Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đề tài: Công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.77 KB, 14 trang )

Đề tài: Công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá

LỜI MỞ ĐẦU:
Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới thì hoạt động xuất nhập khẩu luôn đóng một vị
trí rất quan trọng với nền kinh tế quốc dân. Cùng với nó là nhu cầu sử dụng đồng ngoại tệ để
thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu ngày càng trở nên cấp thiết. Sự biến động về tỷ giá là
nguyên nhân gây ra thua lỗ cho các DN XNK trước sự biến động khó lường của tình hình tài
chính quốc tế. Chính vì vậy mà nghiệp vụ ngoại hối phái sinh ra đời để hạn chế thấp nhất rủi ro và
thua lỗ có thể xảy ra cho các chủ thể tham gia vào thị trường tài chính.
Trên thế giới, nghiệp vụ ngoại hối phái sinh đã được sử dụng rất rộng rãi để phòng ngừa rủi ro
tỷ giá cho các DN và nó đã thể hiện được tầm quan trọng đối với các chủ thể tham gia vào thị
trường tài chính.
Về phía các DN XNK Việt Nam, mặc dù ngân hàng nhà nước đã cho phép hệ thống ngân hàng
thương mại thực hiện các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá từ năm
2005, nhưng đến nay, nhiều DN vẫn chưa nhận thức rõ lợi ích của công cụ này. Các DN XNK
không quan tâm nhiều, nói đúng hơn là không để ý đến việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong một
khoảng thời gian dài trước 2007 do sự ổn định của tỷ giá. Điều này đã đặt các DN trước những rủi
ro lớn và nguy cơ thua lỗ cao do thị trường ngoại hối biến động mạnh. Sự bất ổn của tỷ giá từ giai
đoạn nửa cuối năm 2007 tới n ay đã gây ra những tác động tiêu cực đến các DN XNK vì họ không
có sự chuẩn bị để đối phó với tình hình này. Do vậy mà không ít DN rơi vào cảnh lao đao khi
thiếu ngoại tệ thanh khoản nhập khẩu hay mất cơ hội kiếm lời khi ngoại tệ tăng giá do tiền vẫn
nằm trong tài khoản tiết kiệm ngân hàng. Khi tỷ giá hối đoái biến động thì các DN XNK chính là
người chịu sự tác động đầu tiên và lớn nhất tới hoạt động kinh doanh của mình .
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
1. Rủi ro tỷ giá:
1.1.
Khái niệm:
• Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ
vọng trong tương lai.Rủi ro này có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân
hang cũng như của doanh nghiệp.Mọi hoạt động mà dòng tiền thu vào phát sinh bằng một
loại đồng tiền trong khi dòng tiền chi ra lại phát sinh bằng một loại đồng tiền khác đều


chứa đựng rủi ro tỷ giá.
• Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro thường xuyên gặp phải và đáng
lo ngại nhất đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh. Sự thay đổi tỷ
giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ
trong tương lai khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể, thậm
chí là bị đảo lộn.
1.2.
Phân loại:
Các doanh nghiệp có nguồn thu hay chi bằng ngoại tệ thường đối mặt với 4 loại rủi ro:


1.2.1. Rủi ro tài chính:

Rủi ro tài chính phát sinh khi một người nắm giữ ngoại tệ như tài sản.Giá trị của ngoại
tệ nắm giữ so với các tài sản tính bằng đồng tiền hiệu lực của người giữ sẽ thay đổi khi tỷ
giá giữa ngoại tệ và đồng tiền hiệu lực thay đổi.
1.2.2. Rủi ro chuyển đổi:
Rủi ro chuyển đổi đặc trưng phát sinh khi chuyển đổi các bản báo cáo tài chính từ đồng
tiền hiệu lực sag những đồng tiền khác cho mục đích thong tin hay so sánh.Bảng cân đối
kế toán thể hiện giá trị sổ sách của tài sản, nguồn vốn và các cổ phần ở cuối giai đoạn báo
cáo.Tỷ giá hối đoái mà các đồng tiền được mua bán ở cuối giai đoạn báo cáo (tỷ giá giao
ngay) thường không phải là tỷ giá có hiệu lực khi các tài khoản được ghi nhận.
1.2.3. Rủi ro giao dịch (hay còn gọi là rủi ro hiện thực):
Rủi ro giao dịch phát sinh khi một bên đồng ý mua hay bán hang hóa với một ngoại tệ nhất
định vào một ngày xác định,nhưng thực sự thanh toán hay nhận thanh toán vào một ngày
sau đó.Nếu tỷ giá thay đổi trong khoảng thời gian ở giữa, giá của thương vụ bán hoặc mua
bằng đồng tiền hiệu lực sẽ thay đổi.Rủi ro giao dịch phát sinh khi một doanh nghiệp đồng ý
mua hoặc bán ở một giá ngoại tệ nhất định.
1.2.4. Rủi ro kinh tế (hay còn gọi là rủi ro vận hành hay rủi ro cạnh tranh):
Rủi ro kinh tế phát sinh khi thay đổi trong tỷ giá hối đoái làm thay đổi sức cạnh tranh của

