Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

hoạt động nghiệp vụ của phóng viên ban quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.1 KB, 61 trang )

1

Chương 1

Khái quát họat động của ban Quốc
Tế ở ba tờ báo
1. Tình hình hoạt động
1.1 Điều kiện kinh tế-xã hội
Năm 2005 là năm cuối cùng trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, nền kinh tế Việt
Nam tăng trưởng mạnh với tốc độ 8,4% (đứng thứ 2 ở khu vực châu Á). Sự phát triển
vượt bậc đó đã đem lại bộ mặt mới cho đời sống người dân Việt Nam với mức sống cao
hơn, thị trường phát triển mạnh hơn, đặc biệt là thị trường bán lẻ với những triển vọng to
lớn đã và đang chứng minh cho mức sống ấy. 1
Chính sự phát triển vượt bậc ấy ngày càng đốc thúc Việt Nam bước chân vào dòng
chảy chung của đời sống kinh tế toàn cầu. Những nỗ lực của Việt Nam nhằm gia nhập tổ
chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã cho thấy nhu cầu bức bách buộc phải hội nhập của
nền kinh tế. Chính sự hội nhập trong kinh tế đó đã dẫn đến tiến trình hội nhập trên mọi
lĩnh vực khác của đời sống văn hoá xã hội Việt Nam.
Các chuyến lưu diễn lớn của các nghệ sĩ nước ngoài về nhạc Jazz, nhạc Rock, về
nhạc cổ điển...., các hoạt động trao đổi văn hoá- giáo dục như giới thiệu tác phẩm văn
học, tác phẩm nhiếp ảnh, hội hoạ, xây dựng nội dung hành động về môi trường, dân số,
nước sạch....ngày càng xuất hiện một cách phổ biến ở Việt Nam. Nếu như trước đây ở
Việt Nam, các hoạt động văn hoá-xã hội chỉ gói gọn trong các nước thuộc khối xã hội
chủ nghĩa với nhau thì nay đã được mở rộng với những lộ trình thông thoáng và cởi mở
hơn. Ý nghĩa của việc “giao lưu văn hoá” thực sự thể hiện rõ nét ở góc độ trình độ dân trí
được nâng cao và cái nhìn của người dân được đẩy xa hơn ra với thế giới.
Chính sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào thế giới đã cuốn theo sự hội nhập
về văn hoá xã hội như một tất yếu lịch sử.

1


Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, số ngày Chủ Nhật 05-03-2006 : Tổng quan 2005


2
Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, trong giới trí thức ở đô thị, đã
có một bộ phận lớn “hướng ngoại” hơn trong giao tiếp văn hoá, đón nhận những luồng
gió văn hoá từ các nước bạn một cách cởi mở và thiện cảm hơn. Song song với đó, ở các
khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa, vấn đề phổ cập giáo dục tiểu học, trung học và
trung học phổ thông cũng được chú trọng hơn rất nhiều. Dù mặt bằng chung của trình độ
dân trí nước ta vẫn bị đánh giá là thấp nhưng so với những năm trước đây năm 2005 có lẽ
là một bước ngoặt.
Đạt được thành quả trên không chỉ do hoạt động giáo dục mà một phần lớn phải kể
đến kỉ nguyên bùng nổ thông tin với phương tiện Internet không chừa một ngóc ngách
nào của thế giới. Chưa bao giờ thế giới gần trong tay mỗi người Việt đến thế. Hơn thế
nữa, giá cước Internet ngày càng giảm, ngày càng phổ thông và công bằng hơn với mọi
tầng lớp dân cư trong xã hội. Sự giao lưu văn hoá thực sự bùng nổ với Internet.
Và chắc chắn, với Internet, mọi thành tựu, giá trị văn hoá từ mọi khía cạnh tốt-xấu
đều có thể tràn đến Việt Nam. Chính trong tình hình đó, hơn bao giờ hết, báo chí với vai
trò định hướng và giáo dục đã phải vào cuộc.
Nếu như trước đây, nền kinh tế báo chí ở nước ta đơn thuần chỉ là nhỏ và lẻ, dựa
vào bao cấp hoàn toàn là chính thì bây giờ, chính các cơ quan báo chí phải cạnh tranh
thực sự trên một thị trường thực sự, dù ở nước ta báo chí vẫn là độc quyền của nhà nước.
Sự bắt đầu của “thị trường báo chí” này bắt đầu từ khi báo Tuổi Trẻ, một tờ báo thuộc cơ
quan của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu có thể tự nuôi sống mình bằng
tiền mua báo và sự lựa chọn của độc giả bắt đầu từ năm 2003. Đến năm 2005, sau sự kiện
đó 2 năm, các báo khác buộc phải bước vào cuộc cạnh tranh tự nuôi sống mình đó cùng
với Tuổi Trẻ .Nền kinh tế báo chí thực sự đã có những biến động.
Cũng chính vì yêu cầu buộc phải đáp ứng được thị hiếu của bạn đọc đã khiến nội
dung thông tin Quốc Tế phải ngày càng phong phú, linh hoạt hơn thay vì những nội dung
thông tin gói gọn trong các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Internet đã trở thành một

đối thủ cạnh tranh ghê gớm với báo chí đặc biệt là về tính nhanh nhạy thời sự và sự
phong phú của thông tin.
Yêu cầu ngày một cao của bạn đọc đã buộc các trang thông tin Quốc Tế trên báo
viết phải thực sự chọn lọc hơn, ý nghĩa hơn, sâu sắc hơn và chuyên nghiệp hơn. Chính vì
đòi hỏi phải “chuyên nghiệp hơn” đó mà ở một số tờ báo lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh,


3
ban Quốc Tế đã được định hình và đã bắt đầu có các hoạt động thực sự chuyên biệt và
không còn bị xem là “đi kèm” như trước kia. Thông tin báo chí Quốc tế thực sự đã có ảnh
hưởng rất lớn đối với việc tiếp thu và giao lưu văn hoá của mọi tầng lớp nhân dân trong
nước, đặc biệt là giới trẻ. Không còn đơn thuần phục vụ nhu cầu “đọc cho biết” của
người dân như trước kia nữa, thông tin báo chí thực sự đã bắt đầu có những ảnh hưởng
sâu sắc đến sự phát triển, biến động của nền kinh tế. Từ năm 2005 trở về sau, biểu hiện
ảnh hưởng này thực sự rõ ràng hơn bao giờ hết.
Như vậy, trong nhu cầu bức thiết của một xã hội đang phát triển và tiến đến hội
nhập, báo chí Việt Nam buộc phải xây dựng một khu vực thông tin quan trọng nhưng mới
mẻ, đó chính là thông tin Quốc Tế. Ban Quốc Tế trong các tờ báo ra đời từ nguyên nhân
và những thúc đẩy đó.
Tuy nhiên, việc ra đời của ban Quốc Tế ở các tờ báo dể xây dựng và phục vụ bạn
đọc phần thông tin Quốc tế cũng phải lệ thuộc vào điều kiện cụ thể từ tự thân của các tờ
báo.

1.2 Điều kiện từ tự thân các tờ báo
Thực chất , cả ba tờ báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Sài Gòn Giải Phóng vốn đã là
những tờ báo ra đời từ rất lâu, Sài Gòn Giải Phóng vàTuổi Trẻ có hơn 30 năm bề dày
hoạt động, Thanh Niên là 20 năm. Ngay từ những ngày ra đời đầu tiên, các tờ báo này đã
có trang Quốc Tế với hoạt động chỉn chu, nội dung thông tin nước ngoài phong phú, có
người chuyên làm công tác biên tập và viết tin bài Quốc Tế. Có khác chăng là trong giai
đoạn trước đổi mới, thông tin Quốc Tế ở các toà soạn này chỉ xoay quanh khối các nước

Xã Hội Chủ Nghĩa mà trọng điểm là Liên Bang Xô Viết. Số lượng người sử dụng tiếng
Nga thành thạo lúc này cũng rất đông nên phần tin Quốc Tế chủ yếu khai thác từ báo chí
Liên Xô. Những năm sau này, trong thời kì đổi mới, thông tin Quốc Tế mới mở rộng ra
các quốc gia khác do có điều kiện về tài chính, các toà soạn mua thông tin, do có internet
các toà soạn dễ dàng khai thác thông tin từ mọi địa điểm của quả đất.
Những điều kiện từ tự thân các tờ báo được nêu ra dưới đây đã có từ những ngày
đầu tiên của cả 3 tờ báo.Điều kiện tiên quyết cho hoạt động của ban Quốc Tế ở ba tờ báo
sống được chính là những nhân tố này.
Một trong những điều kiện tự thân từ các tờ báo dễ dàng được thấy đó chính là ở
các toà soạn báo có bộ phận ban Quốc Tế riêng biệt thì ban Quốc Tế này có một đội ngũ


4
phóng viên giỏi một hoặc nhiều ngoại ngữ, đồng thời một hệ thống cộng tác viên, thông
tín viên người Việt ở nước ngoài, các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài , các cộng tác
viên là nhà báo nước ngoài cũng được các toà soạn này chú ý xây dựng.
Điều kiện kinh tế phát triển và chủ trương thân thiện, giao lưu với các nước trên thế
giới đã khiến việc đi lại giữa trong và ngoài nước không còn quá khó khăn như trước kia
nữa. Một bộ phận trí thức Việt trẻ ra nước ngoài du học, làm kinh doanh, du lịch, định
cư...đã trở thành nguồn tin gần gũi, thực tế và sâu sát cho các báo trong nước. Bản thân
các ngoại kiều này cũng vừa là đọc giả, vừa là nhà báo, họ chính là những cây bút “địa
phương” đắc lực cho ban Quốc Tế.Điều kiện thứ hai này là khả năng phổ biến và đại
chúng bản tin Quốc Tế để thông tin đến với bạn đọc người Việt gần gũi, thú vị thay vì
việc bạn đọc chỉ biết “đọc chay” những thông tin tổng hợp từ các tờ báo nước ngoài.

