Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm “ tuyên truyền, hưỡng dấn học sinh cách chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.06 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT
I. TÁC GIẢ:
Họ và tên: Lưu Thị Hải Hà
Ngày tháng năm sinh: 10/10/1988
Đơn vị: Trường tiểu học Chu Văn An
II. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tuyên truyền, hưỡng dấn học sinh cách chăm
sóc vệ sinh răng miệng đúng cách ”.
III. CAM KẾT:
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi.
Nếu sảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sáng kiến
kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cấp trên về tính
trung thực của bản cam kết này.
Cát Hải, ngày 07 tháng 03 năm 2014
NGƯỜI CAM KẾT

Lưu Thị Hải Hà

1


I. PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi mà giao tiếp và các mối quan hệ xã hội ngày càng được mở
rộng, giá trị của sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ vì vậy cũng được nâng cao
một cách rõ rệt. Mức độ nghiêm trọng của bệnh răng miệng được đánh giá
tương tự như các bệnh mạn tính khác, có khả năng ảnh hưởng xấu đến chất
lượng cuộc sống ngay từ thời ấu thơ cho đến tận tuổi già. Gánh nặng tốn kém
của các bệnh về răng miệng chiếm từ 5% đến 10% tổng chi phí cho điều trị các


bệnh tim mạch, ung thư, loãng xương ở các nước phát triển.
Ngành Y tế nước ta đã và đang có những sách lược ứng phó nhằm cải
thiện tình trạng trên. Một trong những chiến lược được xem là hiệu quả nhất là
sự đầu tư đến việc giáo dục nâng cao kiến thức về sức khỏe răng miệng tại các
trường học. Nhu cầu đặt ra là cần phải có những nghiên cứu lượng giá kiến thức,
thái độ và thực hành về vệ sinh răng miệng của học sinh, làm cơ sở cho các
chương trình can thiệp của nha khoa phòng ngừa. Tại trường TH Chu Văn An
nói riêng và trong huyện Cát Hải nói chung, những nghiên cứu như vậy càng
cần thiết hơn. Tình trạng sức khỏe răng miệng tại trường nằm trong xu hướng
chung của cả nước và hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào về vệ sinh răng miệng
được tiến hành.
Được kết quả nghiên cứu này sẽ chỉ ra một số điểm hạn chế trong kiến thức,
thực hành về vệ sinh răng miệng của học sinh, đồng thời đưa ra kiến nghị định
hướng cho công tác giáo dục truyền thông chương trình chăm sóc răng miệng tại
địa phương có hiệu quả trong việc vệ sinh răng miệng và đem lại sức khỏe tốt cho
thế hệ mai sau.
Theo thống kê sau đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ năm học 2013-2014, có
92,3% tổng số học sinh trong trường mắc các bệnh răng miệng. Tỉ lệ sâu răng ở
độ tuổi dưới 10 là gần 90%.
Xác định tỉ lệ học sinh có kiến thức, thực hành đúng và tỉ lệ tiếp cận các
nguồn thông tin về vệ sinh răng miệng của học sinh TH Chu Văn An – Thị trấn
Cát Bà, huyện Cát Hải năm học 2013 - 2014.
II, NỘI DUNG
2


Cùng với quá trình phát triển và hoàn thiện các cơ quan, chức năng khác
của cơ thể, tuổi học đường cũng là thời gian cho trẻ hoàn thiện hàm răng của
mình. Nhưng cũng chính trong thời gian này, có rất nhiều nguy cơ làm phát sinh
những bệnh răng miệng ở trẻ, tuy nhiên các bệnh này đều có thể phòng tránh