một doanh nghiệp.Rủi ro này thường xảy ra khi doanh nghiệp có doanh thu bằng một đồng
tiền và gánh chịu chin phí bằng một đồng tiền khác.Nhưng thậm chí rủi ro kinh tế có thể
phát sinh khi doanh nghiệp hoạt động chỉ với một đồng tiền.
1.3.
Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu
1.3.1. Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu
• Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đến kim ngạch xuất khẩu:
Khi tỷ giá hối đoái giảm đồng nội tệ tăng lên,lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu
sẽ giảm xuống, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tính giá đồng nội tệ bị thu hẹp,xuất khẩu
không được khuyến khích hay xu thế chung thường gặp là sự giảm sút trong hoạt động
xuất khẩu.
Bên cạnh đó khi tỷ giá hối đoái tăng, giá đồng nội tệ giảm xuống thì một tương lai tươi
sáng lại mở ra cho các nhà xuất khẩu, do lượng ngoại tệ thu về đổi ra được nhiều ngoại tệ
hơn, kim ngạch xuất khẩu tăng lên kích thích hoạt động xuất khẩu tăng trưởng và phát triển
với điều kiện các chi phí đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu không tăng lên tương ứng.
• Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá lên cơ cấu hàng xuất khẩu:
Đối với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ,các mặt hàng nông sản,thô sơ dường như nhạy cảm
hơn đối với mọi biến động tăng giảm của tỷ giá hối đoái so với mặt hàng như máy
móc,thiết bị toàn bộ,xăng dầu….lý do được đưa ra là độ co giãn của mặt hàng nông sản,thô
sơ đối với giá xuất khẩu hoặc tỷ giá hối đoái áp dụng là rất cao trong khi độ co giãn của các
mặt hàng máy móc thiết bị là rất thấp.Tỷ giá hối đoái giảm khiến giá hàng xuất khẩu bị đắt
tương đối.Trái lại khi tỷ giá hối đoái tăng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có thể trở nên phong


phú hơn do tính cạnh tranh về giá, sự tăng doanh thu xuất khẩu khiến các nhà xuất khẩu đa
dạng hóa mặt hàng
• Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá lên tính cạnh tranh của xuất khẩu :
Đối với cạnh tranh về giá hàng xuât khẩu, một sự tăng lên của tỷ giá sẽ khiến hàng hóa
xuất khẩu của nước này trở nên cạnh tranh do giá cả rẻ hơn, ngược lại nếu giá đồng nội tệ
tăng tức tỷ giá hối đoái giảm sẽ khiến giá hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt tương đối, tính

cạnh tranh về giá giảm đi. Trong cùng một thị trường tiêu thụ nếu chất lượng hàng hóa như
nhau thì người tiêu dùng sẽ sử dụng hàng hóa nào rẻ hơn.Và giả sử chi phí sản xuất tại
quốc gia quy về cùng một đồng tiền là ngang nhau thì nước nào có mức tỷ giá đồng tiền
giảm hơn so với giá nội tệ của thị trường tiêu thụ thì tính cạnh tranh về giá của nước đó cao
hơn, nước đó có cơ hội phát triển nhiều hơn.
 Tóm lại giá đồng nội tệ giảm có lợi cho xuất khẩu,giá đồng nội tệ tăng sẽ gây bất lợi.Xu
hướng này hầu như đúng với các quốc gia thực thi chế độ tỷ giá thả nổi hoặc thả nổi có
quản lý, nơi tỷ giá danh nghĩa sát hoặc tiến sát giá trị thưc, còn đối với các quốc gia theo
chế độ tỷ giá cố định việc giảm,tăng tỷ giá chính là giảm, tăng tỷ giá danh nghĩa, không
phải tỷ giá thực, do đó nếu một sự tăng tỷ giá mà vẫn khiến tỷ giá danh nghĩa thấp hơn tỷ
giá thực thì đồng tiền nội tệ vẫn bị xem định giá cao hơn giá trị thực, tác dụng thúc đẩy
xuất khẩu sẽ không nhiều.
1.3.2. Tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái lên hoạt động nhập khẩu:
• Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá lên kim ngạch nhập khẩu:
Khi giá đồng nội tệ tăng hay tỷ giá hối đoái giảm,nhập khẩu sẽ được khuyến khích do giá
nhập khẩu trở nên rẻ tương đối,chi phí nhập khẩu giảm,lượng nhập khẩu tăng lên dẫn đến
sự tăng lên trong kim ngạch nhập khẩu.Bên cạnh đó, khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ
giảm giá,sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu,giá nhập khẩu trở nên đắt hơn,việc các nhà nhập
khẩu phải bỏ nhiều tiền hơn để mua một lượng ngoại tệ như cũ sẽ dẫn đến việc giảm lợi
nhuận các nhà nhập khẩu. Một khi lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí,cầu nhập khẩu giảm
xuống,do đó kim ngạch nhập khẩu giảm.
• Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá lên cơ cấu nhập khẩu:
Khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ khiến các nhà quản lý cân nhắc xem sẽ phải nhập khẩu những
mặt hàng gì,những mặt hàng như nông sản có thể sẽ bị hạn chế,các mặt hàng như xăng
dầu,máy móc,thiết bị toàn bộ có thể sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục nhập khẩu (điều
này đặc biệt đúng với các nước đang phát triển về xuất khẩu) và ngược lại
• Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá lên tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu:
Không một quốc gia nào muốn sản phẩm nhập khẩu lại có tính cạnh tranh cao hơn sản
phẩm trong nước,khi tỷ giá tăng lên,sản phẩm nhập khẩu có lợi thế trong khi sản phẩm
trong nước lại bất lợi về giá,khi tỷ giá giảm,cạnh tranh về giá của sản phẩm nhập khẩu

không còn,việc tỷ giá giảm tương đương với việc đánh thuế lên hàng nhập khẩu do đó hàng
nhập khẩu trở nên đắt hơn, nếu tình trạng này kéo dài hàng hóa nhập khẩu từ thị trường này
có thể được thay thế bằng hàng hóa thị trường khác hoặc sản phẩm trong nước.


