Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Tiểu luận thực trạng thị trường trái phiếu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.68 KB, 41 trang )

1. Cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển thị trường trái phiếu VN
1.1. Định nghĩa và phân loại trái phiếu
Theo Luật chứng khoán Việt Nam năm 2006, định nghĩa trái phiếu là “ là loại chứng
khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của
tổ chức phát hành”.
Theo Nghị định 01/2011/NĐ-CP định nghĩa:
Trái phiếu chính phủ: là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động
vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể
thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước. Hiện nay, Trái phiếu Chính phủ sẽ chính thức gồm ba
loại là Tín phiếu kho bạc, Trái phiếu kho bạc và Công trái xây dựng Tổ quốc; đã chính
thức loại bỏ ba loại trái phiếu là Trái phiếu công trình Trung ương, Trái phiếu đầu tư và
Trái phiếu ngoại tệ.
− Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là loại trái phiếu do doanh nghiệp, tổ chức tài chính,
tín dụng, ngân hàng chính sách của nhà nước thuộc đối tượng quy định tại Điều 32 Luật
Quản lý nợ công phát hành và được Chính phủ bảo lãnh thanh toán
− Trái phiếu chính quyền địa phương: là loại trái phiếu do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phát hành nhằm huy
động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương.
Theo Nghị định số 90/2011/ NĐ-CP định nghĩa: Trái phiếu doanh nghiệp là loại
chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả gốc, lãi, và các nghĩa
vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu. Trái phiếu doanh
nghiệp bao gồm: Trái phiếu không chuyển đổi, Trái phiếu chuyển đổi và Trái phiếu được
phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
1.2. Các văn bản luật điều chỉnh hoạt động của thị trường Trái phiếu
Trong những năm qua, khung khổ pháp lý cho hoạt động thị trường trái phiếu đã
được hoàn thiện đầy đủ từ cấp Luật đến Nghị định và Thông tư hướng dẫn bao gồm:
− Luật Chứng khoán ban hành năm 2006;
− Luật Quản lý nợ công ban hành năm 2009 quy định về việc phát hành trái phiếu Chính
phủ ra thị trường quốc tế;






Luật Doanh Nghiệp sửa đổi bổ sung năm 2014;
Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 về phát hành trái phiếu chính phủ, trái
phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Sau này được thay
thế bởi Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05/01/2011 về phát hành trái phiếu chính
phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương có hiệu



lực từ ngày 20/02/2011.
Nghị định số 90/2011/ NĐ-CP ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

nhằm tạo khung pháp lý đồng bộ cho việc phát hành trái phiếu;
− Nghị định số 88/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm;
− Quyết định số 261/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính về việc Phê duyệt lộ trình phát triển thị
trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020.
Bên cạnh đó,trong năm 2012, Bộ Tài chính đã ban hành toàn bộ các thông tư hướng
dẫn Nghị định 01/2011/ NĐ-CP và Nghị định số 90/2011/NĐ-CP để hoàn chỉnh khung
pháp lý cho việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái
phiếu chính quyền địa phương, tín phiếu kho bạc và trái phiếu doanh nghiệp, cụ thể là:
Thông tư số 17/2012/TT-BTC ngày 8/2/2012 về phát hành trái phiếu chính phủ tại thị
trường trong nước; Thông tư số 34/2012/TT-BTC ngày 1/3/2012 về phát hành trái phiếu
được Chính phủ bảo lãnh; Thông tư số 81/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 về phát hành
trái phiếu chính quyền địa phương; Thông tư liên tịch số 106/TTLT/BTC-NHNN ngày
28/6/2012 về phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước; Thông tư số
211/2012/ TT-BTC ngày 5/12/2012 về phát hành TPDN.
Ngày 1/2/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Quyết định số 261/QĐBTC phê duyệt: “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến 2020” với định
hướng, mục tiêu và giải pháp cụ thể.

2. Thực trạng
2.1. Đánh giá chung
Thị trường trái phiếu (TTTP) Việt Nam bắt đầu hình thành từ giữa thập niên 1990, bằng
việc Chính phủ phát hành một số đợt trái phiếu, công trái để huy động vốn phục vụ phát
triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Đến nay, hoạt động của TTTP đã lớn mạnh cả về quy mô
lẫn chiều sâu. TTTP Việt Nam đã phát huy được vai trò là kênh huy động vốn trung - dài


hạn cho nền kinh tế, các tổ các tổ chức, cá nhân; Góp phần điều hòa, phân phối nguồn
vốn trong nền kinh tế.
Hiện nay, đã có 4 loại trái phiếu được phát hành và giao dịch trên thị trường, gồm: TPCP
do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành; Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
(TPCPBL) do 02 ngân hàng chính sách (Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng
chính sách xã hội) và các DN được Chính phủ bảo lãnh phát hành; Trái phiếu chính
quyền địa phương (TPĐP) do một số địa phương lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Quảng Ninh phát hành; Và TPDN do các DN thuộc mọi thành phần kinh tế phát
hành.
2.2. Thị trường trái phiếu chính phủ
2.2.1. Thị trường phát hành (sơ cấp)
Trên thị trường trái phiếu, trái phiếu Chính phủ là hàng hóa cơ bản nhất. Một thị trường
trái phiếu Chính phủ phát triển và thanh khoản sẽ tạo nền tảng cho việc định giá các loại
hình trái phiếu khác cũng như thị trường phái sinh trái phiếu.
-