được nếu chúng ta hướng dẫn cho trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ.
Cho đến nay, bệnh răng miệng hay gặp nhất ở tuổi học đường là bệnh sâu
răng sữa và viêm lợi. Sâu răng sữa xuất hiện ở trẻ chưa hoặc bắt đầu thay sang
răng vĩnh viễn, đây là lứa tuổi bắt đầu đến trường (lớp 1). Tình trạng sâu răng
sữa cũng có thể xuất hiện trước khi trẻ đến trường với biểu hiện nhiều răng bị
“sún”. Khi chưa thay răng, răng sữa của trẻ thường chỉ có 20 chiếc. Đặc điểm
của răng sữa là kết cấu không bền vững, mềm và dễ bị tác động của vi khuẩn
trong miệng, do vậy răng sữa rất hay bị sâu. Nếu không được điều trị tốt, răng
sữa bị sâu sẽ lây lan nhanh sang các răng lành khác và là điều kiện thuận lợi làm
cho các răng vĩnh viễn mọc sau đó tiếp tục mắc phải căn bệnh này.
Khi mới bắt đầu sâu, cũng như sâu răng ở người lớn, trên răng sữa của trẻ
xuất hiện những đốm màu sậm như cà phê rồi trở nên đen. Các vết đen này ngày
một ăn sâu vào trong thân răng làm mòn răng gây đau nhức, khó nhai, thậm chí
là sốt, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương quai hàm và viêm tủy xương hàm
ở trẻ, đi cùng với bệnh sâu răng sữa là tình trạng viêm lợi. Đây là 2 bệnh có
quan hệ với nhau. Khi lợi bị viêm sẽ đỏ và sưng tấy, dễ chảy máu, miệng có mùi
hôi. Vì lợi bị đau nên nhiều trẻ không chịu đánh răng thường xuyên làm cho tình
trạng viêm tiếp tục nặng hơn và tạo điều kiện cho sâu răng phát triển, nếu đã có
sâu răng rồi thì càng nặng hơn. Viêm lợi còn là giai đoạn đầu của quá trình viêm
quanh răng, khi bệnh đã nặng thì lợi sẽ không còn bám chắc vào răng nữa mà
hình thành các túi lợi, các dây chằng của răng và xương bị vi khuẩn xâm nhập,
phá huỷ. Trong các túi lợi chứa đấy mảng bám cao răng và vi khuẩn. Quá trình
này diễn ra lâu và không được điều trị sẽ làm lung lay và rụng răng.
Bên cạnh đó thì tình trạng thay răng không được chăm sóc tốt, sâu răng,
răng bị “sún” làm cho nhiều trẻ có hàm răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, ảnh hưởng
đến thẩm mỹ và còn là điều kiện cho mảng bám, vi khuẩn phát triển ở những
3


chỗ răng mọc chen chúc, răng mọc lệch khiến quá trình đánh răng không làm

sạch được, sẽ gây ra các bệnh răng miệng sau này.
Có nhiều trẻ sinh ra kết cấu răng không đủ vững chắc do trong quá trình
mang thai, người mẹ không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất có lợi cho
răng. Vì thế khi sinh nở không chỉ chất lượng hàm răng của người mẹ bị giảm
sút mà chất lượng răng của trẻ cũng bị ảnh hưởng, làm cho răng của trẻ dễ bị vi
khuẩn tấn công gây sâu răng. Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng và viêm lợi
là vệ sinh răng miệng không sạch và không thường xuyên.
Trong quá trình ăn uống, các mảng thức ăn dính lại trên các kẽ răng nếu
không được làm sạch sẽ lên men và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có trong vòm
miệng phát triển tấn công răng và lợi. Các em học sinh là lứa tuổi rất hay ăn quà
vặt, các loại bánh kẹo, đồ ăn sẵn chứa nhiều đường, tinh bột. Hầu hết khi ăn các
loại thức ăn này răng miệng các em đều không được làm sạch ngay, các mảng
thức ăn còn sót lại trên răng lên men trở thành mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn
răng miệng phát triển. Hầu hết trẻ không có thói quen kiểm tra tình trạng răng
của mình, chỉ đến khi đau, sưng, chảy máu trẻ mới báo cho cha mẹ biết, lúc đó
thường là răng đã sâu nhiều, lợi đã viêm nặng.
Trong thời gian thay răng, nhiều trẻ có thói quen lung lay răng sữa bất kể
khi nào, thậm chí kể cả khi đang chơi. Tay trẻ không sạch khi đưa vào miệng để
lung lay răng đã vô tình đưa vi khuẩn vào miệng, chỗ răng bị lung lay đang bị
tổn thương ít nhiều trở thành yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây
viêm sưng lợi cũng như các vị trí khác trong khoang miệng.
1. Thực trạng về vệ sinh răng miệng hiện nay
Sâu răng là một trong ba mối nguy hàng đầu cho sức khỏe. Đây là mối lo
bởi theo thống kê của cán bộ y tế trường thì 90% học sinh trong trường bị
sâu răng.
Cuộc khảo sát tại trường cũng cho thấy một kết quả “đáng giật mình” là
hai phần ba số học sinh không khám răng miệng thường xuyên dẫn đến 90% học
sinh tiểu học bị sâu răng và 100% học sinh không thực hiện đánh răng đầy đủ 3
lần một ngày. Những trẻ này thường lơ là, trốn đánh răng hay chỉ súc miệng sơ
4



