Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán của nông trường hoà bình thuộc công ty cao su kon tum tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.1 KB, 42 trang )

Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum

LỜI CẢM ƠN
Chuyến đi thực tế là thời gian đầy thử thách và bổ ích cho mỗi sinh
viên năm cuối. Đây chính là cơ hội tốt nhất cho mỗi sinh viên tự trau dồi
những kiến thức lý thuyết đã được học bằng cách tiếp cận thực tế, tiếp cận
cơ sở thực tiễn chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc trước hết để
chuẩn bị cho đề tài tốt nghiệp sắp tới và bước vào cuộc sống.
Hoàn thành chuyên đề này, cho phép chúng tôi được bày tỏ lời cảm
ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Nguyễn Hữu Xuân, thầy giáo … và cô giáo …
đã theo sát giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề. Xin
cảm ơn ban lãnh đạo công ty cao su Kon Tum, ban quản lý nông trường Hòa
Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhóm chúng tôi thực hiện thành công
chuyên đề. Cuối cùng, nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
các anh chị ở bộ phận kỹ thuật, bộ phận kế toán của nông trường đã cung
cấp cho chúng tôi những kiến thức, số liệu cần thiết trong suốt quá trình thực
hiện chuyên đề.
Do thời gian thực tế có hạn cùng trình độ kinh nghiệm còn hạn chế
nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy kính mong quý
thầy cô và bạn đọc góp ý kiến chân thành để đề tài được hoàn thiện hơn.

Page 1


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loài cây của vùng có khí hậu
nhiệt đới xích đạo. nó gia nhập vào Việt Nam hơn 100 năm nay và đã trở


thành loại cây mang lại giá trị kinh tế rất cao. Nó không chỉ được trồng phổ
biến ở các tỉnh miền trung tây nguyên mà còn được trồng nhiều ở những
vùng có khí hậu ít thuận lợi. Hiện nay trên thế giới, Việt Nam đang đứng thứ
sáu về diện tích trồng cao su, thứ năm về sản lượng, thứ tư về xuất khẩu, và
thứ ba về năng suất vườn cây. Tuy nhiên sản lượng mủ mà cây cao su mang
lại chưa xứng với tiềm năng của nó.
Mặc dù đã có nhiều thành tích trong sản xuất nhưng nghành cao su
Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những khó khăn và thách thức. Việt
Nam nằm trong khu vực có nhiều mưa bão, nên sản lượng cao su cũng có
phần ảnh hưởng của yếu tố này, rủi ro về thiên tai bão lũ, tình trạng dịch
bệnh cũng tác động rất lớn tới sản lượng. Bên cạnh đó tình trạng trộm cắp,
hút mủ trộm hiện đang bùng phát và diễn ra nhiều nơi.
Trong tình hình chung của cả nước, nghành cao su của công ty cao su
Kon Tum mà ở đây là nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum
tỉnh Kon Tum cũng không thể tránh khỏi những khó khăn. Vì vậy muốn tăng
năng suất nâng cao thu nhập chúng ta cần có những giải pháp tích cực để đạt
được mức sản lượng tối ưu.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài: “ Giải pháp nâng
cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán của nông trường
Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum” để làm chuyên đề
đi thực tế.

Page 2


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
* Mục tiêu nghiên cứu :
- Đánh giá tình hình năng suất mủ cao su của các hộ gia đình nông
dân trồng khoán ở nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum.

- Đề xuất những giải pháp để nâng cao năng suất mủ cao su sao cho
sản lượng mủ thu được xứng với tiềm năng của nó.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Để có đủ thông tin cho việc nghiên cứu chúng tôi
tiến hành phỏng vấn 30 hộ nông dân ở thôn 2, thôn 4 và thôn 5 thuộc xã Hoà
Bình tỉnh Kon Tum.
- Về thời gian: Số liệu dùng để phân tích trong chuyên đề bao gồm có
số liệu thứ cấp từ năm 2008 - 2009 và số liệu sơ cấp năm 2010.
* Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những yếu tố
ảnh hưởng đến năng suất khai thác mủ cao su để từ đó đưa ra những giải
pháp tối ưu làm tăng sản lượng mủ cho nông trường.
* Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp điều tra chọn mẫu
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
- Phương phân tích thống kê kinh tế
- Phương pháp xử lý số liệu qua phần mềm excel

Page 3


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Nguồn gốc và sự hình thành cây cao su
1.1.1.1. Lịch sử cây cao su trên thế giới
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây

gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng
để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong
dịp hội hè. Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm
1839 đã dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố
Manaus (bang Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brasil.
Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài
phạm vi Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã
nảy mầm tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi
tới Ấn Độ để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã
được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875.
Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm, và vào năm 1876 khoảng 2.000 cây
giống đã được gửi trong các thùng Ward tới Ceylon, và 22 đã được gửi tới
các vườn thực vật tại Singapore. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài nơi
bản địa của nó, cây cao su đã được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa
của Anh. Các cây cao su đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg,
Malaysia năm 1883. Vào năm 1898, một đồn điền trồng cao su đã được

Page 4


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
thành lập tại Malaya, và ngày nay phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại
Đông Nam Á và một số tại khu vực châu Phi nhiệt đới.
1.1.1.2. Cây cao su ở Việt Nam
Cây cao su được người Pháp đưa vào trồng ở Việt Nam cách đây hơn
100 năm để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh và khai thác tài nguyên ở địa
phương. Suốt chặng đường dài song hành cùng lịch sử đấu tranh giải phóng
dân tộc và xây dựng đất nước, ngành cao su đã có những đóng góp to lớn
trong những thắng lợi của dân tộc.

