Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Ứng dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều IMRT bằng hệ collimator jaw only cho bệnh nhân mắc ung thư trực tràng tại bệnh viện k trung ương năm 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

CAO VĂN CHÍNH

ỨNG DỤNG KĨ THUẬT XẠ TRỊ ĐIỀU BIẾN LIỀU-IMRT
BẰNG HỆ COLLIMATOR JAW ONLY CHO BỆNH NHÂN
MẮC UNG THƢ TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN K TRUNG ƢƠNG
NĂM 2014-2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

CAO VĂN CHÍNH

ỨNG DỤNG KĨ THUẬT XẠ TRỊ ĐIỀU BIẾN LIỀU-IMRT
BẰNG HỆ COLLIMATOR JAW ONLY CHO BỆNH NHÂN
MẮC UNG THƢ TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN K TRUNG ƢƠNG
NĂM 2014-2015

Chuyên ngành: Vật lý Nguyên tử
Mã số: 60440106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Bùi Văn Loát

Hà Nội – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Tác giả

Cao Văn Chính


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, trước hết tôi xin chân thành cảm
ơn thầy PGS.TS Bùi Văn Loát, thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành Luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Xuân Kử, thầy đã tận
tình chỉ bảo truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu, đồng thời cung cấp cho tôi
nhiều tài liệu liên quan tới Luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể y bác sỹ, nhân viên trong khoa Vật
lý Xạ trị và khoa Xạ 3, bệnh viện K Trung Ương đã tận tình giúp đỡ và tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi khi thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn toàn thể các thầy, cô trong Bộ môn Vật lý hạt nhân, Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã tạo điều kiện học tập và nghiên cứu tốt nhất
để tôi hoàn thành Luận văn cũng như hoàn thành khóa học này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu và Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Cao Đẳng
Y tế Hà Nội, cơ quan tôi công tác, đã tạo mọi điều kiện cho tôi đi học và nghiên cứu
hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn ủng hộ và động viên
tôi trong quá trình học tập.


MỤC LỤC
Danh mục hình ảnh
Danh mục bảng biểu
Danh mục các chữ viết tắt
Mở đầu ....................................................................................................................... 1
Chương 1. Tổng quan về kỹ thuật xạ trị điều biến liều lượng ................................... 3
1.1. Ung thư và các phương pháp điều trị .........................................................3
1.1.1. Khái niệm về ung thư .............................................................................. 3
1.1.2. Các phương pháp điều trị ung thư ......................................................... 4
1.1.3. Phương pháp xạ trị ngoài dùng chùm photon ......................................... 5
1.2. Máy gia tốc trong xạ trị ung thư .................................................................7
1.2.1. Ưu việt của phương pháp xạ trị ngoài dùng máy gia tốc ........................ 7
1.2.2. Nguyên lý cấu tạo của máy gia tốc tuyến tính dùng trong xạ trị ............ 9
1.2.3. Nguyên lý hoạt động của máy gia tốc tuyến tính trong xạ trị............... 10
1.3. Kỹ thuật xạ trị điều biến liều lượng ..........................................................13
1.3.1. Xạ trị điều biến liều lượng .................................................................... 13
1.3.2. Ứng dụng lâm sàng của kỹ thuật IMRT ............................................... 15
1.4. Thực hành lâm sàng xạ trị bằng kỹ thuật IMRT ...................................... 20
1.4.1. Đánh giá bệnh nhân và quyết định xạ trị .............................................. 20
1.4.2. Xác định thể tích bia ............................................................................. 21
1.4.3. Những yêu cầu về lập kế hoạch xạ trị bằng kỹ thuật IMRT ................. 21

1.4.4. Điều biến liều lượng ............................................................................. 23
1.4.5. Kiểm tra chất lượng QA cho từng bệnh nhân xạ trị bằng kỹ thuật IMRT
......................................................................................................................... 24
Chương 2. Kỹ thuật xạ trị điều biến liều lượng bằng hệ Collimator Jaw Only ....... 25
2.1. Giới thiệu chung về kỹ thuật xạ trị điều biến liều lượng bằng hệ
Collimator Jaw Only ....................................................................................... 25
2.2. Trang thiết bị cần thiết để triển khai kỹ thuật xạ trị điều biến liều lượng
bằng hệ Collimator Jaw Only ......................................................................... 29
2.3. Chương trình kiểm soát và đảm bảo chất lượng xạ trị cho kỹ thuật IMRT
.........................................................................................................................29


2.3.1. Tiểu ban chuyên môn kiểm soát và đảm bảo chất lượng trong xạ trị
bằng kỹ thuật IMRT ........................................................................................ 29
2.3.2. Những yêu cầu về công tác đào tạo cho kỹ thuật IMRT ...................... 30
2.3.3. Quy trình kỹ thuật xạ trị IMRT bằng hệ Collimator Jaw-Only cho bệnh
nhân ung thư trực tràng ................................................................................... 35
Chương 3. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 41
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................41
3.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ............................................................ 41
3.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 41
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................41
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu. ............................................................................ 41
3.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu. .............................................................................. 41
3.2.3. Các bước tiến hành ................................................................................41
3.2.4. Các sai số và biện pháp khống chế ....................................................... 45
3.2.5. Xử lý số liệu ......................................................................................... 45
3.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................... 45
3.3. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................46
3.3.1. Một số đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu ..................................... 57

3.3.2. Một vài thông số về kỹ thuật của kỹ thuật IMRT và 3D-CRT ............. 58
3.3.3. Đánh giá đáp ứng .................................................................................. 58
3.4. Bàn luận ....................................................................................................63
3.4.1. Một số đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu............................... 63
3.4.2. Một vài thông số về kỹ thuật của kỹ thuật IMRT và 3D-CRT ............. 63
3.4.3. Bàn luận về tình trạng đáp ứng ............................................................. 64
3.4.4. Bàn luận về các tác dụng phụ sớm trong và sau xạ trị.......................... 65
Kết luận chung ......................................................................................................... 66
Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 68
Phụ lục ...................................................................................................................... 70


