Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng giâm cành của giống chè Kim Tuyên tại Lai Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 120 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

----------------------------------

NGUYỄN DUY HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT LÀM TĂNG KHẢ NĂNG
GIÂM CÀNH CỦA GIỐNG CHÈ
KIM TUYÊN TẠI LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

----------------------------------

NGUYỄN DUY HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT LÀM TĂNG KHẢ NĂNG
GIÂM CÀNH CỦA GIỐNG CHÈ
KIM TUYÊN TẠI LAI CHÂU


Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Hùng


4

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn, trong quá trình thực tập tơi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi của khoa sau đại học; Khoa Nông Học –
Trường Đại Học Nông Lâm Thái Ngun.
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh –
Giảng viên khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm Thái Ngun đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong q trình thực tập và hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ viên
chức trong khoa Sau đại học, Khoa Nông Học – Trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên.

Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty chè Tam Đường – Lai
Châu, nơi tôi thực tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tơi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những người
thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và khích lệ tơi trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Lai Châu, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Hùng


5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................9
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài: ...................................................................................10
2.1. Mục đích của đề tài. ................................................................................. 10
2.2. Yêu cầu của đề tài: ................................................................................... 10
3. Ý nghĩa của đề tài. .........................................................................................................10
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài: .................................................................... 10
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: .................................................................... 10
Chương 1TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................11
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu....................................................................11

1.1.1. Đặc điểm sinh lý của cành chè giâm. .................................................... 11
1.1.2. Vai trò sinh lý của đạm, lân, kali đối với cây chè. ..................................... 12
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giâm cành của cây chè.................................13
1.2.1. Ảnh hưởng đặc điểm của giống tới khả năng giâm cành........................... 13
1.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến khả năng giâm cành chè.......... 16
1.2.3. Ảnh hưởng của phân bón tới khả năng giâm cành chè. ............................. 19
1.3. Một số quy trình kỹ thuật giâm cành chè. ................................................................22
1.3.1. Quy trình nhân giống chè LDP1 và LDP2 (Nguyễn Văn Tạo, 2004). . 22
1.3.2. Quy trình nhân giống 2 giống chè PH8, PH9 (Nguyễn Thị Minh Phương,
2011-2012). ........................................................................................................................26
1.3.3. Quy trình nhân giống chè Kim Tuyên trên địa bàn tỉnh Lai Châu.....................27
Chương 2VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............28
2.1. Đối tượng nghiên cứu. ...............................................................................................28
2.2. Vật liệu nghiên cứu. ...................................................................................................28
2.3. Thời gian địa điểm nghiên cứu: ................................................................................28
2.3.1 Thời gian nghiên cứu: ..............................................................................................28
2.3.2 Địa điểm nghiên cứu:...............................................................................................28


6

2.4. Nội dung nghiên cứu:.................................................................................................28
2.5. Phương pháp nghiên cứu. ..........................................................................................28
2.5.1. Các thí nghiệm và phương pháp bố trí thí nghiệm. .............................. 28
2.5.2. Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 31
2.5.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu. ....................................................... 32
2.6. Phương pháp xử lý số liệu: ........................................................................................33
Chương 3KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................34
3.1. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K cho cây mẹ đến khả năng nhân giống
bằng giâm cành của giống chè Kim Tuyên.....................................................................34

3.2. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K cho cây con trong vườn ươm đến khả
năng nhân giống bằng giâm cành của giống chè Kim Tuyên. ......................................37
3.2.1. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K đến tỷ lệ bật mầm của cành giâm..37
3.2.2. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K cho cây con trong vườn ươm đến
khả năng sinh trưởng của cành giâm.................................................................. 38
3.2.3. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K cho cây con trong vườn ươm đến
chất lượng cây giống. ........................................................................................ 44
3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng nhân giống bằng
giâm cành của giống chè Kim Tuyên. .............................................................................47
3.3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ bật mầm của
cành giâm. ....................................................................................................... 47
3.3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh
trưởng của cành giâm trong vườn ươm. .......................................................... 48
3.3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến chất lượng cây
giống trong vườn ươm. .................................................................................. 55
Chương 4KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................58
4.1. Kết luận .......................................................................................................................58
4.2. Đề nghị. .......................................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................59


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Nguyễn Duy Hùng


8

DANH MỤC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ

Bảng 1.1: Quy trình bón phân cho chè giâm cành ( cho 1m2) ......................................20
Bảng 1.2: Lượng phân bón cho vườn ươm (g/m2) .........................................................25
Bảng 1.3: Lượng phân bón cho vườn ươm (g/m2) .........................................................27
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K cho cây mẹ đến ........................34
Bảng 3.2: Hiệu quả kinh tế của bón bổ sung phân N, P, K cho cây mẹ .......35
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K cho cây mẹ đến ........................36
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K đến khả năng sinh trưởng...39
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K đến sinh khối của cành
giâm.

41

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K đến sinh trưởng ........................43
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K đến chất lượng của cây giống
trong vườn ươm. ................................................................................................................45
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng
bộ rễ của cành giâm. ..........................................................................................................49
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng .........................................51
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến sinh trưởng ...........53
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến chất lượng cây
giống trong vườn ươm. .....................................................................................................56
Đồ thị 1: Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K đến tỷ lệ bật mầm......................38
Đồ thị 2: Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K đến số lá của cành giâm............44

Đồ thị 3: Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ bật mầm ...........48
Đồ thị 4: Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến .............................55


