Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Trách nhiệm xã hội tại phở 24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.61 KB, 46 trang )

Trách nhiệm xã hội tại phở 24

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây với sự phát triển không ngừng của xã hôi. Nền
kinh tế của Việt Nam nói chung và đời sống của người dân nói riêng càng ngày
càng được cải thiên. Đời sống nhân dân được nâng cao dẫn đến những nhu cầu về
vật chất càng cao hơn. Thị hiếu của người dân không chỉ yêu cầu những sản phẩm
tốt, rẻ mà còn yêu cầu về mẫu mã, thời trang. Còn đối với dịch vụ thì khách hàng
yêu cầu sự phục vụ tận tình chu đáo, một sự tôn trọng đối với họ.
Phở 24 là một doanh nghiệp mới xuất hiện gần đây, họ cung cấp cho khách
hàng một món phở truyền thống với những chất liệu tự nhiên không dùng hóa chất
cùng với một phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Đã hoàn toàn chinh phục được
khách hàng giúp cho doanh thu của doanh nghiệp năm nay cao hơn năm trước.
Do đó nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “ Trách nhiệm xã hội tại
phở 24 “ để nghiên cứu. Ở Việt Nam khái niệm trách nhiệm xã hội vẫn là vấn đề
còn khá mới mẻ và được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nên trong bài viết này,
chúng em muốn tập trung làm rõ nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với
3 nội dung chính sau:


Khái niệm và nội dung cơ bản của văn hóa doanh nghiệp



Thực trang văn hóa doanh nghiệp tại phở 24



Nhìn nhận về thực trạng trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp

Do kiến thức, kinh nghiệm phân tích còn hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm sẽ


không tránh khỏi những sai sót. Mong thầy và các bạn tham khảo đóng góp ý kiến
để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Page 1


Trách nhiệm xã hội tại phở 24

PHẦN 1
Cơ sở lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp
1.1

Khái niệm và vai trò về văn hóa kinh doanh

1.1.1 Khái niệm
Trong kinh doanh, những sắc thái văn hóa có mặt trong toàn bộ quá trình tổ
chức và hoạt động của hoạt động kinh doanh, được thể hiện từ cách chọn và cách
bố trí máy móc và dây chuyền công nghệ; từ cách tổ chức bộ máy về nhân sự và
hình thành quan hệ giao tiếp ứng xử giữa các thành viên trong tổ chức cho đến
những phương thức quản lý kinh doanh mà chủ thể kinh doanh áp dụng sao cho có
hiệu quả nhất. Hoạt động kinh doanh cố nhiên không lấy các giá trị của văn hóa
làm mục tiêu trực tiếp, song nghệ thuật kinh doanh, từ việc tạo vốn ban đầu, tìm địa
bàn kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, cách thức tổ chức thực hiện chiến lược kinh
doanh, mặt hàng sản phẩm, dịch vụ và bảo hành sau bán…được “ thăng hoa “ lên
với những biểu hiện và giá trị tốt đẹp thì kinh doanh cũng là biểu hiện sinh động
văn hóa của con người.
Do đó, bản chất của văn hóa kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ
với cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Từ đó, khái niệm về văn hóa kinh doanh được trình
bày như sau:
“Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hóa được chủ thể kinh
doanh chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tọa

nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó”.
1.1.2 Vai trò của văn hóa kinh doanh

Page 2


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
1.1.2.1 Văn hóa kinh doanh là phương thức phát triển sản xuất kinh doanh bền
vững
Thứ nhất, động cơ khiến cho các nhà kinh doanh kiếm lợi không chỉ là các
nhu cầu sinh lý và bản năng mà nó còn do các nhu cầu cấp cao hơn( hay có tính văn
hóa hơn ) đó là nhu cầu mong muốn được xã hội tôn trọng, mong muốn được tự thể
hiện và sáng tạo. Thức tế đã chứng minh, nhiều nhà kinh doanh đã dùng tài sản của
mình để đóng góp từ thiện, lập các quỹ phát triển khoa học và công nghệ, các quỹ
giáo dục…mà không vù mục đích quảng cáo hay phô trương.
Thứ hai lợi nhận dù quan trọng-song không phải vật chẩn và vật hướng dẫn
duy nhất đối với hoạt động kinh doanh, vì lợi nhuận ra còn có pháp luật và văn hóa
điều chỉnh.
Ví dụ: kinh doanh ma túy, mại dâm buôn lậu…thường là những dạng hoạt
động kinh doanh hứa hẹn mức lợi nhuận rất cao, thậm chí là siêu lợi nhuận, nhưng
phần đông các nhà kinh doan đều không muốn tham gia vào loại thị trườn đen này
Từ hai lý do trên, ta thấy kinh doanh và văn hóa có mối quan hệ biện chứng với
nhau. Trong đó, kinh doanh có văn hóa là lối kinh doanh có mực đích và theo
phương thức cùng đạt tới cái lợi, cái thiện và cái đẹp, và trái với nó là lối kinh
doanh phi văn hóa sẵn sàng trà đạp lên mọi giá trị và không từ bất cứ một thủ đoạn
nào để kiếm lời:
Xét từ góc độ kết quả và hiệu quả kinh doanh thì:
- Kinh doanh phi văn hóa có thể đạt kết quả cao và khiến cho chủ thể kinh
doanh giàu có nhanh hơn vì họ tìm mọi cách để trốn tránh pháp luật và vô hiệu hóa
sự điều tiết của các chuẩn mực văn hóa, họ gian dối, thất tín, gây ô nhiễm, dùng

mọi phương cách để kiếm lợi…Những kiểu kinh doanh này sẽ không lâu bền vì đó
là lối kinh doanh chụp giật, ăn xổi nên nếu bị phát hiện sẽ bị khách hàng tẩy chay,
pháp luật trừng trị và cả xã hội lên án.
- Kinh doanh có văn hóa không thể giúp chủ thể kinh doanh đạt được hiệu
quả ngay bởi vì nó chú trọng tới việc đầu tư lâu dài, việc giữ gìn chữ tín. Tuy
nhiên, khi đã qua được giai đoạn khó khăn thử thách ban đầu thì các nguồn vốn đầu
Page 3


