Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

QUY TRÌNH xây DỰNG CHIẾN lược của CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM AAA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.2 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu, sơ đồ..........................................................................3
Lời mở đầu....................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................5
1.
1.1
1.2
1.3
2.
2.1
2.2
3.
4.

Các khái niệm cơ bản........................................................................6
Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược...................................6
Các cấp chiến lược.............................................................................6
Khái niệm về chiến lược kinh doanh................................................6
Phân tích môi trường bên ngoài.......................................................7
Công cụ phân tích môi trường bên ngoài........................................7
Công cụ phân tích môi trường ngành..............................................9
Phân tích môi trường nội bộ.............................................................10
Phân tích và lựa chọn chiến lược......................................................11

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG..............13
1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần bảo hiểm AAA.......................14
1.1 Quá trình hình thành và phát triển..................................................14
1.1.1 Lịch sử hình thành.......................................................................14
1.1.2 Quá trình phát triển.....................................................................16
1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức...................................................................18
2. Phân tích môi trường bên ngoài.......................................................19


2.1 Phân tích môi trường kinh doanh....................................................19
2.1.1 Chính trị - pháp luật....................................................................20
2.1.2 Yếu tố kinh tế................................................................................21
2.1.3 Yếu tố xã hội.................................................................................21
2.1.4 Yếu tố công nghệ..........................................................................22
2.2 Phân tích môi trường ngành.............................................................23
2.2.1 Thị trường đối thủ cạnh tranh....................................................24
2.2.2 Khách hàng.................................................................................24
2.2.3 Nhà cung cấp................................................................................25
2.2.4 Các sản phẩm thay thế.................................................................26
3. Phân tích môi trường nội bộ.............................................................26
3.1 Nguồn nhân lực..................................................................................26
3.2 Hoạt động quản trị............................................................................27
3.2.1 Hoạch định chiến lược..................................................................27
3.2.2 Tổ chức quản lý............................................................................28
3.2.3 Lãnh đạo.......................................................................................28
3.2.4 Kiểm tra, kiểm soát......................................................................29
3.3 Công nghệ thông tin..........................................................................29
3.4 Cơ sở vật chất....................................................................................29
3.5 Hoạt động marketing........................................................................30
3.6 Tình hình tài chính............................................................................30
1


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI
PHÁP........................................................................................................36
1. phân tích chiến lược...........................................................................37
2. xây dựng và lựa chọn chiến lược.......................................................41
2.1 các phương án chiến lược.................................................................41
2.2 lựa chọn chiến lược............................................................................44

3. giải pháp.............................................................................................45
3.1 xây dựng những chiến lược, định hướng phát triển.......................45
3.2 phương hướng hoạt động của công ty..............................................46
3.2.1 giải pháp về mở rộng hệ thống kênh phân phối.........................47
3.2.2 giải pháp về công tác quản trị nguồn nhân lực và thu hút nhân tài

của bảo hiểm AAA........................................................................47
Kết luận....................................................................................................49
Sơ đồ 1.1 Mô hình phân tích PEST.............................................................7
Sơ đồ 1.2 Mô hình năm năng lực cạnh tranh của M.Porter......................9
Sơ đồ 1.3 Chuỗi giá trị của M.Porter..........................................................10
Sơ đồ 1.4 Ma trận SWOT.............................................................................11
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty cổ phần bảo hiểm AAA...19
Sơ đồ 2.2 Mô hình phân tích PEST.............................................................19
Sơ đồ 2.3 Mô hình năm năng lực cạnh tranh của M.Porter......................23
Sơ đồ 2.4 Mô hình chuỗi giá trị của M.Porter............................................26
Sơ đồi 3.1 Ma trận SWOT của AAA...........................................................37
Bảng 2.1 Tình hình nhân sự AAA................................................................27
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty AAA năm 2012…31
Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty AAA năm 2013…32

2


DANH MỰC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 Mô hình phân tích PEST
Sơ đồ 1.2 Mô hình năm năng lực cạnh tranh của M.Porter
Sơ đồ 1.3 Chuỗi giá trị của M.Porter
Sơ đồ 1.4 Ma trận SWOT
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty cổ phần bảo hiểm AAA

Sơ đồ 2.2 Mô hình phân tích PEST
Sơ đồ 2.3 Mô hình năm năng lực cạnh tranh của M.Porter
Sơ đồ 2.4 Mô hình chuỗi giá trị của M.Porter
Sơ đồi 3.1 Ma trận SWOT của AAA
Bảng 2.1 Tình hình nhân sự AAA
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty AAA năm 2013
Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty AAA năm 2014

3


LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang trở nên sôi động với sự tham gia của
ngày càng nhiều các doanh nghiệp bảo hiểm. Đó vừa là “sân chơi” của những
“đại gia” trên thị trường vừa là “sân chơi” của những doanh nghiệp trẻ mới bước
chân vào thị trường. Tại đó, mỗi doanh nghiệp tự khẳng định và chiếm lĩnh thị
trường bằng những thế mạnh riêng của mình. Thành lập từ năm 2005, là một
doanh nghiệp bảo hiểm nôn trẻ trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và cho đến
nay công ty đã trở thành công ty bảo hiểm có chỗ đứng trên thị trường bảo hiểm
Việt Nam, Công ty Cổ phần Bảo Hiểm AAA với thông điệp “Quyền được an
tâm” mong muốn mang lại sự An tâm cho khách hàng – nhân viên – cổ đông của
công ty và Lợi ích cho cộng đồng xã hội. Sau gần 10 năm hoạt động trên thị
trường, những kết quả mà Công ty cổ phần bảo hiểm AAA đạt được đã chứng
minh và thể hiện năng lực và tiềm năng phát triển của công ty.
Bảo hiểm AAA khao khát trở thành định chế tài chính năng động bậc nhất
trong ngành bảo hiểm nói riêng và ngành dich vụ tài chính nói chung. Với sứ
mạng “hành động nhằm mang lại ý nghĩa cao đẹp nhất cho từ “bảo hiểm” tại Việt
Nam”, AAA nỗ lực mang lại cho bạn quyền được an tâm về cuộc sống và bảo
đảm cho tương lai.
Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: cơ sở lý luận
Chương 2: phân tích và đánh giá thực trạng công ty cổ phần bảo hiểm
AAA
Chương 3: phân tích, lựa chọn chiến lược và giải pháp

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm
thực tiễn phản ánh những mối quan hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của
sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan và được biể đạt bằng hệ thống các
quan điểm, phạm trù, nguyên lý, quy luật…
Để xây dựng và phân tích chiến lược của công ty cổ phần bảo hiểm AAA
ta phải dựa trên những cơ sở lý luận đã được phổ bến rộng rãi và được áp dụng
trên thế giới để phân tích, đánh giá và đưa ra những chiến lược phù hợp cũng như
hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình.
Trong chương này sẽ đưa ra các khái niệm, mô hình lỹ thuyết được sử
dụng để phân tích cũng như thiết lập chiến lược cụ thể đối với công ty cổ phần
bảo hiểm AAA.