9

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè (Camellia Sinensis (L) O Kuntze) là cây cơng nghiệp lâu năm có nguồn
gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Cây chè giữ vai trị quan trọng trong cơ cấu cây trồng
nơng nghiệp, sản phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành nơng nghiệp
Việt Nam. Cây chè có giá trị kinh tế cao, một ha chè thu được 5-6 tấn chè búp tươi,
doanh thu đạt 40-50 triệu. Phát triển chè ở nước ta là biện pháp sử dụng hợp lý lao
động dư thừa, sản xuất và xuất khẩu chè thu hút lượng lao động khá lớn, gần 300
nghìn người. Sản xuất chè góp phần quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Đặc biệt tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, việc
trồng chè có ý nghĩa trong việc phân bố dân cư, lao động, chuyển dịch cơ cấu cây
trồng và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Lai Châu là tỉnh địa đầu biên giới phía Bắc, có điều kiện tự nhiên về đất
đai, khí hậu phù hợp cho sinh trưởng phát triển của cây chè. Tại nghị quyết Đại
hội tỉnh Lai Châu lần thứ XII đã xác định: Cây chè là một trong những cây trồng
chủ lực, cần được phát triển theo hướng thâm canh, tăng năng suất và mở rộng
diện tích, cần đưa các giống mới có chất lượng vào sản xuất để tạo ra sản phẩm
chè chất lượng cao từ đó giải quyết việc làm và giảm nghèo nhanh, bền vững cho
người trồng chè. Tỉnh có kế hoạch đến năm 2020 có 4350 ha chè, trong đó trồng
mới 1000ha, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, chất lượng cao với các
giống chủ lực là Shan tuyết và Kim Tuyên trên địa bàn thành phố Lai Châu và các
huyện Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên.
Theo Sở Nông Nghiệp tỉnh Lai Châu tính đến đầu năm 2014, diện tích chè
tồn tỉnh Lai Châu đạt 3357,6 ha. Trong đó diện tích chè kiến thiết cơ bản là

343,98 ha, diện tích chè kinh doanh là 2414,6 ha. Diện tích chè giai đoạn kiến
thiết cơ bản chủ yếu là trồng giống chè Kim Tuyên. Một trong những khó khăn
trong phát triển chè Kim Tuyên ở Lai Châu là chưa tự sản xuất cây con, thường
phải mua cây giống từ nơi khác, chưa có quy trình kỹ thuật giâm cành phù hợp
với giống chè Kim Tuyên. Hiện tại vườn ươm có tỷ lệ xuất vườn thấp, năm 2013
vườn ươm giống của công ty chè Tam Đường – tỉnh Lai Châu chỉ đạt tỷ lệ cành
giâm để xuất vườn hơn 50%.


10

Nghiên cứu kỹ thuật giâm cành cịn có tính thực tiễn cao, góp phần nâng cao tỷ
lệ xuất vườn, thúc đẩy sự phát triển của chè trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, nâng
cao hiệu quả kinh tế cho người trồng chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Đó là lý do đề
tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng
giâm cành của giống chè Kim Tuyên tại Lai Châu” được thực hiện.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài:
2.1. Mục đích của đề tài.
Đánh giá được ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K cho cây mẹ sản xuất
hom giống và bón bổ sung phân, chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng nhân
giống bằng giâm cành của giống chè Kim Tuyên tại Lai Châu.
2.2. Yêu cầu của đề tài:
- Đánh giá ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K cho chè sản xuất hom
giống đến năng suất hom và khả năng nhân giống bằng giâm cành của giống chè
Kim Tuyên tại Lai Châu.
- Đánh giá ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K cho cây con trong vườn
ươm đến khả năng nhân giống bằng giâm cành của giống chè Kim Tuyên tại Lai
Châu.
- Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng chế phẩm kích thích sinh trưởng cho cây
con trong vườn ươm đến khả năng nhân giống bằng giâm cành của giống chè Kim

Tuyên tại Lai Châu.
3. Ý nghĩa của đề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những số liệu khoa học làm tài liệu
tham khảo và tư liệu sử dụng trong giảng dạy, đào tạo, tập huấn và kỹ thuật làm
tăng khả năng giâm cành của giống chè Kim Tuyên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp nhân nhanh giống chè Kim Tuyên,
tăng tỷ lệ xuất vườn, sinh trưởng cho chè con tốt góp phần tạo ra những nương chè
sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống chè Kim Tuyên ở
Lai Châu.


11

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
1.1.1. Đặc điểm sinh lý của cành chè giâm.
Đối với thực vật nói chung và cây chè nói riêng để duy trì nịi giống của
mình chúng đều phải thơng qua cơ quan sinh sản hoặc chúng có khả năng tái
sinh từ các bộ phận khác của cơ quan sinh dưỡng như : lá, chồi, thân, rễ…Nếu
đưa các bộ phận của chúng vào môi trường thích hợp chúng sẽ phát triển thành
rễ, mầm và cây con. Đối với phương pháp giâm cành chè ta dùng một đoạn thân
lá (cơ quan dinh dưỡng) để tái sinh ra cây chè mới.
Phiến lá của hom là cơ quan để quang hợp tạo ra chất dinh dưỡng nuôi hom
và tái sinh cây, lá có vai trị quan trọng trong việc tạo thành cây chè con, nhưng
cũng dựa vào nhiều yếu tố khác như: chất lượng hom giống, đất đóng bầu, chế độ
sáng, chế độ chăm sóc và bón phân cho vườn ươm.

