Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.1 KB, 7 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................2
1. WTO và thực trạng bùng nổ của chủ nghĩa khu vực...................2

1.1 WTO - sự suy yếu?...........................................................................................................2

2. Vai trò, vị trí của WTO trong bối cảnh chủ nghĩa khu vực ngày
càng phát triển.....................................................................................4
KẾT LUẬN...........................................................................................6

MỞ ĐẦU
WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới,
thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT
1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, đảm bảo việc làm
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các
nguồn lực của thế giới. Tuy nhiên, hiện nay các hiệp định thương mại tự do song
phương và khu vực, các liên minh kinh tế khu vực ngày càng phát triển với số


2

lượng lớn và tốc độ đáng kinh ngạc. Trước thực trạng này, nhiều người đặt ra
câu hỏi vậy WTO có còn duy trì được vai trò của mình trong thương mại quốc
tế. Vì muốn làm sáng tỏ điều đó, bài luận dưới đây sẽ: “Bình luận về vai trò của
WTO trong bối cảnh chủ nghĩa khu vực ngày càng phát triển”.

NỘI DUNG
1. WTO và thực trạng bùng nổ của chủ nghĩa khu vực


1.1 WTO - sự suy yếu?
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 1/1/1995 với mục
tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh
bạch. Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp
định chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương
mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các
lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).
Năm 1989, tại hội nghị Davos, giáo sư Lester Thurow của Học viện Công
nghệ Massachusetts đã có một tuyên bố nổi tiếng: “GATT đã chết”. Trong khi
vòng đàm phán Doha về các thỏa thuận thương mại đa phương vẫn thất bại sau g
ần 14 năm đàm phán, những thỏa thuận song phương và khu vực đang ngày một
tăng lên. Những bước tiến mạnh mẽ trong đàm phán TPP và TTIP trong thời
gian gần đây đã làm dấy lên nghi ngờ về tương lai của hệ thống thương mại đa
phương. Và nhiều người đã bắt đầu đặt câu hỏi “Liệu WTO sẽ chết?"
Tuy nhiên tính đến ngày 26 tháng 4 năm 2015, WTO đã nâng số thành
viên của tổ chức này lên con số 161 khi kết nạp Cộng hoà Seychelles. Số liệu
thống kê của WTO cho thấy, tính đến ngày 31/7/2013, tổ chức này đã nhận được


3

thông báo của khoảng 575 hiệp định thương mại từ các nền kinh tế thành viên.
Trong số đó, 379 hiệp định đã có hiệu lực. Đặc biệt, Tháng 12 năm 2013, 159
nước thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã đạt được thỏa thuận
lịch sử về thương mại tại hội nghị cấp Bộ trưởng ở Bali, Indonesia. “Thỏa thuận
Bali” dẫn đến sự đơn giản hóa các thủ tục hải quan và dỡ bỏ các rào cản thương
mại, có thể đem đến 1.000 tỉ USD cho nền kinh tế thế giới và tạo ra 21 triệu việc
làm. “Thỏa thuận Bali” có được là nhờ Tổng Giám đốc Azevedo đã tách riêng ba
vấn đề dễ thỏa thuận nhất trong vòng đàm phán Doha là giảm thủ tục hành chính

ở các cửa khẩu, an ninh nông nghiệp và lương thực, và phát triển. Thỏa thuận
này được cho là đã giải cứu WTO khỏi bờ vực của sự thất bại.
Vậy liệu rằng WTO có thực sực còn giữ được vai trò và vị trí của mình
trong mối quan hệ thương mại quốc tế?
1.2 Chủ nghĩa khu vực và sự phát triển đáng kinh ngạc
Cho đến nay vẫn chưa có một học giả nào đưa ra định nghĩa cụ thể về chủ
nghĩa khu vực, tuy nhiên sau quá trình tìm hiểu và sàng lọc, em xin đưa ra cách
nhìn nhận của bản thân về chủ nghĩa khu vực: đó là một quá trình diễn ra những
liên kết về nhiều mặt giữa các quốc gia nằm trong một khu vực địa lí, nhằm tối
ưu hóa những lợi ích chung trong nội bộ khu vực và tối đa hóa sức cạnh tranh
đối với các đối tác bên ngoài khu vực; là tiến trình khu vực hóa, hình thành bản
sắc khu vực, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực, sự hội nhập khu vực do
các quốc gia thúc đẩy, sự gắn kết chặt chẽ trong khu vực.
Thời điểm hiện tại, chủ nghĩa khu vực được thể hiện rõ nét nhất là ở các
hình thái như EU, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC,
NAFTA, ASEAN, mới nhất là TPP. Thời gian qua, trong bối cảnh vòng đám
phán Doha không thể kết thúc, các hiệp định thương mại khu vực được dẫn dắt