5


1. Các khái niệm cơ bản
1.1 Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược
- Khái niệm chiến lược

Chiến lược là quá trình xây dựng và phát triển lợi thế cạnh tranh bền vững
thông qua việc xác định vị thế của tổ chức trên thương trường cũng như việc phát

triển và sử dụng các nguồn lực chiến lược một cách có hiệu quả.
-

Khái niệm quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược một quá trình trong đó giới quản trị cấp cao laaoj bản
phân tích môi trường hoạt động của tổ chức trước khi hình thành chiến lược,
cũng như kế hoạch thực hiện và kiểm soát chiến lược. Sự khác biệt giữa chiến
lược và quá trình quản trị chiến lược là quá trình quản trị chiến lược bao gồm
việc đánh giá sự thành công của một chiến lược đã thực thi trước khi hình thành
một chiến lược. Quá trình quản trị chiến lược có thể tóm tắt trong năm bước sau:
phân tích môi trường bên ngoài, phân tích môi trường bên trong, hình thành
chiến lược, triển khai chiến lược, kiểm soát chiến lược.
1.2 Các cấp chiến lược

Có 3 cấp chiến lược trong một công ty: chiến lược chung công ty, chiến
lược kinh doanh, chiến lược chức năng.
Chiến lược công ty: là chiến lược đề cập đến tổng thể toàn bộ công ty.
Đối với những công ty đa dạng hóa sản phẩm thì chiến lược công ty có
tầm quan trọng lớn trong việc xác định vị trí của từng loại sản phảm để
phân bố ngườn lực phù hợp. Chiến lược công ty chủ yếu đề cập tới
danh mục sản phẩm và phương hướng đa dạng hóa danh mục đó nhằm
sử dụng tốt nhất thế mạnh của công ty mình. Nói cách khác câu hỏi
chính của chiến lược công ty là “ tổ chức nên cạnh tranh trong những
lĩnh vực gì?”
- Chiến lược sản phẩm: còn gọi là chiến lược cạnh tranh, bởi vì doanh
nghiệp cạnh tranh trên thị trường thực chất là từng sản phẩm. Điểm
mấu chốt của chiến lược sản phẩm là xác định và phát triển lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Chiến lược chức năng: các chiến lược chức năng như marketing, tài

chính, quản lý nguồn nhân lực… cần được kết hợp để tạo thế cạnh
tranh cho chiến lược sản phẩm. Điểm mấu chốt của chiến lược chức
năng là xác định rõ giá trị gia tăng mà từng chức năng có thể mang lại
cho khách hàng cũng như cho chiến lược ở cấp độ cao hơn.
1.3 Khái niệm về chiến lược kinh doanh
-

6


Chiến lược kinh doanh (chiến lược sản phẩm): còn được gọi là chiến lược
cạnh tranh bởi vì doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường thực chất là ở từng
sản phẩm. Chiến lược cạnh tranh đối với mỗi sản phẩm trả lời câu hỏi như:
mục tiêu cần đạt được là gi? Lợi thế cạnh tranh cần có để đạt tới mục tiêu đó
là gi? Các đối thủ cạnh tranh chính là ai?... Điểm nóng của chiến lược sản
phẩm là xác định cách phát triển lợi thế cạnh trnah của doanh nghiệp trên thị
trường.
2. Phân tích môi trường bên ngoài
2.1 Công cụ phân tích môi trường kinh doanh
 Phân tích PEST

Sơ đồ 1.1 mô hình phân tích PEST
Chính trị
-

Pháp luật
chính sách của chính phủ
xu hướng chính trị

Xã hội


Kinh tế
-

Lạm phát
Sức mua
Sự ổn định của
giá cả
Tiền tệ
Tỷ giá hối đoái

Môi trường

-

Công nghệ
-

Cơ sở hạ tầng
Phương pháp sản xuất
Thiết bị sản xuất
Phần mềm ứng dụng

7

Văn hóa
Phong tục tập
quán
Thói quen
Giá trị xã hội




-

Mục tiêu của quá trình phân tích PEST cho một tổ chức:
Xác định những yếu tố cơ bản của môi trường ảnh hưởng đến tổ chức.
Đánh giá những ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đó.

+ Yếu tố chính trị: bao gồm những thay đổi trong chính phủ hay chính sách
của chính phủ.
+ Yếu tố kinh tế: là các chỉ tiêu kinh tế quốc gia như thu nhập quốc
dân/người, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm, tỷ lệ lạm phát, tốc độ đầu tư.
+ Yếu tố xã hội: là các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, thói quen hay
những giá trị xã hội. Mọi người sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng như thế nào,
một chủ doanh nghiệp sẽ cần bao lâu để thay đổi thói quen kinh doanh từ
ngắn hạn sang bài bản sang dài hạn. Thông thường sẽ phải mất thời gian dìa
để thay đổi những thói quen này.
+ Yếu tố công nghệ: bao gồm trình độ công nghệ của nền kinh tế và sự phát
triển của cơ sở hạ tầng. Công nghệ luôn luôn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển
và đôi khi thay đổi bản chất kinh doanh của một ngành.
-

-

-

-

Phân tích PEST có thể giúp doanh nghiệp có thể đánh giá những ảnh

hưởng khác nhau của môi trường đến tổ chức, cả giác ngộ động lịch sử
cũng như khả năng tác động trong tương lai. Một số điều kiện có thể đoán
trước được với độ chính xác cao như dân số. Đa số các điều kiện khác rất
có thể dự đoán với tốc độ chính xác cao. Chúng đòi hỏi mối quan hệ và
năng khiếu kinh doanh của các nhà chiến lược.
Kinh tế thị trường phát triển theo một quá trình xã hội hóa từ thấp lên cao.
Vì vậy, sự phát triển kinh tế thị trường luôn gắn liền với sự hình thành và
phát triển nền văn háo mới. Quá trình phát triển của kinh tế gắn liền với
các công cuộc cách mạng khoa học công nghệ, phát triern giáo dục, văn
học nghệ thuật. Ở đâu không có những thành tựu về phát triển văn hóa thì
ở đó chỉ là những thị trường hoang dại, đầy rẫy lừa đảo và tham những,
quan liêu.
Sự phát triển văn hóa trong kinh tế thị trường hiện đại còn thể hiện ở hệ
thống tiêu chí chất lượng trong cạnh tranh thị trường, làm cơ sở cho thể
chế minh bạch, công khai và kiềm kê, kiểm soát các quan hệ kinh tế giữa
các chủ thể, giữa nhà nước với doanh nghiệp và người dân.
Ngày nay, văn hóa ngày càng có ảnh hưởng nổi trội đối với phát triển và
chính trị, thể hiện ngày càng nhiều trong các tiêu chí quy định sức cạnh
tranh của doanh nghiệp và quốc gia. Nét mới của tác động văn hóa không
chỉ ở trình độ phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn
học và nghệ thuật mà còn ở sự phát triển hài hòa “mối quan hệ giữa con
8