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Các kỹ thuật xạ trị ngoài ............................................................................6
Hình 1.2. Các bộ phận chính của máy gia tốc xạ trị ..................................................9
Hình 1.3 (a). Sắp xếp các ống tạo sự gia tốc............................................................11
Hình 1.3 (b). Sắp xếp các ống tạo sự gia tốc ...........................................................12
Hình 3.1. Đồ thị so sánh DVH của kỹ thuật JO-IMRT và 3D-CRT........................47
Hình 3.2. So sánh đường đồng liều giữa kỹ thuật JO-IMRT và 3D-CRT ..............48
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh liều lượng tại các tổ chức khảo sát giữa kế hoạch IMRT
và 3D-CRT ............................................................................................................... 49
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh phần trăm thể tích hấp thụ liều lượng cực đại tại các tổ
chức khảo sát giữa kế hoạch IMRT và 3D-CRT...................................................... 50
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh giữa liều tính toán theo kỹ thuật IMRT và kiểm tra trước
điều trị ...................................................................................................................... 51
Hình 3.6. Biểu đồ phần trăm sai khác giữa tính liều và kiểm tra .............................51
Hình 3.7. Đồ thị so sánh DVH của kỹ thuật JO-IMRT và 3D-CRT........................52
Hình 3.8. So sánh đường đồng liều giữa kỹ thuật JO-IMRT và 3D-CRT ..............53
Hình 3.9. Biểu đồ so sánh liều lượng tại các tổ chức khảo sát giữa kế hoạch IMRT
và 3D-CRT ............................................................................................................... 54

Hình 3.10. Biểu đồ so sánh phần trăm thể tích hấp thụ liều lượng cực đại tại các tổ
chức khảo sát giữa kế hoạch IMRT và 3D-CRT...................................................... 55
Hình 3.11. Đồ thị so sánh giữa liều tính toán theo kỹ thuật IMRT và kiểm tra trước
điều trị ...................................................................................................................... 56
Hình 3.12. Biểu đồ phần trăm sai khác giữa tính liều và kiểm tra ...........................56
Hình 3.13. Biểu đồ phân bố bệnh nhân theo tuổi mắc bệnh .....................................57
Hình 3.14. Biểu đồ phân bố bệnh nhân theo giới .....................................................57
Hình 3.15. Biểu đồ so sánh liều hấp thụ cực đại trung bình tại GTV, CTV, PTV
giữa kế hoạch IMRT, 3D-CRT và liều chỉ định....................................................... 59
Hình 3.16. Biểu đồ so sánh phần trăm liều hấp thụ cực đại trung bình tại tổ chức
lành giữa kế hoạch IMRT và 3D-CRT ..................................................................... 60


Hình 3.17. Biểu đồ so sánh phần trăm thể tích lành trung bình hấp thụ liều lượng
cực đại giữa IMRT và 3D-CRT ............................................................................... 61
Hình 3.18. Biểu đồ so sánh giữa liều tính toán trung bình tại điểm đồng tâm theo kỹ
thuật IMRT và liều kiểm tra trước điều trị................................................................62
Hình 3.19. Biểu đồ tỷ lệ biến chứng sớm trong và sau điều trị ................................63


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Một vài thông số về kỹ thuật của JO-IMRT và 3D-CRT .........................46
Bảng 3.2. So sánh phân bố liều lượng tại các vùng thể tích giữa lập kế hoạch xạ trị
IMRT và lập kế hoạch xạ trị 3D-CRT ..................................................................... 49
Bảng 3.3. So sánh kết quả đo và lập kế hoạch xạ trị-TPS ........................................50
Bảng 3.4. Một vài thông số của kỹ thuật JO-IMRT và 3D-CRT ..............................52
Bảng 3.5. So sánh phân bố liều lượng tại các vùng thể tích giữa lập kế hoạch xạ trị
IMRT và lập kế hoạch xạ trị 3D-CRT ..................................................................... 54
Bảng 3.6. So sánh kết quả đo và lập kế hoạch xạ trị-TPS ........................................55

Bảng 3.7. Tuổi và giới ..............................................................................................57
Bảng 3.8. Một vài thông số về kỹ thuật của JO-IMRT và 3D-CRT .........................58
Bảng 3.9. Liều lượng hấp thụ cực đại trung bình tại tổ chức GTV, CTV, PTV ......58
Bảng 3.10. Liều lượng hấp thụ cực đại trung bình tại một số tổ chức lành..............59
Bảng 3.11. Phần trăm thể tích lành trung bình hấp thụ liều lượng cực đại ..............60
Bảng 3.12. Liều lượng QA trước điều trị..................................................................61
Bảng 3.13. Một số tác dụng sớm không mong muốn trong và sau điều trị ..............63


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
3D-CRT

IMRT

Nghĩa tiếng anh
3D –Conformal Radiation
Therapy
Intensity Modulated
Radiation Therapy
Jaw – only Intensity

JO-IMRT

Modulated Radiation
Therapy

DAO

QA-QC

GTV
PTV
CTV
SPECT

PET
CT
TPS

Xạ trị theo hình dạng khối u
Xạ trị điều biến liều lượng
Xạ trị điều biến liều lượng với cặp
ngàm chuyển động độc lập

Direct Aperture

Tối ưu hóa trực tiếp độ mở trực tiếp

Opimasation

của collimator

Quality AssuranceQuality Control
Gross Tumor Volumn
Planning Treament
Volumn
Clinnic Tumor Volumn
Single Photon Emission
Computed Tomography
Positron Emission

Tomography
Computed Tomography
Treatment Planning
System

DVH

Dose Volume Histogram

R&V

Record and Vetification

Commissioning

Nghĩa tiếng việt

Kiểm tra, đảm bảo chất lượng
Thể tích khối u thô
Thể tích lập kế hoạch điều trị
Thể tích bia lâm sàng
Chụp cắt lớp bằng bức xạ đơn photon

Chụp cắt lớp bằng bức xạ Positron
Chụp cắt lớp vi tính
Hệ thống lập kế hoạch điều trị
Biểu đồ thể tích liều lượng
Hệ thống mạng kiểm tra và lưu giữ
thông tin điều trị.
Thu thập số liệu chuyển TPS



