SKKN năm học 2012-2013
GV: Trương Thị Thu Hà - THPT Diễn Châu 4
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4
……….……….
n¨m häc 2012 – 2013
®Ò TµI:
RÈN LUYÊÊN CHO HỌC SINH
CÁCH GIẢI QUYẾT CÁC YÊU CẦU
(PHẦN CHUNG) TRONG ĐỀ THI TỐT
NGHIÊÊP THPT MÔN NGỮ VĂN
Ngêi thùc hiÖn:
TRƯƠNG THỊ THU HA
NGỮ VĂN
Tổ chuyên môn:
I. ĐẶT VẤN ĐÊ
1, Đi liền với việc triển khai bộ sách giáo khoa theo chương trình cải cách, đề thi tốt
nghiệp THPT ở bộ môn Ngữ văn trong những năm gần đây cũng có sự thay đổi, điều
chỉnh.
1
SKKN năm học 2012-2013
GV: Trương Thị Thu Hà - THPT Diễn Châu 4
2, Học sinh đa số lúng túng trước các yêu cầu của đề thi. Vì ở vùng sâu, vùng xa, mặt
bằng kiến thức của các em nói chung còn hạn chế. Ở môn văn cũng không ngoại lệ.
Nay gặp những dạng câu hỏi đòi hỏi kỹ năng diễn đạt “tự do” đa phần các em lúng túng
không biết giải quyết vấn đề như thế nào? Loay hoay sinh ra lẩn quẩn như gà mắc tóc.
Từ đó, dẫn đến việc học sinh không đạt được điểm cao, hiếm có học sinh nào đạt điểm
tối đa ở bộ môn đòi hỏi sự cảm nhận và khả năng viết lách này.
3, Thời gian trên lớp, dạy kỹ năng làm bài văn nghị luận, cung cấp kiến thức về văn
học, về tiếng Việt chứ rèn luyện lỹ năng viết cảm nhận, diễn đạt trả lời các câu hỏi
mang tính giáo khoa gần như không được đề cập.
Trên những cơ sở ấy và từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nghiên cứu và tìm ra cách tiến
hành ôn tập cho học sinh theo cách thức được trình bày sau đây.
II. NỘI DUNG
Từ thực trạng và cấu trúc đề thi mà Bộ Giáo dục ban hành, tôi đề ra phương pháp ôn thi
cho học sinh khối 12 ở phần chung cho tất cả thí sinh như sau.
2
SKKN năm học 2012-2013
GV: Trương Thị Thu Hà - THPT Diễn Châu 4
1. Dạng câu hỏi 2,0 điểm:Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm
văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nướcngoài.
Với dung lượng 18 đơn vị bài học văn học Việt Nam và 3 đơn vị bài học văn học nước
ngoài. Chúng tôi nhận thấy có mấy dạng câu hỏi cơ bản sau đây:
1.1.Dạng câu hỏi liên quan đến một tác giả cụ thể (cả tác giả văn học Việt Nam lẫn
văn học nước ngoài).
1.1.a.Đối với dạng câu hỏi về cuộc đời và sự nghiệp văn học
Ví dụ 1: Giới thiệu tác giả Cô – phi An – nan tác giả của bức Thông điệp nhân Ngày
thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003 .
Ví dụ 2: Trình bày cuộc đời và sự nghiệp của Thanh Thảo?
Ví dụ 3 : Trình bày cuộc đời và sự nghiệp văn học của Sô-lô-khốp.
Đối với phần nêu cuộc đời – sự nghiệp của tác giả, học sinh cần nhớ các ý chính
sau đây khi làm bài:
+ Giới thiệu khái quát về nhân thân (họ tên, năm sinh, quê quán (đối với nhà văn nước
ngoài cần nhớ quốc tịch) vài nét về gia đình của người được giới thiệu. Hoạt động xã
hội của người đó: thời gian nào, làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người (chỉ nêu
ngắn gọn những chi tiết chính)
+ Tác phẩm chính: nêu ít nhất 2 tác phẩm.
+ Phong cách nghệ thuật của nhà văn đó.
+ Đánh giá những đóng góp của họ cho văn học nói chung.
(Có thể nêu thêm ý nhỏ về xuất xứ văn bản của họ mà SGK trích dẫn).
Ví dụ :
Cô – phi An – nan sinh ngày 8 – 4 – 1938 tại Ga – na, một nước cộng hoà thuộc Châu
Phi.