người với con người, giữa con người với tự nhiên”. Chỉ khi “mối quan hệ
kép” đó phát triển đồng thời, thì bộ mặt người của xã hội và cá nhân mới
hiện lên đầy đủ. Với những bước phát triển kinh tế tri thức, xu hướng tác
động của văn hóa nói trên ngày càng hiện thực thông qua sự phát triển
cạnh tranh kinh tế và đấu tranh chính trị. Chỉ sự phát triển đó mới có tính
chất bền vững. Sự phát triển như vậy bắt đầu từ mỗi cá nhân trong xã hội.

2.2 Công cụ phân tích môi trường ngành
 Mô hình năm năng lực cạnh tranh của Michael Porter
Sơ đồ 1.2 Mô hình năm năng lực cạnh tranh của M.Porter
ĐỐI THỦ TIỀM TÀNG
Nguy cơ của người mới nhập
cuộc

Quyền thương lượng của nhà
cung ứng
ĐỐI THỦ HIỆN
TẠI

NHÀ CUNG ỨNG

KHÁCH HÀNG

Quyền thương lượng của người
mua

Nguy cơ của sản phẩm và dịch vụ
thay thê

HÀNG HÓA THAY THẾ

-

-

-


Các đối thủ tiềm tàng: thâm nhập vào ngành là mối đe dọa trong cạnh
tranh với các hang hiện tại. Họ mang thêm năng lực sản xuất mới và hoàn
toàn có khả năng giành giật thị trường từ các hang hiện tại. họ cũng có thể
sử dụng nhiều nguồn lực lớn mà từ trước đó các hang hiện tại không cần
thiết phải sử dụng nhiều. Mật dộ doanh nghiệp càng nhiều thì cường độ
cạnh tranh càng cao và thị trường càng trở nên khắc nghiệt hơn.
Quyền lực thương lượng của người cung ứng: người cung ứng có thể tác
động tới tiềm năng lợi nhuận của một ngành theo nhiều cách khác nhau.
Họ có thể tác động tới giá chất lượng của sản phẩm.
Quyền lực thương lượng của khách hàng: rõ ràng kahcsh hàng có vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của hang. Những yếu tố ảnh hưởng tới
quyền lực thương lượng của khách hàng cũng tương tự như những yếu tố
9


ảnh hưởng đến quyền lực của nguwoif cung ứng nhưng với tác động
ngược lại. Quyền lực của người mua thường cao trong các trường hợp sau:
 Người mua tập trung
 Quá nhiều người bán hàng
 Có nguồn thay thế
 Chi phí đổi mối hàng thấp
 Người mua có thể tự sản xuất
- Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế: sự hiện diện của các sản phẩm thay
thế đặt ra giới hạn trên giá cả cho các sản phẩm của ngành. Sản phẩm thay
thế cũng có thể cung cấp giá trị cao hơn cho khách hàng và trong trường
hợp đó sản phẩm hiện tại của hang có nguy cơ bị thay thế hoàn toàn.
- Cường độ cạnh tranh của các đối thủ trong ngành: Rất nhiều ngành có
cường độ cạnh tranh giữa các hãng cao. Những cuộc cạnh tranh như vậy
thường xảy ra dưới dạng cạnh tranh về giá, về sự khác biệt của sản phẩm,
về khả năng cung ứng linh hoạt cà các dịch khác. Các biện pháp này

không ngoại trừ, đôi khi chũng xảy ra đồng thời.
3. Phân tích môi trường nội bộ
 Chuỗi giá trị của M.Porter
Sơ đồ 1.3 chuỗi giá trị của M.Porter

-

Chuỗi giá trị giúp các nhà chiến lược phân tích một cách có hệ thống các
hoạt động của tổ chức, từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình. Mô
hình này giả định rằng hoạt động kinh tế chủ yếu của tổ chức là tạo ra giá
trị. Vì vậy, hoạt động của tổ chức được chia nhỏ thành các bộ phận hoạt
10


động khác nhau cùng góp phần tạo ra giá trị. Có hai loại hoạt động chính:
hoạt động trực tiếp và hoạt động trợ giúp.
- Chuỗi giá trị cho phép các nhà quản lý chiến lược đánh giá từng hoạt động
của doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể xác định những lĩnh vực rất mạnh
cũng như những lĩnh vực còn yếu của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng
hơn là họ có thể tìm ra những công đoạn chủ yếu tạo ra giá trị cho khách
hàng cũng như cho hãng và những công đoạn có tác động ngăn cản quá
trình này. Qua phân tích chuỗi giá trị, nhà lãnh đạo có điều kiện suy ngẫm
về tính tổng thể trong quy trình hoạt động của tổ chức.
- Chuỗi giá trị cũng có thể giúp xác định những yếu tố cơ bản – những hoạt
động có tính quyết định tới sự thành công của hãng. Đó là những yếu tố
mà nếu hãng muốn thành công thì không thể bỏ qua – những điều kiện cần
của một bài toán. Những hoạt động đó sẽ là một trong những trọng tâm
chú ý trong quản lý.
4. Xây dựng và lựa chọn chiến lược
 Sử dụng ma trận SWOT

Sơ đồ 1.4 ma trận SWOT
Môi trương bên trong
Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

Cơ hội (O)

SO
Sử dụng điểm mạnh khai
thác cơ hội

WO
Sử dụng điểm yếu khai
thác cơ hội

Nguy cơ
(T)

ST
Sử dụng điểm mạnh hạn
chế nguy cơ

WT
Khắc phục điểm yếu hạn
chế nguy cơ

Môi trường
bên ngoài


-

Khi lập kế hoạch chiến lược kinh doanh cho bất cứ công ty nào thì cũng
phải tiến hành đánh giá các yếu tố không chỉ trong doanh nghiệp của banj
mà còn cả từ hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh và môi trường
kinh doanh hiện tại

11


-

-

Hoàn tất một phân tích SWOT giúp doanh nghiệp vạch ra biện pháp giảm
thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ những điểm yếu của mình tới kết quả
kinh doanh trong khi phát huy tối đa các điểm mạnh của doanh nghiệp.
Theo lý thuyết, phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng sức mạnh
của mình, chớp lấy cơ hội kinh doanh trên thị trường so các điểm yếu của
các đối thủ cạnh tranh hoặc khi các đối thủ này bỏ trống thị trường
Tích hợp phân tích SWOT cho phép chúng ta đưa ra một chiến lược tận
dụng được điểm mạnh và cơ hội, giảm thiểu các điểm yếu và đối phó với
các nguy cơ. Các chiến lược từ ma trận sẽ được cân nhắc kỹ như các vấn
đề chiến lược và các phương án chiến lược tiềm năng.

