Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

chuỗi cung ứng của big c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.1 KB, 10 trang )

Nhóm: 07
Đề cương: Quản trị chuỗi cung ứng
A/ Cơ sở lý thuyết
I/ Khái quát về chuỗi cung ứng
1/ Khái niệm
Chuỗi cung ứng là gì? Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng, nhưng chúng ta bắt đầu sự
thảo luận với khái niệm:
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc
đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban
đầu đến khách hàng cuối cùng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công
ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó.
Ví dụ một chuỗi cung ứng bắt đầu với các doanh nghiệp khai thác nguyên liệu từ đất - chẳng hạn như
quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và lương thực – và bán chúng cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu. Các doanh nghiệp
này, đóng vai trò như người đặt hàng và sau khi nhận các yêu cầu về chi tiết kỹ thuật từ các nhà sản xuất linh
kiện, họ sẽ tiếp tục chế biến vật liệu này thành các vật liệu thích hợp (như tấm thép, nhôm, đồng đỏ, gỗ xẻ và
thực phẩm đã kiểm tra). Đến lượt mình, các nhà sản xuất linh kiện phải đáp ứng đơn hàng và yêu cầu từ khách
hàng của họ - nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng. Đầu ra của quá trình này là các linh kiện hay các chi tiết trung
gian (như dây điện, vải, mạch in, những chi tiết cần thiết...). Nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng (các công ty như
IBM, General Motors, Coca-Cola) lắp ráp sản phẩm hoàn thành, bán chúng cho người bán sỉ hoặc nhà phân
phối, để rồi những thành viên này sẽ bán chúng lại cho nhà bán lẻ, những người thực hiện sứ mệnh đưa sản
phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Chúng ta mua sản phẩm trên cơ sở giá, chất lượng, tính sẵn sàng, sự bảo
trì và danh tiếng với hy vọng rằng chúng thỏa mãn yêu cầu mà chúng ta mong đợi. Đôi khi vì những lý do nào
đó chúng ta cần trả sản phẩm hoặc các chi tiết do không đáp ứng yêu cầu hoặc đôi khi cần sửa chữa hoặc tái chế
chúng, một qui trình ngược cũng rất cần thiết. Các hoạt động hậu cần ngược này cũng bao gồm trong chuỗi cung
ứng. Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan
đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những chức năng này bao hàm và không bị hạn chế trong việc
phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng
2/ Phạm vi
3/ Mục tiêu
Định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng ở trên dẫn đến một vài điểm then chốt. Trước hết,quản trị chuỗi cung
ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của chuối cung ứng; những tác động của nó đến chi phí và vai trò


trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng; từ nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất thông qua
các nhà kho và trung tâm phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng. Thực ra, trong các phân tích chuỗi cung
ứng, thực sự là cần thiết phải xét đến người cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng bởi
vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng
Thứ hai, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống; tổng chi phí của
toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành
phẩm, cần phải được tối thiểu hóa. Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra
cho toàn hệ thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung cấp là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với
khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với đa số các
chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh
thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng
Cuối cùng, bởi vì quản tri chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quả nhà cung cấp, người
sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồm những hoạt động của công ty ở nhiều cấp độ, từ cấp độ chiến
lược đến chiến thuật và tác nghiệp.


• Cấp độ chiến lược xử lý với các quyết định có tác động dài hạn đến tổ chức. Những quyết định này bao gồm
số lượng, vị trí và công suất của nhà kho, các nhà máy sản xuất, hoặc dòng dịch chuyển nguyên vật liệu trong
mạng lưới
• Cấp độ chiến thuật điển hình bao gồm những quyết định được cập nhật ở bất cứ nơi nào ở thời điểm của quý
hoặc năm. Điều này bao gồm các quyết định thu mua và sản xuất, các chính sách tồn kho và các chiến lược vận
tải kể cả tần suất viếng thăm khách hàng.
• Cấp độ tác nghiệp liên quan đến các quyết định hàng ngày chẳng hạn như lên thời gian biểu, lộ trình của xe
vận tải…
II/ Quản trị chuỗi cung ứng
1/ Lịch sử
Vào những năm đầu của thế kỷ 20 thì việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới diễn ra chậm chạp và lệ
thuộc chủ yếu vào nguồn lực nội bộ, công nghệ và công suất. Chia sẻ công nghệ và chuyên môn thông qua sự
cộng tác chiến lược giữa người mua và người bán là một thuật ngữ hiếm khi nghe giai đoạn bấy giờ. Các quy
trình sản xuất được đệm bởi tồn kho nhằm làm cho máy móc vận hành thông suốt và quy trì cân đối dòng