Ông bắt đầu làm việc ở tổ chức Liên hiệp quốc từ năm 1962 và đã trải qua nhiều cương
vị. Ông là người châu Phi da đen đầu tiên giữ chức vụ Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và
đảm nhiệm chức vụ này trong hai nhiệm kỳ.
Trong vai trò Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông đã ra lời kêu gọi hành động chống đại
dịch HIV/AIDS và kêu gọi thành lập Quỹ sức khoẻ và AIDS toàn cầu vào tháng 4 –
2001.
3
SKKN năm học 2012-2013
GV: Trương Thị Thu Hà - THPT Diễn Châu 4
Năm 2001, ông được tặng giải thưởng Nô-ben hoà bình.
Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống Aidslà bản thông điệp của Cô – phi An –
nan gửi nhân dân thế giới nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003.
1.1.b Dạng câu hỏi có thể tập trung ở phần phong cách nghệ thuật (đối với những
tác gia).
Ví dụ :
1. Trình bày phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
2. Từ việc tìm hiểu con người của Nguyễn Tuân hãy nêu những đặc điểm cá tính có ảnh
hưởng đến việc hình thành người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong văn học.
Yêu cầu của dạng câu hỏi này đòi hỏi học sinh bám vào SGK để nêu bật được
những ý chính trong phong cách nghệ thuật của những tác gia đã học (chương
trình tập trung ba người: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh; Tố Hữu; Nguyễn
Tuân).
Ví dụ về cách trả lời câu hỏi dạng này:
Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
Tố Hữu (1920 – 2002) là một trong những nhà thơ xuất sắc của thơ ca hiện đại Việt
Nam. Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với những nhiệm vụ chính trị lớn của dân
tộc. Phong cách nghệ thuật thơ ông có những nét chính sau đây:
-Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc, phục vụ sự nghiệp cách
mạng, phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước trong các thời điểm lịch sử cụ thể. Hồn
thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của
cách mạng của dân tộc.
- Thơ Tố Hữu mang đậm nét cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi.Thơ ông
thường hướng về tương lai với niềm tin vô bờ, tin con người sẽ sống thật tốt đẹp :Người
yêu người sống để yêu nhau
- Giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành.Giọng thơ tâm
tình, ngọt ngào thể hiện ở chất Huế, ở những từ ngữ xưng hô trong thơ Tố Hữu : Huế ơi
que mẹ của ta ơi; Hỡi người xưa của ta nay; …
- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Tính dân tộc thể hiện trong nội dung và hình thức.
Về nội dung : những vấn đề cốt lõi của cách mạng và đời sống được Tố Hữu thể hiện
theo truyền thống đạo lí của cha ông. Về nghệ thuật, tính dân tộc thể hiện trong vận
dụng thể thơ truyền thống (thơ lục bát; thơ 7 chữ, 8 chữ); vận dụng tục ngữ, ca dao,
những lối nói quen thuộc cũng như cách cảm, cách thể hiện.
4
SKKN năm học 2012-2013
GV: Trương Thị Thu Hà - THPT Diễn Châu 4
1.2. Dạng câu hỏi dành cho những tác phẩm cụ thể
1.2.a Dạng câu hỏi thường dành cho các văn bản thơ: Thường câu hỏi tập trung ở
hoàn cảnh ra đời, cảm hứng sáng tác và nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ.
(Văn học nước ngoài không có phần này)
Ví dụ:
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến
2. Hoàn cảnh ra đời và cảm hứng sáng tác của Việt Bắc (Tố Hữu)?
Học sinh cần tập trung phần Tiểu dẫn và phần Ghi nhớ của các văn bản
được câu hỏi đề cập để trả lời.
Ví dụ:
+ Tây Tiếnlà một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947. Đoàn binh Tây Tiến có
nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực
lượng quân Pháp ở thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ Việt Nam
+ Địa bàn đóng quân và hoạt động từ Châu Mai – Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi qua
phía tây Thanh Hóa.
+ Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là học sinh, sinh viên Hà Nội. Họ sống, chiến đấu trong
những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh tật hoành hành dữ
dội nhưng các chiến sĩ Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng.
+ Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là học sinh, sinh viên Hà Nội. Họ sống, chiến đấu trong
những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh tật hoành hành dữ
dội nhưng các chiến sĩ Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng.