4

bởi Mỹ đang được đẩy mạnh đàm phán. Chủ nghĩa khu vực phát triển đã lấn
lướt, đe dọa đến sự tồn tại của Tổ chức thương mại thế giới. Tuy nhiên, WTO
vẫn khẳng định được vị thế của mình.
2. Vai trò, vị trí của WTO trong bối cảnh chủ nghĩa khu vực ngày càng phát
triển
Từ khi thành lập năm 1995, WTO luôn đóng vai trò then chốt trong việc
đảm bảo cho thương mại quốc tế phát triển lành mạnh. Có thể khẳng định rằng
WTO là tổ chức điều chỉnh thương mại toàn cầu cuối cùng và ở nấc cao nhất,
ảnh hưởng rõ nhất của tổ chức này là mong muốn và quá trình đàm phán gia

nhập WTO của Trung Quốc và nhiều nước khác cũng như việc giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế của WTO. WTO nắm trong tay mình quyền năng mà
không bất kỳ một tổ chức hay hiệp định khu vực nào có được.
Thứ nhất, WTO là nơi đề ra các quy định điều tiết hoạt động thương mại
quốc tế, đảm bảo cho các hoạt động thương mại được tự do hóa. Trong hơn 25
năm qua, thương mại thế giới đã tăng nhanh hơn 5% so với mức tăng của dân số
thế giới. Đây là tiến bộ nổi bật so với mức tăng nhanh hơn 1% của thương mại
thế giới so với mức tăng dân số trong giai đoạn 1870 – 1950. Trong nhiều yếu tố
giúp đạt được mức tăng trưởng ấn tượng này như các đổi mới trong phương thức
vận chuyển, công nghệ thông tin, tăng trưởng kinh tế…, tự do hóa thương mại rõ
ràng đóng vai trò rất lớn. Gần đây nhất, chính những quy tắc của WTO đã giúp
kìm chế chủ nghĩa bảo hộ trong thời kỳ khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu,
tạo điều kiện cho thương mại thế giới phục hồi nhanh chóng. Theo tính toán, có
tới trên 95% hoạt động thương mại trên thế giới hiện nay được điều chỉnh bởi
các Hiệp định của Tổ chức này.


5

Thứ hai, WTO là một diễn đàn để các nước, thành viên đàm phán. Thực
tế, bản thân sự ra đời của WTO là kết quả của các cuộc đàm phán. Sau khi ra
đời, WTO đang tiếp tục tổ chức các cuộc đàm phán mới. "Tất cả những gì tổ
chức này làm được đều thông qua con đường đàm phán". Có thể nói, WTO chính
là một diễn đàn để các quốc gia, các thành viên tiến hành thoả thuận, thương
lượng, nhân nhượng nhau về các vấn đề thương mại, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí
tuệ..., để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các bên.
Trên thực tế, không phải tổ chức kinh tế khu vực nào cũng thực hiện được vai trò
này với phạm vi rộng rãi, đông đảo như WTO bởi các tổ chức, hiệp định khu vực
chỉ là “sân chơi” dành riêng cho các nước trong khối, còn WTO là toàn thế giới.
Thứ ba, WTO chứa đựng những quy định pháp lý làm nền tảng cho

thương mại quốc tế. Ra đời với kết quả được ghi nhận trong hơn 50.000 trang
văn bản pháp lý, WTO tạo ra một hệ thống pháp lý chung làm căn cứ để mỗi
thành viên hoạch định và thực thi chính sách nhằm mở rộng thương mại, tạo
thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân các nước thành
viên. Các văn bản pháp lý này bản chất là các "hợp đồng", theo đó các chính phủ
các nước tham gia ký kết, công nhận (thông qua việc gia nhập và trở thành thành
viên của WTO) cam kết duy trì chính sách thương mại trong khuôn khổ những
vấn đề đã thoả thuận. Tuy là do các chính phủ ký kết nhưng thực chất mục tiêu
của những thoả thuận này là để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà sản
xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ, các nhà xuất nhập khẩu thực hiện hoạt động
kinh doanh, buôn bán của mình.
Thứ tư, các hoạt động của WTO nhằm giải quyết các bất đồng và tranh
chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên theo các quy định đã thoả thuận,
trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế và luật lệ của WTO


6

chính là mục tiêu chính trị của WTO. Mục tiêu cuối cùng của các mục tiêu kinh
tế và chính trị là nhằm tới "mục tiêu xã hội" của WTO là nhằm nâng cao mức
sống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, phát triển bền vững,
bảo vệ môi trường. WTO là tổ chức thương mại duy nhất có một cơ chế giải
quyết tranh chấp chặt chẽ, cơ chế này nhằm cung cấp các thủ tục đa phương giải
quyết tranh chấp thay thế cho các hành động đơn phương của các quốc gia thành
viên vốn tồn tại nhiều nguy cơ bất công, gây trì trệ và xáo trộn sự vận hành
chung của các qui tắc thương mại quốc tế. Qua hơn một thập kỷ thực hiện, cơ
chế giải quyết tranh chấp này đã tỏ rõ ưu thế của mình trong việc giải quyết có
hiệu quả các tranh chấp giữa các quốc gia trong khuôn khổ WTO.

KẾT LUẬN

Sự thật đơn giản là có rất ít trong những thách thức lớn trong thương mại
thế giới ngày nay có thể được giải quyết bên ngoài hệ thống toàn cầu. Bởi vì
chúng đều là những vấn đề toàn cầu, do đó đòi hỏi phải có các giải pháp toàn
cầu, rất nhiều vấn đề lớn mà chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả trong
bối cảnh đa phương thông qua WTO. Chính vì thế, dù cho việc đàm phán đa
phương đang bế tắc trong bối cảnh chủ nghĩa khu vực phát triển mạnh mẽ, WTO
vẫn giữ nguyên được sức ảnh hưởng của mình đến nền thương mại quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc tế, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2015


7

2. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn II (MUTRAP II), Vị trí, vai trò
và cơ chế hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới trong hệ thống thương
mại đa phương, Nxb. Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2007.
3. Hiệp định Marrakesh 1994 về thành lập Tổ chức thương mại thế giới và
các phụ lục.
4. />am/ChiTietVeToChucQuocTe?diplomacyOrgId=125
5. />6. />


×