Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Đánh giá đất quy mô hộ gia đình ở xã Đặng xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.78 KB, 26 trang )

Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, là đầu vào – tư
liệu sản xuất của bất kỳ ngành, lĩnh vực nào và là tư liệu sản xuất không thể
thay thế được nhất là trong nông nghiệp. Tuy nhiên, đất đai ngày càng khan
hiếm và là tài nguyên không tái tạo được. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên
tồn tại ngoài ý muốn của con người; Đất đai có hạn về diện tích, có vị trí cố
định, không di chuyển được hơn nữa chỉ xét riêng về lớp thổ nhưỡng, để tạo
ra một lớp đất dày 5mm đến 2cm cần trải qua hàng trăm năm đến hàng nghìn
năm.
Trong khi đó, dân số ngày một tăng cùng với yêu cầu ngày một cao về
chất lượng cuộc sống khiến nhu cầu sử dụng đất tăng lên nhanh chóng gây áp
lực lớn lên đất đai. Mặt khác, đất đai ngày càng bị thoái hóa nghiêm trọng,
biến đổi khí hậu làm băng tan, biển lấn đang trở thành bài toán nan giải.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp con người đã tạo nên các hệ sinh
thái, làm giảm dần tính bền vững của chúng. Nên con người cần có những
hiểu biết về các đơn vị đất đai và loại hình sử dụng đất thích hợp với chúng.
Do đó, đánh giá đất trở thành một nội dung nghiên cứu không thể thiếu được
trong quản lý, sử dụng đất hiệu quả, trong chương trình phát triển nông
nghiệp bền vững và cân bằng sinh thái.
Ở Việt Nam, kể từ khi được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ (1988),
kinh tế hộ gia đình đã là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Sự phát
triển kinh tế hộ gia đình nông thôn nhất là trong sản xuất nông nghiệp đã góp
phần cho sự chuyển biến tích cực cả về quy mô, tốc độ và cơ cấu các ngành
kinh tế.


Đặng Xá là một xã thuộc huyện Gia Lâm, ở khu vực ngoại thành Hà
Nội, kinh tế xã Đặng xá vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Xã có vị trí và ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn thành


phố. Nền nông nghiệp của xã đang theo định hướng phát triển “rau sạch, rau
an toàn”.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, tôi tiến hành chọn lựa một
hộ gia đình đại diện cho các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp khác của xã
Đặng Xá thực hiện đề tài: “Đánh giá đất quy mô hộ gia đình ở xã Đặng xá,
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.


Phần II
MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

2.1 Mục đích nghiên cứu
-

Xác định, tìm ra những thuận lợi – khó khăn trong sử dụng các loại
hình sử dụng đất nông nghiệp ở hộ gia đình

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở hộ gia đình
- Tìm ra các loại hình sử dụng đất thích hợp để nâng cao hiệu quả sản
xuất
2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đất nông nghiệp của một hộ trong xã. Tiến
hành nghiên cứu trên quy mô hộ gia đình với toàn bộ diện tích của hộ là
3087,5 m2 của hộ ông Phạm Văn Phi thôn Đồng Xuyên, xã Đặng Xá, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu
Điều tra, khảo sát thu thập các tài liệu sơ cấp và thứ cấp về tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của xã, định hướng phát triển kinh tế, hướng ưu tiên

trong sản xuất nông nghiệp. Điều tra khảo sát về địa hình, thổ nhưỡng, độ
dốc, độ dày tầng canh tác, thời tiết, thủy văn… có thích hợp cho các kiểu sử
dụng hiện trạng hay không?
2.3.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân
Thông qua phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc để tìm hiểu hiện trạng
sử dụng đất đai của hộ gia đình. Hộ gia đình đang sử dụng với những mảnh


đất nào? Diện tích? Loại cây đang được trồng? Canh tác những loại cây này
cho gia đình sử dụng hay mục đích thương mại. Hệ thống canh tác hay
hệ thống nông trang có phù hợp với các kiểu sử dụng hay không? Nhân
công hoạt động đủ hay thiếu…
Ðiều tra các thông tin kinh tế, các kiểu sử dụng đất, tổng thu, tổng chi,
trình độ và kỹ thuật canh tác, những kỹ thuật nào nông dân đang sử dụng?
Bón phân, hay máy cày?, thâm canh, thị trường giá cả.
Nhu cầu cần thiết của thị trường: Sản phẩm có đặc tính gì? Có phục vụ
cho thị trường không? Mục đích nào và thị trường nào? Nhu cầu thị trường ra
sao?
2.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Thông qua các thông tin, số liệu thu thập được trong quá trình nghiên
cứu tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu trên phần mềm Excel.


