Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp tập đoàn điện lực việt nam (EVN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.73 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
& VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Giảng viên: TS Trương Thị Nam Thắng

Danh sách nhóm làm bài tập:
1. Trần Việt Dũng
2. Trần Tấn Phùng
3. Đỗ Thị Hương Lan
4. Nguyễn Thị Kim Nhung
5. Bùi Thị Sáu
Lớp: K20 Tây Nguyên
Năm: 2012

Tháng 6 năm 2012
Trang 1


MỤC LỤC

Lời mở đầu

Trang 3

Phần I: Văn hóa EVN


Trang 4

Phần II: thông tin chung về Công ty Điện lực Đaklak

Trang 8

Phần III: đánh giá văn hóa doanh nghiệp
Công ty Điện lực Đaklak

Trang 10

Phần IV: Tầm nhìn, định hướng chiến lược của
Công ty Điện lực Đaklak trong 5 – 10 năm tới

Trang 17

Trang 2


LỜI MỞ ĐẦU
Điện đã len lỏi đến hầu khắp mọi nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống
truyền thông phát triển, là cơ hội để đồng bào miền núi tiến kịp miền xuôi về tri thức,
là nguồn sáng cho trẻ thơ học hành, là niềm hạnh phúc cho nhân loại. Như không khí,
nước sạch, như cơm, gạo hằng ngày, điện đã đi vào cuộc sống và trở nên quen thuộc
đến nỗi dường như không mấy ai nhận ra sự tồn tại của điện hàng ngày, nhưng chỉ một
giờ thiếu ánh sáng, một ngày không có điện là mọi hoạt động bị tê liệt: quạt ngừng
quay, sách báo ngừng in, thông tin gián đoạn, máy ngừng dệt, thép ngừng ra lò, bác sĩ
ngừng tay mổ… 365 ngày dòng điện thầm lặng quay theo nhịp sống nhưng chỉ bị
ngưng lại một phút đã gây bao nỗi bức xúc, lo âu …
Để điện năng thực sự trở thành nguồn năng lượng thắp sáng cho cuộc sống của

mỗi con người và là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như với
mong muốn EVN có được niềm tin của Đảng, của nhân dân và toàn xã hội, Hội đồng
quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 615/NQ-HĐQT ngày
07/12/2009 thông qua Tài liệu Văn hóa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Giám
đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ký quyết định số 1314/QĐ-EVN ngày 09/12/2009
về việc ban hành Tài liệu Văn hóa Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tuyên bố những giá
trị cốt lõi, những chuẩn mực đạo đức và những cam kết về văn hóa EVN.

Trang 3


Phần I: VĂN HÓA EVN
HỆ GIÁ TRỊ CỐT LÕI
1. Tầm nhìn
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực
năng lượng tại Việt Nam và khu vực, đóng vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ đảm bảo an
ninh năng lượng quốc gia.
2. Sứ mệnh
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của khách hàng với chất lượng và dịch vụ ngày
càng tốt hơn.
3. Khẩu hiệu
EVN thắp sáng niềm tin
4. Giá trị cốt lõi
4.1. Chất lượng – Tín nhiệm
EVN tôn vinh giá trị này với mục tiêu xây dựng niềm tin, sự tín nhiệm bằng
chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự trung thực và tinh thần trách nhiệm. EVN cam kết
với mọi đối tác sẽ luôn đảm bảo chất lượng là mục tiêu hàng đầu, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng.
4.2. Tận tâm – Trí tuệ
EVN mong muốn xây dựng phong cách điển hình của cán bộ công nhân viên

(CBCNV) EVN là tận tâm, có tinh thần trách nhiệm cao. Các thành viên của EVN
luôn mang hết sức lực và trí tuệ để giải quyết công việc hiệu quả, hết lòng phục vụ để
đem lại sự hài lòng cho khách hàng và vì hạnh phúc của nhân dân.
4.3. Hợp tác – chia sẻ
EVN là một tập đoàn lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên phạm vi rộng và
có tinh tính hệ thống cao. Do đó, EVN coi trọng sự hợp tác và hài hòa, tôn vinh những
giá trị này với mong muốn CBCNV EVN sẽ luôn hợp tác trên tinh thần trung thực,
công bằng, sẵn sàng chia sẻ, gắn bó chặt chẽ để giải quyết được mọi vấn đề của hệ
thống, cùng nhau phát triển, cùng nhau hành động vì sự thành công, tiến bộ của EVN,
của mỗi thành viên trong hệ thống và các đối tác của EVN.
4.4. Sáng tạo – hiệu quả
Sáng tạo là đòn bẩy phát triển của EVN. EVN mong muốn tạo môi trường
thuận lợi để mọi người phát huy được sức sáng tạo, đổi mới công nghệ, quy trình quản
lý để đem lại hiệu quả cao nhất, đưa EVN lên vị trí dẫn đầu lĩnh vực năng lượng trong
nước và trong khu vực.
CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC
1. Mọi hành động của EVN đều hướng tới con người, vì con người
EVN hành động vì niềm vui, hạnh phúc của mọi người. EVN xây dựng mối
quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhà đầu tư, xã hội bằng sự thiện chí,
tình thân ái, tinh thần nhân văn. Trong các hoạt động của EVN, con người luôn là
trung tâm, trong nội bộ EVN, người lao động được coi là tài sản quý giá nhất giúp
EVN đi đến thành công. Mỗi thành viên EVN sẽ phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng và tự
hoàn thiện bản thân theo nguyên tắc cơ bản.
2. EVN luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tận tâm với công việc,
tận tụy với khách hàng
Phương châm hành động chủ đạo của EVN là làm tròn nghĩa vụ với tư cách là
một tập đoàn kinh tế quan trọng của nền kinh tế và của quốc gia. Mọi thành viên EVN
cam kết hành động vì lợi ích quốc gia, vì sự phồn vinh của Tổ quốc. EVN hướng tới
Trang 4



