Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận phân tích ngân hàng thuwong mại cổ phần ngoại thương việt nam 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.78 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Lớp: CH14 – K24 – GĐ A314 – CHIỀU THỨ 7

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2010 - 2014

PGS TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG
Nhóm 10:
1.
2.
3.
4.
5.

Đặng Thị Ngọc Hân
Phạm Thị Kim Thoa
Ôn Quỳnh Như
Nguyễn Thị Diễm Chi
Nguyễn Thị Anh Gái

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


Phân Tích NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam 2010 – 2014 GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông

MỤC LỤC


Phân Tích NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam 2010 – 2014 GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông



DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Danh mục Bảng biểu:

Danh mục Đồ thị:

Trang 3


Phân Tích NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam 2010 – 2014 GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông

I.

GIỚI THIỆU:

1.1 Thông tin chung vietcombank:
 Tên công ty bằng tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM
 Tên công ty bằng tiến Anh: JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR
FOREIGN TRADE OF VIET NAM.
 Tên giao dịch: VIETCOMBANK
 Tên viết tắt: VIETCOMBANK
 Giấy phép thành lập và hoạt động số 138/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam cấp ngày 23/05/2008.
 Địa chỉ: 198 Trần Quang Khải – P. Lý Thái Tổ - Q. Hoàn Kiếm – Tp. Hà Nội –
Việt Nam.
1.2 Lịch sử hình thành:
Vietcombank tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt
Nam được thành lập ngày 20/01/1995 theo Nghị định 443/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 1961, Sở Quản lý Ngoại hối được đổi tên thành Cục Ngoại hối thuộc Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam theo Nghị định 171/CP ngày 26/10/1961 của Hội đồng Chính phủ.
1963-1975: Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị
định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ
Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong giai đoạn 1963-1975,
thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Vietcombank đã đảm đương thành công nhiệm vụ
lịch sử lớn lao là một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam góp phần
xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường miền
Nam.
 1976-1990: Vietcombank đã trở thành Ngân hàng Đối ngoại duy nhất của Việt
Nam trên cả 3 phương diện: nắm giữa ngoại hối của quốc gia, thanh toán quốc tế,
cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu. Sau 1975, Vietcombank tiếp quản hệ thống
ngân hàng của chế độ cũ, tham gia đàm phán giảm, hõa thành công nợ Nhà nước
tại Câu lạc bộ Paris, London. Trong điều kiện bị vao vây cấm vận kinh tế,
Vietcombank tiếp tục nhận viện trợ, tìm kiếm các nguồn vay ngoại tệ, đẩy mạnh
thanh toán quốc tế để phục vụ sự nghiệp khôi phục đất nước sau chiến tranh và
xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.
 1991-2007: Vietcombank đã chính thức chuyển từ Ngân hàng chuyên doanh Đối
ngoại trở thành một Ngân hàng Thương mại Nhà nước có hệ thống mạng lưới trên
toàn quốc và quan hệ ngân hàng đại lý trên khắp thế giới. Vietcombank cũng là
Ngânhàng đầu tiên triển khai và hoàn thành Đề án Tái cơ cấu (2000-2005) mà
trọng tâm là nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, đổi mới công nghệ,
phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đóng góp cho sự ổn định và phát
triển kinh tế, đồng thời tạo dựng uy tính đối với cộng đồng tài chính khu vực và
toàn cầu.

Trang 4


Phân Tích NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam 2010 – 2014 GVHD: PGS TS. Trương Quang Thông
 2007-2014: Năm 2007, Vietcombank tiên phong cổ phần hóa trong ngành Ngân


hàng và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chún.
Vietcombank đã chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ
phần. Ngày 30/06/2009, Vietcombank chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao
dịch chứng khoán Tp.HCM.

II.

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG:

2.1 Phân tích các sản phẩm dịch vụ:
 Dịch vụ tài khoản
 Dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết





kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu)
Dịch vụ cho vay (ngắn, trung, dài
hạn)
Dịch vụ bảo lãnh
Dịch vụ chiết khấu chứng từ
Dịch vụ thanh toán quốc tế


Trang 5










Dịch vụ chuyển tiền
Dịch vụ thẻ
Dịch vụ nhờ thu
Dịch vụ mua bán ngoại tệ
Dịch vụ ngân hàng đại lý
Dịch vụ bao thanh toán
Các dịch vụ khác theo Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh


 Hiện nay, VCB cung cấp các sản phẩm đa dạng cho các đối tượng khách hàng
doanh nghiệp, cá nhân và các định chế tài chính như sau:
 2.1.1 Doanh nghiệp:

Tài khoản doanh nghiệp, Thanh toán và quản lý tiền tệ, tín dụng doanh
nghiệp, ngoại hối và thị trường vốn, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, bảo lãnh,
ngân hàng đầu tư, quản lý tài sản, ngân hàng điện tử
 2.1.2 Cá nhân:

