Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích điều kiện lịch sử, xã hội hình thành tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.85 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................2

1


LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đời
do yêu cầu khách quan và là sự giải đáp những nhu cầu bức thiết do cách mạng
Việt Nam đặt ra từ đầu thế kỷ XX tới nay. Đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu
nước truyền thống văn hóa, nhân nghĩa và thực tiễn cách mạng Việt Nam với
tinh hoa văn hóa nhân loại, được nâng lên tầm cao mới dưới ánh sáng của chủ
nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dưới tác động của
ba yếu tố quan trọng: xã hội, quê hương, và thời đại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề
này, bài tiểu luận sau đây em xin chọn đề tài: “Phân tích điều kiện lịch sử - xã
hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh”.

NỘI DUNG
I. Tinh thần và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí
Minh về những đặc trưng của CNXH ở Việt Nam.
1. Tinh thần của tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng của CNXH ở
Việt Nam.
1.1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hôi ở Việt Nam.
- Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩ Mac-lenin
về sự phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người theo các hình thát kinh tế xã
hội. Người cho rằng: tiến lên CNXH là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau
khi nước nhà đã dành được đọng lập theo con đường cách mạng vô sản.
1.2. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
a. Cách tiếp cận.


- Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-lenin về chủ
nghĩ xã hội trong điều kiện cụ thể của nước ta.
- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ lập trường của một người yêu nước,
với khát vọng giải phóng cho dân tộc.

2


- Hồ Chí Minh tiếp cận từ phương diện đạo đức: Người cho rằng chủ nghĩa xã
hội đối lập với chủ nghĩa cá nhân, tôn trọng con người, tạo điều kiện cho con
người phát triển hoàn thiện, đề cao lợi ích xã hội.
- Phương diện kinh tế: Người nhận thức sự phát triển cao của lực lượng sản
xuất, đây là cơ sở để xác lập một hệ thống kinh tế mới, với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật.
- Truyền thống văn hóa Việt Nam: Tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết đã có
hàng nghìn năm nay.
b. Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội.
Người có nhiều cách đinh nghĩa về CNXH
- Định nghĩa tổng quá, xem xét CNXH, CNCS như là một chế độ xã hội
hoàn chỉnh.
- Định nghĩa bằng cách chỉ ra một mặt nào đó của CNXH ( kinh tế, chính
trị….)
- Định nghĩa bằng cách xác định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chỉ rõ
phương hướng, phương tiện để đạt được mục tiêu đó….
- Định nghĩa bằng cách xác định động lực của chủ nghĩa xã hội.
Những đặc trưng của CNXH
- Chế độ chính trị: do nhân dân lao động làm chủ.
- Về kinh tế: kinh tế phát triển cao.
- Về căn hóa: phát triển cao về văn hóa, đạo đức.
- Xã hội: công bằng, hợp lý, văn minh.

Lực lượng xây dựng CNXH: toàn dân, do Đảng lãnh đạo.
1.3. Quan điểm của Hồ Chi Minh về mục tiêu, động lực của chủ
nghĩa xã hộ ở Việt Nam.
a. Mục tiêu
- về chính trị:

3


+, Đó là một chế độ chính trị do dân lao động làm chủ. Người dân có quyền
bầu cử, ứng cử vào cơ qua nhà nước, có quyền kiểm soát Quốc Hội, bãi nhiệm
Quốc Hội.
+, Mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, chính phủ là “đầy tớ” của dân. Để làm
được điều đó cần tu dưỡng đạo đức, không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng:
cần – kiệm –liêm –chính.
+, Nhân dân làm chủ thì phải chăm lo việc nhà, gánh vác công việc xã hội,
không ỷ lại, phải tôn trọng pháp luật, bảo vệ của công, có nghĩa vụ học tập, nâng
cao trình độ.
-Về kinh tế:
+, Đó là một nền kinh tế với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và
kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo kiểu tư bản được xóa bỏ dần, đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên.
+, Phải được tạo lập trên chế độ sử hữu công cộng về tư liệu sản xuất, với 4 hình
thức sở hữu chính: sở hữu Nhà Nước, sở hữu tập thể, sở hữu của người lao động
riêng lẻ và sở hữu của nhà tư bản.
+, CNXH có thể chiến thắng chủ nghĩa tư bản khi nó tạo ra một nền kinh tế phát
triển cao, gắn với sự phát triển của khoa học – công nghệ…. Không có nề công
nghiệp hiện đại thì không thể có CNXH.
-Về văn hóa:
+, Đó là xã hội phát triển cao về văn hóa: có đạo đức trong sáng với lói sống

lành mạnh, trong đó người với người là bạn bè, là đồng chí, là anh em, con
người phải được giải phóng khỏi áp bức, bó lột, con người phải được phát triển
hết khả năng của mình.
+, Cụ thể văn hóa phải “sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ”,
“văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.
-Về quan hệ xã hội:
4


