Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tình huống kết hợp với phương pháp làm mẫu nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giờ học lý thuyết góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung chương trình bảng tính điện tử môn Tin học 7 tại Trường THC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 12 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Vận dụng phương pháp dạy học tình huống kết hợp với
phương pháp làm mẫu nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong
giờ học lý thuyết góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung chương trình
bảng tính điện tử môn Tin học 7 tại Trường THCS thị trấn Cát Hải, Huyện Cát
Hải”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy Tin học
3. Tác giả:
- Họ và tên: Hà Thị Thu Hà
- Ngày, tháng, năm sinh: 12/5/1981
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng tin học
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS thị trấn Cát Hải
- Điện thoại di động: 01659219898
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến, giải pháp lần đầu: Trường THCS thị trấn Cát
Hải

I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
1. Thực trạng vấn đề dạy và học nội dung chương trình bảng tính điện tử môn tin
học 7 những năm qua tại trường THCS thị trấn Cát Hải
Sự phát triển như vũ bão của ngành tin học hiện nay đã giúp cho tất cả
mọi người nói chung và đối tượng học sinh nói riêng có một vốn kiến thức nhất
định về tin học. Với học sinh được tiếp cận trực tiếp với những sản phẩm phần
mềm như: trò chơi điện tử, phần mềm học tập, nghe nhạc, xem phim… Đây là
những phần mềm gây hứng thú đặc biệt với học sinh và trong các tiết học khi
được làm việc với các phần mềm này các em thường tỏ ra thích thú, không khí
lớp học thường sôi nổi, sự tương tác giữa các thành viên trong lớp được thể hiện
ở mức độ tối đa. Trong chương trình Tin học 7, nội dung chương trình bảng tính
điện tử là một trong những nội dung khó, khi học đến nội dung này học sinh
thường sẽ cảm thấy chán nản vì kiến thức rất trừu tượng, không sinh động và
1



không có tính giải trí như những phần mềm đã tiếp cận. Điều đó làm cho các em
ít có hứng thú học tập nhất là những tiết học lý thuyết.
Khi giảng dạy chương trình bảng tính bản thân tôi gặp rất nhiều khó khăn
vì nội dung chương trình bảng tính liên quan đến việc tính toán, xử lý dữ liệu,
tạo biểu đồ do đó dạy nội dung này đòi hỏi học sinh vận dụng các kiến thức của
môn học khác như môn toán, địa để giải quyết vấn đề liên quan đến cuộc sống,
học sinh phải biết tổng hợp và sử dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đã
có của bản thân trong cuộc sống để tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức mới. Trước
đây, khi tổ chức dạy học tôi thường sử dụng phương pháp làm mẫu với vấn đáp
đàm thoại, giảng giải xen kẽ vấn đáp tái hiện, giải thích minh họa bằng tranh ảnh
trong quá trình dạy học thì kết quả học tập thu được không cao học sinh thuộc
bài nhưng hiểu chưa sâu sắc về bản chất của vấn đề, chưa chủ động chiếm lĩnh
tri thức mới còn ỷ lại, chưa có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Ngoài ra, để huy động hết học sinh vào hoạt động học tập tôi tổ chức cho học
sinh hoạt động nhóm tuy nhiên hiệu quả của hoạt động chưa cao, chưa thu hút
và phát huy vai trò tích cực của từng cá nhân khi tham gia vào hoạt động học tập
dẫn tới chất lượng giờ học đạt kết quả chưa cao.
Bên cạnh đó, đại đa số phụ huynh và học sinh trong suy nghĩ môn Tin học
là một môn học phụ, môn học giải trí, không liên quan đến các môn học còn lại
cũng như việc học tập của các em sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Chính
vì vậy mà môn Tin học không được nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm, các em
chưa đầu tư thời gian cho việc học tập, nghiên cứu bộ môn.
2. Các giải pháp đã áp dụng
Trước đây khi tổ chức dạy học lý thuyết nội dung bảng tính điện tử tôi
thường sử dụng phương pháp làm mẫu với vấn đáp đàm thoại trong quá trình
dạy học và thực hiện như sau:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học, xây dựng hệ thống câu hỏi và chuẩn bị
các thao tác mẫu phù hợp với yêu cầu bài học
- Tổ chức dạy học theo quy trình: Tôi cho học sinh nghiên cứu thông tin

trong sách giáo khoa, sau đó quan sát thao tác mẫu của giáo viên. Sau đó tổ chức
2
2


