SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ TRÍ THÔNG MINH CỦA HỌC SINH
VÀO DẠY HỌC TÁC PHẨM “ CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA”
CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
Người thực hiện : HOÀNG THỊ HUYỀN
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Môn Ngữ văn
1
THANH Ho¸ NĂM 2013
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Do yêu cầu của xã hội đối với dạy học văn hiện nay.
Đã nhiều năm gần đây, dạy học văn trở thành nỗi bức xúc của toàn xã hội,
điều này vừa là niềm vui, cũng là nỗi buồn, sự lo lắng cho toàn ngành giáo
dục nói chung, mỗi giáo viên dạy văn nói riêng.
Vui vì điều đó chứng tỏ bộ môn ngữ văn vẫn chiếm một vị trí quan trọng
trong nền giáo dục quốc dân. Buồn vì môn Ngữ văn nói chung, dạy học văn
nói riêng không đáp ứng được những đòi hỏi chính đáng của xã hội, đặc biệt,
hiện trạng chất lượng học tập và thi cử hiện nay của HS làm không ít người
lo ngại…cần xem xét lại phương pháp giảng dạy văn học trong nhà trường
hiện nay.
1.2. Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học văn
nói riêng.
Từ những đòi hỏi như trên đối với môn văn trong nhà trường hiện nay,
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn văn là nhu cầu thiết thực và tất
yếu.
Trong một lần phát biểu, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh:
“Phải làm thế nào cho giờ giảng văn trở thành một giờ hấp dẫn, một giờ
sôi nổi, một giờ hứng thú đối với học sinh, để sau giờ đó, học sinh còn say
sưa nghĩ thêm, tìm tòi và hiểu thêm. Phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo để có
cách dạy văn tốt nhất”.
Từ những vấn đề đó cho thấy, phương pháp dạy học truyền thống không
làm được như vậy, thậm chí còn làm mất dần tính chủ động, sáng tạo của
học sinh, không bồi dưỡng được nhiều cho tâm hồn nhạy cảm của các em,
và đặc biệt không khai thác, phát triển được trí thông minh tiềm ẩn trong các
em.
1.3. Do yêu cầu từ phía bản thân bộ môn.
Ngữ văn là một môn khoa học, nhưng là khoa học của nghệ thuật, khoa
học xã hội. Bản thân văn học là sản phẩm của trí tuệ và tình cảm, cảm xúc
nội tâm bên trong chủ thể mỗi nhà văn…Cho nên, bản thân văn học yêu cầu
người tiếp nhận nó cũng phải bằng trí thông minh, óc sáng tạo, tích cực, chủ
động. Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, trí thông minh của học sinh
không chỉ là một hướng dạy mới, hiện đại, mà còn là con đường để bồi
dưỡng, nâng cao trí thông minh cho học sinh, giúp học sinh tự tin vào năng
2
lực của bản thân, chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong cảm thụ và tiếp nhận
văn học.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn lớn trong nền văn học dân tộc. Đặc biệt
ông là người “ mở đường tinh anh và tài năng” người “ đi được xa nhất”,
đặt những viên gạch đầu tiên làm nền móng cho công cuộc đổi mới văn học
nước nhà.Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” là một minh chứng cho quá
trình đổi mới nghệ thuật ấy của Nguyễn Minh Châu, lựa chọn tác giả
Nguyễn Minh Châu và tác phẩm này của ông nhằm khai thác những cách
tân nghệ thuật của tác giả làm dữ kiện để phát huy tính tích cực, chủ động,
trí thông minh của học sinh.
Với tất cả những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Vận dụng quan
điểm dạy học phát huy tính cực, chủ động và trí thông minh của học
sinh vào dạy học “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu” như
là một niềm say mê, một hướng tìm tòi nhằm nâng cao hiệu quả công tác
giảng dạy của bản thân, đồng thời hi vọng góp một tiếng nói nhỏ bé vào
công cuộc đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường hiện nay.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng
- Những đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu sau 1975
- Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”
- Học sinh lớp 12 trường THPT Nga Sơn năm học 2012- 2013
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và
trí thông minh của HS.
- Vận dụng vào dạy học tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn
Minh Châu.
3. Mục đích nghiên cứu
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn để nâng cao chất lượng
dạy và học văn trong nhà trường hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lí luận
1.1. Bản chất của quan điểm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động
và trí thông minh của HS
Từ điển Tiếng việt cho rằng “ tích cực” là: tỏ ra chủ động, có những hoạt
động nhằm tạo ra những sự biến đổi, thay đổi và hăng hái, tỏ ra nhiệt tình
đối với nhiệm vụ, công việc… Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của
3
HS là người giáo viên sử dụng phương pháp có tác dụng phát huy tính tích
cực của người học để họ tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo trong quá trình
học tập.
Dạy học phát triển trí thông minh của HS là kiểu dạy học nhằm phát huy
cao độ trí tuệ, tinh thần độc lập, tự chủ của HS dựa trên những suy đoán
khoa học, tư duy lôgic và những liên tưởng, tưởng tượng.
Mục đích của quan điểm dạy học này là nhằm thức dậy trí thông minh và
sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tiếp thu và vận dụng kiến thức.
Dạy học phát huy tính cực, chủ động và trí thông minh của học sinh đặt
ra những yêu cầu sau đây
* Đối với người dạy:
- GV phải dạy học một cách thực sự thông minh và sáng tạo, phải xử lí thật
nhanh, thật khéo léo những tình huống sư phạm nảy sinh trong tiết dạy.
- Phải chuẩn bị thiết kế bài dạy thật kĩ và tốt, phải chuẩn bị được hệ thống
câu hỏi khơi dậy trí thông minh, kích thích trí tò mò và lòng ham hiểu biết
của các em.
- Về phương pháp, người GV phải dùng phương pháp nêu vấn đề để HS
tranh luận, thảo luận một cách công bằng, dân chủ giúp các em tự phát hiện
ra chân lí, làm cho giờ học sôi nổi, ngay cả những kết luận mà GV đưa ra
cũng phải thuyết phục các em, tuyệt đối tránh sự áp đặt, gò ép.
