Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ TIỀN MẶT ĐẾN GIÁ TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.85 KB, 45 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ
TIỀN MẶT ĐẾN GIÁ TRỊ CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Người hướng dẫn: TH.S BÙI ĐỨC NHÃ
Người thực hiện:

LÊ THANH HÒA

- B1100215

TRẦN THỊ KIM ANH - B1100010
Lớp :

110B0101

Khoá :

ĐH 15

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7/2015


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ
TIỀN MẶT ĐẾN GIÁ TRỊ CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Người hướng dẫn: TH.S BÙI ĐỨC NHÃ
Người thực hiện:

LÊ THANH HÒA

- B1100215

TRẦN THỊ KIM ANH - B1100010
Lớp :

110B0101

Khoá :

ĐH 15

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7/2015


LỜI CẢM ƠN



Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, chúng em đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của quý Thầy Cô Khoa Tài chính Ngân Hàng – Trường Đại Học Tôn
Đức Thắng. Không những thế, trong 4 năm học tập tại đây, thầy cô không những đã
dành tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em, mà
còn chỉ bảo cho chúng em những kỹ năng sống cũng như những kinh nghiệm cần
thiết cho công việc sau này. Chúng em chân thành cảm ơn quý thầy cô.
Đặc biệt, chúng em xin cảm ơn ThS. Bùi Đức Nhã đã trực tiếp chỉ dẫn
những kiến thức khoa học quý giá, tạo điều kiện giúp đỡ cũng như đã động viên
chúng em rất nhiều trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài
“Ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt đến giá trị của các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất
song không tránh khỏi những thiếu xót nhất định mà bản thân chưa nhìn thấy được.
Chúng em rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô để khóa luận được hoàn chỉnh
hơn. Sau cùng, chúng em xin kính chúc quý Thầy Cô thật dồi dào sức khỏe để tiếp
tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng.
TP. HCM, ngày 1 tháng 7 năm 2015
Sinh viên
Lê Thanh Hòa – Trần Thị Kim Anh


LỜI CAM ĐOAN


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi và được
sự hướng dẫn khoa học của Th.S Bùi Đức Nhã. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.

Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào chúng tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Tôn Đức Thắng
không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền chúng do chúng tôi gây
ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2015
Tác giả

Lê Thanh Hòa

Trần Thị Kim Anh


NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN


..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Xác nhận của Giảng viên hướng dẫn
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015
GVHD


NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN


..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Xác nhận của Giảng viên phản biện
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015
GVPB


TÓM TẮT

Chúng ta đều biết, việc nắm giữ tiền mặt là sự đánh đổi giữa lợi ích và chi
phí. Bởi vì, khi công ty nắm giữ nhiều tiền mặt thì sẽ đảm bảo khả năng thanh toán,
tận dụng được các cơ hội đầu tư hay đối phó với các nhân tố bất thường,... Tuy
nhiên, tiền mặt là một loại tài sản không sinh lời, vậy nên khi nắm giữ tiền mặt quá
nhiều sẽ khiến công ty chịu chi phí cơ hội cao, mất cơ hội đầu tư vào các tài sản
sinh lời khác. Xuất phát từ lý do này, chúng tôi cho rằng tồn tại một mức tiền mặt
tối ưu, có khả năng đảm bảo tính thanh khoản cũng như các nhu cầu khác của công
ty với một chi phí cơ hội thấp nhất. Tại đó, giá trị công ty đạt giá trị tối đa.
Để kiểm chứng giả thuyết trên, chúng tôi sẽ thực hiện hai kiểm định. Đầu
tiên, chúng tôi kiểm tra sự tồn tại một mối quan hệ bậc hai (lõm) giữa việc nắm giữ
tiền mặt và giá trị công ty. Nếu thực sự tồn tại mối quan hệ này, chứng tỏ có một
mức tiền mặt tối ưu làm tối đa hóa giá trị công ty. Tiếp theo, để củng cố thêm cho
giả thuyết này, chúng tôi tiếp tục kiểm tra xem khi tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trượt khỏi

điểm tối ưu thì giá trị công ty sẽ thay đổi như thế nào? Nếu giả thuyết trên chính xác
thì giá trị công ty lúc này sẽ giảm. Bởi vì, tại tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu giá trị
công ty đã đạt mức cao nhất nên khi xa rời điểm này giá trị công ty không thể nào
đạt mức tối đa được nữa.
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu chính từ báo cáo tài chính của các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) trong giai đoạn
2007-2014. Bên cạnh đó, để đại diện cho giá trị thị trường của công ty, chúng tôi
còn sử dụng thêm dữ liệu giá chứng khoán của các cổ phiếu trên tại thời điểm cuối
các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Một dữ liệu tuy nhỏ nhưng đặc biệt quan trọng
trong bài nghiên cứu đó là tỷ lệ lạm phát Việt Nam trong giai đoạn này. Dữ liệu này
giúp chúng tôi tính toán các biến một cách chính xác hơn nhờ loại trừ lạm phát.