Để tạo thành cây chè hoàn chỉnh và sinh trưởng tốt trong vườn ươm, đủ
tiêu chuẩn đưa ra trồng trên nương nó phụ thuộc nhiều vào chất lượng hom
giống, môi trường giâm, chế độ chiếu sáng, chế độ chăm sóc và phân bón cho
vườn ươm. Mơi trường cắm hom chè thường dùng là một loại đất xốp có thành
phần cơ giới trung bình, độ chua thích hợp pHkcl từ 4,5 – 5,5. Từ vết cắt hom chè
sau khi giâm xuống đất nó sẽ hình thành một màng mộc thiêm để chống sự xâm
nhập của vi sinh vật, dần dần tạo thành mơ sẹo và từ đó mọc ra rễ đầu tiên, mầm
nách của hom chè cũng được phát triển cùng với sự phát triển của rễ, và lá đầu
tiên xuất hiện là lá vẩy ốc nở, sau đó đến lá cá và các lá thật, để tạo thành cây
con hoàn chỉnh. Nếu để mầm phát triển sớm hơn phát triển rễ là khơng có lợi cho
cây chè giâm do đó phải điều chỉnh sinh trưởng cân đối giữa mầm và rễ.
Thực vật nói chung và cây chè nói riêng có khả năng tái sinh cơ thể mới từ
các cơ quan sinh dưỡng. Khi một đoạn cành được cắt ra khỏi cơ thể mẹ thì các quá
trình phân chia tế bào vẫn tiếp tục xảy ra để hình thành mơ sẹo từ mặt cắt của cành
giâm phía dưới mặt đất và mầm ở nách lá hoạt động để hình thành một cây chè


4

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn, trong quá trình thực tập tơi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi của khoa sau đại học; Khoa Nông Học –
Trường Đại Học Nông Lâm Thái Ngun.
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh –
Giảng viên khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm Thái Ngun đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong q trình thực tập và hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ viên
chức trong khoa Sau đại học, Khoa Nông Học – Trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty chè Tam Đường – Lai

Châu, nơi tôi thực tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tơi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những người
thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và khích lệ tơi trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Lai Châu, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Hùng


13

tạo khung tán mà cây chè tuổi nhỏ có nhu cầu, tham gia xúc tiến hình thành cơ
quan sinh sản, tiến hành trao đổi chất và năng lượng mạnh, xúc tiến các hoạt động
sinh lý đặc biệt là quang hợp và hơ hấp... giúp cây tăng năng suất cây trồng
(Hồng Minh Tấn, 2006) [26].
Phân kali có vai trị sinh lý quan trọng đối với cây trồng: giúp các hoạt động
trao đổi chất và các hoạt động sinh lý của cây; có tác dụng điều chỉnh các đặc tính lý
hóa của keo ngun sinh chất; điều chỉnh đóng mở của khí khổng; điều chỉnh dòng
vận chuyển các chất trong mạch libe; hoạt hóa các enzyme; làm tăng khả năng chống
chịu của cây đối với điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Giúp tăng khả năng thẩm thấu
qua màng tế bào, điều chỉnh PH, lượng nước qua khí khổng hoạt hóa enzim có liên
quan đến quang hợp và tổng hợp hydratcacbon (Hoàng Minh Tấn, 2006) [26].
Chăm sóc vườn cây chè mẹ quan trọng nhất là chế độ phân bón và phịng trừ
sâu bệnh trong q trình ni hom giống. Vườn giống gốc để lấy hom cần được

chăm sóc chu đáo, ln sạch cỏ, sạch sâu bệnh. Hàng năm bón cân đối N: P: K, liều
lượng, thời kỳ và phương pháp bón phân cần được thực hiện đúng.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giâm cành của cây chè.
1.2.1. Ảnh hưởng đặc điểm của giống tới khả năng giâm cành.
a) Khả năng nhân giống của các giống chè.
Nghiên cứu về khả năng giâm cành của giống PH1, 1A, LDP1 cho thấy:
những giống chè có tốc độ hóa nâu chậm thì khi giâm cành tỷ lệ sống và đặc biệt
quá trình hình thành mô sẹo, ra rễ, bật mầm thấp hơn và ngược lại ở những giống
hóa nâu nhanh hơn thì có kết quả giâm cành tốt hơn (Nguyễn Văn Toàn, Trần Thị
Lư, Nguyễn Văn Niệm, 1998) [35].
Những nghiên cứu về khả năng nhân giống của các giống chè: PH1, 1A, TRI
777 và TH3 ở Thái Nguyên cho thấy các giống khác nhau có khả năng nhân giống
khác nhau (Lê Tất Khương, 1997) [11].
Những nghiên cứu về khả năng sản xuất hom của các giống chè 1A, LDP1,
Shan Chất Tiền, Kim Tuyên cho rằng do đặc điểm sinh trưởng của các giống khác


14

nhau nên khả năng cung cấp hom của chúng cũng rất khác nhau. Giống thu được
số lượng hom/cây cao nhất là: LDP1 đạt 166,4 hom (tương đương với 2.995.200
hom/ha), trong khi đó ở giống 1A số hom/cây chỉ đạt 73,4 hom (tương đương
1.321.200 hom/ha). Khả năng cho hom phụ thuộc vào sinh trưởng của cây mẹ,
điều kiện chăm sóc cũng như điều kiện ngoại cảnh (Đặng Văn Thư, Nguyễn Văn
Tạo, 2007-2008) [33].
Tỉ lệ xuất vườn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả giâm cành và
hiệu quả kinh tế. Tỷ lệ xuất vườn phụ thuộc vào giống, độ non già của hom. Khi
giâm hom xanh của các giống chè thì tỷ lệ xuất vườn cao, dao động từ 75,28 –
87,32%.Tỷ lệ xuất vườn của các giống chè 1A, LDP1, Shan Chất Tiền và Kim
Tuyên khi giâm hom bánh tẻ, dao động từ 64,86 – 81,78% (Đặng Văn Thư, Nguyễn

