Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

Luận văn thạc sĩ báo chí học hệ thống đài truyền thanh cấp huyện tỉnh cà mau hiện nay thực trạng và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KIỀU THANH NHÀN

HỆ THỐNG ĐÀI TRUYỀN THANH
CẤP HUYỆN TỈNH CÀ MAU HIỆN NAY:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Ngành : Báo chí học
Mã số : 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS

CẦN THƠ - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên
cứu. Các số liệu trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung
thực. Phần tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn đầy
đủ, chính xác. Các kết luận của luận văn chưa từng được
công bố trong các công trình nghiên cứu khác.
Cà Mau, ngày 02 tháng 6 năm 2015
Tác giả luận văn


Kiều Thanh Nhàn



MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ
NGHIÊN CỨU

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2. Vài nét về hệ thống Đài truyền thanh cấp huyện tỉnh Cà Mau
1.3. Điều kiện phát triển hệ thống Đài truyền thanh cấp huyện tỉnh Cà
Mau

10
10
16
26

Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP
HUYỆN TỈNH CÀ MAU

2.1. Thực trạng chung
2.2. Những đóng góp của Đài truyền thanh cấp huyện
2.3. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
2.4. Những vấn đề đặt ra đối với hệ thống Đài truyền thanh cấp

huyện tỉnh Cà Mau hiện nay

32
32
53
59
65
70

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN TỈNH
CÀ MAU

3.1. Một số giải pháp
3.2. Đề xuất, khuyến nghị
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

77
77
89
96
99
104


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTV


:

Biên tập viên

ĐTT

:

Đài truyền thanh

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

KTV

:

Kỹ thuật viên

PV

:

Phóng viên

PTV


:

Phát thanh viên

PT-TH

:

Phát thanh-Truyền hình

TNVN

:

Tiếng nói Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
39

Bảng 2.1:
Bảng 2.2:

Nguồn nhân lực các đài truyền thanh huyện tỉnh Cà Mau
Các chuyên mục, tiết mục được duy trình phát hàng

Bảng 2.3:
Bảng 2.4:

Bảng 2.5:

tuần trên đài truyền thanh huyện
Công suất máy phát và diện phủ sóng của đài huyện
Kinh phí hoạt động các đài truyền thanh năm 2013-2014
Mức chi trả nhuận bút của các Đài truyền thanh

41
56
73

huyện ở tỉnh Cà Mau

73

Biểu đồ 2.1: Đánh giá về nội dung chương trình
Biểu đồ 2.2: Đánh giá hình thức thể hiện chương trình
Biểu đồ 2.3: Ý kiến công chúng về sự cần thiết đối với thông tin

39
49

trên đài truyền thanh cấp huyện ở tỉnh Cà Mau
Biểu đồ 2.4: Ý kiến công chúng về sự cần thiết đầu tư phát triển

57

hệ thống đài truyền thanh cấp huyện ở tỉnh Cà Mau
Biểu đồ 2.5: Mô hình tổ chức Đài truyền thanh huyện


70
73


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống Đài truyền thanh (ĐTT) cấp huyện ở tỉnh Cà Mau ra đời từ
năm 1975. Trải qua chặng đường 40 năm phát triển, hệ thống các ĐTT cấp
huyện đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác tuyên truyền, cổ động,
phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Trong công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng
với sự lớn mạnh của báo chí trong tỉnh, hệ thống ĐTT cấp huyện ngày càng
được củng cố bộ máy tổ chức, không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hình
thức thể hiện, nâng thời lượng phát sóng, mở thêm nhiều chuyên mục, đáp
ứng nhu cầu nắm bắt thông tin và giải trí của các tầng lớp nhân dân ở vùng
nông thôn. Từ chổ bộ máy tổ chức chỉ có một, hai thành viên; hoạt động của
đài chủ yếu làm nhiệm vụ tiếp âm đài cấp trên; đến nay ĐTT huyện có bộ
máy tổ chức hoàn thiện, với đội ngũ cán bộ viên chức có trình độ đạt chuẩn
theo quy định; ĐTT huyện đủ sức sản xuất chương trình thời sự hàng ngày
như một đài phát thanh thực thụ. Đặc biệt, từ năm 1990 đến nay, hệ thống
ĐTT cấp huyện ở tỉnh Cà Mau tiếp tục được đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm
trang thiết bị, thay đổi công nghệ từ truyền thanh hữu tuyến sang phát thanh
FM trên tần số vô tuyến điện theo quy hoạch của quốc gia.
Với đặc thù là vùng sông nước, kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, đi
lại khó khăn, người dân khó tiếp cận với thông tin, nên hoạt động của hệ
thống ĐTT cấp huyện rất hữu dụng và cần thiết. Qua 40 năm xây dựng và
trưởng thành, hệ thống ĐTT cấp huyện ở tỉnh Cà Mau đóng vai trò không thể
thiếu được trong hệ thống thông tin, truyền thông của tỉnh. Nhiều cán bộ quản

lý, phóng viên (PV), biên tập viên (BTV), phát thanh viên (PTV), kỹ thuật
viên (KTV) của ĐTT cấp huyện đã nỗ lực phấn đấu, vững vàng hơn về
chuyên môn, được cấp Thẻ nhà báo, trở thành Hội viên Hội nhà báo Việt