học sinh hoạt động nhóm trả lời câu hỏi và luyện tập thực hành từ đó rút ra kiến
thức.
* Ưu điểm
- Nhờ các hình ảnh trực quan qua thao tác mẫu của giáo viên giúp học
sinh nắm được thao tác thực hiện.
- Học sinh các nhóm tích cực tham gia học tập và hoàn thành nhiệm vụ
của giáo viên.
- Đa số học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản của bài học.
* Hạn chế, khó khăn
- Học sinh nắm bài chưa đồng đều, học sinh nào giỏi vẫn giỏi, học sinh
nào yếu vẫn yếu. Học sinh nắm được thao tác thực hiện nhưng hiểu chưa sâu sắc
về bản chất tại sao lại sử dụng thao tác đó? chưa chủ động trong việc tìm hiểu
chiếm lĩnh tri thức mới và còn ỷ lại.
- Học sinh vận dụng kiến thức thực hành theo khuôn mẫu còn lúng túng
khi xử lý tình huống, thiếu linh hoạt trong áp dụng thao tác.
- Trong hoạt động nhóm chưa phát huy được sự tham gia của tất cả các
học sinh trong nhóm chỉ tập trung vào một số học sinh khá, giỏi còn một số học
sinh khác, thiếu tinh thần hợp tác hoặc thậm chí ngồi chơi.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học nói chung và Tin học 7 nói
riêng, tôi luôn suy nghĩ và tự đặt ra câu hỏi: Phải làm sao để tất cả các em hiểu
được vai trò của môn học và có thể vận dụng tốt kiến thức của môn học vào học
tập và giải quyết được những vấn đề gặp phải trong thực tiễn cuộc sống?. Làm
thế nào để giờ học lý thuyết phần chương trình bảng tính điện tử giúp học sinh
tích cực học tập tìm tòi kiến thức mới?

Với đặc trưng riêng của môn Tin học kiến thức lý thuyết đi đôi với thực
hành vận dụng, tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học trong các tiết lý
thuyết. Ở bộ môn Tin học sự kết hợp giữa hai phương pháp dạy học tình huống
3

3


và phương pháp làm mẫu (đây là phương pháp đặc trưng của bộ môn) trong tiết
học là rất phù hợp giải quyết được thực trạng về thái độ, ý thức học tập của học
sinh đối với môn học.
Trên cơ sở kết quả vận dụng tại trường có hiệu quả, tôi đã xây dựng và
thực hiện đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học tình huống kết hợp với
phương pháp làm mẫu nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong
giờ học lý thuyết góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung chương trình
bảng tính điện tử môn Tin học 7 tại Trường THCS thị trấn Cát Hải, Huyện Cát
Hải” với mong muốn cùng chia sẻ trao đổi với đồng nghiệp phục vụ cho công
tác dạy học.
1. Nội dung sáng kiến đề nghị công nhận
1.1. Xác định mục tiêu yêu cầu bài học, xây dựng tình huống và tạo thao tác
mẫu xử lý tình huống có sử dụng kiến thức mới phù hợp
- Trước mỗi tiết học tôi đã nghiên cứu kỹ nội dung bài học để xác định
nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ cần hình thành cho học sinh cũng như kiến
thức kỹ năng trọng tâm của bài học.
- Sau đó chuẩn bị các tình huống có vấn đề như đoạn phim hoặc câu
chuyện gần gũi với các em trong học tập và cuộc sống.
- Tiếp theo là tạo ra các đoạn video xử lý tình huống có nội dung kiến
thức mới.
* Ví dụ: Trong giảng dạy Bài 4. Sử dụng các hàm để tính toán (tiết 2)
Tôi xác định mục tiêu bài học: Học sinh biết sử dụng một số hàm cơ bản

như sum, average, max, min; biết sử dụng hàm để tính kết hợp với các số, địa
chỉ ô tính, địa chỉ khối trong công thức.
Với kiến thức học sinh đã biết: Thiết lập công thức có sử dụng địa chỉ để
tính toán. Tôi xây dựng tình huống: Để thống kê kết quả quyên góp của lớp 7A.
Bạn lớp trưởng đã sử dụng chương trình bảng tính điện tử lập bảng tính sau:

4

4


Nhưng bạn lúng túng không biết làm thế nào để tính:
1. Tổng số quyên góp của các bạn trong lớp theo từng đợt.
2. Trung bình trung số quyên góp của các bạn trong lớp theo từng đợt.
3. Xác định số kg giấy cao nhất của ba đợt.
4. Xác định số kg giấy thấp nhất của ba đợt.
Em hãy giúp bạn giải quyết khó khăn trên?
1.2. Tổ chức dạy học theo quy trình: Phát hiện đề xuất giải pháp →
Giải quyết, quan sát mẫu → lựa chọn phương án giải quyết tối ưu → Thực
hành rút ra kiến thức mới
- Bước 1: Tổ chức học sinh quan sát, phát hiện, đề xuất giải pháp cho tình
huống.