* Đối với người học
- Phải đọc kĩ văn bản
- Phải chuẩn bị bài ở nhà thật kĩ, nghiêm túc, trả lời hệ thống câu hỏi mà
thầy cô cho trước
- Chủ động tiếp thu kiến thức, tránh phụ thuộc vào ý kiến của GV, năng
động, linh hoạt trong việc trả lời câu hỏi.
1.2. Cơ sở triết học
Thế kỉ XVIII- XIX chủ nghĩa Mác- Lênin ra đời đã khẳng định ngoại lực
dù là yếu tố vô cùng quan trọng nhưng cũng chỉ là yếu tố có vai trò hỗ trợ
tạo điều kiện thúc đẩy mà thôi, còn nội lực mới là yếu tố đóng vai trò quyết
định đến sự phát triển của bản thân sự vật, sự phát triển đó sẽ đạt đến đỉnh
điểm khi và chỉ khi có sự kết hợp, cộng hưởng giữa hai yếu tố nội lực và
ngoại
Như vậy có thể xác định việc coi học sinh là chủ thể sáng tạo, là yếu tố nội
lực quyết định quá trình vận động và phát triển của bản thân học sinh là
quan điểm có cơ sở khoa học và lí luận sâu sắc. Với quan điểm này lối học
thụ động dần sẽ mất ưu thế mà thay vào đó là hướng tiếp cận độc lập, chủ
động, sáng tạo. Đặc biệt trong dạy và học môn văn, môn học của cảm xúc lại
càng cần những thái độ, những tình cảm cá nhân chứ không phải và không
4
thể là những rung động dây chuyền, những rung động của người dạy truyền
sang cho người học.
1.3. Cơ sở tâm lí học
Lứa tuổi HS THPT ở khoảng 15-18 tuổi. Theo sự phân chia của các nhà
tâm lí thì đây là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên. HS khối 12 đã lớn lên về
thể lực cũng như trí tuệ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi này là các em rất thích
tranh luận, rất muốn được thể hiện và bộc lộ kiến thức của mình, các em
cũng rất muốn được quan tâm, được tôn trọng, nói chung khả năng sáng tạo
của các em rất dồi dào và mong muốn bộc lộ rất lớn. Quan điểm dạy học
phát huy tính tích cực, chủ động và trí thông minh của HS đã làm được điều
đó
2. Thực trạng của việc vận dụng quan điểm dạy học phát huy tính tích
cực, chủ động và trí thông minh của HS
2.1. Thực trạng của giờ dạy- học văn hiện nay
Về phía giáo viên:
- Đa số GV đều có ý thức trong việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng
cao chất lượng dạy, học văn.
- Tuy nhiên trong thực tế còn nhiều lung túng: GV còn nặng về diễn giảng,
hoặc hỏi rồi tự trả lời; sử dụng câu hỏi thiên về tái hiện, ít có câu có khả
năng rèn luyện trí thông minh, chủ động cho HS
Về phía HS
- HS chỉ tái hiện kiến thức một cách thụ động, vì thế trong giờ đọc-hiểu phần
lớn hoạt động của HS vẫn dừng lại ở mức độ ghi chép chứ chưa có ý thức
tham gia vào các hoạt động dạy học, HS ngại phát biểu ý kiến…giờ văn trở
nên mệt mỏi, nặng nề.
- Trong giờ học, qua bài kiểm tra HS tỏ ra dựa dẫm vào GV hoặc tài liệu
tham khảo, chứ chưa chú ý phát huy năng lực độc lập suy nghĩ.
2.2. Tình hình dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn
Minh Châu.
2.2.1. Khó khăn
* Về phía tác giả và tác phẩm.
Đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu
trong sự nghiệp đổi mới của ông, vì thế tiếp cận với những cái mới, chệch
khỏi thói quen xưa nay vốn có không phải là chuyện dễ dàng.
Tác phẩm mới, nằm trong chương trình SGK mới, với phương pháp dạy
học hiện đại nên chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Toàn bộ tác phẩm có dung
lượng khá dài, với 3 tiết, nếu GV khai thác rộng sẽ không sâu, ngược lại
chỉ đi sâu một số nội dung trọng tâm sẽ dễ phá vỡ tính chỉnh thể của tác
phẩm và dễ trượt khỏi ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
* Về phía GV và HS
5
Tiếp cận cái mới mà lại là cái mới trong nghệ thuật là cả một vấn đề nan
giải. Nhiều thầy cô xuýt xoa tiếc cho “ Mảnh trăng cuối rừng” và bỡ ngỡ
trước “ Chiếc thuyền ngoài xa”. Vì thế GV không thật sự chú tâm và cẩn
thận thì dễ dẫn HS đi đến những dị ứng hoặc phản tiếp nhận.
2 2.2. Thuận lợi
* Về phía tác giả và tác phẩm
Dù nhiều triết lí, nhiều khái quát nghệ thuật nhưng tác phẩm rất gần gũi
với ngôn ngữ thời đại ngày nay và cuộc sống đời thường, vì vậy vẻ đẹp nổi
bật của nó chính là sự trong sáng, giản dị nhưng vẫn rất khái quát, đa
nghĩa.
Vì cùng thời đại nên không có khoảng cách quá lớn giữa nhà văn, tác
phẩm và bạn đọc học sinh về ngôn ngữ, tư duy nghệ thuật, hoàn cảnh và
môi trường sống… bởi thế sẽ có những đồng nhất thẩm mĩ .
Tác phẩm mới, phương pháp dạy học hiện đại sẽ tạo ra những kích thích
mạnh mẽ, làm tăng hứng thú dạy của GV và hứng thú tiếp nhận của HS.
Hứng thú sẽ dẫn đến say mê, say mê sẽ giúp cả GV và HS làm việc hiệu
quả hơn.
* Về phía GV và HS
GV đã được tìm hiểu, được nghiên cứu đầy đủ trong thời gian học tập ở
trường đại học và đã, đang giảng dạy tác phẩm. Vì thế đã có kiến thức sâu
và nền tảng làm cơ sở, nên cũng không thật khó khăn khi hướng dẫn học
sinh tiếp nhận tác phẩm này.