2.

Giới thiệu trang tin Quốc Tế và ban Quốc Tế ở ba tờ báo

2.1 Trang tin “Thời sự Quốc Tế” trên báo Thanh Niên

Ở báo Thanh Niên, trang tin Quốc Tế đã ra đời từ năm 1986, năm bắt đầu của thời kì
đổi mới và cũng là khoảng thời gian tờ báo mới ra đời.Số báo đầu tiên ra ngày 03 tháng
01 năm 1986, có tên gọi “Tuần tin Thanh Niên”. Lúc đó báo Thanh Niên chỉ là tờ tuần
tin của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam nhưng đã mang bóng dáng của 1 tờ báo
thực sự chuyên nghiệp và có đầu tư trong nội dung. Và cũng từ những số đầu tiên, năm
1986, tờ báo đã có những phần tin Quốc Tế viết rất chi tiết, có hẳn 1 trang Quốc Tế riêng
biệt và những trang bài viết về sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, đọc sách... Các bài báo
trong thời kì này (đặc biệt là các vấn đề khoa học, nghệ thuật) đều chỉ là những bài dịch
trực tiếp và nguyên văn từ báo nước ngoài, được trình bày trên một trang báo khổ A3 lớn
và không ngắt đoạn.Các bài báo về chính trị,xã hội phần lớn hướng về các nước Xã Hội
Chủ Nghĩa, đả kích Mỹ và ca ngợi hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa lúc bấy giờ.Tuy nhiên có
một điều đặc biệt là ở tờ báo này, trang “tri thức và sức mạnh” là những bài dịch khoa
học có giá trị và rất chỉn chu về nội dung lẫn hình thức, đem lại lượng tri thức hữu ích
cho bạn đọc rất nhiều. Nguồn tin của báo lúc đó chủ yếu là từ các hãng tin, tờ báo :
U.R.S.S(Liên Xô), La Culture et la Vie(Pháp), Soviet Union(Liên Xô), Newsweek(Mỹ),
Obzor (Bungari), L’Humanite (Pháp)...Những người viết trang tin Quốc Tế lúc đó chủ
yếu giỏi tiếng Pháp và tiếng Nga, tuy nhiên cũng có một số phóng viên biết tiếng Anh.


5
Hiện nay báo Thanh Niên có 20 trang. Trong đó tờ báo dành 2 trang cho thông tin quốc
tế là trang 13 và trang 20, có tên “Thời sự quốc tế”, với những ưu ái đặc biệt dành cho
nội dung thông tin Quốc Tế trang 20 gồm khoảng 3 tin, 1 bài lớn, 1 chùm tin nhỏ về sức
khoẻ. Trang 13 gồm 1 bài lớn đến khoảng hơn 1000 từ và 3 tin nhỏ. Bài viết ở trang 13
thiên về thông tin lạ, độc đáo, không mang tính “nóng” về thời gian như trang 20. Những
vấn đề trên trang 20 thường được khai thác rất sát những vấn đề thời sự, những ảnh
hưởng đến đời sống người Việt Nam.Những bài viết quan sát, bình luận thường được đặt
ở trang 20 với vị trí cuối trang nhưng trang trọng và được tô màu khác với cả trang để
gây sự chú ý cho bạn đọc


2.2.Báo Sài Gòn Giải Phóng và Sài Gòn Giải Phóng 12 giờ với phần
thông tin quốc tế
Báo Sài Gòn Giải Phóng lại có một lịch sử khác hơn nhiều với tư cách là một tờ báo
của thành phố, là tiếng nói của Đảng và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và là một tờ
báo chính chương, thành lập ngày 05 tháng 05 năm 1975. Đến cuối năm 1975, khi khoá
học phóng viên đầu tiên cho những sinh viên trúng tuyển vào báo kết thúc, các ban được
tổ chức và phân chia. Ngay từ những ngày đó, ban Quốc Tế đã ra đời. Đặc biệt, thời gian
sau này, ngoài các ấn phẩm thông tin hàng ngày, báo Sài Gòn Giải Phóng còn thực hiện
tờ Tin nhanh khi quốc tế có sự kiện đặc biệt được đông đảo bạn đọc quan tâm và muốn
được thông tin nhanh, kịp thời. Đó là các tờ Tin nhanh về Chiến tranh Vùng Vịnh năm
1991, các tờ Tin nhanh về giải vô địch bóng đá thế giới các năm 1994, 1998,
SEAGAMES 18,19,20.
Tháng 04 năm 1986, tổ Quốc Tế- trong nước thành một bộ phận độc lập, chỉ chuyên
trách thực hiện phần tin quốc tế. Trong khoảng giai đoạn này, phần tin quốc tế vẫn còn
rất hạn hẹp vì “đất” ít, chỉ có tin và ảnh, đa số bài viết chỉ lấy từ Thông tấn xã Việt Nam
hoặc các báo bạn. Các bài viết cũng hầu hết chỉ khai thác, dịch từ các báo Liên Xô là
chính. Đặc biệt, có một nguyên tắc “bất thành văn” đã tồn tại khá lâu trong hoạt động
thông tin quốc tế ở tờ báo này đó là “không tự ý viết bình luận quốc tế”2. Đến năm 1989,

2

Tường Long, Thời sự quốc tế tưng bừng khởi sắc, kỉ yếu 25 năm báo Sài Gòn Giải Phóng, 2000, trang
92


6
tình trạng này mới dần được “dỡ bỏ” trước quyết tâm và chỉ thị chính thức của tổng biên
tập Tuấn Việt.
Sau ngày, trong giai đoạn đổi mới, với sự hỗ trợ thông tin của các phương tiện kĩ thuật
hiện đại như ăng ten Parabol, internet, thông tin thời sự quốc tế của báo đã không còn bị

chậm trễ quá so với nhịp độ thời sự quốc tế, và hiện nay đã tương đương với thời gian sự
kiện nhờ mạng lưới internet.
Trong giai đoạn tờ báo có 4 trang,phần tin thời sự quốc tế nằm ở ngoài trang cuối. Sau
này, khi tăng trang thành 6 trang, phần tin này trở nên có hai phần, một nằm ngoài trang
6 và một nằm ở nửa trang 4. Các nội dung thông tin quốc tế cũng phong phú hơn, trước
kia chỉ có tin và ảnh thì nay có thêm các mục “Thế giới tuần qua”(Số Chủ Nhật) và “mở
cửa nhìn ra thế giới” với sự góp mặt đông đảo của độc giả, cộng tác viên cùng nhau thực
hiện. Khi tờ báo nâng lên 8 trang thì ở trang 8 là mục “Theo dòng thời sự”, trang 6 là
mục “Thế giới hôm nay”.Một số mục khác cũng được bổ sung để làm phần tin quốc tế
phong phú hơn như “Thế giới muôn màu”, “Bạn có biết”, “Chuyện hậu trường”...
Năm 2006, ấn bản Sài Gòn Giải Phóng 12 giờ,bản tin chiều đầu tiên của cả nước ra đời.
Cho đến hiện nay, ban Quốc Tế vẫn là nơi thực hiện cùng lúc bản tin chiều này và ấn
bản Sài Gòn Giải Phóng ngày.
Nếu như thông tin thời sự quốc tế trên Sài Gòn Giải Phóng ngày mang nặng nhiều tính
chính trị, với những thông tin quan trọng, ít nhiều ảnh hưởng mạnh tới thế giới thì bản
tin “12 giờ” mang những tin quốc tế ngắn, nhẹ nhàng, thiết thực và gần gũi hơn với cuộc
sống của người dân.
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ khảo sát hoạt động của ban Quốc Tế của báo gắn liền với
hai ấn phẩm này vì hiện nay ban Quốc Tế chỉ chịu trách nhiệm thực hiện hai tờ báo này
của toà soạn mà thôi.

