn thƣơng
- Sốc và khủng hoảng
- Những xu hướng kinh
tế- xã hội và môi trường
- Sự dao động theo kỳ,
thời vụ
Chiến lƣợc sinh kế
Thể chế, chính sách
- Chính sách và pháp luật
- Các cấp chính quyền
- Dịch vụ nhà nước, tư nhân
- Luật tục, tập quán
- Thiết chế cộng đồng
Kết quả sinh kế
- Thu nhập tốt hơn
- Đời sống nâng cao
- Khả năng tổn thương giảm
- An ninh lương thực củng cố
- Sử dụng tài nguyên thiên
nhiên bền vững
Những thay đổi
trong thực trạng tài
sản và chiến lược
sinh kế
Tài sản sinh kế
nguồn lực và khả năng mà con người có được, (2) Chiến lược sinh kế (thể hiện ra là các hoạt
động sinh kế) và (3) kết quả sinh kế. Các thành tố của một sinh kế có mối quan hệ nhân quả
và chiến lược sinh kế của con người chịu sự tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Điều này được
thể hiện trong khung phân tích sinh kế dưới đây (DFID,2001):
Hình 1.1: Khung phân tích sinh kế bền vững của nông dân nghèo (SLF)
c) Giảm nghèo theo các nguồn vốn sinh kế
Để giảm nghèo, phát triển SKBV, ngoài việc các hộ dân phải tự mình nâng cao năng
lực phát triển họ cũng cần những can thiệp hỗ trợ từ bên ngoài. Vai trò của các chương trình
can thiệp hỗ trợ là tác động vào tài sản sinh kế và chiến lược sinh kế của nông hộ, giúp họ
tăng cường tài sản và giảm tổn thương.
1.1.3 Tƣơng quan giữa sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học ở các
Khu bảo tồn thiên nhiên
a) Giá trị của tài nguyên KBTTN với sinh kế người dân địa phương
Đối với người dân địa phương, các giá trị sử dụng trực tiếp như: thu hái bền vững, săn
bắt động vật, thu hái củi đun, đất cho sản xuất nông nghiệp, bãi chăn thả là những giá trị thiết
thực nhất và là nguồn tài nguyên quan trọng đối với họ, đặc biệt trong bối cảnh họ chưa phát
triển được các sinh kế mới thay vì các sinh kế truyền thống dựa vào tài nguyên KBT. Bên
cạnh đó, các giá trị gián tiếp như ổn định thời tiết, khí hậu, cung cấp nước, kiểm soát lũ lụt
cũng là điều kiện quan trọng để họ triển khai các hoạt động sinh kế ở KBT.
b) Quản lý tài nguyên ở các Khu bảo tồn thiên nhiên
* Nguyên lý quyền hƣởng thụ và phân bổ lợi ích
Quản lý tài nguyên ở các KBTTN gồm cả ba phương diện: đó là một loạt các sắp xếp
tổ chức, kỹ thuật và bản địa dựa trên các yếu tố khoa học và xã hội liên quan tới việc tổ chức,
kiểm tra, quyền hưởng thụ và phân bổ lợi ích của các tài nguyên của các KBTTN.
“Quyền hưởng thụ và phân bổ lợi ích” của các tài nguyên ở KBT là vấn đề đã được
phân tích, đánh giá và ứng dụng trong bảo tồn. Đây là tiền đề hình thành 2 phương thức quản
lý là: quản lý dựa vào cộng đồng và đồng quản lý tài nguyên.
* Nguyên lý quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng, đồng quản lý tài nguyên
Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng có tác động tích cực đến đa dạng sinh học.
PGS. Lê Diên Dực trong bài viết “Vai trò của cộng đồng trong phát triển và bảo tồn đa dạng
sinh học” đã đưa ra 6 nguyên tắc của quản lý dựa vào cộng đồng. Trong đó, tác giả cho rằng
phát triển SKBV đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn về kinh tế và lương thực
cho cộng đồng, sinh kế là điểm chủ chốt trong mối tương tác giữa con người và tài nguyên,
quyết định tính bền vững.
c) Phát triển sinh kế bền vững với bảo tồn đa dạng sinh học
Sinh kế bền vững là xu thế phát triển hài hòa để đảm bảo mục tiêu bảo tồn ĐDSH và
phát triển kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương sống trong và
xung quanh KBT.
1.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU SINH KẾ Ở CÁC KBTTN
1. 2.1 Trên thế giới
- Tiếp cận “sinh kế” đã được áp dụng trong công tác bảo tồn bền vững tài nguyên ở
nhiều KBT và VQG trên thế giới:
+ Tác giả Abiyot Negera Biressu (2009) cho rằng các hoạt động bảo tồn của VQG cần
chú ý chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa các bên liên quan, đồng thời cải thiện sinh kế cho
cộng đồng địa phương.
+ Krisna B. Ghimire (2008) qua cuốn“Parks and people: Livelihood Issues in
national Parks Management in Thailand and Madagascar” cũng khẳng định điều
này.
+ Trong cuốn “Involving Indigenous peoples In Protected Area management:
Comparative Perspectives from Nepal, Thailand, and China” tác giả Sanjay K (2002) lưu ý
về việc cần phải chú ý tới các dân tộc bản địa và sinh kế của họ trong các KBT và VQG trong
các hoạt động bảo tồn
+ Năm 2005, DFIT đã xuất bản trên tạp chí của mình một bài viết với tiêu đề “Marine
Protected Areas and Sustainable Coastal Livelihoods”
+ Trong tài liệu “Quản lý Vườn quốc gia và sinh kế địa phương ở Ban Suk Ran Sat,
Thailand” nhóm tác giả: Tolera Senbatot Jiren, Liton Chandra Sen và Anna Glent Overgaard
sử dụng tiếp cận sinh kế bền vững của DFIT để phân tích.