MỞ ĐẦU
Ung thư trực tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở nước ta và
các nước trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Quốc tế về nghiên cứu Ung thưIARC (International Agency for Research on Cancer) tỷ lệ mắc ung thư đại trực
tràng, trong đó hơn 50% là ung thư trực tràng trên thế giới ngày càng tăng.
Hiện nay, chúng ta có nhiều phương pháp để điều trị cho bệnh nhân ung thư
như phẫu thuật, hóa chất, xạ trị…Tuy nhiên, xạ trị vẫn là một trong những phương
pháp phổ biến trong chiến lược kiểm soát bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư
trực tràng nói riêng. Trong đó có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp với phẫu thuật
hoặc kết hợp với hóa chất cả trong mục đích điều trị triệt căn hay triệu chứng. Từ kỹ
thuật xạ trị phân bố liều lượng theo hai chiều (2D), ba chiều (3D), ba chiều theo
hình dạng khối u (3D-CRT), kỹ thuật xạ trị điều biến liều lượng (IMRT), xạ trị định
vị…đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới [15].
Trong xạ trị ung thư, lập được kế hoạch xạ trị tối ưu với việc đạt được liều xạ
trị tập trung cao vào vùng tổn thương, liều xạ trị tối thiểu vào các tổ chức lành xung
quanh đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu các
biến chứng. Phương pháp xạ trị 3D-CRT giúp tạo được kế hoạch xạ trị tương đối
tốt, tuy nhiên nó không phù hợp với những khối u có bề mặt lồi lõm, với những
khối u lan tỏa hình các ngón tay…, đặc biệt với những bệnh ung thư ở các vị trí
nhạy cảm, gần các cơ quan quan trọng như ung thư trực tràng. Trực tràng là tạng
nằm trong tiểu khung có liên quan mật thiết với các cơ quan bên cạnh như bàng
quang, cổ xương đùi ở cả hai giới; âm đạo, tử cung ở nữ; tuyến tiền liệt, tinh hoàn ở
nam, do vậy khi xạ trị vào trực tràng thì ít nhiều các cơ quan lân cận này sẽ bị ảnh
hưởng thậm chí có một số trường hợp bị các biến chứng nặng như viêm bàng quang
nặng, hoại tử ruột, hoại tử xương đùi sau điều trị, loét da vùng xạ trị….Các biến
chứng này hay gặp khi xạ trị theo phương pháp 3D hay 2D. Nhằm nâng cao hiệu
quả điều trị bệnh ung thư trực tràng, giảm thiểu tối đa biến chứng tại các cơ quan
lành bệnh viện K Trung Ương đã áp dụng phương pháp xạ trị điều biến liều lượng
trong điều trị, đây là một kỹ thuật hiện đại trong thực hành lâm sàng, nó ra đời giúp

tạo được kế hoạch xạ trị hoàn hảo hơn với việc lập kế hoạch đảo ngược.

1


Tại Việt Nam, ngành xạ trị được coi là đang trong giai đoạn phát triển. Việc
sử dụng các thiết bị xạ trị cho bệnh nhân ung thư tuy đã được tiến hành trong một
thời gian khá dài nhưng kỹ thuật còn kinh điển và đơn giản. Ngày nay, với tốc độ
phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhiều thiết bị và kỹ thuật xạ trị
hiện đại cũng đã có mặt ở Việt Nam, đặc biệt với kỹ thuật xạ trị IMRT. Kỹ thuật xạ
trị IMRT đã được triển khai lần đầu tiên tại bệnh viện K Trung Ương năm 2008 cho
bệnh nhân mắc ung thư vòm họng. Hiện nay, kỹ thuật này đang được triển khai cho
một số bệnh ung thư thường gặp khác trong đó có ung thư trực tràng. Để đáp ứng
được sự phát triển đó, cần có các tài liệu đề cập đến những kiến thức cơ bản về quy
trình kỹ thuật xạ trị IMRT cho bệnh nhân ung thư trực tràng để góp phần phục vụ
các bác sỹ chuyên ngành ung bướu, các kỹ sư, các kỹ thuật viên xạ trị, sinh viên...
Hơn nữa nhằm khẳng định tính khả thi của kỹ thuật IMRT bằng jaws-only và sự
hợp lý của phân bố liều lượng tại thể tích bia (TV) cũng như liều lượng tại các tổ
chức lành liền kề (OAR), tôi thực hiện đề tài này với hai mục tiêu:
(1) Đánh giá phân bố liều lượng hấp thụ tại thể tích khối u và một số thể tích
lành quanh khối u giữa kỹ thuật IMRT và kỹ thuật xạ trị thường quy.
(2) Nhận xét một số tác dụng phụ sớm không mong muốn của phương pháp
điều trị JO-IMRT.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của Luận văn được chia thành 3 chương:
Chƣơng 1. Tổng quan về kỹ thuật xạ trị điều biến liều lƣợng đề cập đến
cơ sở vật lý, cơ sở sinh học của phương pháp xạ trị điều biến liều lượng và nguyên
lý hoạt động của máy gia tốc tuyến tính trong xạ trị.
Chƣơng 2. Kỹ thuật xạ trị điều biến liều bằng hệ Collimator Jaw Only
đề cập đến quy trình xạ trị và những yêu cầu cần thiết để triển khai kỹ thuật xạ trị
điều biến liều lượng bằng hệ Collimator Jaw Only.

