Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

DTM dự án KHO CHỨA HOÁ CHẤT, lưu CHỨA 5 402 tấn năm tại số 7 đại lộ độc lập KCN SÓNG THẦN 1 dĩ AN BÌNH DƯƠNG của

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 131 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT NHẬT PHÚ

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN “KHO CHỨA HOÁ CHẤT, LƯU CHỨA 5.402
TẤN/NĂM TẠI SỐ 7 ĐẠI LỘ ĐỘC LẬP KCN SÓNG THẦN 1 DĨ AN - BÌNH DƯƠNG CỦA
CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT NHẬT PHÚ
(Đã chỉnh sửa theo yêu cầu của hội đồng Thẩm định sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương vào ngày 3/12/2014)

THÁNG 01 NĂM 2015
1


CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT NHẬT PHÚ

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN “KHO CHỨA HOÁ CHẤT, LƯU CHỨA 5.402
TẤN/NĂM TẠI SỐ 7 ĐẠI LỘ ĐỘC LẬP KCN SÓNG THẦN 1 DĨ AN - BÌNH DƯƠNG CỦA
CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT NHẬT PHÚ

CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT
NHẬT PHÚ

CÔNG TY CỔ PHẦN
MÔI TRƯỜNG NAM LONG

THÁNG 01 NĂM 2015


2


UBND tỉnh Bình Dương chứng thực: Báo cáo đánh giá tác động môi
trường của Dự án kho chứa hoá chất, lưu chứa 5.402 tấn/năm tại số 7 đại lộ
Độc Lập, KCN Sóng Thần 1, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương của Chi nhánh Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phú được phê duyệt
tại Quyết định số …........... ngày … tháng … năm 2015 của UBND tỉnh
Bình Dương.
Bình Dương, ngày … tháng ….. năm 2015
TM. UBND tỉnh
Chủ tịch

3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 200C đo trong 5 ngày.

BTCT

: Bê tông cốt thép.


COD

: Nhu cầu oxy hóa học.

CHXHCN

: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa.

DO

: Oxy hoà tan.

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường.

GTVT

: Giao thông vận tải.

HTXLNT

: Hệ thống xử lý nước thải.

MPN

: Most Probable Number - Số lớn nhất có thể đếm được (phương
pháp xác định vi sinh).

QCVN


: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia.

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam.

THC

: Tổng hydrocacbon.

TT

: Thông tư

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBMTTQ

: Ủy ban mặt trận Tổ quốc.

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới.

5



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Công suất kinh doanh hoạt động của dự án tính theo năm
Bảng 1.2. Các loại sản phẩm được lưu trữ trong kho chứa hoá chất
Bảng 1.3. Các hạng mục công trình chính của kho chứa hoá chất
Bảng 1.4. Các hạng mục công trình phụ trợ của kho chưa hoá chất Nhật Phú
Bảng 1.5. Hệ thống thiết bị tại kho chứa hoá chất kinh doanh Nhật Phú
Bảng 1.6. Danh mục hóa chất phục vụ mua bán của kho chứa
Bảng 1.7. Tổng mức đầu tư kho chứa hoá chất Nhật Phú
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu không khí
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí
Bảng 2.3. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí
Bảng 2.4. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm
Bảng 2.5. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm
Bảng 3.1. Các hoạt động, nguồn gây tác động trong giai đoạn cải tạo
Bảng 3.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công
Bảng 3.3. Khối lượng bụi phát sinh
Bảng 3.4.Tải lượng chất ô nhiễm từ các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn cải tạo
Bảng 3.5. Hệ số khuếch tán bụi trong không khí theo phương z
Bảng 3.6. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải các phương tiện vận chuyển
Bảng 3.7. Nồng độ các chất khí độc trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại
Bảng 3.8. Các mức tiếng ồn tạo ra bởi một số thiết bị
Bảng 3.9. Tải lượng và nồng độ ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt trong giai đoạn cải
tạo
Bảng 3.10. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa
Bảng 3.11. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải
Bảng 3.12. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của dự án
Bảng 3.13. Bảng kê khai đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm
Bảng 3.14. Hệ số ô nhiễm đối với xe tải chạy 1km trên đường phố
Bảng 3.15. Tải lượng ô nhiễm đối với 2 xe tải chạy trên đường trong 1 ngày
Bảng 3.16. Nồng độ ô nhiễm khí thải của xe tải chạy trên đường