Đối tượng là HS lớp 12, lứa tuổi luôn có nhu cầu bộc lộ, thể hiện và khẳng
định mình, đây là thuận lợi để GV khơi dậy trí tò mò, nhu cầu khám phá,
lòng ham hiếu biết của các em.
Từ những khó khăn và thuận lợi trên, bản thân tôi thấy, vận dụng quan
điểm dạy học phát huy tính tích cực, trí thông minh của HS khi dạy truyện
ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” có những ưu điểm sau:
- Đây là hướng dạy học phù hợp với đòi hỏi về năng lưc con người trong
thời điểm hiện nay và yêu cầu đào tạo của nhà trường.
- GV và HS phải làm việc thực sự, hoạt động triệt để trong giờ học.
- Cả người học và người dạy đều phải phát huy tinh thần dân chủ, sẵn sàng
tham gia tranh luận để đi đến chân lí.
3. Những biện pháp dạy học phát huy tính cực, chủ động và trí thông
minh của học sinh vận dụng vào dạy học “ Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu.
3.1. Đọc- hiểu văn bản.
Đọc là công việc đầu tiên của hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương.
Đọc tác phẩm văn chương là việc giải quyết mối tương quan của các cấu
6
trúc tồn tại trong tác phẩm. Đó là quá trình từng bước phát hiện và khám
phá nội dung ý nghĩa xã hội, con người, thời đại trong cấu trúc hình tượng
thẩm mĩ trong tác phẩm. Bản chất của đọc văn là hình thức sáng tạo lại văn
bản. Bằng cách đọc tác phẩm, các em được nâng cao trình độ, năng lực
nhận thức mà nhân cách các em cũng dần dần được hoàn thiện.
Bồi dưỡng năng lực đọc thông qua đọc-hiểu cho các em để các em nắm
bắt, hiểu, đồng cảm với những cảm xúc của nhà văn.Việc đọc kĩ tác phẩm
sẽ giúp cho Hs giải quyết được những tình huống mà GV đặt ra. Để phát
huy được tính tích cực và trí thông minh của HS cần xây dựng một bầu
không khí làm việc có hiệu quả, trong đó GV hoặc HS có thể đưa ra một
vấn đề, một tình huống nhận thức để cả lớp cùng thảo luận. HS phải tự đặt
mình vào những vị trí nhất định để tham gia giải quyết vấn đề và tự hình
dung ra quan điểm của tác giả. Trong bầu không khí học tập này, người học
được nhận sự động viên cao, có một sự tự đánh giá mạnh mẽ, và kết quả
học tập của HS được đào sâu. Từ đó, các em tự học tập lẫn nhau, tự thay
đổi thái độ, tình trạng học tập và tự điều chỉnh cách học của bản thân cho
tốt hơn.
3.2. Phát huy tính tích cực và trí thông minh cho HS bằng cách hướng
dẫn các em tìm kiếm, phát hiện, đánh giá những cái mới, cái lạ trong
nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm.
Cái mới lạ của “ Chiếc thuyền ngoài xa” trước hết bộc lộ ở những đổi mới
tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu: nhận thức lại mối quan hệ giữa
nghệ thuật và cuộc sống; nhận thức lại trách nhiệm của người nghệ sĩ; đổi
mới cách nhìn con người và cuộc sống; đổi mới trong cách xây dựng nhân
vật, tình huống truyện, lực chọn chi tiết… Thông qua tác phẩm, nhà văn
muốn đặt ra vấn đề mang tính thời sự của văn nghệ sĩ những năm 80 của
thế kỉ trước, đặc biệt là trong thời kì đổi mới, đó là vấn đề nhận thức lại
mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống. Nội dung này được thể hiện
xuyên suốt toàn bộ tác phhẩm cũng như đoạn trích trong sách giáo khoa:
đoạn trích có thể chia làm 3 phần: phần đầu: Cái nhìn duy mĩ của nhân vật
tôi; phần 2: sự đổ vỡ của cái nhìn duy mĩ; phần 3: sự thức tỉnh với cái nhìn
đầy bất ngờ, khám phá và sáng tạo của nhân vật tôi.
3.3. Phát huy tính tích cực và trí thông minh cho HS bằng cách hướng
dẫn các em phân tích, cắt nghĩa, bình giá các biểu tượng nghệ thuật,
cách xây dựng nhân vật và tạo tình huống truyện.
Trong “ Chiếc thuyền ngoài xa” có 3 yếu tố nghệ thuật sau cần phải phân
tích, cắt nghĩa và bình giá một cách thấu đáo và triệt để:
3.3.1. Biểu tượng nghệ thuật
Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trước cũng như sau 1975 luôn được
ông chú ý xây dựng những biểu tượng có ý nghĩa khái quát cao. Tuy nhiên
7
giai đoạn sau, biểu tượng trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu không
đơn nghĩa mà đa nghĩa, nhiều chiều với những hàm ý nhân sinh và triết lí
sâu sắc. Trong tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” những biểu tượng đáng
chú ý là:
- Biểu tượng “ những bức ảnh”- một biểu tượng đa nghĩa:
+ Trước hết nó phản ánh thiên nhiên và cuộc sống lao động trên biển của
người dân, đó là một thiên nhiên và một cuộc sống đẹp gần như toàn diện,
toàn bích
+ Thể hiện một quan điểm sáng tác rất sâu sắc của Nguyễn Minh Châu:
người nghệ sĩ nếu chỉ nhìn cái vẻ bề ngoài, tác phẩm của họ mới chỉ là
những tấm gương sao chụp đơn thuần cuộc sống mà thôi. Và nếu chưa
động chạm được đến những tầng sâu bản chất của cuộc sống, sáng tác đó
chưa có giá trị.
+ Qua những bức ảnh, nhà văn muốn phê phán cách nhìn lãng mạn một
chiều về cuộc sống, đồng thời đặt ra trách nhiệm của nghệ thuật là phải đào
sâu, khám phá để tìm ra bản chất của hiện thực. Đằng sau cái vẻ êm đềm,
phẳng lặng của bờ biển mù sương có cả một cảnh tượng đau xót cùng với
một lôgic của một sự đời phi lí.