2. Công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá:
2.1.
Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá:
2.1.1. Phân tích cơ bản:

Đây là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến bởi các nhà kinh doanh ngoại tệ trên
các thị trường tài chính phát triển, bên cạnh phương pháp phân tích kỹ thuật. Phương pháp
này tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc
giảm xuống và dựa vào việc phân tích các nhân tố chính tác động đến cung cầu tiền tệ trên
thị trường như: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư… Ý tưởng
của phương pháp này là dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định
xem thị trường này được đánh giá cao hơn hay thấp hơn giá trị thực của nó.
2.1.2. Phân tích kỹ thuật :
Theo các nghiên cứu và điều tra gần đây thì phân tích kỹ thuật là phương pháp dự báo
được phần lớn các nhà đầu tư, nhà phân tích và các nhà môi giới trên thị trường ngoại hối
(và cả thị trường chứng khoán) quốc tế quan tâm sử dụng. Đây là một phương pháp dự báo
hướng của giá cả thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu thị trường quá khứ, chủ yếu là giá
cả và khối lượng. Khi thực hiện phương pháp này, các nhà phân tích sử dụng nhiều phương
pháp, công cụ và kỹ thuật, một trong số đó là việc sử dụng các biểu đồ để tìm kiếm để xác
định các mẫu hình giá cả và các xu hướng thị trường trong thị trường tài chính và cố gắng
khai thác những hình mẫu này.
2.2.
Sử dụng hợp đồng xuất khẩu song hành:
Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song hành cùng
một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương nhau.

Bằng cách này, nếu USD lên giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động
tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp động
nhập khẩu. Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lợi do
biến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp
đồng xuất khẩu. Kết quả là dù USD lên giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá luôn được trung hoà.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém nếu như
công ty có thể hoạt động đa dạng hoá cả xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, vấn đề của
phương pháp này đó là khả năng có thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có thời
hạn và giá trị tương đương nhau.
2.3.
Lựa chọn ngoại tệ để thanh toán:
Sự biến động tỷ giá của từng loại ngoại tệ khác nhau, phụ thuộc vào tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia. Như vậy mức độ rủi ro tỷ giá phát sinh với mỗi loại ngoại
tệ cũng không giống nhau, thế nên để đề phòng khó khăn do biến động của tỷ giá các
doanh nghiệp phải biết lựa chọn nguồn ngoại tệ có giá trị tương đối ổn định. Tuy nhiên để
có thể giành lợi thế trong đàm phán, ký kết hợp đồng, thì việc lựa chọn ngoại tệ an toàn là
chưa đủ, doanh nghiệp còn phải có sức cạnh tranh hàng hóa đủ mạnh nữa.


Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá:
Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá
thuận lợi, công ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi
nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn thất, thì sử dụng quỹ này để bù đắp, trên
cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh. Cách này cũng khá
đơn giản và chẳng tốn kém chi phí khi thực hiện. Chỉ cần lưu ý về thủ tục kế toán và công
tác quản lý quỹ dự phòng sao cho quỹ này không bị lạm dụng vào việc khác.
2.5.
Sử dụng thị trường tiền tệ:
Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụng kết hợp các
giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho cho vay

trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ
thuộc vào sự biến động tỷ giá.
2.4.

Ví dụ: Doanh nghiệp ký hợp đồng, thanh toán bằng USD, thời hạn sau 6 tháng. Với dự báo
là tỷ giá giảm tại thời điểm thanh toán, nên sẽ có lợi hơn khi bán USD ngay bây giờ. DN
tìm hiểu lãi suất thị trường rồi vay ngân hàng một số tiền USD với thời hạn 6 tháng. Số tiền
vay bằng USD này được tính sao cho khi đáo hạn, tổng thanh toán cả nợ và lãi trả cho ngân
hàng bằng giá trị hợp đồng đã ký kết. Số tiền này có thể được coi chính là doanh thu của
doanh nghiệp. DN chuyển toàn bộ số USD thành VND để sử dụng cho mục đích kinh
doanh hoặc đơn giản là gửi ngân hàng lấy lãi suất tiết kiệm. Khi kết thúc hợp đồng, tiền thu
được sẽ dùng để trả cho ngân hàng.
 Như vậy bằng các giao dịch vay mượn và mua bán trên thị trường tiền tệ và thị trường
ngoại hối, DN biết chắc được mình sẽ thu được bao nhiêu VND từ hợp đồng xuất khẩu, do
đó, tránh được rủi ro sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên, hiệu quả của công cụ này phụ
thuộc nhiều vào khả năng chi trả đúng hạn của khách hàng.
2.6.
Bảo hiểm rủi ro bằng công cụ phát sinh:
2.6.1. Hợp đồng kỳ hạn:
Khái niệm: Nghiệp vụ kỳ hạn là các hoạt động tác nghiệp trong kinh doanh ngoại hối có
ngày giao dịch được xác định tại một thời điểm trong tương lai và được thể hiện trên hợp
đồng kỳ hạn. Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua bán ngoại hối trong đó việc giao nhận
ngoại hối được thực hiện tại một thời điểm xác định trong tương lai.
Đặc trưng cơ bản:
• Mọi điều khoản của hợp đồng được đàm phán, ký kết ở hiện tại, còn việc giao nhận tiền
được thực hiện ở tương lai.
• Nghiệp vụ kỳ hạn thường được thực hiện trên thị trường OTC.
• Số lượng ngoại tệ mua bán thường lớn và chẵn. Quy mô cụ thể được thể hiện trong cơ chế
giao dịch của mỗi thị trường.