Cơ sở pháp lý: Việc phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước
được thực hiện theo: Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính
phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
Thông tư 111/2015/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính mới ban hành hướng dẫn

-


phát hành trái phiếu chính phủ tại thị trường trong nước.
Khối lượng phát hành:
+ Khối lượng phát hành tăng mạnh trong năm 2006-2007


+ Ngày 24/9/2009, thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) chuyên biệt đã chính
thức được triển khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Hà Nội. Từ tháng
9/2009 đến tháng 9/2014, đấu thầu tập trung tại Sở GDCK Hà Nội đã huy động được
654.493 tỷ đồng cho Ngân sách Nhà nước, trong đó Kho bạc Nhà nước huy động
được 513.292 tỷ đồng, gấp hơn 13 lần so với giai đoạn 2000 – 2008.
+ Giai đoạn 2010 – 2013: Khối lượng phát hành tăng mạnh qua các năm. Năm
2013, khối lượng phát hành ở mức 181,093 tỷ đồng, tăng 165% so với mức 68,292 tỷ
đồng của năm 2010, bình quân tăng 55% mỗi năm, cụ thể theo bảng dưới đây:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Khối lượng phát hành
-

2010
68,292

2011
80,704

2012
141,340

2013
181,093


Nguồn: Bộ Tài Chính
Về phương thức phát hành: Trái phiếu CP được phát hành theo các phương
thức: Đấu thầu phát hành, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành và bán lẻ qua hệ
thống Kho bạc Nhà nước. Trước năm 2010, TPCP được phát hành chủ yếu qua
phương thức bảo lãnh (chiếm 80% khối lượng phát hành). Đặc biệt từ năm 2012,
đấu thầu trở thành kênh chủ đạo trong huy động vốn cho ngân sách qua phát hành
trái phiếu; tỷ trọng phát hành TPCP thông qua đấu thầu tăng từ mức 49% năm 2009


lên 100% năm 2014, giá trị huy động qua đấu thầu tăng mạnh, năm 2013 đạt
194.000 tỷ đồng, đạt gần 18% tổng mức đầu tư toàn xã hội.
Giá trị đấu thầu TPCP

-

Về kỳ hạn TP: Thị trường đã bước đầu phát hành đa dạng các kỳ hạn trái phiếu,
trong đó chú trọng phát hành các trái phiếu có kỳ hạn từ 3 năm trở lên. Việc phát
hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm được duy trì 01 lần/01 tháng vào phiên đấu thầu
cuối tháng. Đặc biệt, trong tháng 6/2013, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã phát hành
thành công trái phiếu kỳ hạn 15 năm. Trong năm 2014, tận dụng kinh tế vĩ mô
ngày càng ổn định hơn, mặt bằng lãi suất thấp, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Kho bạc
Nhà nước tăng cường phát hành TPCP các kỳ hạn dài. Từ tháng 10/2014, Bộ Tài


chính đã hạn chế các loại TPCP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có kỳ hạn
phát hành dưới 5 năm. Bởi vậy năm 2014, kỳ hạn phát hành bình quân TPCP đạt
4,95 năm (tăng 1,74 năm so với năm 2013), trong đó trái phiếu kỳ hạn dài từ 5
năm trở lên chiếm 47% tổng khối lượng phát hành.


-

-Về lãi suất phát hành: Bộ Tài chính thực hiện điều hành lãi suất phát hành phù
hợp với lãi suất của thị trường. Vào giữa năm 2011, lãi suất cho vay ngân hàng phổ biến ở
mức 18%/năm, lãi suất tiền gởi là 14% theo qui định trần lãi suất huy động của ngân
hàng Nhà nước. Lợi suất của TPCP (lãi suất hoàn vốn) thời hạn 1 năm khoảng 12% thấp
hơn lãi suất tiền gởi ngân hàng. Đến năm 2012, Nhà nước đã có 6 lần điều chỉnh giảm
cặp lãi suất chỉ đạo (lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn) xuống còn 7%-9%, ba lần
giảm trần lãi suất tiền gởi xuống 11%. Lợi suất TPCP giảm mạnh vào giữa năm 2012,
biến động lên xuống đến khoảng cuối năm 2012. Đầu năm 2013 lợi suất TPCP chạm
ngang lãi suất tiền gởi ngân hàng, sau đó duy trì ở mức thấp hơn suốt năm 2013. Sự biến
động tương quan giữa lãi suất TPCP và lãi suất ngân hàng cho thấy lãi suất TPCP đã
mang tính thị trường hơn


Tính đến tháng 12/2012, mức lãi suất trúng thầu của các kỳ hạn 2, 3, 5, 10 năm lần
lượt là 8,95%; 9,15%; 9,65% và 9,5%, giảm từ 1,6% - 2,95% so với mức lãi suất của các
kỳ hạn này vào đầu năm.

2.2.2. Thị trường giao dịch (thứ cấp)


Trong giai đoạn từ năm 2000-2002, hoạt động giao dịch trái phiếu nói chung và TPCP nói
riêng diễn ra rất thưa thớt. Trong giai đoạn này, số lượng TPCP được niêm yết chỉ có
khoảng 40 loại, các chủ sở hữu trái phiếu có khuynh hướng nắm giữ trái phiếu cho đến
khi đáo hạn hơn là giao dịch trên thị trường. Vì vậy trong giai đoạn này khối lượng và giá
trị TPCP giao dịch trên thị trường không đáng kể, tỷ trọng giá trị giao dịch TPCP so với
giá trị TPCP niêm yết rất nhỏ.