12


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
Mỗi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh đều phải tiến hành phân tích đánh giá

các môi trường bên ngoài cũng như bên trong để thấy được những cơ hội và
thách thức mà thị trường mang lại cũng như nhận thức rõ điểm yếu điểm mạnh
của doanh nghiệp để có những chiến lược cụ thể phát triển công ty. Mỗi doanh
nghiệp đều có năng lực cạnh tranh, nguồn lực, lợi thế cạnh tranh khác nhau với
các đối thủ trên thị trường.
Trong chương 2 trình bày khái quát về công ty cổ phần bảo hiểm AAA, phân tích
cụ thể môi trường bên ngoài, sử dụng phân tích PEST để phân tích môi trường
bên ngoài của AAA, các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ ảnh hưởng
như thế nào đến công ty AAA; sử dụng chuỗi giá trị của M.Porter để phân tích
môi trường nội bộ của công ty từ đó giúp đưa ra các chiến lược cụ thể phát triển
công ty sẽ được trình bày trong chương 3.

13


1.

Giới thiệu chung về công ty cổ phần bảo hiểm AAA

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần AAA
1.1.1. Lịch sử hình thành
Bảo hiểm thương mại là một hoạt động dịch vụ tài chính ngày càng có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt sự ra đời của nhiều công ty bảo hiểm
với nhiều hình thức pháp lý khác nhau, sự ra đời của luật kinh doanh bảo hiểm,
bảo hiểm thương mại đã phát triển khá toàn diện với tốc độ tăng trưởng cao góp
phần thúc đẩy phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội, ổn định đời sống của
nhân dân.
Từ những định hướng nêu trên, với mục đích nhằm khai thác tiềm năng đa dạng
của thị trường Việt Nam đối với lĩnh vực bảo hiểm, trước một xu thế phát triển
mạnh mẽ tiềm năng kinh tế xã hội và định hướng chiến lược phát triển thị trường

bảo hiểm Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2010 của chính phủ Việt Nam, một số
doanh nghiệp và cá nhân cùng với ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam
và ngân hàng thương mại cổ phần quân đội với sự quyết tâm cao đã hợp tác cùng
nhau hướng tới lĩnh vực đầu tư vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Sau thời
gian dài nghiên cứu và chuẩn bị, cuối năm 2003 những thành viên này đã hoàn
tất Bản luận chứng kinh tế kỹ thuật và các hồ sơ cần thiết trình Bộ tài chính xem
xét cho phép thành lập công ty dưới tên gọi là Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA.
Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA đã được Bộ Tài Chính công nhận và cấp giấy
phép thành lập và hoạt động số 30/GP/KDBH ngày 28 tháng 2 năm 2005. Đây là
doanh nghiệp kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, tư vấn và hỗ trợ
khách hàng hiểu sâu về tầm quan trọng của bảo hiểm trong môi trường kinh
doanh cũng như trong cuộc sống.










Một số thông tin chung về công ty:
Tên giao dịch tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA
Tên giao dịch tiếng anh: AAA Assurance Corporation
Trụ sở chính: 02 Bis Trần Cao Vân, quận 1, TP Hồ Chí Minh
Website: www.aaa.com.vn
Hình thức pháp lý: công ty cổ phần bảo hiểm
Thời gian hoạt động: 99 năm
Vốn điều lệ: 380.000.000.000

Cổ đông sáng lập công ty gồm: 10 cổ đông
1. Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – số 3 Liễu Giai, Ba Đình,
Hà Nội.
2. Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam – 279 Lý Thường
Kiệt, Quận 11, TP Hồ Chí Minh.
3. Công ty cổ phần tơ tằm Á Châu – 81 Nguyễn Thái Học, Bảo Lộc,
Lâm Đồng.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình – 43/5 An Bình, Dĩ An,
Bình Dương.
5. Bà Đỗ Thị Kim Liên – 1A Trần Bình Trọng, Bình Thạnh,TP Hồ
Chí Minh.
14


6. Ông Nguyễn Ngọc Anh – 270/45 Phan Đình Phùng, Phú Nhuận, TP

Hồ Chí Minh.
7. Ông Nguyễn Trọng Bảy – 237/11 Phan Đình Phùng, Phú Nhuận,
TP Hồ Chí Minh.
8. Bà Trương Thị Quốc Khánh – 453/158 Lê Văn Sỹ, quận 3, TP Hồ
Chí Minh.
9. Ông Lê Việt Thành – số 2 đường 49, quận 2, TP Hồ Chí Minh.
10. Ông Ngô Quang Dũng – 482/60 A7 Lê Quang Định, Bình
Thạnh,TP Hồ Chí Minh.
• Cổ đông chiến lược:
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB)
Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam ( Eximbank)
Tập đoàn Bankinvest
Một số doanh nghiệp và cá nhân khác giàu tâm huyết và kinh nghiệm trong lĩnh
vực bảo hiểm.



