Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

20 đề thi thử thp quốc gia môn địa lý năm 2016 có đáp án và thang điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 103 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
(Đề thi có 01 trang)

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN II
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
----------------------------------------

Câu I (2,0 điểm)
1. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua địa hình nước ta như thế nào?
2. Phân tích ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển
kinh tế - xã hội.
Câu II (2,0 điểm)
Dựa vào trang 19 và trang 22 của Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Kể tên 4 tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta và 4 tỉnh
có diện tích lúa lớn nhất nước ta.
2. Kể tên các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW ở nước ta. Hãy cho biết
nguồn nhiên liệu để sản xuất điện tại các nhà máy đó.
Câu III (3,0 điểm)
1. Trình bày và giải thích đặc điểm cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta.
2. Trình bày những điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt
động khai thác hải sản ở nước ta. Việc khai thác hải sản của ngư dân nước ta ở vùng đặc
quyền kinh tế có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng?
Câu IV (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG DẦU MỎ, THAN VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2010
Năm

1990


2000

2005

2010

Dầu mỏ (triệu tấn)

2,7

16,3

18,5

15,0

Than (triệu tấn)

4,6

11,6

34,1

44,8

Điện (tỉ Kwh)

8,8


26,7

52,1

91,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, NXB Thống kê, 2013)
1. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện tình hình sản xuất dầu mỏ, than và điện của
nước ta giai đoạn 1990 – 2010.
2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét về tình hình sản xuất dầu mỏ, than, điện ở
nước ta và giải thích.
------------- Hết ------------Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
phát hành từ năm 2009 đến năm 2015.


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

Câu

Ý

HƯỚNG DẪN CHẤM KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN II
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: ĐỊA LÍ

Nội dung

Điểm

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua địa hình nước ta

như thế nào?

1,0

- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi:

1

I

2

+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ,
đất bị xói mòn, rửa trôi; đất trượt, đá lở.

0,25

+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình caxtơ….

0,25

+ Ở các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung
lũng rộng.

0,25

- Bồi tụ mở mang nhanh chóng ở các đồng bằng hạ lưu sông như
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm vẫn
tiếp tục lấn ra biển.


0,25

Phân tích ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta
đối với phát triển kinh tế - xã hội.

1,0

- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

0,25

- Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phương, các vùng trong cả nước (dẫn chứng).

0,25

- Các đô thị là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa
dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên
môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại… tạo động lực cho
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

0,25

- Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

0,25

Kể tên 4 tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn
nhất nước ta và 4 tỉnh có diện tích lúa lớn nhất nước ta.


1,0

Kể tên 4 tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất
nước ta:
1

Bình Phước, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai

0,5

(nêu đúng 2 tỉnh cho 0,25 điểm; đúng 3 - 4 tỉnh cho 0,5 điểm)
II

Kể tên 4 tỉnh có diện tích lúa lớn nhất nước ta:
Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An

0,5

(nêu đúng 2 tỉnh cho 0,25 điểm; đúng 3 - 4 tỉnh cho 0,5 điểm)
2

Kể tên các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW ở nước
ta. Hãy cho biết nguồn nhiên liệu để sản xuất điện tại các nhà
máy đó.

1,0


Kể tên các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW ở nước ta:
Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau


0,5

(nêu đúng 2 nhà máy cho 0,25 điểm, 3 nhà máy cho 0,5 điểm)
Hãy cho biết nguồn nhiên liệu để sản xuất điện tại các nhà máy đó:
- Phả Lại: than; Phú Mỹ và Cà Mau: khí tự nhiên

0,5

(Nếu học sinh trả lời chung cho cả 3 nhà máy vẫn đủ những nguồn
nhiên liệu trên thì cho điểm tối đa)
Trình bày và giải thích đặc điểm cơ cấu lao động phân theo khu
vực kinh tế ở nước ta.

1,5

Trình bày đặc điểm cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở
nước ta:
- Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế có sự chuyển dịch theo
xu hướng: Giảm tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm – thủy sản,
tăng tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ
(Dẫn chứng).

1

0,25

- Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế không đồng đều: tỉ
trọng lao động khu vực nông – lâm – thủy sản cao nhất, khu vực dịch
vụ cao thứ hai, khu vực công nghiệp và xây dựng thấp nhất (dẫn

chứng).

0,25

Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế có sự chuyển dịch theo
xu hướng tích cực nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm.

0,25

Giải thích đặc điểm cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở
nước ta:
III

- Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế chuyển dịch do:

0,25

+ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành (công nghiệp hóa – hiện
đại hóa).

2

+ Công cuộc đổi mới, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học –
công nghệ, chất lượng lao động được nâng cao (năng suất lao động
xã hội có sự chuyển dịch).

0,25

- Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm và tỉ trọng lao động giữa các
khu vực kinh tế không đồng đều do: công cuộc công nghiệp hóa diễn

ra chưa nhanh, nền kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao.