Tài khoản, thẻ, tiết kiệm, đầu tư, nhận và chuyển tiền, cho vay cá nhân,
bancassurance, ngân hàng điện tử
 2.1.3 Định chế tài chính:

Bên cạnh mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc và các văn phòng đại diện

nước ngoài của mình, Vietcombank cũng có quan hệ với tất cả các ngân hàng trong nước
và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và đang là đầu mối thanh toán cho rất nhiều
ngân hàng trong số này. Hoạt động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam của Vietcombank được
triển khai thông qua một mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng
trong nước hiện nay, với khoảng 1.700 ngân hàng đại lý tại hơn 120 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên Thế giới. Vietcombank cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm
đáp ứng mọi nhu cầu của các khách hàng là định chế tài chính, như: dịch vụ tài khoản và
thanh toán, ngân hàng điện tử (e-Banking), tài trợ thương mại và các dịch vụ về vốn và
ngoại tệ (thị trường tiền tệ, mua bán trái phiếu, ngoại hối và các sản phẩm phái sinh,
v.v...).

Với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam,
Vietcombank ra đời với mục đích chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại. Do đó, Ngân
hàng có được lợi thế cạnh tranh lớn trong các lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, kinh
doanh ngoại tệ, thẻ, kiều hối. VCB chiếm lĩnh khoảng 20% thị phần thanh toán XNK cả
nước. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế của VCB chiếm áp đảo trên 50% thị phần trong hệ
thống ngân hàng. VCB cũng là một trong các Ngân hàng dẫn đầu về việc phát hành thẻ
các loại: 30% thẻ ghi nợ, 30% thẻ tín dụng quốc tế, 20% thẻ ATM. Mạng lưới POS đứng
thứ nhất với thị phần 26%, mạng lưới ATM đứng thứ hai với thị phần 14%. Năm 2014,
với sự tăng trưởng ấn tượng trên nhiều lĩnh vực cốt lõi của hoạt động bán lẻ như: dịch vụ
thẻ duy trì vị thế số 1 thị trường; dịch vụ chuyển tiền kiều hối đạt 1,35 tỷ USD, tăng 5%
so với năm 2013; các dịch vụ SMS Banking, Mobile Banking và Internet Banking tăng
trưởng mạnh so với năm 2013 (tương ứng 31%, 70% và 24%), vượt mức kế hoạch năm
2014 (tương ứng 123%, 116% và 113%)... Vietcombank đã được Tạp chí The Asian
Banker bình chọn và trao tặng giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”.


Ngân hàng được tạp chí AsiaMoney bình chọn là "Ngân hàng cung cấp
dịch vụ ngoại hối tốt nhất tại Việt Nam" trong hai năm liên tiếp 2006-2007, "Ngân hàng
cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam" năm 2012 và được tạp chí Trade

Finance bình chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam"
trong 4 năm liên tiếp 2008 - 2012.

Trong khuôn khổ diễn đàn ngân hàng bán lẻ Việt Nam năm 2015 do Hiệp
hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG đầu tuần này,


Vietcombank được bình chọn là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đạt giải thưởng “Ngân
hàng bán lẻ tiêu biểu 2015”.

Hội đồng bình chọn giải thưởng uy tín bao gồm đại diện từ các cơ quan
Chính phủ, bộ ngành, hiệp hội, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và công nghệ ngân
hàng.
 Đây là phần thưởng, sự ghi nhận cho những nỗ lực hết mình của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank) trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ từ
suốt 25 năm qua, trải đều trên tất cả các lĩnh vực từ dịch vụ tiền gửi, thẻ, ngân hàng
điện tử, cho vay cá nhân, SMEs, chuyển tiền kiều hối đến các lĩnh vực mới mẻ như
đầu tư, bảo hiểm.
 2.2 Mạng lưới:

Tính đến hết năm 2014, Vietcombankcó 01 Hội sở chính, 01 Sở giao dịch
và 89 Chi nhánh với 351 phòng giao dịch hoạt động tại 46/63 tỉnh thành phố trong cả
nước.
 Mạng lưới hoạt động phân bổ: Bắc Trung Bộ 8.9%, Đông Bắc Bộ 8.9%, Đồng
bằng sông Hồng 26.7%, Đông Nam Bộ và Hồ Chí Minh 25.6%, Duyên Hải Nam
Trung Bộ 11.1%, Tây Nam Bộ 14.4%, Tây Nguyên 4.4%. Vietcombank còn có
1,853 ngân hàng đại lý tại 176 Quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

 2.3 Tình hình góp vốn đầu tư:


Cơ cấu cổ đông hiện tại của VCB khá tập trung với 77.1% cổ phần vẫn
thuộc sở hữu nhà nước, 15% cổ phần thuộc về đối tác chiến lược ngân hàng Mizuho. Chỉ
7.89% tổng số cổ phiếu đang được lưu hành tự do và giao dịch khá sôi động trên sàn
HSX.