Nghiệp vụ kỳ hạn được đặc trưng bởi tính chất tự thân, các bên thống nhất nội dung trong
hợp đồng và đó là cơ sở pháp lý cho giao dịch. Việc thanh toán hợp đồng kỳ hạn chỉ được
thực hiện tại ngày đáo hạn của hợp đồng.
• Ký quỹ không phải là yêu cầu bắt buộc đối với nghiệp vụ kỳ hạn, do đó khi rủi ro tín dụng
xảy ra ngân hàng phải gánh chịu. Nhằm giảm thiểu rủi ro và để rang buộc lẫn nhau trong
quá trình thực hiện hợp đồng, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải đặt cóc
trước một số tiền nhất định.
• Khi thực hiện hợp đồng kỳ hạn, nhà đầu tư có thể có lãi, hòa vốn haowjc thua lỗ. Đối với
ngân hàng, thông qua giao dịch tỷ giá ngân hàng có thu nhập từ chênh lệch giá mua bán.
2.6.2. Hợp đồng tương lai:
Khái niệm: Nghiệp vụ tương lai là nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối trên cơ sở hợp đồng
ngoại hối tướng lai. Hợp đồng tương lai là hợp đồng mua bán ngoại hối với số lượng và
mức giá và ngày đáo hạn đã xác định, chủ hợp đồng có thể giao dịch tất toán bất cứ lúc nào
trong chuỗi ngày giá trị của hợp đồng.
Đặc trưng cơ bản:
• Hợp đồng ngoại hối tương lai là hợp đồng có tính chuẩn hóa theo quy định của sở giao
dịch. Quy mô của hợp đồng đã được chuẩn hóa, quy tắc giao dịch tuân theo quy định của
Sở.
• Tổ chức thị trường tương lai theo cơ chế thị trường tập trung và việc thanh toán hợp đồng
tương lai được thực hiện hàng ngày nhằm xác định lãi lỗ trong giao dịch và gọi ký quỹ bổ
sung.
• Giao dịch tương lai đòi hỏi có sự tham gia của môi giới và chủ hợp đồng phải trả phí. Vì
hợp đồng được điều chỉnh theo tín hiệu của thị trường và đối với giao dịch hợp đồng tương
lai đòi hỏi ký quỹ do đó đã giới hạn được rủi ro tín dụng trong giao dịch.
• Tỷ giá giao dịch không cố định mà thay đổi theo tỷ giá thị trường.
• Tiền lãi lỗ của nhà đầu tư được thanh toán hằng ngày bằng cách ghi tăng hoặc trừ vào tài
khoản ký quỹ.
• Phần lớn hợp đồng tương lai không thực hiện bằng cách giao hàng mà được thực hiện
bằng một hợp đồng đảo.

2.6.3. Hợp đồng hoán đổi:
Khái niệm: Nghiệp vụ hoán đổi là nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối trên cơ sở hợp đồng
hoán đổi. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là hợp đồng mà các bên thỏa thuận hoán đổi một đông
tiền thông qua một hợp đồng và cam kết sẽ mua hoặc bán lại bằng một hợp đồng kỳ hạn
ngoại tệ.
Đặc trưng cơ bản:
• Là hợp đồng mua vào và bán ra một đồng tiền được ký kết tại thời điểm hôm nay.
• Số lượng tiền mua vào và bán ra là như nhau.
• Ngày giá trị của hợp đồng theo chiều mua vào và bán ra là khác nhau.
• Hợp đồng hoán đổi tạo ra sự không cân xứng về thời gian.



Hợp đồng hoán đổi gồm hai loại: hợp đồng hoán đổi giao ngay – kỳ hạn ( Spot – Forward
Swap) và hợp đồng hoán đổi kỳ hạn- kỳ hạn nhưng có ngày giá trị khác nhau( ForwardForwad Swap).
• Hợp đồng hoán đổi được giao dịch trên thị trường phi tập trung.
2.6.4. Hợp đồng quyền chọn:
Khái niệm: Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là hợp đồng về quyền chứ không phải là nghĩa vụ
mua hoặc bán một số lượng tiền tệ nhất định với tỉ giá, khối lượng và ngày giao dịch đã
xác định.
Đặc trưng cơ bản:
• Mọi điều khoản của hợp đồng quyền chọn được đàm phán, ký kết ở hiện tại, còn việc giao
nhận tiền được thực hiện ở tương lai.
• Nghiệp vụ quyền chọn thường thực hiện trên thị trường OTC
• Giao dịch quyền chọn thường được thực hiện trên thị trường phi tập trung.
• Người bán quyền có thể yêu cầu người mua quyền thanh toán phí quyền chọn ngay tại thời
điểm ký kết hợp đồng, hoặc cho phép trả sau.
• Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, người mua quyền có quyền thực hiện hay không
thực hiện hợp đồng đã ký, còn người bán quyền phải thực hiện theo yêu cầu của người
mua quyền.