Huyện Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước, nơi có sự phát triển cao su
sớm. Ngày nay ở đây còn lại một quần thể hơn 150 công trình kiến trúc được
xây dựng từ thời kỳ khai thác cao su đã và đang trở thành di tích, có công
trình đã gần 100 năm tuổi.
1.1.2. Đặc điểm của cây cao su
1.1.2.1. Đặc điểm sinh học
Cao su (danh pháp khoa học là Hevea brasiliensis), là một loài cây
thân gỗ thuộc họ Đại kích (Euplorbiaceae) và là thành viên có tầm quan
trọng về kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Nó có chất nhựa (gọi là nhựa mủ latex) là nguồn nguyên liệu chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên. Khi cây
trồng đạt độ tuổi 6-7 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch, các cây già hơn cho
nhiều nhựa mủ hơn nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi
26-30 năm.
Cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên thường sinh trưởng trong
khoảng nhiệt độ từ 22-30oC, khoảng nhiệt độ thích hợp là 26-28 oC, nhiệt độ
thấp sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và trở ngại cho quá trình chảy
mủ khi khai thác. Tuy nhiên nếu nhiệt độ lớn hơn 30 oC cũng gây một số trở
ngại cho cây như hiện tượng mủ chóng đông khi khai thác, làm giảm năng
suất mủ. Cao su thường được trồng trong những vùng có lượng mưa từ
Page 5


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
1.800-2.500 mm/năm, tốt nhất là 2.000mm/năm. Số ngày mưa thích hợp
nhất trong năm từ 100-150 ngày nhưng không chịu được sự úng nước và gió.
Cây cao su có thể chịu được sự nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên
năng suất mủ sẽ giảm. Độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sinh
trưởng của cây cao su là trên 75%. Với cây cao su thời gian và độ chiếu sáng
trong ngày càng lớn thì việc tổng hợp được càng nhiều mủ. Cây cao su phát
triển bình thường khi có số giờ chiếu sáng bình quân từ 1800-2500 giờ/năm.

Tốc độ gió cũng ảnh hưởng đến cây cao su, nếu tốc độ lớn hơn 8-13,8 m/s sẽ
ảnh hưởng đến sinh trưởng, nếu lớn hơn 17,2 m/s sẽ làm cây gãy và nếu hơn
25 m/s sẽ gây đổ ngã, đứt rễ làm giảm năng suất mủ. Mức độ gió thích hợp
cho cao su là 1-2 m/s. Yêu cầu địa hình là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong
quá trình quy hoạch vùng trồng cao su. Đất trồng có địa hình bằng phẳng thì
việc trồng trọt, vận chuyển và khai thác sẽ thuận tiện hơn rất nhiều so với
vùng dốc lớn vì thế mà chi phí đầu tư trồng mới, chăm sóc và khai thác sẽ
giảm đi đáng kể so với vùng có độ dốc cao.
Cao su được trồng trên địa hình có độ dốc nhỏ hơn 8%. Từ 8-16%
cũng có thể trồng được nhưng phải chú ý đến các biện pháp chống xói mòn,
ở những vùng dốc lớn hơn không nên trồng cao su. Tại Việt Nam cao su
sinh trưởng tốt trong giới hạn vĩ độ địa lí từ 15 o vĩ Bắc đến 5o vĩ Nam. Cao
su sinh trưởng tốt trên các loại đất như feralit vàng đỏ hay vàng nhạt, đất
bazan nâu đỏ, hoặc đất nâu vàng trên phù sa cổ.
1.1.2.2. Các giai đoạn sinh trưởng của cây cao su
Cây cao su từ lúc trồng đến lúc khai thác gỗ sẽ trải qua các giai đoạn:
- Giai đoạn cây con trong vườn ươm: Giai đoạn này bắt đầu từ khi
gieo hạt cho đến lúc xuất khỏi vườn ươm, có thể kéo dài 6-24 tháng. Giai
đoạn này cây con tăng trưởng theo chiều cao, đường kính thân tăng trưởng
chậm hơn chiều cao rất nhiều. Cây non trong giai đoạn này cần chăm được
Page 6


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
chăm sóc cẩn thận với đầy đủ dinh dưỡng và nước để nhanh chóng đạt được
đường kính đủ lớn để ghép và để dự trữ dinh dưỡng. Tốc độ phát triển tầng
lá và đường kính thân được xem là hai chỉ tiêu quan trọng để xác định mức
sinh trưởng của cây con trong thời kì này.
- Giai đoạn thiết kiến cơ bản: Giai đoạn này được tính từ khi cây con

được trồng ngoài đại trà cho đến lúc bắt đầu khai thác mủ, kéo dài từ 5-8
năm. Đây là thời gian cần thiết để vanh thân cao su đạt 50cm đo cách mặt
đất 1m.
- Giai đoạn khai thác mủ: Đây là giai đoạn dài nhất được tính từ khi
cây có thể khai thác mủ đến lúc cây bị thanh lí. Dựa trên sự biến thiên về
năng suất mủ hàng năm mà người ta chia giai đoạn này thành 3 thời kì:
+ Thời kì khai thác cao su non tơ: Đây là thời kì cây vẫn tiếp tục
sinh trưởng mạnh về số lượng cành nhánh, chu vi thân (vanh), độ dầy của
vỏ, sản lượng mủ tăng nhanh theo năm. Tốc độ tăng sản lượng hàng năm
tăng nhanh. Tốc độ tăng sản lượng hàng năm phụ thuộc nhiều vào giống, chế
độ khai thác và chăm sóc. Thời kì này kéo dài khoảng 10-12 năm. Ở thời kì
này vỏ thân còn mỏng, đang tăng trưởng mạnh nên việc khai thác mủ cần có
tay nghề cao để tránh phạm vào thân gỗ.
+ Thời kì khai thác cao su trung niên: Đây là thời kì năng suất
không còn tăng thêm nữa và giữ vững mức năng suất đó theo năm. Tùy theo
chế độ chăm sóc, khai thác trước đó, hiện tại và giống mà thời kì này dài hay
ngắn. Nếu vườn cây không được chăm sóc tốt và việc khai thác quá trong
giai đoạn trước thì khi bước vào thời kì này chỉ duy trì năng suất cao trong
một thời gian ngắn và sau đó giảm xuống.
+Thời kì khai thác cao su già: Đây là thời kì cây cao su có hiện
tượng giảm năng suất trong nhiều năm liền. Tốc độ giảm năng suất nhanh
hay chậm là phụ thuộc vào giống, chế độ chăm sóc và khai thác trong các
Page 7


