Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH THÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.33 KB, 27 trang )

Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH THÁNH

Tiếp theo là các điều kiện, các mệnh đề có điều kiện và những kết quả đến từ
điều kiện đó. Hãy tìm các từ “nếu” (điều kiện) và “thì” (kết quả).
Phục truyền 28:1 “Nếu ngươi nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa
Trời ngươi cách trung thành, cẩn thận làm theo mọi điều răn của Ngài, mà ta
truyền cho ngươi ngày nay, thì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ ban cho ngươi
sự trổi hơn mọi dân trên đất.”
II Cô 5:17 “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới;
những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.” Làm thế nào để trở thành một
người được dựng nên mới? Bằng cách ở trong Đấng Christ. I Giăng 1:6 “Ví bằng
chúng ta nói mình được giao thông với Ngài, mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là
chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật.”
Cuối cùng là bảng liệt kê. Hãy tìm kiếm những trường hợp có từ hai điều trở
lên được liệt kê và tìm hiểu lý do của điều đó. Câu hỏi để quý vị sử dụng là: Những
điều này được liệt kê như thế nào? Vì sao chúng được xếp theo thứ tự như vậy?
Xin hãy xem I Giăng 2:16 “Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của
xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến,
nhưng từ thế gian mà ra.” Có ba điều được liệt kê ở đây, cho nên khi nghiên cứu
phân đoạn này quý vị cần phải đặt ra câu hỏi “Vì sao những điều này được kết nối
với nhau?
Cô-lô-se 3:5-8 “Vậy hãy làm chết các chi thể của anh em ở nơi hạ giới. . .”
rồi liệt kê một danh sách tương tự Ga 5: “Tà dâm, ô uế, tình dục, ham muốn xấu
xa, tham lam, tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng: bởi những sự ấy cơn giận
1


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh


của Đức Chúa Trời giáng trên các con không vâng phục; lúc trước anh em sống
trong những nết xấu đó, và ăn ở như vậy.”
Rồi tác giả đưa ra một danh sách khác. “Nhưng bây giờ anh em nên trừ bỏ
hết mọi sự đó, tức là sự thạnh nộ, buồn giận và hung ác. Đừng nói hành ai, chớ có
một lời tục tỉu nào ra từ miệng anh em.” Quý vị có các bảng liệt kê, vì vậy khi học
Kinh Thánh quý vị cần có một tờ giấy để viết ra “các bảng liệt kê. Quý vị luôn
luôn cần ghi ra giấy những điều học được trong lúc ngồi học Kinh Thánh.
Đại danh từ. Các đại danh từ giúp chúng ta thấy các mối liên kết trong phân
đoạn Kinh Thánh. Đó là các từ “tôi”, “chúng ta”, “anh”, . . .
Tôi muốn quý vị xem Êph 1:3-14 và tìm các đại danh từ trong đó. Hãy vòng
các đại danh từ mà quý vị tìm thấy.
“Ngợi khen Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng
ta, Ngài đã xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ
phước thiêng liêng ở các nơi trên trời, trước khi sáng thế, Ngài đã chọn
chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên thánh không chỗ trách được
trước mặt Đức Chúa Trời, bởi sự thương yêu của Ngài đã định trước
cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Jêsus
Christ, theo ý tốt của Ngài, để khen ngợi sự vinh hiển của ân điển Ngài
đã ban cho chúng ta cách nhưng không trong Con yêu dấu của Ngài!
Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài,
được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài, mà Ngài đã rải ra đầy
dẫy trên chúng ta cùng với mọi thứ khôn ngoan thông sáng, khiến
chúng ta biết sự mầu nhiệm của ý muốn Ngài, theo ý định mà Ngài đã
tự lập thành trước trong lòng nhân từ Ngài - để làm sự định trước đó
trong khi kỳ mãn - hội hiệp muôn vật lại trong Đấng Christ, cả vật ở
2


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh


trên trời và vật ở dưới đất.
Ấy cũng là trong Ngài mà chúng ta đã nên kẻ dự phần kế nghiệp, như
đã định trước cho chúng ta được điều đó, theo mạng của Đấng làm mọi
sự hiệp với ý quyết đoán, hầu cho sự vinh hiển của Ngài nhờ chúng ta
là kẻ đã trông cậy trong Đấng Christ trước nhứt mà được ngợi khen.”
Rồi tác giả nói tiếp:
“Ấy lại cũng trong Ngài mà anh em sau khi đã nghe đạo chân
thật, là đạo Tin lành về sự cứu rỗi anh em, ấy là trong Ngài mà anh em
đã tin và được ấn chứng bằng Đức Thánh Linh là Đấng Chúa đã hứa,
Đấng ấy làm của cầm về cơ nghiệp chúng ta, cho đến kỳ chuộc lấy
những kẻ mà Ngài đã được để khen ngợi sự vinh hiển Ngài.”
Hãy nhớ rằng Phao Lô viết thư Ê-phê-sô này cho một Hội Thánh đang có sự
chia rẽ giữa những người Do thái và dân ngoại, và họ xem dân ngoại như là những
Cơ đốc nhân hạng hai bởi vì họ không thuộc về dân của Đức Chúa Trời. Vì vậy
Phao Lô mở đầu bức thư bằng cách nói rằng “Trong Ngài chúng ta có những điều
này” và từ “chúng ta” ở đây chỉ về người Do-thái. Rồi ông nói “Ấy lại cũng trong
Ngài mà anh em sau khi đã nghe đạo chân thật, là đạo Tin lành về sự cứu rỗi anh
em, ấy là trong Ngài mà anh em đã tin và được ấn chứng. . . ” Ở đây tác giả nói về
dân ngoại. Rồi ông ta kết luận: “. . . Đức Thánh Linh là Đấng Chúa đã hứa, Đấng
ấy làm của cầm về cơ nghiệp chúng ta. . . ” Không có ai là Cơ đốc nhân hạng hai
trong nước Trời.
Ngay một câu đơn giản như II Phi-e-rơ 2:20:
Vả, chúng nó bởi sự nhận biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là
Đức Chúa Jêsus Christ, mà đã thoát khỏi sự ô uế của thế gian, rồi lại

3


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh


mắc phải và suy phục những sự đó, thì số phận sau cùng của chúng nó
trở xấu hơn lúc đầu.
Đây là câu Kinh Thánh mà nhiều người sử dụng để nói rằng quý vị có thể
đánh mất sự cứu rỗi. Quý vị thấy câu Kinh Thánh đó nói về điều gì? Có phải điều
đó có nghĩa là tôi có thể mất sự cứu rỗi không? Nếu quý vị trở lại đầu chương 2 và
xem đại danh từ này chỉ về điều gì, thì quý vị sẽ thấy rằng nó đề cập đến các tiên
tri giả. Chúng ta cần phải biết đại danh từ được dùng để chỉ về cái gì thì mới hiểu
được câu Kinh Thánh đang nói đến điều gì. Đại danh từ rất là quan trọng.
Chỗ chuyển tiếp chính. Đó là những mối kết. Khi quý vị đọc những phần
Kinh Thánh dài, hãy tìm những chỗ quan trọng là nơi mà đoạn văn dường như
chuyển sang một ngã rẽ mới, đó là chỗ chuyển tiếp. Chỗ chuyển tiếp có thể chỉ là
một câu hoặc có thể nhiều hơn.
Chúng ta thấy có một chuyển tiếp trong sách II Sa-mu-ên, giữa chương 11
và 12. Nếu quý vị đọc xuyên suốt sách II Sa-mu-ên, quý vị sẽ thấy từ chương 1 đến
chương 10 kể về Đa-vít, và mọi thứ đều tốt đối với Đa-vít. Mọi thứ trong vương
quốc đều tốt đẹp. Rồi sang chương 11 và 12, có ai biết điều gì xảy ra không? Đavít và Bát-sê-ba – tà dâm, giết người, cái chết của một đứa trẻ. Rồi quý vị đọc từ
chương 13 đến 22, đó là một sự mô tả hoàn toàn khác về Đa-vít. Mọi thứ từ
chương 13 đến 22 hoàn toàn khác với chương 1 đến 10. Đó là một sự chuyển tiếp
lớn.
Công vụ 8:26, “Bấy giờ, có một thiên sứ của Chúa phán cùng Phi-líp rằng:
Hãy chờ dậy đi qua phía nam, trên con đường từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành
Ga-xa.” Đây là một chỗ chuyển tiếp, bởi vì Phúc âm đã tới Giu-đê và Sa-ma-ri,
mọi người ở khắp nơi đã tin Đấng Christ, và Đức Chúa Trời bảo Phi-líp “Hãy chờ