2
Nam. Họat động của ĐTT cấp huyện ngày càng chuyên nghiệp hơn, đủ điều
kiện sản xuất chương trình thời sự độc lập.
Mặc dù vậy, xung quanh hệ thống ĐTT cấp huyện hiện nay còn nhiều
bất cập; vẫn còn đang có những trao đổi, tranh luận khác nhau về một số vấn
đề xung quanh ĐTT cấp huyện, trong đó có vấn đề: có nên coi ĐTT cấp
huyện là cơ quan báo chí hay không? Dù chưa có kết luận cuối cùng của cấp
có thẩm quyền, nhưng các ĐTT cấp huyện vẫn luôn nỗ lực phấn đấu, cải tiến
nội dung và hình thức thể hiện, đều đặn đem đến cho công chúng mỗi ngày
một chương trình thời sự như một cơ quan báo chí phát thanh thực thụ.
Chương trình của ĐTT là kênh thông tin chính thống không thể thiếu trong
lãnh đạo điều hành của cấp uỷ, chính quyền; là nhu cầu không thể thiếu đối
với nhân dân vùng nông thôn.
Với mong muốn đánh giá đúng thực trạng về vai trò, hiệu quả hoạt
động và sự cần thiết tồn tại của hệ thống ĐTT cấp huyện; tìm ra giải pháp tích
cực, có tính khả thi nhất, giúp cơ quan chức năng chỉ đạo, có định hướng đầu
tư phát triển hợp lý, nhằm phát huy tối đa thế mạnh vốn có của hệ thống ĐTT
cấp huyện, góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương, thỏa mãn
nhu cầu thông tin và giải trí của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước;
tôi quyết định chọn đề tài “Hệ thống Đài truyền thanh cấp huyện tỉnh Cà
Mau hiện nay: Thực trạng và giải pháp phát triển” cho Luận văn Thạc sĩ
Báo chí học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Song hành với sự phát triển của báo chí cả nước, thời gian qua, báo chí
Phát thanh, Truyền hình ở tỉnh Cà Mau, trong đó có hệ thống ĐTT cấp huyện

ngày càng phát triển mạnh mẻ và từng bước hiện đại, đóng góp tích cực và
hiệu quả vào nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, quốc
phòng an ninh. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu sâu về họat động
của báo chí Cà Mau, đặc biệt là hoạt động của ĐTT cấp huyện.


3
Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu để thực hiện đề tài này, chúng tôi
thấy có nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến báo chí Phát
thanh, Truyền hình và hệ thống truyền thanh cơ sở. Theo dòng thời gian, có
những công trình nghiên cứu đáng chú ý như: Cuốn sách “Nghề báo nói” của
tác giả Nguyễn Đình Lương, do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin in và phát
hành năm 1993; Giáo trình “Báo chí phát thanh” do các tác giả của Khoa Báo
chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền cùng Đài TNVN biên soạn (Nxb Văn
hóa - Thông tin, Hà Nội, 2002); Chuyên luận “Lý luận báo Phát thanh” của
tác giả Đức Dũng, do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in và phát hành năm
2003; Chuyên luận “Các thể loại báo chí Phát thanh” của tác giả người Nga
V.V. Xmirnôp đã được Nhà xuất bản Thông tấn dịch và phát hành năm 2004;
Tài liệu “Phát thanh-Truyền thanh nông thôn” do Ban Địa phương, Đài
TNVN dịch và lưu hành nội bộ, tái bản năm 2005; Giáo trình “Phát thanh trực
tiếp” do GS, TS Vũ Văn Hiền và TS Đức Dũng chủ biên, Nhà xuất bản Lý
luận Chính trị in và phát hành năm 2007;…
Liên quan đến loại hình báo Phát thanh, tác giả cũng đã tham khảo một
số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này, đó là:
- Khóa luận tốt nghiệp Đại học báo chí, chuyên ngành Phát thanh của
sinh viên Trần Đắc Xuyên, được thực hiện từ tháng 6/2000. Khóa luận có tiêu
đề “Thử đi tìm một mô hình cho phát thanh cấp huyện”, tác giả nêu ra những
điều bất cập trong các mô hình quản lý ĐTT huyện, thị ở thời điểm năm 2000,
qua đó cố gắng tìm kiếm giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, do mức độ của một
khóa luận và tình hình thực tế ở nước ta vào thời điểm năm 2000 nên những

vấn đề được đề cập trong khóa luận này đều còn rất sơ lược, chưa dự báo
được hướng phát triển phù hợp trong tương lai.
- Ở tầm nghiên cứu sâu hơn có Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại
chúng của Phạm Thị Thanh Phương (thực hiện năm 2008 tại Học viện Báo
chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: “Hệ thống phát thanh, truyền hình các tỉnh