5

5


+ Giáo viên: Đưa ra tình huống sau đó cho học sinh quan sát rồi xác định
mục tiêu giải quyết tình huống.

+ Học sinh: Từng cá nhân tự suy nghĩ và đề xuất giải pháp cho tình
huống.
- Bước 2: Giải quyết phương án đã đề xuất, quan sát mẫu và lựa chọn phương
án giải quyết tình huống tối ưu
+ Giáo viên: Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm giải quyết tình huống:
Giáo viên quan sát, giúp đỡ nhóm học tập đồng thời tổ chức cho học sinh trình
bày giải pháp. Sau đó, giáo viên chiếu video mẫu xử lý tình huống có nội dung
kiến thức mới để giúp học sinh so sánh và lựa chọn phương án từ đó giáo viên
đặt vấn đề để vào bài mới.
+ Học sinh: Cá nhân tìm giải pháp → Thảo luận nhóm trao đổi và thống
nhất giải pháp → Đại diện nhóm trình bày → Học sinh quan sát mẫu của giáo
viên so sánh và thống nhất phương án giải quyết tình huống tối ưu nhất.
- Bước 3: Thực hành rút ra kiến thức mới
+ Giáo viên tổ chức học sinh thực hành theo cặp đôi giải quyết tình huống
theo cách mới và trả lời câu hỏi.
+ Học sinh tham khảo sách giáo khoa và luyện tập thực hành. Sau đó, học
sinh trình bày và thực hiện thao tác chia sẻ trước lớp.
+ Học sinh nhận xét sau đó giáo viên cho học sinh rút ra kiến thức của bài
học.
* Ví dụ: Bài 8: Sắp xếp và lọc dữ liệu (tiết 1)
- Bước 1: Tổ chức học sinh quan sát, phát hiện và đề xuất giải pháp cho
tình huống
Tôi đưa ra tình huống và tổ chức học sinh quan sát
Tình huống: Để chuẩn bị cho buổi tổng kết lớp bạn lớp trưởng lớp 7A đã
chuẩn bị bảng tổng hợp thi đua của lớp trên phần mềm Excel

6

6



Nhưng bạn lúng túng không biết làm sao để có bảng tổng hợp mà giúp
các bạn trong lớp có thể so sánh kết quả của mình trong học kỳ I. Em hãy đề
xuất phương án và cách làm giúp bạn?
Học sinh đọc tình huống. Cá nhân quan sát, phát hiện và đề xuất giải pháp
(Thực hiện sắp xếp theo cột tổng điểm từ thấp đến cao hoặc từ cao đến thấp).
- Bước 2: Giải quyết phương án đã đề xuất, quan sát mẫu và lựa chọn phương
án giải quyết tình huống tối ưu.
Tôi tổ chức học sinh hoạt động nhóm
Nhóm trưởng sẽ cho từng thành viên trong nhóm cá nhân đề xuất phương
án giải quyết tình huống và thư ký viết ý kiến (sử dụng thao tác sao chép hoặc
chèn thêm hàng và di chuyển. Nhóm thực hành kiểm chứng và ghi ra bảng phụ.
Đại diện nhóm báo cáo.
Sau đó tôi tổ chức cho học sinh quan sát video thao tác mẫu có sử dụng
kiến thức mới để giải quyết tình huống.
Học sinh các nhóm quan sát mẫu, so sánh và thống nhất lựa chọn phương
án giải quyết tốt nhất.
Từ đó tôi đặt vấn đề vào bài mới
- Bước 3: Thực hành rút ra kiến thức mới
Tôi tổ chức học sinh thực hành giải quyết tình huống theo cách mới và trả
lời