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
tư lâu dài như nhân lực, công nghệ, tài chính, môi trường và chữ tín v.v…phát huy
tác dụng và chủ thể kinh doanh sẽ có những bước phát triển lâu dài và bền vững.
Tóm lại, chỉ với phương thức kinh doanh có văn hóa mới có thể kết hợp
được hiệu quả cao và phát triển bền vững của chủ thể kinh doanh.
1.1.2.2 Văn hóa kinh doanh là nguồn lực phát triển kinh doanh
Thứ nhất, trong tỏ chức và quản lý kinh doanh
Vai trò của văn hóa thể hiện ở sự lựa chọn phương hướng kinh doanh, sự
hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ, về những mối quan hệ giữa người và người trong tổ
chức; về việc biết tuân theo các quy tắc và quy luật của thị trường; ở việc phát triển
và bả hộ những hàng hóa có bản sắc văn hóa dân tộc; Ngoài ta văn hóa kinh doanh
còn được thể hiện thông qua việc hướng dẫn và định hướng tiêu dùng thông qua chỉ
đạo, rổ chức, hướng dẫn một phong cách có văn hóa trong kinh doanh…Và khi tất
cả những yếu tố văn hóa đó kết tin h vào hoạt động kinh doanh tạo thành phương
thức kinh doanh có văn hóa – thì đây là một nguồn lực rất quan trọng để phát triển
kinh doanh.
Đặc biệt, nếu không có môi trường văn hóa trong sản xuất- kinh doanh tức
là không sử dụng các giá trị vật chất và giá trị tinh thần vào hoạt động kinh doanh
thì không thể sử dụng được các tri thức, kiến thức về kinh doanh và đương nhiên
không thể tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, không thể tạo ra hiệu quả và không
thể phát triển sản xuất- kinh doanh được.

Thứ hai, văn hóa trong giao lưu, giao tiếp kinh doanh
Văn hóa kinh doanh hướng dẫn toàn bộ hoạt động giao lưu, giao tiếp trong
kinh doanh. Đặc biệt là trong mối quan hệ giữa mua và bán, khi giao tiếp với khách
hàng, chúng ta có những lời chào và lời nói tế nhị nhã nhặn và lịch sự, có những
dịch vụ hậu mãi thích hợp thì sẽ tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng và
lúc này văn hóa kinh danh sẽ thực sự trở thành một nguồn lực vô cùng quan trọng
với chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động. Ngoài ta, trong thái độ với đối

Page 4


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
tác làm ăn, với đối thủ cạnh tranh mà có văn hóa chúng ta sẽ tạo ra được một môi
trường cạnh tranh lành mạnh, tạo ra các cơ hội cho sự tồn tại và phát triển lâu dài.
Hơn thế nữa, văn hóa trong giao lưu giao tiếp kinh doanh còn được thể hiện
thông qua đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại, thông qua việc soạn thảo
các thông điệp về nội dung và hình thức quảng cáo…Tất cả các lĩnh vực đó, khi
được thăng hoa lên bởi văn hóa thì sẽ tạo ra nguồn lực tiềm tang cho chủ thể kinh
doanh.
Thứ ba, văn hóa trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của chủ thể kinh
doanh
Trước hết, trách nhiệm xã hội của chủ thể kinh doanh là sự gánh vác tự
nguyện những nghĩa vụ, trách nhiệm vượt lên trên những trách nhiêm về kinh tế và
pháp lý và thỏa mãn được những mong muốn của xã hội.

1.1.2.3 Văn hóa kinh doanh là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế
Khi trao đồi thương mại buôn bán quốc tế đương nhiên sẽ tạo ra cơ hội tiếp
xúc giữa các nền văn hóa khác nhau của các nước và việc hiểu văn hóa của quốc
gia đến kinh doanh là một điều kiện quan trọng của thành công trong kinh doanh
quốc tế. Quốc gia bán hàng và dịch vụ, trên chừng mực nào đó đưa văn hóa của

mình đến nước đó, và đồng thời cũng phải có sự hiểu biết nhất định về văn hóa của
nước sở tại như phong tục, tập quán để trên có sở đó có những phương tiện tiếp xúc
khi giao dịch, khi đàm phán thương mại phù hợp với nền văn hóa của quốc gia đó.
Và một nhiệm vụ nữa cao cả hơn của văn hóa trong giao lưu giao tiếp kinh
doanh đó là thông qua việc tìm kiếm và cung cấp hàng hóa cho thị trường quốc tế,
giới thiệu những nét đẹp, những tinh hoa của văn hóa dân tộc mình cho bạn bè thế
giới.
Thông qua giao lưu văn hóa sẽ làm biến đổi một cách tế nhị và dần đàn thói
quen, thi hiếu và sở thích của người bản địa, và những thay đổi này sẽ được mở ra

Page 5


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
thị trường mới cho các nhà sản xuất. Ngày nay, trong điều kiện hợp tác quốc tế
nhiều trường hợp giap lưu văn hóa lại đi trước và thúc đẩy sự giao lưu kinh tế.

1.2

Văn hóa doanh nhân

1.2.1 Khái niệm
Theo quan điểm của Trung tâm Văn hóa doanh nhân cho rằng ”Văn hóa
doanh nhân là chuẩn mực của hệ thống giá trị hội tụ đủ bốn yếu tố Tâm, Tài, Trí,
Đức”.
Quan điểm của Phó giáo sư Hồ Sĩ Quý, Trung tâm Văn hóa doanh nhân về
văn hóa doanh nhân như sau: “Văn hóa doanh nhân là tập hợp của những giá trị
căn bản nhất, những khuôn mẫu văn hóa xác lập nên nhân cách con người doanh
nhân, đó là con người của khát vọng làm giàu, biết cách làm giàu và dấn thân để
làm giàu, dám chịu trách nhiệm, chịu rủi ro đem toàn bộ tâm hồn, nghị lực và sự

nghiệp của mình ra để làm giàu cho mình cho doanh nghiệp và cho xã hội”.
Tóm lại, theo logic về khái niệm văn hóa kinh doanh thì văn hóa doanh nhân
có thể được khái quát từ các định nghĩa trên như sau: “ Văn hóa doanh nhân là
toàn bộ các nhân tó văn hóa mà các doanh nhân chọn lọc và tạo ra và sử dụng
trong hoạt động kinh doanh của mình”.
1.2.2 Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân
1.2.2.1 Tiêu chuẩn về sức khỏe
Sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu để có thể theo đuổi một sự nghiệp
chứa đựng nhiều thử thác cam go và cạnh tranh gay gắt. Sức khỏe của doanh nhân
được hiểu là:
Một là thể chất không bệnh tật;
Hai là tinh thần không bệnh hoạn;
Ba là trí tuệ không tăm tối;
Bốn là tình cảm không cực đoan;
Năm là lối sống không sa đọa;
Page 6