+ Đoàn quân Tây Tiến, do Quang Dũng làm đại đội trưởng, sau một thời gian hoạt động
ở Lào trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Sau đó, Quang Dũng chuyển sang đơn
vị khác, nhà thơ nhớ về đơn vị cũ nên đã viết bài thơ này (1948).
Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc hoạ thành
công người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây bắc hùng vĩ,
dữ dội và mỹ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn đậm chất bi
tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài với người đọc.
1.2.b. Dạng dành cho văn xuôi. Câu hỏi tập trung ở dạng tóm tắt tác phẩm, nêu ý
nghĩa chính của những hình tượng, tình huống trong tác phẩm (bao gồm cả văn
học nước ngoài)
Ví dụ:
1. Tóm tắt tác phẩmThuốc – Lỗ Tấn
5
SKKN năm học 2012-2013
GV: Trương Thị Thu Hà - THPT Diễn Châu 4
2. Tóm tắt tác phẩm và làm rõ Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu có sự
đổi mới gì về đề tài, nhân vật, điểm nhìn trần thuật.
HS cần đọc tác phẩm, tóm tắt được cốt truyện, học thuộc phần ghi nhớ để nêu
được những ý cơ bản mà câu hỏi yêu cầu.
Cách trả lời ở ví dụ 2:
Tóm tắt tác phẩm:
Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven
biển miền Trung (cũng là nơi anh đã từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn
lịch năm sau. Sau nhiều ngày phục kích, người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp được một
cảnh đắt trời cho – đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm
mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh kinh ngạc khi chứng kiến chính từ
chiếc thuyền đó bước xuống đôi vợ chồng gã chồng hàng chài. Người chồng đánh đập
người vợ hết sức dã man. Điều ngạc nhiên là người vợ cam chịu không một tiếng kêu
than, không chống trả cũng không tìm cách trốn chạy; đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã
đánh trả lại cha mình. Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn. Không thể chịu
đựng, Phùng xông ra yêu cầu gã đàn ông chấm dứt hành động dã man. Gã đàn ông đánh
Phùng bị thương. Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng)
người đàn bà hàng chài được mời đến toà án huyện để giải quyết việc gia đình. Tại đây,
người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão
chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho
sự từ chối trên. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được
chọn. Tuy nhiên mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái màu
hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn
bà nghèo khổ, lam lũ ấy bước ra từ bức tranh.
+Đề tài: thế sự
+Nhân vật: không có khoảng cách với nhà văn, tất cả những mặt phải trái của
cuộc sống đều được phản ánh, không hề né tránh.
+Điểm nhìn trần thuật: nhà văn ngang bằng với nhân vật.
+Ngôn ngữ: đời thường
Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức
ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn
nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản
chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Cách khắc hoạ nhân vật, xây dựng cốt
truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật chủ đề - tư
tưởng của tác phẩm.
1.2.c. Dạng hỏi ý nghĩa, nội dung của một hay nhiều khía cạnh trong văn bản.
6
SKKN năm học 2012-2013
GV: Trương Thị Thu Hà - THPT Diễn Châu 4
Đây là dạng câu hỏi ngắn gọn của một vấn đề (thường được dùng cho viết bài làm văn –
Nghị luận văn học), do tính chất và yêu câu của một câu hỏi nên cách trả lời ngắn gọn
hơn, nó tương tự một dàn bài của bài viết văn.
Ví dụ: Hãy làm rõ “chất Nam Bộ” qua đoạn trích trong SGK?
HS cần làm rõ:
“Chất Nam Bộ” được thể hiện qua không gian, cảnh và người Nam Bộ, tính
cách và nét sinh hoạt của con người vùng đất này: thuỷ chung, quyết liệt, bộc trực,
thẳng thắn. (Phân tích một số dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể)
Đó là không gian sống của người Nam Bộ: nhà day cửa ra sông; đêm đom đóm
từ rặng bần kéo vào đầy nhà; vườn thoảng mùi hoa cau; con đường hồi trước má vẫn
đi để lội hết đồng này sang bưng khác.
“Chất Nam Bộ” còn thể hiện qua tính cách của con người nơi đây, tiêu biểu qua
các nhân vật Việt, Chiến, chú Năm, …Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con
gái ra đi thì tao chỉ có một câu : Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à! (Chị Út Tịch : Còn
cái lai quần cũng đánh!)