Văn Tạo, 2007-2008) [33].
Khi chọn cành cắm hom thì yêu cầu màu sắc của hom khi cắm tùy thuộc vào
giống, giống PH1 yêu cầu màu xanh, nhưng TRI 777 và các giống chè LDP1, LDP2
lại có yêu cầu màu nâu sáng (Đỗ Văn Ngọc, 2003) [15].
Sau khi giâm cành được 60 ngày các cây chè Shan đầu dịng có tỷ lệ ra rễ rất
khác nhau, biến động từ 46,7% đến 93,3%, trong đó có 8 cây có tỷ lệ ra rễ cao hơn
giống TRI 777 (đối chứng) từ 20,0% đến 26,6%, cao nhất là các cây C.BP:109-06;
C.BP:120-06. Ở giai đoạn 90 ngày, các cây chè Shan đầu dịng đều có tỷ lệ ra rễ
tương đương với đối chứng, đạt trung bình từ 86,7% đến 100% (Hồng Văn
Chung, 2012) [5].
Khi nhân giống vơ tính bằng giâm hom với 2 giống chè nhập nội chất lượng
cao Phúc Vân Tiên và Keo Am Tích (2005 – 2006). Chè ươm sinh trương phát triển
tốt, đạt và vượt tiêu chuẩn cây con xuất vườn quy định đối với giống Phúc Vân Tiên
và Keo Am Tích. Tỉ lệ xuất vườn đạt 91,2% với giống chè Phúc Vân Tiên và 84,6%
với giống Keo Am Tích (Nguyễn Văn Thiệp, 2005-2006) [28].


15

Giống chè 1A là một giống khó giâm cành, ra mô sẹo, ra rễ muộn, tỷ lệ sống
thấp và đặc biệt bộ rễ phát triển kém (Lê Tất Khương, 2006) [12].
Trong 3 giống chè thí nghiệm, giống 1A và giống Shan Chất Tiền khi tăng tuổi
cây giống thì tỷ lệ sống và mức sinh trưởng của cây tăng nhiều, giống Kim Tun
thay đổi ít hơn. Chính vì vây, tác giả đã khuyến cáo trong sản xuất để có hiệu quả,
giống Shan Chất Tiền và giống 1A nên trồng cây có 12 tháng tuổi. Giống chè Kim
Tuyên dùng cây 9 tháng tuổi.
Đối với vườn sản xuất hom giống: trồng các giống chè LDP1, LDP2, LDD97
và TB14. Riêng giống Tứ Quý nên có một tỷ lệ nhất định để nâng cao chất lượng
chè nguyên liệu. Các biện pháp chăm sóc được thực hiện đúng theo quy trình
(Nguyễn Văn An, 2006) [2].

b) Ảnh hưởng đặc điểm giải phẫu của cành chè giâm đến khả năng giâm cành.
Các giống khác nhau có tỷ lệ ra mô sẹo, ra rễ và tỷ lệ nảy mầm rất khác nhau.
Tỷ lệ ra mô sẹo, ra rễ, nảy mầm và xuất vườn của các giống: trung du, PH1, TRI
777, 1A và TH3 khác nhau (Lê Tất Khương, 1997) [11].
Giống 1A có điểm khác biệt so với những giống chè khác như bản lá to, lá
mỏng và tầng dày biểu bì trên 1,7µ, mức độ hóa nâu chậm vì thế đây là giống chè
khi giâm cành sẽ có tỷ lệ sống thấp nhất (Nguyễn Văn Toàn, 1994) [34].
Sự khác nhau về cấu tạo giải phẫu của mỗi giống thể hiện ở kích thước độ lớn
của các mơ khác nhau. Căn cứ vào biến động độ lớn các mô của hom từng giống
vào từng thời kỳ sau khi cắm hom giúp đánh giá mức độ hoạt động các mô trong
mỗi thời kỳ. Quan sát trên lát cắt ngang và cắt dọc của hom, nhận thấy chỉ có một
số mơ có khả năng phân chia tế bào mạnh tham gia việc tạo mơ sẹo, nó thể hiện sự
biến động của kích thước tế bào và bề dày các mô (Nguyễn Thị Ngọc Bình, Đỗ
Văn Ngọc, 2003) [3].
Do hoạt động của tượng tầng sản sinh ra phía trong là gỗ, phía ngồi là libe đã
làm cho bề dày của gỗ cũng biến động nhưng biến động này không phải là hoạt động


16

chủ động của các tế bào gỗ phân chia. Mặc dù chiếm bề dày kích thước trong hom rất
lớn nhưng biến động của bề dày gỗ rất ít so với độ dày mà nó chiếm (Nguyễn Thị Ngọc
Bình, Đỗ Văn Ngọc, 2003) [3].
1.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến khả năng giâm cành chè.
a) Ảnh hưởng của yếu tố thời vụ.
Với thời vụ giâm hom khác nhau có điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Điều
kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ hom giống, khả năng ra rễ, bật mầm từ đó
ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây con.
Khi nghiên cứu trên giống chè araxenli-1 (Anon., 1986) [36] đã kết luận:
Những hom chè có lượng đạm thấp và lượng đường cao khi giâm có khả năng ra rễ

tốt hơn, những cành giâm như thế thường ở thời vụ tháng 8. Ở thời kỳ này hàm
lượng đường trong lá cao hơn so với trong cuộng nên có tác dụng tốt đối với quá
trình ra rễ. Theo tác giả để tăng thời gian khai thác vườn chè giống cần tiến hành cắt
hom luân phiên, có nghĩa năm thứ nhất cắt vào vụ xuân, năm thứ hai cắt vào vụ hè
và ngược lại. Bằng cách cắt cành như vậy sẽ làm cho vườn chè giống phát triển hơn,
cành khỏe hơn và do đó khả năng ra rễ của cành giâm tốt hơn.
Nghiên cứu về giâm cành chè Shan, cho biết thời vụ nuôi hom tiến hành vào
tháng 5 – 6 (sau lứa hái 1) nuôi hom đến tháng 8, cắt hom và cắm cành vào tháng 9
– 10, năm sau tiến hành trồng mới, tỷ lệ xuất vườn nhìn chung đạt từ 65 – 80%,
trong đó có những cây đầu dịng ở Tủa Chùa đạt tỷ lệ cao nhất 90,7%. Cây chè Shan
sau 10 tháng giâm cành có chiều cao trung bình 32 – 38 cm, có những cây ở Tủa
Chùa cao 48,2 cm. Đường kính gốc cây chè con đạt trung bình 0,25 – 0,3 cm (có
cây đạt 0,37 cm – Tủa Chùa) tỷ lệ cây chè sống khi trồng đạt 80% (sau 3 tháng).
Đặc biệt khi trồng cây chè bằng giâm cành với kích thước cao 40 – 50 cm, đường
kính thân 0,25 cm, sau 3 năm đạt chiều cao 3,5 m, đường kính gốc 7 – 10 cm, có thể


