Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Luận chứng vai trò của tri thức khoa học – công nghệ với phát triển kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.44 KB, 25 trang )

I. LỜI MỞ ĐẦU
Từ vài thập niên gần đây, với những tác động mạnh mẽ của các tiến bộ khoa
học và công nghệ, đặc biệt của công nghệ thông tin và truyền thông, thế giới
đang biến chuyển tới một nền kinh tế và xã hội mới mà thông tin và tri thức
được xem là nguồn lực chủ yếu. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó
cũng tác động mạnh mẽ đến các nước đang phát triển, như ta thường nói, nó
mang đến cho ta cả những cơ hội, cả những thách thức. Cơ hội thì thường dễ
tuột qua nếu không đủ bản lĩnh và hiểu biết để tận dụng, còn thách thức thì đầy
nghiêm khắc và nghiệt ngã... Nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức...nó là của ai,
cho ai? Nó có là của ta, cho ta hay không? Điều đó phụ thuộc vào bản lĩnh và ý
chí phát huy mọi tiềm năng tri thức trong đất nước ta, phụ thuộc vào khả năng
mở rộng một môi trường tự do và lành mạnh cho các hoạt động giao lưu thông
tin và tri thức trong xã hội ta.
Trong một báo cáo gần đây của Uỷ ban Liên hiệp quốc về Khoa học và Công
nghệ với chủ đề “Các xã hội tri thức: Công nghệ thông tin vì sự phát triển bền
vững”, các tác giả đã đi đến kết luận: Các nước đang phát triển từ những điểm
xuất phát khác nhau đều cần xây dựng một kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia
để phục vụ các mục tiêu phát triển, hướng tới một “xã hội tri thức” đổi mới; và
dù cái giá phải trả cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin đó là khá cao,
nhưng cái giá phải trả cho việc không làm điều đó chắc sẽ còn cao hơn rất
nhiều!
Chúng ta đều biêt rằng tri thức có vai trò hết sức quan trọng góp phần tạo nên
mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Mặc
dù những câu hỏi có tính triết học về bản chất của tri thức, về quá trình hình
1
thành tri thức, về quan hệ giữa vật chất và trí tuệ...Vẫn không ngừng được
tranh luận và chưa có được câu trả lời thoả đáng, nhưng trong mọi lĩnh vực
hoạt động khoa học, kinh tế, văn hoá, tri thức vẫn luôn được tìm kiếm, phát
hiện, và tác động ngày càng lớn đến sự phát triển xã hội loài người.
Máy tính điện tử, công cụ chủ yếu của Công nghệ thông tin hiện đại, là loại
máy móc thay thế con người trong các hoạt động lao động trí óc. Chất lượng


và khối lượng của các hoạt động trí óc này không ngừng tăng lên theo sự tiến
triển nhanh chóng về khả năng lưu trữ và xử lý thông tin của máy. Từ hàng
chục năm nay, cùng với khả năng tính toán khoa học kỹ thuật không ngừng
được nâng cao, các hệ thống máy tính đã được ứng dụng để tổ chức nhiều cơ
sở dữ liệu thuộc mọi qui mô trong các ngành kinh tế, xã hội, hình thành dần
kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia, nền móng của sự phát triển kinh tế thông tin
ở nhiều nước. Sự phong phú về thông tin, dữ liệu cùng với khả năng kịp thời
khai thác chúng đã mang đến những năng suất và chất lượng mới cho công tác
quản lý, hoạt động kinh doanh, phát triển sản xuất và dịch vụ... Nhưng rồi các
yêu cầu về thông tin trong các loại hoạt động đó, đặc biệt là trong việc làm
quyết định, ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn, người làm quyết định không
những cần dữ liệu mà còn cần có thêm nhiều hiểu biết, nhiều tri thức để hỗ trợ
cho việc ra quyết định của mình. John Naisbett đã cảnh báo “Chúng ta đang
chìm ngập trong dữ liệu mà vẫn đói tri thức”, điều đó cũng báo trước rằng việc
ứng dụng Công nghệ thông tin đã chuyển sang một bước mới mà nội dung là
trợ giúp con người nhiều hơn trong việc tìm kiếm tri thức và trong các hoạt
động trí tuệ, tức là chuyển đổi từ sự giàu có thông tin thành sự giàu có tri thức,
nguồn lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế trong giai đoạn mới.
Hòa nhập vào dòng thác phát triển chung của nhân loại, Việt Nam đang bước
vào một thời kì phát triển mới – thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại
hóa.Bên cạnh thành tựu đã đạt được, chúng ta còn nhiều khó khăn, hạn chế cần
khắc phục. Cụ thể là trình độ công nghệ lạc hậu, tiềm lực khoa học công nghệ
2
yếu cả về nguồn nhân lực khoa học công nghệ lẫn nguồn vốn cho hoạt động
khoa học công nghệ, cơ chế quản lý khoa học công nghệ còn yếu kém, ít gắn
bó với sản xuất kinh doanh.Chính vì vậy việc áp ding khoa học công nghệ vào
công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta là tất yếu.Chỉ có như vậy mới đưa nước
ta thoát khổi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một nước có nền kinh tế phát triển “
Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, “ Khoa học công
nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ”