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
Sự lành mạnh về thể chất cũng như tinh thần là những yếu tố cơ bản đem đến
thành công.
Con người không phải là một động cơ vĩnh cửu chỉ biết làm việc mà con
người có những giai đoạn phát triển cũng như suy thoái về thể trạng sức khỏe. Khi
có một thể trạng tốt, tinh thần minh mẫn có nghĩa là doanh nhân đã có một kho báu
vô cùng quý giá mà không có gì có thể thay thế được. Do vậy doanh nhân không
nên theo đuổi một tài sản bên ngoài mà phải coi trọng và tăng cường tài sản lớn
nhất của mình là sức khỏe.
1.2.2.2 Tiêu chuẩn về đạo đức
Thứ nhất là tính trung thực. Đây là sự tôn trọng sự thật lẽ phải và chân lý
trong cách cư xử của con người, là cơ sở đảm bảo cho các mối quan hệ xã hội tốt

đẹp. Nhờ có tính trung thực, doanh nhân mới xây dựng được một trong những nội
dung cốt lõi của các quan hệ xã hội là sự tin cậy mà trong kinh doanh gọi là chữ
“tín”.
Thứ hai là tính nguyên tăc. Đây là sự định hướng vào những nguyên tắc cơ
bản của con người. Nguyên tắc đạo đức cơ bản trong quan hệ xã hội là chân, thiện,
mỹ để mang lại cai lợi cho mọi người. Trong kinh doanh chân, thiện, mỹ và lợi là
nguyên tắc hay kim chỉ nam cho đạo đức của doanh nhân. Thứ ba là tính khiêm
tốn. Đây là đức tính luôn biết đặt mình vào đúng vị trí của các nhân trong tập thể và
xã hội. Một doanh nhân khiêm tốn không bao giờ tự đề cao “ cái tôi “, họ dễ gần
gũi với mọi người xung quanh và tạo nên không khí cởi mở trong môi trường
doanh nghiệp.
Thứ tư là lòng dũng cảm. Là đức tính dám đương đầu với thử thách gian nan,
dám đối đầu với hiểm nguy để vươn tới cái thiện, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho
tập thể và bản thân. Chữ “dũng” ở đây còn có nghĩa là dám nhận trách nhiệm về

Page 7


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
những sau lầm của bản thân và dám đấu tranh với những sai trái đó. Lòng dũng
cảm là một đức tính cần có của doanh nhân dám làm dám chịu.
1.2.2.3 Tiêu chuẩn về trình độ năng lực
Chức năng hoạch định
Không một tổ chức nào có thể tồn tại và phát triển mà không có một nhà lãnh
đạo hoach định đúng đắn. Điều đó có nghĩa là doanh nhân phải có khả năng hoạch
định chiến lược, có tầm nhìn, có khả năng xác định phương hướng phát triển, đặt ra
mục tiêu và xúc tiến đưa tổ chức đến thành công.
Chức năng lập kế hoạch
Là cụ thể hóa các mục tiêu chiến lược thành các chuỗi hành động trong từng
giai đoạn nhất định trong đó có đề ra tiến trình và lường trước các rủi ro có thể.

Chức năng tổ chức
Doanh nhân phải xây dựng được các định chế cho tổ chức và cơ chế vận
hành cho doanh nghiệp. Đồng thời doanh nhân phải xây dựng được văn hóa tổ chức
làm cho tổ chức doanh nghiệp trở nên có tính tin cậy, kinh tế và linh hoạt.
Chức năng ra quyết định
Nhà lãnh đạo doanh nghiệp là người chỉ huy trong việc lãnh đạo và quản lý
doanh nghiệp thông qua một tổ chức với các mối quan hệ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, có trách nhiệm vận hành tổ chức hoạt động trôi chảy và hiệu quả bằng
quyết định. Nhờ các quyết định này mà doanh nghiệp có được một hành lang trách
nhiệm và pháp lý được thiệt lập cho các cá nhân và các bộ phận có trách nhiệm
thực thi. Từ đó đưa doanh nghiệp tiếp cận mực tiêu đã được xác định.
Chức năng điều hành
Lãnh đạo doanh nghiệp có thể bằng ủy quyền, bằng hành chính, bằng kế
hoạch để phối kết hợp các cá nhân, các bộ phận hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả
nhiệm vụ được giao.
Page 8


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
Chức năng kiểm tra
Bằng hệ thống tiêu chuẩn, hệ thống trách nhiệm, nhằm giám sát trực tiếp hay
thông qua báo cáo, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ngăn ngừa và sửa chữa sai sót.
1.2.2.4 Tiêu chuẩn về phong cách
Tiêu chuẩn về phong cách là tiêu chuẩn rất quan trọng, vì nó là cái riêng của
mỗi doanh nhân, không thể thay thế, không thể ủy quyền và không thể bỏ tiền ra
mua.
Đối với tinh thần làm việc, doanh nhân có khả năng tham gia vào mọi việc
có thể, chu đáo với công việc và thực hiện đến cùng mục đích của công việc.
Trong quan hệ giao tiếp ứng xử, doanh nhân luôn ở đúng vị trí chức danh của
mình, phát hiện và giải quyết các bất cập, đồng thời dẫn dắt mọi người đi vào cơ

hội mới.
1.2.2.5 Tiêu chuẩn về trách nhiệm với xã hội
Trách nhiệm xã hội của doanh nhân là những nghĩa vụ mà doanh nhân phải
thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm
tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nhân
có thể được coi là một sự cam kết của họ đồi với xã hội.
Về cơ bản, trách nhiệm xã hội của doanh nhân bao gồm nghĩa vụ về kinh tế,
pháp lý, đạo đức và nhân văn. Trong đó các nghĩa vụ về kinh tế của doanh nhân là
quan tâm đến cách thức phân bổ, bảo tồn và phát triển trong hệ thống doanh nghiệp
và xã hội các nguồn lực được sử dụng để làm ra sản phẩm và dịch vụ.