+, Đó là một xã hội công bằng, đan chủ, văn minh, có quan hệ tốt đẹp gữa người
với người, các chính sách xã hội được quan tâm, đạo đức – lối sống xã hôi phất
triển lành mạnh.
+, Hồ Chí Minh qua niệm: CNXH là công trình của dân, do dân xây dựng. Nếu
không có những con người thiết tha với CNXH thì không thể có CNXH, “ muốn
xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”.
+, Con người xã hội chủ nghĩa là: có tinh thần, năng lực làm chủ, có đạo đức, có
kiến thức khoa học, có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm.
+, Xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời phải giải phóng phụ nữ, “phụ nữ là
phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữa thì không giải phóng một nửa
loài người”.
b. Động lực:
- phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc.
- Phát triển kinh tế bằng việc thúc đẩy sản xuất, kinh tế, kinh doanh, giải phóng
lực lượng sản xuất, gắn sự phát triển kinh tế với chính trị, kinh tế với xã hội.
- Phát triển văn hóa, khoa học, giáo dục ( đây là động lực tinh thần.).
- Ngoài ra, phải kết hợp được với sức mạng của thời đại, tăng cường đoàn kết
quốc tế, sử dụng tốt những thành quả khoa học của thế giới.
2. Phương pháp luân của tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng của
CNXH ở Việt Nam.


- Trước hết, Hồ Chí Minh luận giải sự ra đời và bản chất của chủ
nghĩa xã hội từ phương diện kinh tế, trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất. Người cho rằng, sự hình thành, phát triển và chín muồi của
chủ nghĩa xã hội là một tất yếu mà nguyên nhân sâu xa chính là do
sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Trên cơ sở một nền tảng
kinh tế mới, chủ nghĩa xã hội sẽ xác lập một hệ thống, các giá trị đặc
thù mang tính nhân bản thấm sâu vào mỗi quan hệ và lĩnh vực xã
5


hội. Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giá trị thể hiện rất rõ
trong nhận thức của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
- Nét sáng tạo của Hồ Chí Minh trước hết là ở chỗ, Người đến với chủ
nghĩa xã hội, luận giải nó từ khát vọng giải phóng dân tộc và nhu cầu
giải phóng con người một cách triệt để.
- Hồ Chí Minh còn tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa, đã đưa văn
hóa thâm nhập vào bên trong của chính trị và kinh tế, tạo nên một sự
thống nhất biện chứng giữa văn hóa và chính trị, kinh tế, giữa các
mục tiêu phát triển xã hội. Điều này cho thấy, ở Hồ Chí Minh, chủ
nghĩa xã hội chính là một hình thái phát triển của văn hóa, một đỉnh
cao của nền văn minh nhân loại. Do đó, quá trình hình thành và phát
triển của chủ nghĩa xã hội lại càng phải gắn với văn hóa, và chỉ có
đứng trên đỉnh cao của văn hóa, chủ nghĩa xã hội mới có thể phát
triển theo đúng quy luật xã hội khách quan, phù hợp với tiến trình
phát triển chung của nhân loại.
- Tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức, Hồ Chí Minh cho
rằng: chủ nghĩa xã hội đối lập, xa lạ với chủ nghĩa cá nhân, nhưng
không hề phủ nhận cá nhân, trái lại, đề cao, tôn trọng con người cá
nhân, các giá trị cá nhân, phát triển mọi năng lực cá nhân vì phát
triển xã hội và hạnh phúc con người. Chủ nghĩa xã hội tạo mọi điều

kiện cho sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội. Xã hội tôn
trọng mọi cá nhân, đồng thời cá nhân biết đề cao lợi ích xã hội, có
thể hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích xã hội.
- Hồ Chí Minh luận giải tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội
trên cơ sở kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc Việt Nam, của phương Đông. Từ việc phân tích một cách
khoa học truyền thống tư tưởng - văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội
của Việt Nam, các nước phương Đông, sự tàn bạo của chế độ thuộc
6


địa tại các nước đó, Hồ Chí Minh đi đến một nhận thức mới lạ: Chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không những thích ứng được ở
châu Á, phương Đông mà còn thích ứng dễ hơn ở châu Âu.
- Hồ Chí Minh đã nhận thức tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã
hội như là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: truyền thống
và hiện tại; dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hóa.
Người không tuyệt đối hóa một mặt nào và đánh giá đúng vị trí của
chúng. Như vậy, Hồ Chí Minh đã làm phong phú cách tiếp cận về
chủ nghĩa xã hội, có những cống hiến xuất sắc vào việc phát triển lý
luận Mác - Lênin.
- Phần lớn thời gian của cuộc đời mình, Hồ Chí Minh cùng với Đảng
dồn tâm trí lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
nước ta. Tuy vậy, những quan điểm của Người về chủ nghĩa xã hội
vẫn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
- Theo Hồ Chí Minh, những động lực đó biểu hiện ở hai phương diện:
vật chất và tư tưởng. Người khẳng định, động lực quan trọng và
quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công
- nông - trí thức. Con người là động lực quan trọng nhất, Hồ Chí
Minh thường xuyên quan tâm đến lợi ích chính đáng, thiết thân của

họ; đồng thời chăm lo bồi dưỡng sức dân. Đó là lợi ích của nhân dân
và từng cá nhân.
- Nói con người là động lực của chủ nghĩa xã hội, hơn nữa là động lực
quan trọng nhất, Hồ Chí Minh đã nhận thấy ở động lực này có sự kết
hợp giữa cá nhân (sức mạnh cá thể) với xã hội (sức mạnh cộng
đồng). Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng,
sức lao động sáng tạo của nhân dân, đó là sức mạnh tổng hợp tạo nên
động lực quan trọng của chủ nghĩa xã hội.