Bảng 3.17. Tổng tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3.18. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa
Bảng 3.19. Ma trận tác động các nguồn gây tác động giai đoạn vận hành
Bảng 5.1. Danh mục các công trình xử lý môi trường và thời gian thực hiện
Bảng 5.2. Chương trình quản lý môi trường
Bảng 5.3. Dự toán kinh phí cho các thiết bị, hệ thống xử lý môi trường
6


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Vị trí kho chứa hoá chất trong mặt bằng tổng thể của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
Ngũ cốc.
Hình 1.2: Nền nhà kho và vách tường
Hình 1.3: Mái nhà của kho chứa
Hình 1.4. Lỗ thông gió tại nhà kho
Hình 1.5. Kết cấu của cửa ra vào của kho chứa
Hình 1.6: Hóa chất được chứa trên các Balet gỗ
Hình 1.7. Sơ đồ quy trình kinh doanh của Công ty Cổ phần hoá chất Nhật Phú.
Hình 4.1. Sơ đồ xử lý khí thải của kho hoá chất
Hình 4.2. Bể tự hoại 3 ngăn
Hình 4.3. Quy trình thu gom và vận chuyển rác

7


MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1. Sự cần thiết phải đầu tư
Một trong những giải pháp quan trọng trong phát triển đô thị giai đoạn 20112015, tầm nhìn đến năm 2020 đó là phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật và hạ tầng xã

hội; trong đó tập trung phát triển hệ thống giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thông
tin, chiếu sáng, cây xanh, chất thải đô thị, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp... Dĩ An cũng sẽ thúc đẩy các chủ đầu tư khu nhà ở, khu đô thị thực hiện
nhanh kết cấu hạ tầng theo quy hoạch chi tiết được duyệt, tạo sự liên kết đồng bộ về cơ
sở hạ tầng đô thị trên toàn thị xã. Đầu tư mới 3 khu tái định cư ở các phường Tân
Đông Hiệp, Tân Bình và Bình An.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế lớn của xã hội và căn cứ vào những chủ
trương đường lối chính sách của Nhà nước, chúng tôi đã tìm hiểuvà mạnh dạn đầu
tưdự án kho chứa hoá chất theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chi nhánh số
0311175034-001 do phòng đăng ký kinh doanh cấp ngày 14 tháng 07 năm 2014. Dự
án ra đời và đi vào hoạt động sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho công ty, góp phần ổn
định thị trường cung cấp nguồn sản phẩm nguyên vật liệu về lĩnh vực hoá chất của địa
phương và khu vực lân cận một cách thuận tiện, tối ưu, đóng góp một phần thu nhập
vào nguồn thuế của Nhà nước, tham gia đóng góp và các hoạt động mang tính từ thiện,
xã hội trong khu vực dự án hoạt động.
Tuy nhiên, nhằm thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
29/11/2005, theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ v/v
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi, đồng thời
nhận thức được những tác động ít nhiều từ Dự án đến Môi trường tự nhiên và cộng
đồng dân cư xung quanh. Chúng tôi -đại diện kho chứa hoá chất trực thuộc Công ty cổ
phần Hoá chất Nhật Phú tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho
“Dự án kho chứa hoá chất, lưu chứa 5.402 tấn/năm tại số 7 đại lộ Độc Lập, KCN
Sóng Thần 1, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương của Chi nhánh Công ty Cổ
phần Hoá chất Nhật Phú”.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh
giá các tác động có lợi và có hại, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá
trìnhvà hoạt động của cơ sở kho chứa và kinh doanh. Qua đó lựa chọn và đề xuất các
Trang 8