17

sớm trở thành cây rừng. Trong khi cây trồng bằng hạt chỉ đạt chiều cao 2,2 m và
đường kính gốc 3 – 4 cm (Đỗ Văn Ngọc, 2003) [16], (Đỗ Ngọc Quỹ, 2007) [19].
Theo nghiên cứu về thời vụ giâm cành cho giống chè Shan (2012) ở Bằng
Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn cho biết tỷ lệ ra rễ của chè Shan ở các thời vụ
làm thí nghiệm đạt tới 60,0% đến 76,67%, đạt cao nhất là thời vụ 15/11 và 15/12,
đạt trên 80% số hom cắm ra rễ (Hoàng Văn Chung, 2012) [5], (Hoàng Văn Chung,
Lê Tất Khương, 2007) [7].
Khi nghiên cứu thời vụ giâm cành đối với giống chè PH1, đã xác định có hai
thời vụ chính: Vụ đông xuân giâm từ tháng 12 đến tháng 2 và vụ hè thu từ tháng 6
đến 15 tháng 7 nhưng thời vụ giâm cành tốt nhất đối với giống chè PH1 là vụ
Đông Xuân (Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Văn Niệm, 1979) [20].

Khi nghiên cứu trên giống chè Shan triển vọng YB5 tại Phú Hộ đã kết luận tỷ lệ ra
rễ được tăng dần về thời vụ cuối năm (giâm tháng 12) (Nguyễn Hữu La, 2011) [13].
Thời vụ để hom chè giống LDP1 và LDP2 có thể ni được quanh năm, tùy
thuộc vào điều kiện từng vùng và điều kiên thời tiết hàng năm. Tốt nhất nuôi hom
để cắm vào 2 thời vụ chính là vụ đơng xn và vụ hè thu. Thời gian nuôi cành chè
thành hom đủ tiêu chuẩn giâm từ 85 - 100 ngày. Vườn chè để hom được bón phân
bổ sung và chăm sóc cẩn thận (Nguyễn Văn Tạo, 2004) [24].
Theo nhóm tác giả của Viện KHKT Nơng Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, cho
rằng có 3 thời vụ nuôi hom là vụ xuân hè, hè thu và vụ đơng xn, trong đó 2 giống
chè PH8 và PH9 chủ yếu được nuôi hom trong vụ đông.
Giâm cành vào vụ thu với giống chè 1A sẽ tốt hơn, tỷ lệ sống sau trồng sẽ cao
hơn vì giâm vào vụ thu thì tuổi cây con ở vườn ươm lớn hơn (cây cứng hơn) nên khi
trồng mới sẽ tốt hơn (Đặng Văn Thư, Đỗ Văn Ngọc, 2010) [31].
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến vườn chè giâm hom cho thấy: Nhiệt
độ dưới 5oC hoặc trên 45oC thì hom chè bị chết; nhiệt độ dưới 15oC và trên 35oC thì


18

hom chè sinh trưởng chậm; nhiệt độ thích hợp cho hom chè sinh trưởng và phát
triển tốt là 25 – 30oC (Patarava, B. D., 1987) [37].
b) Ảnh hưởng của kích thước bầu.
Chè Shan sinh trưởng khỏe, thời gian sống trong vườn ươm dài nên kích
thước túi PE cần lớn hơn giâm chè vùng thấp. Kích thước túi 18 x 25 cm, hàn đáy
túi và đục 6-10 lỗ ở nửa dưới túi, đường kính lỗ từ 0,8 - 1 cm.
c) Ảnh hưởng của lát cắt quan sát.
Trong kỹ thuật giâm cành chè bằng hom, sự tạo thành mô sẹo và sự ra rễ là
những chỉ tiêu quan trọng giúp cành giâm có một bộ rễ phát triển cá thể hồn chỉnh.
Tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo của từng giống khác nhau mà hoạt động trao đổi
chất và các chức năng sinh lý cũng sẽ khác nhau. Theo nghiên cứu về cấu tạo giải

phẫu hom chè của các giống PH1, LDP1, 1A, ĐBT (Nguyễn Thị Ngọc Bình, Đỗ
Văn Ngọc, 2003) [3] quan sát trên lát cắt ngang hom, tại các vị trí cách vết cắt của
hom 0,5mm; 1,5mm và 2,5mm của 4 giống đều có cấu tạo giải phẫu về cơ bản nhìn
từ ngồi vào trong bao gồm các phần như sau: biểu bì; vỏ: hậu mơ, nhu mơ vỏ; nội
bì; cương mơ; trụ bì; libe; tượng tầng; gỗ (xylem); ruột.
Trên đoạn hom chè sau khi cắm, hoạt động tạo mô sẹo bao trùm lên vết
cắt của hom cũng xảy ra tập trung gần vết cắt. Càng xa vết cắt thay đổi xảy ra
càng ít, bởi các mơ ở xa vết cắt chỉ duy trì hoạt động bình thường khơng tham
gia tạo sẹo cho vết cắt. Sau cắm hom 40 ngày với giống chè PH1, biến động độ
lớn bán kính hom thay đổi, tại vị trí lát cắt quan sát cách vết cắt của hom 0,5mm
đạt 2685,0µ; cách vết cắt 1,5mm đạt 2610,2µ và cách vết cắt hom 2,5mm, bán
kính hom đạt 2509,8µ. Với giống LDP1 tại các vị trí lát cắt quan sát cách vết cắt
hom 0,5mm; 1,5mm và 2,5mm độ lớn bán kính hom lần lượt đạt 2065,9µ;
1998,6µ và 1912,6µ (Nguyễn Thị Ngọc Bình, Đỗ Văn Ngọc, 2003) [3].
d) Ảnh hưởng của các yếu tố khác.
Đối với vườn ươm: Chọn địa điểm thích hợp với cây chè và thuận lợi,
tránh được nắng, gió. Thời vụ giâm cành cũng như các biện pháp kỹ thuật quản


