Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức chuyên môn hưởng ứng năm trật tự văn minh đô thị gắn với chăm sóc giáo dục trẻ em tại trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.64 KB, 24 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hà Nội là thủ đô của cả nước; là đầu não chính trị - hành chính Quốc gia,
trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là
đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường
sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế. Xây dựng nếp sống văn
minh đô thị, con người Hà Nội thanh lịch, văn minh là đòi hỏi cấp bách từ thực
tế, để Thủ đô thêm sáng, xanh, sạch, đẹp không chỉ về diện mạo bên ngoài, mà
cốt yếu là phải tạo ra sự chuyển biến thực chất trong ý thức, trách nhiệm của
từng người dân Thủ đô.
Trường mầm non B Liên Ninh nằm trên địa bàn xã Liên Ninh, huyện
Thanh Trì là huyện Trung tâm của Thành phố Hà Nội, có tốc độ đô thị hóa
nhanh, ý thức của một bộ phận nhân dân trong việc thực hiện trật tự, văn minh
đô thị còn hạn chế, do đó việc tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên, trẻ em và phụ huynh về pháp luật, truyền thống đạo đức, truyền thống
và văn hoá Người Hà Nội, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giáo dục trật tự an toàn
giao thông càng có ý nghĩa quan trọng.
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của Chủ tịch UBND
Thành phố Hà Nội về việc thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị 2014”; Kế hoạch
số 4150/KH – SGD&ĐT ngày 14/2/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố về tổ
chức thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND về “Năm trật tự và văn minh đô thị 2014”; Kế
hoạch số 55/KH – PGD&ĐT của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện với mục đích
hưởng ứng “ Năm trật tự và văn minh đô thị 2014” gắn với công tác chăm sóc và giáo
dục trẻ nhằm xây dựng các nhà trường và các cơ sở giáo dục có khung cảnh đẹp,
đảm bảo sáng, xanh, sạch, đẹp, thông thoáng, an toàn tại các nhà trường, thân
thiện với trẻ. Giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ em và phụ huynh thấy rõ tầm
quan trọng trong công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống.
Trong đó, chú trọng hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật, truyền thống lịch
sử, văn hóa, lòng tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn, sống trung thực,
lành mạnh cho trẻ trong các nhà trường. Nâng cao ý thức tự giác, thực hiện nếp
sống văn minh thanh lịch, văn hóa học đường, nét đẹp văn hóa khi tham gia giao
thông, góp phần giảm tai nạn thương tích và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.


Được phân công là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường, khi
triển khai về tổ chức thực hiện Chỉ thị, tôi nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa
to lớn của việc hưởng ứng “Năm trật tự và văn minh đô thị” gắn với việc chăm sóc,
giáo dục trẻ. Làm thế nào để giáo viên, phụ huynh, học sinh tích cực tham gia
các hoạt động xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh đô thị một cách sâu
rộng, toàn diện không chỉ trong nhà trường mà còn tại mỗi gia đình nơi có trẻ
sinh hoạt.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên
môn hưởng ứng “Năm trật tự và văn minh đô thị” gắn với việc chăm sóc, giáo
dục trẻ em tại Trường mầm non B xã Liên Ninh” làm sáng kiến kinh nghiệm
của mình.

-1-


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
- Văn minh đô thị là toàn bộ những hoạt động về tinh thần và vật chất của
một trung tâm lớn về nhiều mặt của một vùng hay một quốc gia, ở một khía
cạnh khác nói đến văn minh đô thị là nói đến chuẩn mực văn hóa – các giá trị đã
được xác định để trở thành tiêu chí phấn đấu định hướng lâu dài.
- Nội dung giáo dục trật tự và văn minh đô thị trong trường mầm non:
+ Lòng yêu nước, tự hào dân tộc; chủ quyền biển đảo;
+ Giá trị truyền thống và văn hoá Người Hà Nội;
+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử và văn hoá giao thông;
+ Ý thức thực hiện pháp luật; tham gia có hiệu quả các hoạt động: Bảo vệ
môi trường; đảm bảo trật tự an toàn giao thông…
Tích hợp có hiệu quả trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp
các nội dung giáo dục pháp luật về biển đảo, môi trường, giao thông, chú trọng
kết hợp phổ biến giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức; lồng ghép hoạt động

phổ biến giáo dục pháp luật với các cuộc vận động, các phong trào thi đua và
các hoạt động kỷ niệm lớn trong năm (60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 60
năm giải phóng Thủ đô; 60 năm thành lập ngành GD&ĐT . . .)
Tập trung giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu,
kỹ năng giao tiếp trong gia đình, nhà trường và nơi công cộng. Chú trọng, nâng
cao giáo dục văn hoá giao tiếp, ứng xử với những người xung quanh, với thiên
nhiên, môi trường, trong đó những hành vi như biết chấp hành pháp luật, bảo vệ
môi trường, thực hiện văn hoá giao thông, nói lời cám ơn, xin lỗi, biết thông
cảm và sẻ chia… cần được giáo dục thường xuyên, đánh giá cụ thể theo nội quy
nhà trường để khen, chê rõ ràng đạt hiệu quả giáo dục cao.
Phối hợp với Hội khuyến học, Ban đại diện phụ huynh thiết lập mối quan
hệ chặt chẽ giữa 3 yếu tố gia đình – nhà trường – xã hội. Từ đó giáo dục trẻ ý
thức xây dựng gia đình hiếu học, gia đình văn hoá, tạo môi trường giáo dục tốt
cho trẻ.
- Mục tiêu của giáo dục trật tự và văn minh đô thị trong trường mầm non:
+ Nhằm xây dựng các nhà trường và các cơ sở giáo dục có khung cảnh
đẹp, đảm bảo sáng, xanh, sạch, đẹp thông thoáng an toàn tại các nhà trường,
thân thiện với học sinh.
+ Giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh thấy
rõ tầm quan trọng trong công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng
sống. Trong đó, chú trọng hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật, truyền
thống lịch sử, văn hóa, lòng tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn, sống
trung thực, lành mạnh cho học sinh trong các nhà trường.
+ Nâng cao ý thức tự giác, thực hiện nếp sống văn minh thanh lịch, văn
hóa học đường, nét đẹp văn hóa khi tham gia giao thông, góp phần giảm tai nạn
thương tích và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
- Về phương pháp giáo dục:
-2-



+ Tổ chức truyền thông, tọa đàm, giao lưu, hội thảo, chuyên đề hoặc các
hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, nói chuyện chuyên đề,
sinh hoạt đầu tuần...;
+ Sử dụng hệ thống thông tin đại chúng trong và ngoài nhà trường: Đài
phát thanh, tập san, bảng tin…;
+ Tiến hành hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan (băng zôn, cờ
phướn, khẩu hiệu…).
+ Tích hợp có hiệu quả trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp
các nội dung giáo dục về trật tự và văn minh đô thị.
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Đặc điểm tình hình chung:
Trường mầm non B Liên Ninh nằm ở phía Nam của huyện Thanh Trì, tiếp
giáp với huyện Thường Tín, có tốc độ đô thị hóa nhanh. Địa bàn phân tuyến
tuyển sinh gồm 3 thôn và 2 cụm dân cư. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề
nông, công nhân và buôn bán nhỏ. Là nơi nhiều dân các nơi đến ngụ cư thuê nhà
nên số trẻ không ổn định. Nhà trường có diện tích 2 khu là 8.666 m2 với 15 lớp
học xây dựng đạt chuẩn quốc gia và có 660 học sinh . Trường có hai khu cách
xa nhau 3km:
- Khu Nhị Châu có 4 lớp: 01 lớp nhà trẻ; 01 lớp MG bé; 01 lớp MG nhỡ;
01 lớp MG lớn. Tổng số học sinh của khu Nhị Châu là : 120 trẻ.
- Khu Phương Nhị có 11 lớp: 02 lớp nhà trẻ; 03 lớp MG bé; 03 lớp MG
nhỡ; 03 lớp MG lớn. Tổng học sinh khu Phương Nhị là: 540 trẻ.
* Số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường : 75 đồng chí trong đó :
+ Biến chế: 38 đồng chí (Chiếm 50,6%)
+ Hợp đồng huyện 32 đồng chí (Chiếm 42,6%)
+ Hợp đồng trường 5 đồng chí (Chiếm 6,8%)
- Tổng số giáo viên toàn trường là 50/ 75 ( Chiếm 66,7 %)
- 100% giáo viên có trình độ chuẩn: Trong đó trên chuẩn 15/50 chiếm 30%.
- Có 30 cô giáo đang theo học đại học sư phạm để nâng cao trình độ trên
chuẩn.

2. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của UBND huyện, Đảng ủy,
UBND xã Liên Ninh và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Giáo
dục và Đào tạo huyện;
- Năm 2014 xã Liên Ninh sẽ cơ bản hoàn thành “xây dựng nông thôn
mới” đây là việc rất thuận lợi cho công tác tuyên truyền thực hiện “Năm trật tự
và văn minh đô thị” đối với phụ huynh của nhà trường.
- Trường mới được xây dựng khang trang, thoáng mát với 15 phòng học và
đầy đủ các phòng chức năng; cơ sở vật chất phục vụ cho chương trình giáo dục
trẻ đầy đủ, hiện đại: Máy vi tính, máy chiếu, ti vi, đầu đĩa, đàn…..
-3-


- Đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn cao,
khả năng tiếp cận với định hướng đổi mới của giáo viên tốt, 100% cán bộ quản
lý và 98% giáo viên, nhân viên biết ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài
và giảng dạy.
- Một số giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm và nhiều năm đạt danh hiệu
giáo viên giỏi thành phố, cấp huyện như cô giáo: Trần Thị Thái Hà, Phùng Thị
Thu, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Hảo, Hoàng Thị Thu Hà... Luôn
chịu khó tìm tòi các hình thức lên lớp sáng tạo hiệu quả.
3. Khó khăn:
- Nhà trường có 2 khu cách xa nhau nên khó khăn cho việc chỉ đạo, tập
huấn, kiến tập chuyên môn.
- Xã Liên Ninh là một xã nằm ở xa trung tâm của huyện Thanh Trì, nhân
dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, trình độ dân trí không đồng đều, ý
thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế.
- Đội ngũ giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong tuyên truyền các phong
trào; lồng ghép các chủ đề để tuyên truyền, giáo dục học sinh.
- Học sinh độ tuổi mẫu giáo nên việc lựa chọn nội dung, hình thức giáo

dục về trật tự và văn minh đô thị để đưa vào các môn học còn khó khăn.
III. Các biện pháp:
1. Xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn hưởng ứng “Năm trật tự và
văn minh đô thị ” gắn với hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Kế hoạch là chương trình hành động tổng quát, là lên kế hoạch triển khai
và phân bổ các nguồn lực quan trọng để đạt được những mục tiêu cơ bản toàn
diện và lâu dài của nhà trường nói chung và tổ chuyên môn nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, khi được triển khai Chỉ thị của thành
phố, kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
Thanh Trì.... Bám sát vào Chỉ thị cũng như kế hoạch hướng dẫn của Phòng Giáo
dục huyện và kế hoạch của nhà trường, dựa trên tình tình thực tế của tổ chuyên
môn và học sinh. Tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiện của tổ chuyên môn nhằm
định hướng, hướng dẫn giáo viên thực hiện một cách cụ thể để việc hưởng ứng
“Năm trật tự và văn minh đô thị ” gắn với việc chăm sóc giáo dục trẻ một cách hiệu
quả nhất.

-4-


KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO CÁC TỔ CHUYÊN MÔN
HƯỞNG ỨNG “NĂM TRẬT TỰ VÀ VĂN MINH ĐÔ THỊ”
GẮN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
NĂM HỌC 2013 - 2014
Thời gian
thực hiện

Người thực
hiện

Nội dung công việc


Biện pháp thực hiện

- Chỉ đạo các khối chuyên
môn trang trí môi trường
sáng, xanh, sạch đẹp trong
và ngoài lớp học.

- Đưa ra các yêu cầu cụ
thể về việc xây dựng môi
trường trong và ngoài lớp
học sáng, xanh sạch đẹp.
Yêu cầu giáo viên lựa
chọn nguyên vật liêu
trang trí gần gũi với thiên
nhiên, mầu sắc phù
hợp….

- Chỉ đạo tổ trưởng tổ
chuyên môn cùng giáo viên
các khối xây dựng phiên
chế chương trình theo đúng
khung chương trình giáo
dục mầm non mới đồng
thời lựa chọn các nội dung
giáo dục tích hợp “ trật tự
văn minh đô thị” phù hợp
với lứa tuổi của trẻ.

- Thống nhất cùng giáo

viên dự kiến theo các
khối những chủ đề sẽ
thực hiện trong năm học
2013 - 2014. Trên cở sở
đó chọn lọc, các nội dung
giáo dục phù hợp gắn với
nội dung “Năm trật tự và
văn minh đô thị” sao cho
nội dung phù hợp với
từng chủ đề.

Tháng 9 - Chỉ đạo giáo viên khảo
năm 2013 sát, đăng ký các đồ dùng
thiết yếu để tổ chức các
hoạt động chăm sóc giáo
dục trẻ.VD: những dụng cụ
chăm sóc cây làm vườn,
ủng…….

- Đưa ra mẫu đăng ký:
Tên đồ dùng, số lượng,
kích thước, đồ dùng đồ
chơi đó phục vụ cho nội
dung giáo dục gì, chủ đề
nào?....

- Phó hiệu
trưởng phụ
trách chuyên
môn và giáo

viên các khối
lớp.

- Xây dựng kế hoạch tập
huấn bồi dưỡng về phần
nhận thức, kiến thức, cho
giáo viên tranh thủ các
ngày buổi chiều từ 3h30’
chia giáo viên làm 3 ngày

- Phó hiệu
trưởng phụ
trách chuyên
môn + giáo
viên.

Tháng 8
năm 2013

- Tổ chức tập huấn nâng
cao nhận thức, kiến thức,
kỹ năng cho giáo viên
trong việc tuyên truyền và
giáo dục trẻ gắn với “Năm
-5-

Phó hiệu trưởng
phụ trách
chuyên môn;tổ
trưởng chuyên

môn các khối
và giáo viên các
các khối.


trật tự và văn minh đô thị”. để tham gia tập huấn đầy
đủ.
- Chỉ đạo khối mẫu giáo bé
kiến tập các hoạt động giáo - Bồi dưỡng kỹ năng
dục gắn với giáo dục “giao bằng cách cho giáo viên
tiếp văn minh” giữa cô và thực hiện kiến tập tại các
trẻ, giữa các trẻ trong lớp, khối lớp hoạt động chăm
theo chủ đề “ Trường mầm sóc giáo dục trẻ. Trên
non thân yêu của bé”
thực tế đó rút kinh
nghiệm nâng các trình độ
chuyên môn và kỹ năng
sư phạm.
Tháng 10 - Tổ chức kiến tập các hoạt
năm 2013 động giáo dục trẻ khối mẫu
giáo nhỡ trong chủ đề “Gia
đình” gắn với một số nội
dung sử dụng đồ dùng hiệu
quả, tiết kiện năng
lượng…..
-Khối nhà trẻ tổ chức kiến
tập các hoạt động chăm sóc
giáo dục trẻ gắn với nội
dung giáo tiếp “văn minh”
của cô và trẻ, giữa các bạn

trong lớp, trẻ mạnh dạn tự
tin
- Tổ chức hội giảng chào
mừng ngày 20-11 kết hợp
Tháng 11 chấm thi giáo viên giỏi cấp
năm 2013 trường, đánh giá cao những
hoạt động chăm sóc giáo
dục trẻ gắn với thực hiện
“văn minh và trật tự đô thị”

- Nghiên cứu kỹ các bước
giáo viên tổ chức các
bước chăm sóc giáo dục
trẻ gắn với nội dung tích
hợp một cách hiệu quả
nhẹ nhàng, tổ chức cho
100% giáo viên được
kiến tập theo 2 ca.

Phó hiệu
trưởng phụ
trách chuyên
môn +Tổ trưởng
chuyên môn
khối 3 tuổi +
giáo viên khối 3
tuổi

- Phó hiệu
trưởng phụ

trách chuyên
môn + Tổ
trưởng chuyên
môn và giáo
viên các lớp.