- Biểu tượng “ Chiếc thuyền ngoài xa”cũng là một biểu tượng đa nghĩa rất
đáng chú ý:
+ “ Chiếc thuyền ngoài xa” trong màn sương mờ ảo kia cũng giống như số
phận của con người là vô cùng mong manh, bé nhỏ trước thiên nhiên và
bão tố của cuộc đời.
+ “ Chiếc thuyền ngoài xa”cũng là một khoảng cách giữa hiện thực cuộc
sống và nghệ thuật: hiện thực cuộc sống cũng như “ Chiếc thuyền ngoài
xa” mờ ảo kia không dễ gì nhận ra, muốn nắm bắt được một cách chính xác
cần phải chú tâm đi sâu khám phá. Màn sương che phủ “ Chiếc thuyền
ngoài xa” chính nó làm cho con thuyền trở nên không rõ ràng, không thật,
chính nó đánh lừa con người ta, ngăn cản không cho người ta nhận ra
những gì là sự thật đằng sau nó. Người nghệ sĩ và nghệ thuật chân chính
phải tỉnh táo gạt bỏ đi màn sương mờ ảo ấy đề nhận ra sự thật, là bản chất
được che giấu đằng sau nó.
+ Thông qua hình ảnh “ Chiếc thuyền ngoài xa” nhà văn muốn khẳng định:
chân lí của nghệ thuật chính là cuộc sống, chân lí của cuộc sống chính là
những gì xù xì gai góc nhất, thiên chức của người nghệ sĩ là phải nói lên
những gì đang chất chứa bên trong cuộc sống chứ không chỉ mô tả, tô vẽ
bên ngoài.
- Biểu tượng “ cơn giông” đang đến ở cuối truyện cũng là một ẩn dụ cần
được khai thác sâu: biểu tượng này mở ra những day dứt khôn nguôi cho
8
người đọc, nó dự báo những sóng gió đang đổ tới: bão tố của thiên nhiên,
sóng gió của cuộc đời luôn rình rập và đe dọa cuộc sống này…
- Biểu tượng người đàn bà bước ra từ trong bức ảnh: đây là biểu tượng có
chiều sâu và đầy sức ám ảnh, nó phản ánh một thực tế mang tính chân lí:
hiện thực cuộc sống bao giờ cũng là linh hồn của nghệ thuật, chính hiện
thực đó sinh ra và nuôi dưỡng nghệ thuật, cái vỏ bọc bề ngoài dù có sặc sỡ
đến đâu, hào nhoáng đến đâu cũng không thể che phủ hiện thực cuộc sống.
Người đàn bà từ trong bức ảnh bước ra với tư thế chậm rãi, chắc chắn, hòa
lẫn trong đám đông, một măt thể hiện niềm tin vững chắc của nhà văn vào
con người vào cuộc sống, mặt khác cũng truyền đến cho độc giả niềm tin
tưởng, lạc quan sâu sắc.
3.3.2. Tình huống truyện
Cách xây dựng tình huống truyện của Nguyễn Minh Châu sẽ tạo ra tình
huống học tập cho người học và đưa các em vào cuộc tìm kiếm chân lí nghệ
thuật trong tác phẩm, từ đó phát huy tính tích cực, trí thông minh của các
em.
Trong “ Chiếc thuyền ngoài xa” có hai tình huống xảy ra liền nhau, cộng
hưởng, bổ sung cho nhau và tạo nên một tình huống lớn cho toàn bộ câu
chuyện: tình huống hành động ( 2 phát hiện của Phùng ở bãi biển) và tình
huống thắt nút ( cảnh gặp gỡ ở tòa án huyện giữa ba nhân vật: Đẩu, Phùng
và người phụ nữ).
Từ hai tình huống trên kết hợp lại tạo thành một tình huống lớn cho câu
chuyện: tình huống nhận thức, là tình huống làm thay đổi nhận thức, suy
nghĩ của các nhân vật một cách sâu sắc, đặc biệt là Đẩu và Phùng.
Tình huống truyện trong “ Chiếc thuyền ngoài xa” là tình huống nhận thức.
Bởi lẽ từ việc chánh án Đẩu mời người đàn bà đến tòa án huyện để làm sao
thuyết phục người phụ nữ này bỏ chồng để giải thoát bi kịch đã, đang và sẽ
còn xảy ra với chị. Tuy nhiên tình huống của câu chuyện lại hoàn toàn khác
đã khiến cho chánh án Đẩu - đại diện cho công lí và nghệ sĩ Phùng- đại diện
cho khát vọng tìm kiếm chân lí nghệ thuật đi từ ngạc nhiên này đến ngạc
nhiên khác, làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức của họ.
Với Đẩu, sau sự “ không thể nào hiểu được” về người đà bà là sự thấu hiểu
sâu sắc về nghề nghiệp và công việc mà anh đang làm, đến bây giờ anh mới
hiểu rằng luật pháp sẽ chẳng ích gì nếu không hiểu con người và cuộc sống,
và như thế chắc chắn anh sẽ thay đổi tư duy, thay đổi cách làm việc.
Còn với Phùng, sự thay đổi nhận thức còn sâu sắc hơn, nó cứ đeo đẳng anh
mãi về sau, đến nỗi mỗi lần nhìn vào bức ảnh là mỗi lần anh lại thấy hiện lên
hình ảnh người đàn bà lao động với tấm lưng bạc phếch bước ra. Điều đó
cũng có nghĩa là quan niệm về con người, cuộc sống với anh đã thay đổi:
nghệ thuật là quan trọng và cần thiết nhưng nghệ thuật sẽ chẳng nghĩa lí gì
9
nếu xa rời cuộc sống; chân lí của nghệ thuật là hiện thực cuộc sống, chân lí
của cuộc sống là những gì xù xì gai góc.