+ Nghệ thuật: ngôn ngữ Nam Bộ (phân tích một số đoạn đối thoại giữa chị em
Việt – Chiến để chứng minh; giọng hò của chú Năm – không phải giọng hò trong trẻo
trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi dội lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú. Câu
hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang,
rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề
dữ dội).
Truyện kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống
yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương cách mạng. Chính sự gắn bó
sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với
truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam,
dân tộc Việt Nam trước cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tác phẩm thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn
Thi: trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lý
sắc sảo; ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.
1.3. Các dạng câu hỏi về lịch sử văn học (chương trình ôn thi chỉ tập trung ở bài
Khái quát văn học Việt Nam 1945 – nay), ở đó học sinh tập trung học theo những
câu hỏi mà SGK gợi ý.
2.Dạng câu II (3,0 điểm):Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị
luận xã hội ngắn (không quá 400 từ).
Đây là dạng bài tập HS “ngán” nhất bởi tính chất “xã hội” của nó. Ở chương trình 12,
HS thực hành 2 dạng bài tập NLXH sau :
7
SKKN năm học 2012-2013
GV: Trương Thị Thu Hà - THPT Diễn Châu 4
* Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
* Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
2.1.Đối với nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, HS cần nắm kiến thức căn bản :
**Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là gì ?
**Yêu cầu làm một bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
**Khái quát cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là quá trìnhkết hợp các thao tác lập luận để làm
sáng rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
Tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống bao gồm :
+ Lí tưởng (lẽ sống)
+ Cách sống.
+ Hoạt động sống.
+ Mối quan hệ trong cuộc sống giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh
em và những người thân thuộc khác); ở ngoài xã hội có quan hệ trên – dưới, thầy – trò,
bạn bè, …
Yêu cầu làm một bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Phát biểu được vấn đề cần nghị luận là gì. Muốn thế phải qua các bước phân tích, lí
giải.
Ví dụ : “Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”
Vấn đề nghị luận : Sống đẹp.
Vậy, thế nào là sống đẹp ?
Sống đẹp là :
+ Sống có lí tưởng đúng đắn, sống có trách nhiệm.
+ Có đời sống tình cảm đúng mực, hài hoà.
+ Có hành động đúng đắn.
Từ đó ta có thể kết luận câu nói nêu lên lí tưởng sống và hướng con người tới hành
động đúng để nâng cao giá trị, phẩm chất của con người .
8
SKKN năm học 2012-2013
GV: Trương Thị Thu Hà - THPT Diễn Châu 4
- Từ vấn đề nghị luận, cần phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn
đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bác bỏ,.. (phải biết áp dụng nhiều thao tác lập luận).
- Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề.
- Từ đó, xác định lối sống cho bản thân.
Khái quát cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Bài NL về một tư tưởng đạo lí cũng như các bài văn nghị luận khác gồm 3 phần :
Mở bài, Thân bài và Kết bài.
+ Phần thân bài gồm những vấn đề chung nhất :
* Giải thích khái niệm của đề bài.
* Giải thích, chứng minh vấn đề đặt ra.
* Suy nghĩ, mở rộng vấn đề (cần sâu sắc, tránh viết NL chung chung)
* Cuối cùng nêu ý nghĩa vấn đề.
Giáo viên đưa ra một số đề và gợi ý để học sinh rèn luyện cách viết.
* Đề 1: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương
hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” (Lep.
Tônxtôi)
Anh (chị) hiểu câu nói ấy thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình phấn đấu tu dưỡng lí
tưởng của mình?
Gợi ý :
Đặt vấn đề :
- Mỗi con người khi trưởng thành đều ấp ủ một hoài bão, một ước mơ, một khát vọng.
- Hoài bão, ước mơ đó chính là lẽ sống, là lí tưởng mà người ta mong ước và phấn đấu
thực hiện.
- Bàn về vấn đề này, nhà văn Nga Lep Tônxtôi nói : “Lí tưởng …..”
Giải quyết vấn đề :
- Giải thích lí tưởng là gì?
Là điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất, trở thành lẽ sống mà người ta mong ước và phấn đấu.
9
SKKN năm học 2012-2013
GV: Trương Thị Thu Hà - THPT Diễn Châu 4
- Tại sao không có lí tưởng thì không có phương hướng ?
+ Không có mục tiêu phấn đấu cụ thể.
+ Thiếu ý chí vươn lên để làm điều cao cả.
