Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

đề cương ôn tập môn hiến pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.6 KB, 128 trang )

6hat bduiq bbn
HIẾN PHÁP (TIẾP)
Chương 1:Những vấn đề cơ bản về ngành luật Hiến pháp…
1. Ngành Luật Hiến pháp là gì? Phân tích đối tượng điều chỉnh và phương

pháp điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp Việt Nam qua các chế định của
Hiến pháp 2013.
LHP hay còn gọi là LNN là một ngành luật gồm tổng thể các quy phạm
pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản và quan trọng gắn với việc xác định
chế độ chính trị, chính sách kinh tế và văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh,
đối ngoại, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước.
- Đối tượng điều chỉnh của LHP : là những quan hệ xã hội, tức là những
quan hệ phát sinh trong hoạt động của con người.
+ Phạm vi đối tượng điều chỉnh : là những quan hệ xã hội cơ bản và quan
trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách
văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN VN.
=> Có phạm vi đối tượng điều chỉnh rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực
của cuộc sống xã hội và Nhà nước.
+ Tuy nhiên, luật hiến pháp chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản
nhất, quan trọng nhất mà những quan hệ đó tạo nên nền tảng của chế độ nhà
nước và xã hội, có liên quan tới việc thực hiện quyền lực Nhà nước. Đó là
những quan hệ giữa công dân, xã hội với Nhà nước và là quan hệ cơ bản xác
định chế độ nhà nước.
VD :
- Trong lĩnh vực chính trị, luật HP điều chỉnh những quan hệ xh cơ bản sau:
các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định nguồn gốc của quyền lực nhà
nước, các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước; các quan hệ xh xác
định mối quan hệ giữa Nhà nước, ĐSC VN, Mặt trận TQ VN và các tổ chức
1




thành viên của MT; các quan hệ xã hội xác định chính sách đối nội, đối ngoại
của Nhà nước…
- Trong lĩnh vực kinh tế, LHP điều chỉnh những qh xh sau: các qh xh xác
định các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế, chính sách của Nhà nước đối
với các thành phần kinh tế, vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế.
- Trong lĩnh vực quan hệ giữ công dân và Nhà nước, LHP điều chỉnh các
quan hệ xh liên quan tới việc xác định địa vị pháp lí cơ bản của công dân như:
quốc tịch, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, LHP điều
chỉnh các qh xh liên quan đến việc xác định các nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và
hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Phương pháp điều chỉnh:
* Khái niệm: là cách thức,biện pháp mà Luật NN tác động đến những
quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh, nhằm hướng chúng theo một trật tự
nhất định phù hợp với ý chí của NN.
* Các phương pháp:
+ Phương pháp cho phép: thường được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ
xã hội liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, quyền hạn của
những người có chức trách trong BMNN. Nội dung: là QPLHP trao cho chủ thể
LHP quyền thực hiện những hành vi nhất định.
+ Phương pháp bắt buộc: thường được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ
xã hội liên quan tới nghĩa vụ của công dân, tổ chức và hoạt động của NN, của
các cơ quan NN. Nội dung: là QPLHP buộc chủ thể LHP phải thực hiện hành vi
nhất định nào đó.
+ Phương pháp cấm: được sử dụng để điều chỉnh một số quan hệ xã hội
liên quan đến hoạt động của cơ quan NN hoặc của công dân. Nội dung: QPLHP
nghiêm cấm chủ thể QHPLHP thực hiện những hành vi nhất định.


2


**Ngoài ba phương pháp nói trên, luật Hiến pháp còn sử dụng phương
pháp xác lập những nguyên tắc chung mang tính định hướng cho các chủ thể
tham gia vào các quan hệ pháp luật hiến pháp
Ví dụ: Điều 2 Hiến pháp 2013 “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN
là NN pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả
quyền lực NN thuộc về Nhân dân mà nên tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực NN là thống nhất, có
sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” Những quy định trên đây có ý nghĩa là tư
tưởng chỉ đạo cho tất cả các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp của Nhà
nước, vì vậy đó là quy định xác lập những nguyên tắc chung.
2. Quan hệ luật Hiến pháp là gì? Phân tích quan hệ luật Hiến pháp Việt

Nam qua các chế định của Hiến pháp 2013.
Khái niệm:Qhệ pháp luật HP là 1 loại qhệ XH được điều chỉnh bởi QP luật
HP.
- Đặc điểm của qhệ luật HP
Đặc điểm chung: Đều là qh XH; Có các chủ thể tham gia; Đều thể hiện ý
chí của chủ thể khi tham gia vào qh đó.
Đặc điểm riêng:
- Các quan hệ của Luật HP có các nội dung pháp lý quan trọng (Ví dụ:
mọi công dân đều bình đẳng trước pháp Luật) Qh cụ thể này làm cơ sở cho các
ngành Luật khác cụ thể hoá và chi tiết hoá.
- Trong qh Luật pháp có phạm vi chủ thể đặc biệt, đó là nhân dân, nhà
nước, cq NN, đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, dân tộc, cử tri.
Các quan hệ luật HP:
a) Chủ thể:

-

Nhân dân

-

Tổ chức chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam

-

Nhà nước
3


-

Các cơ quan Nhà nước: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, chính quyền địa phương, hội đồng bầu
cử quốc gia, kiểm toán nhà nước.