2.3 Trang “Thế giới hôm nay” báo Tuổi Trẻ
Đối với báo Tuổi Trẻ, chúng tôi căn cứ theo tài liệu của luận văn tốt nghiệp chuyên
ngành Báo Chí năm 2004 của sinh viên Triệu Thanh Lê (khoá 2000-2004) có nội dung:
“Thông tin thời sự quốc tế trên báo in, báo hình, báo trực tuyến ở TP.HCM hiện
nay”.Tác giả Triệu Thanh Lê đã khái quát lịch sử của trang tin Quốc Tế tại báo Tuổi Trẻ
như sau: “Báo Tuổi Trẻ ra đời vào ngày 02-09-1975. Trong những năm đầu, từ 1975-


7

1980, do đặc trưng của tuần báo, Tuổi Trẻ chỉ đăng tải những vấn đề quốc tế chứ không
đăng tải thời sự quốc tế.”3 “Lúc đó, trang tin về các vấn đề quốc tế này do tổ Biên Dịch
phụ trách.Thông tin quốc tế được biên dịch từ những tờ báo đặt mua ở nước ngoài và từ
tivi (chương trình truyền hình của Liên Xô qua vệ tinh Hoa Sen).
Sau những năm 1990, tổ Biên Dịch được nâng lên thành Tổ Quốc Tế.”4 Tác giả Triệu
Thanh Lê nhận xét việc nâng cao vai trò của mảng thông tin Quốc Tế là để “không chỉ
biên dịch mà còn phải đưa các quan điểm, nhận định riêng vào tin, bài”.
Khi xem xét nội dung thông tin Quốc Tế từ 3 tờ báo lớn ở thành phố Hồ Chí Minh,
chúng tôi đã tham khảo luận văn tốt nghiệp cử nhân báo chí của sinh viên Triệu Thanh
Lê, khoa Ngữ Văn và Báo Chí, đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM, khoá
2000-2004. Trong luận văn của mình, Triệu Thanh Lê đã trình bài nội dung thông tin và
nguồn tin Quốc Tế trên báo Tuổi Trẻ trong năm 2004.
Trong thời gian chúng tôi khảo sát là năm 2005 và một số thời điểm sau này, có những
nội dung đã thay đổi rất cơ bản trên báo Tuổi Trẻ. Khi Triệu Thanh Lê khảo sát, trang
Quốc Tế trên báo Tuổi Trẻ chủ yếu hướng mạnh đến thời sự chính trị xã hội, về những
điểm nóng trên thế giới và những thông chính trị trong các quốc gia thuộc khối ASEAN
(có liên quan, ảnh hưởng và tương quan gần gũi với Việt Nam). Tuy nhiên, từ năm 2005
đến về sau này, thông tin Quốc Tế trên trang báo của Tuổi Trẻ đã thực sự có bước
chuyển rất mạnh mẽ. Đó là trang Quốc Tế còn chứa rất nhiều thông tin đặc biệt, thú vị,
sâu sắc, mang những ảnh hưởng nhân văn to lớn đến đời sống tinh thần Việt chứ không
chỉ khô khan là một bản tin Quốc Tế. Những bài viết cảm nhận về những thay đổi chính
trị (như những “Thư Băng Cốc”, “Thư Thuỵ Sĩ”, “cà phê Chiều Thứ Bảy”) hay chỉ là
những câu chuyện nhỏ ở một nơi nào đó xa xôi trên thế giới về một hoạt động bảo vệ
môi trường, về một thông điệp yêu thương trong cộng đồng toàn cầu, về một số phận
con người bình thường nào đó đã ảnh hưởng và làm thay đổi cuộc sống, suy nghĩ và
hành động của hàng triệu người trên trái đất này.
Những vấn đề khoa học, môi trường, từ thiện... cũng đã được chú ý và các bài viết bình
luận nhiều lên hơn hẳn với sự tham gia của cộng đồng bạn đọc rộng lớn trên toàn thế
3


Triệu Thanh Lê, Thông tin thời sự quốc tế trên báo in, báo hình, báo trực tuyến ở TP.HCM hiện
nay,khoá luận tốt nghiệp cử nhân báo chí, 2004, trang 31
4
Triệu Thanh Lê, Thông tin thời sự quốc tế trên báo in, báo hình, báo trực tuyến ở TP.HCM hiện
nay,khoá luận tốt nghiệp cử nhân báo chí, 2004, trang 32


8
giới đang đọc và ủng hộ Tuổi Trẻ. Những bài viết mang tính chất dịch, viết lại, tổng hợp
chỉ còn tập trung ở phần tin tức, thời sự Quốc Tế.
Trang thông tin “Thế giới hôm nay” của báo Tuổi Trẻ không có một giới hạn, khuôn khổ
nào về số lượng thông tin, độ dài của thông tin... mà rất linh động nhằm có thể đặt những
bài viết, thông tin lớn nhỏ khác nhau trong những thời điểm khác nhau ở những vị trí cân
xứng về tầm quan trọng.
Có những ngày có thông tin đặc biệt quan trọng thì cả trang lớn của “Thế giới hôm nay”
sẽ chỉ là một hoặc hai bài viết lớn về sự kiện đó mà không cần thêm bất cứ thông tin nào
khác.Còn những khi không có sự kiện nào đặc biệt xảy ra thì cứ một trang tin “ Thế giới
hôm nay” sẽ có khoảng ba hoặc bốn tin vắn “Tin nhận lúc 0 giờ” chỉ vài chục chữ, một
phần tin đối ngoại “Việt Nam-các nước” khoảng từ 100 đến 200 chữ, ba hoặc bốn tin
ngắn 200 đến 300 chữ, một vài tin vắn trong mục “Tin vắn”....

2.4 Những chuyển biến trong nội dung thông tin và hoạt động của ban
Quốc Tế
Sự chuyển biến về nội dung dễ thấy nhất ở cả ba tờ báo là trước kia thông tin mang
nhiều tính một chiều, chỉ hướng về các nước xã hội chủ nghĩa và phần nhiều sử dụng bài
viết ít sửa đổi, biên tập cho phù hợp với người Việt Nam.Động tác biên tập lại, đưa vào
các quan điểm nhận định riêng làm bản tin Quốc Tế phù hợp hơn cho người Việt Nam,
phù hợp hơn cả với thời gian bài báo được sử dụng.
Từ năm 2005 đến những năm sau này, hoạt động của ban Quốc Tế ở Thanh Niên và
Tuổi Trẻ có những thay đổi rất căn bản. Vì yêu cầu bắt buộc của giai đoạn bùng nổ

thông tin hiện tại và sự ra đời của hàng loạt tờ báo, đặc biệt trên địa bàn TP.HCM, các tờ
báo cũng buộc phải làm mới chính mình và thông tin đến với bạn đọc buộc phải hấp dẫn
và có tính “độc quyền” hơn dành cho bạn đọc. Tuy nhiên tạo ra sự “độc quyền” này thực
sự không dễ dàng vì thông tin trên Internet mà các báo khai thác từ các tập đoàn thông
tin lớn như CNN, AP, AFP... đều là phổ thông- tức mọi người đều có thể truy cập và tìm
kiếm dễ dàng bằng các bộ máy tìm kiếm khổng lồ như GOOGLE5 hay YAHOO!6 .
Chính vì thế Tuổi Trẻ và Thanh Niên đã sử dụng các thông tín viên, cộng tác viên và các

5
6

www.google.com
www.yahoo.com


9
mối quan hệ của riêng mình đối với những thông tin lớn, quan trọng, có ảnh hưởng đến
người Việt Nam để có được những bài viết “độc quyền”, với những thông tin nóng hổi,
độc đáo bên cạnh những sự kiện chính được thông tin ấy.
Chẳng hạn như khi phóng viên Đỗ Hùng của báo Thanh Niên phải sang Thái Lan và
Srilanka công tác sau khi vụ sóng thần Tsunami xảy ra thì báo Thanh Niên đã nhờ được
chính gia đình cầu thủ Kiatisak (người Thái Lan) giúp đỡ về tiền bạc và đi lại cùng một
số thông tin để phóng viên này thuận lợi hơn trong tác nghiệp.
Báo Tuổi Trẻ lại có một lực lượng cộng tác viên là sinh viên, trí thức, nhà khoa học tại
một số quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Đan Mạch, Thụy Điển... luôn sẵn sàng có
bài viết cho toà soạn khi trong những quốc gia đó xảy ra các sự kiện đặc biệt như trong
thời gian đảo chính tại Thái Lan, hay một vấn đề về tự do ngôn luận tại Đan Mạch sau
khi ở nước này xuất hiện một bộ phim về đời tư thủ tướng đương nhiệm nước này.. .
Sài Gòn Giải Phóng lại có những nguồn tin riêng của Thông Tấn Xã Việt Nam mà khi
cần bài trong những sự kiện đặc biệt mà phóng viên của tòa soạn không thể sử dụng bài

viết từ thông tin trên Internet .Khi đó những phóng viên đang làm tại Thông Tấn Xã Việt
Nam có quan hệ riêng với toà soạn sẽ viết bài theo “đặt hàng” của toà soạn.
Cùng với những thuận lợi và đặc điểm hoạt động riêng của từng toà soạn như vậy, mỗi
toà soạn đều cố gắng phát huy tối đa tiềm lực sẵn có của mình để có được thông tin quốc
tế với độ chính xác cao, nhanh nhạy, hấp dẫn và có ảnh hưởng tốt đến đời sống tri thức
người Việt Nam. Sự năng động thông tin đó đã góp phần giải quyết tình trạng nghèo
thông tin, báo chí không theo kịp internet và các phương tiện truyền thông khác... Cách
làm mà ba tờ báo chúng tôi khảo sát đã cho thấy tầm nhìn chiến lược của họ đối với
thông tin thời sự quốc tế-vốn đang ngày càng trở nên cần thiết hơn trong giai đoạn kinh
tế hội nhập này. Ngày nay, Việt Nam đã thực sự nằm trong guồng máy của thế giới, với
tất cả những chuyển biến và thay đổi, với phát triển kinh tế và cả những tác động chính
trị. Thông tin thời sự quốc tế theo kịp văn hoá đọc, văn hoá mạng sẽ góp phần chỉnh đốn,
định hướng thông tin và giữ vững an ninh thông tin cho đất nước.