(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII).
Chính vì nắm bắt được tư tưởng của Đảng, em chọn đề tài “ Luận chứng vai
trò của tri thức khoa học – công nghệ với phát triển kinh tế ”. Do thời gian và
trình độ còn hạn chế nên bài tiểu luận này chắc chắn không tránh khỏi thiếu
sót, rất mong sự đóng góp chỉ dạy của các thầy cô. Bài viết thể hiện một phần
nào đó quan điểm, cách nhìn của giới trẻ Việt Nam về cuộc sống và những
biến đổi lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước minh,
đặc biệt là vấn đề tri thức khoa học – công nghệ.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm tri thức khoa học – công nghệ và mối quan hệ của chúng
a. Khái niệm tri thức khoa học – công nghệ
Ý thức là một hiện tượng tâm lý, xã hội có kết cấu phức tạp bao gồm
nhiều thành tố khác nhau có quan hệ với nhau. Trong đó tri thức là một yếu
tố cơ bản, cốt lõi câu thành nên ý thức.
Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện
thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế
giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thông ký
hiệu khác nhau. Tri tức có nhiều loại khác nhau như tri thức về tự nhiên, về
xã hội, về con người. Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau như tri thức thông
thường được hình thành qua mỗi hoạt động thường ngày của mỗi cá nhân,
mang tính chất cảm tính, trực tiếp, bề ngoài và rời rạc. Tri thức khoa học
phản ánh trình độ của con người đi sâu nhận thức thế giới hiện thực.
Hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận tri thức khoa học bao gồm tri
thức: kinh nghiệm và tri thức lý luận. Trong đó tri thức kinh nghiệm là trình
độ thấp, còn tri thức lý luận là trình độ cao của tri thức khoa học. Giữa hai
trình độ này các tri thức khoa học có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm
tiền đề, cơ sở cho nhau cùng phát triển, phản ánh ngày càng gần đúng hơn,
đầy đủ hơn và sâu sắc hơn về thế giới vật chất đang vận động không ngừng.

b. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ được xác định là nền tảng và động lực cho quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Về thực chất công nghiệp hóa hiện đại
hóa là quá trình cải biến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng
kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội ngày
càng cao. Do đó nói đến công nghiệp hóa hiện đại hóa là nói đến việc áp
4
dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội. Trong thời đại ngày nay khoa học
và công nghệ thực sự là nền tảng và là động lực của quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa. Phát triển khoa học công nghệ, gắn khoa học công nghệ
với đời sống chính là mấu chốt đảm bảo sự thành công của cong nghiệp hóa
hiện đại hóa. Nhận thức được vấn đề đó, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết
quan trọng về khoa học và công nghệ như : Tại hội nghị lần thứ VII, ban
chấp hành TƯ VII đã khẳng định “ Khoa học công nghệ là nền tảng của
công nghiệp hóa hiện đại hóa”, hội nghị lần thứ II ban chấp hành TƯ khóa
VIII cũng nhấn mạnh “ Cùng với giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học
công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội, là
điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công
CNXH. Công nghiệp hóa hiện đại hóa phải bằng và dựa vào khoa học công
nghệ ” Muốn vậy chúng ta phải gắn hoạt động nghiên cứu khoa học công
nghệ với thực tiễn,với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, phải tăng
cường vốn đầu tư và tìm ra động lực cho phát triển bản thân nó. Động lực
đó chính lầ lợi ích của những nhà nghiên cứu, phát minh, ứng dụng có hiệ
quả của khoa học công nghệ.
2. Vai trò của tri thức khoa học – công nghệ với phát triển kinh tế
a. Tri thức khoa học –công nghệ là nền tảng và động lực cho phát triển kinh
tế
Vai trò nền tảng, động lực và then chốt của khoa học – công nghệ đối với
quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nói riêng, đối với sự phát triển của