0,25

Trình bày những điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự nhiên
ảnh hưởng đến hoạt động khai thác hải sản ở nước ta. Việc khai
thác hải sản của ngư dân nước ta ở vùng đặc quyền kinh tế có ý
nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng?

1,5

Trình bày những điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự nhiên ảnh
hưởng đến hoạt động khai thác hải sản ở nước ta.
- Thuận lợi:

0,25


+ Nước ta có đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng với
nguồn lợi hải sản phong phú (diễn giải)
+ Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm
là ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình
Thuận – Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh,
ngư trường quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

0,25

- Khó khăn:
+ Bão và gió mùa đông bắc gây thiệt hại lớn về người và tài sản, hạn
chế số ngày ra khơi.

+ Môi trường ven biển ở một số vùng bị suy thoái và nguồn lợi hải
sản suy giảm.

0,25

0,25

* Việc khai thác hải sản của ngư dân nước ta ở vùng đặc quyền kinh
tế có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng?
- Khẳng định chủ quyền vùng biển của nước ta.

0,25

- Góp phần bản vệ an ninh quốc phòng vùng biển.

0,25

Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện tình hình sản xuất dầu mỏ,
than và điện của nước ta giai đoạn 1990 – 2010.

1

1,5

IV

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG DẦU MỎ, THAN, ĐIỆN
NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1900 – 2010
Yêu cầu: Chính xác về số liệu và khoảng cách năm, đầy đủ: kí hiệu,
đơn vị, tên biểu đồ và chú giải (Thiếu hoặc sai mỗi tiêu chí trừ 0,25

điểm).
2

Nhận xét và giải thích.

1,5


- Nhận xét:
+ Sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta đều có xu hướng tăng
qua các năm (dẫn chứng).

0,25

+ Tốc độ tăng sản lượng dầu mỏ, than và điện có sự khác nhau:
 Điện và than tăng liên tục qua các năm, trong đó điện tăng
nhanh nhất.

0,5

 Dầu mỏ tăng trưởng không ổn định và tốc độ tăng chậm nhất.
- Giải thích:
+ Sản lượng công nghiệp năng lượng có xu hướng tăng do: cơ sở
nguồn nguyên - nhiên liệu phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn,
áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất…

Tổng

0,25


+ Điện tăng nhanh nhất do: phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của
sản xuất và sinh hoạt, phục hồi các nhà máy điện cũ, xây dựng và
đưa vào hoạt động nhiều nhà máy điện mới…

0,25

+ Dầu mỏ tăng trưởng không ổn định do sự bất ổn định của giá cả thị
trường xuất khẩu.

0,25

Câu I + Câu II + Câu III + Câu IV

10,0

---------------Hết-------------


TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN HUỆ

KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN I
Môn: Địa lý – Lớp 12
Đề gồm 04 câu – Thời gian 180 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: 2 điểm
a- Trình bày đặc điểm khí hậu của các đai: Nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới
gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi và giải thích sự thay đổi khí hậu theo độ
cao địa hình ở nước ta?

b- Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra như thế nào?
Câu 2: 3 điểm
a- Trình bày những thuận lợi, khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới và
giải thích vì sao nước ta có thể sản xuất đa dạng các loại nông sản?
b- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những thế mạnh tự nhiên gì để phát
triển các ngành kinh tế biển? Vì sao phải đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ ở vùng
này?
Câu 3: 2 điểm
a- Dựa vào Átlat Địa lý Việt Nam, kể tên các vườn quốc gia của miền Bắc
và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
b- Vì sao phải bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta?
Câu 4: 3 điểm
Cho bảng số liệu sau:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế của
nước ta giai đoạn 2000 – 2014 (Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
2005
2010
2012
2014
Ngành kinh tế
(Sơ bộ)
Nông – Lâm – Ngư nghiệp
176 402
407 467
638 368
696 969
Công nghiệp và xây dựng
348 519
824 904 1 253 572

1 307 935
Dịch vụ
389 080
925 277 1 353 479
1 537 197
Tổng số
914 001
2 157 648 3 245 419
3 937 856
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014)

a- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong
nước phân theo ngành kinh tế của nước ta thời kì 2005-2014.
b- Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân
theo ngành kinh tế của nước ta trong thời gian trên.
(Thí sinh được sử dụng Átlat Địa lý Việt Nam trong thời gian làm bài)


TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN HUỆ
Câu
1

Ý

KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN I
Môn: Địa lý – Lớp 12
Nội dung cơ bản

Điểm


a * Đặc điểm khí hậu:
+ Đai nhiệt đới gió mùa:
- Độ cao TB dưới 600 - 700m ở miền Bắc, lên đến 900 –
1000m ở miền Nam
- Nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng
trên 250C)
- Độ ẩm thay đổi tùy nơi: Từ khô hạn đến ẩm ướt.
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
- Độ cao từ 600 – 700m đến 2600m (ở miền Bắc), từ 900 –
1000m đến 2600m (ở miền Nam)
- Khí hậu mát mẻ,không có tháng nào nhiệt độ trên 250C
- Mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi:
- Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
- Khí hậu lạnh,quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông
xuống dưới 50C

0,5

* Nguyên nhân khí hậu nước ta thay đổi theo độ cao:
- Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, trong đó có 15%
diện tích lãnh thổ cao > 1000m; 1% diện tích lãnh thổ cao >
2000m.
- Lượng mưa, độ ẩm không khí và nhiệt độ không khí thay đổi
theo độ cao địa hình.

