Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận môn quản trị ngân hàng phân tích ngân hàng bưu điện liên việt 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.47 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT 2010-2014

GVHD:

PGS.TS: TRƯƠNG QUANG THÔNG

Lớp:

NH Chiều 7 – Khóa 24 – Nhóm 12

Thành viên
1. Nguyễn Tấn Thuận
2. Trần Hoa Nhã Trúc
3. Nguyễn Thảo Uyên
4. Ngô Văn Hậu
5. Phạm Triều Dung

Tháng 12 năm 2015


PHÂN TÍCH NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT 2010 – 2014
I.

Thông tin chung
1. Thông tin khái quát:
- Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN


VIỆT
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 6300048638
- Vốn điều lệ: 6.460.000 triệu đồng
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 6.460.000 triệu đồng
- Địa chỉ: Số 32 Nguyễn Công Trứ, Phường 1, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu
Giang, Việt Nam.
- Số điện thoại: 0711.3581727
- Số fax: 0711.3581727
- Website: www.lienvietpostbank.com.vn
2. Quá trình hình thành và phát triển:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép
thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu
điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện
(VPSC) và bằng tiền mặt, Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu
điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở
thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.
Các mốc sự kiện quan trọng kể từ khi thành lập đến nay:
- Ngày 28/03/2008: Lễ trao giấy phép thành lập Ngân hàng TMCP Liên Việt tổ
chức tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Ngày 01/05/2008: Khai trương hoạt động Ngân hàng TMCP Liên Việt tại tỉnh Hậu
Giang.
- Ngày 30/10/2009: Hoàn thành đợt tăng vốn điều lệ từ 3.300 tỷ lên 3.650 tỷ đồng.
- Ngày 24/06/2011: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký ban hành văn
bản số 4856/NHNN-TTGSNH về việc tăng vốn điều lệ từ 5.650 tỷ đồng lên 6.460
tỷ đồng. Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt

Nam) trở thành cổ đông lớn nhất của Ngân hàng.
- Ngày 22/07/2011: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Quyết định số
1633/QĐ-NHNN về việc thay đổi tên gọi của Ngân hàng TMCP Liên Việt thành
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).
- Ngày 29/07/2011: Lễ ra mắt Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng
bưu điện đầu tiên của Việt Nam.
Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty
Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất
(SASCO).
Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính –
Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit
Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited…


LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội
lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.
3. Slogan

LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN.
4. Tầm nhìn LienVietPostBank

Trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam - Ngân hàng của mọi người.
5. Sứ mệnh

Cung cấp cho khách hàng và xã hội các sản phẩm, dịch vụ đa dạng với chất lượng
cao; mang lại lợi ích cao nhất cho Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và xã hội.
II.

Phân tích hoạt động của LienVietPostBank

1. Ngành nghề kinh doanh
- Nghiệp vụ huy động vốn từ hoạt động nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi,
trái phiếu và giấy tờ có giá, vay vốn của các tổ chức tín dụng, vay vốn ngắn hạn
của Ngân hàng Nhà nước và hình thức huy động vốn khác theo quy định.
- Nghiệp vụ về cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức như cho vay,
chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các
hình thức cấp tín dụng theo quy định.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp; tham gia thị
trường tiền tệ; kinh doanh, thành lập công ty trực thuộc; kinh doanh ngoại hối và
vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế; hoạt động ủy thác, nhận ủy
thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc
quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp
đồng ủy thác, đại lý; cung ứng dịch vụ bảo hiểm; tư vấn tài chính, tiền tệ; bảo
quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các hoạt động khác
có liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
2. Mạng lưới
Tính đến 31/12/2014, LienVietPostBank đã có 91 điểm giao dịch, bao gồm 56 chi
nhánh, 33 Phòng giao dịch, 2 quỹ tiết kiệm tại 51 Tỉnh/Thành phố. Ngoài ra, còn 05
Chi nhánh đã được gửi hồ sơ lên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chờ chấp thuận.
Trong đó 02 địa bàn kinh doanh chính, chiếm trên 10% tổng doanh thu trong 02 năm
gần nhất của Ngân hàng là khu vực Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
3. Định hướng phát triển
- Các mục tiêu chủ yếu năm 2015:
• Cổ tức: dự kiến tỷ lệ chi trả cổ tức là 8%/năm.
• Tổng tài sản: 135.000 tỷ đồng.
• Dư nợ tín dụng thị trường 1: 82.000 tỷ đồng.
• Huy động vốn thị trường 1: 115.000 tỷ đồng.
• Lợi nhuận trước thuế: 936 tỷ đồng.
• Chính sách phát triển mạng lưới: Trong năm 2015, LienVietPostBank sẽ