nguyên vật liệu, điều này dẫn đến tồn kho trong sản xuất tăng cao. Cho đến thập niên 60 của thế kỷ 20, các công
ty lớn trên thế giới tích cực áp dụng công nghệ sản xuất hàng loạt để cắt giảm chi phí và cải tiến năng suất, song
họ lại ít chú ý đến việc tạo ra mối quan hệ với nhà cung cấp, cải thiện việc thiết kế quy trình và tính linh hoạt,
hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm.
Trong thập niên 70, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) và hệ
thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRPII) được phát triển và tầm quan trọng của quản trị hiệu quả vật liệu
ngày càng được nhấn mạnh, các nhà sản xuất nhận thức tác động của mức độ tồn kho cao đến chi phí sản xuất
và chi phí lưu giữ tồn kho. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính làm gia tăng tính
tinh vi của các phần mềm kiểm soát tồn kho đã làm giảm đáng kể chi phí tồn kho trong khi vẫn cải thiện truyền
thông nội bộ về nhu cầu của các chi tiết cần mua cũng như nguồn cung.
Thập niên 1980 được xem như là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi cung ứng.
Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng lần đầu tiên sử dụng một cách rộng rãi trên nhiều tờ báo, ở tạp chí, cụ thể là
vào năm 1982.1 Cạnh tranh trên thị trường toàn cầu ngày càng trở nên khốc liệt gây áp lực đến các nhà sản xuất,
buộc họ phải cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, cùng với việc gia tăng mức độ phục vụ khách
hàng. Các hãng sản xuất vận dụng kỹ thuật sản xuất đúng thời hạn (JIT), quản trị chất lượng toàn diện (TQM)
nhằm cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất, rút ngắn thời gian giao hàng. Trong môi trường sản xuất
JIT với việc sử dụng ít tồn kho đệm cho lịch trình sản xuất, các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy lợi ích tiềm
tàng và tầm quan trọng của mối quan hệchiến lược và hợp tác của nhà cung cấp- người mua- khách hàng. Khái
niệm về sự cộng tác hoặc liên minh càng nổi bật khi các doanh nghiệp thực hiện JIT và TQM.
Từ thập niên 1990, cạnh tranh khốc liệt, cùng với việc gia tăng chi phí hậu cần và tồn kho, cũng như
khuynh hướng toàn cầu hóa nền kinh tế tạo ra thách thức phải cải thiện chất lượng, hiệu quả sản xuất, dịch vụ
khách hàng, thiết kế và phát triển sản phẩm mới liên tục. Để giải quyết những thách thức này, các nhà sản xuất
bắt đầu mua sản phẩm từ các nhà cung cấp chất lượng cao, có danh tiếng và được chứng thực. Hơn nữa các
doanh nghiệp sản xuất kêu gọi các nhà cung cấp tham gia vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng như
đóng góp ý kiến vào việc cải thiện dịch vụ, chất lượng và giảm chi phí chung. Mặt khác, các công ty nhận thấy
rằng nếu họ cam kết mua hàng từ những nhà cung cấp tốt nhất cho họat động kinh doanh của mình thì đổi lại họ
sẽ hưởng lợi từ việc gia tăng doanh số thông qua sự cải tiến chất lượng, phân phối và thiết kế sản phẩm cũng
như cắt giảm chi phí nhờ vào việc quan tâm nhiều đến tiến trình, nguyên vật liệu và các linh kiện được sử dụng
trong hoạt động sản xuất. Nhiều liên minh giữa nhà cung cấp và người mua đã chứng tỏ sự thành công của
mình.

2/ Khái niệm và vai trò


2.1/ Khái niệm
Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích hợp và hiệu quả nhà cung
cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa
điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn
thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ.
Tính nhất quán thể hiện trong các định nghĩa này đó chính là ý tưởng của sự phối hợp và hợp nhất số lượng lớn
các hoạt động liên quan đến sản sự phát triển mới phẩm trong số các thành viên của chuỗi cung cấp nhằm cải
thiện năng suất hoạt động, chất lượng, và dịch vụ khách hàng nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững cho tất
cả các tổ chức liên quan đến việc cộng tác này. Vì thế, để quản trị thành công chuỗi cung ứng, các doanh
nghiệp phải làm việc với nhau bằng cách chia sẻ thông tin về những điều liên quan chẳng hạn như dự báo nhu
cầu; các kế hoạch sản xuất; những thay đổi về công suất; các chiến lược marketing mới; sản phẩm và dịch vụ;
sự phát triển công nghệ mới; các kế hoạch thu mua; ngày giao hàng và bất kỳ điều gì tác động đến các kế hoạch
phân phối, sản xuất và thu mua.

2.2/ Vai trò
Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh
nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân
chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
Có không ít công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược và giải pháp SCM thích
hợp, ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra các quyết định sai lầm như chọn sai nguồn
cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc
rối, chồng chéo...
Ngoài ra, SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price,
Promotion, Place). Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào
đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng
chi phí nhỏ nhất.