4
miền Đông Nam bộ (khảo sát từ tháng 1/2007 đến tháng 6/2008)”. Luận văn
này tập trung phản ánh về thực trạng phát triển của các Đài PT-TH địa
phương trong khu vực Đông Nam bộ, nhằm đưa ra cái nhìn khách quan về vai
trò, vị thế của loại hình báo chí này thông qua những đóng góp quan trọng,
góp phần giúp địa phương phát huy vai trò lãnh đạo, điều hành, thực hiện có
hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Qua đó, tác giả đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu về thông
tin, tuyên truyền, giải trí của công chúng trong bối cảnh mới. Luận văn có đề
cập đến hoạt động của các ĐTT huyện, thị với vai trò là những cộng tác viên
đắc lực cho các Đài PT-TH trong khu vực. Tuy nhiên, chỉ với 3 trang giới
thiệu khái quát (từ trang 81- 83) nên thực sự đây chỉ mới là những dòng phác
thảo mang tính gợi mở về một đội ngũ tuyên truyền đắc lực trong hệ thống
Phát thanh 4 cấp ở nước ta nói chung và miền Đông Nam bộ nói riêng, với
nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Luận văn Thạc sĩ ngành Báo chí học của Nguyễn Thị Phước (thực
hiện năm 2010, tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) với tiêu đề:
“Mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ thực trạng và giải pháp phát triển (dựa trên tư liệu khảo sát ở Vĩnh Long và
An Giang)”. Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn để làm cơ sở
xem xét mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở dưới góc độ một phương
tiện truyền thông đại chúng với những đặc trưng riêng phù hợp với địa bàn
nông thôn ở miền Tây Nam Bộ. Trong luận văn này, tác giả đã khảo sát lấy
mẫu ở hai tỉnh Vĩnh Long và An Giang, kết hợp với những thông tin thu

thập được về hoạt động phát thanh, truyền thanh cơ sở của các địa phương
khác ở Tây Nam Bộ; mô tả khái quát hiện trạng mạng lưới ở đồng bằng
sông Cửu Long, tổng kết những đóng góp quan trọng về nhiều mặt của
mạng lưới tại địa phương; phân tích những nguyên nhân chủ yếu gây ra hạn
chế của Phát thanh, truyền thanh cơ sở; đề xuất một số khuyến nghị những


5
giải pháp nhằm phát triển mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở ở các tỉnh
miền Tây Nam Bộ.
- Cùng nghiên cứu về hệ thống truyền thanh cơ sở có Luận văn Thạc sỹ
Báo chí học của Nguyễn Thanh Lâm (bảo vệ năm 2014, tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền) có tiêu đề: “Hoàn thiện mô hình tổ chức họat động mạng
lưới truyền thanh cơ sở các huyện ven biển tỉnh Bến Tre” và Luận văn Thạc
sỹ Báo chí học của Huỳnh Thiện Tài (bảo vệ năm 2014, tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền) với tiêu đề: “Hệ thống truyền thanh cơ sở của tỉnh Bến Tre Thực trạng và giải pháp phát triển”.
Cả hai luận văn này đều cho rằng phát thanh ở nước ta đang tích cực
vận động theo hướng hiện đại hóa, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công
chúng. Hệ thống truyền thanh cơ sở là một phần quan trọng của ngành Phát
thanh nước ta. Hệ thống này đang vận hành với những thuận lợi và khó khăn,
với những thành công và hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu và tháo gỡ.
Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra những nhóm giải pháp nhằm xây dựng hòan
thiện mô hình tổ chức, cải tiến nội dung, chất lượng họat động, nhằm phát
triển hệ thống truyền thanh cơ sở ở Bến Tre trong thời gian tới.
Trong tất cả các luận văn nêu trên, chỉ có luận văn Thạc sỹ ngành báo
chí học của Nguyễn Thị Phước (năm 2010) đề cập đến thực trạng chung và
giải pháp phát triển của mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở ở các tỉnh
miền Tây Nam bộ, nhưng chỉ dựa trên kết quả khảo sát ở hai tỉnh Vĩnh Long
và An Giang. Còn Luận văn của tác giả Nguyễn Thanh Lâm và Huỳnh Thiện
Tài thì chỉ tập trung khảo sát mô hình tổ chức, thực trạng và giải pháp phát

triển của hệ thống truyền thanh cơ sở của riêng tỉnh Bến Tre.
Một số đề tài nghiên cứu gần đây cũng chỉ đi sâu đề cập đến đặc thù
của từng địa phương riêng lẻ. Riêng tại Cà Mau, là tỉnh ven biển ở cực Nam,
nơi tận cùng của Tổ quốc, mặc dù hệ thống ĐTT cấp huyện hình thành và
phát triển khá lâu, nhưng cho đến thời điểm này, chưa có bất cứ đề tài nào
nghiên cứu về báo chí Phát thanh và hệ thống ĐTT cấp huyện.


6
Do đó, luận văn “Hệ thống Đài truyền thanh cấp huyện tỉnh Cà Mau
hiện nay: Thực trạng và giải pháp phát triển” là một đề tài mới, không trùng
với các đề tài nghiên cứu trước đó, rất cần thiết trong việc nghiên cứu về mặt
lý luận và tổng kết thực tiễn, phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với
việc đầu tư phát triển hệ thống ĐTT cấp huyện ở tỉnh Cà Mau trong giai đoạn
hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn này là nhằm khảo sát, đáng giá đúng thực trạng
hoạt động của hệ thống ĐTT cấp huyện ở Cà Mau. Qua đó đề xuất giải pháp
phù hợp, có tính khả thi, nhằm đổi mới công tác quản lý, xây dựng mô hình tổ
chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống ĐTT cấp huyện,
phục vụ tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông
tin, giải trí của công chúng ở Cà Mau.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả đề tài thực hiện ba
nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu lý luận báo chí, truyền thông và các văn bản, tài liệu liên
quan đến loại hình báo Phát thanh, từ đó hệ thống hóa khung lý luận cần thiết,
làm cơ sở cho công tác khảo sát, đánh giá thực tiễn.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống ĐTT cấp huyện

trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong việc phục vụ hiện nhiệm vụ chính trị và đáp
ứng nhu cầu thông tin của công chúng; đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn
chế, khó khăn, bất cập trong quá trình hoạt động.
- Xác định xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống
ĐTT cấp huyện ở Cà Mau, từ đó tìm ra mô hình phù hợp, cách làm hay, có
hiệu quả; trên cơ sở đó đề xuất, khuyết nghị các giải pháp khả thi về một mô
hình họat động hòan thiện nhất, nhằm phát triển và nâng cao vai trò, hiệu quả
hoạt động của hệ thống này ở Cà Mau.