-

Các tổ chức chính trị- xã hội: Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành
viên

-

Các tổ chức xã hội khác

-


Cá nhân: công dân, người nước ngoài, người ko quốc tịch, người VN
định cư ở nước ngoài…
Để trở thành chủ thể của qhpl Hiến phpas, cần phải có đầy đủ năng lực
chủ thể pháp luật hiến pháp và năng lực hành vi pháp luật hiến pháp.
NLPLHP là khả năng của chủ thể có các quyền và nghĩa vụ theo quy định
của luật HP
NLHV PLHP là khả năng của chủ thể bằng hành vi của mình thực hiện
quyền và nghĩa vụ do luật Hiến pháp quy định.
b) Nội dung của quan hệ pháp luật hiến pháp : được cấu thành từ các
quyền và nghĩa vụ của quan hệ pl hp. Quyền và nghĩa vụ luôn đi đôi với
nhau, tương tác lẫn nhau. Nhà nước trao quyền nào thỳ đồng thời ấn định
nghĩa vụ tương ứng với các quyền đó đối với chủ thể khác và ngc lại.

VD: Nhà nước trao cho công dân các quyền cơ bản => Nhà nước có nghĩa vụ
đảm bảo cho các quyền đó được thực hiện trong thực tế. Điều 28 Hp.
“1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận
và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa phương và cả
nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công
khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.”
Đi liền với quyền và nghĩa vụ, đó là trách nhiệm pháp lý của chủ thể khi
vi phạm. Điều 119: “Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
c) Khách thể của Luật HP

4


Khách thể của qh pl hp là những lợi ích vật chất và tinh thần khi tham
gia vào qh pl hp.

Trong quan hệ pháp luật hp, lợi ích quốc gia, lợi ích của dân tộc, lợi ích
của nhà nước được đặt lên hàng đầu.
Khách thể của qhpl hp bao gồm:
-

Lợi ích vật chất: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, nguồn lợi vùng
viển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác (Điều 53 HP)

-

Lợi ích tinh thần: danh dự, tự do, nhân phẩm, tính mạng của con người,
của công dân (từ điều 19, 20, 21,22,23,24.. Hp)

3. Phân tích mối quan hệ của ngành Luật Hiến pháp với một số ngành Luật

trong hệ thống pháp luật Việt Nam
- Đóng vai trò là trung tâm liên kết các ngành luật khác. Chính vị trí trun tâm
này của ngành LHP mà hệ thống PL VN được xây dựng thành 1 hệ thống PL
thống nhất hoàn chỉnh.
+ LHP quy định cơ cấu tổ chức, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các
cơ quan HCNN, xác định những nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ giữa công
dân và các cơ quan NN… => xác lập những nguyên tắc chủ đạo cho việc xây
dựng ngành luật HC.
+ LHP quy định các loại thành phần kinh tế, chính sách của NN đối với các
thành phần kinh tế; xác định các nguyên tắc nhà nước quản lí nền kinh tế, quy
định chính sách của NN khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
đầu tư vốn công nghệ vào sản xuất kinh doanh ở VN…=> xác lập những nguyên
tắc cơ bản cho việc xây dựng ngành luật kinh tế, luật thương mại.
+ LHP quy định lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, NN và xã hội
có kế hoạch ngày càng tạo điều kiện, nhiều việc làm cho người lao động; NN

ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động, quy định thời gian lao động, chế
độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm xh…=> xác lập những nguyên
tắc cơ bản cho việc xây dựng ngành luật lao động.

5


+ LHP quy đinh công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở,
thư tín điện thoại, điện tín; xác định công dân phải trung thành với TQ, phản bội
TQ là tội nặng nhất; quy định mọi hành vi xâm lợi ích của NN, quyền lợi, lợi ích
hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lí nghiêm minh…
=> xác lập những nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng ngành luật hình sự.
- LHP còn quy định cả trình tự thông qua, sửa đổi, bãi bỏ quy phạm của
ngành luật khác.
=> Giữa LHP và các ngành luật khác có mối quan hệ khá chặt chẽ. LHP tác
động lên các ngành luật khác và ngược lại
4. Phân tích đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của
khoa học luật Hiến pháp Việt Nam.
1. Đối tượng nghiên cứu:
Khoa học Luật Hiến pháp nghiên cứu dưới giác độ pháp lí vấn đề tổ chức
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa Nhà
nước và công dân.
- Khoa học luật hiến pháp chủ yếu nghiên cứu chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, chính sách văn hóa – xã hội, quốc phòng và an ninh => để nghiên cứu tổ
chức NN CHXHCN VN. Ngoài ra còn phải nghiên cứu cấu trúc hành chính
NN, tức là sự phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ trong nước CHXHCN VN,
mối quan hệ giữa TW với địa phương => để hiểu biết tổ chức NN CHXHCN
VN.
- Một trong những vấn đề quan tròn liên quan đến tổ chức NN CHXHCN
VN là tổ chức và hoạt động của BMNN ( bao gồm: QH, CTN, CP, HĐND,