Tóm lại


10
Tiềm lực sẵn có cộng với những yếu tố khách quan của thời đại đã là những nhân tố
thúc đẩy sự phát triển mạnh của ban Quốc Tế ở các tờ báo ở TPHCM, đặc biệt là với
những tờ báo có vị trí vững vàng trong cả nứơc như Thanh Niên, Sài Gòn Giải Phóng.
Vị trí của ban Quốc Tế dần được khẳng định, bản tin Quốc Tế đã trở thành món ăn “hội
nhập” không thể thiếu của người dân. Đi cùng với nhu cầu đó của bạn đọc, đòi hỏi của
công nghệ kĩ thuật hiện đại như truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, internet... cũng đã
buộc báo chí phải vươn lên trong cuộc cạnh tranh thông tin đầy khắc nghiệt của kỉ
nguyên thông tin này.
Từ những bước nhảy vọt trong xã hội đó, yêu cầu của sự phát triển đòi hỏi ban Quốc
Tế phải phát triển không ngừng .Và một yếu tố trong sự phát triển đó mang ý nghĩa
trung tâm mà không một toà soạn nào không chú ý : NHÂN TỐ CON NGƯỜI.


Chương 2

Đào tạo nguồn nhân lực cho ban
Quốc Tế ở các tờ báo ở TPHCM
1. Phương thức tuyển phóng viên ban Quốc Tế trong năm 2005
Nguồn phóng viên ở các báo ở Thành Phố Hồ Chí Minh được tuyển vào làm ở ban Quốc
Tế chủ yếu là các phóng viên đến từ các trường đại học Sư Phạm, đại học Ngoại ngữ với
chuyên ngành là tiếng nước ngoài. Khả năng sử dụng ngoại ngữ của các phóng viên từ
các nguồn này rất tốt.Họ sử dụng ngoại ngữ nhuần nhuyễn và thuần thục, đặc biệt là với
ngôn ngữ báo chí. Ngôn ngữ báo chí nước ngoài vốn được sử dụng khá phức tạp và ít
nhiều mang tính địa phương, với những nội dung thông tin và cách xử lí cũng theo một


11
cách hoàn toàn riêng biệt. Các phóng viên này, một phần do kinh nghiệm đã từng học ở
trong các trường, một phần do tự đầu tư tìm hiểu, đã xử lí thông tin rất tốt khi chuyển
ngữ.
Tại báo Sài Gòn Giải Phóng vài năm trước đây còn có những cán bộ, phóng viên kì cựu
trong ban Quốc Tế để hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ các phóng viên ban Quốc Tế.
Tuy nhiên, những năm gần đây, một vài người đã nghỉ hưu, một số thì chuyển sang các
ban khác. Tại báo Sài Gòn Giải Phóng chỉ còn cô Nguyễn Thị Lệ (trưởng ban) là người
có thâm niên công tác lâu nhất cùng với một số phóng viên đã trưởng thành qua lớp
người đào tạo trước, trong số họ có người đã công tác tại ban gần 10 năm. Hiện nay tại
báo có một phóng viên mới, đã qua một năm thực tập và chọn lựa và vừa kí hợp đồng
làm việc chính thức với báo.
Tại báo, khi phóng viên mới được tuyển vào sẽ là tuyển chung. Sau khi hoàn tất 1 khoá
học ngắn về báo chí và các kĩ năng nghề nghiệp, những phóng viên này sẽ được đưa về
các ban để thực tập, không phân chia theo sự lựa chọn mà các phóng viên sẽ đi qua hầu
hết các ban. Khi hoàn tất thời gian thực tập, toà soạn sẽ sắp xếp theo năng lực đã được
đánh giá trong thời gian thực tập hoặc cũng có trường hợp việc phóng viên về làm ở ban

nào là theo nguyện vọng của riêng họ, dĩ nhiên họ phải đạt đủ yêu cầu mà ban đó yêu
cầu. Với ban Quốc Tế, yêu cầu tiên quyết vẫn là ngoại ngữ.
Tiếp đó, phóng viên sẽ phải làm việc liên tục một thời gian dài để chứng tỏ được năng
lực thực sự của mình với công việc.Nếu ban cảm thấy phóng viên đã thực sự vững sau
thời gian thử việc đó, hợp đồng lao động đầu tiên có thời hạn 6 tháng sẽ được kí kết.
Tiếp theo, nếu công việc tốt đẹp, các hợp đồng 1 năm, 3 năm, rồi không thời hạn sẽ được
kí kết.
Cách làm trên đây của báo Sài Gòn Giải Phóng giải quyết được vấn đề rất quan trọng
của một tờ báo, đó là vấn đề định hướng cho các phóng viên mới, chưa quen việc khi
mới vào nghề. Những phóng viên kì cựu, đồng thời cũng là những người thầy. Những kĩ
năng tác nghiệp còn rất mới và nhiều khi khác với những gì mà họ đã học trong trường
trước kia sẽ dần được chuyển tải qua bài viết.
Chẳng hạn, như anh Lê Việt Anh, phóng viên ban Quốc Tế của báo Sài Gòn Giải Phóng,
đã có thâm niên 8 năm làm việc trong ban Quốc Tế, cho biết nếu không làm quen công
việc viết thông tin Quốc Tế thì sẽ không để ý rằng khi viết tên các quốc gia liền kề nhau


12
theo kiểu liệt kê thì không thể viết “Mỹ, Anh, Trung Quốc, Hồng Kông” vì nhà nước ta
đặt quan hệ với Trung Quốc và ủng hộ chính sách “một Trung Quốc”, chống li khai.Nếu
viết tên “Hồng Kông” cạnh “Trung Quốc” nghĩa là xem đây là hai quốc gia ngang hàng.
Dù có báo nước ngoài viết thế thì baó chí nước ta vẫn phải luôn tuân thủ nguyên tắc này
mà viết “Mỹ, Anh, Trung Quốc, đặc khu Hồng Kông”.
Rất nhiều “tai nạn nghề nghiệp” kiểu này dễ dàng xảy ra khi các phóng viên mới còn
chưa thực sự quen với công việc phải thẩm định lại góc nhìn của người viết trên các báo
nước ngoài khi biên dịch lại sang tiếng Việt. Để khắc phục những điều này chỉ có các
phóng viên đã quen nghề, có lập trường chính trị vững vàng và quan điểm chính trị đúng
đắn, sâu sắc mới có thể làm được.Và báo Sài Gòn Giải Phóng đã giải quyết rất tốt khâu
“đào tạo” rất thực tế này.
Với báo Thanh Niên lại khác hơn, yêu cầu tuyển phóng viên của Thanh Niên hiện nay đã

rất khác trước. Trước đây, toà soạn báo Thanh Niên chấp nhận tuyển phóng viên chưa
quen nghề vào, miễn là có một số năng lực đặc trưng cần thiết, sau đó vào toà soạn sẽ
được hướng dẫn từ từ từ các bạn đồng nghiệp và các phóng viên đàn anh. Tuy nhiên, từ
sau năm 2005, báo Thanh Niên đã không còn nguyên tắc này mà buộc phóng viên, nếu
đã được tuyển vào nghĩa là vào có thể làm việc ngay.
Thiết nghĩ, yêu cầu này ở một toà soạn lớn như Thanh Niên là rất cần thiết để theo kịp
tiến độ tin bài và nhịp độ công việc. Đồng thời, việc yêu cầu cao hơn này cũng sẽ giúp
Thanh Niên tuyển được những phóng viên đã thực sự làm công tác báo chí trước đó, có
kinh nghiệm và không tốn thời gian đào tạo.Tuy nhiên, việc này phần nào cũng làm ảnh
hưởng đến phong cách của báo,các phóng viên đã quen tay nghề ở các báo khác ấy phải
tập lại nhiều thứ và tự thích nghi với những thay đổi về phong cách, cách lựa chọn thông
tin... ở báo này.
Hiện nay, tại toà soạn báo Thanh Niên có phóng viên Trùng Quang thuộc diện như thế.
Trước đây anh là phóng viên của Saigon Times, làm công việc dịch thuật tin bài từ tiếng
Việt sang tiếng Anh.Giờ đây, khi là phóng viên của Thanh Niên, anh lại phải làm 1 công
việc ngược lại, với nhiều khác biệt về cách viết, cách sử dụng kết cấu bài...
Với Tuổi Trẻ, một tòa sọan lớn, chúng tôi đã gặp một cách tuyển phóng viên ít nhiều khá
chặt chẽ. Phương thức chính vẫn là thi tuyển, phóng viên phải trải qua một đợt thi tuyển
khá gắt gao về các nội dung: nghe đài tiếng Anh, viết tiếng Anh, nói tiếng Anh và các