19

lý và chăm sóc vườn ươm được thực hiện theo quy trình giâm cành (Nguyễn Văn
An, 2006) [2].
Khi nghiên cứu về tuổi cây con khi trồng mới (1994) kết luận cây chè con 14
tháng tuổi khi trồng có tỷ lệ sống cao nhất (Nguyễn Văn Niệm, Chử Quốc Doanh,
Lê Sỹ Thức, 1994) [17].
Nghiên cứu về kích thước hom các tác giả kết luận: Hom chè có kích thước dài
3-5cm và có 1 lá ngun là tốt nhất. Vết cắt phía trên của hom với khoảng cách từ lá
mẹ trở nên là 0,5cm là tốt nhất (Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Văn Niệm, 1979) [20].
1.2.3. Ảnh hưởng của phân bón tới khả năng giâm cành chè.

Nghiên cứu ở Kenya cho biết để có hom giống tốt cần phải chăm sóc vườn cây
mẹ như chế độ bón phân, đốn nhiều lần trong năm (Anon., 1986) [36].
Khi bổ sung phân bón cho cây mẹ sẽ tạo ra những hom chè khi giâm có tỷ
lệ ra rễ, bật mầm cao hơn, cây chè sinh trưởng tốt và tỷ lệ xuất vườn cao hơn bón
phân theo quy trình. Bón bổ sung cho cây mẹ phân hữu cơ sẽ có tác dụng tốt hơn
đối với bón phân vơ cơ. So với quy trình bón phân theo quy trình, bón bổ sung
lượng phân từ 8kg phân chuồng, 15g ure, 20g supe lân và 15g kali sulfat cho cây
mẹ làm tỷ lệ xuất vườn của các giống 1A, Shan Chất Tiền và Kim Tuyên cao
hơn chắc chắn (Đặng Văn Thư, 2006-2007) [29].
Trong điều kiện chăm sóc vườn ni hom theo quy trình, giống chè 1A
khi giâm cành có tỷ lệ xuất vườn thấp nhất đạt 51,32%, bộ rễ phát triển kém. Tỷ
lệ xuất vườn cao nhất là giống Kim Tuyên đạt 72,15%. Khi bổ sung phân bón
cho vườn cây mẹ như cơng thức 4: Quy trình + (8kg phân chuồng + 15g ure +
20g supe lân + 15g kali sulfat) sẽ có hiệu quả nhất về số lượng, chất lượng hom
giống, sinh trưởng, sinh khối cây chè con, tỷ lệ xuất vườn đạt cao nhất cho cả 3
giống chè 1A - Shan Chất Tiền - Kim Tuyên tương ứng là 70,82 - 85,02 87,50% (Đặng Văn Thư, 2006-2007) [29].
Muốn có hom chè tốt phải bón cho cây mẹ 20gam đạm sulfat, 20gam supe lân,
20gam kalisulfat (Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Văn Niệm, 1979) [20].


5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................9
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài: ...................................................................................10
2.1. Mục đích của đề tài. ................................................................................. 10
2.2. Yêu cầu của đề tài: ................................................................................... 10
3. Ý nghĩa của đề tài. .........................................................................................................10

3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài: .................................................................... 10
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: .................................................................... 10
Chương 1TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................11
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu....................................................................11
1.1.1. Đặc điểm sinh lý của cành chè giâm. .................................................... 11
1.1.2. Vai trò sinh lý của đạm, lân, kali đối với cây chè. ..................................... 12
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giâm cành của cây chè.................................13
1.2.1. Ảnh hưởng đặc điểm của giống tới khả năng giâm cành........................... 13
1.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến khả năng giâm cành chè.......... 16
1.2.3. Ảnh hưởng của phân bón tới khả năng giâm cành chè. ............................. 19
1.3. Một số quy trình kỹ thuật giâm cành chè. ................................................................22
1.3.1. Quy trình nhân giống chè LDP1 và LDP2 (Nguyễn Văn Tạo, 2004). . 22
1.3.2. Quy trình nhân giống 2 giống chè PH8, PH9 (Nguyễn Thị Minh Phương,
2011-2012). ........................................................................................................................26
1.3.3. Quy trình nhân giống chè Kim Tuyên trên địa bàn tỉnh Lai Châu.....................27
Chương 2VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............28
2.1. Đối tượng nghiên cứu. ...............................................................................................28
2.2. Vật liệu nghiên cứu. ...................................................................................................28
2.3. Thời gian địa điểm nghiên cứu: ................................................................................28
2.3.1 Thời gian nghiên cứu: ..............................................................................................28
2.3.2 Địa điểm nghiên cứu:...............................................................................................28


21

NPK Hiến Nơng, khi bón 2 loại phân này tỷ lệ xuất vườn đạt từ 74,7% đến 75,7%,
cây chè con có bộ lá, thân và rễ phát triển tốt. Cũng theo tác giả, khi chia lượng
phân bón làm 7 lần bón cho chè Shan giâm cành thì tỷ lệ sống, tỷ lệ xuất vườn và
chất lượng cây giống sẽ cao hơn so với chia lượng phân bón làm 4 lần (Hoàng Văn
Chung, Lê Tất Khương, 2007) [6].

