Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giải bài 1,2,3 trang 113 SGK Sinh 11: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.48 KB, 2 trang )

Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2,3 trang 113 SGK Sinh 11 : Cảm ứng ở động vật (Tiếp theo)

A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Cảm ứng ở động vật (Tiếp theo)
Hệ thần kinh dạng ống được tạo thành từ số lượng rất lớn tế bào thần kinh. Các bộ phận của hệ thần kinh
dạng ống có chức năng khác nhau. Đặc biệt, não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận
và xử lí hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng. Các phản xạ ở động
vật có hệ thần kinh dạng ống là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện . Số lượng các phản xạ rất
lớn. Đặc biệt, số lượng phản xạ có điều kiện ngày càng tăng. Nhờ đó, động vật thích nghi tốt hơn với môi
trường sống.
Bài trước:Giải bài 1,2,3 trang 110 SGK Sinh 11: Cảm ứng ở động vật

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 113 Sinh Học lớp 11: Cảm ứng ở động vật
(Tiếp theo)
Bài 1: (trang 113 SGK Sinh 11)
Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
– Hệ thần kinh dạng lưới: được câu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với
nhau bằng các sợi thần kinh.
– Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần
kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
Bài 2: (trang 113 SGK Sinh 11)
Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh
dạng lưới và hệ thần kinh dụng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Phản ứng của động vật hệ thần kinh ống phức tạp hơn, hiệu quả hơn do cấu tạo của hệ thần kinh ống hoàn
thiện hơn, số lượng tế bào thần kinh rất lớn và tập trung lại nên sự phối hợp và xử lí thông tin tốt hơn, rất
thuận lợi trong việc học tập và rút kinh nghiệm ( thành các phản xạ có điều kiện).
Thí dụ minh họa: Động vật bậc cao nếu bị con người bắt hụt sẽ chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người,
nhưng động vật bậc thấp thường không như vậy.
Bài 3: (trang 113 SGK Sinh 11)
Cho một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh hình ống.


Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:


Thí dụ: khỉ, chó, cá heo,…làm xiếc.
Bài tiếp: Giải bài 1,2 trang 116 SGK Sinh 11: Điện thế nghỉ



×