tiếp tục khai trương 5 Chi nhánh và gửi hồ sơ đề nghị mở mới thêm 7 Chi
nhánh, nâng tổng số Tỉnh/Thành phố có chi nhánh của LienVietPostBank
lên con số 63/63. Đồng thời, dự kiến nâng cấp khoảng 100 Phòng giao
dịch sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận (dự kiến lộ trình đến
hết năm 2018 LienVietPostBank sẽ có Phòng giao dịch Ngân hàng tại 700
huyện trên toàn quốc).




Chính sách quản lý rủi ro: Kiểm soát nợ xấu dưới 3%, tăng cường chất
lượng tín dụng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn luôn ở mức cho phép.
• Chính sách chi phí hoạt động: Đảm bảo đủ ngân sách hoạt động hiện tại và
phát triển thêm các Chi nhánh mới và PGDBĐ theo kế hoạch mở mạng
lưới, tiết giảm chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Chiến lược phát triển trung và dài hạn: Trở thành “Ngân hàng của mọi người” –
“Bán lẻ - Dịch vụ - Kinh doanh đa năng” với phương châm: “Sức mạnh – Đổi mới
– Hiệu quả - Bền vững – An toàn”.
- Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng: Gẵn xã hội trong kinh
doanh là phương châm hoạt động mang tính lâu dài của Ngân hàng TMCP Bưu
điện Liên Việt. Song song với việc phát triển có hiệu quả các hoạt động kinh
doanh, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cam kết tích cực đóng góp cho cộng
đồng và xã hội thông qua các hoạt động xã hội trực tiếp, các hoạt động tài trợ, từ
thiện, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội của mỗi thành viên trong
“Đại gia đình” Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
- Các rủi ro:
• Ngành Ngân hàng nói chung đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do
những tác động bất lợi của nên kinh tế vĩ mô trong nước và ngoài nước,
nhiều rủi ro tiềm ẩn, nợ xấu có chiều hướng gia tăng.