UBND, TAND, VKSND).
- Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân là đối tượng nghiên cứu rất quan
trọng của khoa học Luật Hiến pháp. Mối quan hệ này thể hiện thông qua những
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và những bảo đảm để công dân thực
hiện những quyền và nghĩa vụ đó.

6


- Một đối tượng nghiên cứu khác của khoa học Luật Hiến pháp là những
chế định, các quy phạm của luật Hiến pháp và cả quá trình hình thành và phát
triển của các quy phạm, chế định của ngành luật Hiến pháp, nghiên cứu cả thực
tiễn vận dụng, áp dụng các quy phạm, chế định đó nhằm đưa ra những luận cứ
khoa học để hoàn thiện chúng.
- Khoa học Luật Hiến pháp còn nghiên cứu cả những quan hệ xã hội đang
được, cần được hay có thể được quy phạm pháp luật hiến pháp điều chỉnh
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp biện chứng Mác – Lênin: là phương pháp nghiên cứu
chung cho tất cả các ngành khoa học xh ở nước ta, được vận dụng theo các góc
độ khác nhau. Được sử dụng để nghiên cứu các quy phạm, các chế định của
ngành luật HP, nghiên cứu quá trình phát triển của LHP và đặt chúng trong mối
quan hệ với vấn đề tổ chức NN, trong đó tổ chức thực hiện quyền lực NN là vấn
đề quan trọng nhất.
- Phương phạm lịch sử: đòi hỏi khi nghiên cứu các quy phạm, chế định,
các quan hệ pháp luật hiến pháp, khoa học Luật hiến pháp phải đặt chúng trong
những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Phương pháp lịch sử còn cho phép
làm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa sự phát triển của cách mạng Việt Nam và sự
phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung, luật Hiến pháp nói riêng. Trong
mỗi giai đoạn phát triển nhất định, cách mạng VN thực hiện những mục tiêu
nhất định do đó LHP phải có những thay đổi nhất định để phù hợp với mục tiêu

chung của CM.
- Phương pháp hệ thống: nghiên cứu sự thống nhất, hệ thống chặt chẽ của
những bộ phận cấu thành của Luật hiến pháp; sự thống nhất của ngành Luật hiến
pháp với hệ thống pháp luật Việt Nam; làm rõ vị trí, vai trò của từng quy phạm,
chế định luật hiến pháp trong hệ thống ngành luật hiến pháp.
- Phương pháp so sánh: giúp khoa học luật Hiến pháp phát hiện ra những
bất cập, hạn chế giữa các quy phạm, các chế định, các quan hệ pháp luật hiến
pháp. Quy đó đề ra phương hướng hoàn thiện chúng. Phương pháp so sánh còn
7


cho thấy xu hướng phát triển của các quy phạ, chế định, quan hệ luật Hiến pháp.
Phương pháp này còn được sử dụng để so sánh, đối chiếu giữa LHP VN với các
vấn đề tương ứng trong LHP của các nước trên thế giới.
- Phương pháp thống kê: được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt khi nghiên
cứu về tổ chức BMNN. Đòi hỏi sự tập hợp, phân tích các số liệu cụ thể trong các
thời điểm khác nhau, qua đó giúp chúng ta rút ra được những nhận xét cần thiết.

8


Chương 3: Chế độ chính trị
5. Trình bày hình thức chính thể và bản chất của Nhà nước CHXHCN
VN theo Hiến pháp 2013
5.1. Hình thức chính thể
- Hình thức chính thể là hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao, cơ cấu,
trình tự thành lập và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia
của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
- Đây là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia và thường đuộc trang trọng ghi
nhận tại những chương điều đầu của HP.