qua bằng nước lã trước khi đi ngủ. Điều này rất đáng quan tâm vì việc vệ sinh
răng miệng kém sẽ tạo điều kiện gây nên bệnh sâu răng, ảnh hưởng đến sức
khỏe.
Sâu răng giờ đây trở thành căn bệnh phổ biến trong cuộc sống văn minh
hiện đại, các bậc phụ huynh dường như không chú ý mấy đến vấn đề vệ sinh
răng miệng cho trẻ. Trước những thực trạng đáng lo ngại như vậy, việc chăm
sóc răng miệng cho trẻ nhỏ cần phải được xem là mối quan tâm hàng đầu của
các ông bố bà mẹ và không nên xem nhẹ bệnh sâu răng
2. Biện pháp tiến hành
2.1. Công tác tổ chức
- Báo cáo đề cương về Trung tâm Y tế ngay đầu năm
- Thông báo cho Ban giáo hiệu nhà trường biết về hình thức và nội dung
đề tài sáng kiến tại trường TH Chu Văn An.
2.2. Tiến hành tuyên truyền, hưỡng dấn học sinh về vệ sinh răng miệng:
a, Kiến thức về vệ sinh răng miệng của học sinh
- Kiến thức về chải răng
Phần lớn học sinh được khảo sát biết được từ hai lợi ích trở lên của việc
chải răng đúng cách nhưng chỉ có số ít có kiến thức về phương pháp chải răng
hiệu quả. Như vậy, tỉ lệ học sinh có kiến thức chung đúng về chải răng chiếm tỉ
lệ phần trăn nhỏ với tổng số tổng số học sinh trong trường.
- Kiến thức về khám răng định kỳ
Tỉ lệ học sinh cho biết là cần đi khám răng định kỳ dưới sáu tháng một lần
chủ yếu là học sinh khối lớp 5. Đáng chú ý là 22% trong tổng số học sinh khối 5
cho rằng chỉ đến nha sĩ khi có vấn đề về răng miệng, kiểm tra răng định kỳ là
hoàn toàn không cần thiết. Một số ít học sinh hoàn toàn không biết nên khám
răng định kỳ khi nào.
- Kiến thức về nước muois sinh lý
Tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng về tác dụng của nước muối sinh lý là làm

cho răng chắc khỏe hơn chiếm 25% tổng số và có đến 53% số học sinh được hỏi
hoàn toàn không biết gì về tác dụng của nước muối sinh lý .
5