7


- Nhà nước đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng, thực hiện chức năng quản lý xã hội, đưa sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi. Người đặc biệt quan tâm
đến hiệu lực của tổ chức, bộ máy, tính nghiêm minh của kỷ luật,
pháp luật, sự trong sạch, liêm khiết của đội ngũ công chức các cấp từ
Trung ương tới địa phương.
- Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản
xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi
người, mọi nhà trở nên giàu có, gắn liền kinh tế với kỹ thuật, kinh tế
với xã hội.
- Cùng với động lực kinh tế, Hồ Chí Minh cũng quan tâm tới văn hóa,
khoa học, giáo dục, coi đó là động lực tinh thần không thể thiếu của
chủ nghĩa xã hội.

II. Bài học cho bản thân.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô cùng quý báu, những tư
tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, đặc biệt là tư tưởng đạo đức
cách mạng của Người mãi là ánh sáng soi đường cho toàn Đảng, toàn

quân,toàndân.
Đối với thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước, lớp người kế
tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một niềm vinh dự
đồng thời là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết.
Học tập tấm gương đạo đức cách mạng vĩ đại của Người gắn với những
việc làm, những hành động cụ thể, để những tư tưởng, đạo đức vĩ đại của
Người thấm sâu, tỏa sáng trong mỗi chúng ta. Nhiệm vụ đầu tiên của tuổi
trẻ hôm nay đó là phát huy nhiệt huyết sức trẻ, trí tuệ thực hiện thành
công lý tưởng của Đảng, của Bác: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
8


bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công CNXH trên đất nước ta.
Không ngừng mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, chú trọng
thanh niên dân tộc, tôn giáo vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, trong các
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh. Đoàn kết tập hợp thanh
niên là một bộ phận không tách rời khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên sẽ phát
huy được sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân góp phần thực
hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quê
hương. Mỗi một đoàn viên thanh niên cần phải thường xuyên nhận thức
sâu sắc về rèn luyện tu dưỡng đạo đức, gương mẫu chấp hành pháp luật
của Nhà nước, có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Vấn đề quan trọng
nhất là công tác giáo dục của Đoàn phải thực hiện tốt hơn, chức năng giáo
dục bồi dưỡng hình thành nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ với những tiêu
chí hướng tới: Sống có lý tưởng cách mạng, có hoài bão, trí tuệ, bản lĩnh,
lối sống trong sáng, giàu lòng nhân ái, giàu nhiệt huyết góp phần quan
trọng hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Mỗi một đoàn viên thanh niên cần nhận thức sâu sắc về vấn đề học tập,
nâng cao trình độ trong hội nhập và phát triển. Người đã từng dạy: “Học
để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh, tức
là để làm tròn nhiệm vụ người chủ nước nhà”.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức vĩ đại của Người đối với tuổi trẻ
chúng ta là một nhiệm vụ chính trị quan trọng được tiến hành thường
xuyên liên tục lâu dài, với mục tiêu là thấm nhuần, là một quá trình từ
nhận thức đi đến hành động. Các cấp bộ Đoàn phải thường xuyên tổ chức
học tập tư tưởng đạo đức của Người phù hợp từng đối tượng. Cần phải
sáng tạo các hình thức học tập để không khô cứng giáo điều mà sinh động
hấp dẫn lôi cuốn mọi người. Tư tưởng của Người thật vĩ đại nhưng vô
cùng gần gũi trong đời sống do đó cần chọn lựa các cách thức để đi vào
9


lòng người trở thành hoạt động thiết thực trong cuộc sống. Nên đa dạng
các hình thức học tập, giáo dục hấp dẫn có hiệu quả như diễn đàn, hội
thi... các chuyên đề sinh hoạt tư tưởng, sử dụng các hình thức văn hóa,
văn nghệ có hiệu quả để đưa tư tưởng đạo đức của Người đến với thanh
niên một cách sinh động.
Điều quan trọng hơn hết là sự định hướng của tổ chức Đoàn cho mỗi đoàn
viên thanh niên luôn tự giác học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức
của Người, tìm thấy trong những lời dạy bảo ân cần của Người các giá trị
định hướng cho suy nghĩ và hành động của bản thân.
Mãi mãi các thế hệ thanh niên Việt Nam luôn khắc ghi lời dạy của Người
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Bài học tinh thần về nghị lực phi thường vượt qua mọi khó khăn của Bác

luôn sẽ là động lực thúc đẩy thế hệ trẻ hôm nay vươn tới giành những
đỉnh cao trong sự nghiệp vĩ đại của toàn dân tộc.

10



×