 Bảng 2. 1 Cơ cấu cổ đông 2014.
 S



St

 Tên cổ đông

 Tổng số cổ phần

sở hữu

 Ngân hàng Nhà nước


I

Việt Nam (đại diện sở
hữu vốn Nhà nước)

 2.055.076.583

 Tỷ lệ


sở
hữu

 77,11

%


l
ư

n
g
c

đ
ô
n
g
 1


 S



St

 Tên cổ đông


 Tổng số cổ phần

sở hữu

 Cổ đông chiến lược

nước ngoài Mizuho
Bank Ltd



II

 399.754.446


l
ư

n
g
c

đ
ô
n
g

 Tỷ lệ


sở
hữu

 15,00

%

 1
 2

 210.189.305

 7,89

%



III

 Cổ đông khác




 Cổ đông là cá nhân

1

trong nước


 1,54
 41.143.594

%




 Cổ đông là tổ chức

2

trong nước

 0,50
 13.453.683

%




 Cổ đông là cá nhân

3

nước ngoài

 0,31

 8.299.029

%




 Cổ đông là tổ chức

4

nước ngoài

 5,53
 147.292.999

%




T

 100,0


 2.665.020.334

0%


0
.
1
1
4
1
9
.
2
9
8
1
5
7
5
3
2
1
2
7
2
0
1
1
6


 (Theo danh sách cổ đông chốt ngày 31/12/2014 do Trung tâm lưu ký chứng khoán

Việt Nam_VSD cung cấp)

 Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu cổ đông năm 2015


 2.4 Ứng dụng công nghệ:

Với thế mạnh về công nghệ, Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong
việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không
ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa ngân hàng tới gần khách hàng”
như: Dịch vụ Internet banking, VCB-Money (Home banking), SMS Banking, Phone
banking…

 2.5 Chiến lược kinh doanh:

Năm 2010 đánh dấu sự thành công của Vietcombank trong việc thay đổi
chiến lược kinh doanh chuyển từ một ngân hàng bán buôn thành một ngân hàng đa năng
trên cơ sở vừa phát huy lợi thế, vừa củng cố, giữ vững vị thế của ngân hàng bán buôn
đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán lẻ để đa dạng hoá hoạt động, tối đa hoá lợi nhuận.
 Vietcombank đã liên tục nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm đa dạng với
tiện ích cao cho các hoạt động: huy động vốn, tín dụng thể nhân, dịch vụ ngân hàng
điện tử, dịch vụ chuyển tiền v.v..; nhiều sản phẩm bán lẻ đã thu hút được lượng
khách hàng lớn như: dịch vụ ngân hàng hiện đại VCB-ib@Banking, VCBSMSB@nking; v.v, từng bước khẳng định Vietcombank đang tiến dần vào vị thế
mục tiêu là một trong 5 ngân hàng hàng đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Từ năm 2010, mục tiêu và tầm nhìn tới năm 2020 của VCB là tiếp nối
những thành công trước đó, trở thành một tập đoàn ngân hàng tài chính đa năng, thành
tập đoàn tài chính đa năng nằm trong Top 70 các định chế tài chính lớn nhất Châu Á và
giữ
vị
thế
hàng đầu tại Việt Nam. Với tầm nhìn đó, VCB phấn đấu trở thành ngân hàng hàng đầu tại

Việt Nam và là một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được
quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

Để đạt được những mục tiêu trên, ban lãnh đạo của VCB đã đưa ra và thực
hiện các chiến lược sau:

Củng cố sức mạnh tài chính và khả năng cạnh tranh

VCB sẽ tăng cường sức mạnh tài chính và khả năng cạnh tranh của mình
bằng cách cân bằng sự tăng trưởng của mảng kinh doanh cốt lõi, đồng thời mở rộng sang
những mảng kinh doanh có khả năng sinh lợi cao như ngân hàng bán lẻ, ngân hàng đầu
tư, và bảo hiểm. Với những lợi thế không thể phủ nhận về sức mạnh thương hiệu, nguồn
vốn, các mối quan hệ kinh doanh bền vững, và mạng lưới hoạt động, VCB đã lên kế
hoạch tận dụng những thế mạnh này để tiến công vào mảng khách hàng SME bằng cách
phát triển các sản phẩm cho vay và các sản phẩm và dịch vụ dựa trên giao dịch.

Nhiệm vụ trọng tâm của năm 2015 xác định là: (i) Tiếp tục củng cố và phát
triển mạnh mẽ khách hàng, gia tăng thị phần; (ii) Kiểm soát tốt chất lượng tài sản; (iii)


Đảm bảo an toàn hoạt động, duy trì tốc độ tăng trưởng các mặt hoạt động cao hơn 2014;
(iv) Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án nâng cao năng lực quản trị, tạo tiền đề cho
giai đoạn phát triển mới.

