Tải bản đầy đủ (.pptx) (9 trang)

Thuyết trình giải pháp thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.02 KB, 9 trang )

Giải pháp thực hiện công bằng xã hội trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam

GVHD: TS. Phạm Thăng
Thực hiện: Nhóm 7


Nội dung




Tại sao phải thực hiện công bằng xã hội?
Những giải pháp thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam



Đề xuất các giải pháp


Tại sao phải thực hiện công bằng xã hội? (1/2)



Nhà xã hội học Pháp - E.Durkheim quan niệm rằng, các xã hội hiện đại chỉ có thể ổn định một
khi tôn trọng công bằng xã hội,




Nhà xã hội học Mỹ - John Rawls thì lại cho rằng, những bất công về kinh tế và xã hội phải
được tổ chức sao cho mọi người có thể chấp nhận được và bản thân chúng cũng phải được
xem xét trên cơ sở tính đến vị trí và chức năng của mỗi người.



Riêng trong chủ nghĩa xã hội, như C.Mác đã đề cập trong Phê phán cương lĩnh Gôta, công
bằng xã hội được thể hiện trong nguyên tắc phân phối theo lao động.


Tại sao phải thực hiện công bằng xã hội? (2/2)



Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, liên quan đến sự thịnh suy của một quốc
gia. Là cái gốc, là nền tảng để giải quyết mọi vấn đề khác.



Kinh tế thị trường có sự tăng trưởng khá thì cũng là khi mặt tiêu cực của nó tác động tương
đối mạnh đến các mặt của đời sống xã hội. Tăng trưởng kinh tế nhanh trong điều kiện cơ
chế thị trường đã làm cho bảng giá trị của xã hội, trong một số trường hợp, biến động theo
chiều hướng tiêu cực. Bất công xã hội có nguy cơ tăng lên.

=> Khi bàn về công bằng xã hội thì vấn đề cốt lõi là phải tìm ra được và giải quyết được
sự cân bằng giữa công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế.


Giải pháp thực hiện công bằng xã hội (1/2)




Thứ nhất, cần xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN với chế độ dân chủ, kinh tế, văn
hóa phát triển, kiên quyết xóa bỏ sự độc quyền, đặc quyền đặc lợi.



Thứ hai, huy động các nguồn lực trong nhân dân, xã hội hóa nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa,
xây dựng chương trình xóa đói, giảm nghèo.



Thứ ba, triển khai đồng bộ các bộ phận chống tham nhũng, sử dụng có hiệu quả viện trợ
nhân đạo và phát triển.



Thứ tư, khắc phục và hạn chế các khuyết tật của KTTT về phân tầng xã hội và phân hóa
giàu nghèo. Tạo điều kiện cho những người thiệt thòi có điều kiện vươn lên hòa nhập với
cộng đồng.


Giải pháp thực hiện công bằng xã hội (2/2)



Thứ năm, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và
hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào
quá trình sản xuất kinh doanh.




Thứ sáu, trong việc thực hiện đầu tư cho phát triển cần có quy hoạch và kế hoạch cụ thể để
cân đối hợp lý mức đầu tư cho các vùng lãnh thổ khác nhau.



Thứ bảy, nền KTTT định hướng XHCN đòi hỏi thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng
bước và trong suốt quá trình phát triển kinh tế.



Cuối cùng, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất
nước.


Đề xuất các giải pháp thực hiện công bằng xã hội (1/2)



Cần mở rộng chính sách phúc lợi xã hội thành hệ thống chính sách an sinh xã hội nhiều
tầng nấc.



Cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng các dịch vụ công thiết
yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng
đồng.




Không ngừng nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để nhân dân thể hiện tốt quyền làm
chủ của mình, đưa những cán bộ có tài có đức lên nắm giữ các chức vụ cao trong xã hội.



Tuyên dương và khen thưởng xứng đáng cho những người có công trong sự nghiệp đổi
mới, những người dám đứng lên bên vực lẽ phải.


Đề xuất các giải pháp thực hiện công bằng xã hội (2/2)




Đấu tranh phòng, chống có hiệu quả tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông.
Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giáo
dục, y tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây, vùng bị chiến tranh tàn
phá và bất lợi về kinh tế.



Cần có biện pháp để ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả những hiện tượng làm giàu phi pháp,
vì đây chính là nhân tố vừa làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế chung vừa tạo ra bất công
xã hội lớn nhất.


Cám ơn sự chú ý theo dõi của thầy và các bạn!




×