Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế đông á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.04 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ ĐÔNG Á
GV: PGS.TS. Kim Ngọc
Nhóm 2:
1. Vũ Duy Khánh
2. Đoàn Thị Mến
3. Ngô Thảo Huyền
4. Nguyễn Thị Trang
5. Dương Thị Hồng Anh
6. Nguyễn Thị Kim Chi.

Hà Nội, Tháng 2/2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................................. iii

PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 3
4. Bố cục bài nghiên cứu ................................................................................................................... 3

PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................................. 4


CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ NỀN KINH TẾ ĐÔNG Á4
1.1. Thuật ngữ khoa học công nghệ .................................................................................................. 4
1.2. Phân biệt khoa học công nghệ và khoa học kỹ thuật ................................................................. 5
1.3. Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại .................................................... 6
1.4. Khái quát về nền kinh tế Đông Á ............................................................................................... 7

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ ĐÔNG Á .......................................................................................................................... 10
2.1.Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế thế giới...................................... 10
2.1.1. KHCN đã mở ra khả năng mới về kết quả sản xuất và năng suất lao động, thúc đẩy quá trình
tăng trưởng kinh tế ...................................................................................................................... 10
2.1.2. Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .......................................... 11
2.1.3. Cuộc cách mạng KHCN hiện đại – Yếu tố tiền đề chủ yếu của kinh tế tri thức ............... 12
2.1.4. KHCN đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế ................. 13
2.1.5. Tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường ....................... 14
2.2. Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế Đông Á .................................... 14
2.2.1. KHCN và sự tăng trưởng kinh tế của Đông Á .................................................................. 15
2.2.2. Khoa học công nghệ và xu hướng phát triển kinh tế xanh/tăng trưởng xanh.................... 19
2.2.3. Khoa học công nghệ và công tác đổi mới giáo dục........................................................... 25

CHƯƠNG III: VAI TRÒ CỦA KHCN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM . 27
3.1. Khoa học công nghệ đã có đóng góp lớn trên nhiều mặt, đặc biệt là trong đường lối đổi mới nền
kinh tế.............................................................................................................................................. 28
3.2. KHCN góp phần vào tăng trưởng GDP và tăng mức thu nhập bình quân đầu người .............. 29

i


3.3. KHCN đưa kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh ........................................................................... 29
3.4. KHCN giúp cải tiến, đổi mới công nghệ của nhiều ngành, lĩnh vực ....................................... 30

3.5. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam tăng hạng trong những năm gần đây............ 31
3.6. Định hướng chung cho chiến lược khoa học và công nghệ từ nay đến nǎm 2020 ................... 32

PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................................ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 34

ii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Thời gian hoàn thành Công nghiệp hóa ................................................................... 11
Hình 3.1: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2014 (đơn vị
USD) ........................................................................................................................................ 29
Hình 3.2: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang khu vực Tây Á giai đoạn 2009 –
2014 ......................................................................................................................................... 30

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: GDP, Chỉ số phát triển con người của Nhật Bản, 4 nước khối NICs và Việt Nam
năm 2013.................................................................................................................................... 8
Bảng 2.1: Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Đông Á-Thái Bình Dương............................ 15

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, khu vực Đông Á được cả thế giới đặc biệt
chú ý vì sự tăng trưởng chưa từng có của nó. Tăng trưởng nhanh kéo dài trong vòng 5
năm và bị chững lại vào năm 1996. Sự nghi ngờ về sức mạnh của những nền kinh tế
được mệnh danh là những con hổ ngày một rõ nét, khi mà năm 1997, các Chaebol1 ở

Hàn Quốc sụp đổ, có dấu hiệu căng thẳng của khu vực tài chính và bất động sản ở Thái
Lan, sự đình trệ yếu kém dai dẳng của nền kinh tế Nhật Bản.
Giai đoạn 1997 – 1999, khu vực chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
tài chính khởi nguồn từ Thái Lan. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này của Nhật Bản
là -2,5% - 0,3%; của của Hồng Kông là -5,1% - 2,0%; của Đài Loan là 4,8% – 5,5 %;
của Hàn Quốc là -5,8% - 10,2% (Ngân hàng Thế Giới, Phần trăm thay đổi trong tổng
sản phẩm quốc nội ở Đông Á 1996 - 2000).
Và rồi, quá trình phục hồi ở Đông Á đã diễn ra rất nhanh. Bởi vì tới đầu năm 1999
thì mọi chuyện tồi tệ đã ở lại phía sau. Các quốc gia Đông Á bắt đầu hồi phục dựa trên
cơ sở nhu cầu xuất khẩu xuất phát từ Mỹ và Đông Âu, đặc biệt là hàng điện tử, và chi
ngân sách trong nước gia tăng. Đông Á đã trở lại và lấy lại sự tín nhiệm của mình.
Cập nhật báo cáo kinh tế khu vực Đông Á – Thái Bình Dương (Ngân hàng Thế
Giới, 10/2015) cho thấy Đông Á vẫn tiếp tục là khu vực tạo động lực tăng trưởng chính
cho nền kinh tế thế giới, đóng góp gần 2/5 tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu với
ước tính toàn khu vực tăng trưởng 6,5%. Đông Á tiếp tục là một đầu tàu quan trọng của
kinh tế thế giới, với các nền kinh tế năng động hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Nhật
Bản, Singapore, Hàn Quốc,... Đông Á cũng đang tiếp tục được tăng thêm sức mạnh nhờ
một số thị trường mới nổi, như Indonesia, Việt Nam, Myanmar,... Đặc biệt, 31/12/2015,
cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được hình thành, mở ra những thay đổi
đáng kể về thị trường hàng hóa và dịch vụ tự do của 10 quốc gia với hơn 600 triệu dân
(theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á năm 2015).

Chaebol, tức Tài phiệt là tên gọi ám chỉ các tập đoàn lớn của Hàn Quốc. Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện
vào năm 1984. Các chaebol được hình thành bao gồm nhiều công ty có mối quan hệ liên kết về tài chính, chiến
lược kinh doanh và sự điều phối chung trong hoạt động, ví dụ như Samsung, Daewoo hay LG. Nét đặc trưng của
các Chaebol là toàn bộ các công ty thành viên thường do một hoặc một số ít gia đình sáng lập và nắm giữ cổ phần
chi phối.
1