xây dựng hình ảnh đẹp về tinh thần trách nhiệm cao, về sự tận tâm, tận tụy trong từng
công việc, hành động. Mỗi thành viên EVN sẽ phấn đấu, hy sinh, không quản ngại khó
khăn trong gian khổ thực hiện phương châm này.
3. EVN cam kết tôn trọng luật pháp, hành động khách quan, trung thực,
công tâm và minh bạch
Mọi hoạt động của EVN luôn tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành,
quy chế quản lý nội bộ của EVN và đơn vị. Hơn thế, mọi thành viên của EVN sẽ luôn
đi tiên phong trong việc thực thi và góp phần phát triển, hoàn thiện những quy định và
quy chế này. EVN tôn trọng các quy tắc, nghi thức trong giao tiếp, lịch thiệp, trung
thực trong quan hệ, khách quan, minh bạch, công bằng và bình đẳng trong xử lý công
việc với những người bên ngoài (khách hàng, đối tác, cộng đồng) cũng như với những
người bên trong (người lao đông, chủ sở hữu, người quản lý).
4. Sức mạnh trong mọi hành động của EVN là sự đồng thuận và trí tuệ tập
thể
EVN phục vụ và đóng góp cho xã hội, cho nền kinh tế bằng kinh nghiệm và sự
sáng tạo, bằng trí tuệ con người kết hợp với công nghệ hiện đại. EVN luôn trân trọng
những thành quả đã đạt được cũng như truyền thống vẻ vang của ngành và của dân
tộc. EVN có tinh thần đoàn kết, hợp tác và lao động sáng tạo là nguồn sức mạnh tổng
hợp để đạt được các mục tiêu đề ra.
5. EVN phấn đấu để xứng đáng với niềm tin của đất nước và nhân dân
EVN coi trọng cam kết với khách hàng, đối tác, trung thành với tinh thần của
các giá trị cốt lõi, thực hiện cam kết bằng những hành động thiết thực. EVN tin tưởng
sẽ xứng đáng với niềm tin mà Đảng, Chính phủ, đất nước và nhân dân đã giao phó, sẽ
giành được sự tín nhiệm của những người mà EVN phụng sự, sẽ xây dựng thành công
hình ảnh tốt đẹp mà EVN mong muốn.
THỰC THI VĂN HÓA
1. Cam kết với Đảng và Chính phủ “Điện đi trước một bước”
- Sống, lao động và học tập theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- EVN cam kết hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng và Chính phủ giao phó, đảm bảo

cung cấp điện với chất lượng ổn định, an toàn, tin cậy cho sự phát triển của đất nước
Việt Nam, là công cụ tin cậy để Đảng và Chính phủ ổn định chính sách kinh tế vĩ mô,
góp phần hưng thịnh quốc gia, đưa đất nước sánh vai với các nước tiên tiến trong khu
vực.
- Mỗi CBCNV của EVN ý thức rõ vai trò, trọng trách của EVN đối với an ninh
năng lượng quốc gia, với sự phát triển kinh tế xã hội, cam kết tận tâm và trách nhiệm,
sáng tạo và hiệu quả khi thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Chính
phủ với phương châm “Trái tim người thợ điện còn đập thì dòng điện không bao giờ
tắt”.
- Kiên quyết bài trừ tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, quan liêu, thiếu trách nhiệm
và tư lợi cá nhân.
2. Cam kết với người lao động “Người lao động là tài sản quý giá nhất”
- Luôn đảm bảo ổn định việc làm và đời sống của người lao động, đảm bảo rằng
mọi người sẽ được quan tâm chăm sóc đầy đủ các quyền lợi về vật chất và tinh thần
theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo xây dựng các chế độ đãi ngộ công bằng, minh bạch.
- Luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động rèn luyện, trai đồi kiến
thức, kỹ năng để phát triển. Khuyến khích, đề cao các ý tưởng sáng tạo và tạo điều
kiện tối đa để các ý tưởng sáng tạo được áp dụng vào thực tiễn.
Trang 5


- Mọi người phải được đánh giá đúng và được lắng nghe, thành tích phải được
đánh giá đúng, kịp thời, công bằng và công khai.
3. Ứng xử nội bộ “Gia đình EVN: Trên thuận, dưới hòa”
Văn hóa giao tiếp
- Trang phục gọn gàng, lịch sự theo đúng quy định.
- Luôn lịch thiệp và đúng mực trong giao tiếp (chào hỏi, bắt tay, nói chuyện….)
phù hợp với thứ bậc, văn hóa từng vùng.
- Luôn xử sự xuất phát từ nguyên tắc lấy con người làm gốc

- Luôn đối xử với nhau trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, sống có tình
nghĩa, tôn trọng và không vi phạm các bí mật riêng tư không liên quan đến công việc,
đoàn kết, hợp tác trên mội phương diện.
Văn hóa công việc
- Mọi hành động, mọi lời nói và văn bản phải được thực hiện theo nguyên tắc
trước tiên tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, của EVN và của đơn vị.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân, không trốn tránh, đối phó, đổ thừa, quanh co hay
đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
- Toàn tâm toàn ý trong công việc, thực hiện hết trách nhiệm được giao, đảm
bảo hoàn thành công việc một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
- Luôn hợp tác, chia sẻ kiến thức, thông tin để giải quyết công việc đạt chất
lượng và hiệu quả cao nhát, vì lợi ích chung của EVN và vì sự phát triển chung của đất
nước.
- Luôn có ý thức giữ gìn nơi làm việc xanh sạch đẹp, bảo vệ và sử dụng tài sản
của cơ quan như của chính mình, có ý thức bảo vệ các lợi ích chung.
- Cấp trên tạo điều kiện để cấp dưới trình bày ý tưởng của mình, tạo môi trường
thoải mái, thuận lợi để tranh luận, tông trọng các ý kiên cá nhân và chịu trách nhiệm
về những quyết định của mình.
- Cấp dưới có quyền tranh luận, thảo luận đưa ra các ý tưởng để thực hiện tốt
công việc nhưng một khi quyết định đã được cấp trên đưa ra thì phải tuyệt đối tuân
thủ.
4. Ứng xử với khách hàng “Khách hàng là sự tồn tại của chúng ta”
- Mỗi CBCNV EVN đều là đại sứ của EVN, đại diện cho những giá trị văn hóa
EVN khi tiếp xúc với khách hàng. EVN giao trọng trách lớn lao này cho họ và tin
tưởng rằng các đại sứ này sẽ đem tới khách hàng những hình ảnh đẹp nhất về Tập
đoàn Điện lực Việt Nam.
- CBCNV EVN khi thực hiện nhiệm vụ giao tiếp khách hàng phải sử dụng trang
phục và thẻ nghiệp vụ theo quy định.
- Luôn luôn đón tiếp mỗi khách hàng với lời chào, cử chỉ, nụ cười, ánh mắt thân
thiện, luôn lắng nghe và phục vụ khách hàng với thái độ tôn trọng, tận tâm.