7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng hoạt động của hệ thống
ĐTT cấp huyện ở Cà Mau.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài khảo sát giới hạn ở 8 huyện của tỉnh Cà
Mau, trong khoảng thời gian từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2014.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là những quan điểm của Đảng và Nhà
nước Việt Nam về hệ thống phát thanh nói chung và hệ thống ĐTT cấp huyện
nói riêng; cơ sở lý luận báo chí và lý luận chuyên ngành Phát thanh để nghiên
cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng trong việc nghiên
cứu các sách, báo, tài liệu có liên quan đến cơ sở lý luận báo chí và lý luận
báo phát thanh nhằm hệ thống hóa những vấn đề về lý luận làm cơ sở cho
quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực tế: Phương pháp này nhằm tìm hiểu, đánh
giá thực trạng chung về hoạt động của hệ thống ĐTT cấp huyện ở Cà Mau;

tìm ra những đặc điểm chung, ưu điểm và hạn chế của hệ thống ĐTT cấp
huyện trong thời gian qua.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện đối với lãnh đạo cơ
quan quản lý Nhà nước, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo
các ĐTT cấp huyện, để thu thập những ý kiến có liên quan bổ sung cho đề tài.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Lập bảng hỏi khảo sát ý kiến của
450 công chúng ở 8 huyện trong tỉnh Cà Mau, nhằm thu thập thông tin, có
được cái nhìn khách quan trong việc đánh giá về vai trò, hiệu quả hoạt động


8
của ĐTT cấp huyện trong tỉnh, để triển khai các luận điểm và đề xuất giải
pháp hợp lý.
- Các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp: Để rút ra kết
luận cần thiết từ thực trạng, qua đó đề ra những giải pháp nhằm phát huy ưu
điểm, khắc phục hạn chế tồn tại, đề xuất mô hình họat động, giải pháp phát
triển hệ thống ĐTT cấp huyện ở Cà Mau trong giai đoạn hiện nay.
Tất cả các phương pháp trên được sử dụng một cách có chọn lọc, nhằm
có đầy đủ thông tin, cơ sở lý luận và thực tiễn, để rút ra kết luận khoa học cho
luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là tài liệu tham khảo về mặt lý luận báo chí truyền thông, là
tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về những vấn đề có liên quan đến báo chí Phát
thanh nói chung và hệ thống ĐTT cấp huyện nói riêng; đồng thời phục vụ cho
việc lãnh chỉ đạo, quy họach phát triển sự nghiệp truyền thanh cấp huyện ở
Cà Mau trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn sẽ cung cấp những cơ sở dữ liệu xác thực, cụ thể về thực
trạng, vai trò và hiệu quả hoạt động của các ĐTT cấp huyện ở Cà Mau, giúp

cho cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí nói chung và cấp ủy, chính quyền địa
phương hiểu sâu sắc hơn về vai trò, vị trí, hiệu quả hoạt động của các ĐTT cấp
huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác tuyên truyền, phục vụ nhiệm vụ
chính trị ở địa phương. Từ đó có chủ trương, cơ chế chính sách phù hợp trong
việc đầu tư phát triển và quản lý hệ thống ĐTT cấp huyện hiệu quả hơn.
- Những đề xuất và giải pháp được luận văn nêu ra có thể sẽ là tài liệu
tham khảo hữu ích, để các ĐTT cấp huyện ở tỉnh Cà Mau và các tỉnh trong
khu vực có điều kiện thực tế giống nhau nghiên cứu, vận dụng vào tình hình
thực tế của địa phương mình, nhằm đổi mới mô hình tổ chức, cách thức tổ


9
chức quản lý và phát huy thế mạnh của hệ thống này một cách tốt nhất trong
bối cảnh hiện nay.
- Quá trình thực hiện đề tài cũng là dịp để tác giả bổ sung kiến thức
và hiểu biết sâu hơn, tiếp tục đóng góp công sức, tâm huyết của mình trong
việc xây dựng và phát triển sự nghiệp truyền thanh ở tỉnh Cà Mau và không
ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động tại đơn vị mình quản lý.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng hệ thống đài truyền thanh cấp huyện tỉnh Cà Mau
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị phát triển hệ thống Đài
truyền thanh cấp huyện tỉnh Cà Mau