0,5

b Diễn biến quá trình đô thị hóa ở nước ta:

- Từ thế kỉ III trước Công nguyên có đô thị đầu tiên là thành Cổ
Loa.
- Thời kì phong kiến hình thành một số đô thị: Thăng Long, Phú
Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.
- Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị không có cơ sở để mở rộng do

1,0


công nghiệp chưa phát triển nên nhỏ bé, chức năng hành chính,
quân sự là chủ yếu. Đến đầu thế kỉ XX mới hình thành một số đô
thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…
- Từ 1945 – 1954: Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị ít
thay đổi.
- Từ 1954 – 1975:
+ Các đô thị gắn với mục đích quân sự (ở miền Nam).
+ Đô thị hóa gắn với quá trình CNH trên cơ sở các đô thị đã có
nhưng chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
- Từ 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá tích
cực. Tuy nhiên tốc độ vẫn còn chậm và trình độ đô thị hóa còn
thấp (d/c trình độ ĐTH thấp).
2

a + Thuận lợi của nền nông nghiệp nhiệt đới:
- Phát triển quan năm, có khả năng thâm canh, xen canh, gối vụ,
tăng vụ…
- Sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới có giá trị hàng hóa cao và rất
đa dạng.
- Nền nông nghiệp có sự phân hóa sản xuất rất khác nhau giữa
các vùng (khác nhau về lịch thời vụ, về hệ thống canh tác, về các

sản phẩm đặc trưng…)
- Các thuận lợi khác: …
+ Khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới:
- Hàng năm phải chịu nhiều thiên tai, dịch bệnh gây ảnh hưởng
xấu đến sản xuất.
- Thị trường trong nước và quốc tế luôn có những biến động thất
thường gây ảnh hưởng tới tổ chức, qui mô sản xuất và giá cả
nông sản….
+ Nước ta có thể sản xuất đa dạng các loại nông sản là do:
- Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:
(nhiệt độ và độ ẩm cao, khí hậu phân hóa đa dạng…)
- Các điều kiện sinh thái nông nghiệp khác (địa hình, đất đai,
nguồn nước…) có sự phân hóa đa dạng giữa các vùng lãnh thổ

0,5

0,5

0,5




3

b * Thế mạnh tự nhiên để phát triển kinh tế biển ở DHNTB:
- Nguồn lợi sinh vật biển phong phú và đa dạng, nhiều bãi tôm,
bãi cá, có hai ngư trường trọng điểm (d/c cụ thể)
- Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đảo, bán đảo, bãi biển đẹp thuận
lợi cho cả nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch biển đảo (d/c

cụ thể)
- Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh sâu kín gió thuận lợi để xây dựng
cảng nước sâu, phát triển ngành hàng hải (d/c cụ thể)
- Khoáng sản đa dạng như muối, cát, titan, dầu khí để phát triển
ngành công nghiệp (d/c cụ thể)

1,0

* Lí do phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ ở DHNTB:
- Vùng biển NTB có thế mạnh rất lớn để phát triển ngành khai
thác hải sản xa bờ (biển sâu, rộng giàu tôm cá và các loại hải sản,
có ngư trường lớn và xa bờ Hoàng Sa – trường Sa)
- Vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho ngư dân vừa bảo vệ
được chủ quyền biển đảo, vừa bảo vệ và giữ gìn sự đa dạng sinh
học ven bờ

0,5

a * Các vườn quốc gia:
- Ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Bái Tử Long (Quảng Ninh),
Cát Bà (Hải Phòng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội), Ba
Bể (Bắc Cạn), Cúc Phương (Ninh Bình), Xuân Thủy (Nam Định)
- Ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Xuân Sơn (Phú Thọ),
Hoàng Liên (Lào Cai, Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An),
Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch
Mã (Thừa Thiên Huế)

1,5

b Phải giữ gìn và bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta vì:

- Sự đa dạng sinh học ở nước ta có ý nghĩa rất lớn: Đối với sản
xuất, dịch vụ, đối với mục tiêu phát triển bền vững, đối với văn
hóa …. (có thể cho một vài ví dụ cụ thể)
- Đa dạng sinh học ở nước ta đang suy giảm nghiêm trọng và gây
ra nhiều hậu quả cho con người và môi trường tự nhiên (d/c)

0,5


4

a Biểu đồ miền:
- Bảng cơ cấu GDP theo ngành kinh tế thời kì 2005-2014 (%)
Năm

2005

2010

2012

2014
(Sơ bộ)

Nông – Lâm – Ngư nghiệp

19,2

19,0


19,7

17,7

Công nghiệp và xây dựng

38,1

38,2

38,6

33,2

Dịch vụ

42,7

42,8

41,7

49,1

Tổng số

100

100


100

100

Ngành kinh tế

2,0

Vẽ biểu đồ yếu cầu đúng, đẹp và đầy đủ tên biểu đồ, chú giải
b * Nhận xét: Cơ cấu GDP theo ngành có sự thay đổi theo xu
hướng:
- Giảm tỉ trọng ngành Nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng ngành
công nghiệp và dịch vụ.
- Tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhưng không ổn định. Tốc độ
chuyển dịch cơ cấu GDP chậm.