Từ năm 2003 đến nay, quy mô niêm yết của thị trường không ngừng tăng qua các năm.

Cụ thể trong giai đoạn 2011 – 2014:
Năm 2011: Trên thị trường thứ cấp, từ cuối năm 2010 sang năm 2011, lãi suất trái phiếu
Chính phủ đã ồ ạt tăng mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Lãi suất đạt đỉnh vào thời điểm đầu
tháng 6/2011, với lãi suất kỳ hạn 1 năm, 3 năm và 10 năm tương ứng là 13,532%,
13,234% và 12,385%. Sau khi đạt đỉnh này, lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm dần, tuy
vậy kết thúc năm 2011 vẫn đứng ở mức cao. Có thể phân chia thành 3 giai đoạn thay đổi
lãi suất trái phiếu Chính phủ trong năm 2011 gồm:
– Giai đoạn I (từ đầu năm đến tháng 5/2011): lãi suất trái phiếu Chính phủ liên tục tăng,
đặc biệt với kỳ hạn 1 năm khi đạt đỉnh ở mức 13,532% vào ngày 26/5/2011. Nguyên
nhân chủ yếu là do lạm phát tăng rất mạnh trong những tháng này (chỉ số CPI tăng bình
quân 2,1%/tháng).


– Giai đoạn II (từ tháng 6/2011 đến đầu tháng 10/2011): lãi suất giảm nhanh trong giai
đoạn tháng 6, 7 và giảm chậm dần trong tháng 8, 9/2011. Nguyên nhân là do lạm phát phi
mã lập đỉnh vào tháng 6 sau đó giảm dần các tháng tiếp theo cùng với nó là việc Ngân
hàng Nhà nước siết chặt trần lãi suất 14%, đặt mục tiêu hạ lãi suất cho vay xuống 1719%.
– Giai đoạn III (quý IV/2011): lãi suất có xu hướng tăng trở lại do xuất hiện nhiều vụ vỡ
nợ tín dụng đen, rủi ro tín dụng trên thị trường tăng lên. Một số ngân hàng thương mại
bắt buộc phải nhận hỗ trợ thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước. Kết thúc năm 2011, tình
hình vẫn chưa có thay đổi khi lãi suất ngắn hạn vẫn cao hơn dài hạn. Đây là chỉ báo rõ
ràng chứng tỏ thị trường vẫn chưa quay trở lại với trạng thái thông thường, nguy cơ
khủng hoảng thanh khoản đang còn hiện hữu.
Hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt đã được vận hành ổn định, an toàn với quy mô
giao dịch 90.221 tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 364 tỷ đồng/phiên. Có
những tín hiệu cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại giao dịch khá tích cực trên thị
trường trái phiếu Chính phủ với giá trị giao dịch hai chiều đạt xấp xỉ 55.000 tỷ đồng, gấp
1,7 lần so với năm 2010 và đấu thầu mua 9.000 tỷ đồng (năm 2010 nhà đầu tư nước
ngoài không thực hiện mua qua đấu thầu). Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch
chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn dưới 1 năm và từ 1 đến 3 năm, các kỳ hạn khác chiếm tỷ trọng

rất nhỏ.
Trên đây là một số nguyên nhân khiến cho cả năm 2011, tổng giá trị giao dịch trái phiếu
Chính Phủ đạt trên 73.000 tỷ đồng, với giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt 280 tỷ
đồng, thấp hơn năm 2010 ở mức 81.000 tỷ đồng tổng giá trị giao dịch và 340 tỷ đồng
giao dịch trung bình mỗi phiên.
Năm 2012 giá trị giao dịch trên thị trường trái phiếu chính phủ tính tới thời điểm đầu
tháng 12 đạt 189.086 tỷ đồng, trong đó giao dịch repos chỉ chiếm khoảng 30% tổng giá
trị (giao dịch trái phiếu gồm giao dịch outright hay còn gọi là giao dịch mua đứt bán đoạn
và giao dịch repos - sau một thời hạn người bán sẽ phải giao dịch lại trái phiếu đó).


Năm 2013: Thị trường thứ cấp sôi động và đạt mức thanh khoản cao, tổng giá trị giao
dịch tăng mạnh so với năm 2012. Giao dịch TPCP đạt 313.000 tỷ đồng (gấp gần 2 lần so
với giá trị giao dịch của cả năm 2012),trong đó giao dịch Outright chiếm tỷ trọng chủ yếu
trên thị trường (hơn 83% giá trị giao dịch toàn thị trường) và tập trung chủ yếu vào các
kỳ hạn ngắn 2 năm, 3 năm. Bên cạnh đó, thanh khoản thị trường trái phiếu Chínhphủ
được cải thiện rõ rệt, doanh số giao dịch bình quân phiên tăng mạnh lên xấp xỉ 1.400
tỷ/phiên, gần gấp hailần so với năm 2012.
Trên thị trường thứ cấp, hoạt động giao dịch cũng trở nên sôi động hơn với sự tham gia
tích cực của khối ngoại trong nửa đầu năm. Họ mua ròng mạnh hơn nửa tỷ USD TPCP
trong 5 tháng đầu năm 2013. Tuy nhiên, các lo ngại về việc FED cắt giảm QE3 đã khiến
khối này bán mạnh trong thời gian sau đó dù họ đã trở lại mua ròng nhẹ vào cuối năm.
Tính chung cả năm 2013, khối ngoại đã mua ròng khoảng 88 triệu USD TPCP
Các ngân hàng tiếp tục nắm giữ vai trò chủ đạo trên thị trường thứ cấp. Với kho trái
phiếu trúng thầu chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường sơ cấp, các ngân hàng tiếp tục là chủ
thể chính đóng góp tích cực cho tính thanh khoản của thị trường thứ cấp trong năm 2013.
Ngân hàng và các tổ chức tín dụng là khu vực cung cấp phần lớn các nguồn vốn cho đầu
tư của nền kinh tế và cũng là nguồn cầu chủ yếu đối với trái phiếu. Mục tiêu chủ yếu mua
trái phiếu, đặc biệt TPCP, của các ngân hàng thương mại là để đảm bảo khả năng thanh
khoản và công cụ trong giao dịch với Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, các công ty