10
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Phát thanh và Đài Phát thanh
Có nhiều khái niệm khác nhau về phát thanh, dựa vào phương thức
truyền thông tin và đặc điểm của loại hình, người ta đưa ra khái niệm về
phát thanh.
Theo PGS.TS Tạ Ngọc tấn trong giáo trình “Truyền thông đại
chúng” đã đưa ra khái niệm: “Phát thanh (radio) là loại hình truyền thông
đại chúng, trong đó nội dung thông tin được chuyển tải qua âm thanh. Âm
thanh trong phát thanh bao gồm lời nói, âm nhạc, các loại tiếng động làm
nền hoặc minh hoạ cho lời nói như tiếng mưa, gió, nước chảy, sóng vỗ,
chim hót, tiếng vỗ tay, tiếng ồn đường phố, v.v..
Thuật ngữ phát thanh (radio) thực ra bao gồm cả hai loại hình nhỏ
trong đó là phát thanh qua làn sóng điện và truyền thanh qua hệ thống dây
dẫn” [49, tr.104].
TS. Phạm Thành Hưng trong cuốn “Thuật ngữ báo chí truyền thông”
cũng đã định nghĩa phát thanh như sau: “Phát thanh là một phương tiện
truyền thông đại chúng dựa trên nguyên tắc kỹ thuật truyền âm thanh để
chuyển tải các chương trình tin tức, tri thức, nghệ thuật tới đông đảo công
chúng thính giả cũng như cho các nhóm thính giả đặc thù” [35, tr.132].
Còn theo giáo trình “Báo phát thanh” của Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, khái niệm báo phát thanh được dùng từ việc mở rộng và phát triển
khái niệm báo chí.
Báo phát thanh được hiểu như một kênh truyền thông, một loại hình
báo chí điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới


11
âm thanh phong phú và sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) để
chuyển tải thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống

truyền thanh, tác động vào thính giác của công chúng [33, tr.51].
Tiếp cận Phát thanh là một loại hình báo chí, PGS.TS Nguyễn Văn
Dững đưa ra khái niệm:
Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng
điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực tiếp
vào thính giác người tiếp nhận. Chất liệu chính của phát thanh là
nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc trong việc tái
hiện cuộc sống hiện thực [14, tr.111].
Trong hệ thống báo chí nước ta hiện nay, phát thanh cùng với truyền
hình là hai loại hình báo chí quan trọng được đầu tư nhiều nhất. Phát thanh là
phương tiện thông tin đại chúng thuận tiện, gần dân nhất, với mạng lưới phủ
khắp quốc gia, vươn tới tận từng xóm làng, thôn bản.
Từ các khái niệm và định nghĩa nêu trên, tác giả luận văn có thể rút ra
khái niệm chung: Phát thanh là loại hình báo chí đặc thù, sử dụng kỹ thuật
sóng điện từ, truyền tải thông điệp đến người người nghe bằng chất liệu âm
thanh tổng hợp bao gồm lời nói, tiếng động và âm nhạc để phản ánh hiện thực
cuộc sống.
1.1.2. Truyền thanh và Đài Truyền thanh
- Truyền thanh
Theo Từ điển Tiếng Việt “truyền” là truyền âm đi xa bằng sóng điện từ
hoặc bằng dây [Error: Reference source not found, tr.1734]. Theo các nhà
ngôn ngữ học, thì động từ “truyền” thường đi liền với cách nói về phương
thức truyền. Cũng theo Từ điển này, định nghĩa “truyền” là “lan rộng ra hoặc
làm lan rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết”. Truyền thanh có nghĩa là
“truyền âm thanh đi xa bằng radio (vô tuyến truyền thanh) hoặc bằng đường
dây” [Error: Reference source not found, tr.1119].


12
Theo Từ điển tiếng Việt của tác giả Phan Việt Anh: “Truyền thanh có

nghĩa là phát tiếng ra do một cái máy nhờ các luồng sóng điện truyền đi: Máy
truyền thanh”.
Tác giả Nguyễn Trường Chinh của luận văn “Hoạt động của hệ thống
Đài cấp huyện, thị của tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên” thì cho rằng:
Truyền thanh là phương thức truyền tải thông tin tiếng động, âm thanh qua dây
dẫn tín hiệu từ máy phát tổng đài đến các loa. Hệ thống truyền thanh được vận
hành bởi tập hợp các thiết bị đầu cuối, từ thu âm, thu tín hiệu đầu vào sóng rađio,
thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh, hệ thống dây dẫn và các loa.
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu một cách đơn giản, truyền thanh là
truyền âm thanh đi xa bằng sóng điện từ hoặc bằng dây dẫn.
- Đài truyền thanh
ĐTT được hiểu như Đài chuyển tiếp tín hiệu truyền thanh, bao gồm tập
hợp các thiết bị thu sóng rađiô, tách sóng và khuếch đại tín hiệu âm thanh, sau
đó tiếp tục truyền tín hiệu âm theo đường dây truyền thanh, để thực hiện việc
chuyển tiếp chương trình phát thanh, chương trình truyền thanh địa phương.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, hiện nay
hệ thống truyền thanh đang được thay thế, chuyển từ hình thức truyền dẫn tín
hiệu bằng dây dẫn kim loại (truyền thanh hữu tuyến) sang sử dụng phát sóng
ngắn hệ FM có chất lượng tín hiệu tốt, ít bị nhiễu tĩnh. Tuy nhiên, thuật ngữ
truyền thanh vẫn được dùng để chỉ chung cho hoạt động thu, tiếp, phát tín
hiệu rađio ở cấp huyện, thị và xã, phường, thị trấn.
Cũng giống như phát thanh, ưu thế nổi bật của hoạt động truyền thanh
là chuyển tải thông tin cùng với sự biểu cảm, cho phép thể hiện trạng thái tâm
lý và thái độ tình cảm. Tiếng nói, âm nhạc và những âm thanh sống động, làm
cho truyền thanh trở nên gần gũi hơn với cuộc sống, thu hút sự chú ý của
công chúng. Hệ thống loa truyền thanh được phân bố rộng rãi, giúp công
chúng không phải trang bị thiết bị thu tín hiệu mà được tiếp nhận thông tin