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
thời kì trước đó. Thời kì này cây rất mẫn cảm với bệnh rụng lá mùa mưa và
có thể làm giảm năng suất nhanh chóng.
1.1.2.3. Đặc tính của mủ cao su

Sản phẩm chính của cao su là mủ nước, nó là một dung dịch keo âm.
Mủ cao su thường có màu trắng sữa hơi vàng hoặc hơi hồng tùy theo giống
cây. Dung dịch keo âm này tồn tại dưới dạng sol khi pH của nó từ 6,7-7. Khi
pH giảm dưới 7 nó sẽ chuyển thành dạng gel. Tùy theo nồng độ mủ khô
(DRC) từ 25% - 40% mà tỷ trọng của mủ có thể thay đổi từ 0,991 xuống còn
0.974 một cách tương ứng. Thành phần mủ cao su thường thay đổi tùy theo
tuổi cây, giống, cường độ khai thác và vị trí khai thác.
Thành phần mủ nước trung bình gồm:
-

Cao su = 30-40%

-

Nước = 55-60%

-

Protein = 24%

-

Nhựa = 1,5-2%

-

Đường = 1%

-


Chất khoáng = 0,5-1%

Trong đó Magie và Photpho ảnh hưởng đến sự ổn định của mủ
nước.
1.1.2.4. Vai trò và giá trị kinh tế cây cao su
Cây cao su là cây công nghiệp lâu năm, không những có giá trị về mặt
kinh tế mà còn có tác dụng rất lớn đối với môi trường sinh thái và tạo công
ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn, đồng thời góp phần giải quyết
một số vấn đề xã hội. Hiện nay mủ cao su đã trở thành một trong 4 nguyên
liệu chính của ngành công nghiệp thế giới. Nó đứng sau gang thép, than đá
và dầu mỏ. Nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên là chủ yếu, bên cạnh
đó là sản xuất latex dạng nước. Sản phẩm cần dùng đến cao su có thể kể đến
Page 8


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
các loại sau: Cao su xăm, lốp xe chiếm 70% sản lượng cao su thế giới, tiếp
theo là cao su dùng để là ống, băng chuyền, đệm… Liệt kê có đến trên
50.000 công dụng của cao su. Ngoài giá trị của mủ cao su, cây cao su còn có
thể cung cấp một lượng gỗ lớn và được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó
cũng được đánh giá như là loại gỗ thân thiện môi trường. Do người ta chỉ
khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh mủ. Dầu cao su
được sử dụng trong công nghệ sơn vecni, xà phòng làm chất độn pha thuốc
kích thích mủ cao su, hoặc nếu được xử lí thích hợp có thể dùng làm dàu
thực phẩm. Ngoài ra việc trồng cao su còn có thể đem lại những lợi ích về
môi trường, phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn đất.
1.1.2.5. Một số yêu cầu kỹ thuật trong việc phát triển cây cao su
Do cây cao su có chu kì sống dài trên 30 năm, đòi hỏi vốn đầu tư ban
đầu lớn, thời gian đầu tư ban đầu (KTCB) kéo dài nhiều năm (từ 7-8 năm)

cho nên tất cả các khâu trong công tác trồng phải được chuẩn bị chu đáo và
triển khai đúng quy trình.
-

Khai hoang chuẩn bị đất: Khai hoang kết hợp cả hai phương

pháp: khai hoang thủ công và khai hoang cơ giới để khai thác tận dụng quỹ
đất và liền vùng, liền thửa. Công tác khai hoang càng đảm bảo chất lượng
mang tính lâu dài bền vững thì việc chăm sóc vườn cây về sau càng thuận
lợi, ít tốn kém.
-

Thiết kế lô và mật độ trồng: Thiết kế lô trồng có tác dụng bảo

vệ chống xói mòn, chống gió. Thiết kế phải có lợi nhất về mặt diện tích,
thuận tiện đi lại, vận chuyển và hướng gió thổi vào lô là ít nhất. Mật độ
trồng tùy theo yêu cầu về giống, giống khác nhau thì mật độ trồng khác
nhau, nhưng xu hướng giảm xuống để đảm bảo dinh dưỡng và tăng năng
suất. Mật độ trồng trên 1 hàng hóa là 500-550 cây, về sau đốn tỉa những
cành nhỏ, cạnh tranh kém chỉ còn 450 cây/ha là vừa.
Page 9