chứng khoán cũng tham gia với mục đích đầu tư tài chính. Tính tới thời điểm hiện nay,
theo số liệu của Bộ Tài Chính, đã có 25 ngân hàng thương mại và 27 công ty chứng
khoán là thành viên của thị trường TPCP.
Năm 2014, Tổng khối lượng giao dịch trái phiếu là 882.372 tỷ đồng trong đó giao dịch
outright là 640.914 tỷ đồng chiếm hơn 72,64% tổng khối lượng giao dịch.
Giá trị giao dịch từng tháng trong năm 2014 (tỷ đồng)


Theo kỳ hạn còn lại, giao dịch diễn ra chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn với hơn 91.57% giá trị
giao dịch outright là của các trái phiếu có kỳ hạn còn lại nhỏ hơn hoặc bằng 5 năm.
Tính đến thời điểm cuối năm 2014, Trái phiếu Chính phủ vẫn chiếm phần lớn tổng giá trị
trái phiếu lưu hành. Giá trị lưu hành của Trái phiếu Chính phủ vẫn chiếm đại đa số trong
Tổng giá trị lưu hành với tỷ lệ 75.19% (tương đương 497,614 tỷ đồng), theo sau đó là
Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh với tỷ lệ 21.75% (tương đương 143,941 tỷ đồng) và Trái
phiếu chính quyền địa phương với 3.06% (tương đương 20,260 tỷ đồng).
Nhìn lại chặng đường những năm qua thì thị trường thứ cấp đã đạt được những thành tựu
nhất định. Tình hình giao dịch trái phiếu chính Phủ năm 2014 tăng hơn gấp 2 lần so với
năm 2013.
Vậy thì đánh giá chung:
Về giá trị giao dịch, tính tới 31/12/2012, tổng giá trị giao dịch Outright và Repos đạt
hơn 212.281 tỷ đồng, tăng 1,36 lần so với giá trị giao dịch của cả năm 2011; giá trị giao
dịch bình quân theo tháng đạt hơn 17.690 tỷ đồng, đặc biệt là giao dịch trong tháng 4 và
tháng 5 tăng gấp 8,7 lần và 6,3 lần so với giá trị cùng kỳ năm ngoái. Năm 2012 cũng
chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về giá trị giao dịch repos - đạt hơn 50 nghìn tỷ đồng tăng 31 lần so với cả năm 2011. Trong năm 2013, khối lượng giao dịch bình quân khoảng
1.600 tỷ đồng/ ngày và duy trì ở mức 2.200-2.400 tỷ đồng/ngày trong 6 tháng đầu năm
2014.

Kết quả TPCP niêm yết tại HNX

Thanh khoản của TPCP được cải thiện: Từ năm 2009 đến 9/2014, giá trị giao dịch

bình quân theo phiên đã tăng gấp 7,5 lần từ 365 tỷ đồng/ phiên lên 2.734 tỷ đồng/phiên.


Tỷ lệ doanh số giao dịch thứ cấp so với giá trị TPCP lưu hành theo đó cũng tăng lên gấp
2,6 lần. Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng thanh khoản trên thị trường được cải thiện và là
nguyên nhân quan trọng giúp thị trường TPCP Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh
giá là một trong số các thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất Đông Á năm 2013.
Về cơ cấu thành viên - nhà đầu tư, thị trường TPCP hiện có 54 thành viên, trong đó
25 NHTM và 29 CTCK với tỷ trọng tham gia chủ yếu của khối NHTM (chiếm 55,5% giá
trị giao dịch toàn thị trường). Nhà đầu tư nước ngoài cũng đóng góp đáng kể vào quy mô
giao dịch của thị trường, chiếm gần 30% giá trị giao dịch toàn thị trường.

2.3. Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương


Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 100/2015/TT-BTC hướng dẫn về phát hành trái
phiếu chính quyền địa phương (TPCQĐP) tại thị trường trong nước. Những hướng dẫn
tại Thông tư này sẽ thay thế Thông tư số 81/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài
chính và có hiệu lực từ ngày 10/8/2015.
So với Thông tư số 81, Thông tư mới của Bộ Tài chính quy định cụ thể hơn về đối tượng
áp dụng gồm UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức và cá nhân có
liên quan đến phát hành TPCQĐP tại thị trường trong nước.
Thông tư cũng hướng dẫn chi tiết từ khâu phê duyệt đề án đến tổ chức phát hành, thanh
toán lãi, gốc và chế độ báo cáo của việc phát hành TPCQĐP.
Phát hành TPCQĐP theo 3 phương thức
Cụ thể, trong khâu phát hành, Bộ Tài chính quy định: chậm nhất 5 ngày làm việc trước
ngày dự kiến tổ chức đấu thầu trái phiếu hoặc chậm nhất 10 ngày làm việc trước ngày tổ
chức phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh, đại lý phát hành, UBND cấp tỉnh
có trách nhiệm công bố những thông tin cơ bản về đợt phát hành TPCQĐP trên trang
thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, hoặc của Sở Tài chính hoặc của tổ chức được ủy