Phần III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên – kinh tế - xã hội xã Đặng Xá
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Đặng Xá thuộc tiểu vùng Nam Đuống, cách trung tâm huyện lỵ Gia

Lâm khoảng 3,5km về phía Đông Bắc, có ranh giới địa lý như sau:
-

Phía Bắc giáp sông Đuống
Phía Đông giáp Kim Sơn và xã Dương Xá
Phía Nam giáp với Quốc lộ 5
Phía Tây giáp xã Cổ Bi

Diện tích tự nhiên của xã Đặng Xá là 587.1992 ha trong đó: Đất sản
xuất nông nghiệp 319.4838 ha (54,41%); Đất phi nông nghiệp 216.1038 ha
(44,47%); Đất chưa sử dụng còn 7,3743 ha (1,26%).
b) Địa hình
Địa hình xã Đặng Xá khá bằng phẳng, độ cao tương đối thấp thuận lợi
trong việc phát triển các ngành kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội.
c) Khí hậu
Xã Đặng Xá mang các đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng: Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình năm 24,3oC,
- Nhiệt tối cao tuyệt đối là 40oC
- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 2,7oC.
- Số giờ nắng trung bình là 1215 giờ/năm.


- Lượng mưa trung bình năm 1641,8mm, chủ yếu tập trung vào mùa
nóng ẩm, chiếm tới 78,4% lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm tương đối trung bình 78,6%, cao nhất 81-85,2%, thấp nhất
74,4-76%.
- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc.

Các đặc điểm khí hậu trên đây, cho phép xã Đặng Xá phát triển một
nền nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, sự biến động phức tạp của thời tiết như:
nắng nóng, bão, mưa lớn, sương giá,…cũng gây ra những khó khăn cho sản
xuất nông nghiệp.
d) Thủy văn
Nguồn nước mặt ở Đặng Xá chủ yếu là các ao hồ nhưng diện tích mặt
nước không nhiều, mặt khác nguồn nước mặt đang đứng trước nguy cơ ô
nhiễm do ảnh hưởng của nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt.
Nguồn nước ngầm ở Đặng Xá khá phong phú, có ở độ sâu trên 8m.
Chất lượng nước ngầm nhìn chung khá tốt, thuộc loại nước nhạt, từ mềm đến
rất mềm nhưng hàm lượng sắt trong nước khá cao cầm phải xử lý khi sử dụng
3.1.2 Điều kiện phát triển kinh tế xã hội
Năm 2015, bình quân thu nhập đầu người trên địa bàn xã Đặng Xá là
11,6 triệu đồng/năm so với mức thu nhập trung bình của huyện Gia Lâm
(17,9 triệu đồng/năm) còn thấp. Nguyên nhân là do đa số người dân sống
nhờ vào nghề nông.
Tỷ trọng ngành Thương mại - dịch vụ - du lịch chiểm tỷ trọng cao
(39,91%), tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 32,78% và chiếm tỷ trọng thấp
nhất là ngành CN - XD chiếm 27,30% trong cơ cấu ngành của xã.
Cơ cấu kinh tế của xã đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích
cực giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành CN - TTCN XD, thương mại - dịch vụ - du lịch


Tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 11,4%. Tổng giá trị sản xuất của
xã năm 2015 đạt 105,252 tỷ đồng, trong đó: Nông nghiệp chiếm 34,5 tỷ đồng,
CN – TTCN – XD chiếm 28,75 tỷ đồng và Thương mại - Dịch vụ là 42,01 tỷ
đồng.
3.2 Đặc điểm hộ gia đình nghiên cứu
Hộ gia đình ông Phạm văn Phi thuộc thôn Đồng Xuyên, xã Đặng Xá,
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Hộ gia đình có đất nông nghiệp mang đặc

