Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận lý thuyết thị trường cổ phiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.49 KB, 27 trang )

Đề tài thuyết trình: Lý thuyết thị trường cổ phiếu
Danh sách nhóm 3:
1. Nguyễn Văn Hư
2. Phạm Thị Hiền
3. Kiều Thị Cẩm Vân
4. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
5. Nguyễn Thu Thảo
6. Võ Thị Yến Phương
7. Nguyễn Thị Mai Hương
8. Trương Huỳnh Thảo Nhi
9. Đinh Ngọc Quỳnh Như


Contents

I. Thị trường cổ phiếu
1. Khái quát thị trường cổ phiếu: Hạnh
2. Vai trò của thị trường cổ phiếu: Hạnh
3. Công ty cổ phần - nguồn cung của thị trường cổ phiếu: Hiền
II. Hàng hóa của thị trường cổ phiếu
1. Khái niệm: Nhi
2. Cổ phiếu thông thường: Nhi
a. Khái niệm
b. Cổ đông
c. Các loại cổ phiếu
3. Cổ phiếu ưu đãi: Nhi
III. Phương pháp thẩm định giá cổ phiếu và đầu tư cổ phiếu
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu: Thảo
2. Các phương pháp định giá cổ phiếu
a. Phương pháp hiện tại: Phương
b. Phương pháp bội: Vân, Hương


=> cổ phiếu đắt, rẻ


I. Thị trường cổ phiếu
1. Khái quát thị trường cổ phiếu: Hạnh
1.1.Khái niệm:
Thị trường cổ phiếu là thị trường thực hiện các giao dịch mua bán các loại cổ
phiếu do các công ty cổ phần phát hành.
 Hàng hóa trên thị trường cổ phiếu

Cổ phiếu thường
Cổ phiếu ưu đãi
 Phân loại thị trường cổ phiếu

Thị trường sơ cấp: thị trường thực hiện giao dịch, mua bán cổ phiếu mới phát
hành. Thị trường sơ cấp phục vụ nhu cầu huy động vốn dài hạn cho công ty.
Thị trường thứ cấp: thị trường thực hiện giao dịch, mua bán cổ phiếu đã phát
hành. Thị trường thứ cấp cung cấp khả năng thanh khoản cho cổ phiếu đã được phát
hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đóng vai trò rất quan trọng nếu không
có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó thu hút được nhà đầu tư vì nhà đầu tư
lo ngại không thể chuyển đổi cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường cổ phiếu:
Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường cổ phiếu gắn liền với lịch sử
hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán. Những dấu hiệu của một
thị trường chứng khoán đã xuất hiện ngay từ thời Trung Cổ xa xưa. Vào khoảng thế
kỷ thứ XV, ở các thành phố lớn của các nước phương Tây, trong các phiên chợ hay
hội chợ, các thương gia thường gặp gỡ tiếp xúc với nhau để thương lượng mua bán,
trao đổi hàng hóa. Đặc điểm của hoạt động này là các thương gia chỉ trao đổi bằng lời
nói với nhau về các hợp đồng mua bán mà không có sự xuất hiện của bất kỳ hàng hóa,
giấy tờ nào. Đến cuối thế kỷ XV, “khu chợ riêng” đã trở thành thị trường hoạt động

thường xuyên với những quy ước xác định cho các cuộc thương lượng. Những quy
ước này dần dần trở thành các quy tắc có tính chất bắt buộc đối với các thành viên
tham gia.
Năm 1453, ở thành phố Bruges (Bỉ), buổi họp đầu tiên đã diễn ra tại một lữ
quán của gia đình Vanber. Trước lữ quán có một bảng hiệu vẽ hình 3 túi da tượng
trưng cho 3 loại giao dịch: giao dịch hàng hóa, giao dịch ngoại tệ và giao dịch chứng
khoán động sản.
Vào năm 1457, thành phố ở Burges (Bỉ) mất đi sự phồn vịnh do eo biển Even
bị lấp cát nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers
(Bỉ). Ở đây, thị trường phát triển rất nhanh chóng, các thị trường như vậy cũng được
thành lập ở Anh, Pháp, Đức, Mỹ.


Sau một thời gian hoạt động, thị trường không chứng tỏ khả năng đáp ứng
được yêu cầu của 3 loại giao dịch khác nhau nên đã phân ra thành nhiều thị trường
khác nhau: thị trường hàng hóa, thị trường hối đoái, trị trường chứng khoán,...với đặc
tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó.
Như vậy, thị trường chứng khoán được hình thành cùng với thị trường hàng hóa và thị
trường hối đoái. Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều
bước thăng trầm. Thời kỳ khủng hoảng nhất là vào năm 1875 –1913, thị trường chứng
khoán phát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng đến ngày
29/10/1929, ngày được gọi là “ngày thứ năm đen tối”, đây là ngày mở đầu của cuộc
khủng hoảng thị trường chứng khoán New York, và sau đó lan rộng ra các thị trường
chứng khoán Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản. Sau thế chiến thứ hai, các thị trường chứng
khoán phục hồi, phát triển mạnh. Nhưng rồi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1987,
một lần nữa đã làm cho các thị trường chứng khoán thế giới suy sụp, kiệt quệ. Lần
này, hậu quả của nó rất lớn và nặng nề hơn cuộc khủng hoảng năm 1929, nhưng chỉ 2
năm sau, thị trường chứng khoán thế giới lại đi vào ổn định, phát triển và trở thành
một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những quốc
gia có nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường.

2. Vai trò của thị trường cổ phiếu: Hạnh
Thị trường cổ phiếu là một định chế tài chính tất yếu của nền kinh tế thị trường
phát triển. Thị trường cổ phiếu là chiếc cầu vô hình nối liền giữa cung và cầu vốn
trong nền kinh tế. Một thị trường cổ phiếu lành mạnh và hoạt động có hiệu quả sẽ tạo
điều kiện khai thác tốt các tiềm năng của nền kinh tế, tạo sự lành mạnh trong việc thu
hút và phân phối vốn trong nền kinh tế một cách có hiệu quả nhất.
 Thị trường cổ phiếu góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng nền

kinh tế:
Chức năng cơ bản của thị trường cổ phiếu là công cụ huy động vốn đầu tư
cho nền kinh tế và tăng tiết kiệm quốc gia thông qua việc phát hành và luân chuyển cổ
phiếu có giá. Việc mua đi bán lại cổ phiếu trên thị trường cổ phiếu đã tạo điều kiện di
chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn, tạo điều kiện chuyển hướng đầu tư từ
ngành này sang ngành khác, từ đó góp phần điều hòa vốn giữa các ngành kinh tế, phá
vỡ “tính ỳ” trong đầu tư sản xuất, tạo ra những động năng cho sản xuất kinh doanh,
góp phần tạo nên sự phát triển nhanh và đồng đều của nền kinh tế.
Thị trường cổ phiếu là một định chế rất cơ bản trong hệ thống thị trường tài
chính, là chất xúc tác quan trọng trong huy động vốn cho đầu tư phát triển và thúc đẩy
hoạt độngkinh tế.
 Thị trường cổ phiếu góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn

thông qua việc buộc các công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng theo
một tỷ lệ nhất định.