phương án tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, đảm bảo
đạt các tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước quy định.
1.2. Phạm vi của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường này sẽ tập trung làm rõ những tác động
đến môi trường có thể xảy ra trong quá trình và hoạt động của dự án kho chứa. Bên
cạnh việc phân tích, làm rõ những tác động có thể xảy ra, đồng thời chúng tôi đề xuất
chương trình giám sát các yếu tố môi trường nhằm đảm bảo việc theo dõi và giám sát
các yếu tố môi trường được thực hiện liên tục và có hiệu quả.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1. Căn cứ pháp luật
Để thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động này, chúng tôi đã dựa vào những căn
cứ pháp luật sau đây:
-

Căn cứ vào Hiến Pháp nước Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001
của Quốc Hội khóa X, kỳ họp thứ 10;

-

Luật Bảo vệ môi trường Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29/11/2005.

-

LuậtPhòngcháychữacháysố 27/2001/QH 10 ngày 29/6/2001;

-


Nghị định 29/2011/NĐ - CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi truờng, cam kết môi trường.

-

Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc Hội nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

-

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường.

-

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính Phủ về quản lý dự án
đầu tưcông trình.

-

Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ hướng dẫn thi
hành Luật đất đai.

-

Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính Phủ về việc quy định
việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn
nước.
Trang 9



-

Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

-

Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính Phủ về việc Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ
về “Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”.

-

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải
rắn.

-

Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

-

Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/04/2012 của chính phủ Quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

-


Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

-

Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số
35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003;

-

Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

-

Thông tư 20/2013/TT-BCT ngày 05/8/2013 của Bộ Công Thương: Quy định về Kế
hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;

-

Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương quy định cụ
thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

-

Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác

động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

-

Nghị định 50/2010/NĐ-CP, ngày 14/05/2010 của Chính Phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế tài nguyên.

-

Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài Nguyên Môi
Trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép
hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.

Trang 10


2.2. Căn cứ văn bản kỹ thuật
-

-

Dự án kho chứa hoá chất của Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phú tại Kho chứa
Sóng Thần 1, KCN Sóng Thần, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Bản vẽ và sơ đồ mặt bằng tổng thể, sơ đồ vị trí đất khu vực thực hiện dự án.

-

Các tài liệu tham khảo công nghệ xử lý các chất thải (nước, khí thải và chất thải
rắn) trong nước và ngoài nước.


-

Các tài liệu kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới
(WB) vềbáo cáo đánh giá tác động môi trường.

-

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

-

Hợp đồng đấu nối và xử lý nước thải công nghiệp khu Công nghiệp Sóng thần 1.
2.3. Căn cứ tiêu chuẩn
Tất cả các dự án trên lãnh thổ Việt Nam đều phải áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam,
Quy chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành. Trong trường hợp tiêu chuẩn môi
trường cần áp dụng chưa quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam,
chủ dự án có thể xin áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn bảo vệ môi trường của các nước
tiên tiến khi được phép bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

-

QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh.

-

QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh.

-


QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.

-

TCVN 3985 : 1999 - Tiêu chuẩn về âm học - Mức ồn tối đa cho phép tại các vị trí
làm việc.

-

QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.

-

QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.

-

QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.

-

QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của
kim loại nặng trong đất.

-

QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về dư lượng hóa chất bảo
vệ thực vật trong đất.


Trang 11


-

QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại.

-

TCVN 5507 : 2002 - Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh
doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.

-

TCVN 2622: 1995 - Tiêu chuẩn PCCC cho nhà và công trình.

-

TCVN 5760: 1993 - Hệ thống chữa cháy, yêu cầu về thiết kế và lắp đặt.

-

TCVN 5040: 1990 - Ký hiệu về hình vẽ sơ đồ phòng cháy.