điểm đất đai và chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của
xã Đặng Xá. Hộ có 5 nhân khẩu là các lao động chính, ngoài ra hàng năm
thuê thêm các lao động phụ. Hộ phát triển nông nghiệp nhằm cung cấp một
phần lương thực, thực phẩm cho gia đình và phần lớn là trồng rau bán cho các
khu vực lân cận như Học viện nông nghiệp Việt Nam...Thu nhập bình quân
của hộ là 90 triệu/năm/sào.
3.3 Xác định các LUT
Xác định các loại hình sử dụng đất là mô tả thực trạng sử dụng đất của
một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong điều kiện kinh tế
- xã hội và kỹ thuật xác định.
Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của hộ cho thấy:
Do xã Đặng Xá đã thực hiện dồn điền đổi thửa nên hộ có 4 mảnh ruộng với
tổng diện tích 3087,5m2. Hộ đã sử dụng toàn bộ diện tích này cho trồng lúa và
trồng rau. Các loại hình sử dụng đất của hộ gia đình gồm: Loại hình sử dụng
đất chuyên trồng lúa nước; Loại hình sử dụng đất chuyên lúa – màu; Loại
hình sử dụng đất chuyên màu và được thể hiện cụ thể qua bảng sau:


Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình
STT

Mảnh

Diện tích

LUT

Công thức luân

số


(m2)

1

1

740,1

Chuyên trồng lúa nước

2 vụ lúa

2

2

857,0

Chuyên lúa – màu

1 vụ lúa – 1 vụ màu

3

3

997,4

Chuyên lúa – màu


1 vụ lúa – 1 vụ màu

4

4

500,0

Đất chuyên trồng rau

Rau ăn lá, củ, quả

canh

màu

3.2.1 Loại hình sử dụng đất chuyên trồng lúa nước
Thửa 1, diện tích 740,1m2, chuyên trồng lúa nước 2 vụ/năm với năng
suất trung bình 3,5 tạ/năm.
3.2.2 Loại hình sử dụng đất chuyên trồng lúa – màu
Đất chuyên trồng lúa – màu gồm các thửa số 2, số 3 với tổng diện tích
là 1854,4m2. Chúng phân bố cạnh sông Đuống và kênh rạch nên chủ động
trong tưới tiêu.
3.3.3 Loại hình sử dụng đất chuyên màu
Thửa đất số 4 xa sông Đuống và chuyên trồng rau màu, bao gồm các
loại rau, củ, quả như: Rau cải, xu xu, su hào, súp lơ...Thu nhập từ trồng rau an
toàn là 70 triệu/sào/năm



3.4 Xác định các LMU
Xác định đơn vị bản đồ đất đai (LMU) là một hoặc nhiều khoanh đất/
thửa đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và
tính chất đất đai riêng biệt đồng nhất thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất
(LUT) có cùng một điều kiện quản lý đất, cùng khả năng sản xuất và cải tạo
đất.
Để xác định các LMU, tiến hành tìm hiểu lựa chọn một số các yếu tố và
chỉ tiêu xây dựng LMU trong phạm vi nghiên cứu, gồm: Loại đất (G), địa
hình tương đối (E), thành phần cơ giới (T), độ dày tầng đất (D), độ phì của đất
(N), khả năng tưới nước (I).
3.4.1 Loại đất (G)
Loại đất là yếu tố tổng hợp, khái quát được đặc tính chung, khả năng sử
dụng đất, yếu tố loại đất có thể thay thế hàng loạt các chỉ tiêu về hóa – lý tính
của đất. Hộ gia đình có 2 loại đất là: Đất phù sa trung tính ít chua và đất có
tầng đốm gỉ.
a) Đất phù sa trung tính ít chua (G1)
Đất phù sa trung tính ít chua là đơn vị đất phù sa màu mỡ, có dung tích
hấp thu và có độ bão hoà bazơ cao. Đây là loại đất có độ phì cao và có tiềm
năng sử dụng đa dạng có thể trồng được 2 hoặc 3 vụ/năm với nhiều loại cây
trồng như: lúa, ngô, đậu đỗ, khoai tây, khoai lang, các loại rau hoặc trồng các
cây ăn quả dài ngày…đều cho năng suất, sản lượng cao.
b) Đất phù sa có tầng đốm gỉ (G3)
Đất phù sa có tầng đốm gỉ là loại đất phân bố ở nơi có địa hình hơi cao
hoặc cao, vị trí xa sông trên toàn vùng đồng bằng. Đặc điểm của đơn vị đất
này là tầng mặt có phản ứng chua mạnh, các tầng bên dưới ít chua hơn. Hàm
lượng chất hữu cơ trong đất từ trung bình đến giàu, đất có hàm lượng đạm từ
trung bình đế khá, kali trung bình, song phần lớn lân trong đất ở mức độ