Điều này giúp giải tỏa sự tập trung quyền lực kinh tế vào một nhóm nhỏ, song
vẫn tập trung cho phát triển kinh tế. Từ đó tạo sự cạnh tranh công bằng hơn, góp phần
tăng tính hiệu quả và góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Bên cạnh đó, giúp
cho việc tăng cường tầng lớp trung lưu trong xã hội, tăng cường sự giám sát của xã
hội đối với hoạt động của công ty.

 Thị trường cổ phiếu tạo điều kiện thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước

ngoài
Việc đầu tư vốn từ nước ngoài có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác
nhau, trong đó có đầu tư vốn thông qua thị trường cổ phiếu. Đây là hình thức đầu tư
dễ dàng và hữu hiệu. Với nguyên tắc công khai, thị trường cổ phiếu là nơi mà các nhà
đầu tư có thể theo dõi và nhận định một cách dễ dàng hoạt động của các ngành, các
doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, thị trường cổ phiếu thu hút vốn thông qua mua
bán cổ phiếu, từ đó tạo môi tường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
 Thị trường cổ phiếu là công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh và là phong

vũ biểu của nền kinh tế
Thị trường cổ phiếu phản ánh tình trạng của các doanh nghiệp và của cả nền
kinh tế quốc gia. Các thị giá cổ phiếu được thể hiện thường xuyên trên thị trường đã
phản ánh giá trị phần tài sản có của doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá thực trạng của
doanh nghiệp, mức độ đầu tư, trạng thái kinh tế. Chỉ có những doanh nghiệp làm ăn
mạnh, có hiệu quả cao, hứa hẹn triển vọng tương lai tốt thì giá trị thị trường của cổ
phiếu công ty mới cao và ngược lại.
Ngoài sự đánh giá các doanh nghiệp, thị trường cổ phiếu còn là phong vũ biểu
của nền kinh tế, giúp những người đầu tư và những người quản lý có cơ sở đánh giá
thực trạng và dự đoán tương lai của nền kinh tế. Diễn biến của thị giá cổ phiếu đã
phản ánh thông tin đa dạng và nhiều chiều cho nhà đầu tư trước diễn biến của các rủi
ro. Thị trường cổ phiếu còn phản ánh rất nhạy cảm trước các chính sách kinh tế vĩ mô,
các biến động của nền kinh tế. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách và quản lý
thường thông qua thị trường cổ phiếu để phân tích, dự đoán, đề ra các chính sách
điều tiết kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thích hợp, qua đó tác động tới các
hoạt động của nền kinh tế quốc dân.
Ngoài những tác động tích cực trên đây, thị trường cổ phiếu cũng có những
tác động tiêu cực sau:
Thị trường cổ phiếu luôn chứa đựng yếu tố đầu cơ,một yếu tố có tính toán của

nhà đầu tư. Họ có thể mua cổ phiếu với hy vọng giá cổ phiếu sẽ tăng lên trong tương
lai và qua đó thu được lợi nhuận. Sự kiện này càng dễ dàng xãy ra khi có nhiều người
cùng cấu kết với nhau để đồng thời mua vào hay bán ra một loại cổ phiếu nào đó, dẫn
đến sự khan hiếm hay dư thừa cổ phiếu một cách giả tạo trên thị trường, làm cho giá
cổ phiếu tăng lên hay giảm xuống một cách đột biến, gây tác động xấu đến thị trường.


Hoạt động giao dịch nội gián thường xảy ra trên thị trường cổ phiếu. Một các
nhân nào đó lợi dụng việc nắm bắt thông tin nội bộ của doanh nghiệp, cũng như các
thông tin mật không được hoặc chưa được phép công bố và sử dụng các thông tin đó
cho giao dịch cổ phiếu nhằm thu lợi bất chính được gọi là giao dịch nội gián. Các giao
dịch nội gián được coi là phi đạo đức về mặt thương mại, vì người có nguồn tin nội
gián sẽ có lợi thế trong đầu tư so với các nhà đầu tư khác để thu lợi bất chính cho
riêng mình. Điều này sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư. Như vậy sẽ tác động tiêu cực
đến tích lũy và đầu tư.
Thị trường cổ phiếu hoạt động trên cơ sở thông tin hòan hảo. Tuy vậy,khi có
tin đồn không chính xác hoặc thông tin sai lệch về hoạt động của doanh nghiệp, điều
này tác động đến tâm lý của nhà đầu tư, dẫn đến xu hướng thay đổi đầu tư, ảnh hưởng
đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường và gây thiệt hại cho đại đa số nhà
đầu tư.
Như vây, vai trò của thị trường cổ phiếu được thể hiện trên nhiều khía cạnh
khác nhau. Song vai trò tích cực hay tiêu cực của thị trường cổ phiếu thực sự phát huy
hay bị hạn chế phụ thuộc đáng kể vào các chủ thể tham gia thị trường.
3. Công ty cổ phần - nguồn cung của thị trường cổ phiếu: Hiền
Các yếu tố cấu thành thị trường cổ phiếu:
+
+
+
+


Hàng hóa
Cung
Cầu
Cơ sở hạ tầng của thị trường
Cầu vốn từ nhà đầu tư

Nhà đầu tư

Cung vốn cho công ty

Công ty CP

Cung “hàng hóa” cho nhà đầu tư
Cầu “hàng hóa” từ công ty

Trong đó: công ty cổ phần đóng vai trò là nguồn cung và tạo tiền đề cho phát
triển thị trường cổ phiếu.
3.1. Định nghĩa về công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình
thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần,
số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông, cổ đông chỉ chịu trách


nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số
vốn đã góp vào doanh nghiệp và có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho
người khác. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu.
Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một
bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và
cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong loại

hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường
chứng khoán.


Bộ máy các công ty cổ phần được cơ cấu theo luật pháp và điều lệ công ty với
nguyên tắc cơ cấu nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động có hiệu
quả.



Công ty Cổ phần phải có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban
Điều hành. Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc tổ
chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban Kiểm soát.
3.2. Phân loại công ty cổ phần


Công ty cổ phần nội bộ ( Private company)


Là công ty cổ phần chỉ phát hành cổ phiếu trong số những sáng lập ra công ty,
nhân viên và người lao động trong công ty và các pháp nhân là những đơn vị sáng lập.
Đây là loại cổ phiếu ký danh không được chuyền nhượng hoặc chỉ được chuyển
nhượng theo một số điều kiện nhất định trong nội bộ công ty. Việc tăng vốn của công
ty rất hạn chế. Công ty chỉ được vay vốn từ các tổ chức tín dụng hoặc tích lũy từ trong
nội bộ công ty.