13
phần thi về viết tin tức qua các thông tin nghe, nói ấy. Sau khi đã đựơc chọn (như phóng
viên Sơn Nguyễn cho biết thì trong đợt thi tuyển của anh, hơn 200 thí sinh dự thi nhưng
chỉ có gần 50 thí sinh được giữ lại, học các lớp cơ bản báo chí rồi sau đó tiếp tục thực
tập , làm việc thì chỉ còn lại có 4 người và cuối cùng chỉ còn lại 2 người được giữ lại tại
báo và làm việc lâu dài đến nay.). Những con số ấy đủ cho thấy sự khắc nghiệt và mức
độ hấp dẫn mà báo Tuổi Trẻ đem đến cho phóng viên và cả bất cứ ai mê nghề báo.
Sau khi vượt qua được những bài thi, thời gian kiểm tra và vượt qua cả những thí sinh
khác, người được giữ lại báo vẫn phải tiếp tục chịu áp lực với công việc của một phóng

viên tập sự-nghĩa là phải luôn luôn tiến bộ, luôn luôn cố gắng vì những gì họ vừa đạt
được chỉ mới là sự bắt đầu. Chỉ chừng nào những “phóng viên tập sự” này thực sự sẵn
sàng, nghĩa là đã qua thời gian thử thách và qua cả những giúp đỡ, dạy dỗ mà những
người đi trước truyền lại cho họ, họ mới được bước chân vào con đường thực sự của
công việc mà một nhà báo phải đeo đuổi.
Có một điều khi tiếp xúc với các phóng viên tại báo Tuổi Trẻ mà chúng tôi nhận thấy là
họ rất trẻ nhưng thực sự rất năng động và rất chuyên nghiệp. Một phóng viên chỉ vừa
bước qua thời gian tập sự tại báo cũng có thể viết những bài viết rất hay, có khai thác,
tìm tòi và khám phá ấn tượng không thua bất cứ một phóng viên nào khác đã làm việc
lâu năm tại báo. Như phóng viên Hiếu Trung, anh còn rất trẻ và mới chỉ có thời gian gần
một năm rưỡi bước chân vào làm việc tại báo nhưng đã được cử đi tác nghiệp tại
Lebanon (Ly-Băng) khi bắt đầu nước này bị Israel đánh phá và Indonesia sau cơn động
đất khủng khiếp năm 2006.

2. Những tiêu chí chọn lựa phóng viên vào làm việc ở ban Quốc Tế ở các
toà soạn
Tại mỗi toà soạn, công việc tuyển phóng viên có những đặc điểm riêng và những tiêu chí
lựa chọn rất riêng. Tuy nhiên, trong phần này, qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi quyết
định khảo sát kĩ lưỡng hơn về 4 nội dung tiêu chí mà cả 3 tòa soạn đều quan tâm nhưng
mức độ khác nhau và đây cũng là những nội dung cơ bản sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả
năng tác nghiệp của phóng viên của ban Quốc Tế. Đó là : yêu cầu về ngoại ngữ, yêu cầu
về nghiệp vụ báo chí, yêu cầu về kiến thức chuyên môn phụ trách, yêu cầu về khả năng
sử dụng thiết bị kĩ thuật cao và tự vạch kế hoạch khi tác nghiệp ở xa.


14
Công việc về báo chí là một công việc mà ai cũng có thể làm nếu đam mê và có trau dồi.
Chính bởi thế, phóng viên làm việc ở các tờ báo ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có rất
nhiều người làm “trái nghề” so với ngành mình đã học.Tại ban Quốc Tế ở cả ba tờ báo
được khảo sát, phần đông phóng viên làm việc chuyên nghiệp về ngoại ngữ hoặc tốt

nghiệp đại học một ngành ngoại ngữ ra.
Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh, đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM
vẫn là nguồn cung cấp cử nhân báo chí chính cho các toà soạn. Tuy nhiên, tại ban Quốc
Tế, tỉ lệ phóng viên tốt nghiệp báo chí đặc biệt lại không cao.
Tại Thanh Niên chỉ có phóng viên Trùng Quang đã tốt nghiệp Báo Chí , nhưng là sau khi
anh đã làm việc ở các báo một thời gian lâu. Còn tại Sài Gòn Giải Phóng, cũng chỉ có
trưởng ban Nguyễn Thị Lệ học Văn khoa ra và phóng viên Thuỵ Vũ vừa tốt nghiệp Báo
Chí tại chức. Tuổi Trẻ hiện nay hoàn toàn không có phóng viên tốt nghiệp cử nhân Báo
Chí làm việc tại ban Quốc Tế mà hầu hết là các phóng viên ngành ngoại ngữ, ngoại
thương đang công tác tại ban.
Ngoài yêu cầu về ngoại ngữ ra, tại cả 3 toà soạn này, yêu cầu về khả năng viết báo cũng
được đặt ra tuy có những mức độ khác biệt. Duy có 1 điểm chung là phóng viên ban
Quốc Tế khi viết bài không phải là dịch, không phải sao chép nguyên xi mà là tổng hợp,
khai thác, viết theo quan điểm của tờ báo mình. Tại Sài Gòn Giải Phóng, yêu cầu về khả
năng viết báo được thẩm định sau thời gian thực tập, yêu cầu này mang tính quyết định
cao về khả năng được giữ lại công tác của phóng viên tập sự vì dù có làm ở ban nào thì
phóng viên đều phải viết thông thạo. Còn tại Thanh Niên, ngay khi qua khỏi thời kì thực
tập (như trước kia) và đã được chọn qua kì thi thì chắc chắn phóng viên đã phải có khả
năng viết. Khi vào ban Quốc Tế, công tác có thể khác đôi chút nhưng khả năng ngoại ngữ
cộng với khả năng viết nhanh chóng giúp phóng viên thích nghi.
Tại báo Tuổi Trẻ, như chúng tôi đã trình bày quá trình thi tuyển phóng viên đã nói ở phần
1.1 của chương này,chúng ta có thể thấy yêu cầu về ngọai ngữ (đặc biệt là tiếng Anh, là
yêu cầu hàng đầu và hòan thiện nhất mà báo này yêu cầu phóng viên phải đạt được(như
phần thi nghe, nói, đọc, viết tin...). Khi khảo sát một số phóng viên tại ban,tất cả những
phóng viên này đều sử dụng tiếng Anh rất chuyên nghiệp - tốt nghiệp ngành Tiếng Anh
các trường đại học về ngọai ngữ hoặc các ngành chuyên về ngôn ngữ. Chúng tôi đặc biệt
đánh giá cao yêu cầu phóng viên phải “mạnh” tòan diện về ngôn ngữ và phải có khả năng


15

sử dụng tốt ngôn ngữ khi tác nghiệp ngoài môi trường toà soạn mà Tuổi Trẻ đã đặt ra.Về
nghiệp vụ báo chí, toà soạn báo Tuổi Trẻ là nơi thường xuyên có các khoá học ngắn hạn
về kĩ năng tác nghiệp, nâng cao trình độ... giúp các phóng viên, ngoài sự thích nghi và tự
học tập trong thực tế theo kiểu “nghề dạy nghề” còn có thể thích nghi bằng những kiến
thức nghề nghiệp trên lý thuyết.
Khi được hỏi về yêu cầu nghiệp vụ báo chí của phóng viên ban Quốc Tế, cô Nguyễn Thị
Lệ, trưởng ban Quốc Tế báo Sài Gòn Giải Phóng cho rằng : “nghiệp vụ báo chí rất quan
trọng với phóng viên của ban nên ngay từ ngày đầu được tuyển vào, phóng viên đã phải
học một khoá học bắt buộc về báo chí do toà soạn tự tổ chức và soạn thảo giáo trình. Sau
khóa học nhỏ này thì những kĩ năng cơ bản nhất của nghề báo đã được phóng viên hiểu
và thực hành. Những kinh nghiệm nghề nghiệp còn lại sẽ được truyền đạt qua thực tế bởi
những đàn anh.”
Như vậy, tại cả ba toà soạn, yêu cầu nghiệp vụ cơ bản nhất cho phóng viên của ban Quốc
Tế vẫn là khả năng ngoại ngữ vững vàng, chuyên nghiệp. Yêu cầu về nghiệp vụ báo chí
sẽ được tính đến thứ hai.Còn hiện tại, tại các toà soạn báo, phương tiện kĩ thuật cao mà
các phóng viên thường sử dụng nhất vẫn chỉ là Máy tính có kết nối internet, kĩ thuật
truyền hình ảnh và tin bài về toà soạn qua internet. Các phương tiện này ít nhiều là
phương tiện kĩ thuật cao nhưng đã ở mức rất phổ biến, đặc biệt là đối với những người
làm công việc về thông tin thì càng phải thông thạo. Các phương tiện này không khó sử
dụng, không khó trang bị nên tất cả các phóng viên tại ban Quốc Tế ở 3 tờ báo đều sử
dụng rất chuyên nghiệp.Còn về kĩ năng tác nghiệp ở nơi xa, chúng tôi sẽ đề cập đến điều
này kĩ lưỡng hơn trong phần về tác nghiệp của phóng viên vì nội dung này không được
chú ý trong đào tạo phóng viên ở cả hai toà soạn mà đơn thuần chỉ là “nghề dạy nghề” tức trong quá trình tác nghiệp, tự phóng viên sẽ học được qua hướng dẫn của đàn anh đi
trước.
Có một tiêu chí chọn lựa nữa đối với phóng viên làm việc tại ban Quốc Tế, đó chính là
kiến thức về chuyên môn mảng thông tin họ phụ trách. Thực ra đây lại chính là tiêu chí ít
được quan tâm nhất tại 3 toà soạn vì nói chung, thông tin Quốc Tế mà báo chí cung cấp
hiện nay mang tính phổ thông là chính (vì phải phục vụ số đông bạn đọc và mức dân trí
chưa cao) chứ chưa có gì quá chuyên nghiệp, chuyên môn. Chính vì thế, nói chung tại cả
ba toà soạn tiêu chí này ít được chú ý. Tuy nhiên, sau quá trình khảo sát, chúng tôi cũng