Điểm đáng lưu ý là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệ thống SCM hứa hẹn từng bước nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây
chính là chìa khoá thành công cho B2B. Tuy nhiên, như không ít các nhà phân tích kinh doanh đã cảnh báo,
chiếc chìa khoá này chỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản xuất, khi chúng
tạo ra một trong những mối liên kết trọng yếu nhất trong dây chuyền cung ứng.
Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng: thứ nhất là các bước
khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của
họ; thứ hai là bản thân chức năng sản xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu
và chính quá trình sản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tới
những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.

3/ Rủi ro và thách thức
Tối ưu hóa toàn bộ là rất khó thực hiện bởi vì chuỗi cung ứng cần đuợc thiết kế, và vận hành trong môi
trường không chắc chắn. Có rất nhiều nhân tố tác động đến điều này.
3.1/ Thách thức của cân bằng cung và cầu


Thách thức này xuất phát từ thực tế là người ta thường sử dụng dữ liệu nhu cầu các tháng trước đã biết
để xác định mức độ sản xuất cụ thể. Điều này hàm chứa những rủi ro cao về cung ứng và tài chính. Hơn nữa, dự
báo luôn chứa đựng các yếu tố không chắc chắn vì vậy sẽ rất khó khăn cho việc cân đối giữa nhu cầu thực tế và
nguồn cung của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cố gắng thỏa mãn nhu cầu tối đa của khách hàng, tuy nhiên nếu
sản xuất quá lượng nhu cầu cần thiết sẽ làm tăng chi phí do phải bảo quản tồn kho và chi phí này càng cao đối
với những sản phẩm mang tính thời vụ. Mặt khác, nếu doanh nghiệp sản xuất thấp hơn so với nhu cầu có thể
làm giảm đáng kể doanh thu do một lượng nhu cầu không được đáp ứng và điều này có thể hạ thấp uy tín của
doanh nghiệp trên thương trường.
3.2/ Thách thức về sự thay đổi mức tồn kho và đặt hàng
Mức tồn kho và đặt hàng lại thay đổi xuyên suốt chuỗi cung ứng, thậm chí ngay khi nhu cầu khách hàng
về một sản phẩm cụ thể là không khác biệt đáng kể. Bởivì, mỗi thực thể trong chuỗi cung ứng hoạt động theo
định hướng mục tiêu của riêng mình nên có sự chênh lệch về nhu cầu của nó. Hơn nữa, mỗi đối tượng sẽ tiếp
cận nguồn thông tin theo những cách khác nhau. Những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan làm cho nguồn

thông tin này sai lệch và tạo ra hiệu ứng Bullwhip.
3.3/ Thách thức về khả năng của dự báo chính xác
Thực ra, “dự báo thì luôn luôn sai”. Chúng ta không thể dự báo chính xác nhu cầu về một chi tiết cụ thể,
ngay cả với những kỹ thuật dự báo tân tiến nhất. Hơn nữa, bất kỳ một kỹ thuật dự báo nào cũng dựa trên những
số liệu quá khứ và giả định rằng những sự kiện tương lai sẽ tuân theo một quy luật nào đó. Tuy nhiên điều này
không phải bao giờ cũng đúng đặc biệt trong môi trường luôn thay đổi như hiện nay. Vì thế, chúng ta dễ dàng
nhận thấy rằng đi kèm với bất kỳ công cụ hoặc kỹ thuật dự báo nào cũng với độ tin cậy. Khả năng dự báo càng
làm tăng them thách thức cho công tác quản trị chuỗi cung ứng.
3.4/ Thách thức của sự không chắc chắn
Sự không chắc chắn không chỉ xuất phát từ nhu cầu tương lai mà còn do nhiều yếu tố khác như thời gian
giao hàng, sản lượng sản xuất, thời gian vận chuyển và sự sẵn sàng của các bộ phận…. Khi chuỗi cung ứng
càng lớn và phân bố trên phạm vi rộng lớn nó càng chịu ảnh hưởng nhiều của những bất trắc từ thiên nhiên và
chính con người có tác động to lớn. Không thể bị loại bỏ sự không chắc chắn, điều quan trọng là chúng ta phải
tìm nhiều cách tiếp cận hợp lý để tối thiểu hóa tác động của tính không chắc chắn trong chuỗi cung ứng. Chúng
ta sẽ xác định các chiến lược mà những đối tác trong chuỗi cung ứng có thể áp dụng để duy trì, hoặc gia tăng
mức độ phục vụ ngay trong điều kiện không chắc chắn.
4/ Mô hình chuỗi cung ứng hoàn chỉnh

B/ Ứng dụng: Tìm hiểu sự thành công và thất bại của chuỗi cung ứng tại siêu thị Big C
I/ Vài nét sơ lược về Big C Thăng Long
Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”,
là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của siêu thị Big C) triển khai.
Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 200.000 nhân viên làm việc tại hơn
11.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và
Mauritius.
Hiện tại, siêu thị Big C Việt Nam có tổng cộng 17 siêu thị Big C trên toàn quốc.