• Khi thực hiện hợp đồng quyền chọn, người mua quyền và bán quyền có thể có lãi, hòa vốn
hoặc thua lỗ.
2.6.5. Hợp đồng giao ngay:
Khái niệm: Nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ mua bán tiền trong đó mức tỷ giá được thỏa
thuận tại thời điểm hôm nay nhưng việc thanh toán, giao nhận tiền được thực hiện ngay
trong ngày giao dịch hoặc được hoàn tất sau ngày giao dịch một khoảng thời gian ngắn,
thường là hai ngày làm việc.
Đặc trưng cơ bản:
• Nghiệp vụ giao ngay được thực hiện theo tỷ giá giao ngay. Tỷ giá này được hình thành
phụ thuộc vào sức mua của các đồng tiền và quan hệ cung cầu của các loại tiền đó trên
thị trường ngoại hối.
• Để thực hiện các giao dịch giao ngay, các nhà tạo giá cấp 1, cấp 2 và khách hàng phải
dựa trên hợp đồng mua bán giao ngay.Ngày giá trị giao ngay theo thông lệ là sau hai
ngày làm việc( SVD = T +2),trong đó ngày T là ngày ký hợp đồng mua bán.
• Số lượng mua bán trong các hợp đồng giao ngay do hai bên mua bán thỏa thuận.
• Nghiệp vụ gia ngay được thực hiện trên thị trường tự do và chủ yếu trên thị trường liên
hàng giao ngay bao gồm thị trường liên hàng trực tiếp và thị trường liên hàng gián
tiếp( qua môi giới).


PHẦN 2: THỰC TRẠNG:
1. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay:


Từ năm 1990-2012, sản lượng lúa gạo liên tục tang trưởng nhờ có các giống lúa mới, ngắn
ngày, đáp ứng cho nhu cầu mở rộng diện tích canh tác hàng năm. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo
của Việt Nam đang có chiều hướng trở nên khó khăn vào 3 năm trở lại đây (2013, 2014 và
quý I 2015)
Năm 1990, chúng ta đã có hơn một triệu tấn gạo xuất khẩu ra thị trường thế giới và từ đó
đến năm 2012, khối lượng và chất lượng gạo xuất khẩu không ngừng được tang lên.

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 1990-2013
Năm
1990 1995 2000 2005
2010
2011 2012 2013 2014
Triệu tấn
1,48
2,02
3,39
5,20
6,89
7,11
8,05 6,61 6,06
USD (nghìn)
275
538
616
1.219 2.2912 3.507 3.450 2.950 2.807
(Nguồn: Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn, Kết quả thống kê của hiệp hội
Lương thực Việt Nam www.vietfood.org.vn qua các năm)

Lượng gạo xuất khẩu 1,48 triệu tấn vào năm 1990 đã tăng lên 2,02 triệu tấn vào năm 1995.
Sau 10 năm (2005) lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu 5,20 triệu tấn, đã mang về cho đất
nước 1,3 tỷ USD, và là năm thứ 17 liên tiếp xuất khẩu gạo và là năm thứ 3 chúng ta xuất
khẩu hơn 4 triệu tấn/năm. Và lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Thái Lan để trở thành nước
xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới vào năm 2011 với sản lượng xuất khẩu 7,11 triệu tấn đã
đem về cho đất nước 3,5 tỷ USD. Năm 2012, chúng ta đã đạt một mốc mới trong xuất khẩu
gạo (7,11 triệu tấn) và cũng là năm thứ 2 liên tiếp ngành sản xuất lúa gạo đem lại hơn 3 tỷ
USD về cho đất nước nhờ xuất khẩu gạo
Theo số liệu của Hiệp hội lương thực Việt Nam, cho đến năm 2006, gạo của Việt Nam đã

có mặt trên khác các lục địa nhưng chủ yếu là các nước láng giềng Châu Á (bảng số liệu).
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
Tỷ trọng Xuất khẩu gạo bình quân đến các châu lục trong 17 năm
Các châu lục
Đơn vị
Châu Á
Châu Phi
Trung Đông
Châu Mỹ Châu Âu
Châu Úc
tính %
47,53
25,57
11.35
9.68
5.32
0,55
(Theo số liệu của Hiệp Hội lương thực Việt Nam)

Châu Á là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 77,7% tổng xuất khẩu
của cả nước (tương đương 6 triệu tấn). Năm 2012, Indonesia, Philippne; và Malaysia vẫn
tiếp tục là 3 thị trường nhập khẩu truyền thống.Trung Quốc đã vượt lên trở thành nước
nhập khẩu gạo với khối lượng lớn nhất Việt Nam, vượt khá xa so với nước có khối lượng
đứng thứ hai.Cùng với Trun Quốc và Hồng Kong, thì Đài Loan cũng đã nhập khẩu gạo của
Việt Nam, lên tới 87.000 tấn.Riêng 3 thị trường này chiếm gần 1/3 tổng lượng gạo xuất
khẩu.