1.2.2 Ở Việt Nam
Tiếp cận sinh kế bền vững này được các cơ quan phát triển và các nhà nghiên cứu ở
Việt Nam sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu, thiết kế các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh
kế:
- “Dự án sinh kế nông thôn bền vững ở Bình Định” do cơ quan phát triển quốc tế
NewZealand (NZAID) tài trợ tiến hành từ 2009 - 2013; Dự án "Cải thiện sinh kế các tỉnh ven
biển miền Trung" do ADB tài trợ từ nguồn quỹ đặc biệt của Chính phủ Nhật Bản kéo dài từ
4/2004 - 3/2005; Dự án “Quản lý tổng hợp các hoạt động vùng đầm phá” (IMOLA) của Thừa
Thiên Huế,…
- Nghiên cứu “Tác động của Đô thị hóa và công nghiệp hóa đến sinh kế nông dân”
được thực hiện bởi TS. Nguyễn Văn Sửu - Trường Đại học khoa học xã hội nhân văn tại một
làng ở ven đô Hà Nội;
- Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng cồn bãi
huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu, đứng đầu là
PGS.TS Hoàng Mạnh Quân (Trường Đại học Nông lâm Huế) năm 2009
- Dự án “Sinh kế bền vững bên trong và xung quanh các khu bảo tồn biển - LMPA”.
- Cuốn sách “Sinh kế bền vững cho các Khu bảo tồn biển Việt Nam” đã được hoàn
thành bởi một nhóm tác giả, đứng đầu là Angus McEwin và đã được xuất bản năm 2007.
- Báo cáo kinh tế - xã hội “Giám sát tác động xã hội và đánh giá khả năng tổn thương
của các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên đất ngập nước khu vực VQG Xuân Thủy,
Nam Định” xuất bản năm 2009.
1.3 QUAN ĐIỂM VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Quan điểm nghiên cứu
- Tiếp cận thực tiễn
- Tiếp cận liên ngành
- Tiếp cận hệ thống
- Tiếp cận tổng hợp
1.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
- Khảo cứu tài liệu
- Điều tra bằng bảng hỏi xã hội học
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp bản đồ
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SINH KẾ CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ Ở KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN
2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1.1 Khái quát chung về Khu vực nghiên cứu
a) Lịch sử Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên
Ban Qua
̉
n ly
́
Khu Ba
̉
o tồn Thiên nhiên đươ
̣
c tha
̀
nh lâ
̣
p theo Quyết đi
̣
nh số 1476/QĐ-UB
ngày 15/06/2000 của UBND tỉnh Thanh Hoá .
b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Vị trí và diện tích Khu bảo tồn
KBTTN Xuân Liên thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá, nằm trên địa giới
hành chính của các xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân Cẩm, Vạn Xuân; Có tọa độ địa
lý: Từ 19
0
51’00” đến 19
0
59’00” vĩ độ Bắc và Từ 104
0
58’00” đến 105
0
19’20” kinh độ
Đông.
Diện tích KBTTN Xuân Liên là 26.304 ha trong đó: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có
diện tích 10.847ha, Phân khu phục hồi sinh thái là 12.363ha và Khu hành chính dịch vụ
3.095ha. Vùng đệm của KBT có diện tích 36.421ha thuộc địa bàn của 5 xã: Bát Mọt, Yên
Nhân, Lương Sơn, Xuân Cẩm và Vạn Xuân của huyện Thường Xuân.
* Đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên
KBT Xuân Liên có khu hệ động thực vật rừng rất phong phú và đa dạng, trong đó có
nhiều loài quý hiếm cần được bảo vệ và bảo tồn phát triển nguồn gen. Đã xác định được 752
loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 440 chi, 130 họ. Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên là nơi
sinh sống của 55 loài thú, 136 loài chim, 34 loài bò sát, 19 loài ếch nhái và 143 loài bướm, đặc
biệt là các loài Hổ (Panthera tigris), Báo (Neofelis nebulosa), Vượn đen má trắng (Hylobates
leucogenys), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Voọc xám (Prelitis phayrci), Gà lôi trắng, Gà tiền,
đều có thông tin ghi nhận tại Xuân Liên.
10
* Địa chất, địa hình
Địa hình ở KBT Xuân Liên được đặc trưng bởi các dãy núi từ 800 -1.600m và bị chia cắt
bởi những thung lũng sâu và hẹp, các sườn dốc từ Tây sang Đông, chia ra 2 tiểu vùng: núi trung
bình, núi thấp xen giữa thung lũng gồm các xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân và đồi bát úp
gồm các xã Lương Sơn và Xuân Cẩm.
* Khí hậu
Theo tài liệu khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá, khí hậu vùng khu BTTN Xuân Liên mang
đặc điểm chung của khí hậu khu vực Tây tỉnh Thanh Hoá.
* Thủy văn
Trong vùng có sông chính là sông Chu, gồm các nhánh sông Khao, sông Đạt:
- Sông Chu phân bố qua tất cả các xã ở KBT Xuân Liên.
- Sông Khao phân bố ở các xã Yên Nhân, Lương Sơn.
- Sông Đạt phân bố ở các xã Vạn Xuân, Xuân Cẩm.