- Tập trung 100% giáo
viên, lấy ý kiến chia sẻ,
đóng góp sau buổi kiến
tập, từ đó đúc rút ra các
kinh nghiệm tổ chức.
- Họp, phát động, phổ - Ban thi đua +
biến rộng rãi các biểu giáo viên.
điểm chấm thi. Bảng
điểm chấm không những
chấm nội dung giáo dục
mà còn chấm trang trí
môi trường lớp học, phối
hợp giữa các cô trong
lớp, kỹ năng của trẻ….

Tháng 12 - Tổ chức kiến tập những Lựa chọn, sắp xếp tổ - Hiệu phó
năm 2013 hoạt động đạt giải cao. Và chức để 100% giáo viên chuyên môn +
nội dung giáo dục trẻ gắn được tham gia kiến tập
giáo viên.
với nội dung giáo dục nghề
truyền thống của địa
phương Hà Nội, giáo dục
-6-



lòng biết ơn và yêu quý
một số nghề như: chú bộ
đội hải quân…..
Tháng 01 - Bồi dưỡng lý thuyết và - Căn cứ vào kết quả dự
năm 2014 thực hành cho giáo viên thi của cấp cơ sở để định
tham gia hội thi giáo viên hướng cho giáo viên.
giỏi cấp Huyện, định
hướng cho giáo viên sáng
tạo các nội dung giáo dục
gắn với việc thực hiện
“Năm trật tự và văn minh
đô thị”
-Xây dựng chương trình
-Chỉ đạo tổ chuyên môn dựa vào điều kiện của nhà
kết hợp với công đoàn, chi trường và phụ huynh để
đoàn thực hiện Tết trồng xây dựng chương trình
cây và tổ chức hội chợ đón xuân Giáp Ngọ cho
trẻ tiết kiệm, mạng đậm
xuân Giáp Ngọ cho trẻ
nét truyền thống của địa
phương, dân tộc. Thu hút
được trẻ và phụ huynh
tham gia nhiệt tình.

Tháng 02
năm 2014

Tháng 03
năm 2014

Tháng 04
năm 2014

- Phát động phong trào
“Thi đua xây dựng nếp
sống văn minh trong và
ngoài lớp học”.

- BGH + giáo
viên dự thi.

Bam giám hiệu,
công đoàn, đoàn
thanh niên, giáo
viên và học
sinh, phụ huynh
cùng tham gia

- Họp thông qua kế hoạch - Ban thi đua +
phát động phong trào “ giáo viên.
Sưu tâm các bài viết, tổ
chức các hoạt động để
tham gia hưởng ứng
phong trào của nhà
trường, thông qua tiêu
chí, hình thức phát động,
hình thức khen thưởng.

- Sắp xếp thời gian, lựa - Phó hiệu
- Tổ chức kiến tập các hoạt chọn hình thức để 100% trưởng phụ

động tham dự “Hội thi giáo viên được tham gia trách chuyên
môn + giáo
giáo viên giỏi cấp Huyện” kiến tập.
viên.
- Triển khai đánh giá chất - Thông qua các tiêu chí, - Phó hiệu
lượng giáo dục trẻ cuối nội dung, hình thức đánh trưởng phụ
năm.
giá.
trách chuyên
môn + giáo
viên.
-7-


Tháng 05
năm 2014

- Tổng kết, tuyên dương
khen thưởng những cá
nhân có thành tích trong
việc hưởng ứng “ Năm
trật tự và văn minh đô thị”
gắn với việc chăm sóc giáo
dục trẻ.

- Tổ chức kết hợp cùng
lễ tổng kết năm học.

- Ban thi đua.


Kết quả đạt được: Vì đã áp dụng, thực hiện biện pháp này từ đầu năm và
xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế nên khi thực hiện rất phù hợp, giúp
tôi không bị động trong công việc. Với kế hoạch xuyên suốt trong năm học như
vậy đã thực hiện trong từng học kỳ, từng tháng, từng tuần. Tôi có kế hoạch rõ
ràng đối với từng khối lớp, từng giáo viên, nhằm đôn đốc thực hiện và kiểm tra
việc hưởng ứng “Trật tự, văn minh đô thị” gắn với việc chăm sóc, giáo dục trẻ,
đồng thời là mốc để giáo viên có hướng phấn đấu. Căn cứ vào kế hoạch đã xây
dựng, tôi tiếp tục đưa ra các biện pháp tiếp theo để chỉ đạo tổ chuyên môn
hướng ứng gắn với việc chăm sóc giáo dục trẻ một cách tốt nhất.
2. Chỉ đạo đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền nội dung “trật
tự văn minh đô thị” gắn với việc chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
Trước sự phát triển của hệ thống thông tin hiện nay thì vai trò của việc
tuyên truyền ngày càng quan trọng nhất là khi thực hiện chức năng tuyên truyền
kịp thời đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước một cách sinh động đến với
mọi người một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm...
Từ những suy nghĩ đó, tôi luôn trăn trở làm sao để tuyên truyền nội dung
“Trật tự văn minh đô thị” đến với cán bộ, giáo viên, nhân viên một cách gần gũi
nhất với giáo dục mầm non chứ không phải thực hiện với các đối tượng khác.
Làm sao để phụ huynh học sinh quan tâm đến các nội dung giáo dục trẻ cùng
đồng hành với nhà trường thực hiện tốt nội dung chương trình được giao. Làm
sao để trẻ tiếp thu các kiến thức, kỹ năng, thái độ một cách nhẹ nhàng, không
giáo điều, gò ép trẻ. Tôi đã bám sát kế hoạch và nội dung của chương trình đồng
thời tìm hiểu kỹ các nội dung chỉ đạo thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô
thị” của Sở Giáo dục thành phố, Phòng Giáo dục huyện Thanh Trì để tuyên
truyền cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh các nội dung sau:
- Tuyên truyền, giáo dục về lòng yêu nước, tự hào dân tộc, chủ quyền biển
đảo.
* Với giáo viên:
Thông qua các buổi họp chuyên môn xây dựng các nội dung trao đổi học
tập các kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội Việt Nam. Những kiến thức đó tuy

không mới nhưng là dịp mà chị em trong tổ cùng trao đổi thông qua các câu hỏi
gợi mở của tổ trưởng chuyên môn. Thông qua các buổi sinh hoạt đó mỗi buổi sẽ
gắn với các chủ đề khác nhau để giáo viên tự tìm hiểu trao dồi kiến thức, trang
-8-


bị kiến thức cho mình vững vàng trước khi dạy trẻ. Từ đó giáo viên tự tin hơn
khi cung cấp các kiến thức cần thiết phù hợp với trẻ.
Tổ chuyên môn kết hợp với đoàn thanh niên tham gia ủng hộ “Vì Trường
Sa thân yêu” với các hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi nhằm quyên góp ủng
hộ học sinh Trường Sa.
Những hoạt động sôi nổi đó là cách tuyên truyền tốt nhất khơi dậy tình
yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc của các cô giáo để từ đó các cô có
trách nhiệm truyền tình yêu đó vào các con - các thế hệ tương lai của đất nước.

(Ảnh sinh hoạt chuyên môn với Đề tài ” Trường Sa thân yêu”)
* Với trẻ:
Lồng ghép giáo dục trẻ các độ tuổi lòng yêu nước qua các câu chuyện, bài
thơ, vè, ca dao về quê hương, đất nước. Đặc biệt lồng ghép giáo dục về tài
nguyên môi trường biển, hải đảo vào các hoạt động cho trẻ 5 tuổi. Giáo viên đã
đưa nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình
theo hướng tích hợp nhẹ nhàng, hợp lý trong các chủ đề, các hoạt động, không
gây quá tải trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non cụ thể như: trong
giờ học ngoài hướng dẫn bằng lời, các giáo viên sẽ trình chiếu cho các trẻ xem
hình ảnh, phim tài liệu về biển, đảo, chú hải quân đứng gác…. Những hình ảnh
minh họa sinh động đó đã giúp trẻ dễ dàng làm quen những khái niệm lãnh thổ,
biển đảo, chú lính hải quân, tàu thuyền...
Ví dụ ở chủ đề Nghề Nghiệp giáo viên 5 tuổi cô Nguyễn Thị Hạnh đã lựa
chọn nội dung làm quen văn học cho trẻ 5 tuổi với đề tài thơ: Chú bội đội hải
quân, tác giả Mai Thanh Hải. Một nội dung giáo dục gần gũi với trẻ, trẻ rất thích

trải nghiệm với các hình ảnh đoạn phim chú bộ đội ngoài đảo xa mà cô mang
lại. Đó là nơi khơi dậy trẻ tình yêu, mơ ước ngày từ lứa tuổi mầm non.
Ở chủ đề: Nước và các hiện tượng nhiên nhiên, cô giáo Trần Thị Thái Hà
lại lựa chọn nội dung khám phá với đề tài: Du lịch biển Việt Nam. Thông qua
các hoạt động trò chơi rất nhẹ nhàng phù hợp cô đã cung cấp cho trẻ biết tên gọi
-9-


và đặc điểm nổi bật của một số bãi biển nổi tiếng của Việt Nam. Thông qua đó
khơi dậy tình yêu biển, biết một số kỹ năng khi đi du lịch biển, giáo dục bảo vệ
môi trường biển.