Kết quả thực nghiệm cho thấy, ở kiểm định đầu tiên tồn tại mối quan hệ bậc
hai (lõm) giữa tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và giá trị công ty. Ở kiểm định thứ hai, chúng
tôi tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa giá trị công ty và mức độ sai lệch
(giữa tỷ lệ nắm giữ tiền mặt hiện tại và tỷ lệ tối ưu nắm giữ tiền mặt tối ưu) . Do đó,
chúng tôi khẳng định rằng, tồn tại một tỷ lệ tiền mặt tối ưu có khả năng làm tối đa
hóa giá trị công ty. Đối với thị trường Việt Nam, tỷ lệ này nằm trong khoảng 22%26% giá trị tổng tài sản. Tỷ lệ này khá cao so với tỷ lệ tiền mặt trung bình các công
ty Việt Nam, hiện đang nắm giữ (9,8%).
Qua kết quả trên, xét trên khía cạnh bình quân, các công ty Việt Nam nên
tăng tỷ lệ nắm giữ tiền mặt so với mức hiện tại. Tuy nhiên, ứng với cụ thể từng
công ty cần xem xét tăng giảm tỷ lệ này cho phù hợp. Đồng thời các công ty phải
luôn duy trì mức này để giá trị doanh nghiệp đạt được giá trị thị trường cao nhất.


MỤC LỤC

Chƣơng 1.GIỚI THIỆU............................................................................................1
1.1.


Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ...........................................................2

1.3.

Kết quả chung ................................................................................................2

1.4.

Tính mới của đề tài ........................................................................................3

Chƣơng 2.
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 4

Cơ sở lý thuyết ...............................................................................................4

2.1.1. Lý thuyết đánh đổi .....................................................................................4
2.1.2. Lý thuyết trật tự phân hạng ........................................................................5
2.2.

Bằng chứng thực nghiệm ...............................................................................6

Chƣơng 3.


PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU ................................................. 10

3.1.

Phương pháp ................................................................................................10

3.1.

Mô hình, biến ...............................................................................................11

3.1.1. Tác động của việc nắm giữ tiền mặt đến giá trị công ty. .........................11
3.1.2. Các nhân tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt .....................................13
3.2.

Dữ liệu .........................................................................................................16

Chƣơng 4.
4.1.

KẾT QUẢ ..................................................................................... 17

Dữ liệu .........................................................................................................17

4.1.1. Thống kê mô tả ........................................................................................17
4.1.1. Ma trận tương quan ..................................................................................18
4.2.

Kết quả thực nghiệm....................................................................................18

4.2.1. Mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và giá trị công ty.....18

4.2.2. Các nhân tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt ....................................22
4.2.3. Ảnh hưởng của độ lệch (DEVIATION) đến giá trị công ty ....................23
Chƣơng 5.

KẾT LUẬN ................................................................................... 28

5.1.

Kết luận........................................................................................................28

5.2.

Hạn chế ........................................................................................................29

5.3.

Đề xuất hướng nghiên cứu mở rộng của đề tài............................................29


LỜI MỞ ĐẦU

Việc quản lý và sử dụng tiền mặt luôn đặt ra rất nhiều thách thức cho mỗi
công ty, đặc biệt là các công ty đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Bởi vì, nó sẽ ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các công ty này. Làm thế nào để
đầu tư lượng tiền mặt nhàn rỗi nhằm thu lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo mức thanh
khoản hợp lý để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai là câu hỏi lớn đối với nhà quản
trị và cả những nhà nghiên cứu. Lượng tiền mặt dồi dào tạo điều kiện cho công ty
nắm bắt được ngay những cơ hội đầu tư tốt khi chi phí tài trợ bên ngoài quá cao hay
chủ động hơn khi phải đối mặt với các cú sốc tài chính từ khủng hoảng kinh tế toàn
cầu. Tuy nhiên, việc công ty có quá nhiều tiền mặt có phải là một điều tốt? Lượng

tiền mặt dư thừa sẽ khiến các nhà đầu tư đặt ra những nghi vấn rằng có thể công ty
đã mất các cơ hội đầu tư hoặc ban quản trị công ty quá yếu kém nên đã không biết
làm gì với lượng tiền mặt đó. Và một nhà quản trị thông minh sẽ không bao giờ bỏ
qua yếu tố “chi phí cơ hội” của việc nắm giữ tiền mặt.
Bởi tầm quan trọng của mình nên việc nắm giữ tiền mặt ngày càng được các
nhà quản trị và các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn. Vậy làm thế nào để tìm ra
tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu của công ty? Liệu tỷ lệ nắm giữ tiền mặt có tác động
đến giá trị công ty? Giá trị của công ty sẽ như thế nào nếu tỷ lệ tiền mặt nắm giữ sai
lệch so với tỷ lệ tiền mặt công ty thực sự cần nắm giữ. Do đó nhóm chúng tôi quyết
định nghiên cứu về đề tài “Ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt đến giá trị của
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm trả lời những
câu hỏi trên.


DANH MỤC BẢNG BIỂU – ĐỒ THỊ


Bảng 3: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2014 . ......................................... 10
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả ............................................................................ 17
Bảng: 4.2A Ma trận tương quan của các biến trong mô hình 1, 3, 4 ....................... 20
Bảng 4.2B: Ma trận tương quan của các biến trong mô hình 2 ............................... 20
Bảng 4.3 Kết quả mối quan hệ giữa việc nắm giữ tiền mặt và giá trị công ty. ........ 21
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt. .......... 22
Bảng 4.5: Bảng kết quả hồi quy giữ độ lệch khỏi mức nắm giữ tiền mặt tối ưu và giá
trị công ty (I) ............................................................................................................ 24
Bảng 4.6: Bảng kết quả hồi quy giữ độ lệch khỏi mức nắm giữ tiền mặt tối ưu và giá
trị công ty (II) ........................................................................................................... 25


Trang 1


CHƢƠNG 1.

GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài
Tiền mặt là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến giá trị thị
trường của mỗi công ty. Nếu dự trữ tiền mặt quá ít, sẽ có thể gặp phải nguy cơ
không có khả năng hoạt động bình thường như: việc thanh toán bị trì hoãn, nguồn
tiền bị cắt giảm, phải huy động thêm các nguồn tài chính ngắn hạn bên ngoài hay có
thể sẽ mất cơ hội đầu tư. Điều này trực tiếp làm giảm giá trị của công ty, thậm chí
có thể dẫn đến khả năng phá sản khi công ty mất đi khả năng thanh toán,…Ngược
lại nếu dự trữ tiền mặt quá nhiều sẽ phải một chi phí cơ hội lớn, mất đi cơ hội đầu tư
vào các tài sản sinh lời khác,... Do vậy, để gia tăng giá trị công ty, các nhà quản trị
phải đưa ra các quyết định về việc nắm giữ tiền mặt sao cho phù hợp.
Vì tầm quan trọng của việc nắm giữ tiền mặt đối với giá trị công ty như đã
đề cập ở trên, nên trong thời gian gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến
đề tài này. Có thể kể đến như Ferrera và Vilela (2004). Mục đích chính của các
nghiên cứu này chủ yếu là tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt.
Để từ đó có thể điều chỉnh lượng tiền mặt bằng cách thay đổi các yếu tố này. Tuy
nhiên còn khá ít nghiên cứu tìm hiểu mức ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt đến
giá trị công ty. Chúng tôi cho rằng tỷ lệ nắm giữ tiền mặt có sự đánh đổi giữa lợi ích
và chi phí. Do vậy, sẽ tồn tại một tỷ lệ tiền mặt tối ưu có thể cân bằng giữa lợi ích
và chi phí, từ đó giúp công ty đạt giá trị tối đa.
Một số nghiên cứu trước đây về đề tài này đã xác nhận tồn tại một tỷ lệ nắm
giữ tiền mặt tối ưu, tại đó tối đa hóa giá trị công ty. Tuy nhiên, các nghiên cứu này
chủ yếu chỉ tập trung vào các quốc gia phát triển như Mỹ, Tây Ban Nha, chưa chú
trọng vào các quốc gia đang phát triển. Do vậy, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề
tài: “Ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt đến giá trị của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, nhằm tìm bằng chứng xác nhận sự tồn tại

của một tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu, có khả năng tối đa hóa giá trị công ty của các
gia đang phát triển, cụ thể là Việt Nam.


Trang 2

1.2. Mục tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu của chúng tôi nhằm trả lời hai câu hỏi chính. Thứ nhất là, có
tồn tại một tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu, có khả năng tối đa hóa giá trị công ty hay
không? Thứ hai, khi tỷ lệ nắm giữ tiền mặt xa rời tỷ lệ tối ưu nói trên thì giá trị công
ty có giảm xuống không? Câu hỏi thứ hai chỉ có thể được kiểm tra sau khi xác định
được tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu ở câu hỏi thứ nhất.
Để trả lời câu hỏi thứ nhất, chúng tôi tiến hành sử dụng mô hình hồi quy phi
tuyến để tìm mối quan hệ bậc hai (lõm) giữa tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và giá trị công
ty. Nếu thực sự có mối quan hệ bậc hai này, tức là tồn tại một tỷ lệ nắm giữ tiền mặt
tối ưu, tại đó tối đa hóa giá trị thị trường của công ty. Sau đó, chúng tôi tiếp tục trả
lời cho câu hỏi thứ hai bằng cách tìm mối quan hệ giữa độ sai lệch (giữa tỷ lệ nắm
giữ tiền mặt hiện tại và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu đã tìm được) và giá trị thị
trường của công ty. Muốn làm được điều này, trước hết chúng tôi tiến hành hồi quy
mô hình xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Đây là mô hình
chuẩn được rút ra từ nhiều nghiên cứu trước. Sau đó sử dụng phần dư của mô hình
này để tính toán độ lệch giữa tỷ lệ nắm giữ tiền mặt hiện tại và tỷ lệ nắm giữ tiền
mặt tối ưu đã tìm được. Sau khi có được độ lệch này, chúng tôi tiến hành hồi quy
tìm ra mối quan hệ giữa giá trị công ty và độ lệch vừa tính được. Nếu mối quan hệ
này là tương quan ngược chiều, thì chứng tỏ rằng khi tỷ lệ nắm giữ tiền mặt càng xa
rời tỷ lệ tối ưu, giá trị công ty sẽ càng giảm.
1.3. Kết quả chung
Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu của 609 công ty niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn giao dịch
chứng khoán Hà Nội (HNX). Thực nghiệm cho thấy kết quả hoàn toàn giống như

kỳ vọng. Tức là, tồn tại tỷ lệ tiền mặt tối ưu, tại đó giá trị công ty đạt tối đa. Cụ thể,
đối với thị trường Việt Nam, tỷ lệ này nằm trong khoảng 22%-26%. Khi tỷ lệ nắm
giữ tiền mặt xa rời tỷ lệ này, giá trị công ty sẽ giảm. Điều này cho thấy các công ty
Việt Nam vẫn có thể gia tăng giá trị công ty của mình bằng cách đơn giản là gia
tăng tỷ lệ nắm giữ tiền mặt so với mức 9,80% như hiện tại.