1.3

Văn hóa doanh nghiệp

1.3.1 Khái niệm

Page 9


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
Ông Georges de Saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và
nhỏ, đã đưa ra định nghĩa như sau: “ Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị,
các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học,
đạo đức tạo thành nền monhs sâu xa của doanh nghiệp “
Một định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế (International Labour
Organization-ILO): “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các
tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ
chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.
Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là định

nghĩa của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “Văn hóa công ty là
tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong
quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung
quanh”.
Do đó, trên có sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và hệ thống
nghiên cứu logic về văn hóa và văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp được
định nghĩa như sau:
“Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố vằn hóa được doanh
nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo
nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó”.
1.3.2 Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp
Theo Edgar H.Schein, văn hóa doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp độ
khác nhau. Thuật ngữ “cấp độ” dùng để chỉ mức độ có thể cảm nhận được của các
giá trị văn hóa trong doanh nghiệp hay nói cách khác là tính hữu hình của các giá
trị văn hóa đó. Đây là cách tiếp cận độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất của một
nền văn hóa, giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu
thành nền văn hóa đó.
Page 10


Trách nhiệm xã hội tại phở 24

1.3.2.1 Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
Bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe
và cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hóa xa lạ như:
 Kiến trúc; cách bài trí; công nghệ; sản phẩm
 Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp
 Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp
 Lễ nghi và lễ hội hàng năm
 Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp

 Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi
ứng xử thường thấy của các thành viên và các nhóm làm việc trong
doanh nghiệp
 Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức
 Hình thức mẫu mã của sản phẩm
 Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp
Đây là cấp độ văn hóa có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên, nhất
là với những yếu tố vật chất như: Kiến trúc, bài trí, đồng phục…Cấp độ văn hóa
này có đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng nhiều của tính chất công việc kinh doanh
của công ty, quan điểm chung là chịu ảnh hưởng nhiều của tính chất công việc kinh
doanh của công ty, quan điểm của người lãnh đạo…Tuy nhiên, cấp độ văn hóa này
dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong văn hóa của doanh
nghiệp.
1.3.2.2 Cấp độ hai: Những giá trị được tuyên bố
Doanh nghiệp nào cũng có quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến lược và mục
tiêu riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên và thường được
doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng. Đây cũng chính là những giá trị
được công bố, một bộ phận của nền văn hóa doanh nghiệp.
1.3.2.3 Cấp dộ thứ ba: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy
nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp)
Trong bất cứ cấp độ văn hóa nào (văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh, văn
hóa doanh nghiệp…) cũng đều có các quan niệm chung, được hình thành và tồn
Page 11


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lú của hầu hết các thành viên
trong nền văn hóa đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận.
Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng văn hóa ( ở bất kỳ
cấp độ nào ) phải trải qua quá trình hoạt động lau dài, va chạm và xử lý nhiều tình

huống thực tiễn. Chính vì vậy, một khi đã hình thành, các quan niệm chung sẽ rất
khó bị thay đổi.

PHẦN 2
Giới thiệu và thực trạng văn hóa doanh
nghiệp của Phở 24
2.1

Giới thiệu về phở 24
Khi nói đến Trách Nhiệm Xã hội thì Doanh Nghiệp thường nói đến vấn đề

môi trường xã hội, tai nạn lao động, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa công ty,
Bảo vệ quyền lợi cho người lao động, Chống tham nhũng, Bảo vệ môi trường, Tạo
điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động, Thu hẹp khoảng cách nhân viên
và lãnh đạo vì lợi ích cộng đồng.
Phở 24 là một doanh nghiệp nằm trong số đó, có trách nhiệm với cộng đồng
và xã hội,đó là sự đảm bảo về vệ sinh thực phẩm,đảm bảo vệ sinh môi trường,an
toàn về chất lượng tạo nên sự tin tưởng của khách hàng với nhà hàng.
Phở một món ăn nổi tiếng trong kho tàng văn hoá ẩm thực Việt Nam. Xuất
phát từ miền Bắc, hiện nay đã vượt ra ngoài khuôn khổ mang tính địa phương của
vùng, miền để trở thành một món ăn phổ thông của cả nước và vươn xa ra khu vực
và quốc tế. Một số người nước ngoài, khi nói đến Việt Nam họ thường nhắc đến
"áo dài" là một sản phẩm văn hoá truyền thống và "phở", món ăn đặc trưng thuần
Page 12


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
Việt. Các quốc gia trên thế giới có nhiều món ăn khá tương đồng nhau như món mì
của người Hoa, mì lạnh của người Nhật, Hàn Quốc… Nhưng có lẽ món phở Việt
không hề trùng lắp với món ăn nào của các nước trên thế giới, nên sự hấp dẫn và

độc đáo của nó đã và đang chinh phục những thực khách trên thế giới.Do đó,
những người sáng lập thương hiệu Phở 24 đã thấy được cơ hôi tuyệt vời này để tạo
nên một khái niệm kinh doanh mới đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng
thực phẩm cao nhưng vẫn giữ được giá trị truyền thống và nét văn hoá Việt trong
sản phẩm. Sau gần 2 năm nghiên cứu thị trường, đặc biệt là khẩu vị của khách hàng
trong nước và quốc tế, người người sáng lập ra Phở 24 đã sáng tạo ra một sản phẩm
Phở 24 với hương vị đặc biệt, độc nhất vô nhị cho nước dùng phở bắt nguồn từ 24
loại nguyên liệu, hương liệu và gia vị hảo hạng. Hương vị đặc biệt này được đón
nhận nồng nhiệt không chỉ bởi các khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, mà còn
từ Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Vũng Tàu, Nha Trang, và các tỉnh thành khác.
Tuy nhiên, mục tiêu hướng tới của những người sáng lập ra Phở 24 không chỉ dừng
lại ở thị trường trong nước, mà mục tiêu lớn hơn chính là thị trường nước ngoài
như các nước châu Á, châu Âu,...
Lý Quí Trung - chủ tịch tập đoàn Nam An, đã rất sáng suốt khi nhận ra
những rào cản quá lớn về một thương hiệu nhượng quyền của nước ngoài, và đã nỗ
lực không ngừng để xây dựng một thương hiệu riêng đậm bản sắc Việt. Thương
hiệu Phở 24 hiện đã vô cùng lớn mạnh, và đang vươn mình đến với bạn bè thế giới.
Phở 24 là chuỗi nhà hàng phở Việt Nam thuộc tập đoàn Nam An Group, tập đoàn
thực phẩm lớn nhất cả nước hiện nay, với triết lý kinh doanh của tập đoàn là: “Mọi
thứ chúng tôi làm đều dựa trên chất lượng, dịch vụ khách hàng và sự trung thực.
Chúng tôi tin rằng các khách hàng thường xuyên là mạch máu của việc kinh doanh
của chúng tôi.Chúng tôi cũng tin rằng khách hàng mới là nguồn năng lượng vô giá
cho sự phát triển của chúng tôi. Do đó, chúng tôi muốn tất cả các khách hàng đến
Page 13