quyền thực hiện nghiệp vụ phát hành trái phiếu hoặc của Sở Giao dịch Chứng khoán nơi
tổ chức đấu thầu.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày tổ chức phát hành trái
phiếu chính quyền địa phương, UBND cấp tỉnh gửi văn bản thông báo kế hoạch phát
hành trái phiếu để Bộ Tài chính thông báo khung lãi suất phát hành TPCQĐP.
Căn cứ vào khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định và tình hình thị trường tại thời điểm
phát hành, UBND cấp tỉnh quyết định lãi suất phát hành trái phiếu.
TPCQĐP được phát hành theo 3 phương thức là đấu thầu; bảo lãnh phát hành và đại lý
phát hành.


TPCQĐP được đăng ký, lưu ký tập trung, thanh toán bù trừ tại Trung tâm lưu ký Chứng
khoán Việt Nam và được niêm yết, giao dịch tập trung tại Sở Giao dịch Chứng khoán
theo yêu cầu của chủ thể phát hành.
Có thể mua lại và hoán đổi TPCQĐP
Đây là một nội dung mới nữa của Thông tư này. Theo đó, UBND cấp tỉnh có thể mua lại
trái phiếu trước hạn để giảm nghĩa vụ nợ hoặc để cơ cấu lại nợ theo phương án được Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt và chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc mua
lại TPCQĐP và báo cáo Bộ Tài chính về kết quả mua lại.
Đồng thời, UBND cấp tỉnh có thể hoán đổi trái phiếu nhưng phải được thực hiện theo
phương án mà Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt và được Bộ Tài chính có ý
kiến bằng văn bản.
Bên cạnh đó, phải đảm bảo nguyên tắc: ngang giá trị theo giá thị trường, công khai và
minh bạch trong hoán đổi; sau khi hoán đổi trái phiếu tổng dư nợ huy động vốn của ngân
sách cấp tỉnh không vượt quá hạn mức huy động vốn theo quy định tại Luật NSNN, Luật
Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn; trái phiếu hoán đổi là trái phiếu có kỳ hạn
còn lại từ 1 năm trở lên và được lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định việc thanh toán lãi, gốc trái phiếu, chế độ kế toán, phí
phát hành và phái thanh toán trái phiếu. Theo đó, chủ thể phát hành có trách nhiệm thanh
toán lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn bằng các nguồn vốn hợp pháp của mình.

Đối với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân
sách cấp tỉnh, nguồn thanh toán lãi, gốc trái phiếu được đảm bảo từ ngân sách cấp tỉnh.
Đối với các chương trình, dự án đầu tư có khả năng hoàn vốn tại địa phương, nguồn
thanh toán lãi, gốc trái phiếu sẽ từ nguồn thu hợp pháp của các chương trình, dự án này.
Trường hợp nguồn thu của dự án không đủ khả năng thanh toán lãi, gốc trái phiếu đến
hạn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí nguồn từ ngân sách cấp tỉnh để chi
trả./.


TPCQĐP là trái phiếu do ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành nhằm mục đích đầu tư cho
các công trình - dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.
TPCQĐP được phát hành lần đầu từ năm 2003 và đã có 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (gồm thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, tỉnh Đồng Nai, Bắc Ninh và
Quảng Ninh) tổ chức phát hành thành công. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu
tiên ở Việt Nam được thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.
Tính đến tháng 7/2015, thị trường trái phiếu chính quyền địa phương mới hình thành hơn
10 năm và quy mô còn nhỏ bé, chỉ chiếm 2,3% quy mô tổng thị trường trái phiếu và
0,45% GDP.
Kho bạc Nhà nước Hà Nội (Chủ thể phát hành: UBND TP Hà Nội) từ 2009 đến tháng
8/2015 ( Nguồn: Tổng hợp từ trang www.hnx.vn)
Kiểu
phát Khối
lượng
hành
gói thầu
Lần đầu
1.000 tỷ
Lần đầu
1.000 tỷ
Lần đầu

3.000 tỷ
Lần đầu
3.000 tỷ
Bổ sung
780 tỷ
Lần đầu
2.000 tỷ

Kì hạn
5 năm
3 năm
3 năm
5 năm
5 năm
5 năm

Ngày
phát
hành
27/06/2013
27/09/2013
28/11/2013
19/08/2014
02/10/2014
31/08/2015

Loại hình trả
lãi
Coupon
Coupon

Coupon
Coupon
Coupon
Coupon

Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố Đà Nẵng (Chủ thể phát hành: UBNDTP Đà Nẵng)
từ 2009 đến tháng 8/2015( Nguồn: Tổng hợp từ trang www.hnx.vn)
Kiểu
hành
Lần đầu

phát Khối
lượng Kì hạn
gói thầu
1.100 tỷ
5 năm

Ngày
phát Loại hình trả
hành
lãi
13/10/2014
Coupon

Được sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2014,
Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh – HFIC đã tổ chức 2 đợt
phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 30/9/2014
và 11/11/2014 với phương thức bảo lãnh phát hành thông qua tổ chức bảo lãnh chính là
Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC).