Phát triển quản trị doanh nghiệp, kỹ năng quản lý, và quản trị rủi ro theo
thông lệ tốt nhất trên thế giới VCB đã rất chú trọng để đạt được các tiêu chuẩn tốt nhất về
quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro. Ban điều hành của VCB tin rằng quản trị rủi ro
thận trọng là tối quan trọng để đảm bảo lành mạnh tài chính cho ngân hàng và bảo vệ lợi
ích của người gửi tiền, các chủ nợ, và cổ đông. Cụ thể, VCB đã luôn là ngân hàng đi đầu
trong việc áp dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro chặt chẽ và tiến gần hơn tới các tiêu

chuẩn quốc tế so với nhiều tổ chức tài chính khác tại Việt Nam. Mục tiêu của VCB là
củng cố hệ thống kiểm soát rủi ro và trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tuân thủ
Basel II vào năm 2018. Ban điều hành đã thực hiện các bước chuẩn bị đầu tiên cho qua
trình này bằng cách thuê Ernst & Young tư vấn, và xin chấp thuận của NHNN để áp dụng
phương pháp phân loại nợ định tính theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN từ
năm 2010. Hầu hết các tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam vẫn đang áp dụng Điều 6,
phương pháp định lượng để phân loại nợ. Áp dụng phương pháp định tính nghĩa là VCB
đã xây dựng hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ, theo đó cả hai yếu tố tài chính và phi tài
chính đều được đánh giá và xếp hạng. Mỗi khách hàng được đánh giá điểm tín dụng, dư
nợ của họ được phân loại và theo đó các khoản dự phòng được trích lập tương ứng. Ngân
hàng cập nhật dữ liệu khách hàng hàng quý để đánh giá chất lượng tín dụng một cách kịp
thời.

Sau thành công ban đầu của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, VCB đã
đưa ra nhiều dự án từ năm 2012 để chuẩn bị cho việc áp dụng Basel II, ví dụ như: xây
dựng mô hình PD và LGD tính xác suất vỡ nợ tại một số chi nhánh; dự án “Business
Modelling”: xây dựng báo cáo ngành, mô hình dự báo doanh nghiệp để chuẩn hóa phân
tích rủi ro ngành, lượng hóa và chuẩn hóa việc xác định giới suất thay đổi theo phương
pháp Repricing Gap; triển khai dự án “Nâng cao năng lực quản lý rủi ro hoạt động cho
VCB”, xây dựng hệ thống chu trình công việc, hệ thống chỉ số rủi ro chính (KRIs).

Nâng cao nhận diện thương hiệu:
 Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, VCB đã chính thức công bố nhận diện
thương hiệu mới vào năm 2013. Dự án chuẩn hóa thương hiệu VCB được tư vấn bởi
công ty Allen International (Anh). Biểu tượng, thông điệp, và màu sắc của bộ nhận diện
thương hiệu đã thay đổi toàn diện. Logo mới của VCB vẫn giữ cho mình màu xanh lá
truyền thống mang sức mạnh của tự nhiên, thể hiện sự phát triển trong cân bằng và chuẩn
mực, cùng khao khát mở rộng và vươn xa. Chữ V trong biểu tượng thương hiệu đã được
thiết kế lại theo hướng hiện đại, cách điệu, liên kết xuyên suốt, thể hiện kết nối thành
công bền vững. Đó không chỉ là biểu tượng chữ V trong VCB mà còn là biểu tượng của

tinh thần quyết thắng (Victory) và của sự đồng lòng xuất phát từ trái tim cho một tương
lai thịnh vượng của Việt Nam. (Nguồn: trang web của VCB).


III.

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH:

 3.1 Tăng trưởng tài sản.




 Chỉ tiêu

hoạt động

Bảng 3. 1: Tổng tài sản 2010-2014

 Đ

 20

 20

 20

 20

 20


Vt

10
 3
07
,6
21
 20
.3
5
%

11
 3
66
,7
22
 19
.2
1
%

12
 4
14
,4
88
 13
.0

3
%

13
 4
68
,9
94
 13
.1
5
%

14
 5
76
,9
89
 23
.0
3
%

 Tỷ
 Tổng tài sản

 tốc độ tăng

trưởng


đồ
ng
 %



Năm 2010, tổng tài sản của Vietcombank đạt 307,621 tỷ đồng. Đến năm
2014 là 576,989 tỷ đồng; trong vòng 5 năm tổng tài sản của Vietcombank tăng 87,56%.

 Biểu đồ 3. 1: Tổng tài sản 2010-2014





Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản qua các năm đều trên 10%. Trong 5 năm,
năm 2014 tài sản Vietcombank tăng trưởng cao nhất là 23,03%. Ta thấy năm 2010 tốc độ
tăng trưởng tài sản cao là 20,35% (tổng tài sản năm 2009 255,495 tỷ đồng), các năm sau
đó VCB không duy trì được mức tăng trưởng tài sản như năm 2010, tốc độ tăng trưởng
tài sản bị giảm xuống, đến năm 2012, 2013 chỉ đạt khoảng hơn 13%. Đến năm 2014 tốc
độ tăng trưởng tài sản tăng mạnh đạt 23,03% cao hơn cả năm 2010.