xã hội Việt Nam nói chung được biểu hiện trên các mặt cụ thể sau:
Khoa học – công nghệ có vai trò quyết định trong việc trang bị và trang
bị lại các máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại tiên tiến cho
5
các ngành kinh tế quốc dân nói chung, nhằm nâng cao năng suất lao động,
chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam
trên thị trường thế giới với mục tiêu không ngừng cải thiện và nâng cao
mức sống của người dân, sự phồn vinh và sức mạnh của Việt Nam. Đói là
nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất cảu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nước ta hiện nay.
Khoa học – công nghệ còn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục,
đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và phát huy nguồn lực con người, đặc biệt là
nguồn lực trí tuệ - một nguồn lực to lớn, có tính chất quyết định trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Có nhiều cách thức để
chung tat rang bị và trang bị lại công nghệ hiệ đại, tiên tiến cho các ngành
kinh tế quốc dân. Tuy nhiên dù bằng hình thức nào đi chăng nữa điều quan
trọng và có tính chất quyết định nhất ở đây là cần phải có những con người
có đủ trí tuệ và năng lực để có thể khai thác và sử dụng hiệu quả các trang
thiết bị hiện đại. Văn kiện đại hội Đảng IX đã chỉ rõ “ Phát huy nguồn lực
trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục
và đào tạo khoa học – công nghệ là nền tảng và động lực của suwjnghieepj
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khoa học – công nghệ giữ vai trò động lực trong việc tạo ra môi trường
thông tin và thị trường thông tin – huyết mạch của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và của cả nền kinh tế. So với giai đoạn phát triển trước đây thì ngày
nay thông tin có một vị trí cực kỳ quan trọng, mang tính quyết định đối với
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cả những hoạt động tinh thần.
Thông tin trong lĩnh vực khoa học – công nghệ có liên quan rất chặt chẽ
đến việc nắm bắt các bí mật, bí quyết công nghệ nằm trong các phương
pháp, các thiết bị, các dữ liệu khoa học – công nghệ mới nhất. Trong xã hội