Đối tác chiến lược:

Tập đoàn Assisst – Card International (Swiss)
Tập đoàn Archimedes (Israel)
Tổng công ty Công nghiệp Oto Việt Nam (Vinamotor)
Tập đoàn địa ốc Chuang Hồng Kông
Công ty đóng tàu và dịch vụ dầu khí Vũng Tàu (Vung Tau Shipyard)
Công ty cổ phần Dịch vụ Du Lịch Đà Lạt (Dalat Toserco)
Công ty cổ phần Tài trợ địa ốc R.C (Refico)
Công ty tái bảo hiểm B.E.S.T – văn phòng tiếp thị (Malaysia)
Công ty TNHH HAAKON(Asia) – Văn phòng tiếp thị Kuala Lumpur (Malaysia)
Bệnh viện Chợ Rẫy
Công ty phát chuyền nhanh TTC
Vinashin Vũng Tàu
Và các tổ chức trong và ngoài nước khác
• Phạm vi hoạt động:
+ Kinh doanh bảo hiểm gốc: Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA được phép

hoạt động kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Với phạm vi
rộng, cung cấp đầy đủ các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ cho các công ty,
15


-

-

tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đang sinh sống, kinh doanh, làm

việc, học tập trên toàn lãnh thổ Viêt Nam.
+ Kinh doanh tái bảo hiểm: nhận và nhượng tái đối với tất cả các nghiệp vụ
bảo hiểm phi nhân thọ.
+ Tiến hành hoạt động đầu tư: hoạt động đầu tư thực hiện theo các quy định
của pháp luật.
Các nhóm sản phẩm bao gồm:
+ Bảo hiểm hàng hóa
+ Bảo hiểm tàu
+ Bảo hiểm tài sản và thiệt hại
+ Bảo hiểm kỹ thuật
+ Bảo hiểm tín dụng
+ Bảo hiểm con người
+ Bảo hiểm xe cơ giới
Phương châm hoạt động:

“ Nhanh – đúng – đủ”, với phương châm hoạt động này bảo hiểm AAA cam
kết không ngừng mang lại nhiều dịch vụ tiện ích hơn cho khách hàng, bằng việc
tập trung đầu tư và phát triển nguông nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có
đạo đức, trách nhiệm và tâm huyết với nghế; chú trọng nâng cao chất lượng dịch
vụ, cải tiến sản phẩm. Đồng thời thiết lập một hệ thống chi nhánh giao dịch và
mạng lưới phục vụ khách hàng trên toàn quốc.
-

Thông điệp:

“ Quyền được an tâm”, bảo hiểm AAA mong muốn truyền tải thông điệp này
đến tất cả khách hàng hiện có và khách hàng tương lai của công ty. Một khi tham
gia bảo hiểm AAA, khách hàng có quyền được an tâm vì những tổn thất tài chính
do sự cố, tai nạn không may xảy ra trong kinh doanh hay trong cuộc sống đã có
bảo hiểm AAA gánh lấy trách nhiệm. “ Quyền được an tâm” đồng thời cũng là

tôn chỉ hoạt động của công ty, có ý nghĩa đối với nhân viên, đối tác và cổ đông
của công ty.
1.1.2.

Quá trình phát triển

Công ty cổ phần bảo hiểm AAA được thành lập vào tháng 11-2005 hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tư.
Trong đó, những sản phẩm như: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, bảo
hiểm tài sản, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm trách nhiệm, bảo
hiểm tín dụng, bảo hiểm cháy nổ...đã trở nên rất quen thuộc đối với các doanh
nghiệp và người dân trên cả nước. Phương châm hoạt động “ nhanh- đúng- đủ”
đã được các nhân viên bảo hiểm AAA triết để tuân thủ trong quá trình tiếp xúc và
làm việc với khách hàng. Từ 9 chi nhánh khi thành lập hiện nay bảo hiểm AAA
đã xây dựng được mạng lưới gồm 55 văn phòng, chi nhánh, trung tâm; gần
10.000 đại lý và hơn 500 nhân viên hoạt động hiệu quả trong công tác tiến hành
giám định, thống nhất phương thức chi trả, bồi thường cho khách hàng một cách
nhanh nhất chính xác nhất trên cả nước với một đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình
16


và được đào tạo chuyên nghiệp. Trong đó, bộ phận giám định và bồi thường gồm
70 chuyên gia nhiều kinh nghiệm sẵn sàng tới ngay hiện trường khi khách hàng
yêu cầu để bảo vệ quyền lợi của họ.
Trong năm 2007, công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh Bình
Thuận, Quảng Ngãi, Hậu Giang, Bình Định, Khánh Hòa. Để tiếp tục mở rộng
mạng lưới hoạt động nhằm phục vụ tốt hơn và kịp thời hơn cho khách hàng, ngày
05/04/2007: công ty đã khai trương Sở giao dịch tại miền Bắc và chi nhánh Hà
Nội tại 174 – Lê Duẫn ( nay là 155 – Láng Hạ). Đây là một sự kiện đánh dấu sự
phát triển của công ty ra miền Bắc, mở rộng địa bàn hoạt động. Tiếp sau đó đến

tháng 12/2007 Công ty lại tiếp tục khai trương chi nhánh Bảo Hiểm AAA Đồng
Nai tại thành phố Biên Hòa. Sự ra đời của chi nhánh Đồng Nai sẽ đáp ứng nhu
cầu phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời đúng với phương
châm của Bảo Hiểm AAA, đồng thời đưa thương hiệu bảo hiểm AAA đến với
khách hàng trên mọi miền của tổ quốc.
Tuy còn non trẻ, nhưng so với các doanh nghiệp cùng ngành, bảo hiểm AAA
đã thiết lập được một quy trình làm việc khá đơn giản nhưng hiệu quả. Trong
nhiều trường hợp, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, chỉ mất vài ba ngày là khách hàng
nhận được bồi thường một cách thỏa đáng. Điều đó đã giải thích vì sao tuy mới
hoạt động không lâu nhưng bảo hiểm AAA được xếp thứ 8/18 công ty bảo hiểm
phi nhân thọ tại Việt Nam. Năm 2006 doanh số của công ty đạt trên 50 tỉ đồng và
được xem là một trong những doanh nghiệp trẻ có nhiều triển vọng nhất.
Từ khi mới thành lập đến nay công ty không ngừng tăng vốn điều lệ từ 80 tỉ
đồng lên đến 1500 tỷ đồng, khẳng định cam kết phát triển của công ty, đảm bảo
khả năng hoạt động và cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Từ một công ty
bảo hiểm mới thành lập thì hiện nay đã trở thành một trong những công ty bảo
hiểm phi nhân thọ lớn trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tháng 5/2007, công ty cổ phần bảo hiểm AAA đã chính thức ký hợp đồng bán
2 triệu cổ phần cho tập đoàn Bankinvest của Đan Mạch. Bankinvest là một đối
tác lớn, đang quản lý nguồn vốn hơn 25 tỉ đô la Mỹ, trong đó có quỹ đầu tư
PENM trị giá 80 triệu đô la Mỹ chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa
nhiều tiềm năng của Việt Nam. Với vai trò là cổ đông chiến lược của bảo hiểm
AAA, ngoài việc chuyển giao các bí quyết quản lý, phát triển kinh doanh, đối tác
còn cam kết sẽ hỗ trợ bảo hiểm AAA hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin;
mở rộng và nâng cấp các dịch vụ sau bán hàng; nghiên cứu, phát triển và ứng
dụng các sản phẩm bảo hiểm mới; đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc
tế; quản lý rủi ro... đặc biệt với các mối quan hệ của mình, Bankinvest là cầu nối
tư vấn cho các nhà đầu tư của Đan Mạch tham gia mua bảo hiểm của bảo hiểm
AAA.
Công ty cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc đa dạng sản phẩm nên