(Ảnh tổ chức hoạt động của cô Nguyễn Thị Hạnh)
Không những chỉ tuyên truyền các nội dung đó trong các hoạt động giáo
dục. Tổ chuyên môn còn kết hợp với nhà trường, phụ huynh để tổ chức một số
hoạt động ngoại khóa nhằm cho trẻ giao lưu, học hỏi thể hiện năng khiếu của trẻ
và mạnh dạn tự tin trong giao tiếp như cuộc thi vẽ về biển, cho trẻ thăm quan
Lăng Bác…Từ các hoạt động đó phụ huynh cũng gần gũi hơn và có sự kết hợp
chặt chẽ hơn với nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ gắn với nội dung
giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chủ quyền biển đảo Việt Nam.

( Ảnh trẻ thăm qua Lăng Bác)
- Tôn vinh những giá trị truyền thống và văn hóa Người Hà Nội.
Tiêu chí học sinh lễ phép – chăm ngoan; Nhà giáo mẫu mực, kỹ năng
giao tiếp, ứng xử;
- 10 -


* Đối với giáo viên:
Tổ chuyên môn kết hợp với công đoàn nhà trường tổ chức cuộc thi viết kỷ

niệm 60 năm thành lập ngành giáo dục thủ đô. Để giáo viên tìm hiểu thêm
truyền thống của ngành từ đó thêm yêu nghề, tâm huyết với nghề mình đã chọn.
Thông qua buổi họp chuyên môn tọa đàm về nội dung người phụ nữ thủ
đô xưa và nay. Các tổ chuyên môn sưu tầm các nội dung câu truyện nói về phụ
nữ thu đô xưa và nay để giáo viên cùng tìm hiểu phát huy các truyền thống tốt
đẹp xưa và nâng cao vai trò của người phụ nữ thủ đô hiện đại nhưng vẫn giữ
được nét truyền thống mang đậm nét duyên dáng của phụ nữ Hà Thành
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch vẫn người Tràng An
Từ đó giáo viên sẽ có kiến thức và kỹ năng giáo tiếp văn minh, thanh lịch
hơn nữa với đồng nghiệp, với phụ huynh và nhất là với trẻ.
* Đối với trẻ:
Nội dung “Tôn vinh những giá trị truyền thống và văn hóa người Hà Nội”
chính là “Giáo dục lễ giáo cho trẻ trong các trường mầm non” là giúp trẻ có
hiểu biết, có hành vi ứng xử và thái độ đúng đối với các mối liên quan trực tiếp
đến cuộc sống hàng ngày của trẻ ở mức độ đơn giản, hình thành kỹ năng tự phục
vụ bản thân, biết ứng xử trong gia đình, ở trường lớp và với môi trường tự nhiên
- xã hội.
Trẻ biết tên mình, vị trí của mình ở trường, ở nhà... Biết tình trạng sức
khoẻ, ý thích, nhu cầu của bản thân. Biết cách đi, đứng, ngồi lịch sự, có thói
quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, thói quen tự phục vụ bản thân và một số thói quen
khác trong sinh hoạt hàng ngày. Biết tên gọi, cách xưng hô, công việc, đặc điểm,
sở thích của các thành viên trong gia đình. Yêu thương, quý mến những người
thân. Biết thưa gửi, vâng dạ, không nói trống không, không nói leo, xưng hô
thân mật, giúp đỡ người thân, quan tâm đến mọi người khi ốm đau, mệt mỏi,
biết giữ trật tự trong nhà.... Biết gọi tên bạn, tên các anh, chị ở lớp lớn hơn, biết
ý thích, khả năng đặc biệt của bạn. Nhường nhịn bạn khi chơi, giúp bạn khi cần
thiết, không đánh bạn và gây gổ, cãi nhau. Biết chơi cùng nhau, chia sẻ. Không
bắt nạt bạn yếu.
Những nội dung đó tuy rất đơn giản nhưng để trẻ có thói quen và kỹ năng

đó là cả một quá trình chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, hàng giờ. Đòi hỏi giáo
viên cần tận tình, có trách nhiện và gương mẫu bởi cô giáo chính là tấm gương
sáng nhất để trẻ mầm non học theo từ lời ăn, tiếng nói đến các cử chỉ, hành động
trong các hoạt động trong ngày. Tổ chuyên môn tổ chức các buổi kiến tập cho
giáo viên trẻ thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong ngày. Để giáo
viên trẻ nâng cao chuyên môn nghiệp vụ có kỹ năng xử lý các tình huống sư
phạm từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Tổ chức các ngày hội, ngày lễ thu hút trẻ và phụ huynh tham gia. Từ đó
tuyên truyền các nội dung giáo dục trẻ với phụ huynh. Và giáo dục trẻ biết và có
cảm xúc với một số ngày hội, ngày lễ. Biết ý nghĩa và thích thú đón chờ các
ngày lễ (Trung Thu, 20/11, Ngày Tết Nguyên Đán…..) Thể hiện thông qua các
- 11 -


hành vi: chuẩn bị các chương trình văn nghệ, đồ chơi, quà để tặng, rủ mọi người
cùng tham gia ngày hội, ngày lễ. Biết tên các hoạt động cơ bản về các sự kiện
văn hoá thể thao. Đó là nơi trẻ thể hiện cá tính, khả năng giáo tiếp ứng xử, là nơi
mà giáo viên dễ tuyên truyền nhất.
Đặc biệt thông qua đó, trẻ phải biết đặc điểm nổi bật về truyền thống quê
hương: Nghề truyền thống, Ngày kỷ niệm lớn, danh lam thắng cảnh, các vị anh
hùng dân tộc. Biết các bài hát, bài thơ về quê hương mình. Tự hào về truyền
thống quê hương và thể hiện tình cảm yêu thích.
Trẻ thích thú lắng nghe và tích cực tham gia vào các hoạt động tìm hiểu
về quê hương. Hiểu biết về một số truyền thống văn hoá của thủ đô Hà Nội dân
tộc Việt Nam. Biết một số nét đặc trưng của dân tộc: áo dài dân tộc, quần áo dân
tộc, làn điệu dân ca các vùng miền. Trẻ vui thích và cảm hứng khi được mặc
trang phục các dân tộc…

(Ảnh tổ chức hội chợ Tết Nguyên đán)
- Văn hóa giao thông.