- 2 hình thức chính thể điển hình là cộng hòa và quân chủ
Hình thức chính thể của VN là chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân, đặc điểm:
• Thứ nhất, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Việt Nam không áp dụng nguyên tắc phân chia
quyền lực và kìm chế đối trọng như chính thể của nhiều nhà nước tư sản.
Cơ sở của sự thống nhất quyền lực là sự thống nhất trong nhân dân.
• Thứ hai, chính thể nhà nước dựa trên khối đại đoàn kết dân tộc.
• Thứ ba, chính thể của Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc
tập trung dân chủ.
• Thứ tư, chính thể Nhà nước ta khẳng định việc tổ chức quyền lực lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
• Thứ năm, chính thể của Nhà nước Việt Nam coi trọng vai trò của Mặt trận
tổ quốc và sự tham gia rộng rãi của nhân dân
• Thứ sáu, mô hình Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mục
tiêu hướng tới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tổ chức Nhà nước Việt Nam theo chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa là
một nhân tố chính trị đảm bảo sự phát triển của xã hội theo con đường xã
hội chủ nghĩa.
9


5.2. Bản chất nhà nước
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền. Điều 2 hiến pháp 2013 quy định:
“nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dan, và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tản là liên minh giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và tầng lớp trí thức.” Nn pháp quyền hình thành ở cổ đại, ptrien
rực rỡ ở thời tư sản. Trước đây, NN ta nghĩ nhà nước pháp quyền là mô hình của
tư sản nên k áp dụng. Sau đó, lần đầu tiên nhà nước pháp quyền được nhắc đên

trong hp 1992, sửa đôi 2001. NN pháp quyền có rất nhiều nội dung. Hai nội
dung quan trọng là : PL giữ vai trò tối thượng và quyền lực NN phải minh bạch.
Bản chất gồm tính giai cấp và tính xã hội.
Tính giai cấp : Là NN pháp quyền XHCN của nhân dân , do nd, vì nd.
Lực lượng lãnh đạo XH là liên minh giữa gc công nhân với gc nông
dân và đội ngũ trí thức.
Thực hiện chính sách đại đoàn kết dtoc và sự lãnh đạo của ĐCSVN
là nguyên tắc hiến định.
Tính xã hội :
NN đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nd.
Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền con người, quyền
công dân.
Thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng, xã hội
văn minh.
Bảo đảm mọi người có cs ấm no tự do hạnh phúc, có điều kiện để
tồn tại và phát triển.
Câu 6. Nguyên tắc thực hiện quyền lực nhà nước từ phía cơ quan nhà nước
theo HP 2013
Cơ sở pháp lý, Điều 2 HP 2013 khẳng định:

10


“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp.”
Quyền lực nhà nước ta thống nhất là ở nhân dân. “Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân”. (Điều 2) Thống nhất về bản chất xã hội;thống nhất
mục tiêu và khuynh hướng có tính nguyên tắc; thống nhất tổ chức và pháp lý.
Toàn bô quyền lực nha nước thuộc về nd, tập trung thống nhất ở nd.

Có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Phân công giữa cơ quan
nhà nước QH, CP, TA; Phối hợp kết hợp hoạt động với các cơ quan lại với nhau
để bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; Kiểm soát là ngtac quan
trọng để hạn chế sự lạm dụng quyền lực được giao của cơ quan.
7. Hệ thống các cơ quan nhà nước trong bộ máy NN CHXHCN VN
Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp ra thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.
• Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước hay còn gọi là các cơ quan hành
chính nhà nước, bao gồm Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ
quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan thuộc Ủ ban
nhân dân. Chức năng chủ yếu là quản lý hành chính nhà nước.các cq thuộc
thiết chế kiểm soát độc lập:hội đồng bầu cử quốc gia, tổng kiểm toán nhà
nước
• Hệ thống các cơ quan xét xử bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân
dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự các cấp. Chức
năng: xét xử.
• Hệ thống các cơ quan kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện

11


kiểm sát quân sự các cấp. Chức năng: kiểm sát hoạt động tư pháp và thực
hiện quyền công tố.
• Ngoài ra, còn có Chủ tịch nước - Nguyên thủ quốc gia (người đứng đầu nhà
nước), có chức năng thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại.
Câu 8,9,10: Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc nhà
nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật và nguyên tắc
Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội.

* Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 8 HP 2013: “ Nhà nước được tổ chức và hoạt
động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật,
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.”
Thể hiện:
+ Tập trung
-

Các chủ trương, chiến lược và sự lãnh đạo tập trung vào trung ương;
Có sự thống nhất của pháp luật xuất phát từ sự tuân thủ và làm theo Hiến

-

pháp;
Có sự kiếm tra, giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước từ trung ương

-

đến địa phương
……..

+ Dân chủ
-

Quyền công dân tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội như: quyền
bình đẳng tham gia bỏ phiếu chọn người đại diện cho mình, quyền kiến
nghị, quyền đưa ra ý kiến,…. ( Điều 27, 28, 29, 30 Hp 2013)

Ý nghĩa:
-


Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống cơ quan nhà nước nói riêng , của cả

-

bộ máy nhà nước nói chung
Đảm bảo tính đặc thù trong hoạt động của từng loại cơ quan nhà nước.
 Nguyên tắc vừa thể hiện tính tập trung thống nhất, vừa thể hiệ tính linh
hoạt trong cơ chế hoạt động của nhà nước.