4


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

dậy đi qua phía Nam”. Đức Chúa Trời quan tâm đến một hoạn quan đang cần nghe

Phúc âm.
Rô 3:20-21 là một trong những chỗ chuyển tiếp mà tôi ưa thích trong Kinh
Thánh. “Vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng
công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi. Nhưng hiện bây
giờ, sự công bình của Đức Chúa Trời, mà luật pháp và các đấng tiên tri đều làm
chứng cho, đã bày tỏ ra ngoài luật pháp:” Đó là chỗ kết thúc phần mô tả về tội lỗi
và sự hư hoại của con người trong Rô 1:18-3:20, rồi sau đó tác giả bắt đầu mô tả về
Phúc âm.
Cũng tương tự như vậy giữa Ê-phê-sô chương 3 và 4. Trong nửa đầu của
sách Ê-phê-sô là phần giới thiệu về sự cứu rỗi, còn nửa sau là áp dụng. Chỗ chuyển
tiếp là câu cuối trong Êph 3: “Nguyền Ngài được vinh hiển trong Hội thánh, và
trong Đức Chúa Jêsus Christ, trải các thời đại, đời đời vô cùng! A-men.” Rồi sau
đó “Vậy, tôi là kẻ tù trong Chúa, khuyên anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với
chức phận mà Chúa đã gọi anh em,” Đó là một sự mô tả hoàn toàn khác, mang
tính chất thực hành trong Êph 4-6.
Kế tiếp hãy tìm kiếm những điều được so sánh. Tác giả có so sánh những
điều nào, những ý tưởng nào hoặc cá nhân nào không? Đó là phép so sánh. Tôi biết
một số trong quý vị nghĩ rằng chúng ta đang quay lại lớp văn phạm, nhưng nhờ đó
mà cuối cùng mà quý vị có thể hiểu biết Lời Chúa.
Một số người trong quý vị chưa từng nghe những điều này trong các lớp văn
phạm trước đây ngoại trừ phép so sánh. Hãy tìm kiếm sự so sánh giữa hai điều
khác nhau. Một phép so sánh thường sử dụng từ “như”. Ví dụ Thi Thiên 42:1 “Đức
Chúa Trời ôi! Linh hồn tôi mơ ước Chúa, Như con nai cái thèm khát khe nước.”
Đó là sự so sánh giữa một con nai đang thèm khát nước và linh hồn tôi đang khao
5


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

khát Đức Chúa Trời. Giăng 3:14, “Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể

nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy,” I Phi 2:2 “thì hãy ham thích
sữa thiêng liêng của Đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên
mà được rỗi linh hồn.” Chúng ta khao khát Lời Chúa giống như em bé thèm sữa.
Ẩn dụ. Đó là sự so sánh ngầm giữa hai thứ. Phép ẩn dụ không sử dụng từ
“như”. Ví dụ như Giăng 15:1 “Ta là gốc nho thật, Cha ta là người trồng nho.”
Chúa Giê-xu sử dụng ẩn dụ về gốc nho và nhánh để nói về mối quan hệ giữa Ngài
với những người theo Ngài.
Gia-cơ 3:3-6,
Chúng ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa, cho nó chịu phục mình,
nên mới sai khiến cả và mình nó được. Hãy xem những chiếc tàu: dầu
cho lớn mấy mặc lòng, và bị gió mạnh đưa đi thây kệ, một bánh lái rất
nhỏ cũng đủ cạy bát nó, tùy theo ý người cầm lái. Cũng vậy, cái lưỡi là
một quan thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Thử xem cái rừng lớn
chừng nào mà một chút lửa có thể đốt cháy lên! Cái lưỡi cũng như lửa;
ấy là nơi đô hội của tội ác ở giữa các quan thể chúng ta, làm ô uế cả
mình, đốt cháy cả đời người, chính mình nó đã bị lửa địa ngục đốt
cháy.
Quý vị thấy những phép so sánh trong phân đoạn trên có những hình dung từ
giúp chúng ta hiểu được sức mạnh của lời nói và cái lưỡi.
Tiếp theo là phép ngụ ngôn. Hãy tìm kiếm những trường hợp tác giả sử dụng
một hình ảnh nào đó để truyền đạt một ý nghĩa sâu xa hơn. Xin quý vị xem phân
đoạn Ga 4:21-31. Đây là một phân đoạn dài, chúng ta chỉ đọc phần đầu nói về hình
ảnh được sử dụng.

6


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

Hãy nói cho tôi, anh em là kẻ ưa phục dưới luật pháp, há không

nghe luật pháp sao? Vì có chép rằng Áp-ra-ham có hai con trai: Một là
con của người nữ tôi mọi, một là con của người nữ tự chủ. Nhưng con
của người nữ tôi mọi sanh ra theo xác thịt, con của người nữ tự chủ
sanh ra theo lời hứa. Cả điều đó có một nghĩa bóng: Hai người nữ đó
tức là hai lời giao ước, một là lời giao ước tại núi Si-na-i, sanh con ra
để làm tôi mọi, ấy là nàng A-ga. . .
Rồi sau đó “Hỡi anh em, về phần chúng ta, chúng ta cũng như Y-sác, là con
của lời hứa.” bắt đầu so sánh sự mô tả về đứa con của người nữ nô lệ và đứa con
của người nữ tự do. Đây là một hình thức ngụ ngôn cho chúng ta một sự so sánh
giữa câu chuyện và mối quan hệ giữa chúng ta với Đấng Christ.
Tiếp theo là hình bóng. Hãy tìm kiếm những trường hợp tác giả sử dụng một
hình ảnh để minh họa một điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai. Ví dụ A-đam là một
hình bóng về Đấng Christ.
Khi đọc Rô 5 quý vị thấy “Nhưng từ A-đam cho đến Môi-se, sự chết đã cai
trị cả đến những kẻ chẳng phạm tội giống như tội của A-đam, là người làm hình
bóng của Đấng phải đến.” Tiếp tục đọc hết phần cuối của Rô 5 quý vị thấy một sự
so sánh nhiều lần giữa A-đam và Đấng Christ. Quý vị cũng thấy điều đó trong I Cô
15:45, “Ấy vậy, có lời chép rằng: Người thứ nhứt là A-đam đã nên linh hồn sống.
A-đam sau hết là thần ban sự sống.” A-đam được xem là người đầu tiên và Đấng
Christ là người mới. “Vì, như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi
người khác đều thành ra kẻ có tội, thì cũng một lẽ ấy, bởi sự vâng phục của một
người mà mọi người khác sẽ đều thành ra công bình.” (Rô 5:19) Điều mà chúng ta
thấy ở đây là sự so sánh giữa A-đam và Đấng Christ để nối liền khoảng cách giữa
Cựu ước và Tân ước.
7