Trang 3

1.4. Tính mới của đề tài
Khác với các nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu của chúng tôi thực thiện
đối với một thị trường đang phát triển thay vì thị trường phát triển. Bên cạnh đó,
chúng tôi còn thay đổi, bổ sung một số biến khác cũng như thay đổi mô hình cho
phù hợp hơn. Với đặc điểm của thị trường Việt Nam, lạm phát luôn duy trì ở mức
cao, chúng tôi quyết định loại bỏ lạm phát của dữ liệu trước khi sử dụng chúng để
tính biến. Bài nghiên cứu còn sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định (fixed effect
model) thay cho phương pháp GMM, được một số tác giả sử dụng trong các nghiên
cứu trước (Solano, 2010). Sở dĩ chúng tôi dùng mô hình này vì nó giải quyết được
vấn đề biến nội sinh cũng như kiểm soát được những yếu tố không quan sát được.
Do có những yếu tố không quan sát được tác động đến tác động đến giá trị công ty,
gây nên vấn đề biến nội sinh trong việc tính toán giá trị công ty. Hơn nữa mô hình
này cũng đã được sử dụng trong nghiên cứu của Tong (2008).
Trong các phần tiếp theo, chúng tôi trình bày một cách cụ thể hơn phương
pháp cũng như dữ liệu của bài nghiên cứu này trong chương 3. Sau đó trình bày kết
quả chạy mô hình trong chương 4 và đưa ra kết luận trong chương 5.
.


Trang 4


CHƢƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Cơ sở lý thuyết
Bài nghiên cứu dựa trên hai lý thuyết chính thường được sử dụng để giải
thích về việc nắm giữ tiền mặt: lý thuyết đánh đổi (Myers, 1977), lý thuyết trật tự
phân hạng (Myers và Majluf, 1984).
2.1.1. Lý thuyết đánh đổi
Lý thuyết đánh đổi (Myers, 1977) về việc nắm giữ tiền mặt cho rằng, tỷ lệ
nắm giữ tiền mặt tối ưu là sự đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của việc nắm giữ tiền
mặt. Lợi ích rõ ràng nhất khi nắm giữ tiền mặt đó là làm giảm rủi ro kiệt quệ tài
chính và không gây cản trở cho các hoạt động bình thường, các quyết định đầu tư
của mỗi công ty, cũng như làm giảm chi phí tài trợ bên ngoài. Bên cạnh lợi ích này,
việc nắm giữ tiền mặt sẽ khiến công ty phải chịu chi phí cơ hội cao. Bởi vì tiền mặt
là một loại tài sản không sinh lời. Nếu công ty nắm giữ quá nhiều tiền mặt đồng
nghĩa với việc công ty đang lãng phí vốn, chúng ta có thể đem số tiền này đầu tư
vào các tài sản sinh lời khác như cổ phiếu, bất động sản,…Mỗi công ty cần xem xét
đánh đổi giữa lợi ích và chi phí nhận được trong từng trường hợp cụ thể để có thể
duy trì được tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu. Điều này sẽ góp phần nâng cao giá trị của
công ty trên thị trường.
Nếu công ty không muốn lãng phí vốn khi nắm giữ tiền mặt quá nhiều,
công ty sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Các công ty sẽ dùng lượng tiền mặt này đem
đầu tư vào các tài sản sinh lời khác. Khi đó, để giải quyết các tình trạng thiếu hụt
tiền mặt, mất khả năng thanh toán hoặc bỏ qua cơ hội đầu tư, công ty sẽ nhờ nguồn
tài chính từ bên ngoài. Tuy nhiên, đối với thị trường bất hoàn hảo, việc huy động
nguồn tài trợ bên ngoài sẽ phải chịu một chi phí cao hơn so với việc sử dụng chính
nguồn tiền mặt đang nắm giữ. Do vậy, các nhà quản lý công ty cần xem xét việc
đánh đổi giữ chi phí huy động nguồn tài chính bên ngoài và lợi nhuận thu được từ
việc đầu tư các tài sản sinh lời khác.



Trang 5

Qua phân tích trên, chúng ta nhận thấy rằng, công ty phải cân nhắc những
lợi ích và chi phí của việc nắm giữ tiền mặt đem lại trước khi đưa ra quyết định nắm
giữ một tỷ lệ tiền mặt phù hợp. Tỷ lệ này vừa đảm bảo cho hoạt động và đón nhận
các cơ hội tăng trưởng, vừa tiêu tốn một lượng chi phí vừa phải. Đồng thời, công ty
luôn phải duy trì lượng tiền mặt hợp lý để đảm bảo giá trị thị trường cho mình.
2.1.2. Lý thuyết trật tự phân hạng
Khi có nhu cầu về vốn, các công ty sẽ tuân theo một trật tự tăng vốn nhằm
tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn liên quan đến bất cân xứng thông tin. Lý thuyết
trật tự phân hạng cho rằng thứ tự sử dụng nguồn vốn của công ty theo thứ tự ưu tiên
tăng dần: nguồn vốn nội bộ, phát hành nợ, vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần
thường. Các công ty luôn ưu tiên nắm giữ tiền mặt để phục vụ cho các hoạt động,
tuy nhiên, khi nhu cầu đầu tư cao hơn lượng tiền mặt nắm giữ, các công ty buộc
phải phát hành nợ, sau đó là vốn cổ phần. Một công ty có lợi nhuận từ dòng tiền
hoạt động cao có thể dùng để chi trả cổ tức, trả các khoản nợ và dự trữ tiền mặt, vì
thế công ty có lợi nhuận hoạt động càng cao sẽ nắm giữ nhiều tiền mặt.
Lý thuyết này cho rằng không có mức nắm giữ tiền mặt tối ưu cho một
công ty. Myers và Majluf (1984), cho rằng các công ty giữ tiền mặt để tài trợ cho
các dự án mới và cơ hội mới. Theo thuyết này, phát hành cổ phiếu mới sẽ rất tốn
kém do vấn đề thông tin bất cân xứng, để giảm thiểu các chi phí liên quan đến vấn
đề này, các công ty sử dụng tiền mặt như một công cụ có sẵn đầu tiên, họ chuyển
sang sử dụng nợ, chứng khoán an toàn và cổ phiếu được dùng như là một phương
án cuối cùng. Theo nhận định trên, các công ty không có một mức tiền mặt mục
tiêu.
Theo Dittmar và các cộng sự (2003), quan điểm hệ thống trật tự phân hạng
cho thấy rằng không có mức tối ưu tiền mặt, cũng như không có mức tối ưu của số
dư tiền nợ. Số dư bằng tiền mặt chỉ đơn giản là kết quả của các quyết định đầu tư và