Năm 2013, được đánh giá là năm “thất bát”, “là một năm không mấy thành công” của xuất
khẩu gạo nước ta. Bởi lẽ, theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2013 với 6,6 triệu tấn,

lượng xuất khẩu đã giảm 17,8% (so với năm 2012), còn với 2,8 tỉ đô la Mỹ, kim ngạch đã
“co lại” 20,4%. Kim ngạch giảm mạnh hơn nhiều như vậy là do sự cộng hưởng giữa việc
giảm về lượng nói trên và giá chỉ đạt 444 USD/tấn, giảm 3,2%. Xuất khẩu gạo của Việt
Nam sang Indonesia chỉ đạt 146.753 tấn với giá trị 85,71 triệu USD trong năm 2013, giảm
81,42% về khối lượng và giảm 78,12% về giảm trị so với cùng kỳ năm 2012. Philippines
giảm từ vị trí nhà NK gạo lớn thứ 2 của Việt Nam năm 2012 xuống vị trí thứ 5 năm 2013.
Việt Nam ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về nhu cầu gạo từ quốc gia này khi lượng gạo XK
sang thị trường này chỉ đạt 362.043 tấn, trị giá 160,66 triệu USD trong 11 tháng đầu năm
2013, giảm 67% về khối lượng, và giảm 65,71 % về giá trị so với cùng kì năm 2012. Trung
Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất.
Tính đến hết năm 2014, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 6,062 triệu tấn, trị giá
đạt 2,807 tỷ đô la, giảm 2,3% về sản lượng xuất khẩu. Trong năm 2014, gạo Việt Nam đã
được xuất khẩu sang 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả những thị
trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Xinh-ga-po...Trong đó, thị
trường Châu Á chiếm gần 77%, tăng trưởng gần 24 %, thị trường Châu Mỹ chiếm trên
7,6%, tăng trưởng trên 4,6%, thị trường Châu Úc chiếm 0,88%, tăng trưởng trên 12%, thị
trường Trung Đông chiếm trên 1,2 %, tăng trưởng gần 33% về lượng so với cùng kỳ năm
2014. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm truyền thống của Việt Nam cơ bản được giữ
vững và có tăng trưởng đáng kể. Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thị
trường Phi-líp-pin tăng trưởng trên 285%, thị trường In-đô-nê-xia tăng trưởng gần 128%,
thị trường Trung Đông tăng trưởng gần 33% về lượng so với cùng kỳ năm 2013. Cơ cấu
chủng loại gạo xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, gạo cấp thấp đã
giảm trên 28% về lượng, thay vào đó là tăng trưởng mạnh xuất khẩu gạo thơm đạt trên 1,52
triệu tấn, tăng gần 35% về lượng so với cùng kỳ năm 2013.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận nêu trên, sản xuất, xuất khẩu gạo của
Việt Nam hiện nay vẫn đang tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.Nhu cầu thị
trường nhập khẩu một số thị trường truyền thống không ổn định, cạnh tranh gay gắt về giá
cả và chất lượng.Một số thị trường bị sụt giảm như châu Phi.Một số thương nhân kinh
doanh xuất khẩu gạo gặp khó khăn về tài chính, vốn cho sản xuất, kinh doanh và xây dựng
vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, một số vấn đề cấp thiết đặt ra cần tiếp tục quan tâm giải

quyết như công tác quy hoạch vùng sản xuất, tổ chức sản xuất lúa theo hướng sản xuất
hàng hóa lớn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quy trình sản xuất, chế biến lúa gạo,
giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu gạo, công tác xúc tiến
thương mại, xây dựng chiến lược phát triển thị trường gạo,v.v…


2. Xu thế biến động tỷ giá trên thị trường:

Kíhiệu

Ngoạitệ

Mua

USD

US DOLLAR 21570

EUR

EURO

GBP

BRITISH
POUND

SGD
CAD
AUD


Bán

1
1
Thángtrước nămtrư

21570

21570

22741.87

22683.85 0.26 22548.55

29084.4

31370.32 0.63 31649.06

35134.0

SINGAPORE 15627.45 16006.25 15737.61
DOLLAR

15626.27 0.71 15335.68

16750.1

CANADIAN
DOLLAR


16990.82 0.40 16717.23

19098.3

16266.97 0.53 16383.12

19738.0

R

21630

Chuyểnkhoản Hôm qua +-%

22673.64 22991.7

31347.22 31851.23 31568.2

16904.81 17280.25 17058.33

AUST.DOLLA 16254.88 16499.62 16353

0.00 21345

21080

HKD

HONGKONG 2750.41

DOLLAR

2805.83

2769.8

2769.83

-0.00 2735.36

2698.54

JPY

JAPANESE
YEN

177.66

181.06

179.45

178.16

0.72 175.32

206.77

RUB


RUSSIAN
RUBLE

0

461.59

377.32

374.43

0.77 317.88

537.99

INR

INDIAN
RUPEE

0

353.52

339.35

339.18

0.05 334.8


343.61

651.03

678.23

651.03

649.43

0.25 638.99

640.93

THB

THAI BAHT

SEK

SWEDISH
KRONA

0

2484.42

2423.25


2410.17

0.54 2452.79

3197.42

NOK

NORWEGIAN 0
KRONER

2717.95

2635.17

2624.48

0.41 2589.82

3512.39

MYR

MALAYSIAN 0
RINGGIT

5889.89

5814.25


5793.85

0.35 5755.44

6469.44

KWD

KUWAITI
DINAR

72710.94 70496.56

0

70379.96 0.17 70351.81

74178.2


KRW

SOUTH
0
KOREAN WON

19.82

19.6


19.52

0.41 17.3

18.45

DKK

DANISH
KRONE

0

3109.21

3014.52

3006.55

0.27 2993.99

3873.49

CHF

SWISS
FRANCE

21872.4


22224.07 22026.59

21865.37 0.74 21184.55

23907.1

3. Ảnh hưởng thay đổi tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu gạo:

Bắt đầu biến động cách đây hơn nửa tháng, dù có lúc tăng lúc giảm, nhưng đồ thị tăng của
đồng USD trên thị trường tài chính Việt Nam được hình thành rất rõ nét, thậm chí có những
phiên, đồng USD tăng lên hơn 100 đồng. Dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố sẽ
không điều chỉnh tỷ giá trong thời điểm này, và giữ ổn định trong biên độ đề ra từ đầu năm,
nhưng thị trường không vì thế mà hạ nhiệt. Việc tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến cán cân thương mại của Việt Nam và mặt hàng gạo xuất khẩu cũng phải ngoại lệ.
• Ảnh hưởng tiêu cực:
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 1-2015, cả nước xuất khẩu 312 nghìn
tấn gạo, trị giá 152 triệu USD, giảm 14,5% về lượng và giảm 13% về giá trị so với cùng kỳ
năm 2014, mở đầu cho một năm xuất khẩu gạo được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện
nay, giá USD vẫn tăng mạnh và nguyên tính thời sự. Điều này khiến tỷ giá USD/VNĐ có
nguy cơ kịch trần.
Sự biến động các ngoại tệ mạnh tạo ra sự thay đổi của tỷ giá hối đoái cũng là nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp đến xuất khẩu gạo. Đặc biệt với Việt Nam đến năm 2003, hiệp định thương
mại tự do các nước Đông Nam Á có hiệu lực hàng rào thuế quan bị xoá bỏ - Đây không chỉ
là nhân tố ảnh hưởng đơn thuần mà là thách thức lớn cho xuất khẩu gạo của nước ta. Nhà
nước cần xác định một tỷ giá hối đoái hợp lý để tạo ra sức cạnh tranh cho gạo xuất khẩu. Vì
tỷ giá hối đoái là đòn bẩy để điều tiết cung cầu. Tỷ giá hối đoái cao sẽ có tác dụng khuyến
khích xuất khẩu. Tuy nhiên bên phía Việt Nam khi tỷ giá hối đoái cao thì gạo lại không có
qua nhiều để bán
• Ảnh hưởng tích cực:
Với các chính sách của nhà nước về điều chỉnh tỷ giá, mức độ tăng hay phá giá đồng nội

tê… Bất kể một động thái nào trong việc điều chỉnh nền kinh tế đều có ảnh hưởng không
nhỏ đến xuất khẩu. Và nhà nước ta đã có những điều chỉnh về chính sách thuế, tỷ giá, mức
độ phá giá đồng nội tê, quỹ bình ổn giá… để duy trì được lượng ngoại tệ thu về là cao nhất
có thể khi gạo được xuất sang nước ngoài.
 Nói tóm lại, trước xu thế vận động và phát triển không ngừng của xã hội, khoa học công
nghệ ngày càng hiện đại cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng được


nâng cao, ngành sản xuất lúa gạo cũng phải thay đổi để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó. Vì
vậy, một chính sách cho ngành lúa gạo khi đưa ra không chỉ đúng, phù hợp mà còn phải
kịp thời nữa."
4. Giải pháp phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam:
Thông qua việc sử dụng các sản phẩm phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai,
quyền chọn, hoán đổi… các rủi ro khó kiểm soát của doanh nghiệp trong đó có rủi ro tỷ giá
đã được chuyển giao cho các công ty dịch vụ tài chính hoặc nhà đầu tư chấp nhận rủi ro.
4.1.
Phòng ngừa rủi ro bằng việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn:
Tình hình giá gạo trên thị trường Việt Nam thường bất ổn và dao động tùy thuộc vào tình
hình thời tiết và giá cả gạo và cả tỷ giá các đồng tiền trên thị trường thế giới. Để tránh tình
trạng bất ổn, và Doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo phải tính toán kỹ lưỡng về tình hình
giá gạo hiện tại, và dự báo về giá gạo trong tương lai. Từ đó Doanh nghiệp có thể thương
lượng và ký kết hợp đồng tiêu thụvới 1 nhà sản xuất gạovới số lượng nhất định.Điều này
thực chất là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đã ký một hợp đồng kỳ hạn vớ vị
thế mua đối với sản phẩm lúa gạo của người sản xuất.Sau 6 tháng nhà sản xuất gạo phải bán
cho doanh nghiệp số lượng gạo mà 2 bên đã thống nhất từ trước, và doanh nghiệp cũng phải
mua số lượng gạo trên dù trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi nữa. Bằng việc sử
dụng hợp đồng kỳ hạn, doanh nghiệp có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá.
Còn về phía người sản xuất lúa gạo do có doanh nghiệp đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
lúa gạo của mình, họ không phải lo tình trạng gần đây vẫn thường xuyên xảy ra với các sản
phẩm nông nghiệp của Việt Nam “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Do đã biết chắc