1



Tăng trưởng nhanh, suy giảm và lại phục hồi. Do đâu mà Đông Á lại có được sự
phát triển thần kỳ như vậy? Có thể khẳng định rằng tất cả các nền kinh tế tăng trưởng
nhanh tại Đông Á, theo công trình nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm1993, là nhờ
thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu và thâm nhập sâu vào các thị
trường Châu Âu, Châu Mỹ. Ngay từ thập niên 1950, Nhật Bản đã phát động chiến dịch
xuất khẩu ồ ạt. Đi sau Nhật Bản là bốn con hổ Châu Á bắt đầu xuất khẩu các hàng hoá
tiêu dùng của mình sang thị trường phương Tây vào thập niên 1960. Làn sóng tăng
trưởng xuất khẩu thứ ba của Đông Á vào đầu thập niên 1980 là từ các nước công nghiệp
mới. Không lâu sau đó, Trung Quốc và một số nền kinh tế nhỏ hơn ở Đông Á tiếp tục đi
theo. Bằng chiến lược hướng về xuất khẩu, chính phủ các nước Đông Á về cơ bản đã
hoạt động như các chủ doanh nghiệp trong nền kinh tế của mình. Đồng thời hoạch định
những chiến lược nhất quán cho công ty quốc gia của mình nâng cao năng lực cạnh tranh
trên thị trường thế giới quy mô rộng lớn hơn. Chính phủ các nước Đông Á không chỉ
hậu thuẫn và thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp chủ lực hướng về xuất
khẩu nhằm làm đầu tầu cho tăng trưởng kinh tế trong những năm đầu của quá trình công
nghiệp hoá mà còn liên tục dẫn đầu quá trình cải tiến công nghệ cho những ngành công
nghiệp hướng về xuất khẩu, để bắt kịp với xu hướng phát triển trên thế giới. Trong quá
trình theo đuổi các mục tiêu động này, chính phủ các nước Đông Á liên tục điều chỉnh
các kế hoạch và chính sách tác động tới việc gắn liền những nhu cầu công nghiệp hoá
của họ với các điều kiện thị trường, tiến bộ công nghệ tại các nước công nghiệp phương
Tây (Trần Văn Tùng, Viện Nghiên Cứu Trung Đông và Châu Phi). Các nước Đông Á
thực hiện một chính sách kiên trì nhiều khi đến cực đoan trong việc theo đuổi kỹ năng,
công nghệ, và tri thức tiên tiến để có thể giúp các doanh nghiệp của mình xâm nhập thị
trường sản phẩm mới và hiện đại hóa quá trình sản xuất. Các nước này đã xây dựng các
“hệ thống sáng tạo” cấp quốc gia để tiếp thu và nâng cao năng lực công nghệ cũng như
khả năng tiếp cận, điều chỉnh, và hoàn thiện các công nghệ nhập khẩu. Họ đã sử dụng
các chính sách thương mại, tài chính, giáo dục, thuế để thúc đẩy các doanh nghiệp nội
địa nâng cao kỹ năng và chất lượng sản phẩm của mình.

Như vậy có nghĩa là những chính sách về khoa học công nghệ (KHCN) là tiền đề
quan trọng cho sự phát triển kinh tế tại các nước Đông Á. Ngày nay, ta biết đến Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc như những cường quốc về công nghệ hiện đại. Trong thời
kỳ hậu công nghiệp này, vai trò của khoa học công nghệ lại càng được khẳng định. Với
lý do muốn tìm hiểu sâu hơn về vai trò của nhân tố khoa học công nghệ đã mang lại sự
phát triển vượt trội cho kinh tế Đông Á như thế nào, nhóm đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển kinh tế Đông Á”.
2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm cung cấp hiểu biết thế nào là khoa học công nghệ, đồng thời
khẳng định vai trò quan trọng của yếu tố khoa học công nghệ thông qua nghiên cứu sự
phát triển thần kỳ của Đông Á. Bên cạnh đó, nhóm cũng đưa ra những thông tin cụ thể
về thực trạng áp dụng khoa học công nghệ vào sự phát triển đất nước của Việt Nam.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là vai trò của nhân tố khoa học công nghệ, và tập
trung chủ yếu vào nền kinh tế Đông Á.
4. Bố cục bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu, ngoài các nội dung về phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,
phần nội dung được chia thành ba chương. Chương 1 là “Tổng quan về khoa học công
nghệ và nền kinh tế Đông Á”, cung cấp các hiểu biết chung về khu vực kinh tế Đông Á,
định nghĩa về khoa học công nghệ, phân biệt với khoa học kỹ thuật. Chương 2 nói đến
“Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế Đông Á”, đi sâu vào sự
tăng trưởng kinh tế, xu hướng kinh tế xanh và sự đổi mới giáo dục. Cuối cùng, chương
3 đề cập đến “Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam”.

3



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ NỀN KINH TẾ ĐÔNG
Á
1.1. Thuật ngữ khoa học công nghệ
Để hiểu thế nào là khoa học công nghệ chúng ta tìm hiểu hai khái niệm khoa học
và công nghệ:
Có 3 quan niệm về khoa học:
Thứ nhất, khoa học là hệ thống những hiểu biết hoặc tri thức của con người về tự
nhiên - xã hội - tư duy, nó tồn tại dưới dạng các lý thuyết, định lý, quy luật nguyên tắc,
phạm trù, tiền đề.
Thứ hai, đó là một hình thái ý thức- xã hội thể hiện sự tồn tại xã hội trong nội
dung, giới quan trong triết học và bức tranh chung về thế giới.
Thứ ba, khoa học là một dạng hoạt động lao động của con người, nó ra đời trong
quá trình chinh phục thế giới tự nhiên và khoa học giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của
con người. Đó là một hình thức hoạt động đặc thù, là hoạt động nhận thức. Nó ra đời chỉ
ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử
Như vậy, khoa học là hệ thống các kiến thức về các quy luật của tự nhiên, xã hội
và tư duy dựa trên những phương pháp được xác nhận để thu nhân kiến thức.
Công nghệ là hệ thống các phương tiện dùng để thực hiện quá trình sản xuất,chế
tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho xã hội và con người. Đó là sự ứng dụng của khoa
học để giải quyết vấn đề thực tiến trong hoạt động của con người. Công nghệ bao gồm
nhiều khâu: điều tra, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất thử đến các vấn đề thông tin, tư
vấn, đào tạo, lưu trữ vận chuyển, bảo quản, kiểm tra tham gia vào quá trình tạo ra sản
phẩm cuối cùng.
Như vậy, khoa học công nghệ chỉ sự vận dụng những hiểu biết tri thức của mình
về tự nhiên - xã hội tư duy nhằm tạo ra và cải tiến các phương tiện các công cụ phục vụ
quá trình sản xuất và các phương tiện khác.