- Kiến thức về một số bệnh liên quan đến vệ sinh răng miệng
Đa số học sinh nhận thức được là phải vệ sinh tốt răng miệng và ăn ít thực
phẩm có đường. Tỉ lệ học sinh cho rằng khám răng định kỳ và sử dụng nước
muối sinh lý có thể phòng ngừa được sâu răng thì thấp hơn nhiều. Hai dấu hiệu
được biết nhiều nhất là nướu răng sưng to và dễ chảy máu. Đáng chú ý là có đến
41% trong tổng số học sinh hoàn toàn không biết được thế nào là nướu răng có
bệnh.
b, Hưỡng dẫn học sinh về thực hành về vệ sinh răng miệng
- Thực hành về chải răng
Phương pháp chải ngang được sử dụng phổ biến nhất. Tỉ lệ học sinh thực
hành phương pháp chải dọc bề mặt răng còn rất hạn chế. Kết quả kiểm tra còn
cho thấy đa số học sinh không có cách chải răng cố định. Về thực hành chải răng
trong ngày, đa số học sinh được hỏi đều chải răng từ hai lần trở lên (50%) và số
học sinh chỉ chải răng duy nhất một lần trong ngày chiếm 17% trong tổng số.
Thời điểm chải răng phổ biến của các em học sinh là buổi tối trước khi đi ngủ và
buổi sáng sau khi thức dậy, chiếm tỉ lệ tương ứng là 84% và 95%. Tỉ lệ học sinh
có thực hành chải răng ngay sau khi ăn chính thấp nhất. Với những học sinh chải
răng một lần trong ngày, thời điểm chải răng thường là buổi sáng sau khi thức
dậy. Tỉ lệ học sinh có thực hành chung đúng về chải răng chỉ chiếm 1% do số
học sinh có thực hành đúng về phương pháp chải răng khá khiêm tốn, chiếm 2%
tổng số.
- Thực hành sử dụng thực phẩm có đường, axit giữa các bữa ăn chính
Thói quen sử dụng thực phẩm có đường giữa các bữa ăn chính khá phổ
biến; 48% số học sinh được khảo sát dùng các thức ăn có đường từ một đến hai
lần trong ngày và 22% số này dùng hơn hai lần. Tần suất sử dụng thức uống có

đường có thấp hơn so với các thức ăn ngọt, tỉ lệ học sinh dùng thức uống có
đường dưới một lần trong ngày chiếm đa số (51%).
c, Thực hành về vệ sinh răng miệng
- Thực hành về chải răng
Phương pháp chải ngang được sử dụng phổ biến nhất. Tỉ lệ học sinh thực
6


hành phương pháp chải dọc bề mặt răng còn rất hạn chế. Kết quả kiểm tra còn
cho thấy đa số học sinh không có cách chải răng cố định, sự hiểu biết của học
sinh về phương pháp Bass rất hạn chế, có lẽ như vậy mà tỉ lệ học sinh thực hành
đúng về chải răng vẫn còn thấp và thấp hơn so với một vài nghiên cứu đã tiến hành
trước đó. Phương pháp Bass không khó nhưng đòi hỏi tập trung và khéo léo của
người làm. Trong khi đó, những phương pháp chà ngang được cộng đồng dễ chấp
nhận do dễ thực hiện và được phổ biến trước phương pháp Bass rất nhiều năm. Về
số lần chải răng, số học sinh cho biết chải răng từ hai lần trở lên. Bản thân học sinh
ý thức được phải chải răng thường xuyên cùng với sự nhắc nhở của mọi người
xung quanh, đã dần nâng tần suất chải răng của đại bộ phận học sinh tại thành phố
cao hơn so với nơi khác. Về thời điểm chải răng trong ngày, đa số các em có thực
hành chải răng vào buổi sáng sau khi thức dậy. Với những học sinh chải răng từ hai
lần trở lên trong ngày thì có thực hành vào buổi tối và buổi sáng sau khi thức dậy.
Bên cạnh mục tiêu mô tả về thời điểm chải răng chúng tôi còn sử dụng thông tin
biến số này như một cách để kiểm tra độ chính xác của tỉ lệ đáp ứng với số lần chải
răng trong ngày của học sinh.
- Thực hành về khám răng định kỳ
Tỉ lệ học sinh có khám răng định kỳ hàng năm của học sinh là 20%/năm.
- Thực hành dùng các loại thực phẩm có đường, axit giữa các bữa ăn
chính
Thói quen sử dụng các loại thức ăn, thức uống có đường và axit giữa các bữa
ăn chính là tương đối phổ biến. Hiện nay, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế là sự