Biểu đồ 3 2: Cơ cấu Tài sản 2010-2014








 3.2 Tăng trưởng nguồn vốn.

 Bảng 3. 2: Nguồn vốn 2010-2014
 201

 201

0



 Vốn chủ sở hữu
 tốc độ tăng

trưởng

 201

1

 201

2

 201

3


4











20,7
37
 24.1
0%

28,6
39
 38.1
1%

41,5
47
 45.0
7%

42,3
86

 2.02
%

43,3
51
 2.28
%





Biểu đồ 3. 3: Nguồn vốn 2010-2014




Từ năm 2010 – 2014, nguồn vốn chủ sở hữu của VCB tăng theo các năm.
Năm 2014 vốn chủ sở hữu đạt 43,351 tỷ đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng nguồn vốn chủ sở
hữu có xu hướng giảm. từ năm 2010 – 2012 VCB đạt tốc độ tăng trưởng nguồn vốn mạnh
nhất, trung bình đạt 35,78%, đỉnh điểm là năm 2012 đạt 45,07%. Đến năm 2013, 2014
tốc độ tăng vốn chủ sở hữu giảm mạnh đạt khoảng trên 2% mỗi năm.

 3.3 Tình hình an toàn vốn.

 Bảng 3. 3: Tình hình an toàn vốn 2010-2014
 20

 20


 20

 20

 20

10

11

12

13

14



 tổng nợ phải



13.
83

11.
80

 6.7


 7.8

4%

1%

trả/VCSH
 VCSH/Tổng tài sản

 hệ số an toàn vốn

CAR





9.0
0



8.9
7
 10.
02
%


11.

14



10.
06

12.
31

 9.0

 7.5

4%

1%



14.
63



13.
13

11.
61




Các chỉ tiêu an toàn vốn của VCB đều tốt và ở mức chấp nhận được so với
các ngân hàng cùng ngành

Tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu/tổng tài sản có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 –
2012. Từ năm 2013 , 2014 có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao so với ngành. Do
với nhu cầu tài sản ngày càng mở rộng thì nhu cầu tăng vốn của VCB ngày càng tăng để
đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên năm 2013, 2014, tốc độ tăng vốn
chủ sở hữu giảm dần khoảng 2% nhưng tốc độ tăng trưởng tổng tài sản lại ở mức cao
nhất trong giai đoạn 23% (2014). Điều đó cho thấy có một phần tài sản được tài trợ bởi
nguồn vốn khác với vốn chủ sở hữu.

Tỷ lệ nợ phải trả/ Vốn chủ sỡ hữu của VCB trong giai đoạn 2010 – 2014
hầu như cao trên 10%, các năm 2010, 2011, 2014 đều cao hơn mức trung bình giai đoạn
(11,4%). Năm 2012 tỷ lệ có thấp 8,97% do VCB phát hành thành công tăng vốn điều lệ.
tỷ lệ này cao cho thấy xác xuất doanh nghiệp vay nợ của VCB mất khả năng thanh toán
các hợp đồng nợ cao. Vì vậy ngân hàng cần có các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng
nhằm hạn chế tối đa khả năng mất thanh khoản của các doanh nghiệp vay vốn.

Hệ số CAR phản ánh độ an toàn của NHTM. Bằng tỷ lệ này, người ta xác
định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với
các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân
hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc
về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.

CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] *
100%


Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác
định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam
theo TT 13/2010/TT-NHNN, tỷ lệ này là 9%, còn theo chuẩn mực Basel mà các hệ thống
ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến thì vẫn là 8%.

 Biểu đồ 3. 4 Hệ số an toàn vốn CAR





Hệ số CAR của VCB qua các năm cho thấy tỷ lệ an toàn vốn của VCB khá
tốt, đạt được mức theo quy định của NHNN.


Trong vài năm trước, VCB gặp vấn đề về việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu do có nhìu khoản đầu tư góp vốn. Tuy nhiên, Ngân hàng bắt đầu duy trì được CAR
theo đúng tỷ lệ từ năm 2010, đặc biệt năm 2012 đạt 14,63%, giúp ngân hàng có thê đảm
bảo được việc hỗ trợ thanh toán các khoản nợ đến hạn, cũng như hỗ trợ thêm các hoạt
động kinh doanh của mình. CAR cho ý nghĩa tương tự như tỷ lệ đòn bẩy. Tỷ lệ này giúp
xác định khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của ngân hàng với khả năng tự vệ từ vốn tự có
và đánh giá khả năng thích ứng các rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động… Cách tính toán chi


tiết được quy định trong Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng
Nhà nước.

 3. 4 Tình hình thanh khoản.