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
với bất kỳ cửa tiệm nào của Phở 24 với kỳ vọng cao và ra về với sự thỏa mãn hoàn
toàn. Chúng tôi nhất định nhân rộng công thức thành công của chúng tôi và
phương pháp sản xuất, điều hành thông qua khái niệm nhượng quyền kinh doanh

nhung với sự chọn lọc kỹ càng các đối tác được nhượng quyền. Chúng tôi chỉ chọn
ra những đối tác có thể chia sẻ và truyền đạt lại những tiêu chuẩn cao của chúng tôi
cho khách hàng”
Trong suốt bao thế kỷ qua, phở món ăn dân giã đặc trưng nhất trong văn hóa
ẩm thực của người Việt thường được bày bán trên các hè phố chật chội và bụi bặm.
Nhưng đến với Phở 24, những người sáng lập đã biết vận dụng một cách khéo léo
giữa nét văn hoá ẩm thực của người Việt là sở thích ăn phở cùng với phong cách
phục vụ và thưởng thức hiện đại. Đến với Phở 24, người ta có thể thư thái ngồi
thưởng thức một tô phở được chế biến từ bánh phở, thịt bò hay thịt gà với nước
dùng đặc biệt được chiết xuất từ 24 loại hương liệu ngon tuyệt, trong một không
gian sang trọng, sạch sẽ và thoải mái.
Phở 24, ngoài mặt chất lượng, an toàn, vệ sinh,… còn hấp dẫn thực khách
bằng không khí văn hoá ẩm thực Việt. Từ những cái bàn nhỏ, những băng ghế dài,
những chiếc ghế đẩu gỗ không khác gì so với những quán phở bao đời nay với một
ông hàng phở thân thiện bên nồi nước lèo to đùng ngay trước mặt thực khách. Từng
cụm khói bốc lên từ cái nồi nước lèo thơm phức, váng phở óng ánh vàng trông mà
phát thèm. Nếu cần, khách có thể bước tận nơi để chỉ miếng nạm, gầu, gân… mà
mình thích.Cái thú vị khi đi ăn, là người ta được nhìn và nghe được không khí của
quán.Mọi người vào đây có thể trò chuyện thoải mái trong một không gian ấm
cúng.Trên tường là những hình ảnh trang trí dụng cụ làm bếp, dãy ly cà phê phin
kiểu Việt Nam. Thức uống được đặc biệt giới thiệu trong cửa hàng Phở 24 là cà
phê đen, cà phê sữa nóng, cà phê đá và cà phê sữa đá pha phin. Kiểu pha cà phê
độc đáo này cũng không giống bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhiều người nước
Page 14


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
ngoài sinh sống tại Việt Nam đã nghiền cái "e" pha cà phê độc chiêu này của người
Việt. Sau khi ăn tô phở nóng bừng cả mặt, cũng là lúc phin cà phê nhỏ những giọt
cuối cùng. Nhấp ngụm cà phê đá, mùi thơm và vị lạnh buốt của cà phê đối nghịch

với cái nóng của phở còn đọng ở vị giác tạo một cảm giác vô cùng thú vị.
Ông Trung cho biết: "Đây là một món ăn truyền thống được phục vụ theo
phong cách hiện đại. Cái tên Phở 24 bắt nguồn từ 24 nguyên liệu để tạo ra một tô
phở ngon đúng hiệu. Dù phở là một món ăn khá đơn giản nhưng mỗi gia đình, mỗi
thế hệ, mỗi miền có cách chế biến khác nhau. Và mỗi quán phở đều có một nguyên
liệu bí mật mà họ có thể tiết lộ, hoặc giữ kín".

2.1.1 Quá trình phát triển của Phở 24
Cửa hàng Phở 24 đầu tiên được mở vào tháng 6 năm 2003 tại đường Nguyễn
Thiệp, đối diện khách sạn Sheraton Sài Gòn. Tên gọi Phở 24 ngụ ý chỉ món phở
được chế biến từ 24 thành phần nguyên liệu và gia vị như xương bò, thịt bò, các
loại gia vị,…để thành món phở hoàn chỉnh. Quy trình chế biến rất nghiêm ngặt để
đảm bảo vệ sinh, bổ dưỡng của món ăn.Khẩu vị của Phở 24 phải tính toán sao cho
phù hợp với đại đa số người trong nước lẫn khách nước ngoài, là điều được quan
tâm ngay từ đầu.
Cuối năm 2004, một cửa hàng Phở 24 được mở ở Hà Nội, nơi được xem là
cái nôi của phở. Người Hà Nội đến ăn thử vì tò mò, nhưng sau đó trở thành khách
hàng quen thuộc và đều khẳng định đây là món “Phở gu” của dân Bắc.
"Fastfood" hoá món phở, có một Đầu bếp Martin Yan, trong dịp đến Việt
Nam, đã nói: "Tôi có thể ăn món phở của Việt Nam bất kể lúc nào, cho dù đó là
buổi sáng, trưa, chiều, tối". Với ý tưởng một món ăn nhanh thuần tuý của Việt
Page 15


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
Nam, thì món phở đáp ứng được điều này. Khách không phải chờ lâu khi ăn phở,
đó cũng là một mặt mạnh của món ăn truyền thống này. Hướng tới của Phở 24 là
phục vụ 24/24 giờ, vì nhu cầu hiện nay của người tiêu dùng thật sự cần một thức ăn
phù hợp ở mọi thời điểm do đặc thù công việc của một xã hội đang phát triển. Theo
thống kê của chuỗi cửa hàng Phở 24, hiện nay 70% lượng khách đến ăn phở là

người Việt, còn lại 30% là người nước ngoài
Tập đoàn Nam An Group phở đã được quảng bá ở trong nước bởi những
cửa hàng tên tuổi gia truyền, cũng như những hàng phở phổ thông có mặt khắp nơi.
Và ở nước ngoài, qua những người Việt sinh sống tại hải ngoại, Phở dần xác lập vị
trí của mình sánh vai cùng những món ăn nổi tiếng của các quốc gia khác. Phở 24
luôn mong muốn quảng bá một món ăn nhanh của Việt Nam phù hợp cho mọi
người. Với mục tiêu chuỗi cửa hàng dễ nhân rộng như những cửa hàng thức ăn
nhanh kiểu McDonald"s, gà rán KFC, hiện nay ở TP.HCM có 8 cửa hàng, ở Hà Nội
có một, Huế, Đà Nẵng sắp khai trương và những thành phố lớn như Hải Phòng,
Nha Trang, Cần Thơ,…cũng sẽ tiếp tục có các cửa hàng với mô hình như ở
TP.HCM hiện nay. Trongtương lai, những cửa hàng kiểu này sẽ có mặt ở Nhật,
Dubai, Hàn Quốc, Indonesia,… Những người sáng lập tin rằng Phở 24 là một khái
niệm kinh doanh độc nhất nhưng lại dễ nhân rộng do yêu cầu mặt bằng nhỏ, vốn
đầu tư ít, thủ tục điều hành được tiêu chuẩn hóa, và quan trọng nhất là chất lượng
hàng đầu của món ăn.
Ngoài Phở 24 ra, Nam An Group còn sở hữu và điều hành nhiều thương hiệu
khác, như là An Viên, Maxim’s Nam An, Thanh Niên, An, Goody, Goddy-Plus,
Bamizon, Ibox Café, ...