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

Tiếp theo, hãy tìm kiếm những tương phản. Chúng ta tìm kiếm một từ chính

ở đây là “nhưng”. “Nhưng” là một trong những từ quan trọng nhất mà quý vị thấy
trong Kinh Thánh. Chẳng hạn như Rô 3:21, “Nhưng hiện bây giờ, sự công bình
của Đức Chúa Trời, mà luật pháp và các đấng tiên tri đều làm chứng cho, đã bày
tỏ ra ngoài luật pháp.” Khi nào quý vị thấy chữ “nhưng”, hãy dừng lại và đặt câu
hỏi “Sự tương phản ở đây là gì?”
Châm ngôn 14:31, “Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng tạo hóa
mình;
Còn (nhưng) ai thương xót người bần cùng tôn trọng Ngài.” Rô 6:23, “Vì tiền
công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời
đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.” Chúng ta thấy có hai ẩn dụ
tương phản ở đây.
Lu-ca 11:11-13, “Trong các ngươi có ai làm cha, khi con mình xin bánh mà
cho đá chăng? Hay là xin cá, mà cho rắn thay vì cá chăng? Hay là xin trứng, mà
cho bò cạp chăng? Vậy nếu các ngươi là người xấu, còn biết cho con cái mình vật
tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho
người xin Ngài!” Đó là sự tương phản giữa người cha xấu và người cha hoàn hảo.
Cuối cùng chúng ta tìm kiếm về cách thức truyền thông của Kinh Thánh. Có
những từ ngữ, hình ảnh, cụm từ nào truyền đạt những cảm xúc và trạng thái
không?
Cảm xúc. Hãy tìm kiếm những từ chuyển tải những cảm xúc. Xin hãy lắng
nghe Giê-rê-mi 3:19-20. Đây là điều Đức Chúa Trời nói với dân Ngài.
Ta từng phán rằng: Ta sẽ đặt ngươi giữa vòng các con cái, ta sẽ
cho ngươi một đất tốt, cơ nghiệp quí giá của cơ binh các nước là dường
nào! Ta từng phán: Ngươi sẽ gọi ta bằng Cha tôi! Và chớ xây lại mà
8


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

không theo ta. Nhưng, hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, thật như một người đàn bà

lìa chồng mình cách quỉ quyệt thể nào, thì các ngươi cũng quỉ quyệt với
ta thể ấy, Đức Giê-hô-va phán vậy.
Quý vị có thể nào không xúc động khi đọc điều đó không? Quý vị bắt đầu
hiểu được tấm lòng của Đức Chúa Trời, và hình ảnh mà Ngài sử dụng để mô tả sự
bất trung của dân sự, đó là một cảm xúc mảnh liệt. Trong Ga-la-ti 4:12-16, Phao
Lô nói:

“Hỡi anh em, tôi xin anh em hãy giống như tôi; vì tôi cũng như
anh em. Anh em không làm hại gì cho tôi. Anh em biết rằng ấy là đương
lúc xác thịt yếu đuối mà tôi truyền Tin lành cho anh em lần thứ nhứt, vì
xác thịt tôi yếu đuối sanh ra sự rèn thử cho anh em mặc dầu, anh em
cũng chẳng khinh tôi, chẳng chối tôi, mà lại tiếp rước tôi như một vị
thiên sứ của Đức Chúa Trời, thật như chính mình Đức Chúa Jêsus
Christ. Vậy thì sự vui mừng của anh em đã trở nên thể nào? Vì tôi làm
chứng cho anh em rằng, lúc bấy giờ, nếu có thể được thì anh em cũng
móc con mắt mà cho tôi. Tôi lấy lẽ thật bảo anh em, lại trở nên thù
nghịch của anh em sao?”
Có một xung đột giữa Phao Lô và các Hội Thánh tại Ga-la-ti, và ông đang
nói về tình cảm và sự căng thẳng này một cách đầy xúc động. Còn có nhiều ví dụ
nữa. Khi quý vị đọc Sáng-thế-ký 22, hãy tưởng tượng cảm xúc của một người cha
khi nhìn đứa con trai mà ông sắp phải giết vì Đức Chúa Trời bảo ông phải làm điều
đó. Quý vị có cảm xúc gì khi đọc điều đó? Hãy tưởng tượng Y-sác đang nhìn Ápra-ham. Quý vị nghĩ gì về người cha của mình vào lúc đó? Quý vị có bối rối, sợ hãi
không?

9


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

Khi quý vị tưởng tượng Môi-se đang đứng trên núi Nê-bô nhìn vào Đất hứa

nhưng không thể vào đó, hãy tưởng tượng sự tổn thương của Môi-se trong hoàn
cảnh đó. Khi đọc II Sa-mu-ên 12 hoặc 13-22, hãy tưởng tượng đến nỗi đau và gánh
nặng của tội lỗi đã tác động đến Đa-vít như thế nào. Hãy lắng nghe Đa-vít nói khi
Đức Giê-hô-va trừng phạt tội lỗi của ông:
Đa-vít vì con cầu khẩn Đức Chúa Trời và kiêng ăn; đoạn, người
trở vào nhà, trọn đêm nằm dưới đất. Các trưởng lão trong nhà chỗi
dậy đứng chung quanh người đặng đỡ người lên khỏi đất; nhưng người
không khứng, và chẳng ăn với họ. Ngày thứ bảy đứa trẻ chết. Các tôi tớ
của Đa-vít ngại cho người biết đứa trẻ đã chết; vì họ nói rằng: Lúc đứa
trẻ còn sống, chúng tôi có khuyên giải vua, vua không khứng nghe
chúng tôi; vậy làm sao chúng tôi lại dám nói cùng vua rằng đứa trẻ đã
chết? Có lẽ vua rủi ro! (II Sa-mu-ên 12:16-18)
Tâm trạng. Hãy tìm kiếm bằng chứng về thái độ của tác giả khi viết. Tôi
thích Phi-líp 4:4. “Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn. Tôi lại còn nói nữa: hãy
vui mừng đi.” Phao Lô đã viết những điều đó ở đâu? Có phải ông đang ở trong một
khách sạn đẹp đẽ không? Không phải, ông đang ở trong tù. Ông đang ở trong tù và
viết “Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn.” Điều này sẽ khác nhiều khi quý vị cảm
nhận được gánh nặng mà Phao Lô đang mang trong mình.
Giọng điệu. Hãy tìm xem giọng điệu chung của đoạn văn có tính chất như
thế nào. Giận dữ? Trách móc? Hay vui mừng?
Sách Ca thương có một giọng điệu nặng nề
“Ta là người đã thấy khốn khổ bởi gậy thạnh nộ của Ngài.
Ngài đã dắt ta và khiến ta bước đi trong tối tăm, chẳng bước đi trong sáng láng.
Chắc Ngài trở tay cả ngày nghịch cùng ta nhiều lần.
10