Năm 2006, sông Chu bị chặn dòng tại Cửa Đạt (xã Vạn Xuân) để xây dựng hồ tích nước
thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt, tạo thành hồ nước có diện tích mặt trên 3.000ha.
* Tài nguyên đất
Các nhóm đất phát triển trên các loại đá trầm tích sa thạch, phiến thạch bao gồm:
- Đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá mẹ sa thạch
- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá mẹ phiến thạch
- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá macma acid kết tinh
- Nhóm đất dốc tụ ven đồi, ven sông suối, đất phù xa
- Đất Feralit xám đen biến đổi do trồng lúa.
c) Điều kiện kinh tế - xã hội
Trên địa bàn Khu bảo tồn có 5 xã (Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân Cẩm và Vạn
Xuân) với 39 thôn bản. Theo số liệu thống kê của BQL KBTTN Xuân Liên, tổng diện tích đất tự
nhiên theo đơn vị hành chính của các xã vùng đệm KBTTN là 664,84km
2
. Dân số có 24.652
người (năm 2011). Mật độ dân số trung bình là 74,16 người/km
2
. Các xã ở KBTTN Xuân Liên
có 3 dân tộc sinh sống chủ yếu: Thái, Mường, Kinh.
2.1.2 Đặc điểm các xã điều tra
a) Xã Vạn Xuân
11
Vạn Xuân nằm ở phía Tây-Nam của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách trung
tâm huyện 19 km, diện tích tự nhiên 14.116ha, dân số cuối năm 2011 là 5.418 người. Xã có 11
thôn bản với 2 dân tộc, trong đó Thái (60,7%), Kinh (39,3%). Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 của xã
khá cao 47,72%. Xã có địa hình phức tạp, sông suối, hồ đập, núi, đồi xen kẽ lẫn nhau tạo nên
nhiều thung lũng. Xã phát triển kinh tế nông lâm nghiệp là chính, lao động nông lâm nghiệp
chiếm 90%, còn lại là các nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
b) Xã Lương Sơn
Lương Sơn nằm phía Tây Bắc của Huyện Thường Xuân, cách trung tâm huyện thường
xuân 13 km. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 8.174 ha. Dân số xã cuối năm 2011 là 8.116
người, trong đó dân tộc thái chiếm 42,71%, Kinh chiếm 44,39% và Mường là 12,9%. Tỷ lệ hộ
nghèo hiện nay là 41,95%. Khác với Vạn Xuân, Lương Sơn là xã vùng địa hình đồi núi thấp,
bằng phẳng hơn Vạn Xuân. Lương Sơn cũng là xã miền núi lấy sản xuất nông lâm nghiệp là
chính.
2.2 ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ Ở KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN
2.2.1 Các nguồn vốn sinh kế hộ gia đình
Theo lý thuyết sinh kế của DFIT, vốn sinh kế gồm: Vốn con người, Vốn xã hội, Vốn tài
chính, Vốn vật chất và Vốn tự nhiên. Từ những kết quả điều tra, đánh giá về vốn sinh kế HGĐ ở
trên cho thấy các nguồn vốn sinh kế của HGĐ các xã ở KBT Xuân Liên có những lợi thế và hạn
chế nhất định. căn cứ trên tiêu chí đánh giá SKBV của DFIT, tác giả đưa ra tiêu chí đánh giá xếp
hạng các nguồn vốn sinh kế HGĐ như sau:
Bảng 2.9: Tiêu chí đánh giá xếp hạng các nguồn vốn sinh kế HGĐ
Mức nguồn vốn
Số điểm
Tiêu chí đánh giá
Mức 1
3
Nguồn vốn tốt, đáp ứng các điều kiện cho sự phát triển
sinh kế bền vững
Mức 2
2
Nguồn vốn có, nhưng có nhiều khó khăn mà người
dân/địa phương phải đầu tư để đạt được nguồn vốn tốt
Mức 3
1
Nguồn vốn có, tự người dân rất khó có được nguồn
vốn tốt, cần hỗ trợ từ xã hội và các cơ quan
Mức 4
0
Không có nguồn vốn
12
Trên cơ sở các đánh giá về lợi thế, hạn chế trong các nguồn vốn sinh kế; các phân tích so
sánh về các nguồn vốn sinh kế của các xã ở KBT và tiêu chí đánh giá cho điểm các nguồn vốn
sinh kế ở bảng 2.9, các nguồn vốn sinh kế HGĐ của 5 xã ở KBT được đánh giá như sau:
Bảng 2.10: Đánh giá các nguồn vốn sinh kế của HGĐ các xã ở KBT Xuân Liên
TT
Xã
Vốn
sinh kế
Bát Mọt
Yên
Nhân
Lƣơng
Sơn
Xuân
Cẩm
Vạn
Xuân
Điểm tối
đa
1
Vốn con người
1
1
2
1
1
3
2
Vốn tài chính
1
1
2
2
1
3
3
Vốn tự nhiên
2
2
2
1
2
3
4
Vốn xã hội
1
1
2
2
2
3
5
Vốn vật chất