0,5

* Giải thích nguyên nhân:
- Do xu thế phát triển chung trên thế giới dưới tác động của cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới.
- Do nền kinh tế nước ta đang đổi mới theo hướng CNH-HĐH.

0,5


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2016


TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

MÔN THI: ĐỊA LÝ

Đề chính thức

Thời gian làm bài: 180 phút

(gồm 01 trang)

(không kể thời gian giao đề)

Câu I (2,0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm chủ yếu của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy
Bạch Mã trở ra).
2. Phân tích tác động của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội nước ta.
Câu II (3,0 điểm)
1. Trình bày và giải thích sự phân hóa công nghiệp của đồng bằng sông Hồng và vùng
phụ cận.
2. Phân tích các đặc điểm cơ bản của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu III (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp thành phố Hồ
Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
2. Giải thích vì sao thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả
nước?
Câu IV (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế
của nước ta giai đoạn 2000- 2012 (đơn vị: tỉ đồng)

Năm

2000

2005

2010

2012

Nông-lâm-ngư nghiệp

108356

176402

407647

638368

Công nghiệp- xây dựng

162220

348519

824904

1253572


Dịch vụ

171070

389080

925277

1353479

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê 2013)
1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai
đoạn 2000- 2012.
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước
ta giai đoạn 2000- 2012.
----HẾT---Họ và tên thí sinh:.......................................................Số báo danh:.......................
Họ tên giám thị coi thi: ..............................................Chữ ký:...............................
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Thí sinh không được mang và sử
dụng tài liệu trong phòng thi. Thí sinh được phép mang và sử dụng Atlat Địa lý Việt
Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành, không ghi ký hiệu riêng trong Atlat.


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG
-----

Câu

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

LẦN 1 NĂM 2016
MÔN THI: ĐỊA LÝ

Ý

Nội dung

Điểm

1

Trình bày đặc điểm chủ yếu của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước
ta (từ dãy Bạch Mã trở ra).

1,0

- Khí hậu:
+ Kiểu khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có 1 mùa đông lạnh kéo dài.

0,5

+ Nhiệt độ TB năm trên 200C
+ Số tháng nhỏ hơn 180C có từ 2-3 tháng.
+ Biên độ nhiệt TB năm lớn.
+ Có 2 mùa nóng- lạnh rõ rệt
- Cảnh quan:
+ Kiểu rừng nhiệt đới gió mùa
+ Thực vật chiếm ưu thế là rừng nhiệt đới ngoài ra còn có các loài thực vật á nhiệt
I


0,5

đới và ôn đới. Vùng đồng bằng có rau ôn đới.
+ Động vật có các loài thú có lông dày.
2

Phân tích tác động của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội nước

1,0

ta.
* Tích cực:
- Tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (dẫn chứng)
- Tác động rất lớn đến sự phát triển KT-XH của các địa phương, các vùng trong cả

0,25
0,25

nước (dẫn chứng)
- Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế; giải quyết việc làm và nâng
cao thu nhập cho người lao động (dẫn chứng)
* Tiêu cực :
ĐTH không xuất phát từ quá trình CNH sẽ dẫn đến các hậu quả về kinh tế, xã hội,

0,25

0,25

môi trường cho nước ta (dẫn chứng).
1


Trình bày và giải thích sự phân hóa công nghiệp của đồng bằng sông Hồng

1,75

và vùng phụ cận.

II

* Trình bày sự phân hóa công nghiệp của đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
+ ĐBSH và phụ cận có mức độ tập trung CN cao nhất cả nước với trung tâm CN
quan trọng nhất là Hà Nội.
+ Từ Hà Nội hoạt động SXCN tỏa đi theo 6 hướng với các ngành chuyên môn hóa
khác nhau, gắn liền với các tuyến giao thông huyết mạch: Hải Phòng- Hạ LongCẩm Phả (đóng tàu, khai thác than, nhiệt điện); Đông Anh- Thái Nguyên (cơ khí,
luyện kim); Đáp Cầu- Bắc Giang (phân đạm, VLXD); Việt Trì- Phú Thọ (giấy, hoá

0,75


chất); Hòa Bình- Sơn La (thủy điện); Nam Định- Ninh Bình- Thanh Hóa (VLXD,
dệt may, nhiệt điện)

1,0

* Giải thích sự phân hóa công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
- Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có vị trí địa lý thuận lợi
- Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú
- Có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao
- Có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại đặc biệt là hệ thống giao thông.