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và số lần bón cho vườn ươm chè (Lê Tất
Khương, Hoàng Văn Chung, 1999) [10] kết luận: khi tăng lượng phân bón đã làm
tăng tỷ lệ xuất vườn, hạ giá thành cây con, lượng phân bón tăng 25% so với quy
trình và bón 7 lần từ tháng thứ 3 sau cắm có kết quả rất tốt.
Việc bón phân cho cành giâm theo các tác giả chỉ nên bắt đầu khi các cành
giâm đã có rễ và kết thúc khi bắt đầu giai đoạn luyện cây trước khi mang trồng. Có
thể dùng phân Sulfat, phân Ure, phân tổng hợp … với lượng 2-30g/m2 tùy từng giai
đoạn. Lượng phân N, P, K theo tỷ lệ 15:10:10 bón với lượng 1,5g hỗn hợp này cho
một bầu giâm cành sẽ cho kết quả tốt. Phân Kali và Mg có vai trị rất lớn đối với sự
phát triển của bộ rễ chè (Nguyễn Văn Tạo, 2005) [25].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng phân khống bón thúc đến động
thái cây chè con LDP1 trong vườn ươm, cho rằng bón đạm sulfat cho cây chè con
đạt sinh khối cao nhất, bộ rễ phát triển khỏe, tỷ lệ xuất vườn cao (Nguyễn Văn
Tạo, 2005) [25].
Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống chè 1A tại Phú Hộ, đã kết luận khi bón
riêng N, hom sinh trưởng kém cịn khi bón đầy đủ NPK hữu cơ thì cây con khỏe, tỷ
lệ xuất vườn cao (Đặng Văn Thư, 2010) [30].
Theo nghiên cứu về phân bón Agrodream cho hai giống chè Shan Chất Tiền và
Phúc Vân Tiên đã kết luận sử dụng phân bón Agrodream có ảnh hưởng đến tốc độ
tăng trưởng chiều cao cây; chế phẩm Agrodream giúp tốc độ ra lá đối với 2 giống
chè, đặc biệt có tác động rõ rệt khi cây gần cuối giai đoạn vườn ươm, giúp cây có bộ
lá khỏe mạnh; sử dụng chế phẩm Agrodream với liều lượng 20 ml chế phẩm/ 1lít
nước giúp bộ rễ phát triển, tăng trọng lượng rễ, tăng sinh khối cây chè [14].


22

Khi phun Komix, Agriconik và hỗn hợp axit Boric + Ure cho chè giâm cành
làm tăng tỷ lệ bật mầm, tăng tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của cành giâm từ đó làm
giảm giá thành cây xuất vườn từ 3,2-8,1% (Lê Tất Khương, 2006) [12].

Trước khi cắm hom chè có thể xử lý bằng sun phát đồng (CuSO4) 0,1% để
trừ nấm bệnh. Trước khi cắm hom bầu đất cần được tưới ẩm 80 – 85%, hom chè
được cắm thẳng đứng, lá xi theo chiều gió, cuống lá gần sát đất. Không cắm
sâu quá mầm dễ bị thối, sau khi cắm xong phải tưới ẩm ngay, tốt nhất là tưới
dưới dạng sương mù (Đỗ Văn Ngọc, 2003) [15].
Có thể xử lý hóa chất humat amon 75 ppm xử lý đất trước khi cắm, 10 ml dung
dịch/ bầu; xử lý bằng 2,4 D, NAA, NOA để rút ngắn thời gian ra rễ và nảy mầm, tăng
tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn (Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương, 2000) [22].
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng trên
giống chè 1A, đã kết luận: khi xử lý hom chè bằng hóa chất làm cho cành giâm ra
rễ tốt hơn, cây sinh trưởng khỏe và cân đối do đó tỷ lệ xuất vườn, tỷ lệ sống cao
hơn hẳn đối chứng. Các công thức xử lý IAA nồng độ 4000 và 6000 ppm làm cho
cành giâm phát triển khá, các cơng thức xử lý 2,4D có tác dụng làm tăng tỷ lệ xuất
vườn nhưng không rõ. Các công thức xử lý NAA cho hiệu quả cao nhất, tỷ lệ xuất
vườn cao hơn đối chứng, hom xanh và hom bánh tẻ có tỷ lệ xuất vườn trên 70%.
1.3. Một số quy trình kỹ thuật giâm cành chè.
1.3.1. Quy trình nhân giống chè LDP1 và LDP2 (Nguyễn Văn Tạo, 2004) [24].
* Vườn sản xuất hom giống.
- Vườn lấy hom giống là: Các giống đã được Viện Nghiên cứu Chè tuyển chọn,
những giống đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT cơng nhận có năng suất chất lượng
và tính chống chịu cao, ổn định. Viện Nghiên cứu Chè trồng vườn giống gốc cung
cấp giống gốc để các địa phương xây dựng vườn chuyên để lấy hom giống.


23

- Vườn giống gốc để lấy hom giống: Cần được chăm sóc chu đáo, ln sạch cỏ,
sạch sâu bệnh, khi trồng mới bón lót 30-40 tấn phân hữu cơ và 600-800 kg supe lân
cho 1 ha. Hàng năm bón phân cân đối N, P, K lượng bón như chè hái búp.
Khi đã đến tuổi lấy hom giống hàng năm bón lượng phân khống cao hơn chè