16
đã thấy rất rõ yêu cầu chuyên môn này ảnh hưởng khá lớn đến nội dung thông tin mà
phóng viên trình bày.
Khi đặt các câu hỏi đến các phóng viên tại Sài Gòn Giải Phóng về vấn đề ngôn ngữ,
phóng viên Lê Việt Anh đã cho một ví dụ về cụm từ “Taxi Way” mà 1 báo đã dịch sai
thành “đường chạy của xe taxi” trong 1 bài viết về vụ việc một chiếc máy bay đáp sai
đường. Phóng viên Lê Việt Anh cũng lưu ý rằng “Taxi way” đơn giản chỉ là 1 dải đường
tại sân bay cho các máy bay khi đáp xuống sẽ đi vào đó, chiếc máy bay trong bài viết đã
đi lạc sang đường dành cho máy bay khác chứ không phải lạc vào đường taxi. “Điều này
thì chỉ dựa vào kinh nghiệm thôi, nhiều khi từ có nhiều nghĩa lắm”- anh Lê Việt Anh cho
biết về những “tai nạn nghề nghiệp” kiểu như thế. Thực ra, anh Lê Việt Anh là người làm
việc chuyên nghiệp về dịch thuật từ trước khi làm báo nhiều năm nên những kinh nghiệm
như thế này nhiều vô kể và rất quan trọng. Tuy nhiên,chỉ một chuyện nhỏ thế thôi nhưng
đã cho thấy sự chuyên nghiệp của phóng viên này.
Chính phóng viên Sơn Nguyễn của báo Tuổi Trẻ cũng thừa nhận, do công việc dồn dập
và nội dung thông tin hàng ngày lại chỉ là thông tin phổ thông, có bề rộng nhưng không
có chiều sâu nên vai trò của phóng viên có chuyên ngành về lĩnh vực thông tin vẫn chưa
thực sự được chú ý đúng mức. Phóng viên này cũng cho biết, khi làm việc trong môi
trường nhiều áp lực và cường độ công việc như vậy, có muốn dành thời gian lo kiến thức
chuyên môn cũng rất khó khăn.

3. Đào tạo phóng viên ban Quốc Tế sau khi tuyển dụng
Vấn đề đào tạo là vấn đề lớn của mỗi toà soạn để tạo ra những thế “chân kiềng” vững
chãi và ổn định cho hoạt động chung của toà soạn, ít gây ra rúng động trong những
khoảng thời gian khắc nghiệt nhất của mỗi tờ báo. Cả hai toà soạn Thanh Niên và Sài
Gòn Giải Phóng đều có giai đoạn đào tạo cho phóng viên trước khi vào làm việc. Tuy
nhiên, đào tạo chỉ có trước năm 2005, khi báo Thanh Niên còn chấp nhận những phóng
viên tập sự vào báo , còn sau này, trong các đợt tuyển dụng, Thanh Niên đã chỉ chấp

nhận phóng viên chuyên nghiệp. Nghĩa là quá trình đào tạo đã không còn nữa.
Về vấn đề đào tạo phóng viên ban Quốc Tế, tại báo Sài Gòn Giải Phóng chỉ diễn ra đợt
đào tạo chung về báo chí khi phóng viên được tuyển mới đầu vào, không chuyên vào
ban nào mà chỉ đào tạo chung. Thời gian tập sự kéo dài sau đó (có thể đến hơn 1 năm)


17
chính là thời gian vừa mang tính thử thách, vừa mang tính chất là dạy nghề cho phóng
viên mới. Các buổi họp giao ban giữa ngày sau khi 1 bản tin Quốc Tế hoàn tất và được
đưa ra báo chính là thời gian nhắc nhở, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm về lỗi ngôn ngữ, lỗi
thông tin, rút kinh nghiệm trong chọn lựa tin bài, hình ảnh...Buổi họp giao ban này mang
tính nội bộ giữa trưởng ban Quốc Tế với các phóng viên trong ban.
Có một nội dung mà chúng tôi cũng đã đưa ra khi thảo luận đó là các phóng viên đã làm
việc sẵn ở báo được chuyển qua ban Quốc Tế làm việc thì có gì khác so với phóng viên
mới. Ở cả hai toà soạn, trưởng ban Quốc Tế anh Đỗ Hùng (Thanh Niên) và cô Nguyễn
Thị Lệ (Sài Gòn Giải Phóng) đều cho biết phóng viên có sẵn tại báo chuyển qua ban hầu
hết đều là những phóng viên đã chuyên nghiệp và có khả năng đủ để làm việc tại ban.
Các phóng viên này không phải trải qua một khoá đào tạo mới nào mà chính là những
nòng cốt, trụ cột dẫn dắt hoạt động của ban.
Hiệu quả sau đào tạo, điều dễ thấy nhất chính là sự chuyên nghiệp. Với báo Thanh Niên,
vì ranh giới giữa đào tạo và làm việc không rõ ràng nên sự chuyên nghiệp này chỉ có thể
thấy qua thời gian với nỗ lực tự thân của phóng viên và hướng dẫn ít nhiều của người đi
trước. Phóng viên Châu Yên (báo Thanh Niên) nói rằng từ khi phụ trách mảng tin châu
Âu chị cũng phải tự tìm thêm thông tin rất nhiều từ sách, báo và các thông tin mang tính
tư liệu để tự tìm hiểu thêm.
Chúng tôi có tìm hiểu thêm về thời gian sau đào tạo của phóng viên tại ban Quốc Tế, tuy
nhiên chỉ có thể khảo sát ở báo Sài Gòn Giải Phóng vì ranh giới giữa đào tạo và làm việc
thật sự ở đây khá rõ ràng. Cô Nguyễn Thị Lệ và các phóng viên đã làm việc thời gian dài
tại ban (từ 8-10 năm) cho biết, sau thời gian đào tạo, nói chung phóng viên đã có khả
năng làm việc độc lập, không va vấp nhiều nhưng những bài học mang tính kinh nghiệm

thì phải tốn khá nhiều thời gian để học. Việc chuyển ngữ thông tin và chuyển tải thông
tin mang quan điểm chính trị là một việc làm rất phức tạp và đòi hỏi nhiều khâu thẩm
tra, xử lí thông tin khéo léo và người viết tin phải có lập trường, quan điểm rõ ràng và
vững chắc. Sự tận tình chỉ dạy và không khí làm việc bình đẳng, tôn trọng lẫn vui vẻ tại
ban như chúng tôi ghi nhận chính là nguyên nhân kéo các phóng viên lại gần nhau và
xoá nhoà khoảng cách học việc-chuyên nghiệp và làm cho việc “học để trở thành phóng
viên ban Quốc Tế” tại toà soạn này trở nên bớt phức tạp hơn.


18
Cũng vì công tác tuyển dụng ở Tuổi Trẻ đã rất khắc nghiệt nên khi vào làm “phóng viên
tập sự” thì công việc của người “tập sự” đó cũng có vai trò ngang như so với các phóng
viên chính thức. Hiện nay tại báo Tuổi Trẻ chỉ có phóng viên Sơn Nguyễn có thâm niên
làm việc tại ban lâu nhất là 7 năm, còn lại đều là những phóng viên hoàn toàn mới. Tuy
nhiên, công việc tại toà soạn này vẫn diễn ra hết sức bình thường, tiến độ tin bài vẫn đều
đặn. Điều đó cho thấy vai trò gần như ngang nhau giữa phóng viên lâu năm và phóng
viên tập sự, khoảng cách phân biệt và phân công công việc ở đây không lớn như Sài Gòn
Giải Phóng.