• Ngành nghề gặp nhiều rủi ro ảnh hưởng mạnh đến hoạt động Ngân hàng:
Thị trường bất động sản đang lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng,
nhiều dự án sẽ bị đình đốn. Thị trường chứng khoán ít điểm sáng.
4. Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án:
4.1. Các khoản đầu tư lớn:
- Năm 2013:
• Hoạt động kinh doanh ngoại tệ (FX): Tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số
và loại hình giao dịch ngoại tệ, trong năm 2013 Ngân hàng TMCP Bưu
điện Lien Việt là 1 trong 5 ngân hàng có doanh số giao dịch với Ngân hàng
Nhà nước cao nhất trên toàn hệ thống.
• Hoạt động kinh doanh tiền tệ (MM): Đảm bảo tốt khả năng thanh khoản
tại mọi thời điểm, đồng thời tích cực tìm các nguồn đầu ra ngắn hạn có lãi
suất tốt nhất nhằm “cắt lỗ” trong điều kiện nguồn vốn dư thừa.
• Hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán nợ: Trong năm 2013 chủ yếu
đầu tư vào kênh trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu TCTD, Tín phiếu
NHNN…có lãi suất cao hơn so với cho vay/gửi tiền trên thị trường liên
ngân hàng, đây cũng là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả của Ngân hàng
trong năm 2013
- Năm 2014:
• Hoạt động kinh doanh ngoại tệ (FX): Tăng trưởng mạnh về cả doanh số và
số lượng giao dịch với 7.764 giao dịch được thực hiện với doanh số đạt
26,72 tỷ USD, trong đó chủ yếu là các giao dịch liên ngân hàng và giao
dịch với Ngân hàng Nhà nước. Năm 2014, LienVietPostBank tiếp tục là 1
trong 5 ngân hàng có doanh số giao dịch với Ngân hàng Nhà nước cao
nhất trên toàn hệ thống và là 1 trong 10 ngân hàng có doanh số giao dịch
hoán đổi ngoại tệ lớn nhất thị trường.
• Hoạt động kinh doanh tiền tệ (MM): Đảm bảo tốt khả năng thanh khoản
tại mọi thời điểm, trạng thái ngoại tệ của Ngân hàng được điều chỉnh linh
hoạt và phù hợp với biến động của thị trường đồng thời thích cực tìm các
nguồn đầu ra ngắn hạn có lãi suất tốt nhất nhằm “cắt lỗ” trong điều kiện

nguồn vốn dư thừa.




Hoạt động đầu tư chứng khoán nợ: Phát triển hiệu quả mảng nghiệp vụ về
trái phiếu (bao gồm đầu tư, kinh doanh, mua bán có kỳ hạn các loại trái
phiếu…) trên thị trường. Kết quả đầu tư Trái phiếu Chính phủ tăng hơn
6.400 tỷ và Tín phiếu Kho bạc Nhà nước tăng 7.000 tỷ so với cuối năm
2013 với lãi suất cao hơn so với cho vay/gửi tiền trên thị trường liên ngân
hàng, là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả đối của Ngân hàng trong thời gian
qua. Đặc biệt, LienVietPostBank tiếp tục được Bộ Tài chính xét chọn là
thành viên đấu thầu Trái phiếu Chính phủ trong 3 năm liền (2013, 2014,
2015) trong điều kiện số lượng thành viên đang bị thu hẹp dần.
4.2. Các công ty con, công ty liên kết: Không có
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH LIÊN VIỆT POST BANK (LPB) GIAI ĐOẠN
2010 -2014
1. Tổng tài sản
Bảng 1: Tổng tài sản LPB giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Tổng tài sản
34,9
56,1
66,4
79,5

100,8
Tốc độ tăng
60,4%
18,3%
19,8%
26,6%
trưởng
III.

(Nguồn: báo cáo tài chính kiểm toán LVPB giai đoạn 2010-2014)

Biểu đồ 1: Tổng tài sản LPB giai đoạn 2010 - 2014

Tổng tài sản LPB giai đoạn 2010-2014 tăng trưởng liên tục, với mức tăng bình quân
trên 20%/năm. Năm 2011 đánh dấu bước tăng đột biến về tổng tài sản sau khi Tổng Công
ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào
LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt,
giúp tổng tài sản cuối năm 2011 đạt 56,1 nghìn tỷ đồng, tăng 60,4% so với năm 2010.
Đến năm 2014, Tổng tài sản LPB đạt 100,8 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, so với các ngân
hàng đang được niêm yết thì tổng tài sản của LPB chỉ ở mức trung bình. Cơ cấu tài sản:


Bảng 2: Cơ cấu tài sản LPB giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng

Bảng 3: Tỷ trọng các loại tài sản trong cơ cấu tài sản
Đơn vị tính: %

Trong cơ cấu tổng tài sản giai đoạn 2010 – 2014, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán
luôn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản LVPB. So với tỷ lệ chứng khoán đầu

tư sẵn sàng để bán với một số ngân hàng: Vietcombank (11% năm 2014), Vietinbank
(14% năm 2014), ACB (21% năm 2014) ta có thể thấy việc cho vay của LPB là khá khó
khăn, và phải dùng vốn sử dụng đầu tư vào danh mục tài sản sinh lời khác. Tuy nhiên,
trong bối cảnh thị trường tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng còn gặp nhiều khó
khăn, giá chứng khoán liên tục biến động thì rủi ro hoạt động với cơ cấu tài sản của LPB
như trên là khá lớn.
2. Nguồn vốn
a. Tình hình huy động vốn thị trường 1
Bảng 4: Tình hình huy động vốn thị trường 1 của LPB giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng


Hoạt động huy động vốn có sự tăng trưởng nhanh trong 4 năm gần nhất, với tốc độ
tăng trưởng trung bình khoảng 40%/năm, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn
ngành (khoảng 16%). Trong đó, huy động tiết kiệm tiền gửi từ dân cư (đặc biệt từ hệ
thống phòng giao dịch Bưu Điện) và tổ chức kinh tế tăng mạnh, chiếm cơ cấu tỷ trọng
cao trong tổng vốn huy động. Với chính sách thu hút nguồn vốn giá rẻ và ổn định từ các
Tập đoàn, Tổng công ty lớn thông qua các dịch vụ thu chi hộ, đặc biệt huy động dân cư
thông qua hệ thống tiết kiệm bưu điện là nền tảng cơ sở để nguồn vốn huy động thị
trường 1 của LPB luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững.
b. Vốn chủ sở hữu
Bảng 5: Vốn điều lệ LPB giai đoạn 2010 – 2014

Biểu đồ 2: Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ LPB giai đoạn 2010 – 2014


Biểu đồ 3: Vốn điều lệ các ngân hàng tại Việt Nam năm 2014

Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của LPB là khá khiêm
tốn trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần và nhỏ hơn rất nhiều so với nhóm ngân

hàng thương mại nhà nước.
3. Tình hình an toàn vốn

Hệ số CAR của LPB trong giai đoạn 2010 – 2014 nhìn chung giảm qua các năm, tuy
nhiên đảm bảo theo yêu cầu của NHNN (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%). Năm 2011 hệ
số CAR đạt mức cao (23,23%), nguyên nhân là do trong năm LPB tăng vốn điều lệ trong
khi cơ cấu tài sản có vẫn tương đối an toàn. Hệ số CAR của LPB năm 2014 ở mức tương


đối thấp so với một số ngân hàng trong khối thương mại cổ phần (Eximbank ~ 15%, ACB
~ 14%, TPBank ~ 15,04%) và tương đương với các ngân hàng lớn và hoạt động có hiệu
quả năm 2014 (MB ~ 10,7%, Sacombank ~ 9,87%). Với hệ số CAR như trên đủ đảm bảo
an toàn theo quy định NHNN nhưng cũng mang đến cơ cấu tài sản có khả năng sinh lời
cao hơn, tạo cơ hội mang lại lợi nhuận cho LPB.
4. Tình hình thanh khoản
Biểu đồ: Tỷ lệ Tiền gửi và cho vay liên ngân hàng/Tổng tài sản LPB giai đoạn
2010 - 2014

Tỷ lệ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng/Tổng tài sản của LPB tăng mạnh trong năm
2011 (đạt 38,11%), nhưng giảm dần từ 2012 đến năm 2014. Tỷ lệ năm 2014 đạt 11,54%,
mức khá tốt so với các TCTD hoạt động ổn định trên thị trường năm 2014 như MB
(14,5%), Sacombank (7,2%), ACB (6%) cho thấy khả năng thanh khoản của LPB là khá
đảm bảo.
Để đánh giá tính thanh khoản, bên cạnh tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản, nhóm
lựa chọn tỷ lệ Tổng tài sản có khả năng thành toán ngay/Tổng nợ phải trả để đánh giá.
Biểu đồ: Tỷ lệ Tổng tài sản có khả năng thành toán ngay/Tổng nợ phải trả