kinh doanh 20-25% và bón bổ sung phân chuồng 15-20 tấn/ha, lượng phân khống
bón bổ sung tập trung vào lúc bắt đầu để búp (không hái) để nuôi hom.
* Kỹ thuật nuôi hom.
- Thời điểm ni hom:
Hom chè có thể ni được quanh năm, tùy thuộc vào điều kiện từng thời vụ
khác nhau. Hiện nay thường ni hom để cắm vào 2 thời vụ chính là vụ hè thu và
vụ đông xuân (chủ yêu là vụ đông xuân). Thời gian nuôi để cành chè thành hom
đủ tiêu chuẩn giâm từ 3 đến 3,5 tháng (tính từ lúc để búp không hái). Nếu lấy hom
giâm vào vụ hè thu (tháng 7-8) thì bắt đầu để búp nuôi hom vào tháng 4-5. Lấy
hom giâm vào vụ đông (tháng 11-12) cần nuôi hom từ tháng 8-9 (chọn lứa chính
có nhiều búp và sinh trưởng đều để ni).
- Bón phân cho vườn chè để hom giống: Trước khi để hom 15-20 ngày cần bón
lượng phân khống cân đối để tăng sản lượng và chất lượng hom, thường lượng bón
bổ sung cho 1 gốc chè của vườn giống như sau: Đạm sulfat 20-25g (Ure 10-12g)
KaliClorua (hoặc Kali Sulfat) 10-15g; Supe lân 20-25g với nương chè có năng suất
trên dưới 5-10 tấn/ha (lượng phân này tăng thêm so với lượng đã bón theo quy trình
chè sản xuất) tùy theo mức năng suất của nương chè mà bón tăng lượng phân hoặc
giảm cho hợp lý.
- Chăm sóc, tỉa hom: Trong thời gian nuôi hom chúng ta phải thường xuyên
kiểm tra kịp tời sâu bênh và hái những búp rìa tán, những búp nhỏ, sinh trưởng đợt
sau ở phía dưới để tập trung dinh dưỡng vào cành để hom. Cần điều chỉnh mật độ
cành hợp lý cho ánh sáng chiếu đến các cành chất lượng hom sẽ tốt hơn. Trước
khi cắt cành để lấy hom giâm 10 – 15 ngày cần tiến hành bấm ngọn để tạo điều
kiện cho mầm nách hoạt động và các hom đều thuần thục.


24

* Tiêu chuẩn cành và hom giống.
- Cắt cành: cần chọn cành khỏe, không bị sâu bệnh. Cắt vào sáng sớm hoặc

chiều tối. Để cành nơi râm mát, bảo dưỡng bằng cách thường xuyên phun nước làm
ẩm mặt lá và khơng khí nơi để hom.
- Cắt hom: Khi cắt cành về cần cắt ra hom ngay. Kích thước hom cắt: mầm dài
không quá 50 mm, lấy hom màu nâu sáng và đang chuyển từ màu xanh sang màu nâu.
* Kỹ thuật vườn ươm.
- Yêu cầu chung đối với kỹ thuật vườn ươm.
Nguyên tắc: Vườn ươm lúc đầu phải được che kín, sau đó mở dần giàn che và
đặc biệt phải ln điều chỉnh ánh sáng theo tình hình thời tiết, ngày râm mát nên mở
giàn che để tăng cường ánh sáng và ngày nắng nóng thì ngược lại, phải che bớt ánh
sáng. Ẩm độ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Sau hai yếu tố ẩm độ và
ánh sáng thì chế độ phân bón cũng đóng vai trị quan trọng cho quá trình phát triển
của hom giâm. Hom chè lúc đầu được cắm trong bầu đất nghèo dinh dưỡng mà quá
trình phát triển của cây chè dần dần yêu cầu một lượng dinh dưỡng cao hơn.
- Điều kiện khí hậu và đất đóng bầu: Ở những vùng trồng chè được là có thể
tiến hành xây dựng vườn ươm (nhiệt độ bình quân 18 – 23oC, lượng mưa trên
1200mm, độ ẩm khơng khí trên 70%).
Đất làm vườn ươm cần có thành phần cơ giới trung bình, hoặc thịt nhẹ, độ chua
đất từ PHkcl : 4,5 – 5,5.
- Thời vụ giâm hom: Giâm vào 2 thời vụ chính: Vụ đơng xn và vụ hè thu,
vụ đơng xn có thể giâm từ trung tuần tháng 11 đến trung tuần tháng 2 (năm
sau). Vụ hè thu giâm từ trung tuần tháng 6 đến trung tuần tháng 8, vụ hè thu tỷ lệ
sống thấp hơn vụ đông xuân rất nhiều do mưa nhiều rất khó điều chỉnh ánh sáng
và ẩm độ hợp lý.
- Tiêu chuẩn túi đóng bầu và kỹ thuật đóng bầu.


6

2.4. Nội dung nghiên cứu:.................................................................................................28
2.5. Phương pháp nghiên cứu. ..........................................................................................28

2.5.1. Các thí nghiệm và phương pháp bố trí thí nghiệm. .............................. 28
2.5.2. Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 31
2.5.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu. ....................................................... 32
2.6. Phương pháp xử lý số liệu: ........................................................................................33
Chương 3KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................34
3.1. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K cho cây mẹ đến khả năng nhân giống
bằng giâm cành của giống chè Kim Tuyên.....................................................................34
3.2. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K cho cây con trong vườn ươm đến khả
năng nhân giống bằng giâm cành của giống chè Kim Tuyên. ......................................37
3.2.1. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K đến tỷ lệ bật mầm của cành giâm..37
3.2.2. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K cho cây con trong vườn ươm đến
khả năng sinh trưởng của cành giâm.................................................................. 38
3.2.3. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân N, P, K cho cây con trong vườn ươm đến
chất lượng cây giống. ........................................................................................ 44
3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng nhân giống bằng
giâm cành của giống chè Kim Tuyên. .............................................................................47
3.3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ bật mầm của
cành giâm. ....................................................................................................... 47
3.3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh
trưởng của cành giâm trong vườn ươm. .......................................................... 48
3.3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích sinh trưởng đến chất lượng cây
giống trong vườn ươm. .................................................................................. 55
Chương 4KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................58
4.1. Kết luận .......................................................................................................................58
4.2. Đề nghị. .......................................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................59


×