Siêu thị Big C là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với 5 siêu thị tại Miền Bắc, 3 siêu
thị tại Miền Trung và 6 siêu thị tại Miền Nam. Hầu hết hàng hóa bán tại Big C đều là hàng Việt Nam.

Thương hiệu « Big C » thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong đinh hướng kinh doanh và chiến lược để
thành công của chúng tôi.
« Big » có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các siêu thị Big C và sự
lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà chúng tôi cung cấp. Hiện tại, mỗi siêu thị Big C có khoảng hơn
40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng.
« C » là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là “Khách hàng”, Chữ
“C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết của chúng tôi, họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược
kinh doanh của siêu thị Big C.
Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể hơn 8.000 thành viên, siêu thị Big C tự hào giới thiệu đến người
tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa
dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả.
Bên cạnh đó, tất cả các siêu thị Big C trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch
vụ tiện ích cho Khách hàng
Định vị của BigC là hàng hóa với giá rẻ nhất trên thị trường bán lẻ và phân khúc thị trường mà họ nhắm
đến là thị trường khách hàng có thu nhập từ trung bình thấp trở lên.
II/ Thực trạng về hoạt động trong chuỗi cung ứng về mặt hàng rau quả tại siêu thị Big c.
1/ Giới thiệu về mặt hàng rau quả tại hệ thống siêu thị
Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và
thực phẩm với giá rẻ và chất lượng cao. Sản phẩm kinh doanh tại các siêu thị Big C có thể được chia ra thành 5
ngành chính, như sau:


Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực
phẩm bơ sữa, bánh mì.



Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm
cho thú cưng và những phụ kiện.




Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép và túi xách.



Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhà bếp, thiết bị giải trí
tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học.



Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, những vật dụng trang trí,
vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi.

Mặt hàng rau quả là thực phẩm trong hàng thực phẩm tươi sống, mặt hàng này trong siêu thị rất đa dạng về
chủng loại. Trong siêu thị có tất cả các loại rau, củ, quả mà các nhà nội trợ cần như: rau củ tươi (cà chua, cần
tây, bắp cải trắng , xà lách, mồng tơi,…); trái cây (măng cụt, bưởi, chôm chôm, xoài…). Siêu thị luôn luôn quan
tâm tới chất lượng của những thực phẩm tươi sống trong mặt hàng này.
Các rau quả được bảo quản trong siêu thị với mục tiêu: Bộ phận quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của siêu
thị Big C có sứ mệnh quan trọng nhất chính là bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng thông qua bốn mục tiêu:


Đảm bảo tất cả sản phẩm được bày bán tại siêu thị Big C phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt
Nam.



Kiểm soát chặt chẽ các nhà máy sản xuất với sự hỗ trợ của đối tác là công ty hàng đầu trong việc kiểm
tra, thẩm định, kiểm nghiệm, và chứng nhận.




Áp dụng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm vào các quy trình hoạt động.



Tố chức các khóa huấn luyện cho nhân viên siêu thị Big C.


2/ Thực trạng về hoạt động trong chuỗi cung ứng
Nhằm đảm bảo "thực phẩm tươi sống chất lượng" đúng như tên gọi, quy trình cung cấp thực phẩm sạch của
Big C phải trải qua 6 công đoạn như sau:
1) Tìm kiếm và thu mua rau tươi tại Đà Lạt.
2) Nhà cung cấp là những người trực tiếp trồng trọt hoặc tổ chức trồng trọt
với đầy đủ tính chuyên nghiệp.
3) Quy cách sản phẩm được thiết lập để bảo đảm chất lượng và an toàn.
4) Sản phẩm được kiểm tra trước khi giao đến các cửa hàng.
5) Vận chuyển chuyên nghiệp để mang đến độ tươi ngon tốt nhất.
6) Sản phẩm được bảo quản và bày bán trong môi trường sạch.
BigC thu mua tận nguồn tại các vùng rau quả chuyên canh tại Đà Lạt - Lâm Đồng, Đồng bằng sông Cửu
Long, Hà Nội, các vùng phụ cận và các vùng rau quả chuyên canh tại các tỉnh thành khác”. Bên cạnh đó, “Big C
hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp cam kết thu mua lâu dài với số lượng lớn, ổn định” đưa ra mức giá rẻ nhất
cho người tiêu dùng vì lợi ích phát triển chung. Big C cũng làm việc trực tiếp với các hộ nông dân, giảm thiểu
trung gian, chủ động tổ chức thu gom, chuyên chở, trữ hàng…. Từ đó góp phần giảm chi phí giá lương thực,
thực phẩm.
Phó tổng giám đốc siêu thị Big C Thăng Long, ông Nguyễn Thái Dũng cho biết, kể từ đầu tháng 11, khi
trận mưa lụt lịch sử diễn ra tại Hà Nội, nguồn cung rau trên thị trường khan hiếm, siêu thị Big C đã vận chuyển
hàng từ Đà Lạt bằng các phương tiện nhanh nhất đảm bảo nguồn cung cho khách hàng không bị đứt đoạn với
giá bán ngang bằng với giá ở thời điểm trước khi Hà Nội xảy ra ngập lụt.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Phụ trách ngành hàng rau quả, lương thực của Big C sau trận mưa lụt