Cả hai đợt phát hành đều được đánh giá là thành công tốt đẹp với tổng khối lượng phát
hành là 3.000 tỷ đồng (Ba nghìn tỷ đồng), đạt tỷ lệ 100% kế hoạch phát hành năm 2014.
Trong đó:
- Kỳ hạn 5 năm: 1.500 tỷ đồng.
- Kỳ hạn 10 năm: 300 tỷ đồng.
- Kỳ hạn 15 năm: 1.200 tỷ đồng.
Trong các đợt phát hành trái phiếu CQĐP TP.HCM gần đây, các kỳ hạn dài chưa thu hút
được các nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, trong 2 đợt phát hành năm 2014, với sự nỗ lực
của các tổ chức, đơn vị liên quan, thành phố đã phân phối toàn bộ trái phiếu cho 03 kỳ
hạn dài 5 năm, 10 năm và 15 năm. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước
ngoài, các Công ty bảo hiểm quan tâm mua trái phiếu kỳ hạn dài, chứng tỏ mức độ tín
nhiệm của trái phiếu CQĐP TP.HCM ngày càng tăng cao.
Báo cáo được chính quyền TP HCM trình Thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố
cho biết, trái phiếu phát hành đợt 2 vào ngày 12/10 sẽ có các kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15
năm. Khối lượng phát hành trái phiếu đợt 2 là 1.000 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 15/9, TP HCM đã phát hành thành công trái phiếu chính quyền địa
phương đợt 1 của năm 2015, thu về 2.000 tỷ đồng với các kỳ hạn 3 năm, 5 năm, 10 năm
và 15 năm.
Dự kiến, số vốn 3.000 tỷ đồng huy động từ trái phiếu chính quyền địa phương của năm
2015 sẽ được TP HCM rót vào 64 công trình trọng điểm của thành phố đã được phê
duyệt.
Theo đó, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu dự kiến sẽ phát hành từ
1.000 đến 4.500 tỉ đồng trái phiếu chính quyền địa phương để xây dựng các công trình
trọng điểm.
2.4. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp


2.4.1. Thị trường phát hành (sơ cấp)
Giá trị TPDN phát hành Việt Nam giai đoạn 2003 - 2007


Trước năm 2006: Việc phát hành theo Nghị định số 120/CP ngày 17/09/1994 của Chính
phủ về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của DNNN. Khi đó thị trường này chưa phát triển,
chủ yếu chỉ có các TCTC tín dụng phát hành. Còn về doanh nghiệp thì thời điểm này chỉ
có 5 doanh nghiệp phát hành: Cty Cơ điện lạnh REE phát hành 5 triệu USD (1996),
CTCP Công nghệ Thông tin EIS 10 tỷ (1998), Tổng cty Dầu khí 300 tỷ (2003), Tổng cty
Điện lực EVN 300 tỷ (2003), Tổng cty Xi măng 300 tỷ (2003). Trong khoảng thời gian
này, kênh huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp là thông qua tín dụng ngân hàng hoặc
ngân sách nhà nước. Hoạt động huy động vốn trực tiếp trên thị trường hầu như chưa phát
triển.
Sau năm 2006: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có những bước phát triển tích cực, đặc
biệt là sau Nghị định 52/CP về việc cho phép các doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo
hình thức riêng lẻ. Theo đó, chủ thể phát hành không còn là các DNNN nữa, mà mở rộng
ra các Cty TNHH, Cty CP, Cty có vốn đầu tư nước ngoài với nguyên tắc chung là các


doanh nghiệp phải tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và minh bạch thông tin. Ngay cả
nguyên tắc phát hành cũng trở nên thông thoáng hơn rất nhiều, nhưng xét ra cũng không
làm cho thị trường phát triển vượt bậc, số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu tuy có
tăng so các năm trước nhưng cũng chỉ có thêm 26 doanh nghiệp phát hành với tổng trị giá
khoảng gần 36.000 tỷ đồng. Năm 2007, dư nợ TPDN khoảng 2,6% GDP và chiếm 11%
TTTP. Con số này so với Hàn Quốc là 61% GDP và 45% TTTP thì còn rất khiêm tốn.
Chủ thể phát hành TPDN thường là các doanh nghiệp đầu ngành, có uy tín hoặc các
DNNN đã cổ phần hóa. Ngoài ra thì các NHTM cũng phát hành trái phiếu. Tất cả các
doanh nghiệp này phát hành thông qua các tổ chức bảo lãnh có uy tín.
Các trái phiếu được phát hành với kỳ hạn từ 2 đến 10 năm. Trái phiếu Vinaconex và
Lilama phát hành thường có kỳ hạn 5 năm. Vinacomex khuyến khích các NĐT bằng cách
phát hành kèm theo chứng quyền là quyền mua cổ phiếu của Nhà máy xi măng Cẩm Phả
với gía ưu đãi. Trái phiếu EVN thường kỳ hạn 5 đến 10 năm, đầu tư vào các công trình
thủy điện, cải tạo mạng lưới điện quốc gia. Đối với một thị trường tài chính phát triển,

trái phiếu thường có kỳ hạn 20 – 30 năm. Tuy nhiên tại Việt Nam, môi trường chính sách
không đảm bảo, lạm phát cao, chịu biến động của kinh tế quốc tế đã tạo tâm lý thiếu tin
tưởng cho các NĐT khi đầu tư vào trái phiếu có kỳ hạn dài.
Lãi suất TPDN, về cơ bản đều cao hơn lãi suất đấu thầu TPCP. Tất cả các trái phiếu đều
trả sau, với phương thức trả lãi hằng năm (coupon), lãi suất cố định. Riêng TCT Sông Đà,
TCT Điện Lực Việt Nam, CTCP Vincom phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi, được
điều chỉnh căn cứ vào lãi suất TPCP hoặc lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
Trong giai đoạn hiện nay, rõ ràng có thể thấy, ở nước ta vẫn chưa có một TTTP riêng biệt,
cơ cấu TPDN trong TTTP còn khá khiêm tốn chủ yếu là các công ty lớn (Asia
Commercial Joint Stock Bank , Techcom Bank , Masan, Tan Tao Investment, Vinacomin,
EVN, Vinaconex, Sudico, Vingroup….), dư nợ TPDN/GDP cũng chiếm một giá trị rất
nhỏ.