Để bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
12


-

Thứ nhất, bộ máy nhà nước phải do nhân dân xây dựng nên.

-

Thứ hai, quyết định của cấp trên, của trung ương buộc cấp dưới, địa
phương phải thực hiện

-

Thứ ba, những vấn đề quan trọng của cơ quan nhà nước phải được đưa ra
thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.

*Nguyên tắc nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật
Cơ sở pháp lý: Tại khoản 1 điều 8 Hp.

Nguyên tắc này được ghi nhận từ Hp 1980 cho đến nay. Đất nước ta từ
khi Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 đến nay đã kiên định đường
lối xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Nội dung: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp
luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ”
Pháp luật là một công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội. (chém chém
ra)
Nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Pháp
quyền là mọi người phải tuân theo pháp luật… Bởi vậy, một trong những
nguyên tắc cơ bản nhất của NN CHXHCNVN là quản lý xã hội bằng Hiến pháp.
Nguyên tắc này thể hiện sự thượng tôn pháp luật.
Nhà nước là chủ thể ban hành ra Hiến pháp và pháp luật thì cũng chính
Nhà nước phải là chủ thể đầu tiên, chính thức, minh bạch trong việc tuân thủ
Hiến pháp và pháp luật.
* Nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với đất nước
Hiến pháp 1980 là bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam ghi nhận chính
thức sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tại điều 4: “Đảng cộng sản Việt
Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt
Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh
đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam” .
13


Cơ sở pháp lý: Khoản 1 điều 4 Hiến pháp 2013 .
Nội dung: “Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và cuả dân tộc Việt
Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của cae dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền

tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Về ý nghĩa thực tiễn, lịch sử Việt Nam hiện đại đã chứng minh vai trò
lãnh đạo của Đảng trong công cuộc giành lại độc lập cho đất nước, thiết lập
chính quyền dân chủ nhân dân từ ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945 đến nay.
Về ý nghĩa pháp lý ,Điều 4, Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: “Đảng cộng
sản Việt Nam- đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu chung
thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc,
theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà
nước và xã hội”. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng ghi nhận chính thức sự lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước và đó cũng là nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ
chức và hoạt động của Nhà nước, đồng thời một lần nữa khẳng định sự độc tôn
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói riêng và xã hội nói chung.
Biểu hiện:ở hình thức và phương pháp hoạt động của tổ chức Đảng
-

đưa ra, thể chế hóa thành các quy định của pháp luật để điều chỉnh các
quan hệ xã hội, thưc hiện quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực đời
sống xã hội.

-

đưa ra những đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực
hoạt động khác nhau để quản lí nhà nước;

-

phát hiện bồi dưỡng những cán bộ có năng lực, phẩm chất bố trí giữ các
chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước;

-


yêu cầu và nâng cao vai trò gương mẫu của các tổ chức Đảng và các đảng
viên trước nhân dân;

-

thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách thành pháp luật như ban
hành Hiến pháp, luật, nghị quyết, nghị định…
14


Vai trò lãnh đạo của Đảng được quy định trong Hiến pháp và các văn bản
pháp luật. Với vai trò là hạt nhân chính trị trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng
sản Việt Nam thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với toàn bộ tổ chức và hoạt
động của hệ thống chính trị, trong đó có Nhà nước. Được thể hiện thông qua
quyền quyết định và quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối chính trị.
Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là
một trong những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Câu 12. Nội dung hệ thống chính trị.
Hệ thống chính trị bao gồm nhiều tổ chức chính trị, nhà nước và các tổ chức
chính trị - xã hôi nhằm thực thi quyền lực nhà nước trong xã hội. các cơ quan có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng cs.
Đặc trưng: Đảm bảo cho các công dân được tham gia quản lý NN và XH.
Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong khuôn khổ HP
và PL.
-

ĐCSVN được xác định là lực lượng lãnh đạo NN và XH tại điêu 4 HP năm
2013, là đảng chính trị duy nhất trong hệ thống chính trị VN. Đảng đề ra phương
hướng ptrien đất nước, các chủ trương lớn để thực hiện mục tiêu dân giàu nước

mạnh, xã hội văn minh dân chủ. NN trong vai trò cụ thể hóa sự lãnh đạo của
Đảng, thực hiện đổi mới quản lý toàn XH.

-

Mặt trận tổ quốc VN là tổ chức liên minh chính trị XH, tổ chức XH và các các
nhân tiêu biểu trong các giai câp, tầng lơp XH, dtoc, tôn giáo, người VN định cư
tại nước ngoài. Mặt trận tổ quốc VN là cơ sở chính trị của chính quyền nd, đại
diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của ND; tập hợp, phát huy
sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ tăng cường đồng thuận xã
hội...