phát triển ồ ạt của ngành công nghiệp thực phẩm, bánh ngọt, nước giải khát có
đường, dự báo số lượng đường tiêu thụ trên đầu người đang không ngừng gia
tăng. Các nhà quản lý trong lĩnh vực giáo dục và y tế cần có ngay những chiến
lược nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng của các em học sinh trước tình trạng các
thực phẩm này xâm nhập vào trường học.
3. Hiệu quả
Các em học sinh đã có được kiến thức về vệ sinh răng miệng.
Biết các nguyên nhân dẫn đến sâu răng, viêm nướu để bảo vệ hàm răng
7


chắc khỏe. Phòng tránh các bệnh về răng miệng thường mắc phải ở tuổi học
đường.
III. KẾT LUẬN
Vấn đề thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh TH tại địa phương
thật sự đáng lưu tâm. Đưa kiến thức về các phương pháp vệ sinh răng miệng mới
vào giáo dục trong trường học là điều cần thiết. Cha mẹ và thầy cô giáo đóng vai
trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng kiến thức, thực hành vệ sinh răng
miệng của các em học sinh.
*Kiến nghị
1. Củng cố các phòng nha tại các trường học, có biên chế cho cán bộ y tế
tại các điểm trường
2. Tập huấn các thầy cô hướng dẫn về vệ sinh răng miệng cho học sinh
3. Tăng cường công tác truyền thông về vệ sinh răng miệng tại các điểm
trường.
4. Tăng cường truyền thông về vệ sinh răng miệng trên các phương tiện
thông tin đại chúng
5. Duy trì công tác khám răng định kỳ cho các em học sinh tại các điểm
trường học trên địa bàn huyện


8


Môc lôc
stt
01
02
03
04
05
06
07

Néi dung

trang

B¶n cam kÕt
I : Phần mở đầu
II: Nội dung
1. Thực trạng về vệ sinh răng miệng hiện nay
2. Biện pháp tiến hành
2.1. Công tác truyên truyền vệ sinh răng miệng
2.2. Tiến hành truyên truyền hưỡng dẫn vệ sinh

1
3
5
5
5

5

08
09
10
11
12
13
14

răng miệng
a) Kiến thức về vệ sinh răng miệng
b) Hưỡng dẫn cách vệ sinh răng miệng
c) Thực hành vệ sinh răng miệng
3. Hiệu quả đạt được
III. Kết luận
1. Bài học rút ra
2. C¸c khuyÕn nghÞ

5
6
7
8
8
8
8

TÀI LIỆU THAM KHẢO
.
1. Điều tra sức khỏe răng miệng Việt Nam. Viện Răng Hàm Mặt Quốc

Gia.
2. Nguyễn Thị Tịnh, Ngô Đồng Khanh. Chọn lựa phương pháp chải răng
9


thích hợp cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo và cấp một ở Việt Nam. Kỷ yếu công trình
khoa học 1975-1993. Viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh.
3. Nhóm chuyên gia tư vấn phối hợp WHO/FAO, Các khuyến nghị về dự
phòng các bệnh về răng. Chế độ ăn, dinh dưỡng và dự phòng các bệnh mãn tính.
4. Viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh. Nha khoa công cộng. Kỷ yếu
công trình khoa học 1994-2000.
5. Vũ Thị Thúy Hồng, Huỳnh Anh Lan, Võ Đắc Tuyến, Tình trạng
mảng bám răng ở học sinh 12 tuổi. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học
răng hàm mặt 2008. NXB Y Học.

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
ĐIỂM

XẾP LOẠI

10


TM.HĐKH

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
ĐIỂM

XẾP LOẠI


TM.HĐKH

11



×