- Có nhiều chính sách hấp dẫn đầu tư, các địa phương phát triển năng động.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời...
2

Phân tích các đặc điểm cơ bản của vùng nông nghiệp TDMN Bắc Bộ.

- Điều kiện sinh thái nông nghiệp: gồm núi, cao nguyên đồi thấp. Đất feralit đỏ

1,25
0,25

vàng, đất phù sa cổ bạc màu. Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có 1 mùa đông
lạnh.
- Điều kiện KTXH: Mật độ dân số tương đối thấp, dân số có kinh nghiệm trong SX
cây CN, lâm nghiệp. Ở các vùng trung du có các cơ sở CN chế biến, điều kiện giao
thông khá thuận lợi. Còn ở các vùng núi các điều kiện còn gặp nhiều khó khăn.

0,5

0,25

- Trình độ thâm canh: Nhìn chung trình độ thâm canh thấp, sản xuất theo kiểu
quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. Ở vùng trung du trình độ
thâm canh đang được nâng cao hơn.
- CMHSX: cây CN có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Cây CN ngắn ngày (đậu

0,25

tương, lạc, thuốc lá). Cây ăn quả, cây dược liệu. Chăn nuôi trâu, bò...
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:


2,0

1. Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp thành
phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
2. Giải thích vì sao thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất
cả nước?
- Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp thành phố Hồ
Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
III

0,75

+ TP Hồ Chí Minh...
+ Biên Hòa....
+ Thủ Dầu Một....
- Giải thích vì sao thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả
nước?
+ Có vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn tài nguyên phong phú
+ Có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao
+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn, sức mua của người dân lớn
+ Có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại đặc biệt là hệ thống giao thông.

1,25


+ Các địa phương có nhiều chính sách hấp dẫn đầu tư và phát triển năng động
1

Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước


2,0

ta giai đoạn 2000- 2012.
a. Tính cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000- 2012

0,5

(%).
Năm

2000

2005

2010

2012

Nông-lâm-ngư nghiệp

24,5

19,3

19,0

19,7

Công nghiệp - xây


36,7

38,1

38,2

38,6
1,5

dựng
Dịch vụ

38,8

42,6

42,8

41,7

b. Vẽ biểu đồ miền
Yêu cầu: đúng dạng, chính xác, đảm bảo khoảng cách năm, có tên biểu đồ, chú giải
IV

(nếu thiếu 1 chi tiết bị trừ 0,25đ)
- Nếu vẽ dạng biểu đồ khác không chấm điểm
2

Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế


1,0

của nước ta giai đoạn 2000 - 2012.
- Nhận xét:
Cơ cấu GDP phân theo KV kinh tế của nước ta giai đoạn 2000- 2012 đang có sự
thay đổi:
+ Giảm dần tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp (dẫn chứng)

0,5

+ Tăng dần tỉ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ (dẫn chứng)
- Giải thích:
+ Để phù hợp với xu thế của khu vực và thế giới tăng tự nhiên có giảm nhưng vẫn
còn cao
+ Do tác động của quá trình CNH, HĐH đất nước
Tổng câu I + II + III + IV

0,25
0,25
10,0


TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016

ĐỀ THI THỬ

Môn: Địa Lí


(LẦN 1)

Thời gian: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (2 điểm)
1. Nêu ý nghĩa kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của vị trí địa lí nước ta.
2. Trình bày vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay.
Câu II (2 điểm)
Dựa vào trang 4-5 và trang 29 của Atlat Địa lí Việt Nam. Em hãy:
1. Cho biết các đảo: Phú Quốc, Côn Sơn, Lý Sơn, Phú Quý thuộc tỉnh nào?
2. Kể tên các trung tâm công nghiệp có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng ở Đông Nam
Bộ.
Câu III (3 điểm) Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG (đơn vị: nghìn ha)
Cây lương

Năm

thực có hạt

Cây công

Cây công

nghiệp hằng

nghiệp lâu

năm


năm

Cây ăn quả

2000

8399

778

1451

565

2010

8616

798

2011

780

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, nhà xuất bản thống kê, 2012)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích các loại cây trồng, năm 2000 và
2010.
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu các nhóm cây trồng trên qua các năm 2000
và 2010.

Câu IV (3 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió mùa
Tây Nam đến khí hậu nước ta. Tại sao ở Nam Bộ có mùa mưa đến sớm và kéo dài?
2. Giải thích vì sao trình độ đô thị hóa của nước ta thấp? Tại sao trong định hướng phát
triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, đô thị hóa bền vững trở thành một mục tiêu
quan trọng.
HẾT


ĐÁP ÁN
Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu I

1. Ý nghĩa kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của vị trí địa lí nước

1.0

(2 điểm) ta:
- Về kinh tế: Vị trí địa lí rất thuận lợi trong giao lưu với các nước trong khu vực

0,25

và trên thế giới bằng đường bộ, hàng không, đường biển…tạo điều kiện cho
nước ta hội nhập với thế giới và phát triển kinh tế.
- Về văn hoá - xã hội: Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi nước ta chung sống


0,25

hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các
nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về an ninh, quốc phòng: Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực

0,5

ĐNA. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển
kinh tế và bảo vệ đất nước.
2. Trình bày vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay.