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
-

Khoảng cách trồng: khoảng cách tối thiểu cây cách cây thường

2,8m và tối đa là 3,5m. khoảng cách giữa các hàng thường tối thiểu là 6m,

tối đa là 8m. Khoảng cách thường dùng là 7x2,8m; 7,6x2,7m; 6x3m.
-

Chống xói mòn: Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, hiện tượng

xói mòn, rữa trôi đất xảy ra ngay sau khi thảm thực vật tự nhiên bị đốn hạ,
mức độ xói mòn ngày càng nghiêm trọng trên các đất dốc, đất sườn đồi. Vì
vậy, cần áp dụng các biện pháp chống xói mòn như che mặt đất bằng một
thảm thực vật, trồng cao su theo đường đồng mức.
1.1.2.6. Các khái niệm liên quan
1.1.2.6.1. Khai thác là gì
Khai thác mủ (cạo mủ) là tạo nên một vết cắt lấy đi một khoảng vỏ
trên vỏ kinh tế của cây cao su. Động tác này chủ yếu là cắt ngang các ống
mủ nằm trong lớp vỏ cạo khiến cho chất dịch đang chứa trong ống mủ chảy
tràn ra ngoài để thu được một sản phẩm đặc biệt gọi là mủ cao su.
1.1.2.6.2. Các phương pháp khai thác
Các nước trồng cao su trên thế giới đã đầu tư nhiều công sức để
nghiên cứu thêm các biện pháp cạo mủ hợp lý nhằm đảm bảo không những
thu được mức sản lượng tối đa tại thời điểm khai thác mà còn phải đảm bảo
sức khỏe cho cây để có thể khai thác đủ niên hạn kinh tế của cây. Cho đến
nay, việc cạo mủ cao su là một công tác được lặp lại hầu như suốt năm theo
một định kỳ nhất định (2 -3 ngày/ lần) và kéo dài từ 20 – 30 năm.
Sản lượng khai thác mủ cao su phụ thuộc vào:
- Tiêu chuẩn cây cạo: Cây đạt tiêu chuẩn thu hoạch khi bề vòng thân
cây đo cách mặt đất 1m đạt từ 50cm trở lên, độ dày vỏ ở độ cao 1m cách mặt
đất phải đạt từ 6mm trở lên. Lô cao su kiến thiết cơ bản có từ 50% trở lên số
cây hiện hữu đạt tiêu chuẩn mở cạo thì được đưa vào cạo mủ.
Page 10



Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
- Thời vụ cạo mủ cao su trong năm: Vườn cây được khai thác bắt đầu
trong năm từ khi 100% là mới bắt đầu mọc ổn định. Nhưng căn cứ xách định
thời gian bắt đầu cạo thường giống nhau tại các vùng trong cả nước. Thường
thì cây khai thác bắt đầu từ 10 -10/ 2 tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên hay
10 – 15/5 ở Quảng Trị.
Rụng lá sinh lý hằng năm sớm hay muộn tùy theo dòng vô tính, nền đất
trồng (đỏ, xám), vùng tiểu khí hậu. Vì vậy, vườn cây nào rụng lá trước thì
cho nghỉ trước. Nghỉ cạo lúc lá bắt đầu nhú chân chim, cạo mủ lại khi cây có
tán lá ổn định. Vườn nào có tán ổn định trước thì cạo trước.
- Độ sâu cạo mủ: Cạo cách tượng tầng 1,0 – 1,3mm đối với cả hai miệng
giữa và miệng úp. Tránh cạo cạn, cạo sát, cạo phạm.
1.1.2.7. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất khai thác mủ cao su
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, điều kiện thu thập số liệu chúng tôi
sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá kết quả sản xuất của các hộ điều tra.
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ
do lao động sản xuất xã hội tạo ra trong một kỳ nhất định, thông thường là
một năm.
GO = P x Q

Trong đó:

P: giá bán/kg mủ cao su
Q: sản lượng mủ cao su

- Chi phí trung gian ( IC): là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất
bao gồm: chi phí vật chất và chi phí thuê ngoài (thuê Lao động).
- Lợi nhuận: là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh;
là một khoản tiền dôi ra giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong hoạt động

sản xuất kinh doanh của các hộ hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt
động sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó.
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Page 11


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tình hình phát triển cây cao su trên thế giới
Cây cao su có nguồn gốc là từ Nam Mỹ nhưng lại phát triển rất nhanh
chóng và mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan,
Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và trong đó có Việt Nam.

Hình 1: 5 nước dẫn đầu về sản lượng sản xuất cao su ( nguồn: IRSG)
Theo số liệu của 3 năm từ năm 2005-2007 thì Thái Lan là nước sản
xuất cao su dẫn đầu của thế giới về sản lượng và diện tích, tiếp theo là
Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam đứng thứ 6 về diện
tích, đứng thứ 5 về sản lượng.
Tuy nhiên trong những năm gần đây thì Việt Nam có những chính
sách hỗ trợ và phát triển mở rộng diện tích cây cao su ở các vùng trong cả
nước. Từ những nỗ lực đó mà Việt Nam nâng lên thành nước thứ 4 về nguồn
cung cao su thiên nhiên. Lo ngại về ảnh hưởng của thời tiết khô hạn đối với
sản lượng cho nên ba nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới – Thái Lan,
Indonexia và Malaysia – đã dừng chính sách hạn chế xuất khẩu cao su sau
khi giá tăng mạnh gần đây. Vào tháng 12/2008, ba nước này đã nhất trí giảm
lượng cao su xuất khẩu bằng cách cắt giảm sản lượng, chặt bỏ những cây
cao su già cỗi để trồng mới, nhằm đẩy giá tăng lên.
Page 12



Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
Xuất khẩu cao su từ Thái Lan, nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới,
đã giảm trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2009 chỉ còn
1,268 triệu tấn so với 1,397 triêu tấn cùng kỳ năm 2008 (giảm 9,2%).
Trong khi đó sản lượng cao su thiên nhiên Ấn Độ trong tháng 8 năm
2010 đạt tới 72.500 tấn cao hơn với cùng kỳ năm ngoái 12% do diện tích
khu trồng cao su được bảo vệ tốt. Theo trung tâm thông tin NN và PTNT, từ
tháng 4 đến tháng 8 năm 2010, sản lượng cao su thiên nhiên của Ấn Độ tăng
lên 297.000 tấn so với mức 274.000 tấn của cùng kỳ năm ngoái.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới thì nhu cầu về cao su thiên
nhiên ngày càng tăng lên phục vụ nhiều ngành công nghiệp sản xuất xăm
cao su.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện một số nước tiêu thụ cao so chính của thế
giới. Trong đó nước tiêu thụ cao nhất là Trung Quốc 26%, tiếp theo là Hoa
Kỳ 10%, Nhật Bản và Ấn Độ ở mức 9%, Malaysia với mức là 4% và một số
nước khác chiếm 42% thị trường tiêu thụ cao su của thế giới.