-

Các tổ chức chính trị - xã hội khác trong mặt trận Tổ quốc vn được xác định
gồm: Công đoàn VN, hội nông dân vn, đoàn thanh niên CSHCM, Hội liên hiệp
phụ nữ VN, hội cựu chiến binh VN, được thành lập trên cơ sở tự nguyện của các
15


thành viên tham gia, là đại diện chính thức để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của thành viên, hội viên của tổ chức mình.

16


CHƯƠNG 4: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ
BẢN CỦA CÔNG DÂN
Câu 1: Trình bày sự phát triển của các quy định về quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các bản Hiến pháp?

Về quyền con người qua các bản Hiến pháp:
+ Hiến pháp 1946, 1959, 1980: Chưa quy định
+ Hiến pháp 1992; Lần đầu tiên nhắc đến quyền con người tại Điều 50
+ Hiến pháp 2013: Lần đầu tiên được quy định một cách trang trọng, đầy
đủ bên cạnh quyền và nghĩa vụ công dân trong chương II.
Về quyền và nghĩa vụ công dân:
+ Hiến pháp 1946: Quy định ở Chương II, gồm 16 điều
+ Hiến pháp 1959: Quy định ở Chương III gồm 21 Điều
+ Hiến pháp 1980: Quy định ở Chương V, gồm 29 điều
+ Hiến pháp 1992:Quy định tại Chương V, gồm 34 Điều
+Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung 2001: Bổ sung 2 điều mới: Điều 59 và
Điều 75 ( nói rõ nội dung của 2 điều luật này)
+ Hiến pháp 2013: Quy định ở Chương II, gồm 36 Điều được quy định xen
kẽ cùng với quyền con người tạo thành chế định: “Quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cở bản của công dân”
Nói sơ qua: Hp 2013 là một bước tiến quan trọng vì lần đầu tiên quyền con
người được quy định…..
Câu 2: “Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo về, đảm bảo theo Hiến
pháp và pháp luật”. Hãy chứng minh?
Trong khoa học pháp lý, các quyền con người được hiểu đó là các quyền
mà pháp luật cần phải thừa nhận đối với mọi cá nhân là công dân nước sở tại,
người nước ngoài hay người không có quốc tịch. Đó là các quyền tối thiểu mà

17


các cá nhân cần phải có, những quyền mà các nhà lập pháp không được xâm
phạm đến.
Các quyền con người lần đầu tiên được trang trọng ghi nhận trong tuyên

ngôn độc lập Mỹ năm 1776. Đại hội đồng LHQ đã thông qua hai hiệp ước quốc
tế về bảo vệ quyền dân sự, chính trị và bảo vệ quyền kinh tế văn hoá xã hội của
con người. Hai công ước này đã được Việt Nam phê chuẩn năm 1982.
Nhà nước ta từ khi thành lập cho đến nay, luôn luôn tôn trọng các quyền
con ngừoi, luôn luôn coi đó là một trong những nguyên tắc xây dựng pháp luật
nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, nguyên tắc này chưa được thể chế hoá trong các
Hiến pháp 1946, 1959, 1980. Với HP 1992, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến
nước ta nguyên tắc tôn trọng quyền con người được công nhận trong đạo luật cơ
bản của nhà nước mặc dù chỉ vỏn vẹn trong 1 điều luật duy nhất (điều 50 Hiến
pháp năm 1992). Đến HP 2013, chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của Công
dân được sửa thành quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và
được quy định hẳn thành 1 chương trong Hiến pháp. Lần đầu tiên trong lịch sử
lập hiến nước ta, các quyền con người được thể chế hoá cụ thể trong 21 điều luật
của HP.Theo đó Hiến pháp luôn bảo vệ và đảm bảo cho những quyền và nghĩa
vụ này được thực hiện. Đây là bước phát triển quan trọng trong tư duy pháp lý
và nhận thức về quyền con người ở Việt Nam.
Nhà nước được lập ra là để bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, quyền
công dân; việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân gắn bó mật thiết với
việc bảo đảm chế độ chính trị. đồng thời, bổ sung quy định về trách nhiệm của
Nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con người. Việc bổ
sung này đã ràng buộc nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong bảo đảm quyền
tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân; qua đó, bảo đảm để quyền
này của người dân được thực hiện trong thực tế. Hiến pháp năm 2013 chế định
những công cụ hữu hiệu cho việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