1.0

- Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay

(mỗi ý

- Mỗi năm phải giải quyết việc làm cho gần 1 triệu lao động

0,25)

- Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay vẫn còn gay gắt
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn cao hơn
mức trung bình của cả nước.
Câu II

-


Phú Quốc (Kiên Giang),

1.0 (mỗi

(2 điểm)

-

Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu),

địa danh

-

Lý Sơn (Quãng Ngãi),

-

Phú Quý (Bình Thuận)

0,25)

2. Tên các trung tâm công nghiệp có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng ở Đông 1.0 (mỗi
Nam Bộ.
- TP. Hồ Chí Minh

địa danh
0,25)

- Thủ Dầu Một

- Biên Hòa
- Vũng Tàu
Câu III
(3 điểm)

Xử lí số liệu
CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG NĂM 2000 VÀ 2010 (đơn vị: %)

0,5


Năm

Cây

Cây công Cây công

Cây ăn

lương

nghiệp

nghiệp

quả

thực có

hằng


lâu năm

hạt

năm

2000

75,0

7,0

13,0

5,0

2010

70,6

6,5

16,5

6,4

Vẽ biểu đồ tròn: yêu cầu vẽ đầy đủ (tên, chú giải), đúng tỉ lệ, khoa học, đẹp.

1,5


Nhận xét:

0,5

- Tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp hằng năm giảm, trong đó cây

0,25

lương thực giảm nhanh nhưng vẫn là loại cây chủ đạo ở nước ta (số liệu dẫn
chứng).
- Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tăng, trong đó cây công

0,25

nghiệp lâu năm tăng nhanh (số liệu dẫn chứng)
Giải thích

0,5

- Do chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chuyển diện tích cây có hiệu quả

0,25

kinh tế thấp sang các loại có hiệu quả cao hơn, một số diện tích đất nông nghiệp
được chuyển đổi mục đích sử dụng…
- Nhu cầu thị trường về sản phẩm cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tăng

0,25


mạnh, nhất là thị trường ngoài nước về sản phẩm cây công nghiệp lâu năm.
Câu IV

Phân tích tác động của gió mùa Tây Nam đến khí hậu nước ta.

(3 điểm) - Thời gian: giữa và cuối mùa hạ (tháng VII – X)
- Hướng: Tây Nam, ở phía Bắc gió này bị hút vào áp thấp Bắc Bộ nên đổi hướng

0,25
0,25

thành Đông Nam
- Nguồn gốc: áp cao chí tuyến Nam Bán cầu, tính chất: nóng ẩm

0,25

- Tác động:
+ Gây mưa cho cả nước, nhất là các vùng đón gió (Nam Bộ, Tây Nguyên). Gió

0,25

mùa Tây Nam cùng với dãi hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa
cho nước ta.
Ở Nam Bộ có mùa mưa đến sớm và kéo dài vì
Nam Bộ là nơi đón gió Tây Nam trước nên mưa sớm và gió ngưng hẳn hoạt
động muộn hơn nên thời gian mùa mưa kéo dài hơn miền Bắc.

0,5



2. Trình độ đô thị hóa của nước ta thấp vì:
- Sau đổi mới, nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến tích cực nhưng về cơ bản

0,25

trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp.
- Hầu hết các đô thị nước ta nhỏ, đô thị cũ và khó cải tạo về cơ sở vật chất, hạ

0,25

tầng …
Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, đô thị hóa
bền vững trở thành một mục tiêu quan trọng vì:
- Đô thị hóa của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế gây tác động tiêu cực
đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước (dẫn chứng)

0,25

- Đô thị hóa bền vững sẽ có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế
xã hội và tài nguyên môi trường:
+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta nhanh hơn theo hướng công

0,25

nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Góp phần tăng trưởng kinh tế của các địa phương cũng như cả nước, hấp dẫn

0,25

đầu tư, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Phát triển kinh tế song song đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường

0,25


MA TRẬN ĐỀ
Chủ đề/mức

Biết

Hiểu

Vận dụng

độ nhận thức
Địa lí tự
nhiên

thấp
- Nêu ý nghĩa Phân tích hoạt

Giải thích thời

của vị trí.(I.1)

gian mùa mưa

-


Khai

động và

tác

thác động của gió

Atlat (II.1)
35% tổng số

Vận dụng cao

ở 2 miền.

mùa (IV.1)

(IV.1)

57 % = 2 điểm 28% = 1 điểm

15%

điểm = 3,5

=

0,5

điểm


điểm
Địa lí dân cư

25% tồng số

Trình bày vấn Phân tích tác

Giải thích đặc

đề

điểm ĐTH

việc

làm động của đô

(I.2)

thị hóa (IV.2)

(IV.2)

40% = 1 điểm

40% = 1 điểm

20%


điểm = 2,5

=

0,5

điểm

điểm
Địa lí kinh tế

-

Khai

thác - Xử lí số liệu

Atlat (II.2)

-Vẽ biểu đồ

- Nhận xét và các ngành kinh
giải thích biểu tế

40% tổng số

đồ.(III.2).