4



1.2. Phân biệt khoa học công nghệ và khoa học kỹ thuật
Trước hết để phân biệt được thuật ngữ khoa học công nghệ và khoa học kỹ thuật
tức là ta sẽ phân biệt hai thuật ngữ sau: kỹ thuật và công nghệ:
- Từ khối lượng tri thức ít ỏi và rời rạc, công cụ và phương tiên thô sơ, kỹ năng
và thao tác đơn giản của người nguyên thủy… đến khối lượng tri thức đồ sồ mà con
người tích lũy được qua hàng triệu năm, với các công cụ và phương tiện cơ khí chính
xác và kỹ xảo tinh vi của người hiện đại đều được coi là hình thức và trình độ kỹ thuật
khác nhau. Các cuộc cách mạng khoa học và các mạng khoa học kỹ thuật nối tiếp nhau
kể từ thế kỷ XVII trở đi đã làm thay đổi mọi hình thức của kỹ thuật, đưa trình độ kỹ thuật
phát triển lên một tầm cao mới. Vì vậy mà thuật ngữ “kỹ thuật” không đủ sức chứa những
nhận thức mới mẻ, rộng lớn và sâu sắc của nhân loại. Từ đó, thuật ngữ “công nghệ đã
được lựa chọn thay thế dần cho thuật ngữ “kỹ thuật”. Và đến ngày nay người ta chủ yếu
sử dụng thuật ngữ “công nghệ” là phổ biến. Như vậy, thuật ngữ “ công nghệ” có hàm
nghĩa rộng hơn thuật ngữ “kỹ thuật”. Do đó, thuật ngữ “khoa học công nghệ có nghĩa
rộng và bao quát hơn so với thuật ngữ “khoa học kỹ thuật.
- Sự khác nhau giữa hai khái niệm “khoa học công nghệ” và “khoa học kỹ thuật”
không chỉ về mặt nhận thức mà nó còn khác nhau về mặt thời gian:
Từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, các tri thức khoa học bắt đầu từ lý luận sau
đó càng về sau các tri thức khoa học chuyển hóa thành các yếu tố kỹ thuật hay các công
cụ và phương tiện kỹ thuật đồng thời chúng càng gắn bó với nhau trong một hệ thống
quy trình tạo ra sản phẩm. Như vậy, sau cuộc cách mạng khoa học đầu tiên, tri thức khoa
học gắn bó hữu cơ với quy trình kỹ thuật, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn và mang tính
quyết định đối với kỹ thuật được phản ánh thông qua thuật ngữ “khoa học kỹ thuật”. Đến
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, tri thức khoa học
công nghệ không chỉ gắn bó hữu cơ với kỹ thuật mà tất cả chúng đều gắn bó hữu cơ và
trở thành yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống quy trình tạo ra sản phẩm. Vì vậy cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật từ nửa cuối thế kỷ XX trở lại đây được coi là cuộc cách
mạng khoa học công nghệ. Do vậy thuật ngữ “ khoa học công nghệ” bắt đầu được sử

dụng phổ biến.
Tóm lại, hai khái niệm khoa học công nghệ và khoa học kỹ thuật đều như nhau
vì bản chất của chúng là một thể thống nhất không tách rời nhau.Vấn đề chỉ là thuật ngữ
khoa học công nghệ mang nghĩ bao hàm và rộng hơn so với thuật ngữ khoa học kỹ thuật.

5


Người ta chủ yếu dùng thuật ngữ khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ XIX, còn thuật ngữ “
khoa học công nghệ” được sử dụng bắt đầu từ những giữa thế kỷ XX trở đi.
1.3. Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại
Thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng kỹ thuật, thứ nhất là cuộc cách mạng
công nghiệp diễn ra lần đầu tiên ở Anh xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ XVIII và hoàn thành
vào những năm 50 của thế kỷ XX. Thứ hai là cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ XX và kéo dài tới nay. Tuy nhiên, trong bối
cảnh hiện đại và toàn cầu hóa hiện nay thì nhóm tôi quan tâm nhiều hơn đến cuộc cách
mạng khoa học hiện đại.
Cuộc cách mạng khoa học hiện đại đã tạo nên sự thay đổi to lớn trên nhiều lĩnh
vực đời sống kinh tế, chính trị và xã hội như:
- Năng lượng: ngoài những dạng năng lượng truyền thống ngày nay đã và đang
chuyển sang lấy dạng nguyên tử là chủ yếu và các dạng năng lượng “ sạch”.
- Về tự động hóa: sử dụng ngày càng nhiều máy tự động, máy điều khiền bằng
số.
- Về công nghệ sinh hoạt: ứng dụng trên nhiều lĩnh vực.
- Về vật liệu mới: xuất hiện nhiều chủng loại rất phong phú với nhiều tính chất
đặc biệt mà vật liệu tự nhiên không có được.
- Về điện tử và tin học: đây là thời kỳ bủng nổ của công nghệ thông tin đã tạo ra
bước phát triển mới của thế giới hiện đại.
- Chinh phục vụ trũ: vệ tinh nhân tạo, thám hiểm mặt trăng,…, phóng thành công
vệ tinh nhân tạo (1957), đặt chân lên mặt trăng (1961).

Nhìn chung, cuộc cách mạng khoa học công nghệ có hai đặc trưng chủ yếu:
Một là thời gian cho một phát minh mới của khoa học công nghệ ra đời thay thế
cho phát minh cũ có xu hướng rút ngắn lại và phạm vi ứng dụng vào đời sống sản xuất
ngày càng mở rộng. Vì vậy, cần phải đòi hỏi kết hợp chặt chẽ giữa chiến lược khoa học
- công nghệ với chiến lược kinh tế xã hội.
Hai là, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp (bao gồm cả
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn,…) do con người tạo ra và thông qua con

6


người tác động trở lại đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, cần phải có chính sách đầu tư thích
hợp cho khoa học công nghệ một cách thích ứng.
1.4. Khái quát về nền kinh tế Đông Á
Khu vực Đông Á bao gồm 18 nền kinh tế (7 nền kinh tế thuộc Đông Bắc Á và 11
nền kinh tế Đông Nam Á) với dân số gần 2,15 tỷ người (khoảng 1/3 dân số thế giới) và
tổng GDP trên 13 nghìn tỷ USD ( chiếm 1/4 GDP của thế giới). Đông Á cũng chiếm tới
gần 30% tổng thương mại của thế giới và hàng năm thu hút gần 1/3 tổng FDI toàn cầu.
Đây là khu vực có hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Nhật Bản và Trung Quốc. Trung
Quốc hiện nay đã vươn lên thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu và dự trữ ngoại
tệ với tổng số 2450000 tỷ USD.
Trong những năm 1960-1990, Đông Á đã và đang ngày càng nổi bật với sự trỗi
dậy thần kỳ của “4 con rồng châu Á” là Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore.
Chỉ trong khoảng 30 năm, các nền kinh tế này đã duy trì được sự tăng trưởng hết sức
ngoạn mục với mức bình quân hàng năm trên dưới 8% có thời kỳ lên mức hai con số,
nhanh chóng vượt nghèo khó và lạc hậu để đứng vào hàng ngũ các nền kinh tế phát triển.
Bên cạnh đó một số nền kinh tế thuộc ASEAN như Malaysia, Thái Lan cũng đạt
đến sự tăng trưởng đáng nể trong gần hai thập kỷ từ cuối thập niên 1970 cho đến khi xảy
ra khủng hoảng Đông Á vào năm 1997. Nổi bật hơn cả là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung
Quốc bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX. Cho đến ngày nay, Trung Quốc đã trở

thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, biểu hiện là nó đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao
hàng đầu thế giới ( trên 8%/năm và nhiều năm trên 10%).
Với sự “thăng hoa” mạnh mẽ của Đông Á, các nền kinh tế trong ASEAN như
Indonesia, Philippines, Việt Nam, Campuchia, Lào trong nhiều năm trở lại đây có đã có
nhiều bước phát triển tốt mặc dù không thể tạo ra ấn tượng lớn như “ rồng” hay “ hổ”.