3.3.3 Về cách xây dựng nhân vật
Sự đổi mới trong cách xây dựng nhân vật của nhà văn kích thích trí thông
minh, tích cực và khát vọng tìm kiếm chân lí nghệ thuật của HS
Trước 1975, Nguyễn Minh Châu thường xây dựng nhân vật theo khuynh
thuần nhất, đơn tính cách “ Các nhân vật của Nguyễn Minh Châu như được
bao bọc trong một bầu không khí vô trùng”. Sau 1975, các nhân vật của
Nguyễn Minh Châu thường để lại những ấn tượng thật khó quên bởi sự day
dứt, những trăn trở suy tư, những dằn vặt đời thường, những éo le trong cuộc
sống của các nhân vật mà người đọc như đang được chứng kiến tận mắt.
Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” cách xây dựng nhân vật gần gũi đời
thường hơn, nhà văn đã đưa ra một cách nhìn đa diện, đa chiều về nhân vật.
Có thể thấy từ nhân vật chính đến nhân vật phụ trong tác phẩm này đều hiện
lên một cách chân thực, sinh động, đều được xây dựng dựa trên những quy
luật tâm lí nội tại của con người và những lôgic trong cuộc sống. Một người
đàn bà vô danh nhưng tâm hồn thì lại không hề đơn giản, chính chị đã “ mở
mắt” cho những nhà trí thức như Phùng và Đẩu, chính chị mới là hiện thân
của những thực tế cuộc sống, khác xa với những mớ lí thuyết viển vông sách
vở của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng. Họ có thể rất hiểu về nghệ thuật, rất
hiểu về luật pháp, về xã hội nhưng họ lại chẳng biết gì về thực tế cuộc sống
cả. Không dưới hai lần, cả Phùng và Đẩu phải thốt lên “ Thật không thể nào
hiểu được”, cái “ không thể nào hiểu được” ở đây như là một sự phủ nhận
tuyệt đối với luật pháp và nghệ thuật xa rời và thiếu thực tế. Chính những
nhân vật này sẽ thôi thúc HS tìm ra chân lí nghệ thuật.
Ngay cả những nhân vật chỉ xuất hiện thoáng qua như nhân vật cô gái- chị
của chú bé Phác, nhân vật cụ già- ông của Phác cũng để lại nhiều day dứt
trong lòng người đọc. Hình ảnh chú bé Phác thông minh lanh lợi, rất nhạy
cảm với mọi cái nhưng ngay lập tức có thể cầm dao lao vào đánh bố để bênh
vực mẹ cũng là một hình ảnh có chiều sâu tâm lí.
Với cách xây dựng nhận vật như vậy Nguyễn Minh Châu đã gieo vào lòng
người đọc những niềm khắc khoải khôn nguôi bởi lẽ những vấn đề mà ông
đặt ra là những vấn đề muôn thuở của mọi thời đại.
3.4. .Thông qua hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tìm ra chiều sâu của
tác phẩm cũng như ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
Trong một giờ giảng văn, GV có thể sử dụng nhiều lọai câu hỏi khác
nhau, vừa tạo ra sự sinh động, tránh nhàm chán, vừa đưa HS tiếp cận từ
thấp đến cao, từ khái quát đến cụ thể. Các loại câu hỏi sử dụng trong giảng
dạy rất đa dạng, phong phú: câu hỏi tái hiện, câu hỏi gợi mở, câu hỏi phát
hiện, câu hỏi nêu vấn đề…
10
Khi dạy tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” , GV cần xác định hai nội
dung cơ bản của tác phẩm là: Qúa trình nhận thức lại của nhà văn trước
hiện thực cuộc sống vốn ẩn chứa nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; Trách nhiệm,
thái độ phản ánh và cách viết của nhà văn.
Từ đó GV đưa ra những câu hỏi nhằm hướng dẫn HS xoáy vào hai nội
dung trên để HS khai thác những kiến thức và những kinh nghiệm đã học.
Có thể sử dụng những câu hỏi sau: Theo em nhan đề “ Chiếc thuyền ngoài
xa”có ý nghĩa gì?; Biểu tượng những bức ảnh ở đầu tác phẩm, đặc biệt là
bức ảnh “ đắt” nhất có ý nghĩa gì sâu sắc?; Tình huống hành động của
truyện nói lên điều gì?; Tình huống nhận thức trong cảnh gặp gỡ giữa ba
nhân vật Đẩu, Phùng và người đàn bà tại tòa án huyện có ý nghĩa gì?; Từ
những gì đã phân tích, em hãy khái quát những nét lớn về giá trị hiện thực
của tác phẩm?
4. Tổ chức dạy học thực nghiệm
4.1. Đối tượng thực nghiệm: HS lớp 12 trường THPT Nga Sơn, năm học
2012-2013
4.2. Nội dung thực nghiệm: thiết kế giáo án
Chiếc thuyền ngoài xa
Nguyễn Minh Châu
I. Kết quả cần đạt:
Thống nhất với SGK, SGV
II. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài
- Đọc trước phần tiểu dẫn SGK
- Đọc kĩ tác phẩm trong SGK, khuyến khích đọc trọn vẹn tác phẩm
III. Trọng tâm bài học: cách nhìn nhận con người và cuộc sống: một cách
nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sự sau bề ngoài của
hiện tượng.
IV. Tiến trình lên lớp
- ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
- Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
? Theo em tiểu sử nhà văn
Nguyễn Minh Châu có những
điểm nào đáng lưu ý, giúp người
đọc hiểu thêm về tác phẩm của
ông?
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
a. Tiểu sử: khái quát ý trong SGK
b. Sự nghiệp văn học
* Trước 1975
11
? Sự nghiệp văn học của Nguyễn
Minh Châu chia làm mấy giai
đoạn? Đặc điểm mỗi giai đoạn
? Nêu xuất xứ, vị trí của tác
phẩm?
