Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Khóa luận môn kinh tế quốc tế hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.69 KB, 60 trang )

Trường Đại Học Phương Đông

Khóa Luận
Môn : Kinh Tế Quốc Tế
Đề Tài : Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Kim Ngọc
Nhóm thực hiện
: Nhóm 5

Hà Nội tháng 3 năm 2016


Tên các thành viên nhóm :




















Trần Mạnh Tùng
Nguyễn Thục Anh
Đỗ Lưu Linh Chi
Bùi Như Quỳnh
Nguyễn Thanh Nga
Nguyễn Thị Hoài Trang
Trần Thị Vân Anh
Lê Thị Huyền Trang
Lê Phương Thảo
Nguyễn Thị Hải Anh
Hoàng Kim Duy
Đào Việt Anh
Triệu Mạnh Hợp
Nguyễn Thế Hùng
Trương Diệu Linh
Nguyễn Ngọc Anh
Đinh Văn Hiền
Nguyễn Thị Yến


Mục Lục
Phần 1: Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế
quốc tế
1. 1. Khái niệm:……………………………………………... 8
1.2. Nội dung và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế:
……………………………………………………………. 8
1.2.1. Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế:………….. 8
1.2.2. Nội dung của hội nhập:…………………………….. 8
1.3. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam:

…………………………………………………………
9

Phần 2: Tư tưởng chủ động,tích cực và kết quả của
Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
2.1. Tư tưởng chủ động, tích cực của Việt Nam trong hội nhập
kinh tế quốc tế tại đại hội đảng IX (4/2001)
………………………………………………………............. 10
2.2 Tư tưởng chủ động, tích cực của Việt Nam trong hội nhập
kinh tế quốc tế tại đại hội đảng X (6/2001)
………………………………………………………………. 15
2.2.1. Bài học về hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ……………………………………….. 15
2.2.2 Tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt
động kinh tế đối ngoại……………………………………….16
2.2.3 Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế…………………………….....................17
2.3 Tư tưởng chủ động, tích cực của Việt Nam trong hội nhập
kinh tế quốc tế tại đại hội đảng XI (1/2011)
……………………………………………………………….20
2.4. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế……………………...22
2.5 Kết quả của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế từ đại
hội IX…………………………………...................................24


2.6 Kết quả của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế tại đại
hội đảng X…………………………………………………... 26
2.7. Một số kết quả đạt được………………………………... 27
2.7.1. Thương mại quốc tế phát triển mạnh:………………. 27
2.7.1.1 Xuất khẩu…………………………………………27

2.7.1.2 Nhập khẩu………………………………………...28
Hình 2.7.1.2.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và nhập
siêu giai đoạn 2006-2011…………………………………… 28
2.7.1.3. Đầu tư…………………………………………… 29
Hình 2.7.1.3.1: Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội/GDP giai đoạn
2006-2011 (Đơn vị %)……………………………………… 30
Hình 2.7.1.3.2. Tỷ trọng đầu tư của các khu vực kinh tế
trong tổng đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006-2011(Đơn vị %)
…………………………………………………………… 31
2.7.2. Tăng trưởng kinh tế rất khả quan:

Phần 3: Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
khi hội nhập kinh tế quốc tế:
3.1. Cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế:….. 32
3.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường
xuất khẩu của Việt Nam:……………………………………. 32
3.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút
đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức:
………………………………………………………….
33
Bảng 3.1.2.1: Danh sách 10 nhà đầu tư FDI lớn nhất 6
tháng đầu 2011……………………………………………… 34
3.1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho ta tiếp
thu khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý và cán
bộ kinh doanh:………………………………………………. 34
3.1.4 Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì hoà bình ổn
định, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng
cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế…………………………………………………………….. 36



3.2 Thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc
tế…………………………………………………………….. 36
3.2.1 Môi trường kinh doanh đầu tư ở Việt Nam mặc dù đang
được cải tiến song nhìn chung còn chưa thuận lợi, còn nhiều
khó khăn:……………………………………………………. 37
3.2.2 Nguồn nhân lực Việt Nam dồi dào nhưng tay nghề kém,
lợi thế về lao động rẻ có xu hướng mất dần:
………………………………………………………………. 37
3.2.3: Thu hút đầu tư nước ngoài ngay càng giảm:
…………………………………………........................
37
3.2.4 Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng nước
ngoài………………………………………………………… 38
3.2.5 Việt Nam trở thành bãi thải công
nghệ…………………………………………………………. 40
3.2.6. Chảy máu chất xám ………………........................... 41
3.2.7 Tỷ lệ đói nghèo cao, chênh lệch thu nhập
tang………………………………………………………….. 43
3.2.8 Môi trường ngày càng bị ô nhiễm…………………... 44
3.2.9 Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những yêu cầu về gìn
giữ độc lập – an ninh – chủ quyền và gìn giữ bản sắc văn hóa
dân tộc………………………………………………………. 44
Kết luận………………………………………………. 46
Tài liệu tham khảo:………………………………….. 47


BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
STT


Chữ viết
tắt

Nguyên nghĩa Tiếng Anh

Association of
1

ASEAN

2

APEC

3

ASEM

4

AFTA

Southeast Asian
Nations
Asian Pacific Economic
Cooperation
Asian Europe Summit
Meeting
ASEAN Free Trade Area


Nguyên nghĩa Tiếng Việt

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á – Thái Bình Dương
Diễn đàn hợp tác Á–Âu
Hiệp Định Thương mại tự
do

5

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa

6

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

7

FTA


ASEAN Free Trade Area

Hiệp định thương mại tự do

8

USA

United State Dollar

Đô la Mỹ

9

ODA

Official Development

Viện trợ phát triển chính

Assistance
Trans – Pacific Strategic

thức

10

TPP

Economic Partnership


MPI

Agreement
Multidimensional Poverty
Index

11

Hiệp định đối tác thương
mại xuyên Thái Bình Dương
Chỉ số nghèo đa chuẩn

Lời Mở Đầu


Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội
dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế
quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước. Thực
hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, đất nước
chúng ta đã từng bước, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng
vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Những kết quả đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc
tế.
Nhìn lại chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế trong gần 30
năm đổi mới vừa qua, chúng ta thấy rõ hơn những thành tựu đạt
được, cùng với những thuận lợi, khó khăn, những cơ hội, thách
thức để từ đó phát huy các kết quả đã đạt được, tiếp tục chủ

động và tích cực để đạt được những thành tựu mới, vững chắc
hơn trong thời gian tới.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN,
APEC, ASEM và WTO. Việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở
rộng giao lưu mối quan hệ thương mại với các nước, các tổ
chức là một cơ hội để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền
kinh tế phát triển và đây cũng là xu hướng tất yếu. Rõ ràng
rằng, việc hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong
thời gian qua đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng
kinh tế.


Phần 1: Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh
tế quốc tế
1. 1. Khái niệm:
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn bó một cách hữu
cơ nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới góp phần
khai thác các nguồn lực bên trong một cách có hiệu quả.

1.2. Nội dung và nguyên tắc của hội nhập kinh tế
quốc tế:
1.2.1. Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế:
Bất kì một quốc gia nào khi tham gia vào các tổ chức kinh tế
trong khu vực cũng như trên thế giới đều phải tuân thủ theo
những nguyên tắc của các tổ chức đó nói riêng và nguyên
tắc của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.
Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản của hội nhập:
– Không phân biệt đối xử giữa các quốc gia
– Tiếp cận thị trường các nước, cạnh tranh công bằng.

– Dành ưu đãi cho các nước đang và chậm phát triển.
Tuy nhiên, đối với từng tổ chức có các nguyên tắc cụ thể
riêng biệt.


1.2.2. Nội dung của hội nhập:
Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế là mở cửa thị trường
cho nhau, thực hiện thuận lợi hoá, tự do hoá thương mại và
đầu tư, cụ thể là:
– Về thương mại hàng hoá: các nước cam kết bãi bỏ hàng
rào phi thuế quan như quota, giấy phép xuất khẩu…, biểu
thuế nhập khẩu được giữ hiện hành và giảm dần theo lịch
trình thoả thuận…
– Về thương mại dịch vụ: các nước mở cửa thị trường cho
nhau với cả bốn phương thức: cung cấp qua biên giới, sử
dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ, thông qua liên doanh, hiện
diện.
– Về thị trường đầu tư: không áp dụng đối với đầu tư nước
ngoài yêu cầu về tỉ lệ nội địa hoá, cân bằng xuất nhập khẩu
và hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tệ, khuyến khích tự do hoá
đầu tư…


1.3. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt
Nam:
Trong thời đại ngày nay, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã
và đang là một trong những vẫn đề thời sự đối với hầu hết
các nước. Xu hướng toàn cầu hoá được thể hiện rõ ở sự phát
triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới về thương mại và về
tài chính.

Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hoá các nước giàu luôn có
những lợi thế về lực lượng vật chất và kinh nghiệm quản lý.
Còn các nước nghèo có nền kinh tế yếu kém dễ bị thua thiệt,
thường phải trả giá đắt trong quá trình hội nhập.
Là một nước nghèo trên thế giới, sau mấy chục năm bị chiến
tranh tàn phá, Việt Nam bắt đầu thực hiện chuyển đổi từ cơ
chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, từ một
nền kinh tế tự túc nghèo nàn bắt đầu mở cửa tiếp xúc với
nền kinh tế thị trường rộng lớn đầy rẫy những sức ép, khó
khăn.
Đứng trước xu thế phát triển tất yếu, nhận thức được những
cơ hội và thách thức mà hội nhập đem lại, Việt Nam, một bộ
phận của cộng đồng quốc tế không thể khước từ hội nhập.
Chỉ có hội nhập mới giúp Việt Nam khai thác hết những nội
lực sẵn có của mình để tạo ra những thuận lợi phát triển kinh
tế.
Chính vì vậy mà đại hội Đảng VII của Đảng Cộng Sản Việt
Nam năm 1991 đã đề ra đường lối chiến lược: “Thực hiện
đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, mở rộng quan
hệ kinh tế đối ngoại”. Đến đại hội đảng VIII, nghị quyết
TW4 đã đề ra nhiệm vụ: “giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với
tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, xây dựng một nền
kinh tế mới, hội nhập với khu vực và thế giới”.


Phần 2: Tư tưởng chủ động,tích cực và kết quả
của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế


2.1. Tư tưởng chủ động, tích cực của Việt Nam trong

hội nhập kinh tế quốc tế tại đại hội đảng IX
(4/2001)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001), đã
phân tích tình hình thế giới trong thế kỷ XX, dự báo về
những biến đổi của các xu thế quốc tế trong thế kỷ XXI,
đánh giá về thành tựu cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX,
trong đó đặc biệt là thành tựu và kinh nghiệm của thời kỳ
đổi mới. Từ việc phân tích tình hình thế giới và các xu thế
chủ yếu trong quan hệ quốc tế, Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX của Đảng (4-2001) Đảng ta xác định nhiệm vụ
trên lĩnh vực đối ngoại là: “tiếp tục giữ vững môi trường hoà
bình và tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát
triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm độc lập và chủ
quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
Đại hội IX của Đảng (năm 2001) một lần nữa khẳng định lại
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng
hóa các quan hệ quốc tế, đồng thời đưa ra chủ trương “chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”. Từ việc phân
tích và nhận thức về các xu thế phát triển trong quan hệ
quốc tế hiện nay, trong đó đặc biệt chú trọng đến xu thế đa
dạng hóa, đa phương hóa, hội nhập khu vực và quốc tế, Đại
hội nhấn mạnh quan điểm độc lập, tự chủ và chủ động trong
hội nhập có ý nghĩa rất quan trọng. Trong chủ trương tiếp
tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập khu
vực và thế giới, Đảng ta chỉ rõ: cần phải xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế; kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp

để phát triển đất nước; mở rộng quan hệ với các nước nhưng
không để nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc, bị chi phối từ


bên ngoài. Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Độc lập tự chủ
về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu
quả. Hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả tạo điều kiện cần
thiết để xây dựng kinh tế độc lập tự chủ. Xây dựng kinh tế
độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiềm lực kinh tế, khoa học và
công nghệ, cơ sở vật chất – kỹ thuật đủ mạnh; có cơ cấu
kinh tế hợp lý, có hiệu quả và sức cạnh tranh; có thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn
định kinh tế vĩ mô; bảo đảm nền kinh tế đủ sức đứng vững
và ứng phó được với các tình huống phức tạp, tạo điều kiện
thực hiện có hiệu quả các cam kết hội nhập quốc tế.
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ mọi thời cơ để
phát triển trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định
hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia và bản sắc văn
hoá dân tộc; bình đẳng cùng có lợi, vừa hợp tác vừa đấu
tranh; đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối
ngoại; đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các
thế lực thù địch. Trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng,
hiệu quả, không ngừng tăng năng lực cạnh tranh và giảm
dần hàng rào bảo hộ. Nâng cao hiệu quả hợp tác với bên
ngoài; tăng cường vai trò và ảnh hưởng của nước ta đối với
kinh tế khu vực và thế giới.