nghèo. Trong quá trình sử dụng cần cung cấp đủ và cân đối các chất dinh

dưỡng N, P, K cho cây trồng.
Thống kê chi tiết về các loại đất của hộ gia đình nghiên cứu được thể
hiện trong bảng sau
Bảng 3.2 Thống kê diện tích các loại đất (G) của hộ gia đình
STT

Loại đất

Ký hiệu Mảnh số

Diện tích

Cơ cấu

(m2)

(%)

1

Phù sa trung tính ít chua

G1

1,4

1233,1

39,9


2

Phù sa có tầng đốm gỉ

G3

2,3

1854,4

60,1

3087,5

100

Tổng

Trong 3 loại đất trên thì đất phù sa có tầng đốm gỉ có diện tích lớn nhất
với diện tích 1854,4m2 chiếm 38,05%; 1233,1m2 đất phù sa trung tính ít chua
chiếm 39,9%.
3.4.2 Địa hình tương đối (E)
Địa hình tương đối là yếu tố rất quan trọng đến việc bố trí hệ thống cây
trồng. Nó ảnh hưởng đến nhiều yếu tố như: Độ dày tầng canh tác, độ phì... Hộ
gia đình nghiên cứu thuộc một xã vùng đồng bằng nên địa hình tương đối
thấp và được chia làm 3 cấp: Vàn cao, vàn và vàn thấp.
Bảng 3.3 Thống kê diện tích đất theo địa hình tương đối (E) của hộ gia
đình
STT Địa hình tương đối Ký hiệu


Mảnh

Diện tích

Cơ cấu

số

(m2)

(%)

1

Vàn cao

E2

4

500,0

15,9

2

Vàn

E3


2,3

1854,4

60,1


3

Vàn thấp

E4

Tổng

1

740,1

24,0

144,42

100

a) Đất có địa hình vàn cao (E2)
Đất có địa hình vàn cao chiếm 15,9% diện tích đất nông nghiệp của hộ.
Đất này thích hợp cho việc trồng lúa nước, dễ canh tác và nguồn nước dồi
dào.
b) Đất có địa hình vàn (E3)

Đất có địa hình vàn cao chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp của
hộ (60,1%). Đây là loại đất thích hợp cho sản xuất nông ngiệp, thích hợp với
nhiều loại cây trồng, có thể luân canh giữa cây trồng cạn và lúa nước. Trên
loại đất này thường áp dụng loại hình sử dụng đất: 2 lúa – 1 màu hoặc 1 lúa –
2 màu.
c) Đất có địa hình vàn thấp (E4)
Đất có địa hình vàn cao chiếm 24% diện tích đất nông nghiệp của hộ.
Đây là loại đất có chế độ nước kém chỉ thích hợp cho trồng hoa màu, cây
công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu…
3.4.3 Thành phần cơ giới (T)
Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ các hạt sét, limon và cát trong đất.
Những phần tử cơ giới nằm trong phạm vi kích thước nhất định có đặc tính và
thành phần hóa học khác với nhũng hạt trong phạm vi kích thước khác. Người
ta gọi những hạt có cùng kích thước này là cấp hạt cơ giới.
Thành phần cơ giới đất là một trong những tính chất quan trọng nhất
của đất. Nó ảnh hưởng tới hóa tính của đất như: Sự tích lũy, phân giải mùn,
khả năng hấp phụ, tính đệm, tính oxi hóa – khử của đất, hoạt động của vi sinh
vật và chế độ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Do đó, thành phần cơ


giới đất có ý nghĩa quan trọng trong xác định các LMU, nó cung cấp thông tin
về:
- Tiềm năng dòng chảy nước trong đất
- Khả năng giữ nước của đất
- Tiềm năng làm cho màu mỡ
- Thích hợp cho sử dụng trong xây dựng (khả năng chịu lực của đất)
Đất của hộ gia đình có thành phần cơ giới nhẹ (T1) đến trung bình (T2)
được thể hiện cụ thể qua bảng sau.
Bảng 3.4 Thống kê diện tích theo thành phần cơ giới (T) của hộ gia đình
STT