-

TCVN 5738: 2001 - Hệ thống báo cháy.
2.4. Nguồn tài liệu và dữ liệu tham khảo


-

-

Các số liệu điều tra và đo đạc thực tế tại hiện trường khu vực thực hiện Dự án.
Số liệu về các điều kiện kinh tế xã hội (dân cư, tổ chức hành chính, phân bố đất
đai, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục,…) tại khu vực dự án.
Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương (2013).
2.5. Nguồn tài liệu và dữ liệu chủ dự án tự tạo lập

-

Dự án kho chứa kho chứa hoá chất của Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phú tại
Kho chứa Sóng Thần 1, KCN Sóng Thần, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

-

Các tài liệu khảo sát, phân tích, đánh giá chi tiết về điều kiện môi trường sinh thái
tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tại khu vực dự án và định hướng quy hoạch phát
triển dự án thân thiện với môi trường do Công ty Cổ phần Môi trường Nam Long và
Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường (CERR) phối hợp thực hiện.

-

Các số liệu điều tra đưa vào phương pháp chung để thực hiện báo cáo ĐTM. Đó là
các số liệu về hiện trạng môi trường (đất, nước, không khí) ban đầu, các số liệu về vị
trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội hiện tại của khu vực.
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM
Trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM, chúng tôi đã luôn bám sát theo vào
“Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về đánh giá tác động môi trường” do Bộ Tài

nguyên và Môi trường ban hành. Tuy nhiên chúng tôi chú trọng một số phương pháp
sau:
(1). Phương pháp sưu tập, điều tra, thống kê tài liệu
Thu thập và thống kê các số liệu và tài liệu về khu vực thực hiện dự án và những
vấn đề có liên quan đến dự án là một việc làm cần thiết đối với bất kỳ một bản ĐTM
nào. Việc thu thập và thống kê các số liệu nếu được thực hiện tốt sẽ làm giảm đáng kể
Trang 12


chi phí trong quá trình thực hiện báo cáo. Trong quá trình thu thập và thống kê, những
vấn đề sau cần được tập trung chủ yếu như: các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy
văn, kinh tế xã hội tại khu vực .
Điều tra thực địa là một việc làm rất cần thiết khi thực hiện báo cáo. Nó sẽ cho ta
một cái nhìn tổng quát nhất và thực tế nhất về dự án, từ đó những đánh giá và nhận xét
của chúng ta sẽ sát thực tế hơn.
(2). Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Để đánh giá được hiện trạng môi trường nền tại khu vực dự án, thì việc lấy mẫu
ngoài hiện trường là điều cần thiết. Chúng ta sẽ tập trung xác định các thông số về hiện
trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất dự án và khu vực xung quanh. Các
số liệu này sẽ là nền tảng để theo dõi diễn biến chất lượng môi trường sau này.
(3). Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết
lập
Các thông số đánh giá nhanh của WHO sẽ là cơ sở để chúng ta tính toán và đưa
ra được những đánh giá sơ bộ về tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hoạt
động của dự án.
(4). Phương pháp so sánh
Từ việc tính toán tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm, chúng ta sẽ tiến hành so
sánh với các Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường của Việt Nam, hoặc so sánh với
những dự án khác để đưa ra được cái nhìn tổng quát về các vấn đề môi trường của dự án.
(5). Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận

Việc lập bảng liệt kê và lập ma trận sẽ giúp cho ta nhìn nhận được mối quan hệ
giữa các vấn đề trong quá trìnhvà vận hành dự án, mối quan hệ giữa các nguồn tác
động và các tác động có thể xảy ra của dự án. Từ việc xác định được các mối quan hệ
này, chúng ta sẽ đề xuất được các giải pháp hạn chế tác động một cách có hiệu quả
nhất.
(6). Phương pháp tham vấn cộng đồng
Tham vấn cộng đồng là một khâu bắt buộc trong quá trình thực hiện báo cáo
ĐTM. Mục tiêu chính yếu của quá trình tham vấn là thu thập các ý kiến của người dân,
chính quyền tại khu vực thực hiện dự án nhằm tiếp thu, ghi nhận những ý kiến đóng
góp nhằm hoàn thiệt hơn về dự án của mình.