đã không ngừng nghiên cứu, phát triển và cho ra đời các sản phẩm mới nhằm đáp
ứng nhu cầu của thị trường. Trước khi hợp tác với Bankinvest, bảo hiểm AAA đã
gây sự chú ý khi bắt tay với Assist Card International để lần đầu tiên tung ra thị
trường Việt Nam sản phẩm bảo hiểm du lịch toàn cầu. Đây là một trong những
17


sản phẩm bảo hiểm được đánh giá là hiện đại và mang lại nhiều lợi ích thiết thực
cho khách hàng mà Assist Card đã thành công ở gần 100 quốc gia. Hiện nay,
assist Card đang có mạng lưới văn phòng rộng khắp trên thế giới với hơn
126.000 trung tâm cung ứng dịch vụ gồm các bệnh viện, hệ thống cứu hộ, bác sỹ
chuyên khoa... Vì lẽ đó, khách hàng mua bảo hiểm du lịch toàn cầu của AAA khi
ra nước ngoài có thể an tâm hơn nếu chẳng may xảy ra sự cố.
Sinh sau đẻ muộn giữa thời điểm cạnh tranh khốc liệt của thị trường bảo hiểm
trong thời kỳ gia nhập tổ chức thương mại thế giới, bảo hiểm AAA đã hoạch định
cho mình một lối đi riêng: đó là thiết kế các sản phẩm bảo hiểm độc đáo và sáng
tạo phù hợp với nhu cầu, tính chất công việc và đặc điểm kinh doanh của từng
doanh nghiệp và cá nhân; chú trọng và nâng cao chất lượng dịch vụ qua việc
phục vụ khách hàng; đưa ra chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn cao, có trách nhiệm và tâm huyết với nghề; xây dựng
thương hiệu thân thiện, tạo cảm giác an tâm cho khách hàng, đối tác và chính
nhân viên của mình.
• Yếu tố chính để tạo nên thành công
 Dám khác biệt và không ngừng sáng tạo ra những sản phẩm và dịc vụ có “




1.2.


Chất lượng quốc tế- Giá cả nội địa”
Tăng cường liên kết để củng cố sức mạnh cạnh tranh
Phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại
Có chính sách thu hút và đãi ngộ nhân tài; đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao
Chú trọng công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu
Đặc điểm cơ cấu tổ chức.
Ban điều hành công ty
- Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc
- Phó chủ tich HĐQT
- Trưởng ban tư vấn
- Phó tổng giám đốc
- Phó tổng giám đốc
- Giám đốc tài chính

18

: bà Đỗ Thị Kim Liên
: Ông See Chin Thye
: Ông Nguyễn Nam
: ông Đinh Nam Thắng
: Ông Lê Việt Thành
: ông Nguyễn Tuấn Đức


Sơ đồ 2.1 tổ chức bộ máy hoạt động của công ty cổ phần bảo hiểm AAA

HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


BAN KIỂM SOÁT

KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG CNTT

GĐ VÙNG

GĐ KỸ THUẬT

BAN CỐ VẤN

GĐ VÙNG

Phó TGĐ

GĐ KINH DOANH

GĐ HÀNH CHÍNH

GĐ VÙNG

GĐ TÀI CHÍNH

GĐ CHI NHÁNH

GĐ CHI NHÁNH

GĐ CHI NHÁNH
2.
2.1

PHÓ TGĐ

Phân tích môi trường bên ngoài
Phân tích môi trường kinh doanh
 Mô hình phân tích PEST của công ty AAA

19


-Nghị định số 130/2006/NĐ-CP

đồ 2.2
quy định chế độ bảo hiểmSơcháy,
nổphân tích PEST
bắt buộc được ban hành
-Xóa bỏ hạn chế đăng ký xe gắn
máy và giảm thuế nhập khẩu ô tô.
-Bảo hiểm bắt buộc đối với người
Việt Nam du lịch lữ hành quốc tế
đã được ban hành.
- Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em
được ban hành
-Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp
quy định các doanh nghiệp phải
mua bảo hiểm theo quy định của


-Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ,

GDP liên tục tăng, lạm phát dưới
10%.
-2006 Việt Nam gia nhập WTO
-2015 Việt Nam gia nhập TPP
- Sự tham gia vào thị trường bảo
hiểm Việt Nam của các doanh
nghiệp bảo hiểm nước ngoài lớn.

PEST

- Việt Nam là một nước ở phương

- Việc ứng dụng công nghệ thông

Đông, lại chịu sự ảnh hưởng lớn
của Nho giáo, gia đình và tình cảm
ruột thịt luôn được người Việt Nam
hết sức coi trọng.
-Về giáo dục người Việt Nam có
truyền thống hiếu học và tôn sư
trọng đạo rất lâu đời. Giáo dục con
em luôn được các bậc cha mẹ quan
tâm hàng đầu và coi đó là yếu tố
đầu tiên trong trách nhiệm nuôi dạy
con em của mình.

tin đã cho phép các doanh nghiệp
bảo hiểm vi tính hoá quá trình dịch

vụ.
- Sự phát triển nhanh chóng của
công nghệ thông tin tạo ra một thói
quen tiêu dùng mới cho khách hàng

2.1.1 Chính trị - Pháp luật:
- Việt Nam là quốc gia có nền chính trị ổn định, có thể chế pháp luật rõ

-

-

ràng. Các chính sách của chính phủ tạo điều kiện thuận lợi đối với sự phát
triển của doanh nghiệp.
Nghị định số 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt
buộc được ban hành vào ngày 08/11/2006.
Xóa bỏ hạn chế đăng ký xe gắn máy và giảm thuế nhập khẩu ô tô đã tạo
tiềm năng to lớn đối với bảo hiểm xe cơ giới của công ty.
Năm 2006 Luật du lịch có hiệu lực pháp lý qua đó việc bảo hiểm bắt buộc
đối với người Việt Nam du lịch lữ hành quốc tế đã được ban hành. Thêm
vào đó Nghị định CP hướng dẫn về Du lịch lữ hành sẽ được ban hành
trong thời gian tới.Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển
Bảo hiểm du lịch toàn cầu.
Năm 2004 Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành theo đó trẻ
em cần được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục tốt. Vì vậy nhu cầu tham gia