1
1
2
2
1
3
Tổng điểm
6
6
10
8
7
15
2.2.2 Các nguồn vốn sinh kế chung
Các HGĐ có các nguồn vốn sinh kế riêng nhất định, bên cạnh đó họ cũng có những
nguồn vốn sinh kế thuộc sở hữu chung của cộng đồng họ, đó là: (1) Các điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên chung; (2) Các điều kiện kinh tế - xã hội chung. Để đánh giá nguồn vốn sinh
kế thuộc sở hữu chung này, đề tài tiến hành phân tích các lợi thế và hạn chế của các nguồn vốn
này, từ đó xếp hạng các nguồn vốn của các xã theo tiêu chí đưa ra trong bảng 2.11
Bảng 2.11: Tiêu chí đánh giá xếp hạng các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên;
kinh tế - xã hội các xã ở KBT
Mức nguồn vốn
Số điểm
Tiêu chí đánh giá
Mức 1
3
Nguồn vốn tốt, đáp ứng các điều kiện cho sự phát triển
sinh kế bền vững
Mức 2
2
Nguồn vốn có, nhưng có nhiều khó khăn mà địa
phương phải đầu tư để đạt được nguồn vốn tốt
Mức 3
1
Nguồn vốn có, tự địa phương rất khó có được nguồn
vốn tốt, cần hỗ trợ từ xã hội và các cơ quan
Mức 4
0
Không có nguồn vốn
13
Trên cơ sở kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (nguồn vốn tự
nhiên) và điều kiện kinh tế - xã hội của các xã ở KBT Xuân Liên, dựa vào các tiêu chí đánh giá
nguồn vốn đưa ra ở bảng 2.11, nguồn vốn sinh kế chung các xã được đánh giá, cho điểm ở bảng
sau:
Bảng 2.19: Đánh giá tổng hợp nguồn vốn sinh kế chung
cộng đồng dân cƣ ở KBT Xuân Liên
TT
Tiêu chí
Bát
Mọt
Yên
Nhân
Lƣơng
Sơn
Xuân
Cẩm
Vạn
Xuân
Tổng
điểm
Tổng điểm
tối đa
1 Điều kiện tự nhiên và
TNTN
15
15
14
14
15
73
105
1
Vị trí địa lý
1
1
2
2
1
7
15
2
Địa hình
1
1
2
2
1
7
15
3
Khí hậu
2
2
2
2
2
10
15
4
Thủy văn
2
2
2
2
2
10
15
5
Tài nguyên đất
3
3
2
2
3
13
15
6
Tài nguyên sinh vật
3
3
2
2
3
13
15
7
Cảnh quan
3
3
2
2
3
13
15
2 Hạ tầng kinh tế - xã hội
7
7
8
8
7
37
75
1
Cơ sở hạ tầng
1
1
2
2
1
7
15
2
Cán bộ lãnh đạo xã
1
1
2
2
1
7
15
3
Chương trình hỗ trợ
sinh kế từ Nhà nước
1
1
1
1
1
5
15
4
Chương trình hỗ trợ
sinh kế từ KBT
2
2
1
1
2
8
15
5
Tài nguyên du lịch
nhân văn
2
2
2
2
2
10
15
Tổng
22
22
22
22
22
110
180
2.2.3 Đánh giá tổng hợp nguồn vốn sinh kế cộng đồng dân cƣ ở KBT Xuân Liên
Trên cơ sở các đánh giá về nguồn vốn sinh kế HGĐ và các nguồn vốn sinh kế chung về
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội, các nguồn vốn sinh kế
của cộng đồng dân cư ở KBT Xuân Liên được đánh giá tổng hợp ở bảng dưới đây:
Bảng 2.20: Đánh giá tổng hợp nguồn vốn sinh kế
cộng đồng dân cƣ ở KBT Xuân Liên
TT
Tiêu chí
Bát
Mọt
Yên
Nhân
Lƣơng
Sơn
Xuân
Cẩm
Vạn
Xuân
Tổng
điểm
Tổng điểm
tối đa
I- Vốn sinh kế HGĐ
6
6
9
8
7
36
60
14
1
Vốn con người
1
1
2
1
1
6
15
2
Vốn vật chất
1
1
2
2
1
7
15
3
Vốn tự nhiên
2
2
1
1
2
8
15
4
Vốn xã hội
1
1
2
2
2
8
15
5
Vốn tài chính
1
1
2
2
1
7
15
II- Điều kiện tự nhiên và
TNTN, điều kiện kinh tế -
xã hội
22
22
22
22
22
110
180
2.1 Điều kiện tự nhiên và
TNTN
15
15
14
14
15
73
105
1
Vị trí địa lý
1
1
2
2
1
7
15
2
Địa hình
1
1
2
2
1
7
15
3
Khí hậu
2
2
2
2
2
10
15
4
Thủy văn
2
2
2
2
2
10
15
5
Tài nguyên đất
3
3
2
2
3
13
15
6
Tài nguyên sinh vật
3
3
2
2
3
13
15
7
Cảnh quan
3
3
2
2
3
13
15
2.2 Hạ tầng kinh tế - xã hội
7
7
8
8
7
37
75
1
Cơ sở hạ tầng
1
1
2
2
1
7
15
2
Cán bộ lãnh đạo xã
1
1
2
2
1
7
15
3
Chương trình hỗ trợ
sinh kế từ Nhà nước
1
1
1
1
1
5
15
4
Chương trình hỗ trợ
sinh kế từ KBT
2
2
1
1
2
8
15
5
Tài nguyên du lịch
nhân văn
2
2
2
2
2
10
15
Tổng
28
28
31
30
29
146
240
2.3 HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA DÂN CƢ Ở KBTTN XUÂN LIÊN
2.3.1 Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Hoạt động sản xuất nông nghiệp của dân cư 5 xã ở KBT Xuân Liên gồm: trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp. Trong đó, trồng trọt nông nghiệp, chăn nuôi và lâm nghiệp
là những hoạt động chủ yếu.