hiện đại,trình độ phát triển của công nghệ thông tin có ảnh hưởng quyết
định đến sự phát triển của hàng loạt công nghệ hiện đại.
Nhiệm vụ trọng tâm của khoa học – công nghệ là cung cấp các trang
thiết bị hiện đại thông qua các công nghệ cao, công nghệ sạch để con người
6
khắc phục được những hậu quả tiêu cực do chính các phương tiện kỹ thuật
chưa hoàn thiện trước gây ra.
b . Tiềm lực khoa học – công nghệ của Việt Nam hiện nay
Nhờ có đường lối đúng đắn và sự quan tâm đầu tư của Đảng và nhà nước
ta đối với khoa học công nghệ trong suốt các thời kỳ vừa qua, cho đến nay
Việt Nam đã có những tiềm lực khoa học – công nghệ đáng kể, có khả năng
cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách phát triển
đất nước, tiếp thu nhanh chóng các thành tựu khoa học công nghệ được
chuyển giao từ bên ngoài, từng bước vươn lên giải quyết nhiều vấn đề khoa
học – công nghệ do nhu cầu thực tiễn đất nước đặt ra.
Về nông nghiệp
- Cây lương thực : Chọn tạo được hai giống lai có năng suất cao
30 – 35 tạ/ha, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, một giống đậu
tương có thời gian sinh trưởng 85 – 90 ngày, năng suất 20 – 25
tạ/ha.
- Cây công nghiệp : Đã chọn tạo ra 29 dòng cao su vô tính xuất
sắc, trong đó có 12 dòng vô tính đa tính trạng, 5 dòng cao su có
triển vọng về năng suất mủ, đưa vào sản xuất 4 dòng vô tính và
khuyến cáo 2 giống nhập nội PB280, PB281. Đưa vào sản xuất
4 tinh dòng cà phê với 3 giống cà phê chè, 2 dòng chè 215 và
276 và dòng chè 5.0 năng suất cao, chất lượng tốt.
- Giống vật nuôi : đưa vào sản xuất 18 dòng và các tổ hợp lợn lai
và gia cầm như lợn lai nuôi thịt 87,51 máu ngoại lai và 12,51
máu nội, lợn lai 3 máu ngoại và 4 máu nội, dòng gà 882 và
Jangam, dòng vịt V5, V6, hai dòng chim bồ câu nhập từ Pháp…

Về lâm nghiệp
- Công nhân đã đưa vào sản xuất các giống tiến bộ kỹ thuật cho
các biến chủng Honduensis của cây thông gồm 5 xuất xứ
Cardwell, Byfield, Poptun 2, Poptun 3, Alamicamba.
Về ngư nghiệp
7
- Các công nghệ chế biến thức ăn tôm, thiết bị ép viên, thiết bị
sấy và công nghệ sản xuất giống tôm sú chất lượng cao đã được
chuyển giao ứng dụng ở một số địa phương đạt kết quả tốt.
Công nghệ sản xuất giống nhân tạo cua biển Saflla senata cũng
đang được chuyển giao cho Hải phòng và Thanh Hóa.
Về công nghệp
- Hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ trong lĩnh vực
công nghiệp định hướng vào mục tiêu phục vụ thiết thực cho
các ngành sản xuất công nghiệp, phục vụ phát triển công nghiệp
địa phương, phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, phục
vụ phát triển kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần
cho khai thác sử dụng tài nguyên, năng lượng, cải thiện và bảo
vệ môi trường.
- Nghiên cứu các dây chuyền công nghệ sản xuât bột giấy, dây
chuyền đồng bộ 1 vạn tấn/năm, thiết bị lõi giấy điều khiển CNC
năng suất 3000 tấn/năm, hệ thống nấu bột giấy năng suất 15000
– 20000 tấn/ngày.
c . Những yếu kém và hạn chế của khoa học – công nghệ Việt Nam hiện nay
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, khoa học công nghệ nước ta vẫn còn
nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội
trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và chưa thực
sự đóng vai trò động lực, nền tảng cho phát triển. Sau đây là một số biểu hiện :
- Tiềm lực khoa học – công nghệ vãn còn ở mức thấp so với khu
vực và thế giới, chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhu cầu phát triển.

Tỷ lệ cán bộ khoa học – công nghệ trên tổng số dân chưa cao so với
các nước khác. Đặc biệt còn thiếu nhiều chuyên gia đầu ngành, việc
đào tạo và đào tạo lại tiến hành chậm, nguy cơ hụt hẫng trong đội
ngũ rất lớn, nhất là trong ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin,
sinh học, cơ khí chế tạo máy. Việc xếp loại các cơ quan hoa học –
công nghệ còn lúc túng, việc sử dụng đội ngũ tri thức còn lãng phí,
8
cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu khoa học còn thấp xa so
với nhu cầu thực tiễn.
- Cơ chế quản lý kinh tế chưa thực sự gắn kết các hoạt động khoa
học – công nghệ với kinh tế xã hội, tạo động lực thực sự và nguồn
lực dồi dào cho hoạt động khoa học – công nghệ phát triển. Mức
đầu tư bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam cho khoa học còn
thấp, chưa vượt quá 0.25 % trong khi thỉ lệ này ở các nước công
nghiệp hóa là 5 – 6 %, các nước phát triển là 10 %.
- Cơ chế quản lý khoa học – công nghệ chậm và vẫn chưa được
đổi mới một cách căn bản, mặc dù tư tưởng đổi mới cơ chế quản lý
khoa học - công nghệ đã xuất hiện từ rất sớm. Chưa có sự liên
thong giữa cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lý khoa học –
công nghệ.