tài trợ thực hiện bởi các công ty. Các công ty có dòng tiền lớn sẽ trả cổ tức, trả nợ
và tích lũy tiền mặt. Các công ty có dòng tiền thấp sẽ giảm lượng tiền mặt của họ,
phát hành nợ để tài trợ cho dự án đầu tư.


Trang 6

2.2. Bằng chứng thực nghiệm
Trong phần này, chúng tôi tổng hợp một số kết quả nghiên cứu của các tác
giả, nhằm giúp chúng ta có một cách nhìn khái quát nhất về việc nắm giữ tiền mặt
trong công ty, cũng như tác động của nó đến giá trị của công ty. Trong thị trường
hoàn hảo, các quyết định tài chính sẽ không tác động đến giá trị công ty. Bởi vì, tại
thị trường hoàn hảo, công ty được vay vốn không giới hạn và với một chi phí không
đáng kể. Việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản sẽ không liên quan và các
quyết định đầu tư dựa trên các tài sản có tính thanh khoản sẽ không làm tác động tới
giá trị của cổ đông (Opler, Pinkowitz, Stulz và Williamson, 2001).
Tuy nhiên, trong thực tế, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt sẽ tác động đến giá trị công
ty. Bởi vì, việc tồn tại các bất hoàn hảo của thị trường như sự bất cân xứng thông
tin, vấn đề đại diện, chi phí giao dịch và chi phí kiệt quệ tài chính khiến cho các
công ty phải nắm giữ một tỷ lệ tiền mặt nhất định.
Về mặt lợi ích, các công ty cần nắm giữ một lượng tiền mặt nhằm duy trì
được tính thanh khoản để phòng ngừa các tình huống bất ngờ không dự đoán trước
được và để đáp ứng các hoạt động thường xuyên của công ty. Hơn nữa, các cơ hội
đầu tư do sự hiện hữu của vấn đề bất cân xứng thông tin có thể làm tăng chi phí tài
trợ bên ngoài, thậm chí có thể dẫn đến bỏ qua các cơ hội đầu tư có NPV dương
(Myers, 1984). Vì thế, nhà quản trị nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao như
tiền mặt để giảm chi phí tài trợ bên ngoài. Ngoài ra, tính thanh khoản làm giảm khả
năng gánh chịu các chi phí tài chính nếu các hoạt động của công ty không tạo ra
dòng tiền đủ để đáp ứng các khoản thanh toán nợ bắt buộc.
Dựa vào những lợi ích và chi phí khi nắm giữ tiền mặt, những nghiên cứu

gần đây đã mở rộng mối quan hệ giữa giá trị công ty và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Tác
động thật sự của tiền mặt nắm giữ lên giá trị của công ty vẫn còn đang được tranh
luận trên cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm. Có những lập luận cho rằng
dự trữ tiền mặt sẽ làm giảm giá trị công ty. Một số khác lại cho rằng điều này sẽ làm
tăng giá trị công ty. Cũng có một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng việc nắm giữa tiền
mặt sẽ có tác động phi tuyến tính lên giá trị công ty.


Trang 7

Harford (1998) cho rằng giá trị công ty và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt có mối
tương quan ngược chiều. Ông tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa những công ty
có hoạt động mua lại và lượng tiền mặt nắm giữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy công
ty có nhiều tiền mặt thông thường sẽ thực hiện việc mua lại nhiều hơn. Tuy nhiên,
hoạt động mua lại của những công ty này lại có xu hướng làm giảm giá trị của công
ty. Bằng chứng thực nghiệm này được giải thích dựa trên lý thuyết về dòng tiền tự
do. Theo đó, những nhà quản lý của công ty có dự trữ tiền mặt nhiều thông thường
sẽ có tham vọng muốn gia tăng quyền lực của của mình. Từ đó, nhà quản lý sẽ sử
dụng tiền không hiệu quả, thực hiện những dự án hoặc mua lại những công ty
không đem lại lợi ích cho cổ đông. Do đó, công ty nắm giữ tỷ lệ tiền mặt cao sẽ có
thành quả công ty hoặc giá trị công ty thấp.
Một đại diện của quan điểm cho rằng tỷ lệ nắm giữ tiền và giá trị thị trường
của công ty có mối quan hệ đồng biến là Saddour (2006). Ông đã tiến hành nghiên
cứu trên mẫu quan sát của thị trường Pháp từ giai đoạn 1998 đến 2002 về giá trị
công ty và tiền mặt nắm giữ. Sử dụng giá trị Tobin Q làm chỉ số đo giá trị công ty,
ông phát hiện mối quan hệ đồng biến giữa giá trị công ty và tiền mặt nắm giữ.
Trong nghiên cứu của mình, ông giải thích rằng việc nắm giữ một lượng lớn tiền
mặt sẽ giúp công ty thực hiện được những đầu tư tốt mà không cần phải huy động
từ nguồn tài trợ bên ngoài với chi phí cao. Ngoài ra, khi nắm giữ nhiều tiền mặt,
công ty có xu hướng sẽ trả nhiều cổ tức hơn hoặc khả năng trả nợ cao hơn.