- Tuyệt đối bài trừ các hành vi, cử chỉ, lời nói thiếu văn minh, đe dọa, cửa
quyền.
- Giải quyết đúng hẹn, đúng nội dung, đầy đủ, rõ ràng những vấn đề mà khách
hàng yêu cầu trên cơ sở các quy định của Nhà nước, của EVN. Tuyệt đối không tự đặt
ra những điều kiện không có trong quy định trên.
- Thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất về sản phẩm, dịch vụ, quy định
của EVN để đảm bảo sẵn sàng cung cấp thông tin đầy đủ, chân thực nhất cho khách
hàng.
- Khi khách hàng có yêu cầu hoặc gặp khó khăn về sử dụng sản phẩm, dịch vụ,
mọi người thuộc EVN đều có trách nhiệm giải quyết hoặc liên hệ với người có thể giải
Trang 6


quyết, đồng thời đích thân theo dõi kết quả để chắc chắn đáp ứng được yêu cầu của
khách hàng.
5. Quan hệ với đối tác “Hợp tác cùng phát triển”
- EVN coi các đối tác như những người bạn, luôn mong muốn xây dựng những
mối quan hệ thân thiện, bền vững trên cơ sở bình đẳng, các bên cùng có lợi và tin
tưởng nhau.
- Khi tiếp xúc với các đối tác trong và ngoài nước, CBCNV EVN khẳng định
vai trò, vị trí của mình thông qua cách cư xử lịch thiệp, nghi thức phù hợp và đúng
hẹn.
- Khi giải quyết công việc, EVN coi trọng sự tuân thủ pháp luật, cạnh tranh lành
mạnh trên cơ sở công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm tốt.
- Khi làm việc với đối tác nước ngoài hay khi công tác ở nước ngoài, CBCNV
EVN tuân thủ và tôn trọng luật pháp, văn hóa của nước bạn, các Hiệp định, thỏa thuận
Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
6. Đảm bảo lợi ích cho cộng đồng “Vì một cộng đồng phát triển”
- EVN nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ nhằm đưa điện, đưa tri thức, niềm vui
đến với mọi người dân trong xã hội, kể cả vùng nông thôn, miền núi và hải đảo.

- Mọi hoạt động của EVN đều hướng tới lợi ích chung của xã hội, của cộng
đồng, không vụ lợi cá nhân, phát triển cục bộ.
- Tổ chức, khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động xã hội tự nguyện
của CBCNV như đền ơn đáp nghĩa, từ thiện và bảo vệ môi trường.
7. Cam kết giữ gìn môi trường “Bảo vệ ngôi nhà chung”
- Trong quá trình xây dựng, phát triển và vận hành hệ thống điện, EVN luôn
phấn đấu sử dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ “xanh, sạch” thân thiện với môi
trường với mục tiêu hiệu quả, tiết kiệm và giảm thiểu tác động đến môi trường. EVN
cũng cam kết đầu tư thích đáng cho các hoạt động kiểm soát ô nhiễm, tăng cường chất
lượng môi trường trên tất cả các công trình do EVN làm chủ đầu tư và sở hữu.
- EVN cam kết động viên khuyến khích các cá nhân thuộc tất cả các tổ chức,
đơn vị trong EVN không ngừng nâng cao nhận thức và tham gia tích cực vào các hoạt
động nhằm cải tạo, giữ gìn và phát triển môi trường sống tại cơ quan cũng như trong
cộng đồng.

Trang 7


Phần II: THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐAKLAK
1. Giới thiệu sơ lược về công ty Điện lực ĐakLak:
Công ty điện lực ĐakLak có trụ sở chính tọa lạc ở số 02 Lê Duẩn – thành
phố Buôn Ma Thuột – tỉnh ĐakLak. Công ty Điện lực ĐakLak được thành lập
theo quyết định số 230/QĐ-EVN ngày 14 tháng 4 năm 2010 của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam trên cơ sở vật chất kỹ thuật, lực lượng lao động và chức năng,
nhiệm vụ của Điện lực ĐakLak. Công ty Điện lực ĐakLak là đơn vị quản lý
phân phối điện năng trên địa bàn tỉnh ĐakLak.
Nhiệm vụ, chức năng chính của Công ty Điện lực ĐakLak bao gồm:
- Kinh doanh điện năng.
- Quản lý, vận hành hệ thống đường dây trung áp, hạ áp và các trạm biến
áp.

- Xây lắp các công trình điện có cấp điện áp từ 0,4kV đến 35kV.
- Tư vấn xây lắp, quản lý xây dựng, giám sát thi công và nghiệm thu các
công trình điện.
- Thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị đo lường, hệ thống tự động, rơle bảo
vệ, sửa chữa bảo dưỡng máy biến áp và các thiết bị điện trong trạm điện ở các
cấp điện áp trung và hạ áp trong phạm vi quản lý.
- Sửa chữa các thiết bị điện, phục hồi và nâng cấp lưới điện.
2. Quá trình phát triển của công ty Điện lực ĐakLak:
Qua 35 năm phát triển với nhiều tên gọi khác nhau, ban đầu là sở quản lý
và phân phối điện tỉnh ĐakLak, Sở Điện lực ĐakLak, tiếp đó là Điện lực
ĐakLak, và bây giờ là Công ty Điện lực ĐakLak thông qua các quyếtđịnh sau:
Ngày 28/12/1976 Bộ Điện và Than đã ban hành quyết định số 3799/QĐTTCB về việc thành lập Sở quản lý và phân phối điện Tỉnh ĐakLak trực thuộc
Công ty Điện lực Miền Trung. Chức năng chủ yếu là quản lý lưới điện phân
phối, phân phối và kinh doanh điện năng tại địa phương.
Ngày 30/06/1993 Bộ năng lượng ban hành quyết định số: 557/NL-TCCB
LĐ thành lập lại và đổi tên Sở Điện lực ĐakLak thành Điện lực ĐakLak trực
thuộc Công ty Điện lực 3.
Ngày 20/02/2004 Hội đồng quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban
hành quyết định số 49/QĐ-EVN-HĐQT về việc thành lập lại Điện lực ĐakLak
trên cơ sở chia tách ra từ Điện lực ĐakLak cũ thành Điện lực Đắk Nông và Điện
lực ĐakLak mới.
Ngày 14 tháng 4 năm 2010 Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành quyết
định 230/QĐ-EVN về việc đổi tên Điện lực ĐakLak thành Công ty Điện lực
ĐakLak trên cơ sở vật chất kỹ thuật, lực lượng lao động và chức năng, nhiệm vụ
của Điện lực ĐakLak
Trang 8