* Đánh giá tổng hợp các thuận lợi và hạn chế trong hoạt động nông nghiệp
- Thuận lợi: hoạt động nông nghiệp của cộng đồng dân cư ở KBT Xuân liên có những
điểm thuận lợi sau:
+ Sản xuất nông nghiệp là sinh kế chính của đa phần các hộ dân nên có kỹ năng tay nghề
tốt;
15
+ Nguồn lao động dồi dào là ưu thế lớn để phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp;
+ Chương trình 135, 30a hỗ trợ nhiều hộ dân, đặc biệt là hộ nghèo phát triển sản xuất
nông nghiệp;
+ Nguồn thức ăn và diện tích để chăn nuôi rộng;
+ Hồ thủy điện cửa Đạt và diện tích mặt nước là điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy
sản;
+ Chính quyền huyện, xã đã quan tâm đầu tư mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt,
chăn nuôi và sản xuất lâm nghiệp cho các hộ dân trong xã.
- Hạn chế: các khó khăn hạn chế trong hoạt động nông nghiệp của cộng đồng dân cư ở
KBT Xuân Liên được đánh giá ở bảng 2.25.
Bảng 2.25: Tổng hợp các khó khăn, hạn chế trong hoạt động nông nghiệp
của cộng đồng dân cƣ ở KBT Xuân Liên
Hoạt động
sản xuất
Khó khăn, hạn chế
1- Trồng trọt
- Thiếu giống mới, thiếu dịch vụ cung ứng đầu vào, đặc biệt ở các xã địa
hình cao như Bát Mọt, Yên Nhân và Vạn Xuân
- Thị trường tiêu thụ nông sản nhỏ, có 1/5 xã có chợ, cơ sở vật chất kém
- Thiếu dịch vụ thú y địa phương, khả năng phòng dịch và chữa trị cho vật
nuôi kém
- Quỹ đất trồng trọt bình quân hộ ít, diện tích lại manh mún
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế
- Thiếu vốn đầu tư vào sản xuất. Mặc dù nhiều hộ nghèo được hỗ trợ của
nhà nước về giống, phân bón nhưng chỉ là những hỗ trợ tạm thời, không
mang tính bền vững
- Thủy lợi phụ thuộc vào “nước trời”, đầu tư rất ít.
- Đất canh tác bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu, chất đất ngày càng kém và
nghèo dinh dưỡng.
2- Chăn nuôi
3- Bảo vệ rừng
và trồng rừng
- Phụ thuộc vào rừng và đất rừng
- Hiệu quả trồng rừng thấp
- Ít hộ tự nguyện đầu tư vào phát triển trồng rừng
- Thiếu thông tin về thị trường lâm sản nên thường bán các sản phẩm với giá
16
rẻ, bị ép giá.
4- Nuôi trồng
thủy sản
- Chưa phát triển do diện tích nuôi trồng thủy sản ít
2.3.2 Hoạt động phi nông nghiệp
Hoạt động phi nông nghiệp của các xã vùng đệm gồm có: dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp
và làm thuê. Hoạt động phi nông nghiệp trong vùng nhìn chung chưa phát triển và còn tồn tại
nhiều khó khăn, hạn chế.
2.3.3 Khai thác các nguồn lợi tự nhiên từ Khu bảo tồn
73% số người được phỏng vấn trả lời hiện nay HGĐ mình có khai thác các nguồn lợi tự
nhiên từ KBTTN Xuân Liên. Số lần vào rừng trung bình là 2-4 lần/tháng. Thời gian tập trung
vào rừng đông nhất là các tháng thiếu đói trước thu hoạch. Đối tượng vào rừng nhiều nhất là
các hộ nghèo đói, thiếu lương thực. Các sản phẩm khai thác gồm các loài cây, con lâm sản
ngoài gỗ. Đối với các loài cây gỗ thì hiện nay đã bị cấm nhưng vẫn có người vào rừng khai thác
trộm.
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CỘNG ĐỒNG Ở
KBTTN XUÂN LIÊN
3.1. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC KBTTN
XUÂN LIÊN
3.1.1 Hoạt động khai thác, sử dụng các sản phẩm rừng trong KBT và suy giảm đa dạng sinh
học
Các kết quả phân tích trên đã chỉ ra rằng:
- Người dân khai thác lâm sản ở KBT Xuân Liên theo 2 nhóm chính: Nhóm cây gỗ và
nhóm lâm sản ngoài gỗ. Các loại lâm sản khai thác phân bố ở cả vùng lõi và vùng đệm của KBT.
Vì thế làm cho các loài cây, con lâm sản suy giảm số lượng, nhiều loài trở nên hiếm;
- Các loại lâm sản khai thác chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ nhưng cũng có nhiều
loại khai thác để vừa sử dụng vừa đem bán;
- Việc khai thác, sử dụng một số loại lâm sản gắn với tập tục văn hóa truyền thống của cư
dân địa phương (ví dụ: gỗ vàng tâm để làm nhà và đóng hòm);
17
- Các thôn giáp ranh KBT có tỷ lệ và tần suất HGĐ vào KBT khai thác tài nguyên lớn
hơn các thôn không giáp ranh KBT;
- Các xã có nhiều thôn giáp ranh với KBT có tỷ lệ và tần suất HGĐ vào KBT khai thác
tài nguyên lớn hơn các xã có ít thôn giáp ranh với KBT;
- Đối tượng vào KBT khai thác nhiều nhất là các HGĐ nghèo.