Công ty cổ phần đại chúng ( Public company)

Là công ty cổ phần có phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng, ngoài những

đối tượng nội bộ như công ty cổ phần nội bộ.
Phần lớn những công ty cổ phần mới thành lập đã bắt đầu như những công ty
cổ phần nội bộ. Đến khi công ty phát triển, tiếng tăm đã lan rộng, hội đủ điều kiện, họ
có thể phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng, trở thành một công ty cổ phần đại
chúng.
Khi một công ty cổ phần lần đầu phát hành cỏ phiếu rộng rãi ra công chúng,
người ta gọi đó “ trở thành đại chúng” ( Go public). Đợt phát hành đó được gọi là đợt
phát hành lần đầu cho công chúng ( Initial Public offering – IPO)


Công ty cổ phần niêm yết ( Listed company)

Các công ty cổ phần đại chúng tiếp tục con đường phấn đấu để có đủ điều kiện
được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán sẽ trở thành công ty niêm yết. Chứng
khoán của họ sẽ được giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung. Chúng có thể
trở thành những công ty cổ phần hàng đầu của đất nước, uy tín, tiếng tăm và được
hưởng những điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và huy động
vốn.
3.3. Ưu nhược điểm của công ty cổ phần:
 Ưu điểm:


Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong
công ty;



Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy
động vốn cổ phần;




Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ
lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua
bán cổ phần;



Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở
hữu.


 Nhược điểm:





Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với
ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ
tức và lãi cổ phần theo quy định của luật pháp;
Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp khá tốn kém;
Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai
và báo cáo với các cổ đông;

Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh
doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những quy định trong Điều lệ của công
ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của Công ty Cổ phần quyết
định.
3.4. Vai trò của công ty cổ phần đối với thị trường cổ phiếu

 Chủ thể phát hành

Công ty cổ phần là chủ thể quan trọng nhất hoạt động trên thị trường cổ phiếu.
CTCP là công ty phát hành cổ phiếu, là nguồn cung cho thị trường cổ phiếu.
Bên cạnh nguồn vốn đi vay từ các ngân hàng thương mại, công ty cổ phần có
thể chủ động huy động vốn và tăng vốn cho sản xuất kinh doanh, để phát triển công
ty; góp phần phát triển nền kinh tế.
 Chủ thể đầu tư

Công ty cổ phần còn là người mua bán chứng khoán do các công ty khác phát
hành và bán lại để thu lợi nhuận từ khoản tiền chênh lệch. Lúc này, CTCP trở thành
nhà đầu tư chứng khoán, góp phần tạo nên cầu về cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán, làm tăng tính thanh khoản của thị trường.
II. Hàng hóa của thị trường cổ phiếu
1. Cổ phiếu thông thường: Nhi
1.1. Khái niệm
Là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối
với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
Người mua cổ phiếu thường trở thành cổ đông thường hay cổ đông phổ thông.
Mức độ chủ sở hữu tùy thuộc vào số cổ phần.
Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường là một trong những người chủ doanh nghiệp
nên là người trực tiếp thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh cũng như lãnh chịu mọi
rủi ro trong kinh doanh.


1.2. Đặc điểm
Cổ phiếu không có thời hạn và không hoàn vốn.
Cổ tức thường sẽ tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cổ đông cùng nhau chia sẻ mọi thành quả cũng như tổn thất trong quá trình hoạt động
của cty cổ phần.

Khi công ty phá sản, cổ đông là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của
tài sản.
Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành CP.
1.3. Cổ đông
Cổ đông là các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của công ty cổ phần.
Trách nhiệm và quyền lợi của cổ đông
 Trách nhiệm:

Cổ công chịu trách nhiệm hữu hạn theo phần vốn góp của mình trên 2 mặt :
(1) Phần vốn góp xem như góp vĩnh viễn không được rút lại. Lúc cần lấy lại
vốn, họ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần trên thị trường bằng cách bán
cổ phiếu cho một nhà đầu tư khác .
(2) Trách nhiệm của cổ đông đối với việc làm ăn thua lỗ hay tình trạng phá sản
của công ty chỉ giới hạn trên phần vốn góp trên cổ phiếu.
 Quyền lợi:

Là người chủ công ty cổ đông có các quyền sau:
 Quyền có thu nhập

Cổ đông thường được hưởng phần lợi nhuận tương ứng với số cổ phiếu sở hữu
gọi là cổ tức (dividend) từ kết quả có lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.
Khác với trái chủ, việc công ty không có khả năng trả cổ tức cho cổ đông, cổ
đông không có quyền đưa Ban lãnh đạo của công ty ra trước pháp luật
 Quyền bỏ phiếu

Cổ đông phổ thông có quyền bỏ phiếu bầu và ứng cử vào các chức vụ quản lý
trong công ty , có quyền tham gia các đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn
đề quan trọng của công ty.
 Quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần


Cổ đông không được quyền trực tiếp rút vốn nhưng có thể chuyển nhượng
quyền sở hữu cổ phần dưới hình thức bán lại hay quà tặng hay thừa kế.


 Quyền mua cổ phiếu mới

Khi công ty phát hành tăng vốn, các cổ đông hiện đang nắm giữ cổ phiếu phổ
thông có quyền được mua trước cổ phiếu mới, trước khi đợt phát hành được chào bán
ra công chúng, trong một thời hạn nhất định.
Lượng cổ phiếu mới được phép mua theo quyền này tương ứng với tỷ lệ cổ
phiếu đang nắm giữ. Như vậy, quyền này cho phép cổ đông hiện hữu duy trì tỷ lệ sở
hữu của mình trong công ty sau khi công ty đã tăng thêm vốn.
 Quyền được chia tài sản thanh lý

Trong trường hợp rủi ro , công ty bị giải thể, cổ đông cũng được chia phần
những giá trị tài sản khi thanh lý, nhưng là người cuối cùng được hưởng giá trị tài sản
còn lại khi thanh lý.
1.4. Phân loại cổ phiếu
 CP thượng hạng

+ CP thượng hạng: cổ phiếu của những công ty lớn, có tên tuổi, ổn định và
trưởng thành, có tiềm lực tài chính to lớn.
Đặc điểm: loại CP này ít khi bị mất giá, nhưng không nhất thiết giá sẽ tăng
nhanh. Cổ tức được trả ổn định và tăng đều đặn.
 CP tăng trưởng

+ CP tăng trưởng: là CP của công ty có doanh số, thu nhập và thị phần đang
tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ của nền kinh tế nói chung và của ngành nói riêng.
Đặc điểm: Tiềm năng tăng giá mạnh. Tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hoặc không trả

do công ty phần lớn giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho việc mở rộng và nghiến cứu.
 CP phòng vệ

+ CP phòng vệ: là cổ phiếu của những công ty có sức chống đỡ với suy thoái.
Đặc điểm: Cổ tức ổn định. CP ít bị mất giá khi nền kinh tế đi xuống, nhưng
cũng khó tăng giá khi nền kinh tế phục hồi trở lại.
Đó thường là CP của những công ty kinh doanh các sản phẩm thiết yếu như
thuốc lá, nước giải khát, bánh kẹo, và thực phẩm.
 CP thu nhập