Những năm đầu thành lập nguồn điện của tỉnh chỉ bao gồm 2 trạm thủy
điện nhỏ, 5 trạm diesel có công suất chưa đến 3,5MW, lưới điện chỉ có 70km

đường dây trung áp, 30km đường dây hạ áp và 50 trạm biến áp phụ tải phục vụ
khoảng 1000 khách hàng chủ yếu là các hộ ở khu vực nội thị thị xã Buôn Ma
Thuột và các hộ ở những khu vực trung tâm huyện Krông Pắk, Buôn Hồ… Đến
nay. Tổng công suất toàn hệ thống đã lên đến 185MW vào giờ cao điểm, và 130
MW vào ban ngày, sản lượng điện xấp xỉ 732triệu kWh/năm
+ Trạm trung gian 35/22kV: 13 trạm, công suất 89MVA.
+ Đường dây trung áp: 3.583 km
+ Trạm biến áp phụ tải: 2.879 trạm với tổng dung lượng 459.920kVA.
+ Đường dây hạ áp: 4.301km
+ Khách hàng sử dụng điện: 377.020 khách hàng
+ Tài sản cố định nguyên giá: 1.311 tỷ đồng
+ Giá trị còn lại tài sản cố định: 669 tỷ đồng.
+ Tổng số lao động hiện có 982 người, trong đó 834 lao động hợp đồng
không thời hạn, còn lại là hợp đồng mùa vụ, hợp đồng có thời hạn đến 1 năm.
Công ty Điện lực ĐakLak đã phát triển hệ thống điện rộng lớn cung cấp
điện cho hầu hết nhân dân trong tỉnh, phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh,
đảm bảo an ninh quốc phòng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.
Tổng sản lượng điện
- Năm 1978: 127 triệu kWh
- Năm 1985: 296 triệu kWh
- Năm 1995: 437 triệu kWh
- Năm 2005: 685 triệu kWh
- Năm 2010: 855 triệu kWh
Tổng số lượng khách hàng
- Năm 1978: 2.760 khách hàng
- Năm 1985: 8.750 khách hàng
- Năm 1995: 18.597 khách hàng
- Năm 2005: 120.000 khách hàng
- Năm 2010: 342.000 khách hàng


Trang 9


Phần III: ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐAKLAK
Cuộc sống và công việc của người làm công ăn lương trải qua khá nhiều môi
trường khác nhau trước khi đạt được một vị trí quản lý cấp cao trong một tổ chức nào
đó. Việc thay đổi nhiều môi trường giúp cho người đi làm có những trải nghiệm quan
trọng về sự khác biệt trong môi trường làm việc, cách hành xử khác nhau và có cơ hội
làm việc và va chạm với nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Thực tế mỗi doanh nghiệp
là một thực thể khác nhau mà chúng ta thường hay gọi là văn hóa riêng của doanh
nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp được định nghĩa là một hệ thống qui luật chung được các
thành viên chấp nhận và hành xử để tạo nên sự khác biệt trong nhận biệt giữa tổ chức
hay doanh nghiệp này với tổ chức hay doanh nghiệp khác. Nhiều nghiên cứu đã đúc
kết ra bảy đặc tính chủ đạo của văn hóa doanh nghiệp bao gồm văn hóa sáng tạo và
chấp nhận rủi ro, văn hóa mang tính tập trung vào chi tiết, văn hóa tập trung vào kết
quả cuối cùng, văn hóa lấy con người làm gốc, văn hóa phát triển tinh thần tập thể, văn
hóa trẻ máu lửa và văn hóa tập trung vào tính ổn định.
Các doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp tốt khẳng định những đặc tính
chính của văn hóa tốt bao gồm sự trao quyền, tập trung vào tập thể, đội nhóm, có định
hướng chiến lược kinh doanh rõ ràng và có tầm nhìn mục tiêu thông suốt.
Văn hóa doanh nghiệp cũng tương tự như văn hóa nói chung là một mệnh đề
khó nắm bắt, vô hình, mang tính tiềm ẩn và tự nhiên. Có thể nói rằng văn hóa doanh
nghiệp đầy tính miêu tả nên rất khó để có thể cân đo đong đếm một cách rõ ràng. Tuy
nhiên, chúng ta cũng có thể vẽ nên một bức tranh tổng thể về văn hóa doanh nghiệp
dựa trên những giá trị cốt lõi, chức năng, rào cản và vai trò của văn hóa doanh nghiệp
trong việc xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững về kinh doanh và nền tảng nhân
sự.