20


Bảo hiểm chăm sóc học sinh, Bảo hiểm chăm sóc sinh viên của khách

hàng ngày càng cao.
- Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ 01/07/2006 đều quy
định các doanh nghiệp phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm pháp triển sản phẩm của mình.
- Bên cạnh đó, Luật pháp Việt Nam đối với lĩnh vực bảo hiểm còn nhiều
hạn chế pháp lý đối với việc da dạng hóa lĩnh vực đầu tư của các doanh
nghiệp bảo hiểm. Hạn chế về việc đầu tư vốn trực tiếp cũng gây khó khăn
cho doanh nghiệp.
2.1.2 Yếu tố kinh tế
- Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục trong suốt các năm
qua. Năm 2009 tăng 5,3%, năm 2010 tăng 6,78%, năm 2011 tăng 6,3%
thu nhập bình quân đầu người luôn được cải thiện trong những năm gần
đây, lạm phát được duy trì ở mức thấp dưới 10 %, đời sống của dân cư
không ngừng được cải thiện... Đây chính là những yếu tố rất quan trọng và
là cơ sở cho sự phát triển của bảo hiểm trong giai đoạn này cũng như
những năm về sau.
- Năm 2015 Việt Nam gia nhập TPP tạo điều kiện thuận lợi cho các loại
hình bảo hiểm của doanh nghiệp nhất là Bảo hiểm rủi ro xây dựng, lắp
đặt, và bảo hiểm công trình.
- Năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã chịu tác động mạnh cả về quy
mô, chất lượng và cả sự ổn định trong thị trường tài chính nói chung. Việc
mở cửa nền kinh tế ở nước ta trong những năm qua đã tạo ra nhiều cơ hội
cho các lĩnh vực, các ngành nghề, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm.
- Sự tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam của các doanh nghiệp bảo
hiểm nước ngoài lớn, có tiềm năng tài chính hùng mạnh, có kinh nghiệm
trong kinh doanh bảo hiểm như AIA, Prudential..., đã tạo tiền đề cho sự
phát triển nhanh chóng của thị trường bảo hiểm Việt Nam, thúc đẩy thị
trường bảo hiểm phát triển. Tuy nhiên đây cũng là một áp lực lớn đối với
các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và công ty Bảo hiểm AAA nói

riêng.
2.1.3 Yếu tố xã hội
Việt Nam là một nước ở phương Đông, lại chịu sự ảnh hưởng lớn
của Nho giáo, gia đình và tình cảm ruột thịt luôn được người Việt Nam
hết sức coi trọng. Dù ở bất cứ đâu, đi bất cứ nơi nào nhưng hàng năm mỗi
người con Việt Nam luôn luôn hướng về quê hương, về cội nguồn dân tộc
với một tình cảm tha thiết. Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm
lá rách, mỗi người dân Việt Nam luôn sẵn lòng chia sẻ với những khó
khăn mà đồng bào phải gánh chịu cho dù sự đóng góp đó chỉ đơn giản.
21


Có thể nói nét đặc trưng văn hoá này của người Việt Nam đã tạo nên một
thị trường hết sức hấp dẫn cho sản phẩm Bảo hiểm trách nhiệm của doanh
nghiệp.
Về giáo dục người Việt Nam có truyền thống hiếu học và tôn sư
trọng đạo rất lâu đời. Giáo dục con em luôn được các bậc cha mẹ quan
tâm hàng đầu và coi đó là yếu tố đầu tiên trong trách nhiệm nuôi dạy con
em của mình. Cha mẹ luôn sẵn sàng hy sinh những quyền lợi cá nhân của
mình để tạo cho con em những điều kiện học tập tốt nhất. Yếu tố này tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các sản phẩm về chăm sóc học sinh,
sinh viên của doanh nghiệp.
2.1.4 Yếu tố công nghệ
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã cho phép các doanh nghiệp
bảo hiểm vi tính hoá quá trình dịch vụ, giảm bớt tính cồng kềnh của cơ
cấu tổ chức doanh nghiệp bảo hiểm, đa dạng hoá kênh phân phối và các
hình thức dịch vụ, tăng cường dịch vụ khách hàng bằng các dịch vụ phụ
trợ kỹ thuật cao...
Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin tạo ra
một thói quen tiêu dùng mới cho khách hàng. Khách hàng ngày càng có

nhu cầu tìm hiểu thông tin qua các phương tiện thông tin hiện đại như
qua: Internet, điện thoại, emial...được cung cấp các dịch vụ tài chính tổng
hợp như: bảo hiểm - đầu tư - thanh toán...Do vậy, đây là cơ hội để doanh
nghiệp triệt để ứng dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng trong điều kiện cạnh tranh
và hội nhập.

22


2.2

Phân tích môi trường ngành
 Mô hình năm năng lực cạnh tranh của M.Porter

Sơ đồ 2.3 mô hình năm năng lực cạnh tranh của M.Porter
Các đối thủ tiềm ẩn
(BIC, MIC,GIC, ABIC...... Các
doanh nghiệp nước ngoài , các
ngân hàng trong nước....)
Khả năng thương lượng của
người bán
Nhà cung cấp
(công ty tái bảo hiểm như
Vinare , Munich re, Swiss
re.....các công ty giám định
Crawfor(Việt Nam), Công
ty giám định
Vinacontrol..............)


Nguy cơ từ đối thủ cạnh
tranh

Khách hàng
Đối thủ của nghành
(Bảo Việt, Bảo Minh,...... và
các đối thủ trong nghành
khác......)

(Các công ty sản xuất,
vận tải , xây dựng
,người dân nhân trong
các doanh nghiệp , cơ
sở sản xuất,sinh viên
trường học,.....)

Khả năng thương lượng
của người mua

Nguy cơ từ sản phẩm và dịch vụ
thay thế
Các sản phẩm thay thế
(Sự đa dạng của sản phẩm các
gói dịch vụ kèm theo,............)