Đại hội IX xác định rõ hơn các nguyên tắc trong quá trình
mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với
cộng đồng quốc tế, đó là: nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ
lực; bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và
tranh chấp bằng thương lượng hoà bình; làm thất bại mọi âm


mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Trên cơ sở đa dạng hóa các mối quan hệ, Việt Nam khẳng
định quan điểm: chủ động và tích cực trong hội nhập khu
vực và quốc tế phù hợp với những điều kiện thực tế cụ thể
của đất nước. Chủ động hội nhập trên cơ sở nắm vững quy
luật cũng như tính tất yếu của sự vận động kinh tế toàn cầu,
phát huy đầy đủ những năng lực nội sinh, xác định lộ trình
hợp lý, nội dung, quy mô và các bước đi phù hợp; đa dạng
hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế, bảo đảm thực
hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa
phương như AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt –
Mỹ, tiến tới gia nhập WTO… Sự chủ động đó phải được kết
hợp với việc tích cực, khẩn trương trong công tác chuẩn bị,
điều chỉnh, đổi mới từ bên trong; khẩn trương xây dựng lộ
trình, kế hoạch, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi
mới cơ chế quản lý, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp…sao cho
phù hợp với những yêu cầu của quá trình hội nhập.
Coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các
nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng. Nâng cao
hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN, cùng
xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, không có

vũ khí hạt nhân, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Tiếp tục
mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các
nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển ở châu Á,
châu Phi, Trung Đông và Mỹ la-tinh, các nước trong Phong
trào không liên kết, ủng hộ lẫn nhau cùng phát triển, phối
hợp bảo vệ lợi ích chính đáng của nhau. Thúc đẩy quan hệ
đa dạng với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế. Đẩy
mạnh hoạt động ở các diễn đàn đa phương.
Tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu. Ủng hộ
cuộc đấu tranh nhằm loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, vũ
khí sinh học và mọi phương tiện chiến tranh hiện đại giết
người hàng loạt khác, bảo vệ hoà bình, chống nguy cơ chiến


tranh và chạy đua chiến tranh. Tôn trọng độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự chọn con đường phát triển của
mỗi dân tộc trên thế giới, góp phần xây dựng trật tự chính
trị, kinh tế, dân chủ, công bằng. Củng cố và tăng cường
quan hệ đoàn kết và hợp tác với các đảng cộng sản và công
nhân, với các đảng cánh tả, các phong trào giải phóng dân
tộc và độc lập dân tộc, với các phong trào cách mạng và tiến
bộ trên thế giới. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các đảng cầm
quyền.
Mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại nhân dân, tăng cường
quan hệ song phương với các tổ chức nhân dân các nước,
nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và
quốc tế, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ
hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân
các nước trong khu vực và trên thế giới.
Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú

trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở
rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi
cơ hội mở thị trường mới. Từng bước hiện đại hoá phương
thức kinh doanh phù hợp với xu thế mới của thương mại thế
giới. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại,
thông tin thị trường bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích
hợp, kể cả các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
tham gia các hoạt động môi giới, khai thác thị trường quốc
tế.
Điểm mới về chỉ đạo hoạt động đối ngoại trong Văn kiện
Đại hội IX là việc Đảng nhấn mạnh vấn đề chủ yếu, trước
hết của hội nhập khu vực, quốc tế là hội nhập về kinh tế.
Nhận thức đầy đủ “lực” và “thế” của đất nước sau 15 năm
đổi mới, Đại hội IX đã phát triển phương châm “Việt Nam
muốn là bạn với các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu
vì hoà bình, độc lập và phát triển” của Đại hội VII thành


“Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và
phát triển”.
Nghị quyết 07-NQ/TW về hội nhập kinh tế quốc tế:
Ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07NQ/TW về hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết đã kế thừa,
cụ thể hoá và triển khai các đường lối của Đảng đề ra từ
trước tới nay, đồng thời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi
khách quan của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam.
Nghị quyết khẳng định “chủ động và khẩn trương chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và trình độ quản lý

nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của quốc gia và nâng
cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nhằm đáp ứng
những đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước”, đồng thời Nghị quyết cũng đưa ra những quan
điểm chỉ đạo cho quá trình hội nhập là:
1. Quán triệt Chủ trương đã được xác định tại Đại hội IX;
2. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; trong
quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực
của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội, trong đó kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo;
3. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu
tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách
thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc
xử lý tính hai mặt của hội nhập tùy theo đối tượng, vấn đề,
trường hợp, thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì
trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng;
4. Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề
ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát
triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổ
chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia; tranh thủ những
ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước có


nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang
kinh tế thị trường.
5. Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với
yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng, thông qua hội nhập
để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng
cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác với những mưu
toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hòa

bình” đối với nước ta.