3.1.2 Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi gia súc và tác động tới tài nguyên KBT
Những hoạt động trồng trọt, chăn nuôi trong sinh kế của người dân ở KBT Xuân Liên có
tác động tới ĐDSH của KBT qua những tác động sau:
+ Thu hẹp diện tích rừng
+ Mất nguồn gen do mất rừng
+ Nguy cơ cháy rừng cao
+ Phá vỡ cân bằng sinh thái vùng do chăn thả
+ Lan truyền dịch bệnh
Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi có tác động đến ĐDSH của KBT tập trung chủ yếu ở
các xã thuộc tiểu vùng địa hình cao của khu vực ngiên cứu.
3.2 GIẢI PHÁP SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỀ XUẤT CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ Ở KBTTN
XUÂN LIÊN
3.2.1 Giải giáp về nguồn vốn sinh kế
1/Nguồn vốn sinh kế HGĐ
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong ngũ giác tài sản sinh kế của HGĐ vốn con người và
vốn tài chính là 2 nguồn vốn quan trọng, là tiền đề để cải thiện các nguồn vốn khác nhưng ở
KBT Xuân Liên các nguồn vốn này lại là những điểm hạn chế nhất của các HGĐ. Do đó, 2
nguồn vốn này là những nguồn vốn cần được ưu tiên để cải thiện. Các xã ở tiểu vùng địa hình
cao là những xã cần được ưu tiên cải thiện trước. Tuy nhiên, cả 2 nguồn vốn này tự các HGĐ
khó có thể cải thiện, do đó cần có sự can thiệp, hỗ trợ từ bên ngoài.
2/ Nguồn vốn sinh kế chung
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Điểm yếu trong điều kiện tự nhiên và
TNTN của vùng là vị trí địa lý và địa hình, tuy nhiên đây là 2 vấn đề khó có thể tác động được.
Điểm thuận lợi của điều kiện tự nhiên và TNTN là tài nguyên đất, sinh vật và cảnh quan. Do đó,
cần nâng cao hiệu quả sử dụng để phát huy các lợi thế này, cải thiện kinh tế của cộng đồng.
18
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Điểm yếu trong điều kiện kinh tế - xã hội là:
cơ sở hạ tầng và trình độ năng lực của cán bộ quản lý chính quyền của các xã đều thấp, chưa tạo
được tiền đề thúc đẩy được khả năng phát triển kinh tế của HGĐ. Điểm thuận lợi trong điều kiện
kinh tế - xã hội của các xã là có sự hỗ trợ sinh kế từ các chương trình, dự án của Nhà nước và
KBT Xuân Liên. Do đó, các giải pháp là giải quyết các khó khăn, điểm yếu và phát huy các điểm
thuận lợi trong điều kiện này
3.2.2 Giải pháp kỹ thuật
1/ Sản xuất trồng trọt
- Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng có năng suất cao, kết hợp thâm canh tăng năng suất
để đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhu cầu nội vùng.
- Nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ đất, đồng thời chuyển giao cho họ
những kỹ thuật cải tạo đất.
- Mở rộng phát triển cây mía lên các xã vùng địa hình cao như Yên Nhân, Bát Mọt, Vạn
Xuân.
2/ Sản xuất chăn nuôi
Định hướng phát triển chăn nuôi phải được dựa trên tiềm năng của mỗi tiểu vùng. Tiểu
vùng địa hình cao của khu vực nghiên cứu có lợi thế trong phát triển chăn nuôi gia súc lớn như
trâu, bò hơn các xã tiểu vùng thấp. Ngược lại các xã tiểu vùng thấp lại có lợi thế trong phát triển
chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm hơn
3/ Sản xuất lâm nghiệp
1) Tiếp tục thực hiện các chương trình trồng rừng theo hỗ trợ của Nhà nước, có thể
hướng dẫn người dân tiến hành trồng xen canh cây nông nghiệp phù hợp để đảm bảo nhu cầu
lương thực, lấy ngắn nuôi dài;
2) Về lâu dài, có thể phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp trên đất dốc
3) Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong việc giúp người dân nắm bắt thông tin
về đầu ra, nhu cầu và giá cả thị trường;
4) Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích từ các tài nguyên rừng thích hợp, đặc biệt là nhóm
lâm sản phụ cho người dân
4/ Giải pháp cho các hoạt động phi nông nghiệp
- Đối với các ngành nghề thủ công và dịch vụ
19
- Cần hỗ trợ cho các đồi mối trung gian để họ tìm kiếm và mở rộng thị trường. Trên cơ sở
đó mở rộng hoặc khôi phục các ngành nghề truyền thống đã có ở địa phương để tận dụng được
lao động nhàn rỗi, nhất là phụ nữ.
- Đối với hoạt động làm thuê
Nâng cao vai trò của trung tâm xúc tiến xuất khẩu lao động tại huyện để giúp những người
dân vượt qua khó khăn và thực hiện được hoạt động này.
5/ Hoạt động khai thác tài nguyên tự nhiên ở KBT Xuân Liên
- Nhân rộng mô hình chia sẻ lợi ích với cộng đồng, nhưng trước tiên cần phải ưu tiên cho
các thôn, bản giáp ranh KBT ở những xã tiểu vùng địa hình cao.
- Tạo điều kiện để người dân tham gia vào hoạt động khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên.