+ CP thu nhập: là CP của những công ty trả lãi cao hơn mức trung bình.
Loại CP này thích hợp với những người mua CP để có thu nhập thường xuyên
như người già, người về hưu,... Loại CP này ít có tiềm năng tăng giá. Thường đây là
CP của những công ty thuộc lĩnh vực công ích.
 CP chu kỳ


+ CP chu kỳ: là CP của những công ty có mức lợi nhuận biến đổi theo chu kỳ
kinh doanh.
Đặc điểm: Khi điều kiện kinh doanh tốt lên, khả năng thu lợi nhuận của công
ty phục hồi, giá cổ phiếu của công ty tăng. Ngược lại, khi điều kiện kinh doanh xấu,
kinh doanh sa sút mạnh, lợi nhuận giảm, giá CP cũng giảm.
 CP theo mùa

+ CP theo mùa: là CP của những công ty mà thu nhập của nó có khuynh hướng
biến động theo thời vụ, tiêu biểu là các công ty bán lẻ.
Đặc điểm: Doanh số và lợi nhuận của những công ty này thường tăng lên vào
những thời điểm nhất định trong năm như dịp khai giảng, giáng sinh, tết.
1.5. Các loại giá cổ phiếu
 Mệnh giá


+ Mệnh giá: là giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu. Ở Việt Nam quy định
chung: cổ phiếu (10.000 VND).
Mệnh giá cổ phiếu mới phát hành=Vốn điều lệ công ty cổ phần/Tổng số CP
đăng ký phát hành.
 Thư giá

+ Thư giá: giá ghi trên sổ sách kế toán, phản ánh tình trạng vốn cổ phần ở một
thời điểm nhất định.
Thư giá= (Nguồn vốn – Cp ưu đãi - TSCĐ vô hình)/Số lượng cp thường đang
lưu hành.
 Giá trị nội tại

+ Giá trị nội tại: là giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại. Được tính
toán căn cứ vào cổ tức công ty, triển vọng phát triển công ty và lãi suất thị trường.
Đây là căn cứ quan trọng cho nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu,
đánh giá được giá trị thực của cổ phiếu, so sánh với giá của thị trường và chọn lựa
phương án đầu tư có hiệu quả nhất.
 Thị giá

+ Thị giá: là giá cả cổ phiếu trên thị trường tại một thời điểm nhất định.
Tùy theo quan hệ cung cầu mà thị giá có thể thấp hơn, cao hơn hoặc bằng giá
trị thực của nó tại thời điểm mua bán. Quan hệ cung cầu cổ phiếu chịu tác động của
nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội.


1.6. Cổ tức
Là tiền chia lời cho cổ đông trên mỗi cổ phiếu thường, căn cứ vào kết quả có
thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Cổ tức của cổ phiếu thường được trả sau khi đã trả cổ tức cố định cho cổ phiếu

ưu đãi.
Được quyết định bởi Hội đồng quản trị công ty theo hàng năm.
Cổ tức = (Lợi nhuận ròng - Lãi cổ tức CPƯĐ - Trích quỹ tích lũy)/ Số cổ phiếu
thường đang lưu hành.
Lợi tức và rủi ro:
Lợi tức= Cổ tức + Chênh lệch giá
Rủi ro: Hệ thống + Không hệ thống
3. Cổ phiếu ưu đãi: Nhi
3.1. Khái niệm:
Là CK lai tạp giữa CP thường và trái phiếu. Đó là giấy chứng nhận được ưu
tiên so với CP thường về mặt tài chính nhưng bị hạn chế về quyền hạn như không
được tham gia ứng cử, bầu cử.
3.2. Đặc điểm:
 Giống cổ phiếu thường: CK vốn không có kỳ hạn, không hoàn vốn.
 Giống trái phiếu: cổ tức được ấn định theo tỷ lệ cố định trên mệnh giá.
 Việc phân phối lợi nhuận trong nội bộ công ty tùy theo tình hình kinh

doanh của công ty. Có thể trả đủ hay không.
3.3. Phân loại:
+ Cổ phiếu ưu đãi tích lũy: là cổ phiếu ưu đãi hưởng cổ tức theo lãi suất cố
định. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty làm ăn không có lãi để trả cổ tức hoặc trả
không đủ lãi cổ phần thì phần còn thiếu năm nay sẽ được tích lũy sang năm sau hay
vài năm sau khi công ty có đủ lợi nhuận để trả.
+ Cổ phiếu ưu đãi không tích lũy: là loại CP phần lãi cổ phần thiếu sẽ được bỏ
qua và chỉ trả đủ cổ tức khi công ty làm ăn có lãi.
+ Cổ phiếu ưu đãi tham dự chia phần: cổ đông ngoài phần cổ tức được chia cố
định thì khi công ty làm ăn có lãi nhiều, sẽ được thêm một phần lợi tức phụ trội theo
tỷ lệ quy định.
+ Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường
Là loại cổ phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường theo một tỷ lệ

chuyển đổi hay giá chuyển đổi đã ấn định trước.


+ Cổ phiếu ưu đãi có thể chuộc lại
Một số công ty trong tình trạng khẩn cấp cần một số vốn lớn trong một thời
gian ngắn nên phát hành loại CP ưu đãi với mức lãi suất cao để thu hút nhà đầu tư.
Sau một thời hạn ấn định, khi tình hình tài chính công ty đã khá hơn, công ty có thể
chuộc lại CP này.
Công ty sẽ phải trả một khoản tiền thưởng nhất định theo một tỷ lệ trên mệnh
giá cổ phiếu cho chủ sở hữu.
*Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam: Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây: (1) Cổ
phiếu ưu đãi biểu quyết; (2) Cổ phiếu ưu đãi cổ tức; (3) Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.
 Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết

Là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông. Số
phiếu biểu quyết của một cổ phiếu ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty qui định.
Chỉ có cổ đông sáng lập và tổ chức được Chính phủ ủy quyền mới có quyền
nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết.
Sau 3 năm cổ phiếu ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ trở thành cổ
phiếu phổ thông.
Cổ đông ưu đãi biểu quyết có các quyền và nghiã vụ như cổ đông phổ thông
nhưng không được chuyển nhượng cổ phiếu đó cho người khác.
 Cổ phiếu ưu đãi cổ tức

Là cổ phiếu được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phiếu
phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ đông ưu đãi cổ tức không được hội họp,
biểu quyết, đề cử như cổ đông thường.
 Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại

Là cổ phiếu sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của

người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.
Cổ đông ưu đãi hoàn lại có thể chuyển nhượng cổ phiếu của mình nhưng không
được hội họp, biểu quyết, đề cử.
III. Phương pháp thẩm định giá cổ phiếu và đầu tư cổ phiếu
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu: Thảo
Các phần trên đã giới thiệu cho chúng ta thấy về hàng hóa của thị trường này,
vậy với một hàng hóa đặc biệt như vậy làm cách nào để chúng ta có định giá một cách
chính xác nhất nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn trong đầu tư. Trong cuộc sống,
vẫn có nhiều người cho rằng: Đầu tư chứng khoán phụ thuộc vào may rủi, chẳng qua
nó chỉ là một trò chơi đỏ đen hợp pháp. Tuy nhiên, ý kiến trên hoàn toàn sai bởi vì


thực tế đã chứng minh rằng: Giá cổ phiếu hoàn toàn tuân theo các quy luật cung cầu,
chịu tác động từ các yếu tố của nền tế; nhà đầu tư chỉ thành công khi mà nắm bắt được
quy luật của nó. Tuy mỗi cổ phiếu có một quy luật riêng, và giá cổ phiếu được hình
thành và biến động dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng chúng ta có thể
tổng hợp và phân loại chúng thành ba nhóm nguyên nhân chính:
-

Nhân tố nội sinh.
Nhân tố ngoại sinh.
Nhân tố can thiệp.
2.1. Yếu tố nội sinh
Các nhân tố làm tăng, giảm giá trị cổ phiếu gắn với công ty cổ phần được gọi là
nhân tố nội sinh.
Cổ phiếu là do công ty cổ phần phát hành, lợi ích từ cổ phiếu mang lại và mức
độ rủi ro của qua trình đầu tư phụ thuộc chặt chẽ vào công ty phát hành. Chính vì vậy,
giá cổ phiếu phụ thuộc vào hoạt động đầu tư và kinh doanh của công ty.
Ví dụ: Nếu công ty có hoạt động tốt, chia sẻ lợi tức cao và tương lai sẽ phát
triển mạnh mẽ thị giá cổ phiếu của công ty sẽ cao.

Vậy các yếu tố quyết định đến giá cổ phiếu là: lợi thế khai thác sử dụng các
nguồn lực của công ty, lợi thế kinh doanh và các lợi thế vô hình khác bao gồm cả phần
tích tụ lợi nhuận không chia của các công ty cổ phần để tái đầu tư, lợi thế so sánh. Từ
đó, có thể thấy rằng: Giá của cổ phiếu phản ánh những giá trị hữu hình, vô hình của
hàng hóa thực và xu thế hoạt động cũng như tình hình kinh tế cơ bản của công ty phát
hành.
Nói tóm lai, những yếu tố nội sinh gắn liền với công hành phát hành biến động
như:

-

Yếu tố về kỹ thuật sản xuất: trang thiết bị máy móc, công nghệ, tiềm năng nghiên cứu
phát triển...;
Yếu tố về thị trường tiêu thụ: khả năng về cạnh tranh và mở rộng thị trường...;
Yếu tố về con người: chất lượng ban lãnh đạo, trình độ nghề nghiệp của công nhân;….
Tình trạng tài chính của công ty...
2.2. Yếu tố ngoại sinh
Thị trường cổ phiếu cũng là một bộ phận của nền kinh tế, do đó nó vẫn chịu
các tác động trực tiếp từ những biến cố phát sinh bên trong nền kinh tế. Các yếu tố vĩ
mô như: chu kỳ kinh tế, lạm phát, GDP, thiên tai, chiến tranh,…. đều ảnh hưởng đáng
kể đến nền kinh tế. Tóm lại, các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, thậm chí cả thời tiết
vẫn có tác động nhiều mặt đến giá cổ phiếu.
Nguyên nhân là do giá cổ phiếu được hình thành trên thị trường cổ phiếu, mà
đây cũng là một kênh đầu tư, cạnh tranh dòng vốn đầu tư trong xã hội. Do đó, nó phải


tuân theo quy luật của dòng vốn đầu tư trong nền kinh tế. Khi đó, các yếu tố kinh tế,
xã hội, chính trị đều có tác động đến giá cổ phiếu:
- Sự tiến triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực và thế
giới: Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển (và có

xu hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi). Bởi khi đó, khả năng về kinh doanh có triển
vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so với
nhu cầu tích luỹ và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu.
- Lạm phát: Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền
kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của công ty bị
hạ thấp khiến giá cổ phiếu giảm. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ
phiếu sẽ tăng giá và ngược lại.
- Tình hình biến động của lãi suất: Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với
công ty. Chi phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà công
ty dùng để thanh toán cổ tức. Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ cổ phiếu thường sẽ tỏ ra
không mấy cạnh tranh đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm họ chuyển hướng sang
tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất cao. Hơn nữa, lãi suất tăng còn
gây tổn hại cho triển vọng phát triển của công ty vì nó khuyến khích giữ lại tiền nhàn
rỗi, hơn là liều lĩnh dùng số tiền đó mở rộng sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, lãi
suất tăng sẽ dẫn đến giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, lãi suất giảm có tác động tốt cho
công ty vì chi phí vay giảm và giá cổ phiếu thường tăng lên.
Tuy nhiên, sự dao động của lãi suất không phải luôn được tiếp theo bởi sự phản ứng
tương đương và trái ngược của giá cổ phiếu. Chỉ khi nào lãi suất phản ánh xu hướng
chủ đạo trong lạm phát, nó mới trở thành thước đo hiệu quả sự dao động của TTCK.
Lãi suất có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm khiến giá cổ phiếu
tăng cao hơn. Ngược lại, lạm phát tăng cùng với lãi suất, giá cổ phiếu sẽ giảm.Nhưng
nếu lạm phát không phải là một vấn đề nghiêm trọng và lãi suất tăng, đầu tư vào
TTCK thường mang lại nhiều lãi. Bởi vì trong trường hợp này, lãi suất tăng là do nền
kinh tế tăng trưởng.
- Chính sách thuế của Nhà nước đối với thu nhập từ chứng khoán: Nếu khoản
thuế đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm cho số người đầu
tư giảm xuống, từ đó làm cho giá chứng khoán giảm.
- Những biến động về chính trị, xã hội, quân sự: Đây là những yếu tố phi kinh
tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu trên thị trường. Nếu những yếu
tố này có khả năng ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh thì giá cổ phiếu của

công ty sẽ tăng lên.


2.3. Các nhân tố can thiệp
Bên cạnh các yếu tố trên, vẫn cồn các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu đó là nhân tố can thiệp: các nhân tố đầu cơ, móc ngoặc, lũng đoạn chứng khoán
của cá nhân, các công ty trong và ngoài nước tạo ra cung cầu chứng khoán giả tạo,
làm giá cả hàng hóa thị trường bị méo mó, các chính sách can thiệp của chính phủ…
- Tâm lý nhà đầu tư: Theo thuyết lòng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn bản trong
biến động của giá cổ phiếu là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tương
lai của giá cổ phiếu, của lợi nhuận và của lợi tức cổ phần. Vào bất cứ thời điểm nào,
trên thị trường cũng xuất hiện 2 nhóm người: nhóm người lạc quan và nhóm người bi
quan. Khi số tiền do người lạc quan đầu tư chiếm nhiều hơn, thị trường sẽ tăng giá và
khi số tiền bán ra của người bi quan nhiều hơn, thị trường sẽ hạ giá. Tỷ lệ giữa hai
nhóm người này sẽ thay đổi tuỳ theo cách diễn giải của họ về thông tin, cả về chính trị
lẫn kinh doanh, cũng như những đánh giá của họ về nền kinh tế nói chung và TTCK
nói riêng.
Chính vì thế, cùng một loại chứng khoán, có người cho rằng, xấu quá cần phải
bán đi, nhưng ngược lại có người cho rằng, tương lai của nó rất sáng lạn cần phải mua
vào. Điều này cũng lý giải tại sao trên TTCK lúc nào cũng có người mua, người bán.
-

Các biện pháp kỹ thuật của nhà điều hành thị trường: giá của cổ phiếu còn phụ
thuộc vào kỹ thuật tổ chức TTCK và thể thức hoạt động của nó. Khi đó, giá cổ phiếu
có thể chịu tác động của quá trình điều chỉnh cung cầu, điều hòa giá cả trên thị trường
của các nhà quản lý thông qua các quy chế trên thị thị trường.