23


2.2.1 Thị trường, đối thủ cạnh tranh
- Trên đất nước sự có mặt của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cũng là sức ép


cạnh tranh đối với AAA . Tuy mới hoạt động mấy năm gần đây Nhưng
AAA tự hào là doanh nghiệp có uy tín trên thị trường và khả năng phục vụ
tốt với khách hàng.
- Xét về những hình thức cạnh tranh của doanh nghiệp đối thủ rất đa dạng
nhưng phương thức cạnh tranh chủ yếu nhất vẫn là phương thức cạnh
tranh tiếp cận khách hàng , quảng bá sản phẩm và cạnh tranh về giá , phí
bảo hiểm . Chiến lược cạnh tranh về giá sử dụng với mục đích giành giật
khách hàng và đôi khi công ty phải giám giá tới mức thấp hơn giá sàn của
nhà nước đưa ra.
- Từ khi có nghị định 100/CP của chính phủ về việc kinh doanh bảo hiểm ,
làm cho thị trường bảo hiểm trở nên sôi động , các doanh nghiệp hoạt
động trên nguyên tắc bình đẳng cũng vì vậy mà tính cạnh tranh ngày càng
gay gắt và quyết liệt hơn.Đặc biệt các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
như Bảo Việt, Bảo Minh , Pjico, AAA gặp nhiều khó khăn đối mặt với
nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động và kinh doanh tại Việt
Nam . Các công ty nước ngoài có nguồn vốn vững mạnh , có kinh nghiệm
lâu năm , hoạt động trên nhiều thị trường quốc tế , lại có năng lực quản
lý , trình độ khoa học.... đây là thách thức lớn đặt ra cho nghành bảo hiểm
Việt Nam nói chung và Doanh nghiệp AAA nói riêng.
- Tuy nhiên các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng rất thuận lợi trong việc
chiếm giữ tình cảm của khách hàng đặc biệt quan niệm của người dân còn
thấp . Bởi vậy khi có nhu cầu bảo hiểm thì việc đầu tiên họ nghĩ tới là Bảo
Việt và Bảo Minh vì đây là hai công ty bảo hiểm lớn của Việt Nam. Vì khi
có sự cố sảy ra thì họ biết nó ở đâu mà giải quyết , cũng như các thói quen
, văn hóa tập tục,.... nên cũng dễ dàng trong việc xử lý , hướng dẫn làm
thủ tục bồi thường . Còn đối với các công ty nước ngoài thì họ sợ có sự
khác biệt về thủ tục, khoảng cách địa lý , khác nhau về tập quán sinh hoạt
hằng ngày... nên họ có cảm giác không an toàn.Vì vậy những đối thủ cạnh
tranh chủ yếu cả công ty AAA là Bảo Minh Bảo Việt ....Và nhiều công ty

bảo hiểm trong ngành khác
2.2.2 Khách hàng
- Hiện nay khách hàng chủ yếu của công ty là các công ty sản xuất kinh
doanh , công ty xây dựng , công ty vận tải cơ giới , trường học .... Trong
đó khách hàng trong lĩnh vực bảo hiểm con người nằm trong nhóm bảo
hiểm mang lại nguồn doanh thu cao nhất , sau bảo hiểm cơ giới. Và đối
tường tham gia chủ yếu là người dân , công nhân trong các doanh nghiệp ,
cơ sở sản xuất, các học sinh sinh viên tại các trường học. Hiện nay công ty
đang tiếp xúc tiến bán hàng , tư vấn bảo hiểm tại các nhà máy , các công
ty xây dựng, các khu công nghiệp Liên Chiểu ,Hòa Kánh , An Đồn ....và
24


+

+

+

+

+
+

+

2.2.3
-

-


nhiều công ty khác như : Điện lực Đà Nẵng , Công ty xây dựng 96 , Công
ty xây dưungj Miền trung .....
Đối với khách hàng truyền thống:
Công ty luôn tìm mọi cách nhằm duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng
của mình , khuyến khích họ tiếp tục mua bảo hiểm của công ty và giới
thiệu công ty đến các khách hàng tiềm năng khác
Khách hàng truyền thống thường là nhưng khách hàng mở hợp đồng là
ngững khách hàng mở tại công ty nên công ty thường dành sự ưu đãi về
phí bảo hiểm , giải quyết khiếu nại và bồi thường nhanh chóng , kịp thời ,
không để tổn thất lớn hơn sảy ra .....
Đối với các hợp đồng sắp đến thời điểm đáo hạn , công ty nhắc nhở khách
hàng về việc tái hợp đồng.Giúp khách hàng rút ngắn thời gian làm thủ tục
mua bảo hiểm cũng nư dễ dàng trong việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm,
tính toán mức chi phí bảo hiểm phù hợp.Khi có sự cố sảy ra khai thác viên
của công ty sẽ hướng dẫn khách hàng những thủ tục cần thiết để được giải
quyết bồi thương cũng như các bước cần pahỉ làm để đòi bồi thường từ
những bên thứ 3 khác như khiếu nại người bán , người vận chuyển..
Đối với khách hàng tiềm năng và khách hàng mới :
Tư vấn cho bảo hiểm về thủ tục mua bảo hiểm , các chứng từ cần thiết để
cấp hợp đồng bảo hiểm cũng như ưu điểm của từng loại điều kiện bảo
hiểm , các tính phí và thanh toán như thế nào.....
Tư vấn cho khách hàng những quyền lợi, thuận lợi.... khi họ tham gia bảo
hiểm tại công ty để họ có những quyết định đúng đắn .
Phân tích những lợi thế khi khách hàng tham gia bảo hiểm , cung cấp
thông tin về các dịch vụ , đơn vị thành viên nếu khách hàng đi công tác xa
và sảy ra sự cố thì kịp thời liên hệ.
Thường xuyên cung cấp những thông tin mới nhất về nghiệp vụ nhằm
giups khách hàng có một khái niệm chính xác và dịch vụ mà công ty cung
cấp.

nhà cung cấp
Đối với nghành bảo hiểm thì các nhà cung ứng chủ yếu trên thị trường bảo
hiểm là nhưng nhà cung ứng các dịch vụ giám định , xác minh, triển khai
các giải pháp quản lý các ngiệp vụ bảo hiểm , các đối tượng cung ứng các
giải pháp công nghệ thông tin , các nhà tái bảo hiểm , các nhà môi giới
bảo hiểm......
Thông thường hằng năm Bảo hiểm AAA sẽ ký kết hợp đồng tái bảo hiểm
cố định hằng năm với các công ty tái bảo hiểm. Với hợp đồng tái bảo hiểm
cố định này các hợp đồng bảo hiểm của AAA trong năm đó nằm trong hạn
mức tái sẽ mặc nhiên được bảo hiểm .Trong trường hợp các giới hạn bảo
hiểm vượt mức của hợp đồng tái bảo hiểm cố định, Bảo hiểm AAA sẽ thu
xếp tái bảo hiểm với các công ty tái bảo hiểm trong nước và quốc tế như
Vinare , Munich re, Swiss re.....
25


×