Hình 2: Thị trường tiêu thụ cao su thế giới ( Nguồn : IRSG)

Page 13


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
1.2.2. Tình hình phát triển cây cao su tại Việt Nam
Hiện nay diện tích trồng cao su của cả nước hơn 500.000 ha tập trung
ở Đông Nam Bộ là 339.000 ha, Tây nguyên là 113.000 ha, Bắc Trung Bộ là
41.500 ha và Duyên Hải Nam Trung Bộ là 6.500 ha. Sản lượng đạt trung

bình 450.000 tấn / năm. Và mục tiêu đến năm 2010 là nâng lên 800.000 ha.
Theo kết quả điều tra, đánh giá của Viện QH – KTNN năm 2007, thì quỹ đất
có thể trồng cao su từ nay đến năm 2020 dự kiến là 290.000 ha, trong đó
vùng Tây Nguyên 130.000 ha, Đông Nam bộ 50.000 ha, miền Trung 23.000
ha, Tây Bắc 90.000 ha.

Hình 3: Diện tích trồng cao su theo vùng
Hiện nay diện tích cao su của Việt Nam được xếp thứ 6 (chiếm
khoảng 6,4% tổng diện tích cao su thế giới), sản lượng xếp thứ 5 (khoảng
7,7% tổng sản lượng cao su thế giới) và xuất khẩu đứng thứ 4 (khoảng 9%),
những thành tựu của ngành cao su sẽ tạo bàn đạp cho sức bứt phá trong năm
2010 và những năm tiếp theo để sớm đạt mục tiêu 800.000 ha với sản lượng
1,2 triệu tấn cao su, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2010 theo
mục tiêu của Chính phủ đề ra.
Việt Nam đứng hàng thứ 4 về xuất khẩu với sản lượng tăng dần qua
các năm với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao su của Việt Nam giai đoạn
2001-2006 bình quân đạt 17,66 %/năm, cao hơn mức bình quân của thế giới
Page 14


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
khoảng 2 %/năm (trong khi Thái Lan: 2,37%, Indonesia: 5,27%, Malaysia:
3,52%). Từ năm 2002-2007, sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng
173%, doanh thu tăng gần 600%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng
rất cao nhưng chủ yếu do giá xuất khẩu tăng đột biến còn sản lượng xuất
khẩu tăng không đáng kể, chỉ khoảng 10%. Trong kim ngạch xuất khẩu cao
su Việt Nam, cao su chế biến mới chỉ đạt 150 triệu USD trong năm 2007.
Mặt khác, giá cao su xuất khẩu bình quân năm 2007 đạt khoảng 1944
USD/tấn, kim ngạch gần 1,4 tỷ USD.

Việt Nam xuất khẩu cao su đến 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
nhưng thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc (chiếm tới 60% lượng
xuất khẩu). Năm 2007, xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc đạt
415,7 ngàn tấn với trị giá 816,7 triệu USD.
Trong 10 tháng đầu năm 2008 thị trường xuất khẩu cao su của Việt
Nam đã có mặt ở 40 nước với lượng xuất là 516.038 tấn, trị giá 1,37 tỷ
USD, đơn giá bình quân là 2.662 USD/tấn, giảm 9,2% về lượng nhưng tăng
27,4% về trị giá và tăng 40,2% về đơn giá so với cùng kỳ năm trước. Thị
trường xuất khẩu cao su trong 10 tháng đầu năm dẫn đầu là Trung Quốc
(331.942 tấn, chiếm 64,3% tổng sản lượng xuất khẩu). Kế đến là thị trường
Hàn Quốc (3,8%), Đức (3,5%), Đài Loan (2,9%) và Malaysia (2,9%). Riêng
trong tháng 10, xuất khẩu sang Hoa Kỳ lại tăng nhanh, chiếm 5,6%.
Theo tính toán của Bộ NN và PTNT, nếu kinh tế thế giới sớm phục
hồi, giá cao su thiên nhiên ở mức trên 1.500 USD/tấn thì từ nay đến năm
2010 quy mô diện tích cao su là 700.000 ha và sẽ tăng lên 850.000 ha vào
năm 2015. Nếu giá cao su thiên nhiên dưới 1.500 USD/tấn thì sẽ giãn tiến độ
mở rộng thêm 150.000 ha vào năm 2012.