Giao thông của thủ đô Hà Nội luôn là vấn đề nóng trong những năm gần
đây. Tuy đã có nhiều chuyển biến xong về lâu dài vẫn còn nhiều điều cần quan
tâm trong nội dung “Trật tự và văn minh đô thị”. Tuyên truyền và phối hợp với
Phụ huynh trong công tác giáo dục ý thức chấp hành trật tự an toàn giao thông,
một biện pháp không thể thiếu khi giáo dục cho trẻ.
Tổ chức họp phụ huynh cùng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường,
tuyên truyền, nhắc nhở, ký cam kết về việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi ngồi
trên môtô, xe gắn máy tham gia giao thông.
Đối với trẻ việc tuyên truyền thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ. Trẻ làm quen với một số phương tiện giao thông: đường bộ, đường sắt,
đường thủy và đường hàng không. Ngồi trên xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy, tàu
hỏa, thuyền an toàn; đi bộ an toàn. Nhận biết tín hiệu giao thông đường bộ, biển
báo hiệu giao thông đường bộ (biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu
- 12 -


lệnh, biển chỉ dẫn) về mầu sắc, hình dạng, quy định. Từ những hành vi thói quen
ngay từ còn ở lứa tuổi mầm non sẽ tạo được nếp sống văn minh khi tham gia
giao thông. Biết nhường người già và em nhỏ khi đi các phương tiện công cộng.
Biết xếp hàng.....
- Tích cực tham gia có hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường; kỹ
năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Công tác tuyên truyền các hoạt động bảo vệ môi trường hàng năm nhà
trường luôn chú trọng. Song trong năm học này để hưởng ứng “Trật tự và văn
minh đô thị” nhà trường luôn đặt lên hàng đầu. Không những đối với cán bộ,
giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường mà nhà trường còn kêu gọi kết
hợp với đoàn thanh niên thôn, xã cùng tham gia các hoạt động tuyên truyền làm
sạch môi trường tạo cảnh quan của xã. Với các hoạt động đó thu hút được sự
quan tâm của rất nhiều nhân dân trong thôn cùng hưởng ứng để môi trường sáng
và an toàn hơn. Cùng cho mọi người ký cam kết không để rác ra ngoài đường,

không thả xúc vật ra đường ảnh hưởng đến giao thông và vệ sinh đường làng,
ngõ xóm. Tổ chuyên môn kết hợp với chi đoàn nhận vệ sinh đài tưởng niệm của
xã Liên Ninh nhằm tuyên truyền sâu rộng đến mỗi giáo viên, nhân viên “Uống
nước nhớ nguồn” Với các hoạt động đó, nhà trường hàng tuần vào chiền thứ sáu
tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng lao động vệ sinh trong và ngoài trường
tạo không khí sôi nổi, đoàn kết trong các hoạt động tập thể, tạo thói quen vệ sinh
trong cộng đồng.

( Ảnh Đoàn thanh niên viếng nghĩa trang liệt sỹ xã và dọn vệ sinh bồn cây)
Đối với trẻ, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các
hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, sinh hoạt dựa vào tình hình của lớp,
khả năng thực tế của trẻ. Trong các khối lớp đều có lịch vệ sinh, trực nhật theo
tuần, ngày. Giáo viên chọn để đưa vào nội dung bài dạy từ những nguyên vật
liệu có thể tạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu "học mà chơi, chơi mà
học" cho trẻ để đảm bảo hiệu quả đạt được của công tác luôn ở mức cao nhất.
Giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môi trường bẩn. Hình
- 13 -


thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ
chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết rửa
tay sau khi đi vệ sinh xong. Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày.
Hướng dẫn trẻ cách gieo hạt, trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho
lớp. Giúp cho trẻ hiểu cây xanh rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi
trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn, để tạo môi trường sáng, xanh, sạch, an toàn.
* Kết quả:
Thông qua các hoạt động tuyên truyền sát, sâu, rộng phù hợp với địa
phương, nhà trường, phụ huynh và với trẻ. Tổ chuyên môn đã thu được một số
kết quả như sau:
- Giáo viên: Có kiến thức về tự nhiên xã hội, nâng cao kỹ năng tuyên

truyền cũng như kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên tự tin trong các hoạt
động tập thể. Thể hiện cụ thể: Giáo viên tham gia thi lý thuyết trong hội thi giáo
viên dạy giỏi cấp trường và cấp huyện 100% đều đạt từ 8 điểm trở lên. Trong
phần thi thực hành 100% giáo viên tham gia đều đạt kết quả tốt.
Tạo cho giáo viên có thói quen nề nếp vệ sinh môi trường trong và ngoài
lớp học. Giáo viên nhiệt tình tham gia các phong trào của nhà trường, thôn xóm,
cụm dân cư. Trong các phong trào tập thể đó giúp giáo viên đoàn kết gắn bó tạo
không khí sôi nổi, nhiệt tình với các hoạt động của nhà trường.
Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình
trong việc đảm bảo an ninh, trật tự trong trường.
100% cán bộ, giáo viên trong trường cam kết không sinh con thứ 3, không
mắc các tệ nạn xã hội.
- Với phụ huynh: Luôn quan tâm đến nội dung chương trình giáo dục của
nhà trường hỗ trợ nhiệt tình các loại nguyên vật liệu cho giáo viên ở lớp. Kết
hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Cùng hưởng
ứng tổ chức một số ngày lễ hội cho trẻ, từ đó tạo không khí thân thiện, gần gũi
giữa phụ huynh với nhà trường, phụ huynh với giáo viên đó là điều kiện tốt nhất
để chăm sóc giáo, dục trẻ
- Với học sinh:
100% trẻ 5 tuổi biết kể tên một số bãi biển, vịnh, đảo và quần đảo nơi
thăm quan tắm biển nổi tiếng của Việt Nam, biết một số tài nguyên nổi bật mà
biển đem lại như: cá, tôm, cua...nhiều chất dinh dưỡng, tài nguyên ...
Trẻ tự tin, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể có kỹ năng giao tiếp,
ứng xử tốt trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
100% trẻ ở lớp bước đầu có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm
đơn giản, có thói quen tham gia các hoạt động vệ sinh và bảo vệ môi trường.
3. Chỉ đạo nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật, truyền thống đạo đức,
kỹ năng văn hóa giao tiếp, ứng xử cho trẻ


- 14 -


Để thay đổi diện mạo của Thủ đô theo hướng “Trật tự văn minh” thì mọi
người đều cần có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ và nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật. Đó là yêu cầu cần thiết và bắt buộc đối với mỗi công
dân. Từ việc chấp hành đó thì mới nâng cao được truyền thống đạo đức và kỹ
năng văn hóa giao tiếp ứng xử cho trẻ. Mà giáo dục mầm non là nơi đặt nền
móng đầu tiên cho việc giáo dục đó. Làm thế nào để nội dung giáo dục pháp luật
đến với trẻ một cách tự nhiên để tiếp thu nhưng trẻ lại phải hiểu đó là nội dung
bắt buộc phải thực hiện?
Vì vậy mà việc nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật, truyền thống đạo
đức, kỹ năng văn hóa giáo tiếp, ứng xử cho trẻ cần quan tâm hàng đầu. Trẻ mầm
non không giống các cấp học khác, trẻ học các đó nội dung thông qua hoạt động
vui chơi. Vì vậy, mà giáo viên cần phải lựa chọn nội dung, hình thức, kiến thức
phù hợp với trẻ. Từ đó hình thành thói quen kỹ năng chấp hành pháp luật từ lứa
tuổi mầm non.
- Chỉ đạo giáo viên kết hợp phổ biến giáo dục pháp luật với giáo dục đạo
đức, lồng ghép với các cuộc vận động, các phong trào thi đua và các hoạt động
kỷ niệm lớn trong năm, trong các hoạt động giao lưu ngoại khóa.
Ví dụ trong các trò chơi giao lưu giữa các lớp trong chủ đề giao thông.
Giáo viên có thể lựa chọn trò chơi của chủ đề, sau đó đưa cách chơi, luật chơi
lồng ghép nội dung giáo dục luật giáo thông cho trẻ chơi. Khi trẻ tham gia chơi,
trẻ phải tuân thủ cách chơi, luật chơi đó và đó là cách nhẹ nhàng, gần gũi phổ
biến pháp luật đến với trẻ mầm non.
- Tích hợp nội dung giáo dục truyền thống đạo đức trong các môn học và
hoạt động ngoài trời, vui chơi...
+ Giáo viên cần dạy trẻ có thói quen văn minh giao tiếp với những người
xung quanh như: Biết kính trọng, chào hỏi, lễ phép khi gặp người lớn, biết cảm
ơn khi được người khác giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm phiền người khác. Chơi