Đoạn trích SGK có thể chia làm 3
phần:
- phần 1: cái nhìn duy mĩ của
nhân vật tôi ( từ đầu-> “ ở chơi
thêm vài bữa)
- Phần 2: Sự đổ vỡ của cái nhìn
duy mĩ của nhân vật tôi ( tiếp theo
đến “ đó là con dao găm)
- Phần 3: Sự thức tỉnh và cái nhìn
mới mẻ đầy bất ngờ, khám phá và
- Các tác phẩm chính: Cửa sông ( tiểu
thuyết-1967), Những vùng trời khác
nhau ( tập truyện ngắn- 1970), Dấu
chân người lính (tiểu thuyết-1972)…
- Thời kì này ngòi bút của Nguyễn Minh
Châu đậm chất sử thi, giàu cảm hứng
lãng mạn, “ các nhân vật trong tác
phẩm của Nguyễn Minh Châu như được
bao bọc trong một bầu không khí vô
trùng”.
* Sau 1975
- các tác phẩm chính: Miền Cháy
(1977), Người đàn bà trên chuyến tàu
tốc hành ( tập truyện ngắn- 1983), Bến
quê (1985)…
- Ở thời kì này Nguyễn Minh Châu đã
trở thành “ người mở đường tinh anh và
tài năng nhất” của thời kì đổi mới văn
học. Ông đã lấy đời tư con người làm
mảnh đất khám phá những quy luật vĩnh
hằng của các giá trị từ đó khái quát lên
những vấn đề đạo đức và triết lí nhân
sinh sâu sắc.
-> Với những đóng góp to lớn, không
mệt mỏi, Nguyễn Minh Châu xứng đáng
được nhận nhiều giải thưởng Văn nghệ
có giá trị.
2. Văn bản
- Xuất xứ: lúc đầu in trong tập “Bến
quê”, sau đó được tác giả lấy làm tên
chung cho một tuyển tập truyện ngắn in
1987 “ Chiếc thuyền ngoài xa”
- Vị trí: Là tác phẩm tiêu biểu cho
hướng khai thác đời sống từ phương
diện thế sự đời tư ở giai đoạn thứ hai
của nhà văn.
- Bố cục của văn bản:
12
sáng tạo.
GV hướng dẫn HS đọc một số
đoạn: đoạn miêu tả cảnh người
nghệ sĩ chụp được bức ảnh đẹp,
cảnh người đàn bà bị đánh, cảnh
gặp gỡ ở tòa án….
? Cái nhìn duy mĩ được thể hiện
chủ yếu ở phần 1 của tác phẩm,
thông qua nhân vật tôi. Hãy khái
quát nhân vật “ tôi”
? Lí do khiến anh đến vùng phá
nước miền Trung cách Hà Nội
mấy trăm cây số để thực hiện
cuộc hành trình đi tìm chân lí
nghệ thuật?
? Ở đây Phùng đã chụp được gì?
? Qua đó phản ánh điều gì về
thiên nhiên và con người nơi đây?
- Đọc văn bản
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cái nhìn duy mĩ của nhân vật tôi
(cũng chính là nhà văn)
Nhân vật tôi :
- Trong chiến tranh là một người lính
giải phóng đã từng mười năm cầm
súng…đã chiến đấu trong mấy ngày
cuối cùng chiến tranh trên mảnh đất
này. Sau chiến tranh trở thành một nghệ
sĩ nhiếp ảnh.
- Là một nghệ sĩ nhiếp ảnh có tâm và có
tài trong nghề nghiệp của mình. Chính
trong một cuộc hành trình đi tìm chân lí
nghệ thuật, qua những lần gặp gỡ, chứng
kiến sự xù xì, gai góc của cuộc sống,
anh đã hoàn toàn thay đổi quan điểm và
tư duy nghệ thuật của mình.
- Do yêu cầu của công việc (cụ thể) và
cũng nhân tiện về thăm lại chiến trường
xưa, một người đồng đội cũ đang công
tác tại đó.
a. Cảnh thiên nhiên và con người vùng
phá nước qua những bức ảnh của
Phùng
Đó là cảnh một chiếc thuyền đánh cá
đang hướng vào bờ trong màn sương
sớm ( dẫn chứng cụ thể)
- Bức ảnh thật đẹp, đắt giá nhất, nó vượt
cả ra ngoài sự mong đợi của người nghệ
13
? Trước thiên nhiên và con người
như vậy, nhân vật Phùng có tâm
trạng như thế nào?
? Bao trùm lên tất cả, tư duy và
quan niệm nghệ thuật của Phùng
thể hiện trong bức ảnh này là gì?
? So sánh quan niệm nghệ thuật
của người trưởng phòng và Phùng
( GV gợi mở để HS trả lời)
GV dẫ dắt vấn đề sang phần 2
sĩ; cuộc sống con người êm đềm, phẳng
lặng.
b. Tâm trạng của người nghệ sĩ trước
thiên nhiên và cuộc sống.
- Rất xúc động và hạnh phúc “ tôi trở
nên bối rối, trong trái tim như có cái gì
bóp thắt vào”
- Cho đó là sự may mắn, bởi vẻ đẹp quá
sự mong đợi của anh.
-> Phùng cảm thấy “ hạnh phúc tràn
ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt
đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”
c. Quan niệm nghệ thuật của Phùng
qua những bức ảnh.
Đó là cái nhìn duy mĩ: chỉ quan sát và
chụp từ xa, có hình ảnh con người
nhưng lại tĩnh tại, bất động “ ngồi im
phăng phắc như tượng”. Đặc biệt, Phùng
coi cái đẹp như thế đã là “đạo đức”, là
“ toàn thiện”…: “ chẳng biết ai đó lần
đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp
chính là đạo đức? Trong giâp phút bối
rối tôi tưởng chính mình vừa khám phá
thấy cái khoảnh khắc trong ngần của
tâm hồn”
* So với trưởng phòng (nghệ thuật
không nhất thiết phải phản ánh cuộc
sống và con người, mà chỉ cần có cái
đẹp, chất thơ của thiên nhiên), Phùng có
quan niệm tiến bộ hơn ( nghệ thuật sẽ
đẹp hơn nếu gắn bó với con người và
cuộc sống lao động) nhưng chưa hoàn
toàn đúng. Vì dù thế nào anh cũng đã rơi
vào chủ nghĩa duy mĩ, mới chạm vào
lớp vỏ áo bên ngoài của cuộc sống mà
thôi, nên cái đẹp ấy đối với cuộc sống
rất xa vời, vô ích, vô nghĩa.