18


So với hiến pháp năm 1992, Điều 50 quy định: “ở nước CHXCNVN, các
quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng,

thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và Luật”
Điều 14 Hiến pháp năm 2013: “ở nước CHXCNVN, các quyền con người
về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo
vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật”.
Hiến pháp 2013 thể hiện sự thay đổi to lớn trong việc quy định rõ quyền
con người bên cạnh quyền và nghĩa vụ của công dân trong một chương. Chứng
tỏ quyền con người là một quyền tự nhiên, Nhà nước không phải chủ thể ban
phát cho con người mà Nhà nước công nhận, bảo vệ và tôn trọng, đảm bảo bằng
quyền lực công của mình. Ở đây, quy định “Hiến pháp và pháp luật” có phạm vi
rộng hơn “Hiến pháp và luật”.
Câu 3: Trình bày nội dung nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước
pháp luật trong chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân.
 Nhận xét: Đây không phải là một nguyên tắc mới, nó đã đc quy định ở 5 bản HP
trước: 1946, 1959, 1980, 1992, sửa đổi bổ sung 2001.
 Cơ sở pháp lý: Điều 16 HP 2013.
Trước xu thế hội nhập quốc tế, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã được sửa
đổi, bổ sung phù hợp, với những điểm mới quan trọng, nổi bật là đề cao quyền
con người. Cụ thể Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã quy định quyền con người
tách khỏi quyền công dân và được quy định tại Chương II "Quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân". Theo đó, nội dung của nguyên tắc bình
đẳng trước pháp luật được quy định tại Điều 16: "Mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội".
Như vậy, so với các quy định của các bản Hiến pháp trước đây thì quy
định Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về quyền bình đẳng trước pháp luật được thể
hiện đầy đủ, cụ thể hơn:
19





Thứ nhất, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 khẳng định bình đẳng trước

pháp luật là quyền con người. Việc quy định theo hướng mở rộng đối tượng có
quyền bình đẳng trước pháp luật như trên cho thấy Việt Nam ghi nhận quyền
bình đẳng trước pháp luật là quyền tự nhiên của con người trong mọi lĩnh vực
đời sống xã hội.

Thứ hai, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 khẳng định quyền bình đẳng
trước pháp luật của mọi người được công nhận trong tất cả lĩnh vực, bao gồm
đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Cùng với việc ghi nhận nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của con
người, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy định rõ ràng, đầy đủ các quyền của con
người như quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm
phạm về đời sống riêng tư, quyền tự do đi lại, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận,
quyền tham gia quản lý nhà nước... Song song với việc quy định các quyền là
những quy định về nghĩa vụ của con người như nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và
pháp luật, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, nghĩa vụ nộp thuế...


Thứ ba, pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng, không phân biệt đối

xử đối với mọi người trong việc hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ.
Câu 4: Trình bày nội dung nguyên tắc hạn chế quyền con người,quyền
công dân được quy định tại Điều 14 HP 2013?


Nhận xét: Đây là một điểm mới của HP 2013 mà những bản HP


trước đó chưa quy định.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 14 HP 2013

Nội dung nguyên tắc:
Thể hiện quan điểm mang tính nguyên tắc những trường hợp mà quyền con
người, quyền công dân bị hạn chế thực hiện trên đất nước VN: “Quyền con
người, quyền công dân có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường
hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia,trật tự,an toàn xã hội,đạo
đức xã hội,sức khoe cộng đồng” (Khoản 2, điều 14).


Ý nghĩa:

20


+ Thể hiện rõ ràng trong quan điểm của nhà nước, từ đó, công dân và các
cơ quan nhà nước có căn cứ pháp lý cụ thể để thực hiện tốt quy định của pháp
luật trong lĩnh vực này vì những mục tiêu quan trọng và cao cả của nhà nước và
xã hội.
Nhận thức đúng bản chất quyền con người quyền công dân đó là quyền tự
nhiên quyền vốn có chứ k phải là sự ban phát, trao quyền của nhà nước.
+ Khắc phục (Khôi phục) được sự tùy tiện trong việc hạn chế quyền con
người, quyền công dân.
Câu 5: Trình bày các quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và tự do cá nhân theo quy định của hiến
pháp năm 2013.
Chính trị


Kinh tế-văn hoá-xã

Tự do cá nhân

-Quyền

-Quyền

hội
Quyề
n

-Quyền tham gia

làm

việc

quản lý NN, xã hội..., (Điều 35)
Nhà nước tạo điều kiện

luận tự do báo chí....(Điều

-Quyền tự do kinh 25)

để công dân tham gia doanh...(Điều 33)
quản lý NN công khai
minh bạch...(Điều 28)

-Quyền tự do tín


-Quyền học tập( Điều ngưỡng tôn giáo...(Điều
39, 40..)

-Quyền bầu cử và
ứng cử...(Điều 27)

tự do ngôn

24)

-Quyền được bảo vệ,

-Quyền bất khả xâm

chăm sóc sức khoẻ(Điều phạm về thân thể..( Điều

-Quyền khiếu nại 38)
tố cáo( Điều 30)

20)
-quyền có nơi ở hợp

pháp( Điều 22)
-Quyền

-Quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở(Điều 22)

bình


đẳng

giới( Điều 26)
-Quyền được bảo hộ

-Quyền bí mật thư tín
điện thoại..(Điều 21)