Chƣơng 3. Kết quả thực nghiệm tiến hành lập kế hoạch, kiểm tra chất
lượng QA trước điều trị và điều trị cho 50 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp dùng
kỹ thuật xạ trị điều biến liều lượng bằng hệ Collimator Jaw Only. Dựa trên kết quả
thực nghiệm tiến hành thảo luận và rút ra được tính ưu việt của kỹ thuật xạ trị điều
biến liều lượng so với kỹ thuật xạ trị thông thường.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT XẠ TRỊ ĐIỀU BIẾN LIỀU LƢỢNG
1.1. Ung thƣ và các phƣơng pháp điều trị
1.1.1. Khái niệm về ung thƣ
Trong cơ thể sống, bình thường trong quá trình sinh trưởng và phát triển các tế
bào được sinh ra và chết đi theo một cơ chế quản lý chặt chẽ của cơ thể. Quy luật này
để kiểm soát và duy trì số lượng tế bào ở mỗi cơ quan ở mức ổn định. Ngược lại, các
tế bào ung thư là các tế bào bất thường, được sinh ra không dưới sự quản lý của cơ
thể và chết theo một nhịp độ nhanh hơn các tế bào bình thường.
Ung thư được định nghĩa là sự sinh trưởng mất kiểm soát, tạo nên sự tập
trung một khối lượng lớn tế bào do sự sinh sản quá nhanh, vượt quá số tế bào
chết đi, hậu quả là khối tế bào này dần dần xâm lấn và tàn phá các mô và các
cơ quan của cơ thể sống [10, 14].
Như thế, ung thư là bệnh của tế bào sống. Trong cơ thể chúng ta, nơi nào
có tế bào sống, nơi đó có thể có ung thư. Tóc, lông, móng là chất sừng, không phải
là tế bào sống nên không có ung thư.
Các tế bào ung thư là các tế bào bất thường, và chết theo một nhịp độ
nhanh hơn các tế bào bình thường, nhưng cũng không cân bằng được với mức
độ sinh sản ra các tế bào mới quá nhanh, do đó khối lượng mô ung thư ngày càng
lớn. Sự mất quân bình này do 2 yếu tố chính: Các bất thường di truyền trong tế
bào ung thư và sự bất lực của cơ thể chủ trong việc phát hiện và tiêu diệt các tế

bào này.
Sự không cân bằng giữa mức độ sinh sản ra các tế bào mới và tế bào chết đi
là nguyên nhân dẫn đến khối lượng tế bào ung thư ngày càng lớn, chúng tạo thành
những khối u ung thư. Có thể chia khối u thành hai loại: U lành tính và u ác tính.
U lành thường không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và có thể điều
trị bằng phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u. Những tế bào của ung thư ác tính
có thể xâm lấm và chèn ép các cơ quan xung quanh làm cho quá trình trao đổi chất
của chúng trở lên rối loạn. Ngoài ra, một số tế bào ung thư còn có thể theo mạch

3


máu và mạch bạch huyết di cư đến những cơ quan mới khác trong cơ thể, bám lại
và tiếp tục sinh sôi nảy nở ra những khối u mới. Hiện tượng này được gọi là sự di
căn. Việc chèn ép cũng như xâm lấn vào những cơ quan giữ chức năng quan
trọng, điều hòa sự sống như não, phổi, gan, thận khiến các cơ quan này không
còn được thực hiện đúng chức năng của nó và dẫn đến gây tử vong cho người
bệnh. “Căn bệnh có tỉ lệ tử vong hàng đầu và chiếm gần một phần năm tổng các
ca tử vong trên toàn thế giới chính là ung thư”. Như vậy, ung thư là một căn
bệnh rất nguy hiểm và cần phải được điều trị kịp thời khi mắc phải.
1.1.2. Các phƣơng pháp điều trị ung thƣ
Hiện nay có ba phương pháp chính để điều trị ung thư, đó là: Phẫu
thuật, xạ trị và hóa trị. Ngoài ra có thể điều trị kết hợp các phương pháp để đạt
hiệu quả mong muốn. Việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp là hoàn toàn
phụ thuộc vào loại bệnh, vị trí và từng giai đoạn ung thư khác nhau.
Mục đích các phương pháp này là làm sao để tiêu diệt được nhiều nhất các tế
bào ung thư mà làm tổn thương ít nhất có thể cho tế bào bình thường ở xung quanh.
Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị cổ điển nhất nhưng cũng rất công
hiệu đặc biệt là với ung thư giai đoạn sớm và khu trú rõ ràng. Khi phẫu thuật, tế
bào ung thư được lấy đi càng nhiều càng tốt. Ðôi khi tế bào lành cũng được cắt bỏ

để chắc chắn là tế bào ung thư lẫn vào đó sẽ được loại hết. Phương pháp này dùng
hiệu quả nhất với các khối u lành tính hoặc ung thư không di căn. Thông thường
phẫu thật được can thiệp, sau đó phải dùng kết hợp với các phương pháp khác.
Xạ trị: Là phương pháp sử dụng bức xạ ion hoá để tiêu diệt các khối u.
Thông thường xạ trị được dùng cho ung thư không áp dụng được bằng phẫu
thuật hoặc khi đã phẫu thuật mà vẫn chưa triệt để, nghĩa là xạ trị sẽ giúp phẫu
thuật tiêu diệt tận gốc các tế bào ung thư. Về cơ bản xạ trị được chia ra làm hai
kỹ thuật chủ yếu: Xạ trị chiếu ngoài và xạ trị áp sát.
Hóa trị: Là phương pháp sử dụng hoá chất (các loại thuốc đặc hiệu chống
ung thư) để điều trị ung thư. Nó được dùng khi ung thư đã lan ra ngoài vị trí ban
đầu hoặc khi có di căn ở nhiều địa điểm. Có nhiều loại hóa chất khác nhau. Mỗi
hóa chất có tác dụng riêng biệt với từng ung thư bằng cách làm ngưng sự phân

4


chia của các tế bào dị thường. Khi không có sự phân bào thì tế bào ung thư sẽ bị
tiêu diệt, khối u teo lại.
Các phương pháp kết hợp: Ngoài các phương pháp độc lập, để điều trị ung
thư hiệu quả hơn, còn có thể kết hợp các phương pháp với nhau. Ví dụ, phẫu thuật
kết hợp với xạ trị; phẫu thuật kết hợp với hoá trị; xạ trị kết hợp với hoá trị.
1.1.3. Phƣơng pháp xạ trị ngoài dùng chùm photon
1.1.3.1. Khái niệm và mục đích xạ trị
Mục đích của phương pháp xạ trị là nhằm phá hủy các tế bào ung thư và
ngăn chặn sự phát triển thêm nữa và sự lây lan của các khối u.
Phương pháp xạ trị là tên gọi ngắn gọn của phương pháp điều trị bằng tia xạ
trong y học, là một trong ba phương pháp chính được sử dụng hiện nay để điều trị
bệnh ung thư cùng với hai phương pháp là phẫu thuật và hóa chất [5, 18]. Xạ trị là
quá trình điều trị sử dụng các bức xạ ion hóa hay các tia xạ với liều lượng thích hợp
chiếu tới khối u nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư đồng thời gây ra tổn thương nhỏ