14
Sau tâm trạng thăng hoa hạnh
phúc do cảnh đẹp Phùng đã rơi
vào tình huống hết sức bất ngờ
làm sụp đổ hoàn toàn cái nhìn duy
mĩ. Đó là phát hiện gì? Tâm
trạng, hành động của anh như thế
như thế nào?
GV dẫn dắt : phần còn lại của tác
phẩm là cảnh gặp gỡ tại tòa án
huyện giữa ba nhân vật: người
đàn bà, Phùng, Đẩu
? Thái độ và tâm trạng của người
đàn bà khi được gọi đến tòa án
như thế nào?
2. Sự đổ vỡ của cái nhìn duy mĩ
- Phùng được chứng kiến một sự thật
phũ phàng đằng sau cái vẻ ngoài đẹp đẽ
của cuộc sống khi chiếc thuyền vào bờ:
người đàn ông quát tháo, hăm dọa, lấy
việc đánh vợ là phương thức để giải tỏa
uất ức khổ đau; người đàn bà mệt mỏi,
cam chịu…; đứa con đánh lại bố để bảo
vệ mẹ…
- Tâm trạng của Phùng: kinh ngạc đến
sững sờ ( dẫn chứng)
- Hành động của Phùng: “ vứt chiếc
máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”->
tấm lòng bao dung, nhân hậu, thương
yêu tha thiết con người, nhất là người
phụ nữ của nghệ sĩ Phùng. Nhưng sâu
xa hơn nó khẳng định rằng cuộc sống
luôn chứa đầy những nghịch lí. Những
nghịch lí ấy yêu cầu người nghệ sĩ phải
biết lí giải, cắt nghĩa để phản ánh và
sáng tạo.
3. Nhận thức lại để có một cái nhìn
đầy khám phá và sáng tạo.
a. Nhân vật người đàn bà
- Lúc đầu:
+ Tâm trạng: rất lúng túng, sợ sệt, rụt rè,
cố tìm cách thu mình lại ( dẫn chứng)
+ Ngôn ngữ: là ngôn ngữ của kẻ dưới
nói với bề trên, là cách nói của kẻ ít
học…
- Sau đó: có sự thay đổi đột ngột: chủ
động, mạnh mẽ
+ Cử chỉ, ánh mắt: “ đang ngồi gục
xuống, người đàn bà bỗng ngẩng lên
nhìn thẳng vào chúng tôi, lần lượt từng
người một…người đàn bà đã mất hết
15
? Trước thái độ của người đàn bà,
tâm trạng của Phùng và Đẩu diễn
ra như thế nào?
? Qua cái nhìn nhân đạo Nguyễn
Minh Châu đã phát hiện được vẻ
đẹp gì trong hình tượng người
phụ nữ ở đây
? Trước thực tế đó, người chánh
án đã nhận ra điều gì mới mẻ
cái vẻ khúm núm, sợ sệt…”
+ Ngôn ngữ: thay đổi, giờ là ngôn ngữ
của kẻ bề trên, ngôn ngữ của một kẻ dạy
đời vì rất hiểu đời, thông cảm và độ
lượng.
b. Thái độ, tâm trạng của Phùng, Đẩu
Cả hai đều hết sức ngạc nhiên, vì:
- Sự thay đổi của người phụ nữ từ khúm
núm, rụt rè chị bỗng trở thành quan tòa,
thành chánh án dạy dỗ, phán xét nhà văn
và nhà làm luật chỉ biết nhìn bên ngoài
với những mớ lí thuyết suông.
- Những uẩn khúc trong tầng sâu tâm
hồn phụ nữ ( vì hạnh phúc, người phụ
nữ sẵn sàng chấp nhận tất cả; khao khát
hạnh phúc đến cháy bỏng); những
nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình cảnh
của hai vợ chồng thuyền chài ( dẫn
chứng), sự hi sinh của người phụ nữ cho
các con ( dẫn chứng)-> đó là những
phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ
vùng biển, một người đàn bà lao động
nghèo khổ, thất học nhưng hiểu thấu lẽ
đời cùng nỗi bế tắc khốn khổ của chồng,
sẵn sàng quên đi bản thân để thực hiện
trọn ven thiên chức làm mẹ, đó cũng là
vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ Việt
Nam, mà tác giả gọi là “ cái hạt ngọc
ẩn dấu trong tâm hồn con người”.
c. Sự thức tỉnh để nhận ra một chân lí
mới.
c.1. Đối với người chánh án
- Luật pháp là cần thiết đối với cuộc
sống nhưng nếu xa rời thực tế thì luật
pháp ấy vô tác dụng. Đối với đời sống
tinh thần của con người, luật pháp
không phải lúc nào cũng giải quyết
được.
- Ở đời có rất nhiều nghịch lí cùng song
song tồn tại với những thuận lí, đó là
16
? Đối với Phùng cái gì đã “ vỡ” ra
trong đầu anh?
? Theo em, giá trị tư tưởng khái
quát của tác phẩm là gì?
GV hướng dẫn HS tổng kết
những đặc sắc nghệ thuật của tác
phẩm
Hướng dẫn HS tìm hiểu các
biểu tượng nghệ thuật
bản chất của cuộc sống. Việc thiếu hiểu
biết thực tế đã khiến anh giải quyết vấn
đề một cách máy móc nên không đạt
hiệu quả
c.2. Đối với người nghệ sĩ
Nghệ thuật và cuộc sống không phải là
một và không bao giờ trùng khít lên
nhau, nghệ thuật thì đẹp trong khi cuộc
sống thì đầy nhọc nhằn, khổ cực. Chức
năng của nghệ thuật là phải khám phá,
phát hiện và nói lên được bản chất đích
thực của cuộc sống
4. Giá trị tư tưởng của tác phẩm
a. Gía trị hiện thực:
- Cái đói, cái nghèo, lạc hậu, những
phong tục cổ hủ khiến con người ta trở
nên tăm tối, dốt nát, độc ác…
- Hậu quả của chiến tranh còn dai dẳng,
đau đớn ( hình ảnh chiếc that lưng của
lính ngụy ngày xưa)
- Phê phán tệ quan liêu bao cấp với lối
làm việc nguyên tắc, cứng nhắc, máy
móc…
b. Giá trị nhân văn:
- Nỗi lòng lo âu, trăn trở, day dứt cho số
phận mỏng manh trước bão tố của thiên
nhiên và cuộc đời đối với mỗi con người
của nhà văn.