-

Ngoài ra, các thông tin sai lệch hoặc ý kiến của nhà phân tích,… cũng có ảnh hưởng

đến sự thay đổi giá cổ phiếu.
Nói tóm lại, giá cổ phiếu chịu tác động của nhiều yếu tố từ những vấn đề của
công ty phát hành đến các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội,….Khi đó, để định giá
một cách chính xác giá cổ phiếu là một vấn đề rất phức tạp.
2. Các phương pháp định giá cổ phiếu
2.1. Phương pháp hiện tại: Phương
2.1.1.Mô hình chiết khấu cổ tức ( Dividend Discount Model – DDM)
-

Giá trị cổ phiếu bằng giá trị hiện tại của ngân lưu mà cổ đông kỳ vọng nhận
được khi nắm giữ cổ phiếu. Giá trị này tương đương với giá trị hiện tại của
tất cả cổ tức tương lai
 Các thông số cần thiết:
+ Dự báo tốc độ tăng trưởng cổ tức


-

-

+ Suất chiết khấu: chi phí cơ hội của vốn hay suất sinh lời kỳ vọng của nhà
đầu tư.
Mô hình tăng trưởng cổ tức ( Gordon Growth Model): dựa trên các giả
thuyết về tăng trưởng cổ tức như sau:
+ Mô hình 0: cổ tức không tăng trưởng ( 1 giai đoạn)
+ Mô hình 1: cổ tức tăng trưởng với tốc độ không đổi mãi mãi ( 2 giai đoạn)
+ Mô hình 2: cổ tức tăng trưởng với tốc độ không đổi trong một số năm, sau
đó, chuyển sang tăng trưởng thấp hơn và không đổi mãi mãi ( 3 giai đoạn).
+ Mô hình 3: cổ tức tăng trưởng với tốc độ không đổi trong 1 số năm nhất
định, sau đó tăng trưởng với tốc độ giảm dần trong một số năm, rồi cuối

cùng thì giữ nguyên tốc độ tăng trưởng từ đó cho đến mãi mãi.
Xác định suất chiết khấu: Có ba cách tiếp cận để xác định k
+ CAPM
+ APT hoặc mô hình đa nhân tố
+ Cộng thêm phần thưởng rủi ro vào suất sinh lợi trái phiếu của Cty.
 CAPM:

 APT:
-

-

-

Fama – French ( 1992 và 1993) với 3 nhân tố:
+Suất sinh lời tăng thêm của chỉ số thị trường (RMRF)
+Nhân tố quy mô (SMB)
+Nhân tố giá trị kế toán/giá thị trường
Burmeister, Roll et Ross (1994) với 5 nhân tố:
+ Nhân tố long tin của người đầu tư
+ Nhân tố thời gian
+ Nhân tố lạm phát
+ Nhân tố chu kỳ kinh tế
+ Nhân tố thị trường – timing ( market – timing).
o Phương pháp dựa vào việc cộng thêm phần thưởng rủi ro ( thông
thường từ 3% đến 4%) vào lãi suất của khoản nợ ( bất kể nó được
trao đổi hay không).
Xác định tăng trưởng có thể đạt được :



-

-

+ Tỷ lệ tái đầu tư( Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại) = b  Tỷ lệ trả cổ tức = 1-b
+ Cổ tức D1 = EPS1x(1–b)  tốc độ tăng trưởng cổ tức (g) = tốc độ tăng
trưởng thu nhập. + + Thu nhập = ROE x giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
+ Nếu ROE không đổi, tốc độ tăng trưởng thu nhập = tốc độ tăng trưởng
của vốn CSH theo giá trị sổ sách
+ VCSHn+1 = VCSHn + b x Thu nhập = VCSHn (1 + Thu nhập tái đầu tư/
VCSHn)
 Tốc độ tăng trưởng = Thu nhập tái đầu tư / Giá trị sổ sách của vốn CSH
 Áp dụng
 Mô hình 1 giai đoạn:
a. Phạm vi áp dụng:
DN có tốc độ tăng trưởng ổn định
DN trả cổ tức cao
DN có tỷ lệ nợ ổn định
b. Công thức:

Trong đó: P là giá cổ phiếu
Do: giá trị cổ tức chi vào năm đầu tiên
g: tốc độ tăng trưởng cổ tức
k: suất chiết khấu
 Mô hình 2 giai đoạn:
a. Phạm vi áp dụng:
DN có tốc độ tăng trưởng chưa ổn định nhưng cũng đã hạn chế
DN trả cổ tức tương đối gần với ngân lưu vốn chủ sở hữu
Ngân lưu vốn chủ sở hữu khó ước tính được
b. Công thức:


Trong đó: P là giá cổ phiếu
D1: giá trị cổ tức chi vào năm đầu tiên
g1: tốc độ tăng trưởng cổ tức trong giai đoạn đầu
g2: tốc độ tăng trưởng cổ tức trong giai đoạn sau và giữ
mãi mãi
k: suất chiết khấu
 Mô hình 3 giai đoạn:
a. Phạm vi áo dụng:


Mô hình 2 giai đoạn có nhược điểm là tốc độ tăng trưởng giảm đột ngột từ g1
xuống g2. Mô hình 3 giai đoạn này khắc phục nhược điểm này bằng cách cho tốc độ
tăng cổ tức giảm dần từ g1 xuống g2. Công thức tính trong trường hợp này khá cồng
kềnh nên không hữu ích nhiều.
b. Công thức:

Trong đó:
P1: giá cổ phiếu trong giai đoạn tăng trưởng đều đến năm thứ n
P2: giá cổ phiếu trong giai đoạn tăng trưởng giảm dần từ năm n đến năm d
P3: giá cổ phiếu trong giai đoạn ổn định tăng trưởng mãi mãi sau năm d
 Lưu ý:

Tốc độ tăng trưởng dài hạn g không thể vượt quá tốc độ tăng trưởng cua3 nền
kinh tế ( GNP) thường thấp hơn 1-2%
+ Ở Mỹ, mức cao thì g = lạm phát kỳ vọng chừng 5% + tăng trưởng GNP thực
chừng 3% = 8% là cận trên của mức tăng trưởng cổ tức mãi mãi của công ty; cận dưới
tương ứng là g = 3% + 2% = 5%;
+ Công ty đa quốc gia thì tính theo mức tăng trưởng nền kinh tế thế giới có thể
cao hơn US 1%.