Tỷ lệ Tổng tài sản có khả năng thành toán ngay/Tổng nợ phải trả có xu hướng giảm
trong những năm qua, tuy nhiên được duy trì cao hơn so với quy định NHNN (quy định

NHNN là 15%) cho thấy tình hình thanh khoản luôn được duy trì ở mức ổn định so với
quy định.
5. Chất lượng thu nhập
Bảng: Cơ cấu thu nhập LPB giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Thu nhập từ lãi và các
2,48
5,19
6,34
6,15
6,16
khoản thu nhập tương tự
9
3
1
5
3
Thu nhập từ hoạt động dịch
vụ và hoạt động khác
47
82
90
107
53
6,43
Tổng cộng
2,536
5,275
1

6,262
6,216
Biểu đồ: Tỷ lệ thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự/Tổng thu nhập
HĐKD

Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng
thu nhập từ hoạt động kinh doanh của LPB, cá biệt năm 2014 tỷ lệ này hơn 99% cho thấy
thu nhập của LPB phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tín dụng và đầu tư, thu nhập từ dịch vụ
và các hoạt động khác rất thấp. So với các TCTD khác như ACB, MB, STB thì cơ cấu thu
nhập của LPB là rất chênh lệch.


Biểu đồ: So sánh cơ cấu thu nhập của LPB và một số TCTD khác năm 2014

Trong bối cảnh hoạt động tín dụng gặp khó khăn, việc cho vay và đầu tư gặp nhiều rủi
ro thì cơ cấu thu nhập như trên là tương đối rủi ro đối với hiệu quả hoạt động của LPB.
Với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, trong thời gian tới LBP
cần phải đa dạng hóa dịch vụ tài chính, cung cấp các tiện ích tốt hơn, tăng cường bán
chéo các dịch vụ nhằm cải thiện cơ cấu thu nhập, giúp hiệu quả hoạt động ổn định hơn
trong thời gian tới.
6. Các hệ số tỷ suất sinh lời
Bảng: ROAA, ROEA và NIM của LPB giai đoạn 2010 – 2014
Năm 2010
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu bình quân
17.21%
18.26%
12.42%
7.72%

6.36%
(ROEA)
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài
2.61%
2.14%
1.42%
0.78%
0.52%
sản bình quân (ROAA)
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần
4.98%
4.55%
3.57%
2.88%
(NIM)
3.87%


Biểu đồ: ROAA, ROEA và NIM của LPB giai đoạn 2010 – 2014

Các chỉ số về hiệu quả hoạt động của LPB có sự tăng trưởng năm 2011, tuy nhiên và
các năm tiếp theo suy giảm liên tục. Năm 2011 đánh dấu sự tăng trưởng tổng tài sản cũng
như tổng nguồn vốn của LPB khi Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào
LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt,
giúp tổng tài sản cuối năm 2011 đạt 56,1 nghìn tỷ đồng, tăng 60,4% so với năm 2010. Tuy
nhiên, sau khi tăng về quy mô tài sản và nguồn vốn, các chỉ số hiệu quả hoạt động đều
giảm do lợi nhuận sau thuế giảm.
Bảng: Thu nhập, chi phí và lợi nhuận LPB giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm

Năm
Năm
Năm
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2,53
5,27
6,43
6,23
6,21
Tổng thu nhập
6
5
1
4
6
51
93
1,03
1,19
1,35
Chi phí hoạt động
1
9
6
1

0
Chi phí dự phòng rủi ro tín
5
7
30
28
22
dụng
7
5
6
3
6
68
97
86
56
46
Lợi nhuận sau thuế
2
7
8
6
6
Ta có thể thấy, mặc dù thu nhập vẫn tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thu nhập vẫn
thấp hơn tốc độ tăng trưởng chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Nguyên nhân chi phí hoạt động tăng mạnh là do quy mô hoạt động sau khi mua lại VPSC
mở rộng, lượng nhân viên và địa điểm giao dịch tăng dẫn đến chi phí hoạt động tăng. Bên
cạnh đó, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh giai đoạn 2010 – 2014 (tốc độ tăng trung bình
hơn 40% /năm nên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng. Đây là 2 nhân tố chính làm

giảm lợi nhuận sau thuế của LPB trong những năm qua.
Như vậy, có thể thấy việc Liên Việt Bank mua lại VPSC chưa mang lại hiệu quả về
mặt hoạt động như kỳ vọng xét trên các chỉ số ROAA, ROEA, tính hiệu quả theo quy mô
chưa cao.