Page 15


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
1.2.3. Tình hình phát triển cây cao su ở tỉnh Kon Tum
Kon Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao biên giới của cao nguyên
Trung Bộ. Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, bao
gồm: đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ với nhau rất phức tạp. Kon
Tum nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Có sự phân hóa
theo thời gian và không gian.
Khí hậu chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Đây chính là điều

kiện thuận lợi để Kon Tum trồng cây công nghiệp dài ngày mang lại giá trị
kinh tế cao như: cao su, cà phê…Trong đó, tỉnh Kon Tum đang chú trọng
phát triển cây trồng thế mạnh của tỉnh là cây cao su.
Tính đến hết năm 2007 toàn tỉnh Kon tum có 26.069 ha cao su, trong
đó có hơn 13.626 ha cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và 12.443 ha cao su
đã đưa vào kinh doanh. Tổng sản lượng đạt 12.681 tấn với năng suất khai
thác của vườn cây năm thứ 3 là: 0,93 tấn/ha; năm thứ 4 là: 1,150 T ấn/ha;
năm thứ 5 là: 1,20 tấn/năm. So với năng suất bình quân tương ứng cùng năm
tuổi của khu vực Tây nguyên thì còn thấp (năng suất cao su bình quân của
Tập đoàn cao su Việt Nam đối với vườn cây năm thứ 3 là: 1,2 tấn/ha; năm
thứ 4 là: 1,4 tấn/ha; năm thứ 5 là: 1,55 tấn/ha). Chính vì cây cao su đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp của Việt Nam
nói chung và của tỉnh Kon Tum, Tây Nguyên nói riêng cho nên việc tiến
hành nghiên cứu hiệu quả sản suất cây cao su là một nghiên cứu có tính cấp
thiết. Thêm nữa, việc sản suất cây cao su chủ yếu là tại các hộ gia đình, vì
vậy kết quả nghiên cứu sẽ cho biết những thông tin hữu ích cho các cơ quan
quản lý cũng như đối với các nhà hoạch định chính sách, nhằm đạt được các
mục tiêu của Đảng và nhà nước ta trong việc phát triển cây công nghiệp dài
ngày, có giá trị kinh tế cao như cây cao su.
Page 16


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT KHAI THÁC
MỦ CAO SU Ở NÔNG TRƯỜNG HÒA BÌNH THUỘC
CÔNG TY CAO SU TỈNH KON TUM
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Xã Hòa Bình là một xã nằm ở phía nam thuộc thành phố KonTum.


Phía bắc giáp với xã Đoàn Kết.



Phía nam giáp với tỉnh Gia Lai.



Phía tây bắc giáp với xã Ia Chim.



Phía đông giáp với Chư Hreng.

Địa hình xã bao gồm: đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ với
nhau rất phức tạp.
Xã Hòa Bình thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt
độ trung bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 23 0C, biên độ nhiệt độ
dao động trong ngày 8 - 90C. Một năm có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trung
bình khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất
1.234 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8.
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mùa khô, gió chủ yếu
theo hướng đông bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng tây nam.
Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm
không khí tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là
tháng 3 (khoảng 66%).


Page 17


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Hòa Bình
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai tham gia với tư cách là yếu tố
tích cực của sản xuất, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Ngay cả
khi khoa học và công nghệ phát triển như hiện nay thì đất đai vẫn là tư liệu
sản xuất giữ vai trò quan trọng chủ yếu. Biết cách sử dụng đất đai hợp lý vào
các mục đích sản xuất thì hiệu quả đạt được sẽ rất cao. Cụ thể xã Hòa Bình
có tổng diện tích đất tự nhiên là 6030,51 ha. Và xã đã sử dụng 2677,88 ha
chiếm 44,41% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã làm đất sản xuất nông
nghiệp; Đất lâm nghiệp là 1996,81 ha chiếm 33,11% và đất phi nông nghiệp
là 535,08 ha chiếm 8,87%.
Bảng 1: Tình hình chung về đất đai của xã Hòa Bình
Chỉ Tiêu
Tổng diện tích đất
tự nhiên
-Đất sản xuất nông
nghiệp
-Đất lâm nghiệp
-Đất phi nông
nghiệp
-Đất chưa sử dụng

ĐVT
Ha

Ha
Ha
Ha
Ha

Diện Tích
6030,51
2677,88
1996,81
535,08
820,74

Tỷ lệ %
100
44,41
33,11
8,87
13,61

Nguồn: UBND Xã Hòa Bình
Do địa hình của xã phức tạp, hầu hết là đồi núi có độ dốc lớn, thung
lũng nguy hiểm nên diện tích đất chưa sử dụng vẫn chiếm 13,61% tổng diện
Page 18


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
tích đất tự nhiên toàn xã (cụ thể là 820,74 ha). Đây là một con số đáng kế
cho nên hiện tại xã Hòa Bình đang có kế hoạch phủ xanh đất trống đồi trọc,
mở rộng diện tích trồng cao su để sử dụng đất hợp lý không bỏ hoang.

2.1.2.2. Tình hình về công tác y tế, dân số, giáo dục và cơ sở hạ tầng
- Về giáo dục: Hiện nay cơ sở vật chất các trường, lớp tương đối đảm
bảo cho việc dạy và học.
- Về y tế: làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân,
tổ chức khám điều trị thường xuyên cho nhân dân; tổ chức tiêm phòng uốn
ván, tẩy giun, thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. Làm tốt công tác
kiểm tra, giám sát dịch bệnh.
- Về dân số: Tổng dân số năm 2009 trên địa bàn xã hiện có 1246 hộ
với 5720 nhân khẩu; 2776 nữ. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 295 hộ
với 1738 khẩu; 861 nữ.
- Về giao thông: Hệ thống giao thông ở xã còn thấp kém, khó khăn
trong việc đi lại, vận chuyển.
- Về thuỷ lợi trên địa bàn chỉ tưới được cho 94,0% diện tích gieo trồng
lúa, còn lại các loại cây trồng khác chưa được tưới chủ động. Hệ thống kênh
mương chưa được kiên cố hoá hoàn chỉnh nên hiệu quả sử dụng nước chưa
cao.
2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Nông trường cao su Hòa Bình thuộc công ty cao su Kon Tum có trụ
sở ban quản lý đóng tại xã Hòa Bình, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Hiện
đang quản lý với tổng diện tích là 882,98 ha cây cao su phân bố trên 3 xã và
một phường thuộc TP Kon Tum. Trong đó, tổng diện tích đang ở giai đoạn
kiến thiết cơ bản là 15,57 héc ta, diện tích đang ở giai đoạn khai thác là
865,41 ha.
Page 19