Nói một cách ngắn gọn, văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống ý niệm chung
và đòi hỏi mỗi thành viên trong doanh nghiệp dù có khác nhau về nền tảng, về chức vụ
quyền hạn đều phải có một hiểu biết và hành xử chung đúng theo những giá trị nền
tảng sẵn có.
Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp:
Vì văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống kiểm soát nhận thức hướng về những
giá trị chung của doanh nghiệp. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp là xác định ranh giới
hành xử cho thành viên trong doanh nghiệp theo đúng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
đó. Công ty Điện lực ĐakLak hiện là doanh nghiệp có hướng văn hóa trao quyền thì
một nhà quản lý có thói quen quản lý mọi chi tiết cần phải thay đổi cách quản lý của
mình theo hướng trao nhiều quyền hành hơn cho nhân viên để phù hợp với văn hóa
doanh nghiệp.
Vai trò thứ hai của văn hóa doanh nghiệp là tạo nên nhận dạng chung cho các
thành viên trong doanh nghiệp. Rất dễ dàng để nhận ra phong cách, giá trị và cách
hành xử của các thành viên trong những doanh nghiệp có văn hóa tốt và rõ ràng. Công
ty Điện lực ĐakLak trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền trung vẫn đang là một
doanh nghiệp nhà nước, hoạt động theo sự điều chỉnh của nhà nước, vẫn đang bị thụ
động trong công tác sản xuất kinh doanh. Mặt khác tư tưởng từ thời trước để lại vẫn
Trang 10


mang tính độc quyền nên văn hóa EVN hiện nay có xu hướng phát triển doanh nghiệp
theo hướng thị trường và xóa bỏ tư tưởng độc quyền.
Vai trò thứ ba của văn hóa doanh nghiệp là khuyến khích chuỗi cam kết với
đam mê to lớn hơn đam mê của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Công ty Điện lực
ĐakLak theo đuổi phát triển theo hướng mong muốn CBCNV EVN sẽ luôn hợp tác
trên tinh thần trung thực, công bằng, sẵn sàng chia sẻ, gắn bó chặt chẽ để giải quyết
được mọi vấn đề của hệ thống, cùng nhau phát triển, cùng nhau hành động vì sự thành
công, tiến bộ của EVN, của mỗi thành viên trong hệ thống và các đối tác của EVN.
Vai trò cuối cùng của văn hóa doanh nghiệp là củng cố sự ổn định của hệ thống

xã hội. văn hóa doanh nghiệp tốt tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên, tạo nên chuẩn
mực hành xử chung hướng tới mục tiêu đạt kết quả và phát triền cùng nhau. Tại Công
ty Điện lực ĐakLak sáng tạo sự phấn đấu giữa các đơn vị trực thuộc là đòn bẩy của sự
phát triển. Công ty mong muốn tạo môi trường thuận lợi để mọi người phát huy được
tính đoàn kết và sáng tạo, đổi mới công nghệ, quy trình quản lý để đem lại hiệu quả
cao nhất.
Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc gây ảnh hưởng tới
hành vi ứng xử của nhân viên, tạo nên sự cam kết mạnh mẽ hướng tới mục tiêu chung
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp cũng có mặt trái đặc biệt là xét về
tính hiệu quả của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp có tạo nên những rào cản thay
đổi, rào cản chấp nhận sự khác biệt, và giới hạn những cơ hội mua bán và sát nhập
doanh nghiệp. Trong trường hợp này, văn hóa doanh nghiệp được xem là nguy cơ.
Đánh giá văn hóa doanh nghiệp và các ứng dụng:
Đúng là văn hóa doanh nghiệp mang đầy tính miêu tả, tuy nhiên văn hóa doanh
nghiệp có những chỉ dẫn và những giới hạn nhất định giúp chúng ta đánh giá một cách
khá chính xác để tiếp cận và phát triển những mặt mạnh, mặt tốt và giới hạn tới mức
tối thiểu những điểm yếu kém.
Những giá trị phổ biến, thái độ hành xử, niềm tin và những giả định của một
văn hóa doanh nghiệp tạo nên những yếu tố xác định nên hình thái mà văn hóa doanh
nghiệp đó cho là quan trọng và có ý nghĩa. Văn hóa doanh nghiệp hỗ trợ tạo nên
những giá trị văn hóa của từng nhóm nhưng tựu chung trong một tổng thể giá trị văn
hóa cốt lõi của doanh nghiệp đó. Các nghiên cứu qua nhiều năm minh chứng có sự liên
kết giữa văn hóa doanh nghiệp và tính hiệu quả của doanh nghiệp đó. Viêc đánh giá
văn hóa doanh nghiệp cung cấp cho các nhà quản lý những nền tảng thông tin quan
trọng để đưa ra những hướng giải quyết mang đến lợi ích cả trong lẫn ngoài nhằm mục
tiêu cải thiện thành tích của doanh nghiệp mình. Một trong những mặt mạnh là thông
qua việc đánh giá doanh nghiệp mà nhà quản trị có thể hiểu và biết được những mảng
tối và sáng của văn hóa doanh nghiệp của từng nhóm khác nhau trong công ty để đưa
ra những chính sách nhằm giảm thiểu sự xung đột có thể xảy ra.
Chìa khóa quan trọng nhất là việc ứng dụng các hiểu biết về văn hóa doanh

nghiệp để cải thiện thành tích thông qua việc xác lập các đặc tính phù hợp giữa văn
hóa doanh nghiệp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiêp.
Phân loại doanh nghiệp vào bốn loại văn hóa chính dựa trên bốn khung khác
nhau, là sự kết hợp của hai biến giá trị trong khung giá trị cạnh tranh. Mỗi khung sẽ
đại diện cho những giả định cơ bản, niềm tin và giá trị khác nhau của văn hóa doanh
nghiệp. Không có việc văn hóa doanh nghiệp này tốt hơn văn hóa doanh nghiệp khác
Trang 11