7


Bảng 1.1: GDP, Chỉ số phát triển con người của Nhật Bản, 4 nước khối NICs và Việt Nam năm 2013.
Nguồn: www.vanhoakhoahoc.vn

Có thể thấy rằng trừ Triều Tiên còn nhiều khó khăn do duy trì mô hình kinh tế lạc
hậu và ĐôngTimo bị giằng xé bởi nhiều vấn đề khi tách khỏi Indonesia, hầu hết các nền
kinh tế Đông Á đã hoặc đều vươn lên với tốc độ phi thường. Đông Á thực sự là một khu
vực năng động của thế giới, đóng góp cực kỳ quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế thế
giới trong nhiều thập kỷ qua. Đặc biệt chúng ta thấy rằng, chính nhờ sự năng động và
tăng trưởng cao của Đông Á đã giúp cho suy thoái kinh tế thế giới vừa qua vừa bớt trầm
trọng và sớm phục hồi.
Bên cạnh bức tranh nổi bật kinh tế Đông Á như trên cũng phải nhìn nhận lại những
khó khăn mà nền kinh tế Đông Á đang phải đối mặt:
- Nền kinh tế Đông Á phát triển mất cân đối và kém bền vững. Nó thể hiện thông
qua cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu thương mại, cơ cấu các loại thị trường, cơ cấu vùng miền,
cơ cấu kinh tế vĩ mô, cơ cấu nguồn nhân lực và trong các mối quan hệ giữa phát triển
kinh tế với phát triển thiết chế chính trị xã hội, giữa kinh tế với giải quyết các vấn đề an
sinh xã hội, môi trường,… Các nền kinh tế khu vực chưa đạt tới mức độ cân bằng để có
thể đảm bảo sự an toàn và phát triển bền vững. Tuy nhiên, mức độ mất cân đối và thiếu
bền vững biểu hiện rất khác nhau trong từng nước.
- Một vấn đề đáng quan tâm nữa là bất ổn quan ngại về kinh tế vĩ mô ở một số
nước. Trước hết là thâm hụt ngân sách cao dẫn đến tình trạng nợ công tăng mạnh và trở

thành gánh nặng. Ví dụ năm 2009, nợ công của Trung Quốc bằng 89% GDP, Thái Lan
43,5% GDP… Ngoài ra còn bất ổn về chính sách tiền tệ, lạm phát cao đang tăng áp lực
ở một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, sự yếu kém của hệ thống ngân
hàng - tín dụng và việc kiểm soát không chặt các luồng vốn. Cuối cùng là mất cân đối

8


trong cán cân thương và sự lệ thuộc quá lớn của các nền kinh tế khu vực vào thị trường
bên ngoài về xuất nhập khẩu và FDI. Điều này sẽ dễ dẫn đến dễ bị tổn thương cao khi
có biến động của thị trường quốc tế.
- Các nền kinh tế Đông Á vẫn còn trong quá trình công nghiệp hóa và phát triển
mạnh theo “chiều rộng” chưa nhiều theo “chiều sâu”. Tức là sự phát triển sản xuất còn
dựa quá nhiều các yếu tố sản xuất như tài nguyên thiên nhiên, đất đai, sức lao động nhiều
và rẻ, đặc biệt là khoa học công nghệ do minh tạo ra. Phương thức phát triển này đã và
tiếp tục để lại những hậu quả trầm trọng, sự bền vững và khả năng cạnh tranh lâu dài của
nền kinh tế cũng như những hậu quả về môi trường.
- Tình hình chính trị nội bộ tại một số nước ở khu vực còn nhiều bất ổn, xung đột
thậm chí gia tăng làm mất ổn định chính trị và xã hội, cản trở đáng kể sự phát triển kinh
tế các nước cũng như quá trình tăng cường liên kết khu vực.
- Với những gì lịch sử đã trải qua, cho thấy kinh tế Đông Á đang ngày trở thành
trung tâm kinh tế, là một khu vực phát triển nổi bật trên thế giới. Ngày nay, mọi tầm mắt
đang hướng nhiều tới nền kinh tế khu vực Đông Á. Tuy nhiên, có thể thấy rằng có rất
nhiều vấn đề đang đặt ra đối với khu vực Đông Á. Vì vậy, càng cần có sự chung sức hợp
tác giữa các nền kinh tế, sự đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết
những vấn đề cấp bách hiện nay còn nhiều nan giải.

9



CHƯƠNG 2
VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ ĐÔNG Á
2.1.Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế thế giới
2.1.1. KHCN đã mở ra khả năng mới về kết quả sản xuất và năng suất lao động, thúc
đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế
KHCN, thông qua việc tạo ra công cụ lao động và phương pháp sản xuất mới, đã
mở ra khả năng mới về kết quả sản xuất và năng suất lao động. Đặc biệt, vai trò của
KHCN thể hiện rõ ràng hơn ở chỗ: một mặt KHCN kích cầu, mặt khác nó tăng cung
thông qua việc tăng năng suất. Từ đó sản lượng cân bằng tăng, làm tăng thu nhập bình
quân, cải thiện mức sống con người.
KHCN đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao
động, giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ
chất xám trong cấu tạo sản phẩm,… Nhiều sản phẩm mới ra đời phong phú, đa dạng, đa
năng, mẫu mã đẹp, kích thước nhỏ nhẹ hơn. Chu kỳ sản xuất cũng được rút ngắn đáng
kể.
Theo phân tích gần đây của Ngân hàng thế giới (WB) ở 38 quốc gia và khu vực,
tiến bộ công nghệ đóng góp 50% vào tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển, hơn 30%
ở các nước đang phát triển.
Theo một số số liệu thống kê:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 1990 so 1982 tăng 28,5% - khối lượng
thương mại thế giới tăng 57,9% (IMF 10/1990).
- Trong 5 năm đầu thế kỷ XXI, GDP của thế giới tăng 40,5% (44 nghìn tỷ
USD/31,6 nghìn tỷ USD - Niên giám thống kê/ TCTK 2006).
- Thế kỷ XVIII, một nước muốn công nghiệp hóa thường mất 100 năm. Đầu thế
kỷ XX, còn khoảng 30 năm.Vào thập niên 70 - 80 rút xuống 20 năm.Thập niên 90 chỉ
còn trên dưới 10 năm.