Nâng cao năng lực cũng như hiểu biết của họ về hoạt động sinh kế mới này thông qua các chương
trình đào tạo, phổ biến kiến thức là điều cần thiết.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu, luận văn rút ra một số kết luận sau:
1. Sinh kế truyền thống và một phần đời sống vật chất, đời sống tâm linh của dân cư vùng
đệm gắn chặt với vốn rừng của KBT, do đó muốn tạo lập SKBV thì phải giải quyết mối quan hệ
hữu cơ con người - thiên nhiên giữa cộng đồng dân cư địa phương và KBT.
2. Các nguồn vốn sinh kế trong ngũ giác tài sản sinh kế của HGĐ các xã ở KBTTN Xuân
Liên nhìn chung đều ở mức trung bình thấp, chưa tạo được tiền đề mạnh cho phát triển kinh tế
HGĐ. Trong đó, thấp nhất là 2 xã Yên Nhân, Bát Mọt, sau đó đến Vạn Xuân. Ba xã này cũng là
những xã có tác động lớn nhất lên tài nguyên của KBT. Do đó, các xã này cần được ưu tiên để
cải thiện các nguồn vốn sinh kế trước các xã còn lại. Hai nguồn vốn cần ưu tiên cải thiện trước là
vốn con người và vốn tài chính. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cán bộ chính
quyền địa phương, đặc biệt ở các xã tiểu vùng địa hình cao (Bát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân) là
cần thiết để cải thiện nguồn vốn về điều kiện kinh tế - xã hội. Phát triển các hoạt động sinh kế
gắn với khai thác hiệu quả, bền vững các tài nguyên này là điều cần thiết để tận dụng lợi thế,
đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên và phát triển SKBV.
3. Các hoạt động sinh kế ở KBT Xuân Liên khá đa dạng, gồm: sản xuất nông nghiệp,
khai thác tài nguyên KBT và một số hoạt động phi nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp là hoạt
20
động sinh kế chính mang lại thu nhập cho HGĐ. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở dạng quảng
canh hoặc bán thâm canh. Hoạt động phi nông nghiệp chưa phát triển. Phát huy các lợi thế và
khắc phục các khó khăn trong các hoạt động này là việc cần làm để cải thiện hoạt động sinh kế,
giúp người dân nâng cao thu nhập.
References
Tiếng Việt
1. Chính phủ Việt Nam (2008), Luật Đa dạng sinh học Việt Nam 2008.
2. Ban quản lý KBTTN Xuân Liên (2012), Thỏa thuận cơ chế chia sẻ lợi ích: về việc quản
lý vùng đồng cỏ và chăn thả gia súc tại khu chăn thả cố định; về quản lý, sử dụng một số
loại Lâm sản ngoài gỗ trong phân khu phục hồi sinh thái, Thanh Hóa.
3. Ban quản lý KBTTN Xuân Liên (2008), Báo cáo kết quả thực hiện gói thầu: “Tổ chức
điều tra về kinh tế - xã hội để xây dựng các yêu cầu hiện tại đối với các sản phẩm rừng
trong vùng đệm, đặc biệt là đối với 11 thôn nằm sát ranh giới Khu bảo tồn”.
4. Ban quản lý KBTTN Xuân Liên (2009), Đánh giá nhu cầu bảo tồn KBTTN Xuân Liên,
tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, mới được cập nhật thêm năm 2011.
5. Ban quản lý KBTTN Xuân Liên (2011), Báo cáo tham vấn xã hội KBTTN Xuân Liên,
tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
6. Ban quản lý KBTTN Xuân Liên (2011), Tăng cường năng lực quản lý và thực hiện cơ
chế chia sẻ lợi ích nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại KBTTN Xuân
Liên, Dự án trình Quỹ bảo tồn Việt Nam, đã được phê duyệt.
7. Ban quản lý KBTTN Xuân Liên (2009), Kế hoạch quản lý điều hành KBTTN Xuân Liên,
tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam (giai đoạn 2009-2013).
8. Ban quản lý KBTTN Xuân Liên (2012), Số liệu tổng hợp 5 xã vùng đệm KBTTN Xuân
Liên.
9. Dự án giảm nghèo Việt Nam giai đoạn 2 (2009), Nghiên cứu sinh kế: Dự án giảm nghèo
các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2.
10. Dự án Quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá IMOLA - Huế (2006), Cẩm nang
phương pháp đánh giá nông thôn và phân tích sinh kế bền vững: Khái niệm và ứng dụng
(Bản dịch), Tài liệu xuất bản của Dự Án IMOLA.
21
11. Đinh Đức Thuận và nhóm nghiên cứu trường Đại học Lâm nghiệp (2005), Lâm nghiệp,
giảm nghèo và sinh kế ở nông thôn ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình Hỗ
trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
12. Emily A Schultz- Robert H. Lavenda (2001), Nhân học, một quan điểm về tình trạng
nhân sinh, Bản tiếng Việt, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Grant Evans (chủ biên) (2001), Bức khảm văn hóa Châu Á (tiếp cận nhân học, Bản tiếng
Việt, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
14. Hoàng Mạnh Quân, Hoàng Thị Sen, Trương Quang Hoàng (2005), Thực trạng quản lý
rừng và ảnh hưởng của nó đến sinh kế người dân miền núi Thừa Thiên Huế (Trường hợp
xã Phú Vinh , huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, Đề tài nghiên cứu của Trung tâm phát triển
nông thôn Miền Trung, Đại học Nông Lâm Huế.
15. IUCN Việt Nam (2008), Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên: Một số kinh
nghiệm và bài học quốc tế, IUCN Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.