4. Phóng viên ban Quốc Tế có thực sự là phóng viên?
Chúng tôi quyết định dùng cụm từ “phóng viên ban Quốc Tế” để chỉ chung các phóng
viên đang phụ trách mảng thông tin thời sự quốc tế trong ba toà soạn báo mà chúng tôi
khảo sát. Có ý kiến cho rằng ở môi trường báo chí nước ta hiện nay “phóng viên ban
Quốc Tế” chưa thực sự là những phóng viên mà chỉ là những biên tập viên. Ý kiến này
cũng cho rằng gọi là “biên tập viên” vì những phóng viên này thực chất đang chỉ làm
mỗi công việc là biên tập, dịch thuật lại thông tin thời sự quốc tế đựơc các hãng tin lớn
cung cấp thông qua hệ thống mạng internet chứ không làm các công việc đòi hỏi phải có
kĩ năng tác nghiệp của nhà báo thực thụ.
Trong từ điển bách khoa Britannica7, mục từ “journalist” (nhà báo) được giải nghĩa là
“a writer who aims at a mass audience” nghĩa là “một người viết hướng về số đông đọc

giả”. Với từ điển bách khoa Encarta Online8 của Microsoft thì từ “journalist” được giải
nghĩa : “somebody engaged in journalism: a writer or editor for a newspaper or
magazine or for television or radio”, nghĩa là “một ai đó tham gia vào công việc báo chí:
1 người viết hay 1 người biên tập cho một tờ báo, tạp chí hay chương trình phát thanh,
truyền hình”. Từ “reporter”(phóng viên” cũng được giải thích với nghĩa tương tự. Như
vậy, từ “phóng viên” được hiểu là “một người viết bài hay làm các công việc về thông
tin báo chí tại một tờ báo,tạp chí hay đài phát thanh, truyền hình. Vậy với công việc của

7

www.britannica.com

8

www.encarta.com


19
mình là viết tin, bài cho trang thông tin Quốc Tế trên tờ báo ra hàng ngày, những người
xử lí thông tin quốc tế phải đựơc xem là phóng viên chứ không phải biên tập viên.
Và một yếu tố rất quan trọng khiến những người làm tin quốc tế thực sự là phóng viên
đó là họ cũng phải tác nghiệp, làm những công việc đối với thông tin với các kĩ năng
chuyên nghiệp của nhà báo chứ không phải đơn thuần là dịch, là ngồi viết lại từ các
thông tin của hãng tin lớn.
Việc phải chọn tin nào để ưu tiên đăng lên trang báo trong ngày giữa một “rừng” tin tức
mà các hãng tin tung lên hàng ngày cũng đã cho thấy khả năng phải lựa chọn thông tin
thích hợp với không gian, thời gian chính trị trong nước rồi. Hơn thế nữa, phóng viên
ban Quốc Tế viết tin chứ không phải là “dịch tin” như một số người vẫn nhầm tưởng.
Các thông tin đựơc các hãng tin cung cấp trên internet là những thông tin theo khuynh
hướng riêng của các hãng tin đó, ngoài ra với các hãng tin có kinh doanh tin tức thì họ

chỉ đưa lên thông tin thô, không bình luận, không viết theo quan điểm nào. Trong khi đó
những thông tin mà các báo đưa đến cho người đọc ở Việt Nam phải là các thông tin
theo đúng quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và đôi khi có bình luận
của các nhà báo về vấn đề đó theo quan điểm của tờ báo mà họ đang làm việc.Chính vì
thế, khi viết tin, phóng viên ban Quốc Tế không thể nào chỉ sao chép đơn thuần hay
không có bình luận gì hoặc viết sai quan điểm.Chỉ riêng sự lựa chọn, viết thông tin và
bình luận (khi cần thiết) đã đủ cho thấy khả năng thẩm định thông tin của những phóng
viên này ra sao. Nghĩa là họ đã sử dụng đến các kĩ năng tác nghiệp báo chí trong công
việc của mình. Họ thực sự là những phóng viên.
Hơn thế nữa, phóng viên của cả ba toà soạn đều phải “ra ngoài” tác nghiệp như bất cứ
phóng viên bình thường nào. Tại Sài Gòn Giải Phóng, thông tin đối ngoại là thông tin
buộc các phóng viên phải đi viết bất cứ khi nào có chỉ thị về thông tin ngoại giao giữa
TP.HCM với các đoàn khách đến từ các nước bạn...
Phóng viên Thanh Niên và Tuổi Trẻ đều đã phải đi đến các vùng “nóng” trên thế giới
với yêu cầu tường thuật, viết bài mà toà soạn giao cho. Phóng viên Đỗ Hùng (báo Thanh
Niên) chính là phóng viên Việt Nam duy nhất đến với đất nước Thái Lan (đảo Phuket)
và Srilanka ngay sau trận sóng thần kinh hoàng Tsunami. Phóng viên này đã phải vừa
tác nghiệp vừa cùng với toà soạn báo Thanh Niên làm công tác vận động cứu trợ từ


20
trong nước cho những người dân đang trong cảnh tang thương, khốn cùng sau cơn sóng
thần dữ dội đó.
Phóng viên Sơn Nguyễn (báo Tuổi Trẻ) cũng chính là người đã đến Iraq trong những
ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh tại đây.
Phóng viên Hiếu Trung đã đến Lebanon(Ly Băng) cùng những đồng nghiệp của mình
trong đợt di tản người Việt lao động tại nước này trong thời gian xảy ra chiến tranh giữa
Israel và Lebanon.
Vì bản chất công việc và những thành quả mà các phóng viên ở cả ba tòa soạn báo này
đã tạo ra, chúng tôi khẳng định rằng họ là những phóng viên thực sự và công việc của họ

là tác nghiệp của những nhà báo với thông tin chứ không phải là công việc của một
người dịch thuật với bài báo cần chuyển ngữ.

5. Kết luận
Năm 2005, báo Thanh Niên đã kết thúc việc nhận phóng viên theo diện “tập sự” (tức
chưa thạo việc) tại ban Quốc Tế và nhiều ban khác.Chính vì thế, đa phần phóng viên vào
sau này đều là những phóng viên đã chuyên nghiệp và không xa lạ với công việc mới
của mình. Cụm từ “đào tạo” đã được mở rộng ra hơn ở toà soạn này : nghĩa là phóng
viên học cách quen với phong cách, lối viết của tờ báo để hoà mình vào công việc
chung. Mọi khâu ở báo Thanh Niên đã chặt chẽ và khó khăn hơn trước. Đây cũng là biểu
hiện tất yếu của một toà soạn báo đang phát triển mạnh và có kế hoạch cho một tương lai
lớn.
Với Sài Gòn Giải Phóng, một tờ báo mang tiếng nói chính trị trọng yếu của Thành phố
Hồ Chí Minh, yêu cầu về lập trường, quan điểm đúng đắn là yêu cầu tiên quyết đối với
phóng viên ở bất cứ ban nào. Tuy nhiên, yêu cầu này càng trở nên ngặt nghèo và nghiêm
khắc hơn tại ban Quốc Tế, khi công việc liên quan nhiều đến bộ mặt thành phố, quốc
gia, thể hiện lập trường chính trị của Đảng và nhà nước ta. Chính vì thế, công tác đào tạo
tại toà soạn báo này diễn ra rất bài bản, nghiêm túc và chặt chẽ.
Chúng tôi đánh giá cao quá trình tuyển dụng khắt khe và quá trình đào tạo lâu dài, khoa
học và thực tế tại báo Tuổi Trẻ. Chính thời gian thử thách đó làm những người thực sự
đam mê và đến được với nghề báo một cách công bằng và chân thành vì “lửa” từ những
người đi trước truyền lại.


21
Cả ba toà soạn đều có những lựa chọn riêng để sử dụng và tìm được những nội dung đặc
trưng mà phong cách mỗi tòa báo yêu cầu phóng viên phải tuân theo. Thời gian đào tạo
cũng là khoảng thời gian để phóng viên tự quyết định lại một lần nữa liệu công việc
mình đã chọn có thích hợp với mình hay chưa vì nghề báo là một nghề nguy hiểm và
nhiều áp lực, vượt qua áp lực ở giai đoạn đầu thì phóng viên mới có thể đeo đuổi công

việc và đam mê đến cùng.Và chính vì những lẽ đó, những phóng viên phụ trách thông
tin thời sự quốc tế tại các toà soạn báo hiện nay chính thực thụ là những PHÓNG VIÊN.

Chương 3

Tác nghiệp của phóng viên ban
Quốc Tế


22
Như những luận điểm đã nêu trong phần 4, chương 2, chúng tôi khẳng định công việc
của phóng viên ban Quốc Tế thực sự là công việc của phóng viên báo chí thực sự.Chính
vì thế trong chương 3 này, chúng tôi sẽ xoáy mạnh vào 4 nội dung đã nêu về tác nghiệp
của các phóng viên với tư cách và vai trò của những nhà báo.