10



120
100
80
60
40
20
0
Thế kỷ XVIII

Đầu thế kỷ XX
Số năm

1970-1980

Column1

1990

Column2

Hình 2.1. Thời gian hoàn thành Công nghiệp hóa

Quãng thời gian cần thiết để tăng gấp đôi GDP theo đầu người đã được rút ngắn
một cách ổn định. Nếu như Anh mất 58 năm (kể từ 1780), Mỹ 47 năm (từ 1839), Nhật
34 năm (kể từ 1880) thì từ sau Đại chiến thứ hai, cuộc cách mạng khoa học và công
nghiệp lần thứ ba còn đẩy tốc độ này lên cao hơn như Brazin 18 năm, Indonesia 17 năm,
Hàn Quốc 11 năm, Trung Quốc 10 năm.
2.1.2. Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự phát triển của KHCN làm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc,

phân chia nền kinh tế làm nhiều ngành nghề nhỏ hơn.
Đặc biệt, sự phát triển của KHCN còn đánh dấu bước chuyển dịch mạnh mẽ của
cơ cấu kinh tế:
- Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp dịch vụ.
- Trong nội bộ mỗi ngành cũng có sự thay đổi đáng kể: mở rộng quy mô sản xuất
những ngành áp dụng trình độ KHCN cao, giảm dần những ngành sử dụng lao động chân
tay. Lao động tri thức ngày càng chiếm tỉ trọng lớn, đô thị hóa với tốc độ nhanh dần đều.
Như vậy, nếu những năm trong quá khứ, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều
phát triển nông nghiệp thì hiện tại nền kinh tế đã chuyển mình sang nền kinh tế thị trường
nhiều thành phần với sự lên cao của ngành công nghiệp – dịch vụ và các ngành kinh tế
thông minh. Đó là thực tế, và không có một biểu hiện nào khác hơn có thể chỉ rõ tác
động của KHCN lên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ ràng hơn thế.

11


2.1.3. Cuộc cách mạng KHCN hiện đại – Yếu tố tiền đề chủ yếu của kinh tế tri thức
Cuộc cách mạng KHCN hiện đại được mở đầu bằng công nghệ thông tin. Công
nghệ thông tin là nhân lõi của cuộc cách mạng KHCN hiện đại, nó phản ánh giai đoạn
phát triển mới về chất của sản xuất trong đó hàm lượng trí tuệ là thành phần chủ yếu
trong sản phẩm.
Công nghệ thông tin bao gồm từ phần cứng như chế tạo các mạch vi điện tử, các
máy vi tính, máy siêu tính... các dây chuyền sản xuất tự động hóa, các thiết bị ngoại vi
cho đến các phần mềm ứng dụng và các phần mềm hệ thống. Một phần quan trọng nữa
trong công nghệ thông tin phải kể đến là các loại thiết bị viễn thông, điện tử công nghiệp,
điện tử tiêu dùng... Mạng máy tính và internet đã và đang trở thành hệ thống huyết mạch
quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội. Năm 1993 đã có 1 triệu người
nối mạng, đến tháng 3 – 2000 số người dùng đã lên tới 280 triệu. Rõ ràng là mạng internet
không còn là một phương tiện kĩ thuật thuần túy mà đã thành một môi trường mới cho
mọi hoạt động của con người và có tác động rất lớn đến sự chuyển biến nhanh chóng của

đời sống con người trên khắp hành tinh.
Thứ đến là công nghệ sinh học, đây là một bước đột phá vào thế giới đầy bí ẩn
của sự sống. Nó bắt đầu bằng việc khám phá ra các phân tử hình xoắn kép. Công nghệ
cao này đã tạo ra một tiềm năng vô tận cho sản xuất ra các loại lương thực, thực phẩm,
thuốc chữa bệnh và các vật liệu công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
con người.
Cùng với công nghệ thông tin và công nghệ sinh học là một loạt các công nghệ
cao khác: công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng công nghệ hàng không – vũ
trụ... Nhiều loại vật liệu mới với các tính năng ưu việt không thể tìm thấy trong tự nhiên
đã được tạo ra: vật liệu tổ hợp, vật liệu com-pô-zit, các chất bán dẫn... Nhiều nguồn năng
lượng mới được tạo ra để thay thế các nguồn năng lượng tự nhiên sắp cạn kiệt, đặc biệt
là năng lượng nguyên tử. Đáng chú ý là công nghiệp hàng không - vũ trụ với triển vọng
đưa con người đến với các hành tinh khác trong vũ trụ...
Nhờ các công nghệ cao đó, nền kinh tế thế giới đạt mức tăng trưởng chưa từng
có. Ngày nay, tổng sản phẩm của thế giới ước tính khoảng 30.000 tỉ USD, nghĩa là gấp
khoảng 123 lần so với tổng sản phẩm thế giới những năm 50 (1300 tỉ USD). Có thể nói,
bộ phận cách mạng nhất tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư của lực lượng sản xuất
to lớn của loài người ngày nay là KHCN. Các Mác đã dự báo rằng khoa học sẽ trở thành

12


lực lượng sản xuất trực tiếp và đã trở thành hiện thực. Chính điều đó đã tạo tiền đề cho
sự hình thành kinh tế tri thức.
2.1.4. KHCN đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
Sự phát triển của KHCN làm thay đổi căn bản nền tảng cơ sở và phương thức
giao dịch giữa các nước trên thế giới. Nền công nghệ cơ khí về cơ bản vẫn là một nền
công nghệ có tính quốc gia, vì nó luôn phải lấy thị trường trong nước làm chính. Hiệu
năng của nền công nghệ cơ khí chưa cho phép các quan hệ kinh tế quốc tế có thể phát
triển xa hơn xét về mặt hiệu quả kinh tế.

Nhưng trong những thập kỷ gần đây, công nghệ thông tin và vận tải đã có những
tiến bộ vượt bậc, đã làm giảm chi phí vận tải quốc tế xuống cả chục lần và giảm chi phí
liên lạc viễn thông xuống tới vài trăm lần. Tiến bộ KHCN này đã có tác động cực kỳ
quan trọng đến toàn bộ các quan hệ kinh tế quốc tế, nó đã biến các công nghệ có tính
quốc gia thành công nghệ toàn cầu. Các công nghệ sản xuất xe máy, ô tô, máy tính điện
tử, máy bay... đã ngày càng có tính toàn cầu sâu rộng. Tính toàn cầu này đã thể hiện ngay
từ khâu sản xuất (được phân công chuyên môn hoá ở nhiều nước) đến khâu phân phối
(tiêu thụ toàn cầu). Những công nghệ ngay khi ra đời đã có tính toàn cầu như công nghệ
vệ tinh viễn thông đã hiện diện. Chính KHCN sáng tạo ra những ứng dụng rộng rãi cho
nhiều quốc gia, góp phần cho sự đẩy mạnh quá trình toàn cầu hoá. Nhờ có công nghệ
phát triển, sự hợp tác giữa các quốc gia, các tập đoàn có thể mở rộng từ sản xuất đến
phân phối dịch vụ trên phạm vi toàn cầu, những quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau cùng có lợi
phát triển.
Toàn cầu hóa là xu thế khách quan gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã
hội, lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Bản chất khách quan của toàn
cầu hóa được quy định bởi tính tất yếu khách quan của quá trình quốc tế hóa. Những
phát kiến địa lý, giao thông vận tải đã mở ra cơ hội cho quá trình quốc tế hóa kinh tế vào
thế kỷ XV, nhưng tiến trình này chỉ thực sự tăng tốc sau khi cách mạng công nghiệp ở
Anh. Quá trình quốc tế hóa mang tính tất yếu khách quan, do đòi hỏi của bản thân nền
sản xuất, đặc biệt là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Cách mạng KHCN tạo tiền
đề cho bước quá độ từ cơ sở vật chất - kỹ thuật truyền thống sang cơ sở vật chất - kỹ
thuật hoàn toàn mới về chất ở một số nước kinh tế phát triển.
Làn sóng KHCN ngày càng trở nên phổ biến, trình độ KHCN ngày cao với khả
năng ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống. Việc hợp tác khai thác, sử
dụng công nghệ làm cho các nước phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Các làn sóng phát triển
13