đoàn kết, nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè và các em nhỏ, biết chia sẻ tình cảm với
mọi người xung quanh. Bên cạnh đó cần phải giáo dục trẻ có những hành vi văn
hóa, vệ sinh như: giữ mặt mũi, chân tay sạch sẽ, ăn uống gọn gàng…
Cần rèn cho trẻ có thói quen bảo vệ, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, cất đúng
nơi quy định thật gọn gàng, ngăn nắp, có thói quen văn minh khi ở nơi công
cộng: không vứt rác bừa bãi hay vẽ bẩn lên tường, không bẻ cành cây hoặc ngắt
hoa nơi công cộng. Việc giáo dục ý thức đạo đức là việc làm giúp trẻ hiểu tính
đúng đắn của các chuẩn mực hành vi đạo đức mà người lớn yêu cầu trẻ thực
hiện.
- Tổ chức cho trẻ luyện tập để hình thành kỹ năng, kỹ xảo, thói quen giao
tiếp có văn hóa. Đây là khâu quan trọng nhất của công tác giáo dục hành vi giao
tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo. Hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ chỉ có thể
được hình thành trong điều kiện trẻ phải biết và hiểu các chuẩn mực, các quy tắc
và cố gắng thực hiện theo các chuẩn mực đó trong cuộc sống hàng ngày. Trong
qúa trình trẻ luyện tập trẻ tự rút ra cho mình kinh nghiệm hành động và được
thực hiện trong điều kiện nhất định, được củng cố và trở thành thói quen.
- 15 -


+ Đối với trẻ ở lứa tuổi này, trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui
chơi, trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống.
Trẻ lớn lên, học hành và khám phá thông qua các trò chơi. Các hành động chơi
đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng.
Trong khi trẻ chơi, cô là người quan sát và hướng dẫn trẻ biết cách giao
lưu với các bạn trong nhóm, biết chào hỏi lễ phép, cảm ơn bạn khi được bạn
giúp đỡ, xin lỗi bạn khi mình mắc lỗi, khi được nhận quà, nhận đồ chơi từ bạn
khác thì phải biết nhận bằng 2 tay. Cô luôn là người theo sát trẻ, uốn nắn trẻ kịp
thời khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Từ đó sẽ giúp trẻ hình thành những thói
quen, hành vi văn minh trong giao tiếp.
+ Giáo viên cần phải giáo dục các hành vi đạo đức cho trẻ ở mọi lúc, mọi

nơi nhất là giờ đón và trả trẻ, cô luôn là người gương mẫu nên phải ân cần và
chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ, uốn nắn rèn luyện cho trẻ có thói quen
chào cô, chào bạn khi đến lớp và khi ra về, biết chào tạm biệt bố mẹ khi đi học,
và chào hỏi mọi người khi đi học về.
Trẻ mẫu giáo rất giàu tình cảm, trong mọi hành động đều chịu chi phối
của tình cảm. Một hành vi tốt của trẻ thường do cảm xúc khi được khích lệ khen
ngợi hoặc do tình yêu, lòng mong muốn giúp đỡ người mà trẻ yêu mến thúc đẩy.
Những hành vi đạo đức của trẻ chỉ thực hiện được định kì khi trẻ phân biệt được
điều tốt, điều xấu. Những hành vi ứng xử nào, cần được làm như thế nào?
Những hành vi nào không nên làm và không được làm.
Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho trẻ cần được thực hiện hàng ngày
liên tục, thường xuyên, cần luôn luôn làm giàu vốn kinh nghiệm đạo đức cho trẻ.
Cô giáo phải gần gũi, yêu thương và trò chuyện với trẻ một cách cởi mở, tự
nhiên để trẻ tự bộc lộ bản thân.
+ Như chúng ta đã biết truyền thống của người Việt Nam ta luôn Tôn sư
trọng đạo. Vì vậy thông qua các hoạt động tổ chức ngày giỗ Tổ Hùng Vương,
ngày 20/11, Tết cổ truyền… Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, giáo viên tổ
chức các hoạt động văn nghệ để chào mừng, đồng thời ôn luyện truyền thống
của dân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc.
Giáo dục trẻ biết kính trọng những người đã hi sinh cho lợi ích của dân
tộc, lợi ích trồng người. Từ đó nhằm hình thành cho trẻ lòng tự hào, kính yêu
đối với người lớn tuổi, qua đó khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu thành người
có ích cho xã hội.
+ Ngoài ra, để việc giáo dục đạo đức cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất thì giáo
viên cần phải phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh. Trong buổi họp chuyên
môn tôi đã chỉ đạo giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tầm quan
trọng của việc giáo dục đạo đức đối với trẻ mẫu giáo, nhất là trong thời kì hội
nhập của nước ta, tiếp nhận nhiều nền văn hóa và trò chơi giải trí đã ảnh hưởng
một phần không nhỏ về hành vi văn minh của trẻ.
Trẻ có thể đối xử thô bạo với bạn sau khi xem một đoạn phim hành động,

hay trẻ không vâng lời bố mẹ khi bố mẹ không đồng ý cho trẻ chơi điện tử.

- 16 -


Chính vì vậy, cô giáo, phụ huynh nhận thức rõ ý nghĩa của vấn đề đạo đức, rồi
cùng kết hợp với nhà trường giáo dục trẻ.
Giáo viên, phụ huynh cần có kiến thức cách nuôi dạy con theo khoa học
và cách giáo dục đạo đức, hành vi giáo dục đạo đức phù hợp để phụ huynh kết
hợp cùng cô dạy trẻ khi ở nhà. Từ đó phụ huynh sẽ dành nhiều thời gian để ý
đến con và dạy dỗ uốn nắn, sửa sai cho con kịp thời hơn.
Bên cạnh đó cần thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học
tập cũng như sự tiến bộ đạo đức của trẻ để phụ huynh nắm bắt kịp thời.
* Kết quả:
Thông qua hoạt động tăng cường, nâng cao hiệu giáo dục lồng ghép giáo
dục pháp luật, đạo đức, kỹ năng giáo tiếp văn hóa ứng xử vào các hoạt động
chăm sóc giáo dục trẻ, các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường đạt được
những kết quả đáng khích lệ như sau:
+ 95% trẻ đạt yêu cầu ở nội dung phát triển nhân thức: Trẻ có những kiến
thức cơ bản về một số quy định giao thông, như khi tham gia giao thông phải
chấp hành theo điều khiển của cảnh sát giao thông hay theo đèn tín hiệu giao
thông, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm…
+ 98% trẻ đạt yêu cầu ở nội dung phát triển tình cảm quan hệ xã hội.
Trẻ được hình hành những thói quen, hành vi văn minh, biết chào hỏi khi
có khách đến, biết trao và nhận bằng 2 tay, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, cô
giáo, ông bà, cha mẹ… Các bạn trong lớp chơi với nhau rất đoàn kết, không
tranh giành đồ chơi của nhau, biết chia sẻ tình cảm với mọi người, luôn yêu quý,
kính trọng cô giáo và người lớn.
+ 100% trẻ thích tham gia các hoạt động tập thể của nhà trường, trẻ mạnh
dạn tự tin giao tiếp văn minh với người lớn và các bạn trong lớp, trong trường.

4. Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng môi trường trong và ngoài, lớp
xanh, sạch, đẹp, an toàn:
Xây dựng Trường mầm non sáng, xanh sạch, đẹp, an toàn là một trong
những nội dung quan trọng hưởng ứng “Năm trật tự và văn minh đô thị” của
Trường mầm non B xã Liên Ninh. Trên cơ sở đó, tôi đã chỉ đạo Tổ chuyên môn
thực hiện tốt các tiêu chí đảm bảo môi trường sáng, xanh sạch, đẹp, an toàn.
Đối với trẻ mầm non thì môi trường giáo dục đặc biệt quan trọng. Môi
trường lớp học không những chỉ thu hút trẻ theo đúng đặc điểm tâm lý trẻ mà
còn là nơi trẻ được hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, được tự do khám phá
theo ý thích thích, theo khả năng. Vì vậy mà xây dựng môi trường cho trẻ trong
và ngoài lớp học không những đẹp mà cần phải an toàn cho trẻ, giúp trẻ phát
triển cả về thể chất và tinh thần
Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng môi trường trong lớp học sáng, sạch đạt
hiệu quả cao trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Trang trí tiêu đề, tên các góc đơn
- 17 -