+ Mức lạm phát phải tương ứng với đồng tiền đang sử dụng trong định giá.
Nếu kết quả định giá bằng mô hình DDM có vấn đề:
+ Giá tính được quá thấp: có thể do tỷ lệ trả cổ tức của doanh nghiệp ở giai đoạn
ổn định quá thấp (DPS <40%)  thử dùng mô hình FCFE ổn định; hoặc có thể do
beta của doanh nghiệp ở giai đoạn ổn định cao  sử dụng beta gần bằng 1


+ Giá tính được quá cao: có thể do tốc độ tăng trưởng kỳ vọng quá cao đối với
doanh nghiệp đã ở giai đoạn ổn định  sử dụng tốc độ tăng trưởng gần với tốc độ
tăng GNP.
Ví dụ:
2.2. Ngân lưu tự do doanh nghiệp (Free Cash Flow to Firm - FCFF):
2.2.1. Định Nghĩa:
-

Ngân lưu tự do doanh nghiệp đo lường dòng tiền sau thuế tạo ra từ hoạt
động của doanh nghiệp chỉ để phân phối cho chủ sở hữu và chủ nợ.
Các dòng tiền thuộc về chủ sở hữu hoặc chủ nợ phải được tính vào FCFF
và dòng tiền không thuộc một trong hai nhóm đối tượng này đều phải được
loại bỏ khỏi FCF.

2.2.2. Công thức tổng quát của FCFF:
-

-

-

-


-

-

Ngân lưu tự do doanh nghiệp được tính theo công thức tổng quát sau:
FCFF = EBIT(1 – tC) + DEPR – CAPEX – ∆WC
Trong đó:
DEPR: Khấu hao
CAPEX: chi phí đầu tư TSCĐ
∆WC: thay đổi vốn lưu động
Khấu hao (DEPR) là khoản chi phí kế toán được khấu trừ để tính EBIT,
nhưng không phải là một hạng mục ngân lưu. Vì vậy để thiết lập ngân lưu,
ta cộng trở lại khấu hao vào lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
Hàng năm, doanh nghiệp phải thực hiện đầu tư tài sản cố định (TSCĐ) và
đây là khoản ngân lưu ra và phải được khấu trừ khi tính ngân lưu tư do.
Lưu ý rằng chi phí đầu tư TSCĐ (CAPEX) là chi phí ròng sau khi đã cộng
dòng tiền nếu có từ hoạt động thanh lý tài sản.
EBIT được tính toán dựa vào doanh thu và chi phí kế toán. Doanh thu bao
gồm cả các khoản bán chịu (phải thu) nên không nhất thiết là ngân lưu.
Tương tự, chi phí bao gồm các khoản mua chịu (phải trả) nên cũng không
nhất thiết là ngân lưu. Do vậy, tính toán ngân lưu cần điều chỉnh cho thay
đổi vốn lưu động. Cụ thể, gia tăng vốn lưu động (∆WC) là ngân lưu ra và
phải được trừ đi khi tính ngân lưu tự do
Nếu coi (CAPEX – DEPR) là đầu tư vào TSCĐ ròng và ∆WC là đầu tư vào
tài sản lưu động ròng thì tổng của hai khoản này là mức tái đầu tư (REINV)
của doanh nghiệp:
REINV = CAPEX – DEPR + ∆WC.
FCFF = EBIT(1 – tC) – REINV
Căn cứ vào báo cáo tài chính ta có thể tính toán được ngay FCFF trong
năm hiện tại. Tuy nhiên, công tác định giá đòi hỏi phải tính toán FCFF cho

các năm trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng, do vậy, là một thông số then


-

chốt cần phải được ước tính. Theo nguyên lý tài chính doanh nghiệp, tốc độ
tăng trưởng lợi nhuận hàng năm phụ thuộc vào tỷ lệ tái đầu tư và suất sinh
lợi trên vốn.
• Tỷ lệ tái đầu tư (được định nghĩa là tỷ số giữa REINV và EBIT(1 – tC)
• Suất sinh lợi trên vốn (ROC) được định nghĩa là tỷ số giữa EBIT(1 – tC)
và tổng vốn chủ sở hữu và nợ vay phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
Ngân lưu tự do doanh nghiệp được tính theo công thức:
FCFF = EBIT(1 – tC)(1 –).

2.2.3. Suất chiết khấu của phương pháp định giá FCFF:
-

-

-

-

Trên quan điểm không phân biệt nguồn gốc huy động là nợ hay vốn chủ sở
hữu, chi phí vốn tương ứng với ngân lưu tự do doanh nghiệp phải là bình
quân trọng số của chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí nợ vay. Nói một cách
khác, doanh nghiệp được định giá bằng cách chiết khấu FCFF theo WACC.
WACC được tính sau thuế để bao hàm lợi ích của lá chắn thuế khi vay nợ.
Tức là, do chi phí lãi vay được khấu trừ thuế nên mặc dù doanh nghiệp chịu

lãi suất rD, nhưng về mặt hiệu dụng thì chỉ phải trả (1 – tC)rD với khoản tCrD
là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm do vay nợ.
Điểm đặc biệt cần được lưu ý là WACC đã tính tới lợi ích lá chắn thuế của
nợ vay nên FCFF không tính đến lợi ích này nữa. Vì vậy, FCFF được thiết
lập cho trường hợp doanh nghiệp không vay nợ và do vậy không có chi phí
lãi vay để khấu trừ thuế. Toàn bộ lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) là
lợi nhuận chịu thuế. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp (nếu không vay
nợ) bằng EBIT(1 – tC).
Với cơ cấu vốn không đổi, chi phí vốn bình quân trọng số sau thuế
(Weighted Average Cost of Capital – WACC) của Chemco bằng:

Trong đó:
2.2.4. Công thức chiết khấu theo FCFF – Định giá DN bằng phương pháp
FCFF:
-

Theo nguyên tắc chiết khấu ngân lưu, giá trị doanh nghiệp được tính theo
công thức tổng quát:

-

Doanh nghiệp thường được coi là sẽ tồn tại mãi mãi (ngoại trừ một số trường
hợp ngoại lệ khi ta biết trước doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động vào một


-

-

-


thời điểm nhất định và thanh lý tài sản). Tuy nhiên, việc ước lượng ngân
lưu cho từng năm mãi mãi về sau là điều không thể. Mô hình định gia phải
xác định một thời điểm mà sau đó ta sẽ không ước tính ngân lưu một cách
cụ thể nữa. Thay vào đó, ta coi doanh nghiệp có một giá trị kết thúc
(terminal value – TV) bằng tổng ngân lưu tự do từ thời điểm đó đến mãi
mãi về sau chiết khấu về năm kết thúc.
Cách làm trên cũng phù hợp với một thực tế là mọi doanh nghiệp, nếu
không đang tăng trưởng ổn định, thì sau một giai đoạn tăng trưởng bất
thường cũng sẽ bước vào ổn định. Quy mô ngày một lớn của doanh nghiệp,
vị thế độc quyền bị xói mòn, sự chín muồi hay già cỗi của công nghệ và sản
phẩm, mức độ phát triển của thị trường là những yếu tố quyết định việc
doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định.
Trong giai đoạn tăng trưởng ổn định, ta thường giả định doanh nghiệp có
tốc độ tăng trưởng lợi nhuận không đổi mãi mãi về sau. Gọi n là năm cuối
cùng trước khi bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định, giá trị kết thúc
chính là giá trị hiện tại quy về năm n của chuỗi ngân lưu tăng đều mãi mãi
từ năm n +1 trở đi với tốc độ tăng gs.