13

qua hệ thống loa truyền thanh không dây công cộng một cách dễ dàng. Ngày
nay, với việc sử dụng công nghệ truyền thanh FM đã giúp người nghe đồng
thời tiếp nhận thông tin qua hệ thống loa truyền thanh cố định, vừa có thể chủ
động nghe trên radio cá nhân ở những vị trí cách xa.
Trước đây, các ĐTT sử dụng hệ thống đường dây kim loại phục vụ nhu
cầu nắm bắt thông tin của dân cư ở phạm vi hẹp. Từ năm 1990 đến nay, với
sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, phần lớn các ĐTT đều chuyển đổi từ truyền
thanh hữu tuyến (dây dẫn) sang truyền thanh bằng sóng FM của tần số vô
tuyến điện, bán kín phủ sóng từ 10 đến 20 km, được Cục tần số cấp phép hoạt
động. Các trạm thu phát FM được bố trí đều khắp ở địa bàn nông thôn, phục
vụ được đông đảo công chúng.
1.1.3. Đài truyền thanh cấp huyện
“Đài truyền thanh cấp huyện” là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến
trong lý luận chuyên ngành phát thanh ở nước ta. Theo các tác giả của các
cuốn sách Báo phát thanh, Lý luận báo phát thanh, Phát thanh trực tiếp,
Những vấn đề của báo chí hiện đại thì đây là một thuật ngữ được sử dụng để
chỉ một cấp trong hệ thống phát thanh - truyền thanh bốn cấp ở nước ta gồm:
cấp Trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện, thị,
thành phố trực thuộc tỉnh; cấp phường, xã, thị trấn.
Ở nước ta, ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, sau khi thành lập, hệ
thống ĐTT cấp huyện đã nhanh chóng được tăng cường về số lượng và nâng
cao dần chất lượng. Theo cuốn “Những vấn đề của báọ chí hiện đại” thì
nhiệm vụ chính của các ĐTT huyện trong giai đoạn này là tiếp sóng đài Trung
ương, đài tỉnh và tự xây dựng các bản tin, các chương trình phát thanh để
phản ánh về công việc của hợp tác xã; cổ vũ phong trào thi đua lao động và
phê phán thói lãng phí, quan liêu trong quản lý tài sản tập thể,... Do số lượng
các loại báo, tạp chí của nước ta thời kỳ này ít nên vị trí, vai trò của các đài
truyền thanh huyện rất quan trọng.



14
Khẳng định vai trò, vị trí của ĐTT cấp huyện trong hệ thống phát
thanh, truyền thanh từ Trung ương đến cơ sở, ngay từ năm 1979, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Thông tư số 475/TTG ngày 28/9/1979, Quy định về tổ
chức ngành phát thanh và truyền thanh ở cấp tỉnh và huyện. Thông tư này đã
tạo nền tảng cơ bản để một loạt các đài cấp huyện được thành lập và đi vào
hoạt động ổn định. Từ đó, hệ thống ĐTT cấp huyện ngày càng được phát huy,
thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng hệ thống chính trị, tăng
cường dân chủ hóa trong đời sống cơ sở, thực hiện chức năng làm cầu nối
giữa Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội với Nhân dân, củng cố và tăng
cường niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Trong điều kiện hệ thống thông tin đại chúng ngày càng phát triển
mạnh mẽ, để làm tốt công tác quy hoạch, quản lý và nâng cao chất lượng hoạt
động của hệ thống ĐTT cấp huyện; ngày 27/7/2010, liên Bộ Thông tin và
Truyền thông và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLTBTTTT-BNV, Hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc UBND cấp tỉnh, Đài
Truyền thanh - Truyền hình thuộc UBND cấp huyện. Theo thông tư này, ĐTT
cấp huyện là đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện, thực hiện chức năng là cơ
quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền huyện; chịu sự quản lý trực tiếp
của UBND huyện, quản lý Nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông;
hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài PT-TT cấp tỉnh.
Như vậy, ĐTT cấp huyện là một cấp trong hệ thống phát thanh - truyền
thanh của nước ta, nên hoạt động của ĐTT cấp huyện hoàn toàn chịu sự chi
phối, quy định và thể hiện những đặc trưng cơ bản của loại hình “báo nói” Báo phát thanh. ĐTT cấp huyện là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống báo chí
của cả nước, thực hiện nhiệm vụ chuyển tải thông tin đến thính giả tận địa bàn
cơ sở.