2.2 Tư tưởng chủ động, tích cực của Việt Nam trong
hội nhập kinh tế quốc tế tại đại hội đảng X (6/2001)
Đại hội đảng X (6/2001) nhấn mạnh những vấn đề sau trong
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:


2.2.1. Bài học về hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ
Hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách quan; phải chủ
động, có lộ trình phù hợp với bước đi tích cực, vững chắc,
không do dự chần chừ; nhưng cũng không được nóng vội,
giản đơn.
Phải tích cực mở rộng thị trường bên ngoài để đẩy mạnh
xuất khẩu, đồng thời phải chủ động mở cửa thị trường trong
nước, kể cả thị trường dịch vụ, để thu hút mạnh vốn đầu tư,
công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến… từ bên ngoài, nâng
cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong tiến trình mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới,
phải biết phát huy lợi thế so sánh, tạo môi trường cạnh tranh
để phát triển. Đồng thời, để phát triển bền vững, bảo đảm sự
ổn định, tăng khả năng độc lập tự chủ của đất nước, nhất
thiết phải tăng cường tiềm lực và bảo đảm an ninh kinh tế, đi
đôi với củng cố quốc phòng, an ninh. Về an ninh kinh tế,
phải giữ vững cân đối vĩ mô; ngoài an ninh lương thực và an
ninh năng lượng, cần tăng nhanh dự trữ ngoại tệ, kiểm soát
chặt chẽ nợ nước ngoài; phát huy cao nhất các nguồn lực để
xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển có hiệu quả một số
ngành và sản phẩm quan trọng, thiết yếu đối với nền kinh tế

và đời sống xã hội.


2.2.2 Tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt
động kinh tế đối ngoại
Thực hiện tốt đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và
Nhà nước; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn và
đầy đủ hơn với khu vực và thế giới. Thực hiện có hiệu quả
các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương
mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác. Thực hiện các
cam kết của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và tích cực
tham gia quá trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm thực hiện các cam kết
khi nước ta gia nhập WTO.
Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp
luật bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định,
thông lệ quốc tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chú
trọng cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập
những điều kiện thuận lợi hơn nữa để khai thác lợi thế của
đất nước và khắc phục những vướng mắc ảnh hưởng đến
việc thu hút các nguồn vốn quốc tế, như vốn ODA, vốn đầu
tư trực tiếp, gián tiếp dưới nhiều hình thức, tín dụng thương
mại và các nguồn vốn quốc tế khác.
Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt
trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5
năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI,
hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn
kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số
lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn FDI; tranh thủ nguồn
vốn ODA đi đôi với việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng

cao hiệu quả sử dụng và có kế hoạch đảm bảo trả nợ. Từng
bước mở rộng đầu tư gián tiếp của nước ngoài và có chính
sách hiệu quả hơn để thu hút kiều hối vào phát triển kinh tế.
Tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế khuyến khích các hoạt
động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.
Tận dụng điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động và


khẩn trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ
và quản lý, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh
của nền kinh tế, của sản phẩm và dịch vụ Việt Nam tại thị
trường trong nước và trên thế giới. Đẩy nhanh xuất khẩu,
chủ động về nhập khẩu, kiềm chế và thu hẹp dần nhập siêu;
phấn đấu tăng nhanh tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế
biến có giá trị gia tăng cao, giàu hàm lượng công nghệ, có
sức cạnh tranh, tạo thêm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực
mới, hết sức hạn chế và tiến tới chấm dứt xuất khẩu tài
nguyên thiên nhiên và nông sản chưa qua chế biến. Củng cố
và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho
các mặt hàng có khả năng cạnh tranh; tăng thêm thị phần ở
các thị trường lớn và khai mở các thị trường còn nhiều tiềm
năng. Phấn đấu đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới lên
hơn hai lần 5 năm trước.
Phát huy tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Từng doanh
nghiệp phải khẩn trương đổi mới từ tư duy đến phong cách
quản lý, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư, giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh. Xúc
tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới,
sản phẩm mới và thương hiệu mới. Khuyến khích các doanh

nghiệp Việt Nam hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp
nước ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài.