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

Ngài đã làm hao mòn thịt và da, đã bẻ gãy xương ta,

Đã xây đắp nghịch cùng ta, vây ta bằng mật đắng và sự nhọc nhằn,
Khiến ta ở trong nơi tối tăm, như người đã chết từ lâu đời.” Ca thương 3:1-6
Ma-thi-ơ 23:33-35, “Hỡi loài rắn, dòng dõi rắn lục kia, thế nào mà tránh
khỏi sự đoán phạt nơi địa ngục được? Vậy nên, nầy, ta sai những đấng tiên tri, kẻ
khôn ngoan, và thầy thông giáo đến cùng các ngươi; trong những người ấy, kẻ thì
các ngươi sẽ giết và đóng đinh trên cây thập tự, kẻ thì các ngươi sẽ đánh đập trong
nhà hội mình, và các ngươi sẽ đuổi bắt họ từ thành nầy qua thành kia, hầu cho hết
thảy máu vô tội bị tràn ra trên mặt đất, đổ về các ngươi, từ máu A-bên là người
công bình cho đến máu Xa-cha-ri là con của Ba-ra-chi, mà các ngươi đã giết ở
giữa khoảng đền thờ và bàn thờ.” Có lẽ Chúa Giê-xu không nói những điều này
với một nụ cười trên gương mặt của Ngài.
Ga-la-ti 3, “ Hỡi người Ga-la-ti ngu muội kia, ai bùa ếm anh em là người mà
trước mắt đã được rõ bày ra Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên thập tự giá?
Tôi chỉ hỏi anh em một câu nầy: Ấy là cậy các việc luật pháp hay là bởi nghe và
tin mà anh em đã nhận được Đức Thánh Linh? Sao anh em ngu muội dường ấy?
Sau khi đã khởi sự nhờ Đức Thánh Linh, nay sao lại cậy xác thịt mà làm cho trọn?
Anh em há luống công mà chịu sự khốn khó dường ấy sao? - nếu quả là luống
công!” Giọng điệu của Phao Lô ở đây mang tính trách móc.
Đó là bước một. Bước một là quan sát. Tôi thấy điều gì? Quý vị có thể thực
hiện điều này với chỉ một câu Kinh Thánh, và quý vị có thể dành ra một giờ cho
một câu Kinh Thánh nếu quý vị xem xét nó một cách thật sự. Quý vị có thể làm
bước này với các phân đoạn Kinh Thánh hoặc với những phần Kinh Thánh dài
hơn. Điều tôi muốn nhắc nhở quý vị ở bước một này là phải kiên nhẫn. Hãy học
cách lắng nghe và học cách quan sát thì quý vị sẽ khám phá được những điều mà
11


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

quý vị chưa từng thấy trước đó. Đây mới chỉ là bước một. Chúng ta không thể bỏ

qua bước này.
Công vụ 1:8 chép: “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì
các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả
xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.”
Khi quý vị đọc câu này, hãy nhớ lại số hình vuông mà chúng ta đã nói ở
trước. Quý vị thấy có bao nhiêu hình vuông? Có phải quý vị thấy 30 hình vuông
khác nhau không? Quý vị quan sát Công vụ 1:8 và tôi tin chắc rằng có hàng trăm
điều có thể thấy được trong câu Kinh Thánh này. Bất cứ khi nào quý vị thấy chữ
“nhưng” trong Kinh Thánh thì hãy đặt ra câu hỏi: Có điều tương phản nào ở đây?
Rồi quý vị nghiên cứu Công vụ 1:1-7, và điều tương phản từ những câu Kinh
Thánh đó với câu 8, và quý vị thấy rằng Chúa Giê-xu được Đức Thánh Linh hướng
dẫn. Đức Thánh Linh ở trên Ngài, nhưng bây giờ Đức Thánh Linh sẽ đến trên quý
vị. Đó là điều tương phản. Đức Thánh Linh là Đấng hướng dẫn Chúa Giê-xu khi
Ngài còn tại thế chính là Đấng đang hướng dẫn quý vị.
Chữ “các ngươi” là một đại danh từ, và quý vị thấy nó được lặp lại hai lần
trong phần đầu của câu Kinh Thánh. “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các
ngươi thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép và làm chứng về Ta. . .” Họ (tức là các
môn đồ lúc đó) chưa có Đức Thánh Linh. Họ đang chờ đợi Đức Thánh Linh. Rõ
ràng có một sự khác biệt quan trọng so với chúng ta ngày nay. Chúng ta có Đức
Thánh Linh. Điều mà họ đang chờ đợi thì chúng ta đã có rồi.
“Nhận,” một điều gì đó chúng ta để cho nó vào trong mình. Đó không phải
là điều mà chúng ta phải làm mới có được. Không phải là điều mà chúng ta đi ra để
nhặt được. Đức Thánh Linh giáng trên chúng ta giống như một món quà. Chúng ta
nhận được sự ban cho, tức là quyền năng của Thánh Linh.
12


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

Quý vị xem xét từng từ một và quý vị thấy chúng có liên quan với nhau như

thế nào – “tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái
đất.” Không phải là “các ngươi sẽ làm chứng về Ta tại thành Giê-ru-sa-lem, hoặc
tại Giu-đê, hoặc tại Sa-ma-ri, hoặc cho đến tận cùng trái đất.” Quí vị không có sự
lựa chọn hoặc tại chỗ này hoặc tại chỗ kia. Quí vị phải đem Phúc âm cho khắp thế
giới và đó là lý do mà Ngài ban Đức Thánh Linh cho quí vị.
Quý vị thấy có nhiều bài giảng trong Công vụ 1:8. Tôi đưa câu này ra ở đây
bởi vì chúng ta sẽ sử dụng nó trong suốt đêm nay. Quý vị cần một trang giấy và ghi
ra những ý liên quan đến các câu hỏi: ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao, như thế nào.
Những điều nào Kinh Thánh nhấn mạnh, lặp lại, kết nối, so sánh, tương phản?
Cách thức Kinh Thánh truyền thông như thế nào? Đó là bước một. Sẽ tốn nhiều
thời gian khi nghiên cứu Kinh Thánh, nhưng việc này có nhiều giá trị. Chúng ta
đừng bắt đầu bằng cách tìm kiếm sự áp dụng. Hãy làm bước một trước.

GIẢI NGHĨA
Điều Nầy Có Nghĩa Gì?
Bước hai là tìm hiểu phân đoạn Kinh Thánh trong bối cảnh của nó. Chúng ta
đang ở trong một nền văn hóa khác. Chúng ta đã quan sát và thấy nhiều điều.
Chuyển từ quan sát sang giải nghĩa. . .
Bây giờ chúng ta chuyển từ bước quan sát sang bước giải nghĩa. Đây là bước
rất quan trọng, bởi vì quý vị có thể sử dụng Kinh Thánh để biện minh cho bất cứ
điều nào mà quý vị muốn. Lý do có nhiều tà giáo là bởi vì nhiều người đã sử dụng
Kinh Thánh và bóp méo những câu Kinh Thánh để chối bỏ Thần tánh của Đấng
Christ, và kết quả là chúng ta có tà giáo Chứng nhân Giê-hô-va. Tà giáo Mormons
13