Trang 13


4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Để tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường và lập báo cáo Đánh giá tác
động môi trường cho Dự án kho chứa hoá chất, lưu chứa 5.402 tấn/năm tại số 7

đại lộ Độc Lập, KCN Sóng Thần 1, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương của Chi nhánh Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phú đã phối hợp cùng Đơn
vị tư vấn - Công ty Cổ phần Môi trường Nam Long để thực hiện báo cáo này.
Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Môi trường Nam Long
Địa chỉ

: 95/C3 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. HCM

- Điện thoại

: 08.3 895 0259


- Email

:

- Đại diện

: Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung

- Chức vụ

: Giám đốc

Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM cho dự án
T
T

Danh sách

Chức vụ, đơn vị

01 Bà Võ Thị Kim Anh

Chuyên
ngành

Số năm
kinh
nghiệm

Giám đốc

Công ty Cổ phần
Hoá chất Nhật Phú

02 ThS. Nguyễn
Hồng Nhung

Thị Giám đốc

Quản lý Môi
trường

4 năm

03 ThS. Nguyễn Ngọc Công ty Cổ phần
Quyên
Môi trường Nam
Long

Quản lý Môi
trường

6 năm

ThS. Nguyễn
04 Thanh Huyền

Quản lý Môi
trường

5 năm


Công ty Cổ phần
Môi trường Nam
Long

Thị Công ty Cổ phần
Môi trường Nam
Long

05 CN. Võ Anh Kiệt

Công ty Cổ phần
Môi trường Nam
Long

CN Công nghệ
Môi Trường

5 năm

06 KS. Nguyễn Văn Lâm

Công ty Cổ phần

Quản lý Môi

1 năm

Trang 14



T
T

Danh sách

Chức vụ, đơn vị

Chuyên
ngành

Số năm
kinh
nghiệm

Môi trường Nam
Long

trường

07 KS. Trương Quốc Vi

Công ty Cổ phần
Môi trường Nam
Long

Quản lý Môi
trường

1 năm


08 KS. Lê Thuỳ An

Công ty Cổ phần
Môi trường Nam
Long

Quản lý Môi
trường

1 năm

09

Các thành viên khác của Công ty Cổ phần Môi trường Nam Long

Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau:
-

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương.

-

Ủy ban Nhân dân thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

-

Ủy ban mặt trận Tổ quốc thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

-


Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường (CERR) - Trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 15


CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
Tên dự án: Dự án kho chứa hoá chất, lưu chứa 5.402 tấn/năm tại số 7 đại lộ

Độc Lập, KCN Sóng Thần 1, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
của Chi nhánh Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phú.
1. 2. CHỦ DỰ ÁN
Chủ đầu tư

: Bà VÕ THỊ KIM ANH

Điạ chỉliên lạc

: 58/6 Trần Văn Dư, P.13, Q. Tân Bình, TP. HCM

Điện thoại

: 083 849 6908

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
1.3.1. Vị trí địa lý khu vực dự án
Dự án được thuê lại 500m2 tại số 7 đại lộ Độc Lập, KCN Sóng Thần, thị xã Dĩ

An, tỉnh Bình Dương.
Vị trí khu vực thực hiện dự án được mô tả như sau:
-

Phía Đông giáp: Giáp với công ty Deagon chứa hàng bách hóa tổng hợp cách
Đường số 8 là 70m.

-

Phía Bắc giáp

: Khoảng cách từ kho chứa đến công ty Rồng Việt là 10m.

-

Phía Tây giáp

: Giáp với Công ty Thành Long;cách Đường số 10 khoảng 60m.

-

Phía Nam giáp : Khoảng cách từ kho chứa đến Công ty VJ Engineering sản xuất
cơ khí, Công ty Thảo Nhân sản xuất giấy Decan, Công ty An Thịnh, Công ty Casal,
Công ty sành sứ thủy tinh, là20m, cách Đại lộ Độc Lập khoảng 100m.
Toạ độ địa lý theo VN 2000: 10053’02.13”N; 106044’45.01”E, bản vẽ tổng thể tại
phụ lục.