Nguồn: asianbondsonline.adb.org
Các nhà đầu tư chủ yếu “mua” và “giữ” TP tới khi đáo hạn. Do các dịch vụ liên quan
nhằm hỗ trợ TTTP như dịch vụ định mức tín nhiệm, dịch vụ định giá trái phiếu, dịch vụ
lưu ký … vẫn chưa có nên tình hình giao dịch TP trên TTCK khá ảm đạm và chưa tương
xứng với giá trị TP đang niêm yết.
Các doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu dễ dàng hơn, nhưng thực ra, vì vay vốn ngân
hàng không được nên họ chuyển sang phát hành trái phiếu. Mà số trái phiếu đó cũng chỉ
bán cho một vài nhà đầu tư, mà chủ yếu là các ngân hàng. Những đợt phát hành TPDN
vừa qua vẫn bán được hết mà người mua phần lớn là các NHTM. Nếu như đối với tín
dụng ngân hàng, các ngân hàng luôn có các quy trình kiểm tra và nắm được rõ nguồn vốn
của mình hiện ở đâu, sử dụng vào những mục đích gì nên kiểm soát rủi ro khá tốt. Ngược
lại, ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp nhưng do quy định về phát hành loại giấy tờ
có giá này không có điều khoản nào cho phép người mua trái phiếu kiểm soát mục đích

sử dụng vốn của người bán nên phát sinh nhiều rủi ro, khiến bên mua trái phiếu rất e
ngại, nhất là trong tình hình hiện nay.
Kết quả là do khối lượng của mỗi đợt phát hành không lớn, trong khi tổ chức phát hành
lại chính là khách hàng của NH nên NH hiểu rõ về nhà phát hành hơn các nhà đầu tư
khác, nếu một đợt phát hành chỉ có NH mua thôi thì TP đó sẽ không có khác biệt gì so
với một khoản vay NH thông thường.Ví dụ năm 2012, Ngân hàng xuất nhập khẩu
(Eximbank) đã mua trái phiếu của 7 doanh nghiệp với tổng giá trị đầu tư hơn 4.961 tỷ
đồng, tăng gần 800 tỷ đồng so với cuối năm 2011. (mua 2.000 tỷ đồng trái phiếu của


công ty CP VID Hưng Yên và 900 tỷ đồng trái phiếu của Cty CP bất động sản Tân Vạn
Hưng). Ngoài ra, Eximbank đã mua trái phiếu của Hoàng Anh Gia Lai (800 tỷ đồng), các
tập đoàn EVN (650 tỷ đồng), Vinashin (hơn 262,6 tỷ đồng), Vinacomin (150 tỷ đồng),
Tổng Cty Thương mại Sài Gòn (200 tỷ đồng)… Các trái phiếu này có thời hạn từ 2-10
năm, lãi suất từ 9,6% - 17,2%/năm. Hết quý II- 2012, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của
Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank) giảm 1.623 tỷ đồng so với cuối năm
2011, còn hơn 21.481 tỷ đồng. Ngân hàng Techcombank cũng có dư nợ 26.768 tỷ đồng
TPDN.
Trái phiếu chuyển đổi
Trái phiếu chuyển đổi cũng được các doanh nghiệp lựa chọn phát hành thay vì phát hành
thêm cổ phiếu. Đây là một công cụ tài chính thông dụng tại các nước có thị trường tài
chính phát triển. Việc thực hiện trái phiếu chuyển đổi tại Việt Nam có một số nét đáng
lưu ý như sau:
Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi hầu hết là các doanh nghiệp hoạt động
trong ngành dịch vụ tài chính như: NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Quân Đội
(MB), NHTMCP Sài Gòn (SCB), NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Cty chứng
khoán Sài Gòn (SSI)…
Phân tích trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi của Vietcombank và SSI để thấy
được đặc thù trái phiếu chuyển đổi tại Việt Nam.
Trái phiếu chuyển đổi của Vietcombank:

- Tháng 12/2005. Vietcombank phát hành thành công 1.375 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi
lãi suất bình quân 6%/năm (lãi suất đưa ra tối đa là 8,5%/năm cố định trong 7 năm), trong
khi lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại là 9%/năm. Ngay sau khi xuất hiện,
giá trái phiếu chuyển đổi Vietcombank rao bán trên thị trường OTC với 1,5 lần mệnh giá
(mệnh giá 100.000 đồng).