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

thì tìm kiếm trong Kinh Thánh bằng chứng về việc làm báp têm cho người chết.
Tại một số vùng quê thuộc Hoa kỳ có những Hội Thánh bào chữa cho những con

rắn trong sự thờ phượng của họ.
Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta cần phải biết Kinh Thánh có bảo chúng
ta làm hoặc không làm một điều gì đó hay không. Vậy thì làm thế nào để quý vị
chắc chắn rằng quý vị hiểu được điều Kinh Thánh muốn nói, từ những điều Kinh
Thánh nói đến ý nghĩa của nó? Mục đích của lớp học này không phải là làm cho
mọi người tin đúng chính xác những điều mà tôi tin. Điều quan trọng không phải là
ý nghĩa theo ý của tôi hay theo ý của quý vị. Mục đích là tìm hiểu chính xác ý
nghĩa của phân đoạn Kinh Thánh. Chúng ta đều biết rằng ngay cả khi chúng ta
nghiên cứu một số những điều này, thì vẫn còn những khác biệt, một số lĩnh vực
không hoàn toàn rõ ràng, và chúng ta cần phải hài lòng với điều đó. Tuy nhiên,
điều mà chúng ta cần biết là làm thế nào để xác định một lời giải nghĩa hợp lý và
một lời giải nghĩa sai trật, bởi vì đôi khi có sự giải nghĩa hợp lý làm cho một số
người tin như thế này và một số người tin như thế kia. Rõ ràng là có một số đúng
và một số sai, và chính tôi cũng có lúc giải nghĩa một số phân đoạn Kinh Thánh
không hoàn toàn đúng. Nan đề duy nhất là tôi không biết điều đó cho đến khi tôi
nhận ra.
Điều đó không có nghĩa là tất cả chúng ta đều đồng ý về mọi điều, mà chúng
ta sẽ nhất trí về những điều quan trọng nhất của Kinh Thánh. Rồi chúng ta sẽ có
một lời giải nghĩa hợp lý và chắc chắn dù chấp nhận một ít khác biệt chỗ này hoặc
chỗ kia, nhưng điều đó không phân rẽ chúng ta trong thân thể của Đấng Christ.
Với bước giải nghĩa, chúng ta chuyển từ câu hỏi về nội dung sang câu hỏi về
bối cảnh.
Bối cảnh, bối cảnh, bối cảnh
14


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

Tôi muốn quý vị suy nghĩ về bối cảnh. Bối cảnh được định nghĩa là “những
gì gắn liền với phân đoạn Kinh Thánh.” Định nghĩa đó vẫn còn mang tính chất

chung chung, mơ hồ. Nhưng tôi không cố gắng bắt đầu bằng việc giải thích về nó
bởi vì chúng ta sẽ xem xét trong lớp học của chúng ta.
Có hai vấn đề nan giải gây ra bởi bối cảnh. Kinh Thánh truyền đạt nội dung
mang tính chất đời đời, đồng thời truyền đạt thông qua những bối cảnh cụ thể. Bối
cảnh của Tân ước là thế kỷ thứ nhất, khác với bối cảnh của Cựu ước và chắc chắn
là khác với bối cảnh chúng ta sống ngày nay. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào
chúng ta đi từ bối cảnh không gian và thời gian của Kinh Thánh đến bối cảnh của
chúng ta ở đây bây giờ? Để biết được cách làm điều đó, chúng ta cần phải làm
quen với bối cảnh.
Đặt mình vào bối cảnh. Chúng ta cần phải bước vào lối sống của tác giả và
xác định ý định nguyên thủy của tác giả. Đây là điều quan trọng. Chúng ta cần phải
khám phá ý định nguyên thủy của tác giả là gì, bởi vì một phân đoạn Kinh Thánh
không thể có ý nghĩa về những gì mà nó không hề hàm ý đến. Nó không thể có ý
nghĩa như thế ngày nay nếu nó đã không có ý nghĩa như vậy khi đó. Chúng ta phải
nhìn từ quan điểm của tác giả, hãy đặt mình vào trong thời đại của tác giả và cố
gắng suy nghĩ làm thế nào điều này được truyền đạt. Điều đó có ý nghĩa gì? Đó là
điều chúng ta tìm kiếm khi đi vào phần giải nghĩa. Bối cảnh quyết định ý nghĩa. Đó
là tất cả những chi tiết có liên hệ với phân đoạn Kinh Thánh như văn hóa, bối cảnh
lịch sử, và ý nghĩa của từng từ ngữ.
Tôi xin dẫn chứng cho quý vị một ví dụ thực tế để minh họa về bối cảnh.
Hãy hình dung một biển báo dừng. Đó là một tấm bảng hình bát giác màu đỏ với
chữ “dừng lại” được viết bằng màu trắng ở mặt trước. Khi quý vị nhìn thấy biển
báo dừng, thì nó sẽ ảnh hưởng đến hành động của quí vị tùy thuộc vào vị trí mà
15


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

quý vị nhìn thấy nó. Nếu quý vị đang lái xe đến một ngã tư và nhìn thấy biển báo
dừng, thì quý vị sẽ dừng xe và đợi ở đó tám giây. Quý vị sẽ phải nhìn qua trái và

qua phải, rồi quý vị sẽ tiếp tục đi tới. Có đúng vậy không? Trên đường đi thì nó có
nghĩa là như vậy, nhưng hãy tưởng tượng quý vị đang đi bộ qua một cửa hiệu đồ
cổ và thấy một biển báo dừng cũ nát ở đó thì lúc đó quý vị có dừng lại, chờ tám
giây, rồi nhìn qua trái, qua phải rồi mới tiếp tục đi tới không? Hoặc khi quý vị đang
đi trên đường và nhặt được một tờ rơi trên đó có dấu hiệu dừng lại thì quý vị có
dừng lại hay không? Khi quý vị đang nói điều gì đó với vợ mình chẳng hạn mà nó
làm phiền cô ta, và cô ta nhìn bạn và nói “thôi đi” thì quý vị sẽ làm gì? Quý vị sẽ
không nhìn qua hai hướng, quý vị sẽ nhìn xuống. Khi quý vị nhìn vợ và nói những
lời tốt đẹp, yêu thương với nàng, và nàng nhìn quí vị và nói “thôi đi”, thì quý vị sẽ
làm gì? Quí vị sẽ cứ tiếp tục nói. Bối cảnh quyết định ý nghĩa. Cùng dấu hiệu
“dừng lại” trong những nơi khác nhau thì có những ý nghĩa khác nhau. Vì vậy
chúng ta phải xem xét bối cảnh để hiểu được ý nghĩa.
Quy luật về bối cảnh. Nếu chúng ta phớt lờ bối cảnh thì chúng ta có thể bóp
méo Kinh Thánh theo những ý nghĩa khác nhau. Chúng ta cần phải biết bối cảnh,
và thật ra có hai bối cảnh mà chúng ta phải biết. Thứ nhất là bối cảnh của chúng ta
và bối cảnh thứ hai là bối cảnh của Kinh Thánh.
Xem xét bối cảnh của chúng ta.
Trước hết hãy suy nghĩ về bối cảnh của chúng ta. Khi đến với Kinh Thánh
chúng ta thường mang theo một bối cảnh vào đó. Tôi chia nó thành hai loại là
những hiểu biết có từ trước và những giả định.
Những hiểu biết có từ trước là tất cả những điều chúng ta nhận thức từ trước
mà chúng ta vô tình hay cố ý đưa vào phân đoạn Kinh Thánh, và chúng được dựa
trên nhiều điều khác nhau. Một là sự tự cao của chúng ta. Đặc biệt khi chúng ta
16


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

nghiên cứu một đoạn Kinh Thánh quen thuộc, nhiều lần chúng ta áp đặt cho nó
một ý nghĩa ngay cả trước khi chúng ta bắt đầu đọc, và chúng ta có tư tưởng là “tôi