- Tại sao không có phương hướng thì không có cuộc sống ?
+ Không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, không có ý
nghĩa, sống thừa.
+ Cuộc sống con người giống như lần bước đi trong đêm tối không nhìn thấy đường,
phương hướng
+ Dễ hành động mù quáng, nhiều khi sa vào tội lỗi (dùng thực tế CM)
- Suy nghĩ của bản thân :
+ Về vấn đề bình luận.
+ Con người sống phải có lí tưởng.
Sự đúng đắn của vấn đề: vấn đề đặt ra hoàn toàn đúng.
- Mở rộng :
+ Phê phán những con người sống không có lí tưởng.
+ Lí tưởng của thanh niên hiện nay là gì ? (phấn đấu để có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang,
đạt đỉnh cao trí tuệ và kết hợp với đạo lí)
Kết thúc vấn đề :
Nêu ý nghĩa của câu nói.
* Đề 2: Vấn đề mà cố thủ tướng Ấn Độ nêu ra là gì? Đặt tên cho vấn đề ấy?
Vấn đề mà Nê-ru cố thủ tướng Ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện ở con người
Dựa vào đây ta đặt tên cho văn bản là:
- Văn hoá con người.
- Tác giả sử dụng các thao tác lập luận.
+ Giải thích + chứng minh.
+ Phân tích + bình luận.
+ Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá” Giải thích + khẳng định vấn đề
(chứng minh).
+ Những đoạn còn lại là thao tác bình luận.
10
SKKN năm học 2012-2013
GV: Trương Thị Thu Hà - THPT Diễn Châu 4
+ Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.
- Sau khi vào đề bài viết cần có các ý:
Hiểu câu nói ấy như thế nào?
Giải thích khái niệm:
- Tại sao lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, vạch phương hướng cho cuộc sống của thanh
niên ta và nó thể hiện như thế nào?
- Suy nghĩ.
+ Vấn đề cần nghị luận là đề cao lí tưởng sống của con người và khẩng định nó là yếu
tố quan trọng làm nên cuộc sống con người.
+ Khẳng định: đúng.
+ Mở rộng bàn bạc.
* Làm thế nào để sống có lí tưởng?
* Người sống khơng có lí tưởng thì hậu quả sẽ ra sao?
* Lí tưởng cuả thanh niên ta hiện nay là gì?
- Ý nghĩa của lời Nê-ru.
* Đối với thanh niên ngày nay?
* Đối với con đường phấn đấu lí tưởng, thanh niên cần phải như thế nào?
Đề 3: Ý kiến của anh( chò) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “ Học để
biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng đònh mình”.
Với đề bài này, ta cần tìm hiểu tư tưởng trong câu nói là tư tưởng gì, đúng sai như
thế nào, từ đó mới xác đònh được phương hướng bàn luận(nội dung) và cách bàn
luận( Sử dụng thao tác lập luận nào).
+ Nội dung: Mục đích học tập do UNESCO đề xướng.
+ Thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
+ Tư liệu: Từ thực tế cuộc sống và học tập.
Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý để học sinh tìm hiểu và trả lời. Giáo viên
chốt lại từng phần của vấn đề.Với đề bài này, ta sẽ lập được dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu mục tiêu học tập do UNESCO đề xướng và trích dẫn nguyên
văn đề bài.
b. Thân bài:
- Phân tích và giải thích các khái niệm:
+ Học để biết? Học để thỏa mãn nhu cầu tiếp thu kiến thức. Học có vai trò quan
trọng và là nền tảng của cuộc sống con người. Cuộc sống ngày càng phát triển và
không ngừng phát triển. Để tồn tại trong cuộc sống không ngừng phát triển cần có
11
SKKN năm học 2012-2013
GV: Trương Thị Thu Hà - THPT Diễn Châu 4
tri thức. Con người, đặc biệt là giới trẻ phải biết vận dụng những kiến thức đã học
vào thực tiễn cuộc sống cá nhân và cộng đồng. Do đó cần học tự giác, chăm chỉ,
trung thực… Không học lệch, học tủ, học đối phó đồng thời phải nắm vững kiến thức,
vận dụng được kiến thức vào cuộc sống.