16. Lê Diên Dực (2012), Vai trò của cộng đồng trong phát triển và bảo tồn đa dạng
sinh học, Bài đăng trên Website Viện nghiên cứu chính sách xã hội, truy cập ngày
21/10/2012.
17. Nguyễn Văn Sửu (2010), Khung sinh kế bền vững: Một cách phân tích toàn diện về phát
triển và giảm nghèo, Tạp chí dân tộc học (số 2), trang 3, Viện Dân tộc học.
18. Nguyễn Quốc Dựng (2004), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đồng quản lý Khu bảo
tồn thiên nhiên sông Thanh, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ Khoa học lâm nghiệp,
Trường Đại học Lâm nghiệp.
19. Nguyễn Viết Cách và cộng sự (2009), Giám sát tác động xã hội và đánh giá khả năng bị
tổn thương của các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên đất ngập nước khu vực
Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam Định, Báo cáo Kinh tế - xã hội của Vườn Quốc Gia
Xuân Thủy, Nam Định.
20. UBND huyện Thường Xuân (2011), Niên giám thống kê huyện Thường Xuân 2011
21. Phạm Văn Dũng (2012), Quản lý Tài nguyên dựa vào cộng đồng: Nghiên cứu trường
hợp dân tộc Thái ở xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, Tỉnh Nghệ An, Bài luận nghiên cứu
đăng trên Website Viện nghiên cứu chính sách xã hội.
22. Phạm Bảo Dương (2009), Báo cáo tóm tắt: Các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp
cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững, bài đăng trên Website của Bộ môn
22
Nghiên cứu Chiến lược và chính sách, Viện Chính sách Chiến lược phát triển Nông
nghiệp, Nông thôn – Bộ NN và PTNT, Hà Nội.
23. Angus MacEwin, Nguyễn Tố Uyên, Thẩm Ngọc Diệp, Hà Minh Trí, Key Simington
(2007), Sinh kế bền vững cho các Khu bảo tồn biển Việt Nam, WWF Việt Nam xuất bản.
24. Tôn Thu Vân (2008), Giáo trình nhân loại học văn hóa, Bắc Kinh.
25. Trần Đức Viên, Nguyễn Văn Vinh, Mai Văn Thành (2005), Phân cấp trong quản lý tài
nguyên rừng và sinh kế người dân, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
26. Trung tâm nghiên cứu phát triển vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) (2007), Nghiên cứu
khai thác tổng hợp và sử dụng hợp lý tài nguyên nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng
đệm KBTTN Xuân Liên - tỉnh Thanh Hóa, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
27. UBND xã Vạn Xuân (2011), Dự thảo Đề cương Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã.
28. UBND xã Vạn Xuân (2011), Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng - an ninh năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012.
29. UBND xã Vạn Xuân (2012), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I năm
2012.
30. UBND xã Lương Sơn (2012), Dự thảo Đề cương Đề án xây dựng nông thôn mới xã
Lương Sơn.
31. UBND xã Lương Sơn (2011), Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng - an ninh năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012.
32. UBND xã Lương Sơn (2012), Biểu tổng hợp điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội xã
Lương Sơn.
Một số website:
33. Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, du lịch sinh thái, truy cập ngày 28/10/2012
/>thai&catid=36%3Adu-lch&Itemid=73&lang=vi
34. Website Kinh tế nông thôn, Dự án Sinh kế nông thôn bền vững ở Bình Định: Giúp nông
dân nâng cao thu nhập, truy cập ngày 13/6/2012
Tiếng Anh
23
35. Abiyot Negera Biressu (2009), Resettlement and Local Livelihoods in Nechsar National
Park, Southern Ethiopia, thesis summited for Degree, University of Tromso, Norway.
36. Carney Diana (1998), Sustainable livelihood: What contribution can we make?, Overseas
Development institute and Department for International Development, UK, page 4.
37. Colin Murrey (2001), Livelihood research: some conceptual and methodological issues,
Department of Sociology University of Manchester.
38. Frank Ellis (2000), Rural Livelihoods and Diversity in Developing Countries, Oxford
University Press.
39. Krisna B. Ghimire (2008), Parks and people: Livelihood Issues in national Parks
Management in Thailand and Madagascar, published online on Wiley online Library.
40. Le Quang Thong (2008), An analysis of the livelihoods in sellected villages the BD-NB
National Park with a Particular Emphasis on Establishing the Opportunites for Community
based – Tourism Enterprises, The Study of Nong lam University, Ho Chi Minh City.
41. MacEwin, Angus, Nguyen To Uyen, Tham Ngoc Diep, Ha Minh Tri and keith
Symington (2008), Sustainable livelihood strategy: VietNam marine protect+ed areas,
Published by Sustainable livelihoods in and around MPAs. MARD, Danish Development
Cooperation in the Envirenment program 2005-10, Ha Noi.
42. William D. Sunderlin và Huynh Thu Ba (2005), Poverty Alleviation and forests in
Vietnam, Published by Center for International Forestry Research, Jakarta, Indonesia.
43. Scoones Ian (1998), Sustainable livelihood: A frame work for analysis, ISD working
paper 72.
44. Tolera Senbatot Jiren, Liton Chandra Sen và Anna Glent Overgaard (2010), National
park management and Local livelihood in Ban Suk Sam Ran, Thailand, thematic reports
research, University of Copenhaghen.
45. Department for International Development (1999), Sustainable Livelihood Guidance
Sheet: Introduction
Http://www.livelihoods.org/info/info_guidancesheets.htmt#