KHCN là chất xúc tác làm cho quan hệ giữa các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Thành
tựu KHCN dường như xóa nhòa dần biên giới địa lý của từng quốc gia, làm cho khoảng

cách không gian trên thế giới càng co hẹp giữa các châu lục. Toàn cầu hoá ngụ ý tầm
quan trọng ngày càng giảm của các đường biên giới quốc gia và sự tăng cường những
đặc tính lan toả ra ngoài biên giới bắt nguồn từ một nước, hoặc một khu vực nhất định.
Tức là, sự phụ thuộc lẫn nhau phải đến mức toàn diện và vai trò của các đường biên giới
quốc gia giảm dần.
Nhờ có nhiều thành tựu KHCN, nhiều phát kiến địa lý và khai phá các thị trường
mới ở các châu lục, các nguồn lực và dòng sản phẩm được lưu chuyển khắp toàn cầu.
“Vì luôn luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản
xâm lấn khắp toàn cầu. Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập
những mối liên hệ ở khắp nơi. Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho
sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới”.
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng KHCN, loài người đang từng bước tiến vào
kinh tế tri thức, lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa cao độ, phân công lao động
quốc tế ngày càng sâu rộng, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội, thúc đẩy kinh tế
thị trường phát triển, đồng thời tạo ra những phương tiện có hiệu quả đẩy nhanh quá trình
toàn cầu hóa.
2.1.5. Tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường
Nếu đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp, hay nói cách khác, là nền kinh tế cũ,
là nền kinh tế mà tự cung tự cấp là một đặc trưng lớn, thì nền kinh tế tri thức – nền kinh
tế thị trường đề cao sức cạnh tranh hàng hóa.
Những ngành nghề đa dạng đã đa dạng hóa sản phẩm. Càng ngày người ta càng
có nhiều sự lựa chọn hơn. Chưa nói đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, chỉ riêng việc tồn
tại trong thị trường khắc nghiệt đã là thách thức lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Để vượt
qua điều này, doanh nghiệp phải đưa sức cạnh tranh hàng hóa lên mức tối đa, và KHCN
đã làm rất tốt điều đó: giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm trong khi vẫn nâng
cao chất lượng sản phẩm.Và như một lẽ tất nhiên, điều đó đã thúc đẩy nền kinh tế thị
trường phát triển.
2.2. Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế Đông Á
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới nói chung và Đông Á nói riêng
chứng kiến một sự biến đổi toàn diện về kết cấu mà một phần lớn nguyên nhân là do sự

14


tiến bộ và phát triển không ngừng của KHCN. KHCN ở Đông Á có sự phân biệt giữa
các vùng và các khoảng thời gian. Trong quá khứ, nổi bật nhất về những cống hiến khoa
học phải kể đến Ấn Độ và Trung Quốc, hai cái nôi văn minh của nhân loại. Tại thời điểm
hiện tại, Nhật Bản lại là nước nổi bật nhất về phát triển khoa học công nghệ, với vô số
thành tựu đạt được trong các lĩnh vực, nổi bật nhất là thiết bị điện tử và phương tiện giao
thông. Hàn Quốc, Trung Quốc và một vài quốc gia khác cũng là những nước đóng góp
lớn vào sự phát triển của KHCN Đông Á cũng như toàn nhân loại.
Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, nhóm sẽ tập trung làm nổi bật vai trò của yếu
tố KHCN đối với sự tăng trưởng kinh tế, xu hướng phát triển kinh tế xanh và lĩnh vực
quản lý giáo dục đối với các nước Đông Á.
2.2.1. KHCN và sự tăng trưởng kinh tế của Đông Á

Bảng 2.1: Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Đông Á-Thái Bình Dương
Nguồn: World Bank

Nghiên cứu về sự phát triển của các nền kinh tế Đông Á, ta biết đến “kỳ tích sông
Hàn”, nền kinh tế “thần kỳ” Nhật Bản, bốn “con rồng Châu Á”: Singapore, Đài Loan,
Hồng Kông, Hàn Quốc, và gần đây, Trung Quốc nổi lên như siêu cường kinh tế đứng
thứ hai trên thế giới. Sự đóng góp của nhân tố KHCN vào sự tăng trưởng ấy sẽ được
trình bày cụ thể dưới đây:
Trước hết là Nhật Bản:
Sau những năm 1950, trong những ngành sản xuất chủ chốt, các công ty Nhật Bản
đã mở rộng việc cạnh tranh lẫn nhau bằng việc đưa những kĩ thuật mới từ Âu – Mỹ hay
15


trực tiếp nghiên cứu phát triển những sản phẩm mới, cải tiến kĩ thuật cũ. Nhờ đó việc

đầu tư thiết bị với những kĩ thuật mới thu được được thực hiện khắp nơi. Đây là một
phần trong cuộc cạnh tranh phá giá trong bối cảnh một vài công ty lớn thâu tóm một lĩnh
vực kinh doanh nào đó. Ngoài ra những ngành công nghiệp mới như: công nghiệp hóa
học nặng, công nghiệp điện tử, công nghiệp sản phẩm lâu bền (ô tô, đồ điện dân dụng
…) ngày càng được phát triển và dần trở thành những ngành công nghiệp quan trọng của
Nhật Bản.
Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn thần kỳ, tốc độ
tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960-1969 là 10.8%). Nhật Bản
trở thành một siêu cường kinh tế. Tới năm 1968, vươn lên là cường quốc kinh tế tư bản
thứ hai sau Mỹ. Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm
kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới (cùng Mỹ và EU).
Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu
khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ
130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới Nhật
Bản là một trong những nước có những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy
móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn
đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong
tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất Nhật Bản đã phát minh ra QRIO,
ASIMO và Aibo. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ôtô lớn nhất trên thế giới và là quê
hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ôtô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20
nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới. Phần lớn sức mạnh kinh tế của Nhật Bản
nằm trong ngành cơ khí chế tạo. Xe hơi là một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất.
Mỗi năm NB sản xuất trên dưới 10 triệu chiếc xe hơi các loại, trong đó xuất khẩu khoảng
một nửa. Ngoài số xe sản xuất trong nước, ôtô của các công ty Nhật còn được lắp ráp và
chế tạo tại các nhà máy ở nước ngoài với mức độ nội địa hóa tuỳ thuộc vào trình độ công
nghiệp và chính sách của nước sở tại. Ngoài xe con NB cũng sản xuất và xuất khẩu nhiều
xe tải, xe buýt, và các phương tiện vận tải khác. Đóng tầu cũng là ngành công nghiệp
hàng đầu nhưng gần đây do sự phát triển của các nước khác, NB phải giành dật rất vất
vả các hợp đồng đóng tầu mà vẫn không đủ việc làm. Nhật Bản cũng rất nổi tiếng về về
ngành điện tử và thiết bị điện. Các sản phẩm được ưa chuộng gồm: các thiết bị nghe nhìn

như radio, catset, đầu video, LCD, DVD, máy ảnh, máy quay video… Nhật xuất khẩu
nhiều thiết bị điện tử chính xác dùng trong ngành cơ khí chế tạo trên khắp thế giới, trong
đó số người máy công nghiệp luôn chiếm phần lớn thị phần của thế giới. Nhật Bản còn