Trang 16



Hình 1.1: Vị trí kho chứa hoá chất trong mặt bằng tổng thể của Công ty Cổ phần
xuất nhập khẩu Ngũ cốc.
Ghi chú: Bản vẽ mặt bằng tổng thể nằm sau phần phụ lục.
Kho chứa hoá chất được thuê lại của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Ngũ cốc
toạ lạc tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, nay được Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật
Phú ký hợp đồng thuê kho chứa hoá chất với diện tích 500m2 cách:
-

Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 12 km về hướng Tây Nam.

-

Trung tâm TP Biên Hoà 20 km về hướng Đông Bắc.

-

Trung tâm TP Vũng Tàu 100 km.

-

Sân bay Tân Sơn Nhất 10 km về hướng Tây Nam.

-

Tân Cảng 8 km.

-

Cảng Sài Gòn 10 km.


-

-

Cạnh tuyến đường sắt thống nhất, cách ga Sóng Thần 0,1 km (quy hoạch, mở rộng
thành đường Xuyên Á).
Nằm giữa 03 cụm dân cư lớn: Thủ Đức,Dĩ An, Lái Thiêu.

Trang 17


1.3.2. Hiện trạng khu vực dự án
-

Dự án đầu tưkho chứa hoá chất của Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phú hoạt động
tại đại lộ Độc Lập, KCN Sóng Thần 1, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Dự án thuê lại kho chứa của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Ngũ Cốc, kho chứa
trước đây Đúc sắt thép, kim loại, gia công cơ khí, sản xuất khuôn mẫu của Công ty Cổ
phần Cơ khí Đồng Lực và Chi nhánh Công ty Trường Nam Hải chuyên về sản xuất cơ
khí.
Các công ty khu vực xung quanh dự án: Công ty TNHH Tiếp vận - CN - Thăng
Long, chuyên cung cấp giao nhận dịch vụ vận chuyển. Công ty Dragon, chứa hàng
bách hóa tổng hợp. Công ty Yeu Yang, sản xuất linh kiện điện tử, Công ty Rồng Việt,
chứa hàng hóa chất. Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Thảo Nhân,
chuyên sản xuất giấy decal. Công ty TNHH Casa, chế biến trà, coffee, nhóm nông sản,
lương thực, thực phẩm. Công ty TNHH giày An Thịnh, sản xuất và gia công giày xuất
khẩu. Chi nhánh Công ty Cổ phần Sành sứ Thủy tinh Việt Nam tại Bình Dương, sản
xuất sản phẩm chịu lửa, sản xuất lò nướng, lò luyện và lò nung, công trình kỹ thuật
dân dụng khác, Lắp đặt hệ thống khác, Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô
và xe có động cơ khác. Công ty TNHH Hóa công nghệ Nano, sản xuất sơn nước,

nhóm hóa chất, mỹ phẩm. (Các công ty được thể hiện trên bản vẽ nằm ở sau phần phụ
lục).

-

Tổng diện tích mặt bằng kho chứa hoá chất là 500 m2.

-

Hiện trạng sử dụng đất: Đất ở đô thị.

-

Hiện trạng sử dụng khu đất: đất kinh doanh.
Hệ thống cung cấp nguyên vật liệu và vận chuyển sản phẩm: chủ yếu là đường bộ.
Bố trí mặt bằng và kết cấu kho: có đủ độ rộng, được bố trí thuận tiện cho vận
chuyển hàng, kho chứa thông thoáng, hạn chế mùi hôi, dễ làm vệ sinh và được bố trí
và thiết kế đảm bảo thoát nước.
1.3.3. Mô tả hiện trạng kết cấu của kho chứa hóa chất

-

Công ty Nhật Phú gồm 1 kho chứa B2 (thuộc lô D) với diện tích 500m 2 nằm giữa công
ty Thành Long và công ty Dragon. (Bản vẽ chi tiết được mô tả ở phần phụ lục)

-

Nền nhà kho làm bằng bê tông bằng phẳng. Sàn nhà được lót tấm thảm và bề mặt
không gồ ghề để dễ dọn sạch.