+ Học để làm? Học nhưng phải thực hành. Tuổi trẻ phải biết vận dụng những tri
thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách sáng tạo…
+ Học để chung sống? Học nhưng cần phải thích ứng với hoàn cảnh sống để tồn
tại và phù hợp với đời sống xã hội xung quanh mình…Vì vậy cần giao lưu mở rộng,
cần hội nhập với thế giới nhưng không hòa tan vào nền văn hóa thế giới. Tuổi trẻ
phải học, phải có kiến thức, tiếp thu có chọn lọc những nền văn hóa khác nhau trên
thế giới.
+ Học để tự khẳng đònh mình? Học để hoàn thiện nhân cách, để hiểu biết đầy đủ
hơn, để làm việc có hiệu quả hơn và quan hệ xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Học cần tìm tòi
sáng tạo cho nên học để tự khẳng đònh giá trò của mình trong cuộc sống.
- Mỗi vấn đề cần nêu một số dẫn chứng cụ thể.
- Bình luận: Nhận xét, đánh giá mục đích học tập của UNESCO là quan điểm tiến
bộ, đúng đắn…Phê phán quan điểm chạy theo thành tích, học nhồi nhét, học xa rời
thực tế… của một số người trong xã hội.
c. Kết bài:
- Khái quát vấn đề đã trình bày.
- Đánh giá mục đích học tập của cá nhân: Đây là bài học đònh hướng học tập cho
tuổi trẻ và mọi người trong cuộc sống hiện tại.
Một số đề và gợi ý cách trình bày từng phần:
Đề 4: Bình luận câu tục ngữ: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Ta có thể mở bài như
sau: Bàn về mối quan hệ giữa bản chất với hình thức bề ngồi của sự vật, hiện
tượng, tục ngữ Việt Nam có câu: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Đề 5: Hãy giải thích câu tục ngữ: “ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Có thể ứng
dụng quan niệm sống ấy vào hồn cảnh hiện nay?
Với đề bài này, ta có thể hướng theo cách kết luận như sau: Ai cũng muốn mình được
ăn món ăn ngon nhất, cũng muốn an lành trong hiểm nguy. Đó là tâm lí thường tình.
Nhưng nếu bất cứ ai, bất cứ lúc nào cũng hành động như thế trong cuộc sống thì chắc
chắn tai họa sẽ đến bất cứ lúc nào. Đời sống có ý nghĩa, tồn tại là do ở sự hy sinh, ở sự
nhường nhịn,ở sự lịch thiệp…, ở sự biết tạm gác hạnh phúc riêng để lao mình vào nguy
hiểm, cùng đồng cam cộng khổ để bảo vệ cuộc sống cho mọi người trong đó có gia
đình, người thân của mình. Lối sống ích kỷ, chỉ muốn biết có mình mà khơng nghĩ đến
người khác hồn tồn khơng phù hợp với hồn cảnh hiện nay, một hồn cảnh sống đòi
hỏi có sự gắn bó, liên kết… để tạo nên sức mạnh: Lối sống đồn kết.
12
SKKN năm học 2012-2013
GV: Trương Thị Thu Hà - THPT Diễn Châu 4
Đề 6: Hãy cho biết ý kiến của mình về giá trò của câu ca dao “ Một cây làm
chẳng nên non- Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Đề 7: Hãy bình luận câu tục ngữ : “ Học thầy không tày học bạn”.
Đề 8: Bàn về mối quan hệ bạn bè, có người nói: “ Tôi sẽ nhìn nghiêng nếu bạn
tôi chột mắt”. Anh( chò) hãy chứng minh.
Với đề này yêu cầu thể loại ở phần thân bài là nghò luận chứng minh. Cũng với đề
trên, nếu ta đặt câu hỏi: Anh chò hãy cho biết tại sao và chứng minh câu nói ấy thì
yêu cầu thể loại của đề trên ở phần thân bài là phối hợp giữa hình thức nghò luận
giải thích và chứng minh. Hoặc nếu đặt theo câu hỏi:Nên hiểu, đánh giá và vận
dụng ý kiến trên như thế nào? Thì yêu cầu thể loại của đề trên ở phần thân bài là
phối hợp giữa hình thức giải thích và bình luận, sau đó thì đề cập đến cách vận dụng
ý kiến trên của học sinh.
Đề 9: Giải thích câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”.