vừa qua, giá các loại rau, củ trên thị trường tự do Hà Nội vẫn đang ở mức rất cao do nguồn cung hàng bị khan
hiếm. Big C đã tìm thêm được nguồn cung rau xanh tại cơ sở Ba Trữ, Đông Anh do vậy lượng cung của siêu thị
vẫn ổn định và giá cả thì rất cạnh tranh.
Hiện tại, mỗi ngày lượng rau, củ tiêu thụ của siêu thị vào khoảng 4 – 5 tấn (trong đó, nguồn cung từ Ba
Trữ chiếm 80%, nguồn cung từ Đà Lạt hiện tại chỉ là các loại rau củ đặc trưng của vùng mà miền Bắc không
có).
“Ưu tiên số 1 hiện tại của Big C là cung cấp rau sạch cho người tiêu dùng Hà Nội với giá ổn định và cạnh tranh
nhất so với cả giá trên thị trường tự do. Do vậy mặc dù so với trước mưa lụt, giá các loại rau, củ hiện đã tăng 20
– 30%”.
3/ Vẽ mô hình chuỗi cung ứng của Big C, mô tả các thành viên và vai trò của họ trong chuỗi
3.1/ Vẽ mô hình chuỗi cung ứng của Big C
3.2/ Mô tả các thành viên và vai trò của các thành viên trong chuỗi cung ứng của siêu thị Big C Thăng
Long
3.2.1/ Nguồn cung cấp


Người trồng rau, quả: Các hộ nông dân trồng rau quả tại vùng chuyên canh Đà Lạt - Lâm Đồng. Các sản
phầm mà big C nhập như Bí ngòi xanh, Cà rốt Đà Lạt, Bông cải trắng, Bông cải xanh, Bắp cải tím, Bắp cải
trắng, Củ cải trắng, BầuMướp hương, Cà tím dài, Susu, Chanh không hạt, Gừng Đà Lạt, Khoai tây hồng Đà Lạt
…ở đây người nông dân kinh doanh trên quy mô nhỏ và trung bình. Họ tự học hỏi kỹ thuật và tìm hiểu cách
trồng trọt các loại rau củ chứ hầu hết không được qua trường lớp đào tạo bài bản. Họ trồng trọt chủ yếu theo
hình thức thâm canh một năm từ 3 - 4 vụ.
Trong nhiều năm gần đây sở nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều hỗ trợ về con giống kỹ thuật, cử
cán bộ khuyến nông đến hướng dẫn người dân giúp cho chất lượng rau quả sạch ngày càng được nâng cao . Đặc
biệt, big C cũng có những chính lược hợp tác với nông dân khoán đến từng hộ dân, đề xuất hợp tác cùng phát
triển dự án cung ứng rau củ quả đảm bảo độ tươi sống và sự minh bạch về thông tin chất lượng cho người tiêu
dùng nhằm giúp đỡ người dân và giảm chi phí nâng cao chất lượng thì giữa năm 2008, Big C xây dựng một
trung tâm thu mua và kiểm soát chất lượng ngay tại vườn rau củ của Đà Lạt.
Các hộ nông dân tại Vựa hoa quả tại đồng bằng sông Cửu Long. Họ cung cấp các loại quả như Mãng
cầu, Cóc xanh, Hồng vuông ,Thanh long , Lồng mứt , Quả lựu , Ổi Đài Loan , Dưa hấu ruột đỏ , Cam sành ,