tuy nhiên có thể có những kiểu văn hóa doanh nghiệp phù hợp hơn với tình hình và
ngữ cảnh cụ thể nào đó hơn môt kiểu doanh văn hóa doanh nghiệp khác. Phương thức
đánh giá theo bốn khung dưới đây cung cấp một công cụ đánh giá văn hóa doanh
nghiệp với mức độ tin tưởng cao đã qua kiểm chứng bao gồm:
* Văn hóa hợp tác (Collaborate –clan culture): Văn hóa cởi mở, môi trường
làm việc thân thiện dễ dàng chia sẻ, trung thành và mang tính đồng đội cao. Tập trung
vào yếu tố con người cả ngắn hạn và dài hạn.
* Văn hóa sáng tạo (Create -Adhocracy” Culture): Văn hóa sáng tạo, năng
động và môi trường làm việc mang tính chủ động cao. Văn hóa thúc đẩy tính sáng tạo,
chấp nhận thử thách, tạo sự khác biệt và rất năng nổ khát khoa dẫn đầu. Tập trung cao
độ vào kết quả lâu dài. Dẫn đầu thị trường là giá trị cốt lõi.
* Văn hóa kiểm soát (Control -Hierarchy” Culture): Văn hóa rất nghiêm túc và
một môi trường làm việc có tổ chức. Có ý thức cao trong việc tuân thủ nguyên tắc và
qui trình. Tính duy trì, thành tích và hoạt động hiệu quả là những mục tiêu dài hạn. Sự
đảm bảo và tiên đoán ăn chắc mặc bền là giá trị văn hóa cốt lõi.
* Văn hóa cạnh tranh (Compete -Market” Culture): Văn hóa hướng tới kết quả,
ý thức cao về tính cạnh tranh và đạt mục tiêu đề ra bằng mọi giá. Tâp trung vào lợi thế
cạnh tranh và đo lường kết quả. Đạt vị thế dẫn đầu trong thị trường là quan trọng trong
quá trình xây dựng danh tiếng và khẳng định sự thành công.
Khung giá trị cạnh tranh của văn hóa
với các yếu tố về lãnh đạo và tính hiệu quả


Hướng
nội và
hòa
nhập

Tính linh hoạt và sự tự do
Văn hóa hợp tác (Clan Culture)
Văn hóa sáng tạo (Creative
Adhocracy Culture)
Xu hướng: HỢP TÁC (Collaboration) Xu hướng: SÁNG TẠO (Creative)
Lãnh đạo: Hỗ trợ, thúc đẩy
Lãnh đạo: Nhà phát minh
(Facilitator)
(Innovator)
Cố vấn (Mentor)
Doanh nhân (Entrepreneur)
Xây dựng đội ngũ (Team Builder)
Có tầm nhìn (Visionary)
Yếu tố giá trị: Cam kết
Yếu tố giá trị: Kết quả sáng tạo
(Commitment)
(Innovative outputs)
Thông tin (Communication)
Thay đổi (Transformation)
Phát triển (Development)
Sự nhanh nhẹn (Agility)
Tính hiệu quả: Phát triển nhân sự và Tính hiệu quả: Tầm nhìn sáng tạo và
sự tham gia tạo nên tính hiệu quả
những nguồn lực mới tạo nên tính

hiệu quả
Văn hóa kiểm soát (Control Văn hóa cạnh tranh (Compete
Hierarchy Culture)
market Culture)
Xu hướng: KIỂM SOÁT (Controlling) Xu hướng: CẠNH TRANH
Lãnh đạo: Liên kết (Coordinator)
(Compete)
Người kiêm soát (Monitor)
Lãnh đạo: Lôi kéo mạnh (Hard
Người tổ chức (Organizer)
driver)
Yếu tố giá trị: Hiệu quả
Đối thủ (Competitor)
Đúng thời gian (Timeliness)
Người điều hành (Producer)
Nhất quán và đồng nhất
Yếu tố giá trị: Thị phần
Tính hiệu quả: Kiềm soát và hiệu quả Đạt mục tiêu (Goal achievement)
với qui trình kiểm soát tạo nên hiệu Có lợi nhuận (Profitability)
quả công việc
Tính hiệu quả: Cạnh tranh khốc liệt
và tập trung vào khách hàng tạo nên
hiệu quả công việc.
Tính ổn định và kiểm soát
Trang 12

Hướng
ngoại
và sự
khác

biệt


Trong thực tế khó có văn hóa doanh nghiệp nào chỉ tập trung vào một khung
duy nhất. Hầu hết doanh nghiệp sử dụng công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp
(Organization Culture Assessment instrument-OCAI) đều phát hiện rằng văn hóa
doanh nghiệp sẽ có một khung văn hóa tập trung chính và một một khung văn hóa phụ.
Sử dụng khung văn hóa cạnh tranh nêu trên (competing values framework) là rất hiệu
quả để nắm bắt những thế mạnh và điểm yếu của văn hóa doanh nghiệp hiện tại, phục
vụ cho việc lên kế hoạch thay đổi nếu cần.
Công cụ đánh giá văn hóa công ty điện lực Đaklak
Công cụ đánh giá văn hóa tổ chức (OCAI) đã được sử dụng để đánh giá và
chuẩn đoán văn hóa của Công ty Điện lực ĐakLak. Công cụ này được sử dụng dưới
hình thức là bảng điều tra yêu cầu các cá nhân trả lơi ở 6 góc độ với mục đích là xác
định văn hóa doanh nghiệp hiện tại. Công cụ này nhằm xác định văn hóa mà các thành
viên của Công ty suy nghĩ nên làm thế nào để phát triển văn hóa giúp đáp ứng được
nhu cầu môi trường văn hóa trong tương lai và thách thức mà doanh nghiệp sẽ gặp
phải.
OCAI bao gồm 6 câu hỏi thuộc 6 phương diện của văn hóa doanh nghiệp. Mỗi
phương diện có 4 sự lựa chọn đánh giá. Cán bộ chuyên môn được hỏi sẽ chia 100 điểm
giữa các giá trị này tùy thuộc vào điều kiện tình hình hiện nay của doanh nghiệp.
Hiện Mong
tại muốn

1. Các đặc điểm chính
Tổ chức là một nơi rất cá nhân. Như là một gia đình mở rộng vậy.
Mọi người có thể chia sẻ rất nhiều với nhau
Tổ chức là một nơi kinh doanh rất năng động. Mọi người sẵn
B
sàng nhận công việc và chấp nhận rủi ro

Tổ chức rất định hướng công việc. Mối quan tâm chính là hoàn
C thành công việc. Mọi người rất cạnh tranh và định hướng hoàn
thành
Tổ chức là một nơi kiểm soát và cấu trúc chặt chẽ. Các quy trình
D
chính thức thường điều chỉnh cách thức mọi người phải làm gì
Tổng
A

2. Phong cách lãnh đạo tổ chức
Phong cách lãnh đạo chính trong tổ chức là ví dụ tiêu biểu của
hướng dẫn, tạo điều kiện cho nhân viên
Phong cách lãnh đạo chính trong tổ chức thường được xem là tinh
B
thần kinh doanh, sáng tạo hoặc chấp nhận rủi ro
Phong cách lãnh đạo trong tổ chức thường được xem là không
C quan tâm đến con người, định hướng kết quả công việc và tích
cực (aggressive)
D Phong cách lãnh đạo trong tổ chức là điều phối, tổ chức
Tổng
A