-Quyền tự do đi lại và

về hôn nhân gia đình(Điều cư trú (Điều 23)
36)
21


-Điều 34, 42, 41,
Nghĩa

43....
-Nghĩa vụ trung thành với tổ quốc(Điều 44)

vụ

-Nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân (Khoản 2.
Điều 45)
-Nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội (Điều 46)
-Nghĩa vụ chấp hành các quy tắc sinh hoạt cộng đồng(Điều 46)
-Nghĩa vụ bảo vệ môi trường( Điều 43)
-Nghĩa vụ nộp thuế (Điều 47)

-Nghĩa vụ học tập (Điều 39)
-Nghĩa vụ tuân thủ HP và PL
Câu 6: Trình bày các quyền con người theo quy định của HP 2013?
Nhóm quyền về dân sự:
- Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước

pháp luật
- Quyền sống, tự do và an ninh cá nhân
- Quyền về xét xử công bằng
- Quyền về tự do đi lại, cư trú
- Quyền được bảo vệ đời tư
- Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo
- Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân
Nhóm quyền về chính trị:
- Quyền tự do biểu đạt
- Quyền tự do lập hội
- Quyền tự do hội họp một cách hòa bình
- Quyền tham gia vào đời sống chính trị
Nhóm quyền về kinh tế
- Quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng
- Quyền lao động
22


Nhóm quyền về văn hóa:
- Quyền giáo dục
- Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và được hưởng các thành tựu
của khoa học
Nhóm quyền xã hội:
- Quyền được hưởng an ninh xã hội

- Quyền được hỗ trợ về gia đình
- Quyền được hưởng sức khoe về thể chất và tinh thần
Câu 7: Trình bày điểm mới trong quy định của Hiến pháp năm 2013
về nghĩa vụ của con người, nghĩa vụ của công dân so với Hiến pháp năm
1992 ( sửa đổi bổ sung năm 2001) ?
*Trả lời:
Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội (khóa XIII) thông qua tại kỳ họp thứ
6, gồm 11 chương, 120 điều có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, giảm 01 chương và
27 điều so với Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 2013 đã quy định bao quát
hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con
người.
Nếu như Hiến pháp năm 1992 quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân được tại chương V thì ở Hiến pháp năm 2013 chương về quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương II, chỉ xếp sau chương
về chế độ chính trị. Đây không phải là sự ngẫu nhiên hoặc cơ học mà đây là một
điểm mới, thể hiện tầm quan trọng của quyền con người trong Hiến pháp. Về tên
chương cũng có sự thay đổi, nếu như ở Hiến pháp năm 1992 là "Quyền và nghĩa
vụ cơ bản công dân", đến Hiến pháp năm 2013 chương này có tên là "Quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân". Qua đó để khẳng định quyền con
người được Nhà nước thừa nhận, tôn trọng và cam kết bảo vệ theo Công ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

23


Đặc biệt Hiến pháp năm 2013 đã có những sự thay đổi và bổ sung hết sức
cụ thể và rõ ràng về nghĩa vụ của con người, nghĩa vụ của công dân so với Hiến
pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001:
Quy định thêm các quyên công dân mới như điều 34, 35, 42 hp2013. Quy
định thêm quyền con người điề36,31,41,u 19,43,,16.k3dd20,21,

+ Bỏ một số nghĩa vụ của công dân: Ví dụ bỏ Điều 78: Công dân có nghĩa
vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng, giữ gìn bí mật
quốc gia, lao động công ích theo quy định của pháp luật.
+ Chuyển một số từ nghĩa vụ công dân sang nghĩa vụ con người: Ví dụ
Điều 57 HP92 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định
của pháp luật” được HP 2013 quy định tại Điều 33 là: “Mọi người có quyền tự
do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. nghĩa vụ
đóng thuế.
+ Thêm nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

24


Chương 5: Kinh tế, văn hóa…
20. Chính sách kinh tế là gì? Phân tích các nguyên tắc quản lý nhà
nước trong lĩnh vực kinh tế của nước CHXHCN Việt Nam theo Hiến pháp
năm 2013.
Điều 52 – HP2013: “NN xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết
nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công,
phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng,
đảm bảo tính thống nhất của nền KTQD”
- Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ
sở tôn trọng các quy luật thị trường
+ Thể chế kinh tế là => Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế
thông qua ban hành VBPL về kinh tế, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế
để điều chỉnh những QH kinh tế nhất định.
+ Quy luật thị trường
+ Các yếu tố thị trường ngày càng được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường
từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thì
trường, vừa đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa

+ NN quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh
tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật
chất.
+ Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước gắn với phát triên kinh tế tri thức; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp
lý, hiện đại, hiệu quả, bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ
- Thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước
+ Phân cấp = phân cấp quản lý, phân công = phân công trách nhiệm, phân
quyền = phân chia thẩm quyền theo lãnh thổ.
+ NN nói chung và các CQNN nói riêng chỉ quản lý hành chính về kinh tế
bằng cách định hướng để nền kinh tế phát triển đúng hướng
25


×