Ngoài ra, có những nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa
nắm giữ tiền mặt và giá trị công ty. Có thể kể đến như nghiên cứu của Jang và
Sueng (2012). Bài nghiên cứu đưa ra kết luận rằng mối quan hệ giữa tiền mặt và giá
trị công ty sẽ thay đổi theo thời gian. Tuy kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy,
tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và giá trị của công ty có mối quan hệ nghịch biến. Nhưng,
mối quan hệ nghịch biến này không mạnh bởi vì mối quan hệ này sẽ thay đổi theo
chiều ngược lại tùy thuộc vào thành quả tương lai của công ty. Do vậy, nghiên cứu
của Jang và Seung (2012) không thể đưa ra một kết luận rõ ràng về mối quan hệ phi
tuyến giữa tiền mặt nắm giữ và giá trị công ty.


Trang 8

Tương tự, Shinada (2012) kiểm định mối tương quan giữa tỷ lệ nắm giữ
tiền mặt và giá trị công ty trong giai đoạn khủng hoảng tài chính giai đoạn 1980 2010. Tác giả đã kết luận trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng, công ty có dự trữ
tiền mặt cao sẽ tránh được các tình trạng không thể tiếp cận được với nguồn vốn từ
thị trường bên ngoài. Do đó, công ty có trữ lượng tiền mặt nhiều sẽ có giá trị thị
trường cao. Đồng thời, đối với các công ty không có lượng tiền mặt nắm giữ nhiều,
nhưng vẫn được chính phủ tài trợ thông qua chính sách tài khóa và chính sách tiền
tệ, thì giá trị công ty này vẫn tăng. Tuy nhiên, sau giai đoạn khủng hoảng, mối quan
hệ đồng biến này không tồn tại.
Để ủng hộ cho mối quan hệ phi tuyến giữa giá trị công ty và tỷ lệ nắm giữ
tiền mặt, Martinez Sola và cộng sự (2010) đã sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng
gồm 472 công ty của ngành công nghiệp Mỹ từ giai đoạn 2001 đến 2007 và chứng
minh mối quan hệ phi tuyến này tồn tại. Các nhà nghiên cứu giải thích mối quan hệ
phi tuyến này tồn tại bởi vì công ty quyết định sẽ cân bằng giữa chi phí và lợi ích
của việc nắm giữ tiền mặt nhằm xác định lượng tiền mặt tối ưu công ty nên nắm
giữ. Dựa trên mức độ tối ưu tìm được, công ty sẽ điều chỉnh lượng tiền dự trữ để tối
đa hóa giá trị công ty. Bằng chứng này cũng góp phần ủng hộ thêm quan điểm đánh
đổi giữa lợi ích và chi phí khi nắm giữ tiền mặt. Khi công ty có tiền mặt ít, chi phí

nắm giữ tiền mặt sẽ ảnh hưởng đến giá trị công ty. Theo đó, khi công ty có tỷ lệ
nắm giữ tiền mặt dưới mức tối ưu, công ty giữ càng nhiều tiền, giá trị công ty sẽ
càng tăng. Tuy nhiên, sau khi mức độ tiền mặt đạt đến mức tối ưu, giá trị công ty sẽ
giảm nếu lượng tiền mặt nắm giữ tăng.
Tại thị trường Việt Nam, cũng có nghiên cứu về đề tài này, đó là nghiên
cứu của Lê Tuấn Bách, Đỗ Thị Thanh Nhàn, Phạm Võ Quang Đại. Bài nghiên cứu
này sử dụng mẫu gồm 100 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
trong giai đoạn 2007-2012. Kết quả tìm được của bài nghiên cứu là tồn tại một tỷ
nắm giữ tiền mặt tối ưu có khả năng làm tối đa hóa giá trị công ty. Cụ thể, tỷ lệ này
là 19,8%-24,28%.


Trang 9

Đồng thời, nhóm tác giả cũng tìm được bằng chứng chứng tỏ khi tỷ lệ nắm giữ tiền
mặt xa rời vị trí tối ưu thì giá trị công ty sẽ giảm. Tuy nhiên bài nghiên cứu này
dùng dữ liệu khá nhỏ, chưa đủ đại diện cho thị trường Việt Nam.
Qua việc tổng hợp các nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy rằng: Mặc dù
có sự gia tăng về số lượng các nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ nắm giữ tiền mặt
và giá trị công ty, nhưng kết quả của những nghiên cứu này lại có nhiều mâu thuẫn
Một số nghiên cứu cho mối quan hệ giữa giá trị thị trường công ty và tỷ lệ nắm giữ
tiền mặt là cùng biến, một số khác lại cho rằng là ngược chiều. Cũng có một số
nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ giữa tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và giá trị công ty là
mối quan hệ phi tuyến.
Hơn nữa các nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện tại các quốc gia phát
triển. Số lượng nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và giá trị
công ty tại các quốc gia đang phát triển, cụ thể là tại VN, còn khá ít. Do vậy nên,
chúng tôi quyết định thực hiện bài nghiên cứu này. Nhằm tìm hiểu tác động của
việc nắm giữ tiền mặt lên giá trị của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam giai đoạn 2007-2014.