Với đề bài này ở phần kết bài, ta khẳng đònh lại vấn đề: Lòng biết ơn là một tình
cảm mang tính truyền thống của dân tộc ta. Sau đó, ta đặt nhiệm vụ: Mỗi học sinh
phải có ý thức thường xuyên trau dồi cho mình thái độ quý trọng cha mẹ, thầy cô và
những người làm ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội
Đề 10: Bình luận câu tục ngữ “ Trăm hay không bằng tay quen”.
Với đề bài này, ta sẽ hướng kết bài như sau: Tóm lại, quan điểm đề cao kinh
nghiệm, đề cao thực hành, chống lý thuyết suông trong câu tục ngữ trăm hay không
bằng tay quen là rất đúng đắn. Nhưng nếu hiểu lệch câu tục ngữ ấy mà coi nhẹ lý
thuyết lại là cực đoan, phiến diện. Trình độ lao động củøa mỗi người nói riêng và của
toàn xã hội nói chung chỉ có thể phát triển vững chắc và nhanh chóng nếu biết kết
hợp hài hòa lý thuyết với thực hành.
Từ những vấn đề vừa nêu, chúng tơi khái qt thành dàn bài sau đây:
1. Mở bài :
- Giới thiêu vấn đề và nêu luận đề.
2. Thân bài :
13
SKKN năm học 2012-2013
GV: Trương Thị Thu Hà - THPT Diễn Châu 4
- Giải thích vấn đề được đưa ra.
- Phân tích, bình luận vấn đề được đưa ra dưới nhiều góc độ, xem những mặt đúng, sai,
phải, trái, tích cực, hạn chế, … của nó.
- Bài học rút một cách thiết thực nhất cho bản thân.
3. Kết bài:
- Tóm tắt lại các ý vừa trình bày.
- Vấn đề đề bài đưa ra đã đặt ra những vấn đề gợi mở gì cho cuộc sống?
Theo đó, học sinh sẽ dễ nhớ hơn, thực hành hiệu quả hơn.
Chú ý: đề nghị luận về một hiện tượng đời sống có cách thức tiến hành gần
giống như bài nghị luận về tư tưởng, đạo lý. Do khuôn khổ bài viết quá dàgi,
chúng tôi không đưa thêm ví dụ minh hoạ.
* Cách thức tiến hành
- Cho học sinh soạn những câu hỏi giáo khoa ở nhà, đến lớp giáo viên kiểm tra bằng
nhiều hình thức: trả bài miệng, kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan (cho
học sinh lên bảng, thực hiện bằng bảng phụ, …)
- Rèn luyện thao tác viết nghị luận xã hội cho các em trong các giờ thực hành, luyện
tập. Sau đó cho các nhóm sửa, góp ý lẫn nhau. Giáo viên định hướng lại cho học
sinh.
III.
KẾT LUẬN
Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu của đề thi tốt nghiệp và qua thực tế giảng dạy, chúng
tôi nhận thấy việc hướng dẫn cho học sinh ôn tập theo cách thức như trên là rất phù
hợp. Với việc chỉ ra các dạng câu hỏi gặp phải và cách tư duy tương ứng sẽ giúp học
sinh có định hướng đúng đắn trước khi làm bài và có kỹ năng phân tích vấn đề cũng
như nêu được quan điểm cảu bản thân. Việc làm này sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả
bài làm của học sinh.
14
SKKN năm học 2012-2013
GV: Trương Thị Thu Hà - THPT Diễn Châu 4
Đề tài này không phải là một hướng đi mới mà chỉ là một phương pháp cụ thể hoá
vấn đề vào những tiết dạy cụ thể trong quá trình lên lớp hàng ngày của giáo viên.
Tuy nhiên để thực hiện một cách có hiệu quả phương pháp trên với một tiết dạy cụ
thể đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, lòng yêu nghề. Đồng thời cần có sự tích cực
chủ động của học sinh mới mang lại hiệu quả.
Đây cũng không phải là phương pháp duy nhất mà trong quá trình lên lớp giáo
viên cần áp dụng linh hoạt các phương pháp một cách phù hợp với từng tiết dạy cụ thể.
Với điều kiện thời gian ngắn và năng lực của bản thân có hạn chắc chắn đề tài còn
nhiều hạn chế. Với tâm huyết và tấm lòng của mình tôi muốn đóng góp cho công việc
dạy học một đề tài nhỏ để nâng cao hiệu quả dạy học. Rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý
và của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Diễn Châu, ngày 05 tháng 4 năm 2013
Người viết: Trương Thị Thu Hà
ĐT: 0963 184 684
Email:
15