nhất cho các tế bào lành xung quanh.
Có hai phương pháp xạ trị phổ biến đã và đang được sử dụng là xạ trị ngoài
(hay còn gọi là xạ trị từ xa) và xạ trị trong (hay còn gọi là xạ trị áp sát).
Xạ trị trong (hay còn gọi là xạ trị áp sát) là kỹ thuật xạ trị mà khoảng cách từ
nguồn phóng xạ đến các khối u là rất nhỏ. Trong phương pháp này người ta sử dụng
các nguồn phóng xạ có dạng kim, dạng ống, tube để đưa sát lại vùng có khối u. Có
ba cách thực hiện kỹ thuật này: Cách thứ nhất dùng tấm áp bề mặt để điều trị các
vùng như da mặt, vùng đầu, vùng cổ,…; Cách thứ hai là dùng các applicator để điều
trị ở các khoang tự nhiên của cơ thể; Cách thứ ba người ta sử dụng các kim cắm
trực tiếp vào trong các khe, kẽ, trong mô,…
Xạ trị ngoài hay còn gọi là xạ trị từ xa là phương pháp xạ trị mà nguồn phát
tia ở cách bệnh nhân một khoảng nào đó. Đây là phương pháp rất phổ biến trong
điều trị ung thư hiện nay. Phương pháp này được tiến hành với chùm photon từ
nguồn phát như nguồn Co60 hoặc chùm bức xạ hãm năng lượng cao được tạo bởi
chùm electron được gia tốc bởi máy gia tốc tuyến tính, cho đập vào bia. Xạ trị từ
ngoài có thể dùng trực tiếp chùm electron tuyến tính phát ra từ máy gia tốc để điều
trị các khối u ngay gần bề mặt da.

5


Cho tới thời điểm hiện nay, xạ trị ngoài có 3 kĩ thuật chính:

a)

b)

c)

Hình 1.1. Các kỹ thuật xạ trị ngoài

a/ Kỹ thuật xạ trị thông thường
b/ Kỹ thuật xạ trị theo hình dạng 3 chiều của khối u
c/ Kỹ thuật xạ trị điều biến liều theo hình thái khối u.
(1) Kỹ thuật xạ trị thông thường: Kỹ thuật này phổ biến từ trước cho đến nay.
(2) Kỹ thuật xạ trị theo hình dạng ba chiều của khối u: Với sự có mặt của
ống chuẩn trực đa lá MLC, chùm bức xạ phát ra có thể được điều chỉnh theo hình
dạng bất kì của khối u.
(3) Kỹ thuật xạ trị điều biến liều lượng theo hình dạng khối u: Đây là kỹ
thuật xạ trị tiên tiến nhất hiện nay, hình dáng chùm tia không những có thể điều
chỉnh để ôm khít khối u mà cường độ bức xạ chùm tia phát ra còn có thể điều biến
được trên từng ô khác khau trên khối u.
Nội dung của Luận văn này đề cập đến kỹ thuật xạ trị điều biến liều lượng
theo hình dạng khối u sử dụng chùm photon được tạo ra từ máy gia tốc tuyến tính

PRIMUS – SIEMENS.
1.1.3.2. Cơ sở của phƣơng pháp xạ trị dùng chùm photon

Chùm photon (tia gamma và tia X) gây ra độ ion hóa trong môi trường
nhỏ hơn các loại hạt khác, nhưng độ đâm xuyên lại rất lớn do đó hiện nay
được ứng dụng chủ yếu trong xạ trị từ xa, chúng có thể tác dụng lên tế bào ở
sâu trong cơ thể, để điều trị các khối u sâu. Với các u sâu trên 3cm, để giảm
liều chiếu ở mặt da và ở các mô lành trên đường đi của chùm tia, người ta sử

6


dụng nhiều chùm, theo các hướng khác nhau sao cho các hướng chiếu được
chọn hội tụ tại tâm là khối u cần điều trị. Dùng chùm bức xạ hãm năng lượng
cao phát ra từ máy gia tốc, bằng cách quay máy gia tốc chọn hướng chiếu
khác nhau cho phép ta thực hiện yêu cầu trên. Khi chiếu với góc chiếu khác

nhau, các chùm tia phải đảm bảo sự đồng tâm. Khi đó liều chiếu tập trung chủ
yếu vào khối u, còn các tế bào lành liều chiếu giảm đi rõ rệt so với việc chiếu
cố định theo một phương. Đây là một trong những ưu việt của xạ trị dùng
máy gia tốc.
Kỹ thuật xạ trị dựa trên một sự kiện thực nghiệm là các tế bào ung thư
nhạy cảm với bức xạ ion hóa hơn các tế bào khỏe mạnh.
Nguyên tắ c của xa ̣ tri ̣là , bằ ng cách nào đó phải phân bố liề u lươ ̣ng đã
chỉ định tập trung cao và đồng đều tại thể tích khối u

, đồ ng thời phải giảm

thiể u liề u có ha ̣i cho các tổ chức lành liên quan [17].
Hiệu quả điều trị được xác định bởi khả năng tiêu diệt khối u và khả
năng xảy ra biến chứng cho mô lành. Dựa trên những nguyên tắ c sau:
- Dựa trên quan hệ giữa liều và đáp ứng bức xạ của mô ung thư và mô
lành để chọn liều điều trị thích hợp.
- Chọn cách chiếu sao cho mô lành ít bị ảnh hưởng nhất.
- Xạ nhiều phân liều (fraction).
- Nguồn ở sát khối u (xạ trị áp sát).
- Tránh mô lành (nhiều góc chiếu trong xạ trị ngoài).
1.2. Máy gia tốc trong xạ trị ung thƣ
1.2.1. Ƣu việt của phƣơng pháp xạ trị ngoài dùng máy gia tốc

Phương pháp xạ trị sử dụng máy gia tốc tuyến tính là một bước tiến lớn
trong kỹ thuật xạ trị hiện đại. So với máy Cobalt-60, máy gia tốc có những ưu
điểm sau:
- Máy gia tốc có thể cho hai loại chùm tia là chùm electron và chùm
photon. Có thể điều khiển được năng lượng chùm tia phát ra từ máy gia tốc.