 Biểu đồ 3. 5: Tỷ lệ cho vay/tiền gửi 2010-2014




Tỷ lệ cho vay/tiền gửi của VCB có xu hướng giảm dần năm 2011 đạt mốc
cao nhất 92% đến năm 2014 chỉ còn 75%. Tỷ lệ này của VCB khá an toàn, vẫn thấp hơn
100% nên khả năng gặp rủi ro trong thanh khoản của VCB không cao, hơn nữa tỷ lệ giảm
dần cảnh báo tình trạng ứ động vốn tại ngân hàng.

Khả năng thanh khoản của VCB luôn được đảm bảo với tỷ lệ tài sản thanh
khoản trên tổng tài sản ở mức khá cao. Những tài sản thanh khoản (tiền mặt, tiền gửi tại
NHNN, tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác) có khả năng
chuyển thành tiền mặt một cách nhanh chóng, đảm bảo tốt cho nhu cầu thanh khoản của
ngân hàng. Như vậy khả năng VCB gặp vấn đề về thanh khoản là không cao. Tuy nhiên,
khả năng thanh khoản thường tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời, do dó hệ số thanh khoản
cao cũng chưa hẳn là một tín hiệu tốt đối với hoạt động của một ngân hàng.

 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng tài sản 2010-2014




 3.5 Khả năng sinh lời:
 Biểu đồ 3. 5: Khả năng sinh lời 2010-2014


ROA, ROE có xu hướng giảm dần từ năm 2010 đến nay và ở mức thấp so
với các ngân hàng đang niêm yết trên sàn cho thấy hiệu quả hoạt động của VCB không
cao. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này xuất phát từ việc tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận sau thuế giảm và thay đổi không ổn định, trong khi vốn chủ sở hữu liên tục được
bổ sung qua các năm ( từ 21 nghìn tỷ năm 2010 lên 43 nghìn tỷ vào năm 2014); tổng tài

sản cũng có tốc độ tăng trưởng giảm nhưng mức giảm ít hơn lợi nhuận sau thuế, từ tăng
trưởng 20% năm 2010 xuống còn 13% vào năm 2011 và 2012, tăng lên 23% năm 2014).
Mặt khác, do tài sản thanh khoản chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản của VCB đã ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của VCB khiến cho các tỷ lệ sinh lời của VCB
thấp hơn so với các ngân hàng trong cùng ngành.




Tỷ lệ NIM (Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên) của VCB có xu hướng ổn
định hơn, tuy nhiên chỉ tăng từ 2,8% năm 2010 lên 3,4% vào 2011, từ 2011 đến 2014
NIM có xu hưởng giảm từ 3,41% còn 2,35%. Sở dĩ tỷ lệ NIM tăng cao trong 2011 là do
cung-cầu của nguồn vốn (cầu của các doanh nghiệp cao, cung cho vay ra thấp do ngân
hàng muốn kiểm soát chất lượng tài sản trong điều kiện nền kinh tế khó khăn – khiến lãi
suất tăng) và Thu nhập lãi thuần của VCB tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, ở
mặt bằng khá cao so với ngành.
 Theo đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi lớn hơn
5% là quá cao. Việc chỉ số NIM bị thu hẹp có thể xuất phát từ:
(1) Xu hướng giảm nhanh lãi suất cho vay trong thời gian qua. Bên cạnh đó, lãi suất
từ hoạt động liên ngân hàng, lãi suất trái phiếu giảm mạnh cũng khiến cho khả
năng sinh lợi của tài sản có sinh lãi suy giảm.
(2) Trong khi đó, lãi suất phải trả mặc dù có giảm nhờ quy định trần lãi suất huy động

nhưng tốc độ cỏ vẻ chậm hơn so với tốc độ giảm lãi suất cho vay.
 Như vậy có thể thấy VCB phải chịu áp lực tăng trưởng tín dụng nhất định và chấp
nhận hạ lãi suất nhanh hơn để thúc đẩy hoạt động tín dụng hồi phục. Bên cạnh đó, việc
VCB sẵn sàng gia tăng đầu tư vào các khoản mục có lãi suất thấp (như chứng khoán nợ)
có thể giúp bù đắp tăng trưởng tín dụng và hạn chế rủi ro những cũng khiến thu nhập từ
lãi giảm sút.