(III.1)


50% = 2 điểm

50% = 2 điểm

điểm = 4 điểm
Năng lực phát
triển

Năng lực tính toán (III.1)
Năng lực tư duy tổng hợp (IV.1, IV.2)

Số câu: 4
Số điểm 10

30% = 3 điểm 40% = 4 điểm 20% = 2 điểm 10% = 1 điểm


SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 3
Năm học 2015 - 2016
Môn: ĐỊA LÍ LỚP 12

Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Câu I. (3,0 điểm).
“Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ rất mạnh
được tăng cường liên tục, tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã xảy ra đợt rét đậm, rét
hại trên diện rộng, nhiệt độ xuống mức thấp nhất trong vòng 40 năm qua, Tại Bắc Giang,

nhiệt độ trong gần 1 tuần nay đều ở mức dưới 10 độ C. Ngày 25/1/2016, nhiệt độ đo được
tại Trạm Khí tượng - thủy văn thành phố Bắc Giang và huyện Hiệp Hòa khoảng 7.5 độ C,
tại trạm Sơn Động và Lục Ngạn xấp xỉ 6 độ C”.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang)
1. Trình bày hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước ta.
2. Hiện tượng rét đậm, rét hại đã ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp tỉnh
Bắc Giang trong những ngày qua.
Câu II. (3,0 điểm).
1. Nêu các đặc điểm của đô thị hóa ở Việt Nam.
2. Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Câu III. (1,0 điểm). Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 22 (NXB Giáo dục, 2009):
Lập bảng số liệu về sản lượng khai thác dầu thô và than sạch cả nước qua các năm.
Rút ra nhận xét cần thiết.
Câu IV. (3,0 điểm). Cho bảng số liệu:
Sản lượng thuỷ sản qua 1 số năm ở nước ta (đơn vị: nghìn tấn):
Năm

2005

2007

2009

2010

Tổng sản lượng 3466.8 4199.1 4870.3 5142.7
Khai thác

1987.9 2074.5 2280.5 2414.4


Nuôi trồng

1478.9 2124.6 2589.8 2728.3
(Nguồn: Niên giám thống kê 2011, NXB Thống Kê 2012).

1.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta trong
thời gian trên.
2. Từ biểu đồ, hãy rút ra nhận xét và giải thích nguyên nhân tại sao ngành thủy sản lại có
sự phát triển mạnh trong những năm qua.
---------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ......................................... Số báo danh: ................. Phòng thi: ...........


SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

MA TRẬN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3
Năm học 2015-2016
Môn: ĐỊA LÍ LỚP 12
Thời gian làm bài 90 phút

Chủ đề
Địa lí tự
nhiên

Số điểm
Tỉ lệ %
Địa lí
dân cư


Nhận biết

Mức độ kiến thức cần kiểm tra
Thông hiểu

Tổng hợpđánh giá

Trình bày hoạt động Hiện tượng rét đậm, rét
của gió mùa mùa hại ảnh hưởng đến sản
xuất nông nghiệp tỉnh
đông ở nước ta
Bắc Giang như thế nào
Số điểm: 2.5

Số điểm: 0.5

Nêu các đặc điểm của Ảnh hưởng của đô thị
đô thị hóa ở Việt hóa đến sự phát triển
Nam.
kinh tế - xã hội.
Số điểm: 1.5

Số điểm: 1.5

Lập bảng số liệu về
sản lượng khai thác
dầu thô và than sạch
cả nước qua các năm.
Rút ra nhận xét cần
thiết.


Vẽ biểu đồ thích hợp nhất
thể hiện tình hình phát
triển ngành thuỷ sản ở
nước ta trong thời gian
trên. Nhận xét và giải
thích nguyên nhân tại sao
ngành thủy sản lại có sự
phát triển mạnh trong
những năm qua.

Số điểm
Tỉ lệ %

Số điểm: 1.0

Số điểm: 3.0

Tổng
điểm
Tỉ lệ %

Số điểm: 5.0
= 50%

Địa lí
kinh tế

Số điểm: 2.0
= 20%


Số điểm: 3.0
= 30%


SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

HDC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3
Năm học 2015-2016
Môn: ĐỊA LÍ LỚP 12