3. Quản lý con người
Phong cách quản lý trong tổ chức có được điểm chính là làm việc
nhóm, đồng thuận và tham gia
B Phong cách quản lý trong tổ chức có đặc điểm là chấp nhận rủi

A

Trang 13


20

10

10

30

40

30

30

30

100
100
Hiện Mong
tại muốn
20

20

20

40

20


10

40
30
100
100
Hiện Mong
tại muốn
30

30

10

10


ro, sáng chế, tự do và đặc sắc
Phong cách quản lý trong tổ chức có đặc điểm là cạnh tranh gay
C
gắt, nhu cầu cao và có hướng hoàn thành công việc
Phong cách quản lý trong tổ chức có đặc điểm là bảo đảm công
D
việc, có thể tiên đoán trước và tính ổn định trong các mối quan hệ
Tổng
4. Chất keo của tổ chức
Chất keo gắn kết tổ chức hiện tại là sự trung thành và tin tưởng
lẫn nhau. Sự cam kết với tổ chức là cao
Chất keo gắn kết tổ chức là cam kết với sáng tạo và phát triển. có

B
sự nhấn mạnh vào sáng tạo mang tính đột phá
Chất keo gắn kết tổ chức là nhấn mạnh vào hoàn thành mục tiêu
C và công việc. tính cạnh tranh và chiến thắng là đề tài chung được
thảo luận
Chất keo gắn kết tổ chức là chính sách và quy định chính thức.
D
Giữ cho tổ chức vận hành trôi chảy rất quan trọng
Tổng
A

5. Tập trung chiến lược
Tổ chức tập trung vào phát triển con người. Tin tưởng cao, thái
độ mở và tham gia
Tổ chức tập trung vào thu thập nguồn lực mới và tạo ra các thách
B thức mới. thử nghiệm những cái mới và tìm kiếm các cơ hội mới
được đánh giá cao
Tổ chức nhấn mạnh các hành động cạnh trạnh và đạt được mục
C tiêu. Phá vỡ được các mục tiêu và chiến thắng trên thị trường là
đặc điểm chính của mục tiêu chiến lược
Tổ chức tập trung vào tính ổn định. Hiệu quả, kiểm soát và vận
D
hành trôi chảy là quan trọng
Tổng
A

6. Các tiêu chí thành công
A
B
C

D

Tổ chức xác định thành công dựa trên phát triển nguồn nhân lực,
làm việc nhóm, cam kết của nhân viên và quan tâm đến con
người
Tổ chức xác định thành công dựa trên có các sản phẩm duy nhất
hoặc mới nhất
Tổ chức xác định thành công dựa trên chiến thắng trên thương
trường. Đứng đầu trên thị trường cạnh tranh là tiêu chí chính
Tổ chức xác định thành công dựa trên nền tảng của hiệu quả.
Giao hàng đúng, sắp xếp ổn định và chi phí vận hành thấp là các
tiêu chí quan trọng
Tổng

20

30

40

30

100
100
Hiện Mong
tại muốn
30

30


10

20

20

30

40

20

100
100
Hiện Mong
tại muốn
20

30

20

20

20

20

40


30

100
100
Hiện Mong
tại muốn
30

30

10

10

20

20

40

40

100

100

Hình 1 chỉ ra thực trạng văn hóa doanh nghiệp hiện tại của Công ty Điện lực
ĐakLak. Nếu Công ty muốn đạt được nhiệm vụ của mình là “cung cấp cho khách hàng

Trang 14



sản phẩm và dịch vụ tốt nhất” thì Công ty phải cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc
khách hàng giúp tăng văn hóa mang tính sáng tạo.
Công ty Điện lực ĐakLak muốn đạt được mục tiêu đề ra thì phải luôn theo đuổi
mục đính làm hài lòng nhu cầu của khách hàng và nhân viên, mạng lại lợi nhuận cao
cho Công ty, đồng thời tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho phép nhân viên phát
triển toàn diện năng lực của bản thân để thực hiện công việc một cách sáng tạo.
Hình 1: Công ty Điện lực ĐakLak
A – Bộ tộc
1

40
30
20
10

C
4
Thị trường

0

2

3

B
Sáng tạo


Hiện tại
Tương lai

D - Thứ bậc

Đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Điện lực ĐakLak:
Văn hóa bộ tộc:
Công ty Điện lực ĐakLak là doanh nghiệp nhà nước cho nên không mang tính
chất gia đình. Công ty được lưu giữ bằng truyền thống, không phải bởi lòng trung
thành. Công ty quan tâm tới việc đem lại lợi nhuận, thành công được xác định bằng lợi
nhuận, sự hài lòng của khách hàng.
Văn hóa sáng tạo:
Là nơi làm việc năng động sáng tạo, những người lãnh đạo chính là những
người quản lý nhân lực tốt, gắn kết trong Công ty tốt, tạo điều kiện cho người lao động
phát huy được tính năng động và sáng tạo trong công việc.
Văn hóa cấp bậc:
Là một doanh nghiệp nhà nước nên có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ, các quy trình
quy định sẽ được điều chỉnh để phù hợp với từng giai đoạn. Người lãnh đạo là nhà tổ
chức giỏi để Công ty vận hành trơn tru để hoàn thành công việc và đem lại hiệu quả.
Văn hóa thị trường:
Không phải là doanh nghiệp theo hướng thị trường, Công ty không cạnh tranh.
Những người lãnh đạo chủ yếu là những người chèo lái để thực hiện các chỉ tiêu do
cấp trên giao. Tập trung dài hạn không phải trên hành động cạnh tranh, thành công
Trang 15