15
1.1.4. Chương trình phát thanh
Chương trình phát thanh là sự tổ chức các tin tức, bài vở, tài liệu
cùng các chất liệu khác trong phát thanh theo thời lượng nhất định,
mục đích nhất quán và nhằm vào đối tượng công chúng cụ thể.
Thông thường một chương trình phát thanh mở đầu bằng nhạc hiệu
và kết thúc bằng lời chào tạm biệt. Ngay sau nhạc hiệu là lời xướng
của PTV, chỉ ra tên hoặc đặc trưng của chương trình. Chương trình
phát thanh được xây dựng phù hợp với đối tượng và mục đích cung
cấp thông tin [49, tr.117-118].
Chương trình phát thanh được coi như một số báo. Trong thực tế, tùy
theo tiêu chí phân loại, mỗi chương trình phát thanh có đối tượng tác động
riêng, có nội dung phản ánh cũng như phương thức thực hiện riêng. Thính giả
dễ dàng phân biệt chương trình phát thanh Thanh niên với Câu lạc bộ những
người cao tuổi; chương trình Thời sự với Diễn đàn các vấn đề xã hội,... Sự
phân công và chuyên môn hóa trong quá trình lao động, tạo ra cho các
chương trình phát thanh có sự phân định rõ ràng. Quá trình tiếp nhận của
công chúng gắn liền với các chương trình phát thanh. Người nghe có thể nắm
bắt được thông tin thời sự một cách nhanh nhất qua chương trình thời sự và
họ chờ đợi những hướng dẫn cụ thể qua chương trình chuyên đề.
Chương trình phát thanh thường có những đặc điểm sau đây:
- Chương trình phát thanh được mở đầu bằng nhạc hiệu hoặc nhạc
chương trình. Nhạc hiệu như một thông báo chính thức, giúp người nghe phân
biệt đài phát thanh quốc gia này với quốc gia khác, tỉnh này với tỉnh khác.
Nhạc chương trình để phân biệt các chương trình khác nhau của một đài.
Người nghe sẽ nhận diện các chương trình phát thanh ngay từ phút đầu tiên
thông qua nhạc hiệu hoặc nhạc chương trình.
- Lời xướng của phát thanh viên, người dẫn chương trình: Lời xướng
được dùng như một thông báo ngắn gọn cho tên của chương trình phát thanh.



16
Các đài có cách lựa chọn riêng, lời xướng bao gồm các yếu tố, như: tên
chương trình, địa chỉ của đài, tần số phát sóng... Chẳng hạn, Đài TNVN có lời
xướng “Đây là Đài TNVN, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam”; Đài truyền thanh huyện Cái Nước có lời xướng “Đây là
đài truyền thanh huyện Cái Nước, phát trên sóng FM, tần số 95 MHz”.
- Cấu trúc của chương trình phát thanh: Mỗi chương trình phát thanh
đều ổn định về cấu trúc. Với chương trình thời sự thường có 3 phần: tin - bài tiết mục được phân chia bằng những đoạn nhạc cắt. Chương trình chuyên đề
thường có hai phần trở lên và được phân cách bằng nhạc cắt. Với các chương
trình có thời lượng lớn, số tiết mục có thể tăng.
- Lời kết của chương trình hoặc lời chào thính giả. Cách chào và hẹn
gặp lại tạo sự gắn kết thính giả với chương trình và duy trì sự chú ý của người
nghe đối với vấn đề họ quan tâm.
Trong thực tế, đang tồn tại nhiều cách phân dạng các chương trình phát
thanh. Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn, “Căn cứ vào đặc điểm nội dung, mục đích
thông tin và đối tượng người ta chia chương trình phát thanh thành 4 loại
chính: chương trình tin tức, thời sự tổng hợp; chương trình chuyên đề; chương
trình giải trí và chương trình giáo dục" [49, tr.118]. Việc phân loại các
chương trình theo các tiêu chí đặc điểm nội dung, mục đích thông tin và đối
tượng theo tác giả, “chỉ mang tính tương đối, dựa vào tính nổi trội của những
đặc điểm cụ thể. Vì thế, ranh giới giữa các chương trình chỉ mang tính tương
đối” [49, tr.119].
Tuỳ theo tiêu chí, đối tượng công chúng, sẽ có các chương trình phát
thanh khác nhau. Chương trình phát thanh có thời lượng ổn định và phát trong
thời gian nhất định. Mỗi chương trình phát thanh có một đối tượng thính giả
rõ ràng.
1.2. Vài nét về hệ thống Đài cấp huyện tỉnh Cà Mau
1.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của tỉnh Cà Mau



17
Theo sử liệu, người Việt có mặt ở vùng đất Cà Mau từ cuối thế kỷ
XVII. Trước đây Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu. Năm 1947 Cà Mau được tách
khỏi Bạc Liêu và thành lập tỉnh An Xuyên. Năm 1976, tỉnh An Xuyên và Bạc
Liêu hợp nhất thành tỉnh Minh Hải. Từ 1/1/1997, tỉnh Cà Mau được tái lập từ
sự chia tách tỉnh Minh Hải thành tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau như ngày nay.
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí
Minh 370 km, cách Cần Thơ 180 km về phía Nam. Phía bắc giáp tỉnh Kiên
Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp biển
Đông và phía tây giáp Vịnh Thái Lan. Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa
lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên
đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng
và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều.
Tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là 5.329 km 2, gần bằng 12,97% diện
tích khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), bằng 1,58% diện tích cả
nước. Địa giới hành chính gồm thành phố Cà Mau và 8 huyện: Thới Bình, U
Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc
Hiển; với tổng số 89 xã, phường, thị trấn.
Dân số tỉnh Cà Mau hơn 1,2 triệu người, xếp vị trí thứ 8 và bằng 7,01%
dân số vùng ĐBSCL, bằng 1,37% dân số cả nước; mật độ dân số 230
người/km2, mật độ dân số tỉnh Cà Mau thấp nhất trong các tỉnh ĐBSCL, bằng
53,34% mật độ dân số vùng ĐBSCL và bằng 86,92% mật độ dân số cả nước.
Trong đó: Dân số ở thành thị 263.124 người, chiếm 21,58% , dân số nông
thôn 956.004 người, chiếm 78,42% dân số của tỉnh. Tỷ lệ dân số sống ở nông
thôn của Cà Mau cao hơn tỷ lệ chung của toàn vùng (toàn vùng tỷ lệ dân số
sống ở nông thôn là 77,16%).
Nói đến Cà Mau là nói đến một vùng đất thiên nhiên hoang sơ với
những cánh rừng tràm, rừng đước bạt ngàn và những dòng sông, kênh rạch
mênh mông bát ngát, ẩn chứa nhiều sắc màu văn hóa đặc trưng không đâu có