Cam mật, Quýt đường, Xoài cát , Hòa Lộc Táo Gala , Xoài thơm miền Tây, Táo xanh giống Thái , Bưởi năm
roi. Bưởi da xanh. Quýt bi, Sầu riêng khổ qua. Dưa hoàng kim. Thanh Châu…tại đây có những điều kiện đất
đai, khí hậu thuận lợi cho thực phẩm phát triển, tuy nhiên cũng dễ dàng phát sinh dịch bệnh, sau bọ dẫn đến chất
lượng nông sản cũng giảm sút. Để giảm thiểu tình trạng này, big C cũng cử những nhân viên chuyên dám sát và
kiểm tra chất lượng các loại nông sản này trước khi đưa vào kho
Mới đây . Big C đã tìm thêm được nguồn cung rau xanh tại cơ sở Ba Trữ, Đông Anh do vậy lượng cung
của siêu thị vẫn ổn định và giá cả thì rất cạnh tranh.
Hiện tại, mỗi ngày lượng rau, củ tiêu thụ của siêu thị vào khoảng 4 – 5 tấn (trong đó, nguồn cung từ Ba
Trữ chiếm 80%, nguồn cung từ Đà Lạt hiện tại chỉ là các loại rau củ đặc trưng của vùng mà miền bắc không có).
Công ty xuất nhập khẩu rau quả Hà Nội chuyên nhập khẩu các loại rau và trái cây mà tại Việt Nam
không có. Các loại rau quả này có xuất xứ từ các nước: Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan…chất lượng được đảm bảo do
đây là mặt hàng nhập khẩu có những quy định nghiêm ngặt
3.2.2/ Đại lý thu mua
Gồm có các đại lý thu mua thuộc khu vực địa phương và siêu thị Big C. Với vai trò trung gian giữa người
trồng và siêu thị họ có chức năng thu mua, thanh toán tiền cho người trồng rau và bảo quản vận chuyển rau quả
tới kho chung. Lợi nhuận họ được hưởng là phần chênh lệch giữa khoản bỏ ra và thu lại của việc bán sản phẩm
3.2.3/ Kho, công ty vận chuyển
Sản phẩm rau quả tại Đà Lạt sau khi thu mua sẽ được chuyển đến kho Đức Trọng rồi sau đó mới được
chuyển đến kho An Lạc - Tp HCM. Còn tại đồng bằng sông Cửu Long sản phẩm sẽ được chuyển thẳng về kho
An Lạc - Tp HCM. Để chờ phân phối đến các vùng trên cả nước trong đó có Big C Thăng Long.
Còn tại Ba Trữ - Đông Anh và công ty xuất nhập khẩu rau quả HN sẽ được các phương chuyển vận
chuyển đưa thẳng về kho của siêu thị Big C TL.
Phương tiện vận chuyển:
Xe lạnh hoặc ô tô:
Rau quả tươi được vận chuyển từ các TTPP đến TTTM bigc bằng xe lạnh hoặc con-tai-nơ nhiều ngăn với
tải trọng trung bình từ 40 – 60 khối/chuyến (tương đương 10 – 20 tấn/chuyến).
Mỗi xe tải hoặc con-tai-nơ lạnh có 2 -3 ngăn, có trang bị hệ thống lạnh và hệ thống theo dõi nhiệt độ sao
cho có thể điều chỉnh nhiệt độ từng ngăn một cách riêng biệt tùy theo điều kiện bảo quản quy đinh.
Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của từng loại rau quả tươi mà nó được chứa trong các ngăn riêng biệt và
được bảo quản ở một khoảng nhiệt độ thích hợp từ -20oC tới 30oC. Kích thước của các ngăn có thể điều chỉnh

linh hoạt bằng các vách ngăn di động giúp cho tải trọng hữu dụng tăng lên đáng kể.


Mỗi ngăn được trang bị các nhiệt kế có khả năng lưu trữ dữ liệu liên tục và có thể cung cấp các biểu đồ
theo dõi nhiệt độ từ lúc bắt đầu bốc hàng lên xe đến khi giao hàng tại các TTTM. Thông qua các biểu đồ nhiệt
độ người sử dụng có thể đánh giá được sự ổn định về điều kiện bảo quản, vận chuyển trong suốt quá trình
chuyển hàng.
Các xe chuyển hàng đều được trang bị bàn nâng để hỗ trợ việc bốc dỡ hàng hóa trong trường hợp không
có bục nâng hang hay bốc dỡ thủ công bằng tay.
Máy bay hàng không:
Nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu của người tiêu dùng trước những biến động của thị trường khiến nguồn
thực phẩm khan hiếm do thiên tai lũ lụt gây ra như trận lụt lịch sử ở Hà Nội 2008, mặc dù chi phí cao nhưng Big
C Thăng Long vẫn dùng máy bay chuyên chở và không tính phí vận chuyển vào giá của sản phẩm: sau khâu vận
chuyển rau quả sẽ về tới Big C TL và trưng bày trên các kho lạnh để đảm bảo tươi sống không thối hỏng . Big C
TL còn kết hợp với các đại lý bán lẻ khu vực phía bắc nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển nhờ quy mô.
4/ Phân tích sự thành công cũng như thất bại trong chuỗi
4.1/ Sự thành công trong CCƯ của BigC
Nhờ việc quản trị CCƯ tốt mà chi phí trong nhiều khâu đã giảm: thay vì hầu như làm việc qua trung gian
Big C đã làm việc trực tiếp với các hộ nông dân, cử cán bộ có chuyên môn hướng dẫn và hỗ trợ con giống kỹ
thuật, chất lượng và nâng cao năng suất cho người dân, giảm thiểu trung gian, chủ động tổ chức thu gom,
chuyên chở, trữ hàng…. Qua đó đã góp phần giảm giá rau, củ, quả tại Big C, bình ổn được giá cả, nhất là những
lúc cao điểm dịp lễ, Tết.
Thu mua nội địa chủ yếu giúp BigC giảm được các thủ tục hải quan, giảm chi phí, ổn định nguồn cung (90%
hàng hoá có mặt tại trung tâm sẽ là sản phẩm made in Vietnam)
Chất lượng nguồn rau quả BigC thu mua từ các hộ dân đã tăng lên rõ rệt và số lượng bán ra tăng lên mạnh
với giá cả thực sự cạnh tranh.
BigC hợp tác ngày càng nhiều nhà cung cấp giúp cho quy mô thu mua mở rộng, làm chủ thị trường đầu vào,
trải đều nguồn cung cho các cơ sở, siêu thị trong cả nước
BigC tổ chức ngày càng nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá, giá rẻ cho mọi nhà nhờ nguồn rau quả thu
mua nhiều với chi phí tối ưu nhất.