chắn mức giá sản phẩm lúa gạo của mìn khi thu hoạch sẽ giúp người sản xuất lúa gạo chủ
động đầu tư chi phí và chính từ việc ổn định mức giá sẽ giúp người sản xuất lúa gạo Việt
Nam có vốnđể đầu tư những vụ lúa tiếp theo, từ đó thị trường sản phẩm lúa gạo đầu vào sẽ
càng ổn định
4.2.
Phòng ngừa rủi ro bằng việc sử dụng hợp đồng tương lai:
Doanh nghiệp có thể áp dụng hợp đồng tương lai vào các thời điểm thu hoạch của nhà sản
xuất gạo, giá thu mua gạo đang rẻ, các doanh nghiệp tiến hành thu mua nhưng chưa muốn
xuất khẩu ngay vì kỳ vọng giá gạo xuất khẩu trong tương lai sẽ tặng hoặc doanh nghiệp
đang có gạo dự trữ ở kho nhưng do giá giao ngay trên thị trường đang thấp, do đó Doanh
nghiệp quyết định chưa muốn bán ngay.
Tuy nhiên, nếu DN chỉ kỳ vọng vào giá gạo xuất khẩu tăng như mình dự đoán mà không
dùng các biện pháp phòng ngừa rủi ro biến động giá thì rất dễ gặp rủi ro vì không thể chắc
chắn giá giao ngay trên thị trường trong tương lai sẽ biến động thế nào. Do đó trong trường
hợp này các DN có thể sử dụng hợp đồng tương lai với vị thế bán để phòng ngừa rủi ro
biến động giá gạo xuất khẩu. Nếu giá giao sau mà lớn hơn giá giao ngay cộng với chi phí
cơ hội và chi phí tồn trữ, và mức lớn hơn này ở 1 mức mà doanh nghiệp có thể chấp nhận


( lợi nhuận dự kiến) thì việc doanh nghiệp lưu trữ hàng hóa trong kho và sử dụng hợp đồng
giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá là có lợi.
4.3.
Sử dụng hợp đồng quyền chọn bán:
Ví dụ : Doanh nghiệp Việt Nam A ký hợp đồng bán 1 số lượng gạo cho 1 Doanh nghiệp
nước ngoài vào thời diểm và giá được xác định. Doanh nghiệp A giữ là quyền chọn bán
Công ty A đang giữ quyền bán hợp đồng. Khi doanh nghiệp cảm thấy giá gạo trong tương
lai sẽ tăng, Doanh nghiệp không muốn bị lỗ thì cách duy nhất là phải bán hợp đồng trong
tay mình cho cty khác. Công ty B lại có dự cảm là giá gạo sẽ giảm, nên mua lại hợp đồng
trong tay A. B bằng lòng trả cho A 1 khoản phí để lấy hợp đồng này. Thời điểm đáo hạn
hợp đồng đến,1, giá gạo giảm. Doanh nghiệp A quyết định giữ lại hợp đồng và hoàn trả phí

cho B. A giao cho doanh nghiệp nước ngoài số lượng gạo giá bán đã được thỏa thuận từ
trước trong khi vào thời điểm đó mua vào sẽ có giá thấp hơn. Tuy nhiên, nếu vào vào ngày
đáo hạn, giá gạo tăng lên. Công ty B buộc lấy hợp đồng và giao cho doanh nghiệp nước
ngoài số lượng gạo mà Doanh nghiệp A đã thỏa thuận bán cho Doanh nghiệp nước ngoài
trên.
4.4.
Sử dụng hợp đồng hoán đổi:
Ví dụ: Theo kế hoạch, công ty A cần 200.000 $ để thanh toán cho một hợp đồng khẩu trong
ngày hôm nay, đồng thời Công ty A sẽ nhận được 200.000 USD từ một hợp đồng xuất
khẩu gạo sau 4 tháng. Ngày 20/04/2015, Công ty quyết định tiến hành giao dịch với Ngân
hàng ngoại thương như sau: Ký một hợp đồng hoán đổi gồm 2 vế là “vế mua giao ngay”
và “vế bán kỳ hạn” 4 tháng một lượng $ không đổi là 200.000 $. Giả sử tỷ giá giao ngay
VCB áp dụng trong giao dịch hoán đổi này là 20.650 VND/USD và điểm kỳ hạn gia tăng
3 tháng là 150 VND/USD. Ta có: Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn gia tăng
= 20.650 +150= 20.800 VND/USD.

KẾT LUẬN:
Google cụm từ “lỗ tỉ giá” lập tức cho ra 17.500.000 kết quả trong 0,08 giây, trong đó
nhiều bài báo ở hàng "top rating" đề cập đến các khoản lỗ khổng lồ của các Tập đoàn, các
công ty lớn với cùng một nguyên nhân: Sự biến động bất thường của tỉ giá. Các khoản lỗ
lên đến hàng nghìn, hàng chục nghìn tỷ đồng đã cho thấy khía cạnh rất nghiêm trọng của
vấn đề. Đối với nhiều doanh nghiệp, khoản lỗ này đã “ngốn” toàn bộ lợi nhuận có được từ
hoạt động sản xuất kinh doanh, khiến doanh nghiệp rơi vào thế khó khăn, thậm chí phá sản.
Sự bất lực trước biến động tỷ giá trở thành gót chân Achilles của các doanh nghiệp trong
nước, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng bị
hưởng không nhỏ từ điểm yếu này. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái chiếm một vị trí hết
sức quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro của các DN có hoạt động XNK. Việc áp
dụng có hiệu quả các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá không những giúp DN hạn chế thiệt



hại về kinh tế mà còn tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh của một DN trên thị trường
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay./

Link tham khảo:
/> /> />o/index.php/JED/article/viewFile/10942/9926



×