Biểu đồ: Tăng trưởng thu nhập, chi phí và lợi nhuận LPB giai đoạn 2010 – 2014

Bên cạnh đó, hệ số NIM của LPB giai đoạn 2010 – 2014 có xu hướng giảm, nguyên
nhân là do áp lực cạnh tranh từ các TCTD nên biên lợi nhuận trong hoạt động tín dụng
(hoạt động chiếm hơn 95% tổng thu nhập trong các năm qua) thấp, làm suy giảm hiệu quả
hoạt động. Tuy nhiên, hệ số NIM vẫn đạt trên 3%, mức sinh lời được đánh là là khá tốt.
7. Chất lượng tín dụng
Bảng: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu LPB giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị tính:tỷ đồng, %
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
10.114
12.757
28.808
35.425
46.399
Tổng dư nợ tín dụng
Tốc độ tăng trưởng tín
25,7%
126,7%
22,9%
30,7%
dụng
4,10%
4,99%

4,41%
1,68%
Tỷ lệ nợ quá hạn
2,71
Tỷ lệ nợ xấu
0,42%
2,14%
%
2,48%
1,10%
Tổng dư nợ tín dụng của LPB tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2010 – 2014, tốc độ
tăng trưởng trung bình trên 30%/năm, đây là tốc độ tăng trưởng nhanh so với toàn hàng
(tốc độ tăng trưởng toàn hàng năm 2014 là 12,62%). Trong bối cảnh chung của thị trường
khó khăn phát triển tín dụng nhưng LPB đã có những chính sách thay đổi kịp thời nhằm
hạ lãi suất tín dụng, tham gia tài trợ vốn cho nhiều dự án lớn, trọng điểm quốc gia; hỗ trợ
vốn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, tăng cường tín dụng đối với KHCN
và SMEs... Bên cạnh đó, số lượng khách hàng có sự tăng trưởng mạnh, cơ cấu khách
hàng được cải thiện. Số lượng khách hàng cho với tới cuối năm 2014 đạt 33.896 khách
hàng, tăng 20.868 khách hàng (tương đương tăng 160%) so với năm 2013. Trong đó,
riêng mảng bán lẻ, toàn hệ thống tăng mới 20.492 khách hàng tín dụng bán lẻ, gấp 2 lần
so với số lượng khách hàng tín dụng bán lẻ còn lại của cả giai đoạn 2008 – 2013. Với sự
gia tăng về số lượng khách hàng, cơ cấu dư nơ thay đổi theo hướng bán lẻ, cùng với các
biện pháp giải quyêt sợ xấu quyết liệt như: trích lập dự phòng rủi ro theo quy định trong
các năm qua, bán nợ cho VAMC (tính đến hết 31/12/2014 đã bán tổng nợ xấu khoảng
1.770 tỷ đồng cho VAMC)...đã giúp tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn có xu hướng giảm trong 3


năm qua, giúp chất lượng tín dụng được cải thiện nhiều. Tỷ lệ nợ xấu năm 2014 đạt 1,1%,
mức tương đối tốt so với toàn ngành.
8. So sánh hoạt động LPB với VP Bank, TP Bank, SeaBank và ACB năm 2014