giản dễ hiểu phù hợp với chủ đề và phù hợp với lứa tuổi. Đồ dùng, đồ chơi
phong phú đa dạng về chủng loại, cách trình bày theo hướng mở sao cho trẻ dễ
lấy, dễ sử dụng…Tận dụng các nguyên vật liệu đa dạng có sẵn ở địa phương,
thường xuyên thay đổi, đồ dùng đồ chơi được dùng cho nhiều mục đích khác
nhau và sử dụng linh hoạt. Nguồn cung cấp các nguyên vật liệu cho giáo viên
làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ là vô cùng phong phú đó là những thứ tìm thấy
xung quanh như: đồ dùng sinh hoạt, phế liệu và vật liệu tự nhiên. Tuy nhiên làm
thế nào để các vật liệu đó thực sự làm đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả và an toàn
vệ sinh với trẻ. Trong việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, tôi thực sự suy nghĩ rất
nhiều về vấn đề đó. Tôi và tổ chuyên môn đã tìm hướng giải quyết như sau:
Những đợt huy động phụ huynh học sinh cùng sưu tầm các vật liệu. Giáo viên
có các thùng phân loại rõ các nguyên vật liệu mình cần. Sau mỗi lần phát động
đó, tổ chuyên môn sẽ vệ sinh các nguyên vật liệu, loại bỏ các nguyên vật liệu

mất an toàn, mất vệ sinh, không hiệu quả. Sau đó để vào kho vật liệu của tổ
chuyên môn được sắp xếp khoa học dễ lấy, đảm bảo vệ sinh. Thông qua các việc
làm đơn giản như vậy, tuyên truyền phụ huynh và học sinh có thói quen không
để rác bừa bãi, biết tác dụng của rác. Các lớp cũng không có tình trạng để các
nguyên vật liệu bừa bãi ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt của trẻ. Tạo không
gian thoáng, thẩm mỹ để trẻ phát triển toàn diện.

(Hình ảnh: Các góc chơi sắp xếp gọn gàng)
Trong các lớp luôn có lịch cho trẻ tham gia các hoạt động trực nhật theo
tuần. Cùng cô lau dọn đồ chơi trong các góc. Cùng tham gia tự phục vụ như lau
bàn ăn, chia cơm, lấy gối… Từ đó hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh, yêu lao
động, biết giá trị của lao động. Bên cạnh đó, tôi cũng chỉ đạo giáo viên lồng
ghép nội dung chăm sóc, giáo dục phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng,
chống cháy, nổ vào các hoạt động nhằm giúp giáo viên và trẻ ứng phó tốt với
thiên tai.
Xây dựng khung cảnh sư phạm sáng, xanh, sạch, đẹp là nhiệm vụ quan
trong hàng đầu của mỗi nhà trường, nhất là trường mầm non. Ấn tượng đầu tiên
cho trẻ và phụ huynh khi vào trường đó là khung sư phạm xanh, sạch, cảm giác
- 18 -


an toàn thân thiện. Môi trường bên ngoài lớp học rất tốt cho sức khỏe và việc
học tập vui chơi của trẻ. Những hoạt động bên ngoài lớp học không những củng
cố những kiến thức đã học mà còn để thay đổi trạng thái, giải tỏa căng thẳng mệt
mỏi sau thời gian trẻ tập trung trong lớp học. Vì vậy mà khu vực ngoài lớp học,
tôi cùng các tổ chuyên môn tìm tòi sáng tạo cách trang trí để không gian ngoài
lớp học mang lại hiệu quả tốt trong công tác tuyên truyền cũng như công tác
chăm sóc giáo dục trẻ.
Khu hàng lang tầng 1 và tầng 2 là nơi trẻ đi lại, hoạt động, tôi trang trí,
trưng bày các ấn phẩm của trẻ, các khung tranh, khung ảnh được bố trí kích cỡ

khác nhau, được thay đổi thường xuyên phù hợp với chủ đề của các khối lớp.
Trang chí thêm một số hình ảnh, một số quy định giao thông tháo lắp
được dễ dàng, thuận lợi cho cô và trẻ trong việc quan sát tìm hiểu cũng như thực
hành giao thông.
Ngoài vườn trường, sân trường xây dựng vườn thực vật của bé: Hoạt động
lao động luôn được học sinh hứng thú tham gia, ngoài các hoạt động được phân
bố trong chương trình soạn giảng trong các bộ môn. Hoạt động ở môi trường
ngoài lớp học giúp trẻ quan sát tìm hiểu chuẩn bị cho hoạt động học tiếp theo.
Chúng tôi phân công cụ thể từng bồn hoa, bồn cây cho các lớp chăm sóc.
Giáo viên xây dựng nội dung hoạt động lao động phù hợp với lứa tuổi nhằm
giúp trẻ có thói quen lao động, chăm sóc cây cối, có ý thức bảo vệ cây trồng, giữ
gìn vệ sinh môi trường. Các khu vườn có tên của từng lớp để có thể tham gia thi
đua giữa các lớp tạo không khí sôi nổi phấn khởi thi đua trong học sinh và cô
giáo.

(Hình ảnh: Các lớp chăm sóc khu vườn của lớp được giao)
Giáo viên hàng tuần đều có lịch tổng vệ sinh vào chiều thứ 6 hàng tuần để
cùng xây dựng khung cảnh sư phạm sáng, xanh, sạch, đẹp an toàn. Tạo nề nếp
thói quen vệ sinh cho giáo viên đồng thời tuyên truyền bảo vệ môi trường cho
phụ huynh và nhân dân.
* Kết quả:

- 19 -


Nhà trường luôn được đánh giá là trường có môi trường sáng, xanh, sạch
đẹp và an toàn được Phòng Giáo dục, địa phương và phụ huynh học sinh đánh
giá tốt. Kiểm tra y tế học đường hàng năm nhà trường đều đạt 99/100 điểm.
- Trường học thân thiện với môi trường: Hệ thống cây xanh phong phú,
đa dạng, được chăm sóc thường xuyên. Hệ thống rác, nước thải được xử lý đúng

quy cách, hợp vệ sinh.
-100% các lớp ký cam kết thực hiện tốt nội quy trường học giữ gìn đảm
bảo vệ sinh môi trường xanh - sạch an toàn cho trẻ hoạt động.
- 100% giáo viên ký cam kết đảm bảo an toàn cho trẻ ở lớp.
- 100% các lớp có môi trường cho trẻ hoạt động tốt theo yêu cầu chương
trình giáo dục mầm non mới.
- 100% các lớp được đầu tư, mua sắm đủ các phương tiện chăm sóc trẻ
đảm bảo công tác giáo dục trẻ.
- Cơ sở vật chất trường lớp đảm bảo các nhu cầu tự nhiên thiết yếu của
trẻ nhằm tạo điều kiện sinh hoạt thuận tiện, hứng thú học tập, vui chơi giải trí,
đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu phát triển về tinh thần và thể chất cho trẻ :
+ Đủ nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu nhà trường.
+ Đảm bảo không gian thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
+ Sân chơi và đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn, phù hợp lứa tuổi.
+ Nhà vệ sinh và các thiết bị vệ sinh đảm bảo an toàn, sạch sẽ, phù hợp.
5. Công tác kiểm tra, đánh giá và duy trì các kết quả đã đạt được:
Kiểm tra là một chức năng quan trọng, đồng thời là một biện pháp quản lý
có hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện của các Tổ chuyên môn hưởng ứng “Năm
trật tự và văn minh đô thị” gắn với việc chăm sóc, giáo dục trẻ là trách nhiệm
của cán bộ quản lý. Qua kiểm tra cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông
tin cần thiết về tình hình thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị” gắn với
công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của Trường, phát hiện những lệch lạc, thiếu sót
để kịp thời bổ sung, điều chỉnh từ đó nâng cao hiệu quả của công tác chăm sóc,
giáo dục trẻ. Hoạt động kiểm tra còn tác động đến hành vi của giáo viên, nâng
cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, nâng cao ý thức tự giác, phấn đấu
hoàn thành công việc được giao.
Để công tác kiểm tra có hiệu quả, tôi đã gắn nội dung kiểm tra việc hưởng
ứng “Năm trật tự và văn minh đô thị” với hoạt động kiểm tra chuyên môn nằm
trong kế hoạch kiểm tra cả năm học, hàng quý, hàng tháng, tổ chức kiểm tra
từng nội dung của việc hưởng ứng “ Năm trật tự và văn minh đô thị” gắn với

hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong kiểm tra, tôi luôn chú trọng đảm bảo
khách quan, công bằng, công khai và dân chủ.
Sau kiểm tra, tôi tổ chức nhận xét, đánh giá, phân tích những kết quả đã
đạt được, những mặt còn tồn tại trong việc hưởng ứng “Năm trật tự và văn minh
đô thị” gắn với hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên, từ đó giúp giáo
viên phát huy những điểm mạnh, khắc phục những tồn tại hạn chế tiếp tục duy
trì những kết quả đã được trong việc thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”
- 20 -