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
Bộ máy quản lý của nông trường gồm có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc,
dưới ban quản lý gồm có: 3 trợ lý giúp việc cho giám đốc là 1 kế toán viên,

1ở bộ phận kỷ thuật, 1 ở bộ phận kế hoạch và 10 tổ trưởng.
Số công nhân làm việc trong nông trường là 71 người, số hộ nhận
khoán là 567 hộ. Tổng số diện tích đang ở giai đoạn khai thác mà hộ nhận
khoán đảm nhiệm là 684,21 ha chiếm 79% tổng diện tích khai thác.
Bảng 2: Tình hình cơ bản của nông trường Hoà Bình
Chỉ tiêu
Tổng diện tích
Diện tích khai thác
Diện tích kiến thiết cơ
bản
Tổng diện tích của hộ
nhận khoán
Diện tích khoán khai thác
Diện tích khoán KTCB
Số hộ nhận khoán
Diện tích BQ của hộ nhận
khoán
Số công nhân

ĐVT
Ha
Ha

Số lượng
882,98
865,41

Ha

15,57


Ha

866,07

Ha
Ha
Hộ

684,2
181,87
567

Hộ/ha

1,52

CN
Nguồn: Nông trường cao su Hòa Bình

71

2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra
Qua quá trình tìm hiểu về cây cao su tại địa bàn xã Hòa Bình thuộc
tỉnh Kon Tum nhóm chúng tôi đã quyết định điều tra 30 hộ gia đình nhận
khoán trồng cây cao su đã đưa vào khai thác. Cây cao su được đưa vào trồng
Page 20



Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
từ năm 1996 và tính cho đến nay các hộ nhận khoán đã thu hoạch mủ được 7
năm. Sau khi thu hoạch được một thời gian các hộ nhận khoán đã nhận thấy
được giá trị kinh tế mà cây cao su mang lại cho nên ngày càng có nhiều hộ
gia đình nhận khoán trồng cây cao su để làm thu nhập chính. Và từ đây cây
cao su ở tỉnh Kon Tum cũng được xem như là cây xóa nghèo cho người dân
ở vùng Tây Nguyên. Sau khi điều tra 30 hộ gia đình nhận khoán chúng tôi
đã khái quát được năng lực sản xuất của các hộ điều tra. Điều này được thể
hiện cụ thể ở bảng 3.
Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng: Chủ hộ là lao động chính
trong quá trình nhận khoán trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
nhưng phần lớn họ lại xuất thân từ những người nông dân, do vậy nhìn
chung họ còn rất hạn chế về trình độ quản lý sản xuất cũng như kỹ
thuật canh tác vườn cây. Lần đầu tiên canh tác cây cao su nên sự hiểu
biết về kỹ thuật sản xuất cây cao su của người dân vẫn còn nhiều hạn
chế, hơn nữa độ tuổi trung bình của lao động chính khá cao (hơn 47
tuổi) và trình độ văn hóa nhìn chung còn thấp (6/12). Đặc điểm này gây
ra rất nhiều khó khăn cho người dân trong quá trình sản xuất, đặc biệt
là trong công tác tiếp cận và vận dụng những kỹ thuật mới vào việc
trồng, chăm sóc cũng như khai thác mủ cao su.
Hiện nay diện tích nhận khoán trồng cây cao su đối với các hộ gia
đình là rất quan trọng. Vì nó là nguồn thu nhập chính để nuôi sống gia
đình họ. Nhưng tổng diện tích bình quân nhận khoán trồng cao su của
các hộ còn rất thấp (1,43 ha). Số lao động bình quân/hộ cũng ở tỷ lệ
thấp 2,63(LĐ/hộ). Đây là nguyên nhân chính của việc chăm sóc không
tốt cho cây cao su do thiếu lao động.
Bảng 3: Năng lực sản xuất của hộ điều tra năm 2009
Chỉ tiêu


ĐVT

Số lượng
Page 21


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
1. Số hộ điều tra
2. Độ tuổi trung
bình
3. Số lao động bình
quân
4. Trình độ văn hoá
BQ

Hộ

30

Tuổi

47,87

LĐ/hộ

2,63

Lớp


6

5. Diện tích đất
nông nghiệp
- Đất trồng cao

Ha

su
- Đất khác

Ha

25,085
43,12

6. Tham gia tập
huấn
- Có

hộ

- Không
Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009

30
0

Với giá trị kinh tế cao và kỹ thuật chăm sóc tương đối đơn giản, cho nên quy
mô diện tích cũng như sản lượng mủ cao su trên địa bàn đã phát triển một

cách nhanh chóng. Trong nhiều năm liền diện tích cây cao su được trồng
mới của xã Hòa Bình cũng tăng lên.
Có thể nói, cây cao su đang trở thành cây trồng chủ lực trong xóa đói
giảm nghèo ở tỉnh Kon Tum, chưa một loại cây trồng nào ở tỉnh Kon Tum
có tốc độ nhân rộng diện tích nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây
cao su. Loại cây này đã thế chỗ cho rất nhiều cây trồng truyền thống hiện
nay như sắn, mía, chè, tiêu. Và tình hình sản xuất cao su của các hộ điều tra
được thể hiện cụ thể qua bảng 4.
Page 22


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
Bảng 4: Tình hình sản xuất của các hộ điều tra (2008-2009)
N09/N08
+/%
0
0