Giá trị doanh nghiệp bằng tổng các giá trị hiện tại của FCFF trong những
năm tăng trưởng nhanh rồi cộng với PV(TV):

2.2.5. Độ phù hợp của phương pháp này đối với DN:


Phương pháp dựa vào FCF thích hợp đối với:

+ Những công ty không thường xuyên trả cổ tức;
+ Những công ty có cổ tức nhưng không liên hệ một cách rõ rang với lợi ích của công
ty;

+ Những công ty có FCF tương ứng với khả năng sinh lãi;
+ Triển vọng đánh giá gắn liền với các cổ đông đa số kiểm soát công ty.
 Nhược điểm:
+ Trong một vài trường hợp, việc áp dụng phương pháp dựa vào FCF có vẻ khó khăn.
+ Những công ty có một khoản đầu tư thường xuyên có thể có FCF âm trong nhiều
năm: những khoản chi ra và sự ước tính trở nên khó khăn.


2.3. Ngân lưu tự do chủ đầu tư (Free Cash Flow to Equity – FCFE)
2.3.1. Định nghĩa:
-

Phương pháp chiết khấu ngân lưu chủ đầu tư là dựa vào ngân lưu tự do mà
chủ đầu tư được hưởng. Ta biết rằng ngân lưu vốn doanh nghiệp tính được
ở phần trên thuộc về cả chủ nợ lẫn chủ đầu tư. Vì vậy, ngân lưu tự do chủ
đầu tư được tính bằng cách bóc tách ngân lưu nợ vay mà chủ nợ được
hưởng (trả lãi vay và trả nợ gốc ròng) ra khỏi ngân lưu vốn doanh nghiệp.
Chiết khấu FCFE bằng chi phí vốn chủ sở hữu, rE cho ta giá trị vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp, VE

2.3.2. Công thức tính FCFE:
-

Ngân lưu tự do vốn chủ sở hữu bằng

FCFE = NI – Tái đầu tư + Vay nợ mới – Trả nợ cũ
FCFE = (EBIT – rDD)(1 – tC) – EBIT(1 – tC) + Vay nợ mới – Trả nợ cũ
FCFE = EBIT(1 – tC)(1 – ) + rDDtC – (rDD – Vay nợ mới + Trả nợ cũ)
FCFE bằng ngân lưu vốn doanh nghiệp đo bằng EBIT(1 – tC)(1 – ) + rDDtC
trừ đi ngân lưu nợ vay đo bằng (Lãi vay – Vay nợ mới + Trả nợ cũ).

Kết luận:
-



Phương pháp chiết khấu ngân lưu tự do chủ đầu tư cũng cho kết quả giá trị vốn chủ sở
hữu bằng đúng như phương chiết khấu ngân lưu tự do doanh nghiệp. Kết quả này có
được là do cơ cấu vốn của doanh nghiệp được giữ nguyên không đổi trong tất cả các
năm và cơ cấu vốn được tính dựa vào giá trị đích thực của nợ vay và vốn chủ sở hữu.
Trên thực tế, doanh nghiệp có cơ cấu vốn thay đổi theo thời gian. Hơn thế nữa, ta
không bao giờ biết trước được giá trị đích thực của nợ vay hay vốn chủ sở hữu, mà chỉ
biết được giá trị sổ sách và có thể là giá trị thị trường. Do vậy, trong định giá doanh
nghiệp trên thực tế, hai phương pháp chiết khấu ngân lưu thường cho kết quả khác
nhau.
2.4. Phương pháp bội: Vân, Hương
2.4.1.Tỷ số giá/ Giá trị kế toán: (P/B - Price/Book value ratio)
Chỉ số P/B
Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh
giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán
bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần
nhất của cổ phiếu đó


Ưu điểm
1. Vì BV là giá trị tích lũy trên bảng cân đối kế toán, cho nên BV thường lớn hơn 0
ngay cả khi EPS âm. Thông thường chúng ta dùng P/B khi EPS âm
2. Vì BV thường ổn định hơn EPS, P/B sẽ là một chỉ số tốt khi EPS quá biến động
3. Giá trị kế toán là hợp lý đối với các công ty nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản
cao (Công ty bảo hiểm, ngân hàng, thể chế tài chính trung gian…)
Đặc biệt, Chỉ số P/B được sử dụng rộng rãi trong giới phân tích đối với ngành

ngân hàng. Giá trị sổ sách của một ngân hàng thường được coi là một dấu hiệu tốt về
giá trị nội tại của ngân hàng vì hầu hết các tài sản của nó, như trái phiếu và các khoản
cho vay thương mại, có giá trị tương đương với giá trị sổ sách. Không chỉ thế, P/B
cũng được ưu chuộng sử dụng bên ngoài ngành ngân hàng nhờ vào những ưu điểm
của chỉ số này, như được trình bày dưới đây
4. Những nghiên cứu kinh nghiệm cho thấy rằng, tỷ số P/B là một nhân tố giải thích
sự khác biệt về suất sinh lời dài hạn
Nhược điểm:
1. Không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ, nơi mà tài sản vô hình
(tài sản con người) còn quan trọng hơn bất kỳ tài sản hữu hình nào
2. Sự khác biệt trong các mô hình và chiến lược kinh doanh giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành có thể dẫn đến sự khác biệt trong các giá trị BV, do vậy P/B sẽ
không phải là một chỉ số tốt để so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành.
3. Sự linh hoạt trong việc lựa chọn các nguyên tắc kế toán (expensing v.s capitalizing)
dẫn đến sự khác biệt về giá trị tài sản, thậm chí chất lượng tài sản, được ghi nhận
trong bảng cân đối kế toán. Điều này khiến cho việc so sánh giữa các công ty với nhau
sử dụng P/B có thể gây nhầm lẫn
Công thức :
P/B= Giá cổ phiếu/ ( Tổng giá trị tài sản – Nợ - Giá trị tài sản vô hình)
Hay
P/B = (giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu)/ (giá trị kế toán của vốn chủ sở hữu)
P/B = giá thị trường của một cổ phiếu / giá trị kế toán của một cổ phiếu
Như vậy:
Giá mỗi cổ phiếu = P/B x Trị giá tài sản của mỗi cổ phiếu


×