 Biểu đồ 3. 6: Kết quả kinh doanh 2010-2014 (%)





Biểu đồ 3. 7: Kết quả kinh doanh 2010-2014 (tỷ đồng)



Cơ cấu các khoản thu nhập của VCB vẫn đến từ các dịch vụ ngân hàng
truyền thống, trong đó thu nhập lãi thuần vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Thu nhập lãi thuần
của VCB có xu hướng tăng từ năm 2010 đến nay. Tính đến hết, thu nhập lãi thuần tăng từ
8.195 tỷ năm 2010 lên đến 11.754 tỷ đồng năm 2014, chiếm gần 70% tổng thu nhập qua
từng năm.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng là một thế mạnh của VCB, tỷ trọng
của nguồn thu nhập này trong tổng thu nhập của VCB có xu hướng tăng từ năm 2010 đến
nay. Tính đến hết 2014, mảng hoạt động kinh doanh ngoại hối chiếm khoảng 9% trong
tổng thu nhập. Với chiến lược mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ ngoại tệ
như đàm phán vay vốn từ các đối tác nước ngoài, các sản phẩm phái sinh và cấu trúc
khác như: hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, quyền chọn ngoại tệ…, trong tương lai kỳ
vọng khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của VCB sẽ đem lại một nguồn
thu đáng kể cho ngân hàng. Hoạt động dịch vụ của VCB chủ yếu đến từ hoạt động thanh



toán xuất nhập khẩu, thanh toán thẻ và đang có xu hướng giảm dần do các nền kinh tế
trên thế giới gặp khủng hoảng khiến cho hoạt động xuất nhập giảm, nhưng hoạt động này
vẫn chiếm tỷ trọng cao (chiếm 9%) trong tổng thu nhập hoạt động.


Với chiến lược đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mở rộng
mạng lưới bán lẻ, tăng cường hoạt động ngân hàng điện tử internet/sms/phone/mobile
banking; Triển khai mô hình bán hàng chủ động trên toàn hệ thống, tỷ trọng thu nhập
ngoài lãi của VCB được kỳ vọng sẽ gia tăng bên cạnh các hoạt động truyền thống của
ngân hàng, từ 3.336 tỷ đồng năm 2010 lên đến 5.530 tỷ đồng năm 2014.




 3.6 Rủi ro tín dụng:

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, Vietcombank đã được NHNN chấp thuận
thực hiện phân loại nợ theo quy định tại Điều 7, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.
Tuy nhiên, theo Thông tư 02, Vietcombank phải thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại
bảng theo quy định tại Điều 10 và khoản 1 Điều 11, Thông tư 02 trong thời gian 3 năm kể
từ ngày 1 tháng 6 năm 2014. Theo đó, trong trường hợp kết quả phân loại đối với một
khoản nợ theo quy định tại Điều 10 và khoản 1 Điều 11, Thông tư 02 khác nhau, khoản
nợ phải được phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn.

 Biểu đồ 3. 8: Tỷ lệ các nhóm nợ 2010-2014


Tỷ trọng từng nhóm nợ tại VCB giai đoạn 2010-2014, nợ nhóm 1 chiếm
hơn 80% trên tổng dư nợ, tuy nhiên nhóm nợ xấu có xu hướng ngày càng tăng.

 Biểu đồ 3. 9 Tình hình biến động nợ xấu 2010-2014





Qua biểu đồ ta có thể thấy dư nợ xấu của VCB biến động qua các năm
khoảng từ 4.200 tỷ đồng năm 2011 lên đến 7.500 tỷ đồng năm 2014. Tỷ lệ nợ xấu năm
2012 giảm còn 2,03% do dư nợ năm 2012 tăng từ 112.793 tỷ đồng lên 241.163 tỷ đồng.
Hơn nữa, nhóm nợ có khả năng mất vốn ngày càng tăng, dẫn đển rủi ro cao cho ngân
hàng.

 Biểu đồ 3. 10: Chi phí dự phòng rủi ro 2010-2014




Việc nợ xấu của VCB giai đoạn này gia tăng dẫn đến chi phí dự phòng rủi
ro tín dụng của VCB ngày càng gia tăng, từ 1.384 năm 2010 lên đến 4.566 năm 2014.
Điều này dẫn đến lợi nhuận trước thuế của VCB giảm đi vì xử lý rủi ro trong tín dụng
lớn.




 3.7 Rủi ro thanh khoản:

Chỉ số năng lực cho vay:

Chỉ số năng lực cho vay = (Dư nợ / Tổng tài sản) * 100%

Vì tín dụng và cho thuê tài chính được xem là những tài sản ít thanh khoản
nhất, do đó nếu chỉ tiêu “năng lực cho vay” càng lớn thì ngân hàng càng bộc lộ kém
thanh khoản tuy nhiên lại đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.


 Biểu đồ 3. 11: Tổng dư nợ TD/TTS 2010-2014
 `


Chỉ số dư nợ / tiền gửi khách hàng: Chỉ tiêu này thể hiện việc ngân hàng đã
sử dụng bao nhiên phần trăm tiền gửi để cung ứng tín dụng. Chỉ tiêu này càng thấp thì
khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao và ngược lại.









Biểu đồ 3. 12: Tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn 2010-2014



 3.8 So sánh với các Ngân hàng khác:

 3.8.1 Chỉ số ROA:
 Biểu đồ 3. 13: So sánh chỉ tiêu ROA




ROA của VCB giảm dần qua các năm. Năm 2010 đứng sau Eximbank
,Viettinbank,ACB. Ngân hàng Eximbank có sự giảm sút đáng kể năm 2014 chỉ còn

0.03%.