đã biết điều này có nghĩa gì rồi.” Tự cao trong việc nghiên cứu Kinh Thánh là khi
một người biết ý nghĩa của nó trước khi lắng nghe phân đoạn Kinh Thánh nói cho
họ biết nó có ý nghĩa gì. Chúng ta cần phải tránh sự tự cao và đến với Kinh Thánh
một cách khiêm nhường.
Thứ hai là khuynh hướng thần học của chúng ta. Đôi khi chúng ta đến với
Kinh Thánh theo một quan điểm thần học và có thể chúng ta có một sự lệch lạc về
thần học. Vì vậy, chúng ta đến với Kinh Thánh và tìm trong đó những điều hỗ trợ
cho khuynh hướng thần học của chúng ta. Có thể quý vị là người theo thuyết
Calvin và quý vị nói rằng “tôi sẽ tìm sự tiền định trong đọan này,” hoặc có thể quý
vị không tin vào sự tiền định và quý vị làm sai lệch những phần Kinh Thánh nói về
sự tiền định. Chúng ta có một khuynh hướng thần học và chúng ta bóp méo ý nghĩa
của các phân đoạn Kinh Thánh. Chúng ta có hai lựa chọn. Một là, chúng ta đứng
trên ý nghĩa của phân đoạn Kinh Thánh, hoặc hai là, chúng ta quỳ dưới ý nghĩa của
phân đoạn Kinh Thánh. Lựa chọn thứ hai mới là phương pháp nghiên cứu Kinh
Thánh đúng đắn. Chúng ta đừng cố làm cho Kinh Thánh phù hợp với khuynh
hướng thần học của mình. Chúng ta hãy để cho Kinh Thánh quyết định khuynh
hướng thần học của chúng ta.
Tiếp theo là sự quen thuộc của chúng ta. Đừng lướt qua một phân đoạn Kinh
Thánh chỉ vì nó quen thuộc. Trong Lu-ca 11:2-4, chúng ta có những lời quen thuộc
của Chúa Giê-xu được gọi là bài cầu nguyện chung. “Ngài phán rằng: Khi các
ngươi cầu nguyện, hãy nói: Lạy Cha! Danh Cha được thánh; nước Cha được đến;
xin cho chúng tôi ngày nào đủ bánh ngày ấy; xin tha tội chúng tôi, vì chúng tôi
cũng tha kẻ mích lòng mình; và xin chớ đem chúng tôi vào sự cám dỗ!” Khi tôi
nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh đó và dạy về nó, thì dường như mỗi tuần tôi đều
17


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

suy nghĩ “Tôi đã thật sự nghiên cứu phân đoạn này trước đây chưa?” Nó thật sự trở

nên sống động theo những cách mới. Tôi thấy được những điều mà tôi chưa bao
giờ thấy trước đó trong phân đoạn Kinh Thánh này. Không phải là tôi phát hiện
một điều gì mới. Tôi thấy được những điều ở trong đó mà tôi chưa nhận ra. Dường
như là đang đọc điều đó lần đầu tiên.
Tiếp đến là nền văn hóa của chúng ta. Điều này rất quan trọng. Nền văn hóa
của chúng ta có một ảnh hưởng đến cách chúng ta đọc Kinh Thánh. Tôi xin nêu
một ví dụ nhỏ. Quý vị hãy đọc Mat 5-7, Bài giảng trên núi, Chúa Giê-xu nói.
Nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn;
nếu ai muốn kiện ngươi đặng lột cái áo vắn, hãy để họ lấy luôn cái áo
dài nữa;. . .Ai xin của ngươi, hãy cho, ai muốn mượn của ngươi, thì
đừng trớ. (Mat 5:39-40; 42)
Chúng ta có thể nói rằng: “Tôi nghe những gì Ngài nói, nhưng chúng ta hãy
thành thật. Nếu ai đó vả vào bên má phải của bạn, và bạn tiếp tục đưa má kia cho
họ vả thì họ sẽ đối xử với bạn một cách thậm tệ. Như vậy rõ ràng là bạn không thể
làm điều đó. Cũng vậy, nếu một người kiện bạn để lấy áo ngắn và bạn để cho
người đó lấy luôn áo dài thì họ sẽ lấy đi mọi thứ của bạn, như vậy rõ ràng đó
không phải là ý nghĩa của nó.” Nghĩ như vậy tức là chúng ta đã áp đặt vào một nền
văn hóa ích kỷ và mang tính vật chất: “Tôi phải bảo vệ chính mình.”
Nền văn hóa của chúng ta bao hàm nhiều điều. Nó bao gồm ngôn ngữ của
chúng ta. Chúng ta phải nhận ra rằng khi một số từ được nói ra trong thế kỷ thứ
nhất thì nó có nghĩa khác với cách chúng ta dùng những từ đó trong thế kỷ thứ hai
mươi mốt. Vì vậy chúng ta cần phải biết từ đó có ý nghĩa gì vào thời đó. Đó là một
phần của công tác phiên dịch, và đó cũng là lý do mà chúng ta cần có một bản dịch
Kinh Thánh tốt.
18


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

Phong tục. Chúng ta có nhiều phong tục khác nhau và nhiều câu chuyện từ

nền văn hóa của mình. Gia đình. Nếu quý vị nhìn vào bối cảnh gia đình ở Hoa kỳ
và bối cảnh gia đình ở Trung Đông, và bối cảnh gia đình ở Trung Đông mang tính
chất bộ tộc tại nhiều nơi ở Trung Đông, nơi mà mọi thứ đều hướng về gia đình và
bảo vệ danh dự của gia đình. Không có nhiều trường hợp trong ý tưởng về gia đình
của người Mỹ mà chúng ta có, và điều đó có nghĩa là một số người nghiên cứu
Kinh Thánh từ Trung Đông và một số người nghiên cứu Kinh Thánh từ Mỹ sẽ đem
đến hai bối cảnh khác nhau vào sự nhận thức về gia đình. Chúng ta phải lưu ý về
điều đó – giá trị, kinh tế, chính trị, chủng tộc, giới tính của chúng ta – những quan
điểm của chúng ta về giới tính tùy thuộc vào nền văn hóa của chúng ta mà chúng ta
mang vào việc nghiên cứu. Chúng ta đưa tất cả những điều này vào việc giải nghĩa
Kinh Thánh của mình, và chúng ta không có ý định hiểu sai về Kinh Thánh, nhưng
chúng ta cần phải cẩn thận về tất cả những điều đó.
Một điều quan trọng ở đây là chúng ta không thể hoàn toàn khách quan.
Chúng ta có một mức độ chủ quan nhất định đối với một phân đoạn Kinh Thánh.
Dầu vậy mục tiêu của chúng ta là tối thiểu hóa sự chủ quan. Chúng ta cần loại bỏ
sự chủ quan đó đến mức có thể được. Tôi không cho rằng chúng ta cần phải hoàn
toàn khách quan dựa trên những giả định của mình.
Có một số điều chúng ta mang vào Kinh Thánh là tốt. Chúng ta không có
một tư tưởng hoàn toàn khách quan khi học Kinh Thánh. Chúng ta chỉ có đức tin
nơi Đức Chúa Trời khi đến với Kinh Thánh. Chúng ta có đức tin nơi Đấng Christ.
Chúng ta có một niềm tin vào quyền năng của Đức Chúa Trời, và chúng ta tin rằng
những điều này ảnh hưởng đến cách chúng ta đọc Kinh Thánh, chúng ta tin rằng
Kinh Thánh đã được soi dẫn, Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời. Kinh Thánh là
đáng tin cậy. Kinh Thánh là hiệp nhất. Chúng ta tin rằng Kinh Thánh không có
mâu thuẫn.
19


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh


Chúng ta tin rằng Kinh Thánh rất phong phú – nghĩa là có nhiều cách khác
nhau để lời Chúa được truyền đạt tới chúng ta. Và chúng ta tin rằng Kinh Thánh
mang tính siêu nhiên. Điều đó có nghĩa là Đức Chúa Trời vĩ đại hơn chúng ta, và
có một số phần Kinh Thánh mà chúng ta không thể hiểu trọn vẹn. Kinh Thánh có
những chỗ khó hiểu và bí ẩn. Những giả định này là những điều tốt mà chúng ta
đưa vào khi nghiên cứu Kinh Thánh. Tóm lại, Kinh Thánh là một quyển sách có
mục đích, và mục đích đó là làm cho chúng ta trở nên giống như Đấng Christ.