Page 16


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
2.1.2 Các cột mốc quan trọng
 6/2003: Mở cửa hàng đầu tiên ở số 5 Nguyễn Thiệp, quận 1, thành phố Hồ Chí

Minh. Cửa hàng nhanh chóng trở thành điểm đến nổi tiếng đối với khách du
lịch và người dân.
 12/2004: Mở cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội, thủ đô của Việt Nam và cũng là “thủ


đô phở”.
 1/2005: Mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên ở quận thành phố Hồ Chí Minh,

theo sau đó là một vài cửa hàng khác ở những thành phố chính của Việt Nam
như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Binh Dương...
 7/2005: Mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên ở nước ngoài (Jakarta, Indonesia).

Hiện có 6 cửa hàng phở 24 ở Jakarta vào tháng 11 năm 2008.
 9/2006: Phở 24 và VinaCapital – công ty tài chính hàng đầu Việt Nam – chính

thức ký một hợp đồng hợp tác đầu tư.
 3/2009: Tổng số cửa hàng Phở 24 tại Việt Nam và nước ngoài đã đạt đến con số

70 sau 6 năm đi vào hoạt động.
 8/2009: Hợp đồng nhượng quyền mới ở Hồng Kong và Macau. Cửa hàng đầu

tiên sẽ mở tại Hồng Kong và Macau vào tháng 10/2009.
 12/2009: Mở cửa hàng nhượng quyền thứ 2 tại Hàn Quốc và Hồng Kong, nâng

tổng số cửa hàng lên 73 (hơn 57 cửa hàng ở Tp. HCM) với 16 cửa hàng ở nước
ngoài (Indonesia, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines, và Hong Kong).
 2010: Mục tiêu bắt đầu mở cửa hàng tại Trung Quốc và Nhật Bản.
 2012: Mục tiêu đạt tổng số 200 cửa hàng.

Vào tháng 7/2009, Phở 24 hiện có những cửa hàng ở Jakarta (Indonesia),
Manila (Philippines), Seoul (Hàn Quốc), Phnom Penh (Campuchia), Sydney (Úc)...
Page 17


Trách nhiệm xã hội tại phở 24

Tháng 8/2009 mở cửa hàng nhượng quyền thứ 6 tại Jakarta Indonesia.Tháng
10/2009 khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hong Kong, và cửa hàng nhượng quyền
thứ 2 tại Seoul Korea đi vào hoạt động. Nhật Bản, và Mỹ được kỳ vọng là những
điểm đến tiếp theo của Phở 24 vào năm 2010.
Qua đây ta nhận thấy rằng phở 24 đã tạo được sức hút không chỉ người dân việt
quan tâm mà còn được các nước trên thế giới cũng yêu thích.
Vua bếp Pierre Fonteyne, chủ tịch Hiệp hội bếp Bỉ, thành viên tổ chức Michelin
châu Âu nói: "Các bạn đã được ông cha truyền lại nền văn hoá ẩm thực dân gian
tuyệt vời. Chính gánh phở, tô bún, gói xôi, cuốn chả giò… là những món fastfood
ngon lại lành. Đừng bao giờ quên những món ăn mà người bà, người mẹ của mình
đã chăm chút từ thuở bé để chạy theo những thức ăn nhanh phương Tây không
hương vị.
Phở 24 đã bước ra với thế giới bằng hình thức nhượng quyền thương mại. Đi
theo mô hình Tây và vẫn giữ tính độc đáo tự có để phát triển kinh doanh có thể là
một gợi ý cho DN Việt muốn vươn mình ra thế giới trong nền kinh tế sáng tạo,đã
góp phần phát triển nền văn hoá ẩm thực phong phú ,độc đáo đầy hương vị Việt
Nam.

2.2

Hoạt động của Phở 24
Phở 24 được hình thành xuất phát từ một sở thích ăn uống. Thời còn ăn ở các

hàng quán lề đường, tuy rất ngon nhưng chất lượng vệ sinh lại không đảm bảo. Ông
Lý Quý Trung đã tự đặt ra câu hỏi: “Tại sao không ai xây dựng một mô hình phở
ngon nhưng vẫn sạch, đảm bảo điều kiện vệ sinh?”.Và Phở 24 được hình thành từ ý
tưởng đó.

Page 18



Trách nhiệm xã hội tại phở 24
Ông đã hình thành nên các cửa hàng bán phở đạt tiêu chuẩn vệ sinh sạch sẽ,
sự phục vụ tốt nhất. Với tầm nhìn “Trở thành chuỗi nhà hàng ăn nhanh Việt Nam
số một thế giới”, Phở 24 đã có nhiều hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động
xã hội để nhằm nâng cao tầm thương hiệu của mình cũng như nâng cao lợi nhuận
của công ty.

2.2.1 Phở 24: tuân thủ các quy tắc vệ sinh, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đem
đến sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng

Quy trình chế biến rất nghiêm ngặt để đảm bảo vệ sinh, bổ dưỡng của món
ăn.Khẩu vị của Phở 24 phải tính toán sao cho phù hợp với đại đa số người trong
nước lẫn khách nước ngoài, là điều được quan tâm ngay từ đầu.Điều quan trọng là
Page 19


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
phở 24 đã đem lại sự khác biệt trong mùi vị so với những bát phở khác nhưng lại
vẫn giữ được hương vị truyền thống.
Từ khâu nguyên liệu được chọn bởi các doanh nghiệp có uy tín và được kiểm soát
chặt chẽ từng công đoạn trong quá trình sản xuất và chế biến cho ra những bánh
phở hoàn toàn không sử dụng hóa chất như Formol, hàn the đề đảm bảo sức khỏe
cho người tiêu dùng. Từng tô phở là khẩu vị thích hợp với thực khách trong và
ngoài nước, đó là một khẩu vị chuẩn, ít béo, thơm ngon, đủ chất dinh dưỡng. Đặc
biệt bạn sẽ cảm thấy bị kích thích muốn ăn ngay khi nhìn thấy rổ rau vị ăn kèm
được trình bày thật xanh tươi bắt mắt, màu đỏ của ớt, màu xanh của hành, màu nâu
đỏ của thịt bò, những hủ tương trắng sạch thể hiện sự tươm tất, cẩn thận, chăm chút
cho từng chi tiết nhỏ. Thực khách cảm thấy an tâm tuyệt đối vào thực phẩm giống
như những món ăn ở nhà, tự mình cần mẫn chế biến.