16


sản xuất và xuất khẩu nhiều máy móc khác như máy văn phòng, máy tính… Thép, kim
loại, các sản phẩm kim loại, hóa chất cũng là những sản phẩm mạnh của công nghiệp
chế tạo NB.
Tiếp đến là Hàn Quốc:
Nói đến Hàn Quốc người ta nghĩ ngay đến món kim chi, nhân sâm nổi tiếng hay
những bộ phim truyền hình tình cảm lãng mạn với các diễn viên tài sắc vẹn toàn vượt ra
khỏi biên giới quốc gia hiện diện tại nhiều nước châu Á. Cũng có người biết đến Hàn
Quốc với các thông tin về những căng thẳng thường xuyên giữa hai miền Nam - Bắc trên
bán đảo Triều Tiên liên tục xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng
giờ đây người ta biết đến vùng đất này không chỉ có thế. Vượt qua mọi khó khăn thử
thách, quyết vươn lên sánh kịp với các quốc gia có nền công nghiệp hiện đại, người Hàn
ngày nay được cả thế giới ngả mũ nể phục về những thành tựu mà họ đạt được trong lĩnh
vực khoa học công nghệ cao. Chính những thành tựu đó đã giúp ngành công nghiệp của
họ lập nên những kì tích tuyệt vời. Những chiếc tivi, máy tính, điện thoại di động, xe
hơi...được sản xuất ra từ Hàn Quốc giờ đây không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất
khẩu ra khắp thế giới với chất lượng không hề thua kém các quốc gia có nền công nghệ
tiên tiến. Công nghệ phát triển là nền tảng, đòn bẩy thúc đẩy kinh tế Hàn Quốc phát triển
nhanh chóng trong thời gian qua.
Trong những năm 1960, Hàn Quốc là một trong các quốc gia nghèo nhất trên thế
giới, thu nhập bình quân đầu người Hàn Quốc khoảng $80 USD/năm, chi tiêu chính phủ
chủ yếu phụ thuộc chủ yếu vào viện trợ nước ngoài. Sau nửa thế kỷ phát triển, Hàn Quốc
đã vươn lên mạnh mẽ về kinh tế, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm
7,6%, liên tục trong 40 năm, đã làm nên “Kỳ tích sông Hàn”, và ngay từ đầu thập niên

1990 Hàn Quốc đã trở thành một trong bốn “con rồng kinh tế châu Á”
Với mục tiên đưa Hàn Quốc trở thành 1 trong 7 cường quốc về KHCN, chính
sách phát triển KHCN Hàn Quốc tập trung vào phát triển 7 lĩnh vực công nghệ chính:
Các ngành công nghiệp mũi nhọn như xe hơi, đóng tàu, chế tạo máy móc thiết bị, sản
phẩm bán dẫn...; những ngành công nghiệp không khói mới (công nghiệp phần mềm,
chữa bệnh...); những ngành công nghiệp giàu chất xám như nội dung tích hợp, truyền
thông đa phương tiện; công nghiệp hàng không vũ trụ, năng lượng mới; những ngành
giải quyết những vấn đề cấp bách của người dân; đối phó biến đổi khí hậu, năng lượng
tái sinh; và lĩnh vực công nghệ đa năng căn bản. Mỗi ngành trên đều sản sinh ra những
tập đoàn lớn, có thương hiệu trên thế giới, đem lại ích lợi khổng lồ cho nền kinh tế quê
17


nhà. Một ví dụ điển hình là tập đoàn Samsung. Tập đoàn Samsung hàng năm đóng góp
cho Hàn Quốc gần 1/5 sản lượng công nghiệp xuất khẩu, lợi nhuận của nó bằng với 17%
GDP của Hàn Quốc. Là một tập đoàn đa lĩnh vực hàng đầu thế giới, với rất nhiều công
nghệ độc quyền và sáng tạo, Samsung chính là thành quả rõ ràng nhất của chiến lược
chú trọng phát triển KHCN của Hàn Quốc.
Còn với Singapore thì sao?
Singapore đã có bước phát triển ngoạn mục trong vòng 50 năm qua, từ một quốc
gia được thành lập vào năm 1965 sau khi tách khỏi Malaysia, bao gồm tập hợp những
người nhập cư, buôn bán nhỏ, có cả những người bị kết án tù và một nhóm thương nhân,
kinh doanh bị ảnh hưởng nặng qua các xung đột kinh tế và sắc tộc, hầu như không có tài
nguyên thiên nhiên, các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nguyên liệu
đầu vào đều phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong nước,
Singapore đã có bước chuyển mình ngoạn mục, trở thành một trong những nước có GDP
bình quân đầu người top đầu thế giới, người dân sống trong thành phố xanh và sạch. Hơn
một thập kỷ trước, chính phủ Singapore đã tuyên bố khoa học công nghệ là trụ cột chính
của nền kinh tế của quốc đảo này.
Quốc đảo Sư tử Singapore đã vươn lên trở thành nền kinh tế cạnh tranh nhất trên

toàn thế giới trong nhiều năm liền, đánh giá này do Ngân hàng Thế giới (World Bank)
phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thực hiện dựa trên một số yếu tố như như
thời gian để bắt đầu khởi nghiệp, thời gian nộp thuế và lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
của từng quốc gia. Thu nhập bình quân đầu người của Singapore đã tăng mạnh, từ 435
USD/người vào năm 1959, đến 12.700 USD/người vào năm 1990 và đạt ngưỡng 68.541
USD/người vào năm 2013, trở thành nước có GDP bình quân đầu người cao nhất trên
toàn thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội của Singapore đến từ hai ngành chính, đó là ngành
công nghiệp và ngành dịch vụ trong đó công nghiệp chiếm 26,6% và dịch vụ chiếm
73.4%.
Các mặt hàng chính của ngành công nghiệp Singapore là điện tử, hóa chất, thiết
bị khoan lọc dầu, chế biến cao su và các sản phẩm từ cao su, thực phẩm chế biến và đồ
uống, sửa chữa tàu biển, xây dựng, công nghệ sinh học. Trong đó các sản phẩm máy móc
và linh kiện (điện tử viễn thông), dược phẩm và hóa chất, sản phẩm từ dầu mỏ tinh chế
đã được xuất khẩu ra nhiều nước.