Bảng: So sánh hoạt động LPB với VP Bank, TP Bank, SeaBank và ACB năm 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
LPB
VP Bank
TP Bank SeaBank
ACB
Tổng tài sản
100,802
163,241
51,478
80,184
192,997
Vốn CSH
7,391
8,980
4,237
5,682
12,615
Tổng dư nợ tín
46,399
78,379
19,839
32,066
131,021
dụng
Lợi nhuận sau
466
1,254
535
87

284
thuế
ROAA
2.61
0.88
1.28
0.11
0.15
ROEA
17.21
15.01
13.5
1.52
2.88
NIM
3.87
4.42
2.44
0.99
0.82
Biểu đồ 1: Tổng tài sản, Vốn CSH và Tổng dư nợ tín dụng của LPB so với các đối thủ
Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy, xét về cả tổng tài sản, vốn chủ sở hữu hay tổng dư nợ tín
dụng, LPB nằm ở mức trung bình so với các đối thủ khác.
Biểu đồ 2: So sánh lợi nhuận sau thuế của LPB với các đối thủ
Biểu đồ 3: ROE, ROA, NIM so với các đối thủ
LPB có chỉ số ROAA, ROEA và NIM tương đối cao so với các đối thủ cùng ngành.

9. Đánh giá kết quả đạt được năm 2014 so với mục tiêu trước khi Liên Việt Bank

STT

1

sáp nhập với VPSC.
Tiêu chí
Trước sáp nhập

Sau sáp nhập (năm Đánh
2014)
giá
Mạng lưới hoạt 47 chi nhánh và Hơn 10.000 điểm giao Đạt
động: lớn nhất Việt PGD
dịch
Nam


Chiến lược kinh
doanh: trở thành
ngân hàng bán lẻ
hàng đầu tại Việt
Nam.

3

Sau 5 năm sáp nhập
sẽ trở thành một
trong 10 ngân hàng
TMCP hàng đầu tại
Việt Nam.

Ngân hàng bán

buôn bán lẻ đa
năng, với cơ cấu dư
nợ cho vay tổ
chức/Tổng dư nợ ~
74%, Dư nợ cho
vay cá nhân/Tổng
dư nợ ~ 26%.

Ngân hàng bán buôn Đạt một
bán lẻ đa năng, với cơ phần
cấu dư nợ cho vay tổ
chức/Tổng dư nợ ~
60%, Dư nợ cho vay cá
nhân/Tổng dư nợ ~
40%.
- Vốn điều lệ: 16/32 Chưa
TCTD.
đạt
- Tổng tài sản: 14/32
TCTD.

10. Nhận định, đánh giá.

Tình hình tài chính của LPB giai đoạn 2010 – 2014 có nhiều biến động, đặc biệt là
sau khi Liên Việt bank sáp nhập VPSC. Thương vụ sáp nhập giúp LPB có sự tăng trưởng
nhanh về tổng tài sản, huy động vốn, quy mô hoạt động, trở thành một trong những ngân
hàng có mạng lưới hoạt động lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế liên tục
giảm, tính kinh tế theo quy mô chưa cao nên các chỉ số hiệu quả hoạt động (ROAA,
REOA) ở mức thấp.
Hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng nhanh so với mức bình quân toàn ngành, chất

lượng tín dụng đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn giảm, tuân thủ quy định NHNN. Các
chỉ số thanh khoản đảm bảo.
4 năm sau khi sáp nhập với VPSC, LPB đã đạt được một số mục tiêu đề ra: trở thành
ngân hàng có mạng lưới hoạt động lớn nhất Việt Nam, thực hiện một phần chuyển dịch
chiến lược kinh doanh thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt
được mục tiêu trở thành một trong 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam và khai thác hết tiềm
năng từ mô hình Ngân hàng Bưu điện, nâng cao hiệu quả hoạt động thì LPB cần phải nỗ
lực cải tổ hơn nữa quy trình hoạt động, cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, tăng cường phát
triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, đặc biệt là hoạt động bán chéo sản phẩm, phát triển
hơn nữa tín dụng vi mô đối với cá nhân và hộ gia đình.



×