- Vào thời điểm phát hành đợt trái phiếu trên, Vietcombank chưa phải là ngân hàng cổ
phần. Điểm hấp dẫn ở đây là nó cho các NĐT kỳ vọng mua được cổ phần của công ty
phát hành trong tương lai với giá ưu đãi. Trong khi đó, theo quy định của Vietcombank,
cái gọi là trái phiếu chuyển đổi này sẽ được chuyển sang cổ phiếu theo bình quân gia
quyền của giá bỏ thầu thành công trong lần phát hành đầu tiên (IPO) của Vietcombank,
không khác gì việc tham gia bỏ thầu trực tiếp vào thời điểm đó. Như vậy, rõ ràng NĐT
chẳng được gì từ tỉ lệ chuyển đổi, trong khi phải chịu mức lãi suất thấp trong một thời
gian dài.
- Trong khi trên thế giới, doanh nghiệp chỉ được phép phát hành trái phiếu chuyển đổi sau
khi phát hành cổ phiếu làm cơ sở xác định tỷ lệ chuyển đổi thì Vietcombank lại làm điều
ngược lại. Chính vì thế trái phiếu chuyển đổi của Vietcombank không có tỷ lệ chuyển đổi
cố định trước. Hơn nữa thời hạn chuyển đổi cũng không được xác định cụ thể. Do đó,
NĐT không thể xác định được giá trị nội tại hay giá trị thời gian của quyền mua. Chính vì
vậy, trái phiếu Vietcombank đã giảm giá sau khi chính thức lên sàn giao dịch, mặc dù
việc giao dịch trên sàn giao dịch chính thức làm tăng tính thuận lợi, an toàn và minh bạch
trong giao dịch.
Trái phiếu chuyển đổi SSI:
- Ngày 30/11/2006, Cty chứng khoán Sài Gòn (SSI) phát hành 5 triệu trái phiếu chuyển
đổi (mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu), trong đó 1,5 triệu trái phiếu có kỳ hạn 14 tháng
(mã SSICB0106), 1,5 triệu trái phiếu có kỳ hạn 26 tháng (mã SSICB0206) và 2 triệu cổ
phiếu kỳ hạn 38 tháng (mã SSICB0306). Theo phương án phát hành thì số trái phiếu trên
không bán ra ngoài mà chỉ phát hành cho cổ dông hiện hữu theo cách, cứ sở hữu 100 cổ
phiếu SSI sẽ được quyền mua 3 trái phiếu SSICB0106, 3 trái phiếu SSICB0206 và 4 trái

phiếu SSICB0306. Khi trái phiếu đáo hạn, trái chủ được quyền đổi sang cổ phiếu theo tỷ
lệ 1:10 (1 trái phiếu đổi được 10 cổ phiếu).
- Đến tháng 4/2007, SSI quyết định phát hành 30 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, nâng vốn
điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 800 tỷ đồng. Ngày 15/12/2006 là ngày giao dịch đầu tiên của


50 triệu cổ phiếu SSI tại sàn Hà Nội, giá chuyển nhượng bình quân đạt 166.000 đồng/cổ
phiếu. Sau đó, cổ phiếu SSI có xu hướng tăng giá và đạt 240.700 đồng/cổ phiếu vào ngày
23/05/2007. Giả sử đến ngày đáo hạn của trái phiếu SSICB0106, giá cổ phiếu SSI vẫn
giữ nguyên là 240.700 đồng/cổ phiếu thì giá trị của 1 trái phiếu này sẽ là hơn 2,4 triệu
đồng. Nhưng ngày 24/05/2007 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận 60% cổ tức
bằng cổ phiếu (tỷ lệ 5:3) nên giá tham chiếu của cổ phiếu SSI đã được điều chỉnh giảm
còn 179.100 đồng/cổ phiếu. Giả sử mức giá này vẫn giữ nguyên cho tới ngày đáo hạn của
trái phiếu SSICB0106 thì giá trị 1 trái phiếu chỉ còn chưa đến 1,8 triệu đồng. Việc phát
hành cổ phiếu để trả cổ tức của SSI đã làm trái chủ thiệt hại hơn 600.000 đồng/trái phiếu.
Tương tự những lần sau, khi SSI phát hành thêm cổ phiếu thì trái chủ sẽ bị thiệt hơn. Cụ
thể, ngày 14/11/2007, SSI phát hành thêm gần 40 triệu cổ phiếu để thưởng cho cổ đông
hiện hữu vào tháng 12/2007, trong khi ngày 30/01/2008 là trái phiếu SSICB0106 đáo
hạn. Ngoài ra, SSI còn phát hành trên 27,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức (tỷ lệ 20%) vào
tháng 4/2008, sau đó phát hành 3 triệu cổ phiếu cho cán bộ, nhân viên.
Trong thời gian trái phiếu chuyển đổi chưa đáo hạn mà doanh nghiệp phát hành thực hiện
các nghiệp vụ như thưởng cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu,
hoặc tách cổ phiếu thì thị giá cổ phiếu của đơn vị đó gần như chắc chắn sẽ giảm xuống.
Khi đó, giá trị số cổ phiếu có được từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi sẽ giảm
xuống, có thể giảm xuống thấp hơn giá trị của trái phiếu chuyển đổi. Ở TTCK các nước,
trong những trường hợp như vậy, nhằm bảo vệ NĐT, Luật Công ty hoặc Luật Chứng
Khoán thường quy định tổ chức phát hành trái phiếu chuyển đổi phải có những điều
chỉnh về giá hoặc tỷ lệ chuyển đổi. Nhưng Việt Nam lại chưa có quy định này.
Trước khả năng đạt lợi nhuận cao khi cổ phiếu tăng giá, trong khi trường hợp xấu xảy ra,
NĐT vẫn hưởng lãi trái phiếu và thu hồi được vốn gốc, hiện trái phiếu chuyển đổi đang

hấp dẫn khá nhiều NĐT. Chính vì tính hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi đối với NĐT
nên họ sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất danh nghĩa thấp. Còn đối với các đơn vị phát
hành huy động vốn với chi phí thấp nên nhiều doanh nghiệp đã tăng cường huy động vốn


×