3. Vai trò của tri thức khoa học - công nghệ cao với phát triển kinh tế tri
thức
a. Kinh tế tri thức là gì
Có người dẫn lời Các Mác nói rằng, khi hàm lượng cơ bắp trong sản
phẩm do con người làm ra giảm đến mức cực nhỏ thì lúc đó sẽ xuất hiện
giai cấp công nhân khoa học. Và cho rằng điều đó đang được chứng minh
trong nền Kinh tế Tri thức (KTTT). Thực ra, không cần phải đến KTTT mới
xuất hiện giai cấp công nhân khoa học của Mác. Trong nhiều ngành công
nghiệp hiện đại được tự động hóa hoàn toàn như sản xuất xe ô tô, sản xuất

linh kiện điện tử, sản xuất hóa chất... hàm lượng cơ bắp đã được giảm đến
mức thấp nhất ngay từ khi chưa xuất hiện khái niệm KTTT. Cũng có những
ý kiến đánh đồng KTTT với một số ngành kinh tế thường được gọi là ngành
kinh tế mới như Kinh tế Internet, hay Công nghệ tin học và truyền thông, để
từ đó cho rằng KTTT là nền kinh tế dựa vào tri thức, trong đó kinh tế
Internet trở thành nội dung chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
9
Nhưng rõ ràng là, bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào cũng phải dựa vào
tri thức và nền kinh tế Internet cũng chỉ là một trong những ngành kinh
doanh, tuy đóng một vai trò ngày càng quan trọng, nhưng không thể trở
thành một ngành kinh doanh độc lập mang tính quyết định cho một nền
kinh tế được. Sự sụp đổ của hàng loạt công ty kinh doanh Internet (cả của
các công ty kinh doanh Tin học và Truyền thông) hiện nay có thể sẽ giúp
chúng ta thận trọng hơn, phân biệt rõ hơn khái niệm và vai trò của các
ngành kinh doanh với một nền kinh tế.
Mới chỉ trong vài năm gần đây, qua việc theo dõi sáu ngành công nghiệp
then chốt của tương lai là: công nghệ kỹ thuật tin học và truyền thông, công
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công
nghệ kỹ thuật hàng không-vũ trụ mới, và công nghệ kỹ thuật bảo vệ môi
trường, người ta đã ghi nhận sự xuất hiện của một nền kinh tế hoạt động
theo một công thức khác hẳn về bản chất so với công thức của nền kinh tế
hàng hóa mà loài người từng biết. Hoạt động của nền kinh tế hàng hóa- dù
đó là kinh tế thị trường hay kinh tế kế hoạch- đều tuân theo công thức nổi
tiếng: Tiền - Hàng - Tiền. Trong khi đó, nền kinh tế mới xuất hiện lại hoạt
động theo công thức: Tiền- Tri thức- Tiền.
Theo đánh giá chung của những học giả hàng đầu ở phương Tây thì ngày
nay KTTT mới chỉ đang định hình ở 03 nước công nghiệp phát triển nhất là
Mỹ, Đức và Nhật bản. Vì vậy chưa thể đưa ra được một định nghĩa hay một
công thức xác định thế nào là KTTT. Thông qua việc nghiên cứu sáu ngành
công nghiệp then chốt đã nói ở trên, người ta chỉ có thể ghi nhận được một

số đặc trưng cơ bản nhất- cần chứ chưa phải đã đủ- của nền kinh tế mới này
như sau:
- Sự xuất hiện các xí nghiệp sản xuất được tự động hóa cao độ và
rất linh hoạt, do tác động đồng bộ của tiến bộ khoa học trong
hàng loạt lĩnh vực, mà đặc biệt là trong Công nghệ kỹ thuật tin
10

×