- Thể hiện niềm tin tưởng của nhà văn
đối với sức sống dẻo dai và vẻ đẹp tâm
hồn tiềm ẩn trong mỗi con người.
5. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng và khắc họa chân
dung nhân vật
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
- Xây dựng những hình ảnh ẩn dụ có ý
nghĩa hàm súc sâu xa
- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, trong sáng,
linh hoạt.
III. Tổng kết
17
IV. Củng cố
4.3 Kết quả thực ngiệm:
Thông qua phiếu đánh giá nhanh và bài kiểm tra dưới hình thức tự luận:
BẢNG ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA
Tổng
số
HS
Điểm
1-2
Điểm
3-4
Điểm
5-6
Điểm
7-8
Điểm
9-10
140 3
(2.1%)
6
(4.3%)
45
(32.1%)
67
(48%)
19
(10.6%)
- Qua bảng điểm cho thấy: HS có bài đạt điểm khá, giỏi chiếm tới 58.6%,
điểm yếu, kém chỉ chiếm 6.4%
- Không khí giờ học sôi nổi, thoải mái, HS rất hào hứng trước những vấn đề
GV nêu ra, thảo luận hăng say, một số em đã mạnh dạn đưa ra những ý kiến
cá nhân…làm cho giờ day- học rất hứng thú.
Qua kết quả thực nghiệm và người trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy việc
vận dụng quan điểm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và trí thông
minh của HS vào dạy học tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” là rất hiệu quả.
C . Kết luận và đề xuất
* Kết luận
- Nghệ thuật dạy học là nghệ thuật thức tỉnh tâm hồn HS tính ham hiểu biết
và giúp các em thỏa mãn được nhu cầu đó. Dạy học phát huy tích tích cực,
chủ động và trí thông minh của HS đáp ứng được điều đó, vì đã thức dậy trí
thông minh, óc sáng tạo của HS, từ đó tìm lại, vận dụng và phát huy, phát
triển những tiềm năng vốn có của người học, giúp các em ý thức được khả
năng thực sự của bản thân, để tự vận động và tham gia tích cực vào hoạt
động học, chủ động tiếp thu kiến thức và sáng tạo trong vận dụng kiến thức.
Kiểu dạy học này góp phần làm thay đổi tư duy mòn sáo, công thức, bỏ dần
lối dạy-học đọc- chép, để thay vào đó kiểu dạy học phát triển tối đa khả năng
tư duy, tính năng động, tích cực, trí thông minh, óc sáng tạo của HS.
- Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu có những
khả năng phát huy tính tích cực, chủ động và trí thông minh của HS
- Kết quả thực nghiệm cho thấy: nếu GV chịu khó tìm tòi, suy nghĩ và có sự
đầu tư cho các bài giảng thì sẽ phát huy được “ nội lực” cũng như trí tuệ của
HS. Chính sự thông minh, tích cực của các em sẽ giúp GV nhìn nhận và
đánh giá lại cách dạy cuả mình và chính các em sẽ bổ sung cho GV nhiều
điều thú vị để bài giảng luôn phong phú, sinh động và hấp dẫn hơn.
18
* Đề xuất
Cần tiếp tục phát triển lí luận dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và
trí thông minh của HS
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
không sao chép nội dung của người khác
Hoàng Thị Huyền
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Châu toàn tập, tập 1, 2, 3, 4, 5. NXB Văn học.H2001
2. Nguyễn Minh Châu một cây bút văn xuôi nhiều triển vọng. Tạp
chí Văn nghệ quân đội
3. Dạy học văn là quá trình toàn diện. Phạm Văn Đồng. Tạp chí
nghiên cứu giáo dục, 1973
4. Giao trình Triết học Mác- Lênin. NXB Chính trị Quôc gia.
5. Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về
con người, Tạp chí Văn học, số 3-1993
6. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu. Tôn Phương Lan.
NXB Khoa học xã hội
7. Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh
Châu sau 1975. Nguyễn Tri Phương.
20
MỤC LỤC
TT NỘI DUNG Trang
1 A. Đặt vấn đề 2
2 1. Lý do chọn đề tài 2
3 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 3. Mục đích nghiên cứu 3
5 4. Phương pháp nghiên cứu 3
6 B. Giải quyết vấn đề 3
7 1. Cơ sở lý luận 3
8 2. Thực trạng của việc vận dụng quan điểm dạy học phát
huy tích cực, chủ động và trí thông minh của học sinh
5
9 2.1 Thực trạng của giờ dạy học văn hiện nay 5
10 2.2 Tình hinh dạy- học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài
xa” của Nguyễn Minh Châu
5
11 3. Những biện pháp dạy- học phát huy tính tích cực chủ
động và trí thông minh của học sinh vận dụng vào
dạy- học “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu
6
12 3.1 Đọc – hiểu văn bản 6
13 3.2 Phát huy tính tích cực chủ động và trí thông minh của
học sinh bằng cách hướng dẫn các em tìm kiếm, phát
hiện, đánh giá những cái mới, cái lạ trong nội dung cũng
như nghệ thuật của tác phẩm
7
14 3.3 Phát huy tính tích cực chủ động và trí thông minh của
học sinh bằng cách hướng dẫn các em phân tích, cắt
nghĩa, bình giá các biểu tượng nghệ thuật, cách xây dựng
nhân vật và tạo tình huống truyện
7
15 4. Tổ chức dạy - học thực nghiệm 11
16 C. Kết luận và đề xuất 18,19
17 Tài liệu tham khảo 20
21
22