Một không gian thoáng với màu sơn xanh làm chủ đạo, với những chiếc bàn
nhỏ, những băng ghế gỗ hoàn toàn sạch sẽ đem lại cho người ăn cảm giác ngon
miệng. và tin tưởng hơn vào chất lượng vệ sinh. Bát đĩa được sử dụng hoàn toàn là
màu trắng. Dường như cửa hàng đã tận dụng tối đa màu trắng- màu thể hiện sự
sạch sẽ để khẳng định thêm với khách hàng của mình rằng: tiêu chuẩn hợp vệ sinh
là tiêu chí hoạt động của cửa hàng.
Phở 24 đã được sở Du lịch TP HCM công nhận là cửa hàng đạt chuẩn du
lịch, bao gồm các tiêu chuẩn về vị trí thuận lợi, đẹp, trang thiết bị tiện nghi phục vụ
chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của quản lý, nhân viên phục vụ đều
được xem xét rất kỹ... Đặc biệt là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Khu vực
bếp phải sạch sẽ, ngăn nắp, vệ sinh.Nguồn thực phẩm đầu vào được kiểm soát
thông qua hợp đồng với nhà cung cấp một cách đầy đủ; có trang thiết bị bảo quản

Page 20


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
thực phẩm đúng quy định. Nhà vệ sinh phải bảo đảm sạch sẽ; ngay đến xà bông
cho khách rửa tay cũng không được dùng xà bông cục
Hệ thống Phở 24 được đánh giá cao bởi chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm. Các quán đều có cách quản lý đồng bộ, một chiều theo tiêu chuẩn của ngành
y tế. Trong đó đập vào mắt thực khách là bếp được bài trí lộ thiên, khách có thể dễ
dàng kiểm tra. Phở 24 có cơ sở sản xuất bánh phở; thực phẩm, nguyên liệu có hệ
thống bảo quản bảo đảm vệ sinh; thực hiện tốt xử lý nước thải, kể cả việc phân loại
rác hữu cơ, vô cơ, thức ăn thừa. Điều đáng chú ý là thịt sống, thịt chín, rau xanh
đều có thớt cắt riêng, phân biệt qua màu sắc để khách tiện kiểm soát.
Theo qui trình phục vụ khách hàng nghiêm ngặt và đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm tại tất cả các cửa hàng thuộc hệ thống Phở 24. Phở 24 cũng tập trung
vào qui trình kiểm soát theo hàng giờ, hàng ngày, tháng, quí...nhằm đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm trong suốt thời gian phục vụ khách hàng.

Phở 24 có các đội kiểm tra vệ sinh, kiểm tra chất lượng của bếp thường
xuyên kiểm tra đột xuất các cửa hàng. Ngoài ra công ty còn tổ chức một nhóm gọi
là “khách hàng bí mật”, đây là một nhóm người chuyên góp ý trên tinh thần “ham
đóng góp”. Những “khách hàng bí mật” này sẽ hoàn toàn xa lạ với những nhân viên
của Phở 24. Nhờ những biện pháp quản lý, kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt nên
Phở 24 luôn đảm bảo được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở khắp các cửa
hàng Phở 24 trong cả nước.
Thêm vào đó là thái độ phục vụ của nhân viên: ân cần, nhẹ nhàng và biết
cách tôn trọng khách hàng. Mọi nhân viên trong cửa hàng đều phải mặc đồng phục,
thể hiện sự quy củ trong quản lý.

Page 21


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
Phở 24 đã hình thành khi các quán phở vỉa hè lề đường chiếm đa số và
không ai dám khẳng định về sự an toàn vệ sinh thực phẩm của nó. Phở 24 đã tạo ra
được sự khác biệt hóa trong sản phẩm, kinh doanh.Vì vậy, phở 24 đã thành công.
Sự thành công của phở 24 thể hiện bằng sự phát triển của một loạt các cửa
hàng phở ở trong nước cũng như nước ngoài và bằng cả sự thừa nhận của khách
hàng. Nói theo một cách nào đó, sự tuẩn thủ các nguyên tắc vệ sinh cũng như tuân
thủ các quy tắc bán hàng cũng thể hiện một phần trách nhiệm xã hội của phở 24.
Phở 24 đã cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm đảm bảo chất lượng, dịch
vụ khách hàng tốt, nâng cao mức sống và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Và đã gián tiếp phát triển xã hội theo hướng tốt hơn.
Người xưa thường có câu: “ Có thực mới vực được đạo”. Trước tiên cuộc
sống của con người là cần ăn, từ đó mới có sức làm mọi việc. Ngày nay khi cuộc
sống phát triển, xã hội phát triển, nhu cầu ăn ngon ăn sạch của con người ngày càng
cao.Mặc dù giá của một bát phở ở Phở 24 cao hơn giá ở những nơi khác gấp đôi
thậm chí gấp ba, nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận. Vì người tiêu dùng cảm

thấy để nhận được sự phục vụ tốt, với sự đảm bảo cho sức khỏe bản thân thì cái giá
đấy là một cái giá hợp lí.
Với sự đảm bảo về an toàn vệ sinh, sự phục vụ chu đáo Phở 24 đã góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xã hội nói chung.

2.2.2 Phở 24: mục tiêu vượn rộng ra quốc tế
Phở 24 đã bước ra với thế giới bằng hình thức nhượng quyền thương mại.Đi
theo mô hình Tây và vẫn giữ tính độc đáo tự có để phát triển kinh doanh có thể là
một gợi ý cho doanh nghiệp Việt muốn vươn mình ra thế giới trong nền kinh tế
sáng tạo.
Page 22