 Đối với rau quả

Big C đã có những chính sách phát triển dự án rau quả sạch và minh bạch về thông tin chất lượng của
sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng sản phẩm.
Để hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, Big C đã xây dưng trung tâm thu mua và kiểm soát
chất lượng ngay tại vườn sau, đảm bảo nguồn cung thường xuyên, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian.
Big C nhập khẩu các loại quả, đa dạng chủng loại, đáp ứng nhu cầu của NTD trang nước cũng như nước
ngoài
 Đối với hoa quả

Với điều kiện khí hậu thuận lợi, thực phẩm phát triển, đa dạng về chủng loại. Từ đó đáp ứng nhu cầu của
NTD quanh năm.
Big C cử các nhân viên chuyên giám sát và kiểm tra chất lượng các loại nông sản trước khi đưa vào kho,
đảm bảo được nguồn cung tốt nhất về chất lượng
Big C có mạng lưới cung cấp hàng nông sản rộng, dày đặc, đảm bảo lượng cung siêu thị ổn đinh, giá cả
cạnh tranh, chất lượng được kiểm soát


Hàng hóa được vận chuyển từ những trang trại về siêu thị bằng nhưng phương tiện như oto, con-te-to..được
trang bị các máy lạnh và hệ thống theo dõi điều chỉnh nhiệt độ, đảm bảo hàng hóa được tươi ngon.
Chế độ bảo quản tại hệ thông siêu thị cũng được trang bị máy lạnh, được sắp xếp theo các chủng loại.
Mối 1 chủng loại được bảo quản ở những nhiệt độ khác nhau, bảo quản được lâu hơn và hàng hóa tươi lâu hơn
Giá cả các mặt hàng nông sản tăng giảm theo mùa, bên cạnh đó Big C liên kết với nhà cung ứng, giá
nhập đầu vào giảm, tăng lợi nhuận.
Big C đã xây dựng được mô hình liên kết giữa người nông dân, đại lý thu gom, công ty vận chuyển, tạo
ra 1 quy trình thống nhất, toàn diện. Kiểm soát được các quy trình từ khâu sản xuất, vận chuyển đến tiêu thụ.
4.2/ Những thất bại hay hạn chế còn tồn tại trong CCƯ của BigC
Nhiều hộ nông dân nhỏ lẻ chưa nắm bắt được yêu cầu về thủ tục chứng nhận chất lượng nên hàng hóa chưa
đáp ứng được yêu cầu về chất lượng khi vào siêu thị.
Do nước ta là nước nhiết đới gió mùa=>sâu bệnh phát triển nhanh chóng=>chất lượng hàng nông sản giảm