2.2.3 Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà
bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa
phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác
quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin
cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực
vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường
hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc
đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của
nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội.
Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn
định, bền vững. Phát triển quan hệ với tất cả các nước, các
vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế theo các
nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không
dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất
đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tôn
trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công
nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách

mạng và tiến bộ trên thế giới. Tiếp tục mở rộng quan hệ với
các đảng cầm quyền.
Phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm
“chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”. Tích cực tham
gia các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới. Tăng
cường vận động viện trợ và nâng cao hiệu quả hợp tác với
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để phát triển kinh tế –


xã hội.
Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con
người. Sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế
và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. Kiên quyết
làm thất bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng
các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”
hòng can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính trị của
Việt Nam.
Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và
đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và
song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao
nhất.
Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình,
phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Chuẩn bị tốt các điều kiện
để ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa
phương. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả
với các nước ASEAN, các nước châu Á – Thái Bình
Dương… Củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song
phương tin cậy với các đối tác chiến lược; khai thác có hiệu

quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi
nước ta là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, rà soát lại các văn bản pháp
quy, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo
đảm tính đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch. Cải
thiện môi trường đầu tư; thu hút các nguồn vốn FDI, ODA,
đầu tư gián tiếp, tín dụng thương mại và các nguồn vốn
khác. Xác định đúng mục tiêu sử dụng và đẩy nhanh việc
giải ngân nguồn vốn ODA, cải tiến phương thức quản lý,
nâng cao hiệu quả sử dụng và có kế hoạch trả nợ đúng hạn;
duy trì tỉ lệ vay nợ nước ngoài hợp lý, an toàn.
Phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp


thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường
mới, sản phẩm mới và thương hiệu mới. Khuyến khích các
doanh nghiệp Việt Nam hợp tác liên doanh với doanh nghiệp
nước ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài.
Đẩy mạnh công tác văn hoá – thông tin đối ngoại, góp phần
tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với
nhân dân các nước.
Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm
công tác đối ngoại vững vàng về chính trị, có trình độ ngoại
ngữ và năng lực nghiệp vụ cao, có đạo đức và phẩm chất tốt.
Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu về đối
ngoại với sự tham gia và phát huy trí tuệ của các cơ quan
nghiên cứu và các nhà khoa học.
Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập
trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối

hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà
nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế
đối ngoại; đối ngoại, quốc phòng và an ninh; thông tin đối
ngoại và thông tin trong nước.


2.3 Tư tưởng chủ động, tích cực của Việt Nam
trong hội nhập kinh tế quốc tế tại đại hội đảng XI
(1/2011)
Triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại, chủ động
và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá
quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối
tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng
quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam
xã hội chủ nghĩa giàu mạnh. Nhiệm vụ của công tác đối
ngoại là giữ vững môi trường hoà bình, thuận lợi cho đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị
thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì
hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế
giới.
Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các
mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc
lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực, giữ gìn và phát huy bản
sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu
cực của quá trình hội nhập quốc tế. Xúc tiến mạnh thương
mại và đầu tư, mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các cơ
chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học – công

nghệ, trình độ quản lý tiên tiến. Tham gia các cơ chế hợp tác
chính trị, an ninh song phương và đa phương vì lợi ích quốc
gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp
quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc. Thực hiện tốt công
việc tại các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc. Tích
cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế
trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi truyền
thống, và nhất là tình trạng biến đổi khí hậu; sẵn sàng đối


thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên
quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền; chủ động, kiên quyết
đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp
vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị
của Việt Nam.
Thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh
thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan
trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và
nguyên tắc ứng xử của khu vực; làm tốt công tác quản lý
biên giới, xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp
tác cùng phát triển. Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác, hữu
nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên
giới. Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước
xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan
hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các
khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Phát triển quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng
cánh tả, các đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở
bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hoà

bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; mở rộng tham gia các
cơ chế, diễn đàn đa phương ở khu vực và thế giới. Coi trọng
và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao nhân dân.
Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham
mưu về đối ngoại; chăm lo đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ
làm công tác đối ngoại; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức
đối ngoại cho cán bộ chủ chốt các cấp.
Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập
trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối
hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà
nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với
ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hoá; giữa đối ngoại với
quốc phòng, an ninh


×