Trang 18


-

Tường của nhà kho từ nền nhà trở lên khoảng 1m được bằng bê tông cốt thép bền
vững,chịu được lửa, nhiệt độ cao, không phản ứng hóa học và không thấm chất lỏng.
Từ đó trở lên tới trần nhà được làm bằng thép không gỉ. Tường bên ngoài chịu được
lửa ít nhất là 30 phút, tất cả các bức tường đều không thấm nước, bề mặt bên trong của
tường trơn nhẵn, có thể rửa một cách dễ dàng và không bắt bụi.

Hình 1.2. Nền nhà kho và vách tường
-

Kho được đơn lẻ nên mái làm bằng tôn, khó cháy và thông hơi dễ dàng khi cháy.

Trang 19


Hình 1.3: Mái nhà của kho chứa
-

Nhà kho có cửa hút gió theo thiết kế chung của khu, gồm 4 lổ tường ngay cổng vào.

Hình 1.4. Lỗ thông gió tại nhà kho
-

Nhà kho có 2 cửa ra vào,mỗi cửa rộng 4m và cao 4m. Phía ngoài cửa được làm bằng
nhựa đường cấp phối.


Trang 20


Hình 1.5. Kết cấu của cửa ra vào của kho chứa

-

Kho chứađược trang bị 1 quạt công nghiệp đặt bên trong kho chứa để đảm bảo độ
thông thoáng.

-

Mặt nền của nhà kho nghiêng từ trong ra ngoài phía cổng giúp dễ dàng thoát nước.
Nhà kho có chỗ chứa hóa chất tràn đổ hoặc rò rỉ để bảo vệ môi trường bên ngoài.
Trong trường hợp môi trường đặc biệt nhạy cảm, công ty đã đấu nối với công ty Ngũ
cốc để thoát nước bên trong nối liền với các hố quây nước hoặc với các công trình xử
lý chất thải.

-

Trong nhà kho có lắp đặt hệ thống PCCC ngay cửa ra vào 4 bình chữa cháy và khu
vực xung quanh nhà kho 8 bình chữa cháy.

-

Hóa chất trong kho được xếp lên giá và xếp đống đúng quy cách, chủ yếu được đặt
trên các pallet gỗ chiều cao cách mặt đất khoảng 0,15 m và đảm bảo khoảng cách đối
với tường ít nhất 0,5 m để đảm bảo độ thông thoáng khi lưu trữ hoá chất trong kho,
một số hóa chất được đặt trên bạt nilon lớn và được đặt theo lối, khoảng cách giữa các
lối là 1m, chiều cao xếp hóa chất là 5m.


-

Những sản phẩm hóa chất dễ cháy được xắp sếp riêng biệt, hóa chất ở dạng lỏng để
riêng với hóa chất dạng bột và rắn để tránh tình trạng những hóa chất phản ứng với
nhau tạo ra các chất nguy hiểm.
Trang 21


-

Các loại hoá chất nhỏ lẽ được đặt gần cửa ra vào, tránh di chuyển nhiều trong kho, hạn
chế bụi thô, còn hoá chất với khối lượng lớn đặt ở gốc cuối của kho, nhằm đảm bảo an
toàn cũng như việc dọn vệ sinh thực hiện dễ dàng.