Trang 10

CHƢƠNG 3.

PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU

3.1. Phƣơng pháp
Với mục tiêu xác định sự tồn tại của tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu, tại đó giá
trị công ty đạt mức tối đa, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
dựa trên ý tưởng bài nghiên cứu của tác giả Zhenxu Tong (2008). Đầu tiên, bài
nghiên cứu của chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy phi tuyến tính với hiệu ứng cố
định, nhằm tìm ra mối quan hệ phi tuyến giữa giá trị công ty và tỷ lệ nắm giữ tiền
mặt. Hay nói cách khác là tồn tại của một tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu, có khả năng
làm tối đa hóa giá trị công ty.
Sau đó, chúng tôi sử dụng một mô hình chuẩn để hồi quy các yếu tố tác
động đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Dựa vào phần dư của mô hình vừa tìm được để
tính toán sự sai lệch giữa tỷ lệ nắm giữ tiền mặt hiện tại và tỷ lệ tiền mặt tối ưu.
Thông qua dữ liệu của các sai lệch này, chúng tôi sẽ dùng mô hình ảnh hưởng cố
định tiến hành hồi quy xác định mối quan hệ giữa độ lệch và giá trị công ty. Chúng
tôi kỳ vọng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa giá trị công ty và sự sai lệch tính
được từ hồi quy trên. Điều này có nghĩa là tỷ lệ nắm giữ tiền mặt khi trượt khỏi tỷ lệ
tối ưu sẽ làm giảm giá trị công ty.
Một điểm khác biệt của bài nghiên cứu của chúng tôi đó là chúng tôi loại bỏ
lạm phát của dữ liệu. Bởi vì, đối với thị trường tài chính Việt Nam, lạm phát luôn
tồn tại ở mức khá cao. Điều này làm cho dữ liệu kế toán của công ty không còn
chính xác nữa. Do vậy, để kết quả mô hình được chính xác, chúng tôi xử lý dữ liệu
bằng cách loại trừ lạm phát trước khi tính toán các biến của nghiên cứu. Dưới đây là
bảng dữ liệu thể hiện tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014

Bảng 3: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2014
Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tỷ lệ lạm phát (%)

8.3

23.1

7.1

8.9

18.7


9.1

6.6

4.1

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ trang web tổ chức ngân hàng thế giới worldbank


Trang 11

3.1. Mô hình, biến
3.1.1. Tác động của việc nắm giữ tiền mặt đến giá trị công ty.
Để trả lời cho câu hỏi liệu có tồn tại một tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu làm
tối đa hóa giá trị công ty hay không, chúng tôi tiến hành ước lượng theo mô hình 1.
Trong đó, giá trị thị trường của công ty i tại thời điểm t phụ thuộc vào nắm giữ tiền
mặt và bình phương của nó và một số biến kiểm soát khác.
Mô hình 1:

(1)
Chúng tôi sử dụng biến TOBINQ làm biến phụ thuộc, đại diện cho giá trị
công ty. Biến TOBINQ đã được rất nhiều nhà nghiên cứu chọn để thể hiện giá trị
công ty. Có thể kể đến như nghiên cứu của Solano (2010), Tong (2008),… Biến này
được tính như sau:

Bên cạnh đó, để kiểm định sự bền vững của mô hình, chúng tôi còn sử dụng
2 biến khác đại diện cho giá trị công ty. Hai biến này lần lượt là Market-to-Book 1
(BOMK1) và Maket-to-book 2 (BOMK2). Hai biến này được tính như sau:


Lượng tiền mặt nắm giữ thể hiện tính thanh khoản cũng như các rủi ro của
công ty. Trong nghiên cứu này, biến CASH và CASH2 (bình phương CASH) được
sử dụng để đại diện tỷ lệ tiền mặt công ty nắm giữ so với tổng tài sản. Biến CASH
được sử dụng nhằm xác định mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và
giá trị thị trường của công ty. Trong khi đó, việc sử dụng biến CASH2 nhằm mục
đích xác định sự tồn tại của một tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu có khả năng làm tối đa
hóa giá trị công ty. Đây chính là biến độc lập chính của mô hình.


Trang 12

Ngoài các biến trên, mô hình còn sử dụng một số biến kiểm soát tương tự
trong nghiên cứu của Tong (2008) và M. Sola, G. Teruel, M. Solano (2010) khi xem
xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Các biến kiểm soát
này bao gồm: SIA, GRA, LEV. Trong đó:
 Biến SIA đại diện cho quy mô công ty. Được tính bằng cách lấy logarit tự
nhiên của tổng tài sản, theo như cách tính trong nghiên cứu của Tong
(2008).
 Biến LEV đại diện cho mức sử dụng đòn bẩy của công ty, được tính bằng
cách lấy nợ chia vốn chủ sở hữu.
 Biến GRA đại diện cho tốc độ tăng trưởng của công ty. Thay vì tính toán
giống các nghiên cứu trước, lấy tỷ lệ giữa giá trị tài sản cố định tài sản vô
hình và giá trị tổng tài sản, trong nghiên cứu này, biến GRA được tính bằng
cách lấy hiệu số giá trị tài sản năm t và năm t-1, chia cho giá trị tài sản năm
t-1. Chúng tôi tin rằng, tốc độ tăng trưởng trong quá khứ sẽ là cơ sở để dự
đoán khả năng tăng trưởng trong tương lai của công ty.
 Ngoài ra, khác với các nghiên cứu trước, trong bài nghiên cứu này chúng
tôi bổ sung thêm biến ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) đại diện cho
hiệu quả hoạt động của công ty. Hiệu quả hoạt động của công ty sẽ có ảnh
hưởng đến giá trị thị trường của công ty. Biến này được tính bằng cách lấy

tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và tổng tài sản.
Để ước lượng cho phương trình này, chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy phi
tuyến tính với tác động cố định. Trong đó biến bình phương là biến CASH. Việc sử
dụng mô hình hồi quy phi tuyến tính nhằm tìm ra mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ lệ
nắm giữ tiền mặt mà giá trị công ty. Hơn nữa, nếu hệ số đi kèm với biến CASH2 âm
(

, thì mối quan hệ phi tuyến tính này sẽ lõm. Hay nói cách khác, lúc này sẽ

tồn tại một giá trị CASH tối ưu, có khả năng làm biến giá trị công ty đạt giá trị lớn
nhất.


Trang 13

Theo đó, kết quả được kỳ vọng ở mô hình này là

. Tức là, tồn tại một

tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu, tại đó giá trị đoanh nghiệp đạt giá trị tối đa. Điểm tối
ưu này được xác định dễ dàng bằng
ưu (

. Nếu tỷ lệ nắm giữ tiền mặt dưới mức tối

), thì sẽ tồn tại mối tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ nắm giữ

tiền mặt và giá trị công ty. Ngược lại, mối quan hệ này sẽ đổi chiều (tỷ lệ nắm giữa
tiề mặt và giá trị công ty tương quan ngược chiều) khi mức tiền mặt nắm giữ cao
hơn mức tối ưu (


). Nếu kết quả thực nghiệm của mô hình đúng như

vậy, chứng tỏ khi lượng tiền mặt dưới mức tối ưu, càng gia tăng tỷ lệ nắm giữ tiền
mặt, thì giá trị công ty sẽ càng gia tăng. Khi tăng đến điểm tối ưu, giá trị công ty đạt
mức tối đa. Sau đó, nếu càng gia tăng tỷ lệ tiền mặt thì giá trị công ty càng giảm.
Sau khi thực hiện ước lượng theo mô hình 1, nếu xác định được sự tồn tại
của một mức tiền mặt tối ưu đúng như kỳ vọng, bài nghiên cứu tiếp tục thực hiện
hồi quy một số mô hình để trả lời câu hỏi thứ hai của bài nghiên cứu. Để thực hiện
điều này, đầu tiên chúng tôi tiến hành hồi quy cho các yếu tố tác động đến tỷ lệ nắm
giữ tiền mặt. Đồng thời sử dụng phần dư của hồi quy này để đo lường cho độ lệch
giữa tỷ lệ nắm giữa tiền mặt và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu. Sau khi có được biến
này, chúng tôi mới tiến hành hồi quy tìm mối quan hệ giữa độ lệch tìm được và giá
trị công ty.
3.1.2. Các nhân tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt
Mô hình 2:

(2)
Trong đó, biến

, là biến phụ thuộc của phương trình, đại diện cho việc
được tính toán tương tự mô hình 1.

nắm giữ tiền mặt. Các biến:
Trong đó, biến

đại diện cho mức đòn bẩy công ty đang sử dụng, biến

diện cho quy mô công ty, biến
Biến


đại

đại diện cho tốc độ tăng trưởng của công ty.

là dòng tiền, được tính như sau:


Trang 14

Biến

đại diện cho tính thanh khoản của công ty.

Biến BANKD đại diện cho mối quan hệ giữa công ty với ngân hàng.

Phương trình này là một phương trình chuẩn, đã được nhiều nhà nghiên cứu
kiểm định. Có thể kể đến như nghiên cứu của Có thể kể đến như nghiên cứu của
Opler (1999); Kim (1998); Ozkan (2004); García Teruel và Martínez Solano (2008).
Sau khi có được phần dư từ mô hình (2), biến DEVIATION được định
nghĩa là giá trị tuyệt đối của các phần dư, đại diện cho độ lệch của tỷ lệ nắm giữ tiền
mặt hiện tại so với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu. Như đã trình bày ở trên, mục đích
của giai đoạn hai là xem xét sai lệch của lượng tiền mặt so với mức tối ưu sẽ có làm
giảm giá trị của công ty hay không? Do vậy, lúc này ta quay trở lại hồi quy mô hình
1 với biến đại diện cho lượng tiền mặt là DEVIATION thay vì CASH và CASH2
như trong mô hình (1).
Mô hình 3:

Trong đó: V là biến phụ thuộc, đo lường giá trị công ty, được tính bằng 3
cách: TOBINQ, BOMK1, BOMK2 (tương tự như trong mô hình 1). Biến độc lập

chính của mô hình 3 là DEVIATION, được tính bằng giá trị tuyệt đối của phần dư
từ mô hình 2. Các biến GRA, SIA, LEV, ROA là các biến kiểm soát, được tính toán
tương tự như mô hình 1.


×