Thành phần cơ



Mảnh

Diện tích

Cơ cấu

1

giới
Nhẹ

hiệu
T1

số
2,4

(m2)
1357,0

(%)
44,0

2


Trung bình

T2

1,3

1730,5

66,0

3087,5

100

Tổng

Nhìn chung đất của hộ gia đình có thành phần cơ giới trung bình chiếm
đến 66%. Do đó, đất khá thích hợp cho trồng rau mầu. Ngoài ra phần lớn diện
tích đất còn lại có thành phần cơ giới nhẹ nên cần cải tạo, bổ sung chất dinh
dưỡng cho đất. Đặc biệt là trồng xen cây họ đậu và che phủ bằng tàn dư thực
vật để giữ đất.
3.4.4 Độ dày tầng canh tác (D)
Độ dày tầng canh tác là độ dày tầng đất mặt tính tới tầng đế cày đến
mặt đất và là nới tập trung chủ yếu của bộ rễ cây trồng. Đây là một trong
những chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn các loại cây trồng. Hộ gia đình có
thành phần cơ giới ở 2 cấp: Dày (>20cm) và trung bình (từ 15 – 20cm).
Bảng 3.5 Thống kê diện tích theo thành phần cơ giới (T) của hộ gia
đình



STT

Độ dày

Kí hiệu

tầng canh tác

Mảnh

Diện tích

số

(m2)

Cơ cấu
(%)

1

>20cm

D1

1,4

1233,1

39,9


2

15 – 20 cm

D2

2,3

1854,4

60,1

3087,5

100

Tổng

Đất có tầng canh tác dày chiếm 39,9% diện tích đất nông nghiệp của
hộ. Thích hợp cho trồng rau màu.
3.4.5 Độ phì của đất (N)
Độ phì nhiêu của đất (hay khả năng sản xuất của đất) khả năng cung
cấp oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng để đảm bảo cho cây sinh
trưởng phát triển tốt. Đây là một chỉ tiêu quyết định năng suất cây trồng.
Độ phì nhiêu là một đặc tính quan trọng tổng hợp của nhiều yếu tố lýhóa- sinh của đất. Một số chỉ tiêu quyết định độ phì của đất: pH KCl, lượng
chất hữu cơ OM%, dung tích hấp thụ CEC, Hàm lượng đạm- lân dễ tiêu, độ
xốp, thành phần cơ giới…
Độ phì nhiêu liên quan - phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ tưới tiêu, oxi
hóa khử, hàm lượng thành phần mùn, thành phần cơ giới… Mối quan hệ giữa

các các đặc tính-tính chất đất biểu hiện quá trình hình thành và phát triển
phức tạp của độ phì nhiêu; đồng thời, đòi hỏi phải có chế độ canh tác, cải tạo,
bảo vệ độ phì và thích hợp với từng hệ thống cây trồng.
Thống kê diện tích hộ gia đình nghiên cứu phân theo độ phì được thể
hiện chi tiết qua bảng sau
Bảng 3.6 Thống kê diện tích theo độ phì (N) của hộ gia đình
Mức độ



Mảnh

Diện Tích

Cơ cấu

STT

độ phì nhiêu

hiệu

số

(m2)

(%)