GIẢI NGHĨA
Điều Đó Có Nghĩa Gì?
Xem xét bối cảnh của phân đoạn Kinh Thánh
Chúng ta đã nghiên cứu về bối cảnh của mình. Bây giờ chúng ta sẽ nghiên
cứu bối cảnh của phân đoạn Kinh Thánh. Bối cảnh có liên hệ đến phân đoạn Kinh
Thánh mà chúng ta nghiên cứu. Cách thức mà chúng ta đọc và giải nghĩa Kinh
Thánh phải tôn trọng thời gian mà Đức Chúa Trời lựa chọn để truyền đạt. Đừng
bao giờ quên rằng Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời dành cho những người khác
trước khi trở thành Lời của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Vì vậy Kinh Thánh
không chỉ viết riêng cho chúng ta. Kinh Thánh được viết cho dân của Đức Chúa
Trời xuyên suốt lịch sử, và là Lời của Đức Chúa Trời dành cho họ trước khi dành
cho chúng ta.
Điều này có hai ý nghĩa: một là Đức Chúa Trời quan tâm sâu sắc về họ nên
mới ban Lời của Ngài cho họ. Tôi nhớ đã đề cập đến vùng Trung Đông hai lần rồi.
Đó là nơi tôi đã đến trong thời gian gần đây và là nơi mà lịch sử Cựu ước đã xảy
ra, và nên nhớ rằng đó là nơi Đức Chúa Trời đã chọn để bày tỏ chính Ngài. Và Đức

20


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh


Chúa Trời cũng quan tâm sâu sắc đến chúng ta, và Ngài muốn chúng ta thấy được
ý nghĩa của Lời Ngài đã được bày tỏ lần đầu tiên cho họ.
Có nhiều phương diện khác nhau của bối cảnh. Thứ nhất là về văn chương.
Trước hết cần phải xem xét về các thể loại văn chương của Kinh Thánh. Khi quý vị
đọc Kinh Thánh thì sẽ thấy nhiều thể loại văn chương khác nhau: chuyện kể, lời
nói, thơ ca, lời tiên tri. Quý vị sẽ thấy tất cả các hình thức khác nhau của văn
chương đều có trong Kinh Thánh.
Chúng ta cần phải biết các quy tắc liên quan đến các thể loại khác nhau. Tôi
muốn quý vị hình dung như thế này. Nếu quý vị chơi bóng rổ theo luật của bóng đá
thì không thể nào được. Khi một người bước vào và nghĩ rằng đó là luật của bóng
đá và những người khác thì đang quần quanh một trái bóng rổ, điều đó trông rất
ngớ ngẫn. Cũng tương tự như vậy khi lấy luật bóng rổ áp dụng cho bóng đá. Hãy
xem xét các thể loại văn chương khác nhau giống như các môn chơi khác nhau,
mỗi loại có những luật lệ riêng.
Ví dụ như khi quý vị đọc một tờ báo, một bài thơ, một lá thư, hay suy gẫm
một cuốn sách. Đây là những thể loại khác nhau và rõ ràng là quý vị không đọc bài
báo giống như cách đọc một lá thư tình, cũng không đọc một thực đơn giống như
đọc một bài thơ.
Có một nguy cơ tiềm ẩn trong việc giảng dạy và nghiên cứu Kinh Thánh
theo chủ đề khi nhảy từ phân đoạn này sang phân đoạn khác. Nó giống như lấy một
ít từ một bức thư tình và một chút từ một bài báo ghép lại với nhau rồi cố gắng tìm
ra mối liên hệ giữa chúng. Đó là một việc vô cùng khó khăn. Quý vị không thể
nghiên cứu sách Ga-la-ti và sách Nhã ca theo cách giống nhau. Chúng có những
quy tắc khác nhau giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của chúng. Quý vị không thể lấy các
ẩn dụ và thực hiện việc nghiên cứu từ giống như khi quý vị nghiên cứu sách Ga-la21


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

ti. Vì vậy chúng ta phải sử dụng những quy tắc khác nhau với những thể loại văn

chương khác nhau.
Trong Cựu ước chúng ta có các thể loại như chuyện kể, luật pháp, thơ ca,
tiên tri và lời nói khôn ngoan. Đôi khi chúng có sự xen kẽ nhưng đó là những thể
loại chính. Còn trong Tân ước chúng ta có các thư tín, các sách Tin Lành bao gồm
cả các ẩn dụ nhưng đó là một thể loại khác. Rồi đến sách Công vụ và sách Khải
huyền. Đó là những thể loại khác nhau mà quý vị phải hiểu khi đọc Kinh Thánh.
Nội dung thứ hai về văn chương là văn phạm. Mỗi từ, cụm từ và mệnh đề
đều có ảnh hưởng đến ý nghĩa. Chúng ta phải biết rằng Kinh Thánh không phải là
sự tổng hợp từ nhiều phần tách rời lẫn nhau. Kinh Thánh chứa đựng một sứ điệp
hợp nhất.
Tôi có vẽ một số vòng tròn đồng tâm trong tài liệu hướng dẫn dành cho quý
vị. Vòng tròn ở trong là phần Kinh Thánh quý vị đang nghiên cứu. Có thể là một
câu. Có thể là một phân đoạn. Có thể là một chương. Rồi quý vị có bối cảnh trực
tiếp là phần Kinh Thánh lớn hơn chứa đựng phần Kinh Thánh mà quý vị đang
nghiên cứu. Xa hơn nữa quý vị có một phần trọn vẹn của sách, rồi đến phần còn lại
của sách. Cuối cùng là toàn bộ phần còn lại của Kinh Thánh. Như vậy, sẽ mất
nhiều thời gian, có thể là nhiều năm để nghiên cứu chiều sâu của Kinh Thánh.
Chúng ta hãy xem Mat 18:20, “Vì nơi nào có hai ba người nhân danh ta
nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ.” Có bao nhiêu lần chúng ta nghe trích dẫn câu
này? Một người nào đó xuất hiện trước mặt mọi người mà nói rằng: “Thưa Hội
Thánh, nơi nào có hai hoặc ba người nhóm nhau lại thì có Ta ở giữa họ. Cảm tạ
Đức Chúa Trời vì Ngài ở với chúng ta.” Đúng là Đức Chúa Trời ở với chúng ta.
Nan đề duy nhất là người đó nghĩ rằng “Sáng nay tôi học Kinh Thánh một mình.
Có phải là Đức Chúa Trời không ở cùng tôi không? Hai hoặc ba người nhóm nhau
22