gắn với hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trường mầm non B Liên Ninh
trong năm học 2013 – 2014 và những năm tiếp theo.
Đề nghị nhà trường khen thưởng các cá nhân, tổ, nhóm có kết quả cao
trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cũng như các phong trào hưởng ứng
“Trật tự và văn minh đô thị” gắn với việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Từ đó tạo
không khí vui tươi phấn khởi sôi nổi thi đua trong nhà trường.
* Kết quả:
Qua đợt kiểm tra thi đua năm học 2013- 2014 của Phòng Giáo dục huyện
Thanh Trì, nhà trường được đánh giá có kế hoạch và triển khai thực hiện “Văn
minh và trật tự đô thị” tốt.
Được Ủy ban nhân dân xã Liên Ninh đánh giá là trường có sự phối hợp
chặt chẽ với địa phương trong việc hưởng ứng các phong trào xây dựng nông
thôn mới và “Năm trật tự và văn minh đô thị”.
Thông qua việc kiểm tra đã đánh giá được các cá nhân tập thể thực hiện tốt
các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ gắn với “Năm trật tự và văn minh đô thị”
như cô giáo Trần Thị Hảo, Vũ Thị Mai Anh, Trần Thị Thái Hà, Nguyễn Thu
Linh…
Các tập thể đề nghị khen thưởng: khối Mẫu giáo lớn, Mẫu giáo nhỡ, Chi
đoàn trường mầm non B xã Liên Ninh.
IV. Kết quả:

Sau một năm thực hiện chỉ đạo tổ chuyên môn hưởng ứng “Năm trật tự
văn minh đô thị” gắn với việc chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trường mầm non B xã
Liên Ninh đạt được một số kết quả như sau:
- Nhà trường được công nhận đơn vị văn hóa 3 năm liên tiếp (2011-2013)
- Trường được Tổ mầm non Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì
đánh giá tốt trong việc thực hiện hưởng ứng “Năm trật tự và văn minh đô thị”
gắn với việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Nhà trường được phụ huynh tin trưởng nhiệt tình ủng hộ cả về vật chất
cũng như tinh thần trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo được mối
quan hệ khăng khít trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Giáo viên:
Giáo viên nhận thức rõ tầm quan trọng về nội dung hưởng ứng “Năm trật
tự và văn minh đô thị” gắn với việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
100% giáo viên có kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội của thủ đô Hà Nội.
Giáo viên nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm một cách rõ rệt thể hiện ở việc
giáo viên thi lý thuyết và thực hành tại hội thi giáo viên giỏi cấp trường và cấp
huyện đều đạt điểm giỏi.
Năm học 2013-2014 nhà trường có 5 giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp
huyện đều đạt điểm lý thuyết từ 8 điểm trở lên và thực hành đều đạt điểm giỏi.
Trong đó giải nhất: 2 cô, giải nhì: 1 cô và giải ba: 2 cô.

- 21 -


Giáo viên các độ tuổi trong đó đặc biệt là khối 5 tuổi đã xây dựng được
rất nhiều giáo án, bài dạy điện tử lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên và môi
trường biển đảo làm tư liệu cho những năm học tiếp theo.
Giáo viên trong nhà trường sôi nổi tự tin tham gia các phòng trào văn hóa
văn nghệ, thể dục thể thao của ngành cũng như của địa phương. Được phụ
huynh tin tưởng và quý mến, phụ huynh đánh giá cao phong cách giao tiếp nhẹ

nhàng gần gũi của giáo viên với trẻ và với mọi người xung quanh.
- Trẻ:
100% trẻ 5 tuổi biết kể tên một số bãi biển, vịnh, đảo và quần đảo nơi
thăm quan tắm biển nổi tiếng của Việt Nam, biết một số tài nguyên nổi bật mà
biển đem lại như: cá, tôm, cua...nhiều chất dinh dưỡng, tài nguyên ... và 93% trẻ
5 tuổi đạt 120 chỉ số theo phát triển trẻ 5 tuổi của Bộ Giáo dục và đào tạo.
95-98% trẻ mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ đạt yêu cầu theo các chỉ số đánh
giá 5 mặt phát triển của trẻ.
93-98% trẻ nhà trẻ đạt yêu cầu theo các chỉ số đánh giá 4 mặt phát triển của
trẻ.
Trẻ thích đến trường và hứng thú tham gia tất cả hoạt động, đặc biệt là các
hoạt động ngoại khóa, vui chơi thu hút được rất đông trẻ. Tạo cho trẻ một môi
trường hoạt động an toàn, tích cực.

PHẦN 3: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trong thời gian nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn giáo
viên hưởng ứng “Năm trật tự và văn minh đô thị” gắn với việc chăm sóc, giáo
- 22 -


dục trẻ. Tôi đã nhận thấy được điểm mạnh, yếu, nguyên nhân chủ quan, khách
quan tác động đến nội dung. Từ đó thấy được tầm quan trọng của việc hưởng
ứng “Năm trật tự và văn minh đô thị” gắn với việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
Mặt khác, qua thực tiễn quá trình chỉ đạo, hướng dẫn đã giúp cho bản thân
tôi đúc rút một số kinh nghiệm sau :
- Luôn quan tâm bồi dưỡng giáo viên về lý luận và thực tiễn, xác định
được nhiệm vụ trọng tâm, biết tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên để có
biện pháp khắc phục kịp thời. Luôn cập nhật những kiến thức, vấn đề mới giúp
cho giáo viên tiếp cận kịp thời với đổi mới trong giáo dục.
- Làm tốt các hoạt động trong trường mầm non không chỉ hoạt động học

mà còn rất nhiều hoạt động khác trong ngày. Và những hoạt động đó sẽ bổ trợ
cho hoạt động học, giúp cho chương trình học của trẻ không quá nặng, thu hút
được sự quan tâm của phụ huynh của trẻ và của cộng đồng.
- Luôn luôn học hỏi tìm tòi đúc rút kinh nghiệm, phân công công việc phù
hợp, giao nhiệm vụ đúng người, đúng việc, phát huy được năng lực sở trường
của từng thành viên trong trường. Giải quyết tình huống hợp lý, xây dựng tập
thể đoàn kết, cùng nhau khắc phục khó khăn hoàn thành các nhiệm vụ được
giao.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong công tác chỉ đạo tổ chuyên
môn hưởng ứng “Năm trật tự và văn minh đô thị” gắn với việc chăm sóc, giáo dục
trẻ. Sang năm học 2014 - 2015 chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện, nâng cao, đổi mới
hình thức thực hiện nội dung giáo dục này vào chương trình cho trẻ trong trường
mầm non.
Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng
nghiệp, bổ sung cho bản sáng kiến này được hoàn thiện hơn để tiếp tục phát huy
vào công tác hướng dẫn, chỉ đạo tổ chuyên môn hưởng ứng “Năm trật tự văn
minh đô thị” gắn với việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong những năm tiếp theo.
Đóng góp một phần nhỏ vào công tác chăm sóc, giáo dục các thế hệ tương lai./.
Xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của Ban giám Hiệu
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do
tôi viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Trần Mai Phương
Tµi liÖu tham kh¶o

- 23 -



1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011;
2. Ban chÊp hµnh Trung ¬ng, Nghị quyÕt sè 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
về đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo;
3. Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của Chủ tịch UBND Thành phố
Hà Nội về việc thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị ”;
4. Kế hoạch số 4150/KH - SGD&ĐT ngày 14/2/2014 của Sở Giáo dục và đào
tạo thành phố về tổ chức thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND về “Năm trật tự và văn
minh đô thị”;
5. Kế hoạch số 55/KH - PGD&ĐT của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện về
thực hiện “ Năm trật tự và văn minh đô thị ” trong ngành giáo dục huyện Thanh Trì;
6. Kế hoạch số 32a/KH - MNLN ngày 21/02/2014 của Trường mầm non B Liên
Ninh về việc hưởng ứng “ Năm trật tự và văn minh đô thị ” tại Trường Mầm non B
Liên Ninh.

- 24 -



×