7



- Kích thước của vùng bán dạ chùm tia nhỏ, suất liều bức xạ cao.
- Không cần thay thế nguồn bức xạ như trường hợp máy Cobalt.
- Độ an toàn phóng xạ cao do máy gia tốc không có nguồn phóng xạ,
nó chỉ phát chùm tia khi hoạt động.
- Các đặc tính của chùm tia tốt hơn.
- Photon có năng lượng càng cao thì khả năng đâm xuyên càng lớn và
hiệu quả sinh học càng cao.
- Khoảng cách giữa nguồn xạ và da bệnh nhân càng lớn thì sự phân bố
liều lượng bức xạ ở mô bệnh sâu dưới đó càng đồng nhất trong thể tích khối
u. Tuy nhiên tăng khoảng cách đó sẽ kéo theo sự suy giảm cường độ chùm tia
chiếu tới. Để khắc phục sự suy giảm cường độ đó càng phải có các photon với
mức năng lượng cao hơn.
- Tia đâm xuyên càng lớn khi vào cơ thể bệnh nhân càng tạo nên suất
liều điều trị sâu tốt hơn, đồng thời liều gây hại cho các mô lành trên đường
xuyên qua càng ít hơn. Sự tán xạ ra mô lành xung quanh u càng ít hơn khi
năng lượng chùm photon càng lớn.
- Chùm tia càng mạnh càng tạo ra mặt phẳng đồng liều trong mô bệnh
tốt hơn.
Vì vậy người ta phải sử dụng máy gia tốc trong xạ trị ung thư và sự ra
đời máy gia tốc đã tạo ra bước ngoặt lớn trong điều trị ung thư. Và để đáp ứng
yêu cầu cao nhất cho mục đích xạ trị, máy gia tốc phải được thiết kế đạt yêu
cầu cơ bản:
- Chùm bức xạ phát ra từ máy gia tốc phải được xác định rõ năng lượng
và có thể thay đổi được kích thước.
- Liều lượng bức xạ của chùm tia phải đồng đều.
- Liều lượng bức xạ phát ra từ thiết bị phải ổn định trong suốt thời gian
sử dụng, nghĩa là năng lượng, cường độ và vị trí chùm tia có thể kiểm soát
được, có thể đo đạc một cách chính xác.

- Hướng của chùm tia bức xạ có thể thay đổi được để có thể điều chỉnh
được đến mọi vị trí khác nhau.
8


- Hệ thống giường điều trị có thể chuyển động được theo ba chiều với
độ chính xác cao.
- Hệ thống cơ khí ổn định, linh hoạt. Có hệ thống đo liều bức xạ, cảnh
báo độ nhiễm phóng xạ, che chắn đảm bảo khi vận hành thiết bị, tự động ngắt
máy khi có sự cố.
1.2.2. Nguyên lý cấu tạo của máy gia tốc tuyến tính dùng trong xạ trị
Máy gia tốc gia tốc tuyến tính dùng trong xạ trị thường được chia thành năm
hệ thống là [6,24]:
(1). Hệ thống bơm, là một nguồn electron hay còn gọi là súng điện tử
(2). Hệ thống tần số vô tuyến bao gồm nguồn tần số vô tuyến sử dụng
magneton hoặc klyston, bộ điều chế, ống dẫn sóng cao tần có chân không thấp trong
đó electron được gia tốc,…
(3). Hệ thống vận chuyển chùm tia có vai trò vận chuyển electron trong chân
không từ ống dẫn sóng gia tốc tới bia hoặc lá tán xạ.
(4). Hệ thống phụ trợ gồm hệ thống bơm chân không, hệ thống làm lạnh
bằng nước, hệ thống chất điện môi bằng ga để truyền vi sóng từ bộ phận phát sóng
vô tuyến tới ống dẫn sóng.
(5). Hệ thống theo dõi và chuẩn trực chùm tia.
Có thể minh họa các bộ phận chính của một máy gia tốc xạ trị bằng sơ đồ
khối đơn giản như Hình 1.2.

Hình 1.2. Các bộ phận chính của máy gia tốc xạ trị
Bên cạnh đó còn rất nhiều phần khác đi kèm với máy gia tốc là [5]:

9



- Hệ thống collimator chuẩn thông dụng.
- Hệ thống laser xác định trục quay của máy, trục thẳng đứng của chùm tia,
bộ hiển thị chùm tia bằng ánh sáng nhìn thấy.
- Hệ thống camera theo dõi bệnh nhân, hệ thống đàm thoại giữa thầy thuốc
và bệnh nhân.
- Hệ thống máy tính điều khiển thiết bị; màn hình thông báo các số liệu liên
quan tới việc điều trị.
- Hệ thống che chắn phóng xạ.
- Hệ thống tự ngắt máy gia tốc khi có sự cố.
Các hệ thống liên quan đến quá trình điều trị bằng máy gia tốc [5]:
- Giường máy có thể điều khiển lên, xuống, quay theo các góc.
- Hệ thống tính liều lượng và lập kế hoạch điều trị.
- Hệ thống đo liều: máy đo liều phóng xạ, máy đo phòng hộ tia xạ,…
- Hệ thống làm khuôn chì,…
Máy gia tốc là thiết bị làm tăng tốc các hạt tích điện như hạt alpha, proton,
electron bằng điện trường [7]. Những máy gia tốc đầu tiên ra đời là các máy gia tốc
thẳng kiểu tĩnh điện. Đó là máy gia tốc WaltonCockroft và VandeGraff. Lawritson
và Sloan đã cải tiến đưa ra loại máy gia tốc thẳng không sử dụng điện trường một
chiều để gia tốc mà dùng điện trường xoay chiều. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa
học kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ vi sóng, các loại máy gia tốc ra đời và những
nguồn phát sóng siêu cao tần cho phép gia tốc các loại hạt tới những mức năng
lượng khác nhau từ thấp tới cao và siêu cao. Thay đổi tần số vi sóng sẽ làm thay đổi
động năng của chùm điện tử. Các máy gia tốc thẳng hiện đại dùng các sóng siêu cao
tần có thể làm cho chùm hạt vi mô chuyển động với tốc độ gần bằng tốc độ ánh
sáng (khoảng 1000 MV hoặc 1BV).
1.2.3. Nguyên lý hoạt động của máy gia tốc tuyến tính trong xạ trị
Máy gia tốc tuyến tính là loại máy mà hạt tích điện được gia tốc nhờ điện
trường một chiều hoặc xoay chiều có điện thế cao và quỹ đạo hạt là đường thẳng

khi chuyển động trong điện trường.
Năm 1932, Walt và Cokraft đã thành công trong việc biến đổi hạt nhân bền
thành hạt nhân phóng xạ bằng phản ứng hạt nhân với photon. Để gia tốc electron