7

7


? Hãy nêu và các bước thực hiện khi sắp xếp dữ liệu
? Trong trường hợp nào em sẽ thực hiện thao tác sắp xếp dữ liệu
Học sinh hoạt động nhóm đôi thực hành trên máy và luyện tập trình bày

thao tác
Học sinh thực hiện trên máy chiếu trả lời
Học sinh nhận xét
Sau đó tôi cho học sinh rút ra kiến thức bài học:
- Tác dụng của thao tác sắp xếp dữ liệu: giúp dễ dàng tìm kiếm và so
sánh.
- Thao tác thực hiện:
+ Nháy chuột vào một ô trong cột cần sắp xếp
+ Nháy nút lệnh
(hoặc nháy nút lệnh

trên thanh công cụ để sắp xếp theo thứ tự tăng dần
trên thanh công cụ để sắp xếp theo thứ tự giảm dần)

1. 3. Đổi mới tổ chức hoạt động nhóm, theo dõi sát sao, giúp đỡ học sinh kịp
thời trong quá trình học tập
Để học sinh thảo luận nhóm đạt kết quả, những buổi đầu tiên tôi dành
thời gian hướng dẫn cho các em biết quy trình thảo luận nhóm: đầu tiên nhóm
trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, yêu cầu mỗi
thành viên trong nhóm hoạt động cá nhân đề xuất phương án giải quyết tình
huống hoặc nghiên cứu thông tin SGK, quan sát video mẫu nắm bắt vấn đề
nghiên cứu, sau đó nhóm trưởng điều hành cho các thành viên trong nhóm đều
phải tham gia đóng góp ý kiến, nhóm thực hành kiểm chứng và thống nhất câu
trả lời thư kí sẽ ghi chép lại nội dung thảo luận và cuối cùng phân công người
trình bày trước lớp. Khi tổ chức học sinh báo cáo kết quả, tôi chỉ mời đại diện
một nhóm báo cáo kết quả trước lớp, các nhóm còn lại sẽ treo bảng phụ ở các
bức tường hai bên của lớp học. Khi nhóm bạn báo cáo kết quả, các nhóm khác
sẽ quan sát, đối chiếu với bài làm của nhóm mình, nếu có ý kiến khác các nhóm
còn lại sẽ mang tờ giấy ghi ý kiến khác đó lên dính lên bảng phụ của nhóm bạn.
Nhóm báo cáo ban đầu có thể nêu câu hỏi cho các nhóm còn lại: Hãy giải thích

vì sao nhóm bạn lại có ý kiến đó? Các nhóm còn lại phải đưa ra được ý kiến
8
8


phản biện. Trong thời gian học sinh thảo luận tôi quan sát bao quanh lớp học,
ghi chép lại thái độ học tập của các học sinh và nhắc nhở kịp thời nếu thấy học
sinh nào có thái độ chưa tích cực trong học tập. Từ đó kịp thời rút kinh nghiệm
cho học sinh trong các hoạt động tiếp theo để mang lại hiệu quả. Còn nếu trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ mà có khúc mắc nào học sinh không thể giải quyết
được, học sinh sẽ giơ tấm thẻ mặt mếu để giáo viên biết nhóm cần sự trợ giúp.
Với cách làm này học sinh rất yên tâm khi thực hiện nhiệm vụ do giáo viên giao
cho bởi các em biết giáo viên luôn theo sát hoạt động của mình và hỗ trợ kịp
thời nếu các em gặp khó khăn.
2. Tính mới, tính sáng tạo:
2.1. Tính mới
Thay vì kết hợp phương pháp làm mẫu với phương pháp đàm thoại tôi đã
kết giữa phương pháp dạy học theo tình huống sử dụng các đồ dùng dạy học
hiện đại như video, gắn nhiệm vụ học tập với tình huống trong học tập và cuộc
sống với phương pháp làm mẫu nhằm phát huy tính tích cực học tập của học
sinh trong giờ học lý thuyết chương trình bảng tính điện tử môn Tin học 7.
2.2. Tính sáng tạo
Tạo ra thiết bị dạy học hiện đại là xây dựng đoạn video tình huống và
phim mẫu xử lý tình huống trực quan, sinh động cuốn hút kích thích sự tò mò,
sáng tạo của học sinh trong tiết học.
Đổi mới phương pháp dạy học khi xây dựng quy trình dạy học kết hợp
của hai phương pháp dạy học tình huống và làm mẫu đặt học sinh vào tình
huống có vấn đề qua các hoạt động quan sát, thảo luận giải quyết tình huống và
thực nghiệm, sau đó đối chiếu với thao tác mới của giáo viên làm mẫu, từ đó học
sinh có thể đưa ra quyết định của riêng mình để rồi kiến thức mới được hình