1


Cao

N1

1

740,1

24,0

2

Trung Bình

N2

2,3

1847,4

59,8


3

Thấp

N3

4


500,0

16,2

Tổng
3087,5
100,00
Hộ gia đình nghiên cứu ở xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội mang nhiều đặc điểm của đất đồng bằng có độ phì nhiêu chia thành 3
mức độ: Cao - Trung bình - Thấp. Trong đó, đất có độ phì nhiêu trung bình
chiếm phần lớn diện tích của hộ khoảng 83,8%. Đất này thường thích hợp với
trồng lúa và 1 số hoa màu (rau, ngô, khoai, đậu đỗ…). Đối với đất có độ phì
nhiêu thấp hơn thì cần có biện pháp cải tạo tưới tiêu phù hợp để nâng cao chất
lương đất, có thể trồng hoa màu hay 1 số cây công nghiệp ngắn ngày. Một số
biện pháp cải tạo đất: Trồng cây họ đậu, luân canh cây trồng, bổ sung chất
dinh dưỡng bằng cách bón phân hữu cơ, phân xanh,sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật đúng cách, đảm bảo chế tưới tiêu…
3.4.7 Điều kiện tưới (I)
Điều kiện tưới tiêu là khả năng cung cấp nước cho cây trồng. Không có
nước thì không có sự sống, cây trồng cũng thế. Nước là thành phần quan
trọng cấu tạo nên chất nguyên sinh và tế bào, tham gia vào quá trình vận
chuyển chất dinh dưỡng cho cây trồng... Trong cơ thể thực vật nước được ví
như mạch máu để lưu thông, điều hoà, phân phối các hợp chất trong cây để từ
đó quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm.
Bảng 3.7 Thống kê diện tích theo điều kiện tưới tiêu (I) của hộ gia đình
STT Điều kiện tưới tiêu


hiệu


Mảnh

Diện tích

Cơ cấu

số

(m2)

(%)

1

Chủ động

I1

1, 2, 3

2587,5

83,8

2

Bán chủ động

I2


4

500,0

16,2

3087,5

100

Tổng


Điều kiện tưới của các mảnh đất trong hộ khá thuận lợi. Hộ gia đình có
các mảnh đất gần sông Đuống và hệ thống kênh, rạch tưới tiêu nước sẵn có
của xã, do đó có nguồn nước rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
3.6 Các đơn vị đất đai (LMU)
Dựa trên các đặc tính và tính chất đất đai đã nghiên cứu, xác định ta có
bảng tổng hợp như sau:
Bảng 3.8 Các đặc tính và tính chất của các đơn vị đất đai của hộ gia đình
STT

Đơn vị

G

E

T


D

N

I

đất đai

Diện tích

Cơ cấu

(m2)

(%)

1

LMU1

G1

E4

T1

D1

N1


I1

740,1

24,0

2

LMU2

G3

E3

T2

D2

N2

I1

857,0

27,8

3

LMU3


G3

E3

T1

D2

N2

I1

997,4

32,3

4

LMU4

G1

E4

T2

D1

N3


I2

500,0

16,2

3087,5

100

Tổng

3.5.1 LMU1 (G1, E4, T1, D1, N1, I1)
LMU1 có diện tích 740,1m2 chiếm 28,28% tổng diện tích nghiên cứu. Nó
mang những đặc tính và tính chất sau đây:
- Loại đất: phù sa trung tính ít chua
- Địa hình tương đối: vàn thấp
- Thành phần cơ giới: trung bình
- Độ dày tầng canh tác: dày


- Độ phì nhiêu: cao
- Điều kiện tuới: rất thuận lợi
Đây là đơn vị đất phù sa trung tính ít chua, có độ phì nhiêu cao, điều
kiện tuới chủ động rất thuận lợi. Do đó trong sản xuất nông nghiệp thích hợp
để trồng lúa.
3.5.2 LMU2 (G3, E3, T2, D2, N2, I1)
LMU2 có diện tích 857,0m2 chiếm khoảng 27,8%.. Đơn vị đất đai này
mang những đặc tính và tính chất sau:

- Loại đất: phù sa có tầng đốm gỉ
- Địa hình tương đối: vàn
- Thành phần cơ giới: nhẹ
- Độ dày tầng canh tác: trung bình
- Độ phì nhiêu: trung bình
- Điều kiện tuới: rất thuận lợi
LMU này có tiềm năng sử dụng đa dạng. Tầng canh tác và độ phì nhiêu
ở mức trung bình nhưng thành phần cơ giới nhẹ vì vậy trong sản xuất cần
phải cung cấp chất dinh dưỡng để tăng độ phì nhiêu cho đất, bổ sung thêm
đất. Có thể trồng lúa kết hợp với trồng màu, công thức luân canh 1 lúa – 2
màu, ví dụ là lạc - lúa mùa – rau đậu.
3.3. LMU3 (G3, E3, T1, D2, N2, I1)
LMU3 có diện tích 32,3m2 chiếm 12,27% tổng diện tích nghiên cứu.
Nó bao gồm những đặc tính và tính chất sau:
- Loại đất: phù sa có tầng đốm gỉ
- Địa hình tương đối: vàn