18
được. Cà Mau có 8 dòng sông chảy qua địa phận, tạo thành các cửa sông lớn
cùng với hơn 7.000km chiều dài sông rạch, tạo nên vẻ đẹp sông nước đặc sắc
cùng với nhiều đặc sản ẩm thực đa dạng.
Với đặc điểm thiên nhiên như thế, nên lĩnh vực ngư - nông - lâm
nghiệp phát triển rất mạnh, trong đó ngành thủy sản chiếm 30% GDP của
tỉnh. Cà Mau là tỉnh có ngành thủy sản phát triển nhất vùng ĐBSCL và cũng
là địa phương có diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản cao nhất cả nước.
Cà Mau là tỉnh có ba mặt giáp biển, có bờ biển dài 254 km, ngư trường rộng
hơn 70.000 km2, thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thủy sản.
Cà Mau giàu tài nguyên về rừng và biển. Hệ sinh thái rừng ngập nước
có diện tích gần 100.000 ha, được chia thành 2 vùng: rừng ngập lợ với đặc
trưng cây tràm là chủ yếu, nằm sâu trong đất liền ở vùng U Minh hạ; rừng
ngập mặn với đặc trưng cây đước, cây mắm là chủ yếu ở vùng Mũi Cà Mau
và ven biển. Tỉnh Cà Mau có thảm rừng tràm nguyên sinh khổng lồ ở Vườn
Quốc gia U Minh Hạ và cánh rừng đước lớn thứ hai thế giới, chỉ sau rừng
Amazon. Tháng 5/2009, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Vườn Quốc gia U
Minh Hạ được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới.
Tháng 4/2013, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau được công nhận là Khu Ramsar
thứ 5 của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2.088 của thế giới.
Tỉnh Cà Mau có 20 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 03 dân tộc
chính gồm Kinh - Khmer - Hoa. Người Kinh chiếm đại đa số với 96,66 % dân
số. Con người Cà Mau chất phác, mến khách, trọng nghĩa tình; giàu tình yêu
quê hương đất nước, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Hưởng ứng
cuộc khởi nghiã Nam Kỳ, năm 1940 Tỉnh ủy Cà Mau đã lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa Hòn Khoai giành thắng lợi. Từ đó ngày khởi nghĩa Hòn Khoai 13/12 trở
thành ngày truyền thống của Đảng bộ và quân dân tỉnh Cà Mau.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc

Mỹ, Cà Mau là quê hương căn cứ địa cách mạng kiên cường, nơi hoạt động


19
của nhiều đồng chí cách mạng tiền bối như: Lê Duẩn, Phạm Hùng, Võ Văn
Kiệt, v.v.. là nơi đóng quân của nhiều cơ quan, đơn vị vùng Tây Nam bộ. Mũi
Cà Mau còn là bến tiếp nhận vũ khí, đạn dược, nơi mở đường Hồ Chí Minh
trên biển của những “Đoàn tàu không số”. Trong thời kỳ bảo vệ Tổ quốc, với
chiến công phản gián CM12 năm 1984, Cà Mau phá tan kế hoạch xâm nhập
của tổ chức phản động ở nước ngoài do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm
đầu. Những chiến công và tấm gương tiêu biểu đó đã đi vào lịch sử, là niềm
tự hào mãi mãi của quê hương Cà Mau.
Cà Mau còn là quê hương giàu truyền thống văn hoá, nơi gắn bó với
loại hình đờn ca tài tử, trở thành nếp sinh hoạt văn nghệ phổ biến trong Nhân
dân; là nơi nguồn cội truyện cười dân gian của Bác Ba Phi; lễ hội Nghinh Ông
ở cửa biển Sông Đốc và nhiều lễ hội dân gian khác.
Với vị trí tận cùng của Tổ quốc, nơi bán đảo của vùng châu thổ
ĐBSCL, nên Cà Mau mang đậm nét đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ,
với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đi lại khó khăn, chủ yếu bằng phương tiện
giao thông đường thuỷ; điều kiện tiếp cận với thông tin khó khăn. Chính những
đặc điểm và điều kiện tự nhiên như vậy, là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của
Phát thanh nói chung và hệ thống ĐTT cấp huyện ở tỉnh Cà Mau phát triển
mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin và giải trí của công chúng.
1.2.2. Vị trí, vai trò, chức năng Đài cấp huyện tỉnh Cà Mau
Hệ thống ĐTT cấp huyện ở tỉnh Cà Mau manh nha hình thành từ những
năm 60 của thế kỷ XX, tiền thân là Đội thông tin tuyên truyền phục vụ cho
kháng chiến chống Mỹ, giải phóng Miền nam. Nhiệm vụ chính lúc bấy giờ là
lược ghi để phát lại những thông tin đọc chậm của Đài TNVN hoặc tin tức
thắng trận từ các chiến trường để phục vụ cho kháng chiến.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đội thông tin tuyên truyền

của các huyện chuyển sang tên gọi mới, chính thức thành lập ĐTT huyện. Để
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, hệ thống ĐTT cấp huyện từng bước được


×