10


đạt đến năng lượng cần thiết, hai ông dùng phương pháp gia tốc điện trường bằng
một sơ đồ nối tiếp các tụ điện để tạo ra điện thế cao từ 600000 Volt đến 800000
Volt và đưa điện áp đó vào trong chân không. Nhưng sử dụng điện trường một
chiều chỉ gia tốc 2 đến 3 MeV không thể giải quyết được những vấn đề liên quan
đến hạt nhân nguyên tử. Lawriton và Sloan đã giải quyết vấn đề bằng cách thay đổi
việc sử dụng điện trường một chiều bằng điện trường xoay chiều. Lúc đầu người ta
nghi ngờ về khả năng điện trường xoay chiều có thể gia tốc được các hạt hay
không? Vì là điện trường xoay chiều nên hướng của điện trường thay đổi theo chu
kỳ. Khi hướng của nó trùng với hướng chuyển động của hạt thì hạt được gia tốc.
Nhưng khi điện trường có hướng ngược lại thì hạt sẽ bị giảm tốc. Nếu thời gian hạt
được gia tốc bằng thời gian hạt bị hãm thì quá trình này có thể nhận được một năng
lượng đáng kể không? Chính vì lý do đó mà thời gian đầu người ta đã nghĩ đến việc
tạo ra các điện trường một chiều để tránh sự thay đổi chiều của lực điện trường theo
chu kỳ [6].
Do hạn chế về mặt năng lượng nên gia tốc electron nhờ điện trường một
chiều trong máy gia tốc xạ trị ít được sử dụng. Để thu được chùm electron với năng
lượng cao người ta đã sử dụng phương pháp gia tốc hạt trong điện trường xoay
chiều. Sơ đồ gia tốc electron trong điện trường xoay chiều có dạng như Hình 1.3a
và Hình 1.3b:

Hình 1.3 (a). Sắp xếp các ống tạo sự gia tốc

11



Hình 1.3 (b). Sắp xếp các ống tạo sự gia tốc
Giả thiết giữa các cực A và B được tạo ra một điện trường xoay chiều (Hình 1.3a).
Ta đặt vào giữa các cực này một loạt ống hình trụ được ký hiệu C1, C2, C3,
C4,và C5. Ống C1, C3, C5 được nối với điện cực B còn C2, C4 nối với cực A. Từ
Hình vẽ 1.3a nhận thấy hiệu điện thế giữa A và C1 bằng hiệu điện thế giữa C2 và C3
và bằng hiệu điện thế giữa C4 và C5. Tương tự điện thế giữa C1 và C2 bằng điện thế
giữa C3 và C4.
Giả sử tại thời điểm nào đó điện thế tại A âm còn ở B dương khi đó điện
trường hướng từ C1 sang A, còn tại đầu giữa C1 và C2 điện trường hướng từ C1 sang
C2. Giả sử tại thời điểm này electron chuyển động từ A sang C1, electron sẽ được
gia tốc động năng thu được là eU. Chọn chiều dài ống C1 là L1 thích hợp để electron
đi trong ống C1 mất ½ chu kỳ thì đến đầu kia của C1, điện trường tại hai đầu C1 và
C2 đổi chiều khi đó electron chuyển từ C1 đến C2 được gia tốc và động năng tăng
thêm eU. Như vậy khi chuyển động trong ống C2 động năng của electron là 2 eU.
Cứ như vậy electron khi đi trong ống C5 có động năng 5 eU. Nếu ta không chỉ sử
dụng 5 ống mà nhiều hơn và độ dài ống được lựa chọn sao cho mỗi lần điện trường
thay đổi dấu trong khi hạt chuyển động trong ống thì hạt sẽ được gia tốc mỗi lần đi
từ ống này sang ống kia [6].
Để thực hiện việc gia tốc hạt là đồng bộ khi chuyển động trong các ống thì
thời gian chúng chuyển động trong mỗi ống phải bằng nhau. Điều đó đòi hỏi chiều

12


dài các ống phải tăng dần. Thời gian hạt được gia tốc đi trong các ống được tính
theo công thức sau:
t


l1 l2 l3
 
v1 v2 v3

(1.1)

Trong đó l1, l2, l3… và v1, v2, v3… là độ dài và vận tốc của hạt chuyển động
trong các ống tương ứng.
Mặt khác giữa thế gia tốc và động năng của electron liên hệ với nhau theo
công thức:
mv 2
 eU
2

(1.2)

Do đó:
v1 

2.1.eU
, v2 
m

2.2.eU
, v3 
m

2.3.eU

m


(1.3)

Từ công thức (2.1) và công thức (2.3) ta có:
l1
2.1eU
m



l2
2.2eU
m



l3

 ...