thành một cách chủ động không gượng ép như trước đây.
Đổi mới hình thức hoạt động nhóm làm không khí học tập sôi nổi hơn,
hứng thú hơn rất nhiều khi các em được chất vấn và phản biện ý kiến của mình
với nhóm bạn, sự tương tác giữa các thành viên trong mỗi nhóm nói riêng và
trong lớp học nói chung luôn được thực hiện ở mức độ tối đa, đồng thời phát
9
9


huy được tính tích cực của từng cá nhân trong quá trình tìm hiểu và chiếm lĩnh
kiến thức. Giáo viên có sổ ghi chép thái độ học tập của học sinh qua từng tiết
học từ đó có thể đánh giá được sự tiến bộ của học sinh sau mỗi tháng, mỗi học
kì. Việc quy ước và sử dụng thẻ bài cứu trợ sẽ giúp giáo viên hỗ trợ kịp thời cho
học sinh, không gây tâm lí căng thẳng chán nản ở các em.
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng: Áp dụng vào dạy học tin học 7,6,8,9 tại
trường THCS thị trấn Cát Hải và có thể áp dụng cho các môn học thực nghiệm
khác tại trường cũng như cho các trường trên toàn huyện.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
a. Hiệu quả kinh tế
- Tiết kiệm về thời gian: Việc tạo ra thiết bị dạy học là các video sẽ sử
dụng lâu dài cho các năm học tiếp theo, giáo viên sẽ không phải mất nhiều thời
gian cho việc chuẩn bị thiết bị dạy học phục vụ tiết học.
- Tiết kiệm về chi phí dạy học: Nếu như những năm trước đây để chuẩn bị
tiết dạy giáo viên phải photo hoặc vẽ hình ảnh minh họa ra tờ giấy A0 và chỉ sử
dụng cho một năm học gây tốn kém thì thiết bị dạy học là đoạn video do giáo
viên tạo ra sử dụng được nhiều năm và không phải tốn kinh phí để làm thiết bị
dạy học.
- Học sinh biết sử dụng chương bảng tính điện tử các em có thể sử dụng
kiến thức chương trình bảng tính phục vụ học tập như môn toán ở nội dung
thống kê mô tả hoặc môn địa để tạo ra các biểu đồ hoặc tạo ra các biểu bảng

theo dõi thi đua của lớp, tổ, thời khóa biểu giúp các em tiết kiệm thời gian, công
sức trong học tập như tính toán, vẽ các biểu đồ, lập các bảng biểu trên giấy.
b. Hiệu quả về xã hội
- Việc học sinh trong các tiết học được tự giải quyết tình huống, được trao
đổi, thảo luận, làm việc nhóm giúp cho học sinh phát triển năng lực tư duy, hợp
tác, giao tiếp, năng lực giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng nhu cầu
cuộc sống hiện tại và tương lai một cách linh hoạt.

10

10


- Việc học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào học tập và cuộc
sống góp nâng cao nhận thức của học sinh và phụ huynh về vai trò của môn học
trong thời đại mới (thời đại của công nghệ thông tin).
- Góp phần đào tạo cho xã hội thế hệ trẻ năng động, sáng tạo có năng lực
công nghệ thông tin biết sử dụng công nghệ thông tin vào học tập và cuộc sống.
c. Giá trị làm lợi khác
- Việc áp dụng đề tài đã thu được hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao chất
lượng đại trà bộ môn trong học kỳ I năm học 2015-2016 là 96,5% . Với kết quả
trên đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học nói riêng và chất
lượng các môn học của nhà trường nói chung.
- Với việc thực hiện thành công đề tài này không chỉ góp phần làm thay
đổi cách học của học sinh, cách dạy của giáo viên trong nội dung bảng tính điện
tử, nội dung được coi là khô khan và trừu tượng. Bên cạnh đó việc thực hiện
thành công đề tài cũng giúp giáo viên có kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn,
vận dụng phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học hợp lí, hiệu quả, linh
hoạt, phù hợp với đặc trưng của bộ môn.
Hải Phòng , ngày 26 tháng 1 năm

CƠ QUAN ĐƠN VỊ

2016

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Tác giả sáng kiến

(Xác nhận)
Hà Thị Thu Hà

PHỤ LỤC
1. Hình ảnh minh họa sáng kiến áp dụng:

11

11


Các nhóm thảo luận: Đề xuất giải quyết tình huống

Đại diện nhóm báo cáo kết quả,

Thực hành kiểm chứng rút ra kiến thức mới

Thực hiện và trình bày thao tác

2. Số điểm cá nhân năm học 2014 – 2015 và 2015 - 2016

12


12



×