 3.8.2 Chỉ tiêu ROE


Biểu đồ 3. 14: So sánh chỉ tiêu ROE



 ROE của VCB giảm dần qua các năm.Năm 2010 từ ngân hàng có chí số ROE cao

nhất.Sang 2011,2012 đứng thứ 4 và 2014 lên đứng đầu.So với 2010 năm 2014 tỷ lệ
ROE giảm 52.28 %. Eximbank giảm nhanh nhất năm 2014 còn 0.39%.




 3.8.3 Chỉ số NIM



Biểu đồ 3. 15: So sánh chỉ tiêu NIM




 NIM của VCB giai đoạn 2010-2011 tăng từ 2% lên 3.41 %( tăng70.5 %) nhưng

sang giai đoạn 2012-2014 tỷ lệ NIM có chiều hướng đi xuống.Trong khi
Viettinbank là ngân hàng có hệ số NIM cao nhất.



 3.8.4 Chỉ số CAR:



Biểu đồ 3. 16: So sánh chỉ số CAR



CAR: VCB giai đoạn 2010 đến 2012 tăng lên từ 9% lên 14.65% và giảm từ
2013-2014. VCB là ngân hàng có chỉ số CAR cao nhất( đạt 9%).CAR của Eximbank
cũng giảm dần qua các năm.





 3.8.5 Tỷ lệ nợ xấu:


Biểu đồ 3. 17: So sánh tỷ lệ nợ xấu.




 Nợ xấu: Viettinbank có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn VCB và BIDV.Nợ xấu các năm cua

VCB đều trên 2% ,VCB nằm trong mức quy định của ngân hàng nhà nước< 3%. ACB
năm 2013 tỷ lệ nợ xấu cao nhất là 3.34%.


IV.

NHẬN ĐỊNH ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT:


 Trong bối cảnh có những thuận lợi đan xen còn nhiều khó khăn, Vietcombank đã

chủ động tiên phong trong việc thực thi các chính sách của Chính phủ, của NHNN, góp
phần tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, đóng góp lớn cho ngân sách
Nhà nước, tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội và tham gia các hoạt động vì cộng
đồng, bám sát các chỉ tiêu mà Đại hội đồng cổ đông đề ra và diễn biến thị trường. “Linh
hoạt, Quyết liệt, Kết nối” trong chỉ đạo điều hành. Nhờ đó hoạt động của Vietcombank
đã có nhiều “Đổi mới”, “Tăng trưởng” về mọi mặt và đảm bảo “Chất lượng”.
 Năm 2014 đã chứng kiến những đổi mới rõ nét của Vietcombank trong công tác
khách hàng, công tác lập, giao, thực hiện và đánh giá thực hiện kế hoạch, công tác
phát triển mạng lưới. Những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác huy động vốn,
thu hồi nợ xấu, nợ ngoài bản của Vietcombank cũng đã mang lại những kết quả đột
phá. Khép lại năm qua, Vietcombank đã hoàn thành tất cả các chỉ tiêu trọng yếu mà
Đại hội đồng cổ đồng đề ra: Tổng tài sản tín dụng, huy động vốn tăng trưởng
tương ứng – 22%, 18% và 25%. Thu nợ ngoại bảng tăng hơn gấp 2 lần so với năm
trước, lợi nhuận trước thuế trước dự phòng tăng – 13%. Bên cạnh tăng trưởng,
Vietcombank đã kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, chú trọng đẩy mạnh công tác
kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn hoạt động; các chỉ số sinh lời bước đầu được
cải thiện. VCB đã triển khai nhiều dự án nhằm nâng cao năng lực quản trị theo các

chuẩn mực quốc tế. Hoạt động truyền thông, quan hệ nhà đầu tư tiếp tục được chú
trọng đẩy mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch cuối năm, cổ phiếu VCB đạt mức giá
31.900 VND, tăng 37% so với mức giá đóng cửa của năm 2013.
 Bước sang năm 2015, nền kinh tế đã có những tín hiệu khả quan nhưng khó khăn,
thách thức vẫn còn nhiều. Bối cảnh đó đòi hỏi VCB tiếp tục nổ lực phấn đấu với
tinh thần trách nhiệm cao nhất để thực hiện hóa những mục tiêu kế hoạch đã đề ra,
tiếp tục có những bước đột phá, ghi thêm những dấu ấn mới trong năm 2015 – năm
có tính chất bản lề trong việc hoàn thành Đề án tái cơ cấu VCB và thực hiện chiến
lược phát triển đến năm 2020, tất cả tạo ra những tiền đề vững chắc để đưa VCB
vững bước trên con đường trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam và có vị thế
trong khu vực, được quản trị theo các thông lệ tốt nhất, xứng đáng với niềm tin của
các cơ quan quản lý, niềm tin và kỳ vọng của các nhà đầu tư, của hàng triệu khách
hàng.




×