Hình 1.6: Hóa chất được chứa trên các Balet gỗ
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
Dự án đánh giá tác động môi trường của kho chứa hóa chất nhằm mục tiêu đánh
giá các ảnh hưởng của kho chưa hóa chất đến với khu vực xung quanh, đưa ra những
giả thiết, xác định các tác động và có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn các tác động
xấu có thể xãy ra.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
-

Công suất kinh doanh hoạt động của Dự án tính theo năm:

Trang 22



Bảng 1.1 Công suất kinh doanh hoạt động của dự án tính theo năm

Trang 23


STT

Tên hoá chất

Đơn vị

Số lượng
nhập

Số lượng
xuất

1

Acid Acetic (CH3COOH)

Kg

280,000

200,000

2

Caustic Soda Flakes “Xut (NaOH)”


Kg

180,000

94,800

3

Hoá chất Hydrogen Peroxide
(H2O2)

Kg

24,000

4,000

4

Axit sunfuric (H2SO4)

Kg

168,950

163,950

5


SP Hoá chất Iso Propyl Alcohol (I.P.A)

Kg

43,794

33,974

6

Sản phẩm hoá chất Methanol

Kg

3,119

2,119

Kg

154,000

144,000

7

Pure Vacuum Dried Salt (Muối TK 99
%)

8


SP hoad chất N-Butanol

Kg

21,086

13,086

9

Hoá chất Poly Aluminium Chloride (PAC)

Kg

765,000

668,170

10

Polymer Anion

Kg

45,000

4,560

11


Polymer Cation

Kg

35,000

2,975

12

Solution Silicate

Kg

4,320

2,320

13

Hoá chất Soda Ash Light

Kg

225,000

155,960

14


Hoá chất Sodium Bicarbonate (NaHCO3)

Kg

15

Hoá chất Sodium Sulphite

Kg

298,050

297,850

16

Sodium Sulphate

Kg

52,025

27,025

17

Sản phẩm hoá chất Toluene

Kg


8,759

3,759

18

Hoá chất Oxit kẽm - ZnO

Kg

120,000

80,000

19

Sulphate đồng (CuSO4)

Kg

355,000

300,000

20

Destroy monohydrate

Kg


600,000

450,000

21

Diethyl sunphate

Kg

70,000

60,000

22

Cresol sunfonic axit

Kg

5,000

4,000

23

Hexamethylene tetramine

Kg


5,000

4,000

24

Barium sulphate

Kg

25,000

20,000

25

Borax 5H2O

Kg

300,000

250,000

26

Barox (oxytdian)

Kg


120,000

80,000

27

Sobitol

Kg

45,000

20,000

28

Phèn đơn

Kg

45,000

20,000

29

Chất chống mùi hôi

Kg


75,000

68,000

30

Chất chông bọt

Kg

5,000

4,000

31

Clorin

Kg

70,000

60,000

32

Hoá chất Ammonium Chloride (NH4Cl)

Kg


7,600

5,600

33

Sản phẩm hoá chất Mono Ethanol Amine
(M.E.A)

Kg

2,050

1,050

34

Sản phẩm hoá chất Acetone

Kg

5,960

4,960

35

D.M.F


Kg

120,000

80,000

Trang 24

1,300,000 1,250,000


Ghi chú:
-

Tổng vốn đầu tư : 1.900.000.000 vnđ
Tất cả các danh mục hóa chất trên bảng 1.1 nhằm mục đích cung cấp cho các
công ty xử lý môi trường, hóa chất xử lý nước thải, sản xuất chăn nuôi, hóa chất thí
nghiệm, hóa chất công nghiệp, hóa chất cơ bản, sử dụng cho ngành bao bì, giấy, tẩy
rửa và một số ngành nghề khác...
1.4.2.1. Quy mô kinh doanh
Theo Phương án kinh doanh, dự kiến tổng số lượng hoá chất nhập về khoảng
5,402tấn/năm. Với phương thức giao hàng nhanh gọn, nhập đâu giao đó theo yêu cầu
về số lượng trong các hợp đồng kinh tế với phương thức hàng nhập về giao thẳng là
chính, tránh để hàng tồn trong kho nhiều, sức chứa của kho khoảng 12,5- 15 tấn hoá
chất các loại.
Dự kiến các loại hoá chất được lưu trữ trong kho và sản phẩm được lưu trữ trong
kho chứa hoá chất của công ty được trình bày trong bảng sau:

Trang 25



×