18


Bên cạnh đó, Singapore đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng rất thuận tiện
bao gồm các cảng biển, hệ thống đường giao thông trên cạn và dưới nước để cạnh tranh
với các nước láng giềng trong các hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu. Thành phố hải
cảng của Singapore là một trong những nơi bận rộn nhất trên thế giới, vượt xa Hồng
Kông và Thượng Hải.
Áp dụng khoa học công nghệ, Singapore đã khai thác chất xám, sức lao động một
cách có hiệu quả. Từ một nơi chuyên sản xuất hàng giá rẻ vào những năm 60, Singapore
hiện giờ là trung tâm ngoại hối lớn, đứng thứ 4 trên toàn thế giới với ngành kinh doanh
tài chính và quản lý tài sản có giá trị trên 1000 tỷ USD.
2.2.2. Khoa học công nghệ và xu hướng phát triển kinh tế xanh/tăng trưởng xanh
Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Kinh tế Xanh là nền kinh
tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng

kể những rủi ro môi trường. Nói một cách đơn giản, nền Kinh tế Xanh có mức phát thải
thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội.
Còn theo Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD), ‘‘tăng trưởng xanh là thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục
cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để
thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi
mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới’’
Các khái niệm của các tổ chức khác nhau có cách diễn đạt khác nhau nhưng chúng
đều quy tụ 3 điểm chính :
- Kinh tế xanh là nền kinh tế thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà
kính để giảm thiểu biến đổi khí hậu;
- Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu,
tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái, đổi mới công nghệ;
- Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát
triển công bằng.

19


Kinh tế xanh được chứng minh là có hiệu quả về mặt dài hạn hơn hẳn nền kinh tế
nâu truyền thống (Kinh tế nâu là nền kinh tế khai thác và sử dụng nhiều năng lượng từ
nhiên liệu hoá thạch và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây tổn hại cho môi trường,
suy giảm đa dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu quy mô toàn cầu và đe doạ cuộc sống
con người). Theo báo cáo nghiên cứu của UNEP, với các biện pháp đầu tư xanh và sử
dụng số vốn khoảng 2% GDP toàn cầu (tương đương 1.300 tỷ USD) thì trong dài hạn sẽ
cải thiện hiệu quả kinh tế và tăng tổng lượng của cải trên toàn cầu trên cơ sở duy trì và
phục hồi được các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn.
Chiến lược xanh hóa nền kinh tế đang trở thành một trong những ưu tiên hàng
đầu của một số nước trong nỗ lực ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ vừa
qua cũng như cho giai đoạn phát triển kinh tế hậu khủng hoảng. Tại các nước phát triển,

xu hướng chung trong đổi mới công nghệ được nhận định là xu hướng đầu tư nghiên cứu
và phát triển nhằm đưa những công nghệ tiên tiến hơn, hiệu quả hơn, sạch hơn, thân
thiện với môi trường để hướng đến tăng trưởng xanh – giảm khí thải, tiết kiệm năng
lượng. Điển hình như các doanh nghiệp của Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ...
Trong bài nghiên cứu này, nhóm sẽ đề cập tới việc ứng dụng và phát triển công
nghệ xanh nhằm thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông Á
điển hình, đó là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore.
Hàn Quốc:
Chiến lược “Tăng trưởng xanh, ít các-bon” của Hàn Quốc được coi là nền tảng
cho tiến trình phát triển kinh tế của nước này trong 60 năm tới với mục tiêu chuyển từ
mô hình phát triển kinh tế phụ thuộc năng lượng hóa thạch, tăng trưởng theo chiều rộng
sang mô hình phát triển dựa vào năng lượng tái tạo, tăng trưởng theo chiều sâu và bền
vững, thân thiện với môi trường hơn. Theo chiến lược này, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy phát
triển kinh tế với 3 nguyên tắc:
- Duy trì hoạt động kinh tế hiệu quả trong khi tối thiểu hóa sử dụng năng lượng
và tài nguyên;
- Tối thiểu hóa áp lực về môi trường với việc sử dụng mỗi nguồn năng lượng và
tài nguyên;
- Đầu tư vào môi trường như một công cụ để phát triển kinh tế.

20


Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra thì Hàn Quốc là một trong những
quốc gia đi đầu trong việc kết hợp giải quyết khủng hoảng kinh tế với gói kích thích chi
tiêu xanh. Gói kích cầu “Kế hoạch tăng trưởng xanh mới” gồm 36 dự án trị giá 37,8 tỷ
USD, tạo 1 triệu việc làm trong 4 năm nhằm đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực
cạnh tranh và nâng cao chất lượng sống ở Hàn Quốc.
Những thành quả bước đầu cho thấy, chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc
mang tính khả thi. Kể từ năm 2007 đến nay, ở Hàn Quốc, riêng ngành sản xuất năng

lượng tái sinh mới, số doanh nghiệp đã tăng lên 2,2 lần, số việc làm tăng lên 3,6 lần, kim
ngạch xuất khẩu tăng 5,9 lần, đầu tư tư nhân tăng 5 lần. Mua sắm công cộng xanh năm
2005 chỉ đạt 1.000 tỷ won đến năm 2009 đã đạt tới 2.000 tỷ won. Những sản phẩm tiết
kiệm năng lượng như đèn hình LED, LED TV, pin thế hệ 2, thiết bị điện mặt trời, điện
gió, điện hạt nhân… đã gia tăng về số lượng sản xuất và xuất khẩu. Những kết quả thiết
thực này đem lại hy vọng về một động lực tăng trưởng mới cho Hàn Quốc cũng như hợp
tác quốc tế về tăng trưởng xanh.
Trung Quốc:
Mấy thập niên qua, kinh tế Trung Quốc đã phát triển vượt bậc và hiện là nền kinh
tế lớn thứ hai trên thế giới. Song, nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế Trung Quốc phát
triển thiếu bền vững: thành tựu đạt được không xứng với những vấn đề nảy sinh, như bất
bình đẳng xã hội gia tăng, ô nhiễm môi trường trầm trọng,…Chính vì thế, Chính phủ
Trung Quốc đã và đang thực hiện Chiến lược phát triển mới: phát triển kinh tế xanh
nhằm hướng tới duy trì nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững, đề cao chất lượng
tăng trưởng. Chiến lược phát triển mới của Trung Quốc chuyển từ phương thức phát
triển kinh tế tiêu hao nhiều tài nguyên sang phương thức phát triển kinh tế tiết kiệm tài
nguyên.
Chính sách phát triển kinh tế xanh của Trung Quốc được thể hiện qua các chiến
lược dưới đây, theo PGS.TS Kim Ngọc (2014)
- Phát triển năng lượng tái tạo
Chính sách phát triển năng lượng của Trung Quốc hướng tới nguồn năng lượng
có hàm lượng khoa học và kỹ thuật cao. Các nội dung cơ bản trong chính sách năng
lượng của Trung Quốc, bao gồm: ưu tiên tiết kiệm tài nguyên, dựa vào các nguồn tài
nguyên trong nước; phát triển đa dạng các nguồn năng lượng; thúc đẩy sự phát triển khoa
học công nghệ trong ngành công nghiệp năng lượng, đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo
vệ môi trường trong quá trình phát triển; và tăng cường hợp tác quốc tế vì lợi ích chung.
- Phát triển các ngành công nghệ tiên tiến
21



×