sút
Do bao bì không thích hợp, và trong quá trình vận chuyển vẫn chưa áp dụng kỹ thuật bảo quản nghiêm ngặt
nên hàng hóa vẫn bị dập, thối hỏng nhiều.
Việc hướng dẫn tư vấn cho các hộ nông về quy trình trồng cây, củ đạt tiêu chuẩn. Điều đó mất một thời gian
và chi phí đầu tư nhất định.
Chi phí cho những lần vận chuyển là rất lớn=> giá sản phẩm cao=>lượng hàng tiêu thụ giảm
Trên thực tế chuỗi cung ứng rau quả qua nhiều tầng đã ảnh hưởng đến chất lượng và tăng giá thành sản
phẩm. Thương lái thu mua của nông dân rồi cung cấp cho nhà buôn sỉ vận chuyển về các tỉnh phân phối cho đại
lý, chợ đầu mối, sau đó sản phẩm mới đến người tiêu dùng. Hằng năm, Big C cũng thu mua 70% nông sản là
rau quả. Mặc dù sản phẩm đạt chất lượng cao, song lại nhanh chóng giảm sút do bao bì không thích hợp, không
ứng dụng đúng kỹ thuật bảo quản, sản phẩm hư hỏng chiếm khoảng 50%. Bên cạnh đó giá phân bón, thuốc trừ
sâu tăng nên chi phí sản xuất của nông dân cũng tăng lên đáng kể. Hiện nay giá thu mua các loại rau quả... tăng
20% - 30% so với tháng trước, đội giá thành sản phẩm lên tương ứng.
Giá 1 số mặt hàng nông sản cao hơn thị trường. Bên cạnh đó Big C không có các hoạt động giúp NTD phân
biệt rõ rang về rau an toan. Mặt khác, giá các mặt hàng được nhãn mác “an toàn” tăng từ 20-50%=> chưa tạo
được long tin NTD, làm cho NTD hoang mang về chất lượng=>doanh số giảm
Không có các chính sách hỗ trợ người nông dân về vốn để mở rộng quy mô. Phần lớn các trang trại thường
tự phát, chưa được đào tạo 1 cách bài bản.
5/ Bài học kinh nghiệm và biện pháp khắc phục những hạn chế trong hoạt động chuỗi do siêu thị và nhóm
đề xuất.
5.1/ Biện pháp khắc phục những hạn chế trong hoạt động do siêu thị
Các lại rau quả tươi sau một khoảng thời gian bày bán không được tiêu thụ hết thì siêu thị chế biến chúng
thành những thực phẩm khác. Như hoa quả thì xay sinh tố và làm nước ép trái cây bày bán ở sảnh bán hàng fast
food. Còn một số mặt rau tươi thì được chế biến thành các món ăn và bán tại quầy hàng ẩm. Điều này giúp siêu
thị tận dụng tối đa các sản phẩm không tiêu thụ hết, tránh gây lãng phí mà vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, cùng với đó là việc nhập hàng rau quả của siêu thị diễn ra nhanh chóng và chi phí dự trữ, bảo quản mặt
hàng này được giảm thiểu.
Để hạn chế việc rau quả tươi nhanh hỏng, big C đầu tư kho lạnh ngay tại siêu thị để đặt những mặt hàng tươi
sống lên đó và bao gói để bảo quản.
Big C áp dụng chính sách thu mua với số lượng lớn, thanh toán nhanh nhằm giảm áp lực tài chính cho nhà

cung cấp, giúp nhà cung cấp thuận lợi trong thu mua nguyên liệu, giảm chi phí đầu vào.


Hỗ trợ cho nông dân về giống, kỹ thuật trong việc nuôi trồng để đảm bảo chất lượng đầu ra cho thực phẩm.
5.2/ Biện pháp khắc phục do nhóm đề xuất
Big C nên tận dụng khai thác nguồn cung ở khu vực gần nhất để giảm chi phí vận chuyển, đảm bảo giá bán
thấp hơn các nơi khác.
Nâng cao công tác kiểm soát đo lường chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình thu mua, vận chuyển, bảo
quản…
Đào tạo và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ thu mua, ý thức trách nhiệm nhân viên phụ trách
thu mua.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm trung chuyển thu mua
Cải tiến và nâng cấp các kho dự trữ để giúp cho hàng thu mua về vẫn đảm bảo chất lượng
Nâng cấp điều kiện bảo quản trong các phương tiện vận chuyển hàng thu mua về
Tăng cường quan hệ hợp tác với các điểm thu mua hơn nữa. thường xuyên trao đổi và tìm hiểu các nhà sản
xuất địa phương có tiềm năng
Có thể kết hợp với các doanh nghiệp cùng ngành để đầu tư kho trên thị trường miền Bắc để có thể tận dụng
được thị trường rau quả khu vực phía Bắc đồng thời giảm chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho
 Big C cần trang bị kho lạnh hiện đại, ứng dụng dây chuyền công nghệ từ khâu vệ sinh, đánh bóng, phân

loại, định cỡ, đóng gói và vận chuyển đúng kỹ thuật tránh hư hỏng làm tăng giá thành rau quả. Đặc biệt
là phải nắm vững những quy định mới của quốc gia nhập khẩu.
 Big C cần phối hợp với sở nông nghiệp địa phương đưa ra các chương trình hợp tác nông nghiệp: mở
các lớp tập huấn cho nông dân kỹ năng bán lẻ, nghiên cứu thị trường qua Internet; xây dựng các chương
trình thông tin rau quả trên sóng truyền hình, phát thanh; huấn luyện nông dân kỹ thuật sản xuất, bảo
quản, vận chuyển rau quả...
 hợp tác chặt chẽ với nông dân, kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tại các cơ sở chế biến để giới
thiệu nhà cung cấp cho Big C =>đảm bảo đầu ra cho nông dân=> vừa tăng cường lòng tin với người dân,
vừa kiểm soát được chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm
 tập trung hỗ trợ cho các địa phương có thế mạnh về sản xuất rau quả. Từ đó tạo mối liên kết bền vững,

nguồn cung ổng đinh và đảm bảo chất lượng



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×