Câu

Nội dung

I

1. Trình bày hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước ta.
Phạm vi
Hướng Tính chất
Tác động
gió
Gió mùa Miền Bắc (từ
Đông Đầu mùa
Làm cho miền Bắc có
đông bắc dãy Bạch Mã
bắc
đông
mùa đông lạnh;

trở ra phía
Gây hiện tượng mưa
0.25đ (tháng 11
Bắc)
đến tháng
phùn cho vùng ven
1): lạnh,
biển, đồng bằng Bắc
0.25đ
khô;
Bộ, Bắc Trung Bộ
Cuối mùa
0.5đ
đông
(tháng 2
đến tháng
4): lạnh,
ẩm
0.5đ
Gió tín
Miền Nam (từ Đông Khô, nóng Miền Nam khí hậu
phong
phía Nam dãy bắc
quanh năm nóng,
0.25đ
đông bắc Bạch Mã trở
nắng.
0.25đ
vào Nam)
0.25đ

0.25đ
2. Hiện tượng rét đậm, rét hại đã ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất
nông nghiệp tỉnh Bắc Giang trong những ngày qua
- Ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi gia súc lớn
(trâu, bò).
- Cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và nuôi trồng thủy sản bị thiệt
hại.
1. Đặc điểm của đô thị hóa ở Việt Nam.
- Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp;
- Tỉ lệ dân cư đô thị đang tăng lên;
- Mạng lưới đô thị phân bố không đều
2. Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã
hội.
- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Các đô thị có ảnh hưỏng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các
địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp
70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ

II

Điểm

0.25
0.25

0.5
0.5
0.5

0.25

0.25


III

IV

và 80% ngân sách Nhà nước.
- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và 0.5
đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên
môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư
trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế.
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao 0.25
động.
- Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá cũng nảy sinh những hậu quả như: vấn đề 0.25
ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội...
Lập bảng số liệu về sản lượng khai thác dầu thô và than sạch cả nước 1.0
qua các năm. Rút ra nhận xét cần thiết.
Lập bảng 0.5đ
Nhận xét: 0.5đ
1.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển ngành thuỷ sản ở
nước ta trong thời gian trên.
1.5
Vẽ Biểu đồ cột chồng
1. Vẽ biểu đồ
Sả n l ượng

6000


4870,3

5000
4000
3000

5142,7

4199,1
3466,8
2589,8

2728,3

2124,6
1478,9

2000
1000

1987,9

2074,5

2280,5

2414,4

2005


2007

2009

2010

0

Kha i thá c

Năm

Nuôi trồng

Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2005-2010.

2. Nhận xét và giải thích nguyên nhân tại sao ngành thủy sản lại có sự
phát triển mạnh trong những năm qua.
Nhận xét
- Sản lượng thủy sản nước ta (tổng sản lượng, sản lượng đánh bắt, sản lượng
nuôi trồng) tăng mạnh.
+ tổng sản lượng thủy sản tăng thêm 1675,9 nghìn tấn và tăng gấp 1,48 lần;

0.25


+ sản lượng thủy sản đánh bắt tăng thêm 426,5 nghìn tấn và tăng gấp 1,21
lần;
+ sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng thêm 1249,4 nghìn tấn và tăng gấp hơn
1,84 lần.

- Tốc độ tăng sản lượng thủy sản không đồng đều: sản lượng thủy sản nuôi
trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản đánh bắt (1,84 lần và 1,21 lần)
Giải thích
- Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản (cả trong và ngoài nước) tăng rất
mạnh;
- Chính sách khuyến ngư của nhà nước;
- Cơ sở công nghiệp chế biến mở rộng;
- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển cả đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản: diện tích mặt nước rộng; nguồn lao động có kinh nghiệm; …
Tổng điểm toàn bài là 10 điểm

0.25

0.25
0.25
0.25
0.25


SỞ GD& ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 12
Năm học 2015 -2016
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể giao đề

Câu I. ( 2,0 điểm)
1. Nêu hậu quả và các biện pháp phòng chống bão ở nước ta.
2. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế ở nước ta.

Câu II. ( 2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy:
1. Xác định các vùng khí hậu thuộc miền khí hậu phía Bắc của nước ta.
2. Kể tên các sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Tây Nguyên.
Câu III. 3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 2000- 2013
( Đơn vị: tỉ đồng)
Ngành

2000

2005

2010

2013

Công nghiệp khai thác mỏ

53035

110919

250466

390013

Công nghiệp chế biến, chế tạo


264459

818502

2563031

4307560

Công nghiệp sản xuất và phân phối

18606

54601

132501

210401

điện, khí đốt, nước
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015)
1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
ngành sản xuất của nước ta trong giai đoạn 2000-2013.
2. Nhận xét sự thay đổi đó từ biểu đồ đã vẽ và giải thích.
Câu IV. ( 3,0 điểm)
1. Chứng minh rằng nước ta có nhiều điều kiện để đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi.
Tại sao chăn nuôi lợn và gia cầm lại được phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sông Cửu Long?
2. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước
ta. Tại sao sản lượng điện của nước ta trong những năm qua tăng rất nhanh?
=======Hết=======

Họ và tên ……………………………………………………….SBD……………………….
- Cán bộ coi thi không cần giải thích thêm
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXBGD Việt Nam phát hành để làm bài.


×