(1.4)

2.3eU
m

Vì vậy ta có tỷ số l1 :l2: l3: … = 1: 2 : 3 : …
Nếu như trong máy gia tốc có n điện cực thì năng lượng hạt thu được khi
chuyển động từ cực thứ nhất đến cực thứ n sẽ là n eU .
Như vậy có thể nói rằng nếu ta có một hệ thống gồm một lượng lớn điện cực
có kích thước phù hợp với một hiệu điện thế U nhỏ chúng ta có khả năng cung cấp

cho hạt một năng lượng rất lớn.
Tần số của nguồn điện xoay chiều theo tính toán cỡ hàng chục MHz.
1.3. Kỹ thuật xạ trị điều biến liều lƣợng
1.3.1. Xạ trị điều biến liều lƣợng
Nội dung phần này đề cập đến những yêu cầu về con người, tính hợp lý và
những khía cạnh kỹ thuật để có thể triển khai kỹ thuật IMRT một cách an toàn và
hiệu quả nhất. Những kỹ thuật xạ trị thường quy hiện nay, kể cả kỹ thuật 3D-CRT
(3D-Conformal Radiation Therapy) với sự đồng đều về liều lượng và những công

13


cụ làm thay đổi hình dạng chùm tia, chẳng hạn các lọc nêm hay bù mô v.v.. cũng
không phải là phương pháp có thể tạo ra sự bảo vệ hoàn toàn hay từng phần cho các
tổ chức lành. Giờ đây, với tiến bộ vượt bậc về công nghệ chế tạo thiết bị cùng
những phần mềm đặc biệt người ta có thể tạo ra sự phân bố liều lượng theo mức độ
khác nhau trong không gian theo ý muốn. Đó là những máy gia tốc xạ trị với
collimator đa lá (MLC), là thế hệ máy tính với phần mềm lập kế hoạch nghịch đảo
trong không gian 3 chiều. Mục đích cuối cùng của 3D-CRT là tạo ra sự phân bố liều
lượng đúng với hình dạng thể tích bia theo 3D trong khi đó giảm thiểu liều có hại
tới mức độ chấp nhận được cho các tổ chức lành liên quan.
Kỹ thuật IMRT là một kỹ thuật hết sức tinh xảo và phức tạp mà trong đó tạo
ra cường độ các chùm tia không đồng nhất. Những phương cách điều chỉnh hoặc
thay đổi hình dạng chùm tia, chẳng hạn như các lọc nêm, các bộ bù trừ mô đã được
sử dụng trong nhiều năm qua cũng chưa phải là kỹ thuật IMRT. Kỹ thuật IMRT có
thể sử dụng hoặc bằng những dụng cụ bù trừ mô theo hai chiều hoặc bằng hệ MLC.
Kỹ thuật phân bố liều khi sử dụng MLC có thể theo 2 cách: “cửa sổ cánh chớp”
hoặc “phát tia ngắt quãng”. Kỹ thuật IMRT còn bao gồm việc xác định rõ các miền
giới hạn liều lượng tại thể tích bia cùng sự lan toả của nó và các tổ chức lành liền kề
một cách hợp lý. Đánh giá tính tối ưu của kỹ thuật IMRT, kể cả việc phân tích về sự

phân bố liều lượng theo ba chiều, về biểu đồ thể tích liều lượng (DVH) cho thể tích
bia và các tổ chức nguy cấp.
Kỹ thuật IMRT đòi hỏi sự hợp tác rất chặt chẽ giữa của đội ngũ cán bộ
chuyên môn được đào tạo cơ bản và có trình độ cao, bao gồm các bác sĩ xạ trị, kỹ sư
vật lý và các kỹ thuật viên xạ trị. Những yêu cầu cơ bản về kỹ thuật IMRT bao gồm:
- Lựa chọn bệnh nhân một cách phù hợp.
- Thiết bị chẩn đoán hình ảnh với đầy đủ chức năng.
- Dụng cụ, thiết bị cố định bệnh nhân.
- Nắm vững kiến thức về giải phẫu sinh lý cũng như bản chất mô bệnh học
khối u, về các xác định các vùng thể tích bia và tổ chức lành liên quan.
- Phần mềm lập kế hoạch tiên tiến nhất.

14


- Quy trình ATP và commissioning hệ thống máy xạ trị và các thiết bị phụ
trợ kèm theo.
- Triển khai đầy đủ, nghiêm túc các hoạt động trong chương trình đảm bảo
chất lượng xạ trị.
- Nguyên tắc phân tích, đánh giá tính tối ưu của kế hoạch được lựa chọn.
- Thực hành điều trị một cách chính xác, an toàn.
Đã có nhiều tài liệu đề cập đến kỹ thuật IMRT trong đó một số yêu cầu cốt
lõi phải cân nhắc một cách thận trọng khi triển khai kỹ thuật này. Đó là chi phí sẽ
tăng lên cho triển khai kỹ thuật, tăng thêm cường độ làm việc, thời gian máy phát
tia điều trị cũng sẽ dài thêm, nguy cơ phát sinh ung thư thứ cấp và giảm suất liều
máy tại thể tích bia và các vùng được chiếu xạ. Quyết định cuối cùng để thực thi kỹ
thuật IMRT là phải có được ý kiến thống nhất của một ủy ban đa chuyên ngành
gồm các nhà chuyên môn, cán bộ kỹ thuật và chuyên viên tài chính v.v..
1.3.2. Ứng dụng lâm sàng của kỹ thuật IMRT
1.3.2.1. Cơ sở lâm sàng để triển khai kỹ thuật IMRT

Những nghiên cứu gần đây đều nhấn mạnh đến những lợi thế về phân bố liều
lượng của kỹ thuật IMRT so với 3-D CRT, đó là sự phân bố liều cao tại thể tích bia
và tránh được những tổn hại cho các tổ chức lành liền kề. Những loại bệnh với đặc
tính giải phẫu thường chọn điều trị bằng kỹ thuật IMRT là:
Ung thư đầu cổ mà thể tích bia thường được chiếu xạ từ phía trước và hai
bên vào đều có liên quan đến tủy sống và vùng tuyến nước bọt.
Ung thư tuyến tiền liệt, trong đó trực tràng cũng nằm trong vùng thể tích bị
chiếu xạ.
Ung thư phổi, trong đó vùng hạch trung thất có thể nằm phía trước và phía
bên của thể tích bia.
Ung thư thực quản, nơi mà các vùng liều cao cũng luôn ảnh hưởng tới phổi.
Ung thư phụ khoa, nơi các hạch vùng là thể tích bia được sắp xếp theo phía
bên hoặc trước bàng quang.
Ung thư vú trái, trong đó thể tích bia có phần nằm sâu xuống phần trước của
phổi và tim.

15


×