- Thành phần cơ giới: trung bình
- Độ dày tầng canh tác: trung bình
- Độ phì nhiêu: trung bình
- Điều kiện tuới: rất thuận lợi
Đây là đơn vị đất phù sa có tầng đốm gỉ, có độ phì nhiêu trung bình,
thành phần cơ giới trung bình, điều kiện tuới lại thuận lợi. Do đó trong sản
xuất nông nghiệp cần luân canh cây trồng, có biện pháp bảo vệ đất. Đơn vị
đất đai này nên trồng rau mầu để đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ: Bắp cải, cà
chua, xu xu…
3.4. LMU4 (G2, E4, N3, L3, I2)
LMU4 có diện tích 500,0m2 chiếm 16,2% tổng diện tích nghiên cứu.
Những đặc tính và tính chất của đơn vị đất đai này là:

- Loại đất: phù sa trung tính ít chưa
- Địa hình tương đối: vàn thấp
- Thành phần cơ giới: nhẹ
- Độ dày tầng canh tác: dày
- Độ phì nhiêu: thấp
- Điều kiện tuới: rất thuận lợi
LMU này có chất lượng kém: đất phù sa chua, địa hình vàn thấp, độ phì
nhiêu cũng thấp. Vì vậy chỉ thích hợp cho trồng màu, nhưng trong quá trình
canh tác phải cung cấp đầy đủ và hợp lý chất dinh dưỡng cho cây trồng đồng
thời phải bón vôi cải tạo độ chua. Bằng một số biện pháp cải tạo độ phì cho
đất để tăng khả năng sản xuất.
3.6 Đánh giá mức độ thích hợp


Phần lớn diện tích đất nông nghiệp của hộ là trồng lúa và hoa màu để
cung cấp ra thị trường. Nên tỷ lệ hàng hóa cung cấp cho thị trường cao trên
70%.
Phân cấp yếu tố đất đai để đánh giá mức độ thích hợp theo các cấp sau:
S1- thích nghi cao; S2 – thích nghi trung bình; S3 thích nghi kém; N - không
thích nghi.
Dựa vào điều kiện tự nhiên, năng suất, thu nhập của các mảnh ta có
bảng đánh giá mức độ thích hợp như sau:
Bảng 3.9 Đánh giá mức độ thích hợp các mảnh đất trong hộ gia
đình
STT Mảnh

LMU

LUT


số

Cơ cấu

Mức độ thích

(%)

hợp

1

1

LMU1

Chuyên lúa nước

24,0

S1

2

2

LMU2

Trồng lúa – màu


27,8

S1

3

3

LMU3

Trồng lúa – màu

32,3

S2

4

4

LMU4

Chuyên màu

16,2

S1

Nhìn chung các đơn vị đất đai của hộ đã sử dụng khá thích hợp với các
loại hình sử dụng đất. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, hộ nên chuyển

mảnh số 3 từ đất 1 vụ lúa – 1 vụ màu thành đất chuyên trồng màu bởi sự phù
hợp và tính kinh tế của nó.


Phần IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các loại đất trong đất nông nghiệp
xã Đặng Xá nói chung và đất nông nghiệp của hộ gia đình nói riêng là một
trong những việc làm hết sức cần thiết. Nó cho chúng ta thấy rõ giá trị kinh tế,
khai thác thác tốt hơn những lợi thế tiềm năng trong sử dụng đất, khắc phục
điểm hạn chế, khó khăn để sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả và bền vững.
Hộ gia đình nghiên cứu với diện tích đất có sẵn đã tận dụng tối đa
nguồn lực, để phát triển rau màu và lúa. Tuy nhiên, hộ nên chuyển mảnh đất
3 từ đất trồng lúa – màu sang đất chuyên màu.


PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ
Địa điểm: Ấp :………………… Xã : ………………………… Huyện: Định
Quán
Phần I: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN CANH TÁC
Câu
1:
Tên
chủ
hộ
…………………………………………………………………………………
Câu 2: Xin hỏi ông (bà) cho biết tình hình nhân lực của gia đình?
Số nhân khẩu:……… Số lao động nông nghiệp: ………… Phi nông nghiệp:
…………

Trình độ (văn hóa & chuyên môn) của LĐ nông nghiệp chính hay chủ hộ:
………………………………
Câu 3: Xin ông (bà) cho biết tình hình sử dụng đất của gia đình?
Mảnh
số

Loại hình sử dụng
chính

1

Thổ cư

2

Nông nghiệp

Diện
tích
(m2)

Năng suất (tạ)
Năm 2015

Loại sử dụng
Trước
đây

Tương
lai


2.1…………
2.2………
2.3………
4

Khác
4.1……………

Năng suất cây trồng có tăng hay giảm trong những năm gần đây? Nếu có thì
lý do? ...........................................................................................................
So với các hộ gần nhà, năng suất cây trồng của gia đình cao hay thấp hơn?
Nếu có thì lý do?
......................................................................................................................


Câu 4: Gia đình gặp những khó khăn nào trong sản xuất trong các vấn đề
dưới đây? (đánh số thứ tự theo muc do quan trọng)
Khó khăn về:
1. Lao động
2. Đất đai:
3. Nước tưới:
4. Vốn:
5. Khó khăn khác: (ghi cụ thể)…………………
Phần II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Câu 5: Xin ông bà cho biết một số đặc điểm của các mảnh đất của gia đình.
TT
mản
h


Loại đất

Địa
hình

Độ dày
tầng đất

Đá lộ
đầu

Nước
tưới

(m)

Khoảng
cách
(km)

1
2
3
4
5
Phần III: ĐẦU TƯ VÀ THU NHẬP CỦA CÁC LUT
Câu 6: Xin ông bà cho biết chu kỳ, mùa vụ các cây dài ngày?
LUT 1:
LUT 2:
LUT 3:

Câu 7: Xin ông bà cho biết đầu tư và chi phí KTCB của các cây trồng?

Thuận lợi


Đầu tư cho từng loại sử dụng
Nội dung

LUT1
cg/ha

LUT2
d/ha

cg/ha

d/ha

LUT3
cg/ha

d/ha

1. Xây dựng đồng
ruộng
- Chia lô, làm
đường
- San mặt bằng
- ………….
2. Trồng (mật

độ/ha)
- Đào hố
- Bón phân
- Trồng
- Vận chuyển
3. Chăm sóc
- Làm cỏ
- Bón phân
- Tỉa cành
- Tưới nước
- Phòng trừ sâu bệnh
4. Giống
(cây trồng xen)
Tổng cộng
Đầu tư các năm sau có tăng hay không? Nếu tăng thì chủ yếu là gì?............
Câu 8: Ông bà cho biết đầu tư và thu hoạch từ cây trồng trong những năm
KTCB? Năm thứ: …
Công việc

LUT1
(cây………………
……….)

LUT2
(cây………………
….)

LUT3
(cây……………
……….)



Số
Chi
Lao
Số
lượn phí động lượn
g/
(đồng
/
g/
mản
/
mản
mản
h
mảnh
h
h
)
- Làm cỏ, vun
gốc
- Bón phân *
Đạm
Lân
Kali
NPK
DAP
Phân
chuồng

- Phun thuốc
*
……………
……………
……………
……………

- Tỉa cành
- Tưới nước
- Bảo vệ
- Vật tư khác
*
-Chính phẩm
-Phụ phẩm

Chi
phí
(đ/
mản
h)

Lao
Số
động lượn
/
g/
mản
mản
h
h


Chi
phí
(đ/
mản
h)

Lao
độn
g/
mản
h


Tổng cộng
* Ghi tên số lượng từng loại đã sử dụng
Mức độ đầu tư các năm gần đây có khác nhau không? Nếu có, cụ thể như thế
nào?...........


Câu 9: Xin ông bà cho biết lịch thời vụ của các cây trồng hàng năm?

TT

Công thức
luân canh

Tháng
1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1
2
3
4
5
Câu 10: Ông bà cho biết đầu tư sản xuất và thu hoạch các cây trồng hàng năm
của gia đình?


Công việc

- Chuẩn bị
- Làm đất
………………
………………
………………
- Trồng, tỉa, sạ
- Làm cỏ, xới
- Bón phân
………………
………………
………………
………………
………………
………………
- Xịt thuốc
………………

Cây 1 ……
D.tích…..
Số
Chi
lượng phí

Cây 2…………
D.tích….
Lao Số
Chi
động lượng phí


Cây 3………
D.tích….

Lao Số
Chi
động lượng phí

Lao
động


×