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

lại có nghĩa là gì?” Điều chúng ta làm ở đây là đã tách câu Kinh Thánh đó ra khỏi

bối cảnh của nó. Quý vị hãy quay trở lại phân đoạn đó và sẽ thấy rằng Chúa Giê-xu
đang nói về sự xung đột trong Hội Thánh, xung đột giữa những anh chị em trong
Hội Thánh. Về căn bản, đó là sự mô tả về kỷ luật Hội Thánh, và là lời hứa của
Chúa Giê-xu khi Hội Thánh trải qua những lúc khó khăn và xung đột, Ngài muốn
nhắc nhở quý vị rằng khi quý vị họp lại với nhau thì Ngài sẽ ở giữa quý vị trong
lúc có sự xung đột. Vì vậy nếu chúng ta tách câu Kinh Thánh này ra khỏi bối cảnh
của nó thì chúng ta sẽ không thấy được điểm chính yếu của phân đoạn.
Khải huyền 3:20-21, hãy nhớ đây là lời Chúa phán với Hội Thánh Lao-đi-xê,
“Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào
cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta. Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ngồi
với ta trên ngôi ta, như chính ta đã thắng và ngồi với Cha ta trên ngôi Ngài.”
Nhiều lần chúng ta sử dụng câu này để nói rằng: “Tôi muốn mời bạn đến với Đấng
Christ, Chúa Giê-xu đang đứng bên ngoài cửa lòng bạn và Ngài đang gõ,” Sai lầm
ở đây là tách rời câu Kinh Thánh đó khỏi bối cảnh của nó. Thực ra là Chúa Giê-xu
đang nói với Hội Thánh rằng: “Ngươi đang đặt Ta ra ngoài mối thông công với
ngươi. Ta đang đứng ngoài cửa mà gõ. Hãy mở cửa để kinh nghiệm được sự hiệp
nhất dành cho Hội Thánh.”
Thứ nhì là bối cảnh văn hóa – lịch sử. Độc giả nguyên thủy đã đưa văn hóa
của họ vào Kinh Thánh. Việc giải nghĩa Kinh Thánh của chúng ta chỉ đúng khi
được đặt vào bối cảnh lịch sử và văn hóa của thời Kinh Thánh. Chúng ta phải nhớ
điều đó.
Chúng ta phải biết về tác giả. Hãy tìm hiểu tác giả. Hãy xem lại phần ghi chú
của quý vị trong khóa học về Cựu ước và Tân ước (nếu có). Ô-sê đã viết khi nào?
Bối cảnh của sách đó là gì? Từ sách Ga-la-ti quý vị có thể nói về những tình huống
23


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

đang xảy ra ở đó. Giô-na có quan hệ như thế nào với những người Ni-ni-ve? Vì sao

Lu-ca không đưa điều này hoặc điều kia trong lịch sử vào sách Công vụ các sứ đồ?
Vì sao ông không cho chúng ta biết chính xác điều gì đã xảy ra cho Phao Lô ở cuối
sách? Vì sao ông bỏ ngỏ lịch sử ở chỗ đó? Chúng ta phải hiểu được những điều
Lu-ca làm với tư cách là một tác giả để trả lời những câu hỏi đó.
Chúng ta hãy lấy Giăng 4 làm ví dụ. Đây là lời đối thoại của Chúa Giê-xu
với người đàn bà ở bên giếng. Tôi dùng một câu chuyện quen thuộc với nhiều
người và muốn chúng ta suy nghĩ về bối cảnh văn hóa – lịch sử cần phải biết ở đây.
Chúng ta cần biết ai đã viết sách này. Hãy đọc Giăng 21:24, “Ấy chính là môn đồ
đó làm chứng về những việc nầy và đã chép lấy; chúng ta biết lời chứng của người
là thật.” Như vậy sứ đồ Giăng đã viết câu chuyện này.
Thứ hai là cần phải biết độc giả. Tất cả các sách trong Kinh Thánh đều được
viết cho những người cụ thể với một mục đích cụ thể. Ví dụ sách Tin Lành Mác
được viết cho những tín hữu đang đối diện với sự bắt bớ. Điều này sẽ ảnh hưởng
đến cách chúng ta giải nghĩa sách Tin Lành Mác. Quý vị đọc Giăng 20:31, “Nhưng
các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ,
tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự
sống.” Vì sao Giăng viết sách nŕy? Ông muốn chúng ta “… tin rằng Đức Chúa
Giê-xu là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống và … nhờ Danh Ngài mà
được sống.” Như vậy chúng ta cần biết về tác giả và độc giả.
Kế tiếp, cần biết về đặc điểm địa lý. Khi quý vị đọc Giăng 4:3-4, “thì Ngài
lìa xứ Giu-đê trở về xứ Ga-li-lê. Vả, Ngài phải đi ngang qua xứ Sa-ma-ri.” Quý vị
nhìn vào bản đồ và nhìn thấy con đường từ Giu-đê đi đến Ga-li-lê. Do có sự thù
ghét đối với người Sa-ma-ri nên vào thời đó người Giu-đa thường đi vòng quanh
Sa-ma-ri. Nhưng Giăng 4:4 nói rằng Chúa Giê-xu “phải đi ngang qua xứ Sa-ma24


Phương Pháp Nghiên cứu Kinh Thánh

ri.” Việc làm của Chúa Giê-xu là một sự khác thường vào thời đó bởi vì Ngài
muốn tìm kiếm những người mà không ai quan tâm đến. Đó là một mô tả mà

chúng ta có được từ đặc điểm về địa lý.
Cần biết những đặc điểm về xã hội. Xin đọc Giăng 4:7, “Một người đàn bà
Sa-ma-ri đến múc nước. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy cho ta uống.” Về mặt xã
hội, thì đây là hành vi được xem là không thể chấp nhận. Việc một người đàn ông
nói chuyện với một người đàn bà nơi công cộng, cũng như một người Do-thái nói
chuyện với một người Sa-ma-ri là không thể chấp nhận trong xã hội Do-thái thời
đó. Chúng ta không thể hiểu điều đó trừ phi chúng ta biết bối cảnh văn hóa – lịch
sử lúc đó.
Cần phải biết các đặc điểm về tôn giáo. “Người đàn bà Sa-ma-ri thưa rằng:
Ủa kìa! Ông là người Giu-đa, mà lại xin uống nước cùng tôi, là một người đàn bà
Sa-ma-ri sao? (Số là, dân Giu-đa chẳng hề giao thiệp với dân Sa-ma-ri.)” Quý vị
cần biết sự chia rẽ tôn giáo liên quan đến Cựu ước, người Sa-ma-ri chấp nhận năm
sách đầu tiên của Cựu ước nhưng không chấp nhận những sách sau đó, còn người
Do-thái chấp nhận toàn bộ Cựu ước. Sự chia rẽ xuất phát từ đó. Chúng ta cần biết
các đặc điểm tôn giáo trong Giăng 4.
Cần phải biết các đặc điểm về kinh tế. “Người đàn bà thưa: Hỡi Chúa,
Chúa không có gì mà múc, và giếng thì sâu, vậy bởi đâu có nước sống ấy? Tổ phụ
chúng tôi là Gia-cốp để giếng nầy lại cho chúng tôi, chính người uống giếng nầy,
cả đến con cháu cùng các bầy vật người nữa, vậy Chúa há lớn hơn Gia-cốp sao?”
(Giăng 4:11-12). Về mặt kinh tế, chúng ta cần biết rằng người đàn bà này đã nhiều
lần đến lấy nước từ giếng này. Phần lớn những người khác thì thường đi chung với
nhau nhưng người đàn bà này chỉ đi một mình, và điều đó cho độc giả biết một vài
chi tiết về bà. Có những đặc điểm kinh tế cần phải biết ở đây.
25


×