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2008

Năm 2009

Diện tích

ha


43,12

43,12

Diện tích BQ

Ha/hộ

2,31

2,31

0

2202,95

2161,97

-40,98

120,98

69,84

-51,14

219,96

30,55


-189,41

94991

93224,16

5261,4

3011,6

9484,6

1317,4

7,5

9,5

11,5

13

13,5

15

Năng suấtBQ
-Mủ nước


Lít/ha

-Mủ đông

Kg/ha

-Mủ tạp

Kg/ha

Sản lượng
-Mủ nước

Lít

-Mủ đông

Kg

-Mủ tạp

Kg

0

-1,86
-42,27
-86,11

-1766,84


-1,86

-2249,8

-42,76

-8167,2

-86,11

Giá
-Mủ nước

1000đ/kg

-Mủ đông

1000đ/kg

-Mủ tạp

1000đ/kg

GO

Triệu đồng

900,9807


944,54132

2
1,5
1,5
43,56062

26,67
13,04
11,11
4,83

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2008-2009)
Theo số liệu điều tra được thì tổng diện tích đất trồng cao su của 30
hộ là 43,12 ha. Như vậy trung bình mỗi hộ sẽ được giao khoán là 1,43 ha.
Năm 2009 sản lượng mủ nước đạt 93224,16 lít, so với năm 2008 đã giảm
1766,84 lít tức đã giảm 1,86%; sản lượng mủ đông thu được là 3011,6 kg, so
với năm 2008 thì sản lượng mủ đông đã giảm 2249,8 kg tức giảm 42,76%;
mủ tạp thu được là 1317,4 kg, so với năm 2008 thì lượng mủ này đã giảm
8567,2 kg tức giảm 86,11%. Nguyên nhân dẫn tới sản lượng giảm sút như
Page 23


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
trên là do thời tiết thất thường đã ảnh hưởng đến việc chăm sóc, khai thác
của người dân. Mặc khác, do thời tiết khô hạn nên lượng mủ trong cây cao
su đã giảm sút rõ rệt.
Theo quy luật cung cầu thì khi cung hàng hoá khan hiếm đã đẩy giá
các loại mủ tăng lên đáng kể. Chẳng hạn giá mủ nước từ 7,5 ngàn đồng lên 9

ngàn đồng; giá mủ đông từ 11,5 ngàn đồng lên 13 ngàn đồng; giá mủ tạp từ
13,5 ngàn đồng lên 15 ngàn đồng. Từ đó đã làm doanh thu năm 2009 đã tăng
lên so với năm 2008. Cụ thể là năm 2008 trong tổng số 30 hộ thu được
900,9807 triệu đồng nhưng sang năm 2009 đã tăng lên 944,54132 triệu đồng
tức đã tăng 4,83%. Điều này đã góp phần cải thiện cuộc sống cho các hộ gia
đình. Giúp họ có một cuộc sống đầy đủ và ít vất vả hơn so với trước khi
trồng cao su. Như vậy, có thể nói cây cao su đã thực sự làm đổi thay những
vùng đất nghèo khó của tỉnh Kon Tum và kéo theo sự chuyển đổi cơ cấu cây
trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và chế biến xuất khẩu ngay tại vùng
nguyên liệu. Cây cao su ngoài những lợi ích về kinh tế lâu dài còn là loại cây
rừng mang tính bền vững giúp cải tạo tốt môi trường sinh thái và cảnh quan
nhưng cũng không ít khó khăn thách thức. Nếu được sự quan tâm đúng mức
của các ngành các cấp chắc chắn sẽ tạo thêm động lực mới trong phát triển
kinh tế nông nghiệp từ cao su góp phần tích cực trong xoá đói giảm nghèo
cho đồng bào vùng sâu, vùng xa của tỉnh Kon Tum.
2.3.2 Chi phí sản xuất của các hộ điều tra
Có thể nói doanh thu và chi phí là hai yếu tố hàng đầu mà bất kỳ một
hoạt động sản xuất hay kinh doanh quan tâm nhất. Đối với hoạt động kinh
doanh cây cao su, chi phí được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ kiến thiết cơ
bản và thời kỳ kinh doanh. Theo đúng quy trình kỹ thuật thời kỳ KTCB của
vườn cây cao su là 07 năm. Do các hộ gia đình nhận khoán trồng cây cao su
từ nông trường Hòa Bình cho nên mức đầu tư ban đầu về giống, phân bón và
Page 24


Giải pháp nâng cao năng suất khai thác mủ cao su các hộ nhận khoán
của nông trường Hoà Bình thuộc công ty cao su Kon Tum tỉnh Kon Tum
thuốc bảo vệ thực vật cho thời kỳ KTCB là do nông trường Hòa Bình cung
cấp cho các hộ nhận khoán. Còn các hộ nhận khoán bỏ ra công lao động và
tự đầu tư dụng cụ sản xuất. Chi phí sản xuất của nông trường Hòa Bình và

của các hộ nhận khoán được thể hiện cụ thể qua các bảng 5, 6 và 7.
Bảng 5: Tình hình đầu tư phân bón
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2008
Năm 2009
Số Thành tiền Giá
Số Thành tiền
Giá
lượng

Phân bón vi
sinh hữu cơ

Kg

1077 55,58

lượng
60096,6

1077

0

N09/N08
Số lượng
Thành tiền

+/%
+/%

0

Phân vô cơ
-

Urê

Kg

7919 69,50 550370,5 6014 16,41 98689,74

-

Lân

Kg

3062 129,19 395579,78 2226

-99432,74

-25,13

-

Kali


Kg

8491 53,15 451296,65 10338 38,94 402561,72 -14,21 -26,73 -48734,93

-10,80

-

NPK

Kg

2785 507,66 1413833,1 3595 68,03 244567,85 -439,63 86,60 -1169265,25 -82,70

133,0
4

296147,04

-53,09 -76,38 -451680,76 -82,07
3,85

2,98

Nguồn: Nông trường cao su Hòa Bình (2008-2009)

Page 25



×