được xác định bằng sự hài lòng của khách hàng và cung cấp dịch vụ ổn định cho xã
hội.
Từ thực trạng văn hóa doanh nghiệp hiện tại của Công ty Điện lực ĐakLak, các
giá trị mạnh – yếu và các cơ hội – thách thức được đưa ra để xem văn hóa hiện tại có

phù hợp hay không.
Điểm mạnh: Công ty kinh doanh trên lĩnh vực không có đối thủ cạnh tranh nên
chỉ làm thế nào đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
Điểm yếu: Công ty đang hoạt động phụ thuộc vào Tổng Công ty nên rất bị thụ
động trong công việc
Cơ hội: Cam kết cao là một biểu hiện tốt cho việc tái cơ cấu và thay đổi văn
hóa doanh nghiệp một cách thành công. Bất kỳ thay đổi nào nên được đánh giá cao bời
các cán bộ quản lý chuyên môn, những người cần hỗ trợ đối với bất kỳ thay đổi trong
quy trình nhằm cải thiện điều kiện làm việc. Phần lớn các cán bộ này đều mong muốn
công ty có một cơ cấu tổ chức vận hành tốt hơn. Phần lớn các cán bộ này để trẻ và
năng động tạo điều kiện tốt để tiến hành thay đổi văn hóa. Các cán bộ chuyên môn
mong muốn một văn hóa doanh nghiệp tốt hơn được thiết lập để họ tự hào về mình khi
được công nhận về các kết quả tốt nhất của mình. Họ đang hành động theo cách tích
cực để làm cho văn hóa doanh nghiệp của Công ty trở nên tốt hơn.
Thách thức: Hiểu biết của cán bộ chuyên môn về quản lý thay đổi là một vấn
đề lớn. Mỗi bước của quá trình thay đổi cần phải có chỉ số chi tiết để đánh giá, đối với
mỗi loại văn hóa sẽ có các giá trị tồn tại mạnh mẽ và các giá trị tồn tại yếu trong văn
hóa hiện tại. Bằng cách xem xét các vấn đề về văn hóa doanh nghiệp hiện nay sự khác
nhau sẽ được xác định rõ ràng hơn.

Trang 16


Phần IV: TẦM NHÌN, ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA
CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐAKLAK TRONG 5 – 10 NĂM TỚI
1. Khảo sát sự hài lòng của nhân viên để xây dựng định hướng:
1.1 Mục đích của việc khảo sát sự hài lòng của nhân viên:
Biết được nhu cầu của nhân viên để áp dụng chính sách nhân sự phù hợp với
điều kiện hiện nay.
Biết được quan điểm của nhân viên về các hoạt động trong Công ty.

Đánh giá các yếu tố quyết định đến sự gắn bó của nhân viên trong Công ty.
Từ đó nhằm cải thiện các vấn đề tồn tại của Công ty trong hoạt động quản trị
nhân sự, quan hệ lao động …
1.2 Nội dung khảo sát:
Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên:
TT
1
2
3
4
5
6

Yếu tố
Lương, thưởng
Phương tiện làm việc, các trang bị an toàn trong công việc
Cơ hội thăng tiến
Sự thu hút của công việc
Danh tiếng của Công ty, văn hóa Công ty
Mối quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp
1.3 Phương pháp khảo sát:
Khảo sát theo phương pháp lấy mẫu tại Công ty Điện lực ĐakLak.

TT
1
2
3
4
5
6

8
9
10
11

Đơn vị
Văn phòng
Phòng Tổ chức & nhân sự
Phòng kế hoạch
Phòng Kỹ thuật sản xuất
Phòng Tài Chính
Phòng Vật tư
Phòng Quản lý đầu tư
Phòng Kinh doanh
Phòng Điều độ
Phòng Kỹ thuật an toàn
Tổng số

Số lượng nhân sự
10
6
12
14
10
42
10
17
12
5
138


Số mẫu điều tra
3
3
5
6
4
11
3
8
5
2
50

2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực và định hướng cho Công ty
trong thời gian đến:
Đánh giá lại công việc cần thực hiện của công ty:
Cho khảo sát phân tích và mô tả công việc của toàn công ty để xác định
được những vị trí công việc cần có trong công ty, về trình độ và các kỹ năng cần
có của những công việc đó.
Trang 17


Xây dựng chuẩn đánh giá công việc tại các vị trí công việc của công ty.
Đánh giá giá lại trình độ, các kỹ năng của người lao động trong toàn công
ty.
Tổ chức và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực:
Sau khi phân tích và mô tả công việc của công ty cùng với việc đánh giá
năng lực và các kỹ năng của người lao động. Công ty sẽ bố trí lại lao động phù
hợp từ vị trí với con người cụ thể có khả năng hoàn thành công việc đề ra.

Số lao động có năng lực và kỹ năng không phù hợp với các vị trí công
việc của công ty. Công ty tổ chức đánh giá lại và có kế hoạch đào tạo các kỹ
năng cần thiết cho các vị trí công việc công ty cần.
Số lao động còn lại Công ty chấp nhận vận động người lao động thôi việc.
Xây dựng chuẩn đánh giá công việc và trả lương tương xứng với sức lao
động mà người lao động làm ra của cải lịch vụ cho Công ty.
Xây dựng các công việc cụ thể có thời gian làm việc cụ thể phải hoàn
thành tương ứng với trình độ và kỹ năng cần thiết.
Tổ chức các đợt thi đua nhằm động viện người lao động cùng theo đó
theo dõi và kỹ luật những người không hoàn thành nhiệm vụ.
Bổ biến và theo đủi văn hóa doanh nghiệp trong công ty, và các vị trí
quản lý là người gương mẫu thực hiện trước.
Phát triển nguồn nhân lực:
Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm thành ngân hàng câu hỏi cho từng vị trí
công việc và người được sát hạch chỉ thực hiện trên mạng máy tính không giới
hạng vị trí kiểm tra và thường xuyên kiểm tra theo quý và dần dần chuyển qua 1
năm một lần.
Đào tạo nguồn các bộ quản lý dự phòng mỗi vị trí ít nhất là 2 người và
quy trình đề bạt phải công bằng cho mọi ứng viên trong công ty.
Luôn chuyển cán bộ trong công ty mỗi vị trí không quá 6 năm.
Có kế hoạch đào tạo người lao động mới vào công ty ít nhất là 6 tháng
theo quy trình làm việc của Công ty để nhân viên mới làm quên nhanh với công
việc.
Có kế hoạch đào tạo thường xuyên trong năm cho người lao động và đặc
biệt là các vị trí quản lý.

Trang 18




×