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
Để đảm bảo các thủ tục pháp lý được chặt chẽ ngay từ đầu, Phở 24 đã đầu tư
đáng kể vào các khâu đăng ký nhãn hiệu trong và ngoài nước, nhờ luật sư tư vấn
soạn thảo hợp đồng nhượng quyền mẫu… Các khâu về tổ chức, đào tạo, huấn luyện
cũng được chuẩn bị từng bước để có thể chuyển giao và hổ trợ đắc lực cho phía đối
tác mua franchise. Phở 24 quyết định áp dụng hình thức nhượng quyền công thức
kinh doanh, trong đó phía đối tác mua franchise được nhượng quyền sử dụng
thương hiệu và được hướng dẫn và đào tạo chi tiết cách thức tổ chức, điều hành và
quản lý mô hình quán Phở 24 đã được chứng minh thành công trong 2 năm qua.
Chương trình đào tạo cho đối tác mua franchise Phở 24 bao gồm thời gian 23 tuần huấn luyện tại trung tâm đào tạo của tập đoàn dưới hình thức lớp học lý
thuyết và thực hành ngay cửa hàng phở hoạt động. Phía đối tác mua franchise được
yêu cầu gửi ít nhất một nhân viên quản lý, 1 nhân viên bếp và 1 đại diện chủ đến
trung tâm để được huấn luyện miễn phí. Các nhân viên này sau đó sẽ cùng với đội
ngũ chuyên gia của tập đoàn huấn luyện toàn thể nhân viên còn lại của cửa hàng
franchise. Đội ngũ chuyên gia của tập đoàn này sẽ có mặt tại cửa hàng franchise
trước và sau ngày khai trương ít nhất 3 ngày.
Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu sâu trước nên Phở 24 phải chấp nhận

tốc độ nhân rộng mô hình kinh doanh chậm hơn nhiều so với nhu cầu của thị
trường, và điều này cũng tạo nên một rủi ro cho chủ thương hiệu: đó là rủi ro bị các
đối thủ cạnh tranh sao chép mô hình kinh doanh. Để đối phó với rủi ro này, chủ
thương hiệu Phở 24 chỉ còn cách đánh bóng và xây dựng thương hiệu mình thật
vững mạnh vì chỉ có thương hiệu là không thể sao chép được. Mạng lưới tiếp thị và
quảng cáo phủ sóng khắp nước cũng là một thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh
mới không thể so sánh được.
Một trong những chiến thuật quan trọng của việc xây dựng thương hiệu Phở
24 là củng cố liên tục tính ổn định và đồng bộ của chuỗi quán phở, đặc biệt đối với
chất lượng món ăn, chất lượng dịch vụ, trang trí nội thất, đồng phục nhân viên,
bảng hiệu và hầu như tất cả các dụng cụ và trang thiết bị dù thật nhỏ trong quán.
Page 23


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
Xây dựng một văn hoá chung xuyên suốt các tầng lớp của công ty (văn phòng trung
tâm, cửa hàng của công ty, cửa hàng franchise…) cũng được đặt lên hàng đầu.
Hiện nay, Phở 24 đã hiện diện tại nhiều nơi ở trong lẫn ngoài nước: TP
HCM, Hà Nội, Nha Trang, Vũng Tàu, Bình Dương, Jarkata, Manila, Seoul,
Sydney, Pnompenh, London, Macau, Hong Kong…. Và đặt ra mục tiêu đến năm
2020, Phở 24 sẽ có 200 cửa hàng trên thế giới.
Phở 24 đã ký kết Hợp đồng hợp tác đầu tư chiến lược với Vina Capital nhằm
mục đích xuất khẩu thương hiệu phở ra quốc tế dưới 3 hình thức chính là tự đầu tư,
hợp tác liên doanh và nhượng quyền thương hiệu.
Nhượng quyền thương hiệu như là một đặc điểm nhận biết phương thức kinh
doanh thành công của ông Lý Quý Trung. Được biết đến như “Người nhượng
quyền Việt Nam của năm” ông Lý Quý Trung đã phát triển thương hiệu Phở 24
vươn xa ra khỏi mảnh đất hình chữ S.
Việc Phở 24 nhân rộng thương hiệu và mô hình kinh doanh ra nước ngoài có
thể được xem như đã tham gia vào việc “xuất khẩu”, xuất khẩu kỹ thuật, xuất khẩu

thương hiệu, xuất khẩu mô hình kinh doanh. Đặc điểm nổi bật của việc xuất khẩu
mô hình kinh doanh là ở chỗ nó kéo theo việc xuất khẩu của nhiều sản phẩm Việt
Nam có liên quan đến mô hình kinh doanh này.
*Ví dụ như trong việc xuất khẩu sang Indonesia (bán cho đối tác mua
nhượng quyền) đồ trang trí nội thất Việt Nam, thực phẩm, gia vị Việt Nam và café
Việt Nam.
Những người dân ở Jakarta (Indonesia) rất thích thú khi bước chân vào cửa
hàng Phở 24 bởi họ được ngồi bên bộ bàn ghế gỗ mộc vận chuyển từ Việt Nam
sang, được cầm chiếc bát sứ, đôi đũa mộc của Việt Nam. Những cô gái phục vụ
trong cửa hàng bận áo dài truyền thống, đi lại thướt tha; và thậm chí họ còn được
Page 24


Trách nhiệm xã hội tại phở 24
chiêm ngưỡng nhiều bức tranh phong cảnh nổi tiếng của Việt Nam trên tường như
Hạ Long, phố cổ Hà Nội, động Phong Nha, đảo Phú Quốc…
Đây cũng là một cách xuất khẩu văn hoá Việt Nam, quảng bá hình ảnh Việt
Nam đối với bạn bè thế giới rất hiệu quả vì mỗi thực khách bản địa khi bước chân
vào quán Phở 24 là coi như đã đặt một chân vào nước Việt Nam, vào văn hoá Việt
Nam. Nói khác đi, việc xuất khẩu mô hình kinh doanh mà đặc biệt là các ngành về
dịch vụ, ẩm thực sẽ góp phần vào việc xúc tiến thương mại nhiều mặt hàng Việt
Nam, thúc đẩy giao lưu văn hoá và góp phần xây dựng hình ảnh và thương hiệu
Việt Nam.
Nếu người Ý có món spaghetti, người Pháp có món croissant, người Nhật có
món sashimi thì người Việt ta đã tặng cho cả thế giới món phở.Và phở như một tấm
danh thiếp của người Việt.
Với mục tiêu nâng cao thương hiệu cho Phở 24, nâng cao chỗ đứng cho tập
đoàn Nam An Group, ông đã phát triển Phở 24 để tất cả mọi người dù ở quốc gia
nào cũng có thể biết đến và có thể nếm thử hương vị phở Việt Nam. Tất nhiên cái
mà ông thu về là lợi nhuận, là thương hiệu, là chỗ đứng nhưng còn cao hơn cả đó là

mang Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới, ông đã quảng bá được thương hiệu
Việt.

2.3

Những thành công đạt được của phở 24
Phở 24 đã chiến thắng trong giải "The Guide" được bầu bởi bạn đọc của báo

Economic Times, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, Tư vấn Tiêu Dùng và Tạp chí The
Guide, là điểm đến dùng phở đáng tin của Việt Nam 2004.
Năm 2005, Phở 24 được bầu là "Làm Phở Việt Nam truyền thống 2005"
Phở 24 nhận Danh Hiệu "International Franchisor of the Year 2006"
Page 25


×