1. Về kĩ năng tác nghiệp ở nơi xa của phóng viên ban Quốc Tế
1.1 Những lợi thế và sức mạnh của thông tin do phóng viên trực tiếp thực
hiện tại vùng xảy ra sự kiện
Tại phần 1 này của chương 3, chúng tôi đề cập đến một nội dung công việc vốn rất đặc
trưng của bất kì nhà báo nào nhưng lại rất đặc biệt đối với riêng phóng viên ban Quốc
Tế.Như quan điểm đã nêu rõ ràng ở phần 2.4 của chương 2, chúng tôi khẳng định rằng
công việc những phóng viên ban Quốc Tế đang làm thực sự là của những phóng
viên.Chính vì thế, khảo sát về khả năng tác nghiệp cũng là một nội dung quan trọng mà
trong đề tài này chúng tôi đề cập đến.
Ở Vịệt Nam hiện nay, trong điều kiện kinh tế của các toà soạn báo chưa thực sự lớn, việc
một tờ báo tạo điều kiện cho phóng viên được tác nghiệp ở xa chính là một nỗ lực vươn
đến một bước tiến thực sự trong việc tìm kiếm nguồn thông tin “độc quyền” của tờ báo
đó.
Khác với thông tin được mua qua các hãng tin lớn, được khai thác trên Internet, được sử
dụng qua lời kể của những bạn đọc, cộng tác viên tại quốc gia đó, thông tin do chính

phóng viên của tờ báo tường thuật, bình luận từ chính vùng đang xảy ra sự kiện có một
giá trị vượt bậc.
Đầu tiên, những thông tin theo kiểu “tự thân vận động” đó chứng minh được tiềm lực
thực sự của toà soạn báo: có khả năng chi trả cho phóng viên tác nghiệp trên “chiến
trường thông tin” tầm quốc tế; có những phóng viên có khả năng thực sự khi tác nghiệp
trong “vùng không thích nghi” hoàn toàn xa lạ và nhiều nguy hiểm.
Hơn thế nữa, những thông tin do chính phóng viên của tờ báo đó viết, cảm nhận bằng tất
cả các giác quan thực của một phóng viên trước hiện trường sự kiện thường đem đến
những cảm xúc rất chân thực, nhiều độ “nóng” và ít nhiều mang tính “Việt Nam” hơn
cho bạn đọc hơn những bài viết sử dụng của các hãng tin nước ngoài. “Hơi thở cuộc
sống” thực sự có trong những bài viết như vậy. Và bạn đọc luôn rộng lượng chọn mua


23
những tờ báo đem được “hơi thở cuộc sống” ấy vào bài báo. Đồng thời, chính những
người đọc Việt Nam sẽ cảm thấy gần gũi hơn khi nghe một người Việt kể chuyện cho họ
nghe bằng chính tiếng Việt với màu sắc và những chuẩn mực văn hoá Việt.
Thông tin do chính phóng viên của báo tường thụât từ vùng sự kiện đó sẽ là những thông
tin độc quyền góp phần tạo nên phong cách riêng của tờ báo. Việc nhiều tờ báo trong
nước sử dụng cùng một số nguồn tin từ các hãng tin lớn thường dẫn đến việc trùng lặp
rất buồn cười và làm mất đi sự phong phú của thông tin trên hệ thống báo chí cả
nước.Và những bài viết từ nơi xa gửi về của phóng viên đã thực sự “làm mới” không khí
báo chí trong nước khi những sự kiện đặc biệt này xảy ra .
Vì những lí do đó, chúng tôi đánh giá rất cao những nỗ lực của các toà soạn khi gửi
phóng viên đến những nơi xa đang xảy ra những sự kiện có tầm ảnh hưởng rộng trên thế
giới để có thể truyền về những thông tin đặc biệt, mới lạ đến cho bạn đọc.
Khi khảo sát ba tờ báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Sài Gòn Giải Phóng, chúng tôi được
biết từ năm 2005 đến nay chỉ có hai toà soạn Tuổi Trẻ và Thanh Niên thực hiện việc đổi
mới và nhảy vọt này. Dễ nhận thấy rằng qua những kì tác nghiệp đó, thông tin thời sự
trên Tuổi Trẻ và Thanh Niên ít nhiều mang tính tương tác với bạn đọc trong nước khi có

sự kiện đó xảy ra.
Vì những lí do khách quan nhất định mà toà soạn báo Sài Gòn Giải Phóng chưa có
những chuyến tác nghiệp nhân một sự kiện đặc biệt nào của phóng viên ban Quốc Tế.
Chính vì thế, trong nội dung phần 1 khảo sát về khả năng tác nghiệp ở nơi xa của phóng
viên ban Quốc Tế, chúng tôi chỉ khảo sát tại báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ, trong khoảng
thời gian từ năm 2005 đến nay với những sự kiện nổi bật mà các phóng viên này đã kịp
thời có mặt để bắt kịp nhịp độ của thông tin thế giới và đem lại những ảnh hưởng tích
cực đến với đời sống báo chí Việt Nam trong khoảng thời gian qua.

1.2 Tác nghiệp tại nơi xa – những yêu cầu và thử thách với phóng viên
ban Quốc Tế
Trong phần này, chúng tôi sẽ khảo sát khả năng tác nghiệp của phóng viên ban Quốc Tế
tại những điểm nóng thông tin của thế giới trong khoảng thời gian từ 2005 đến nay.Qua
thời gian phỏng vấn sâu với các phóng viên tại ban Quốc Tế ở Tuổi Trẻ và Thanh Niên,
chúng tôi đã chọn lựa sử dụng thông tin từ những chuyến tác nghiệp của phóng viên Đỗ


24
Hùng (báo Thanh Niên) với chuyến tác nghiệp đến Thái Lan và Srilanka sau đợt sóng
thần Tsunami năm 2005, chuyến tác tác nghiệp của phóng viên báo Tuổi Trẻ Sơn
Nguyễn đến Iraq khi mới bắt đầu cuộc chiến tại nơi này, chuyến tác nghiệp của phóng
viên Hiếu Trung cùng một số đồng nghiệp tại Lebanon ( Ly Băng) khi Israel tiến đánh
nước này và chuyến tác nghiệp của anh đến Indonesia trong đợt động đất kinh hoàng tại
nước này năm 2006. Đặc biệt, tại báo Thanh Niên nói riêng, chúng tôi cũng có khảo sát
về văn phòng đại diện hoạt động tại Thái Lan của báo với hai phóng viên Thục Minh và
Việt Phương đang làm tại văn phòng này. Chúng tôi cũng khảo sát thêm thời gian các
phóng viên tác nghiệp trong đợt hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra ở Việt Nam năm
2006 vừa qua, tuy nhiên phần này sẽ không phải là trung tâm trong việc đánh giá
phương thức làm việc, khả năng tác nghiệp của các phóng viên ban Quốc Tế vì nhiều lí
do, tại đợt hội nghị này, các phóng viên của các báo Việt Nam đã không thể làm gì nhiều

vì những quy định nghiêm ngặt về an ninh của hội nghị.
Vào những ngày đầu của năm 2005, nhân dân các nước quanh vùng biển Ấn Độ Dương
đã phải trải qua cơn ác mộng của đợt sóng thần Tsunami thảm khốc giết chết hàng nghìn
người. Sau khi cơn bão vừa đi qua vùng biển xinh đẹp trên đảo Phuket của Thái Lan và
để lại nhiều tang thương, chết chóc, phóng viên Đỗ Hùng của báo Thanh Niên đã đựơc
gửi đến ngay “điểm nóng” để tường thuật, viết bài về thảm hoạ. Tuy nhiên đó mới chỉ là
bước thứ nhất của kế hoạch tác nghiệp mà báo Thanh Niên giao cho anh. “Ý đồ” quan
trọng nhất mà tờ báo này thực hiện chính là những thông tin mà phóng viên Đỗ Hùng
gửi về sẽ là những lời kêu gọi các nhà hảo tâm giang rộng vòng tay nhân ái của người
Việt đến với những đất nước mà hàng triệu người dân đang hấp hối, lay lắt sau cơn thảm
hoạ.
Trong chuyến công tác này, phóng viên Đỗ Hùng đã viết bài cho phần tin Quốc Tế từ
ngày 31 tháng 12 năm 2004 đến ngày 09 tháng 01 năm 2005, tổng số bài là 8 bài viết
lớn , mỗi bài viết thường đều trên 1000 chữ.Yêu cầu của toà soạn khi phóng viên Đỗ
Hùng được cử đi là mỗi ngày anh đều phải viết bài về toà soạn trước giờ báo lên khuôn
để đảm bảo tiến độ phát hành của tờ báo.
Phóng viên Đỗ Hùng cho là mình đã rất may mắn vì nơi anh phải đến là Thái Lan vì
ngay sau ngày xảy ra sóng thần, toà soạn đã yêu cầu anh phải lên đường và đến Thái Lan
thì người Việt không cần có visa, nếu không anh đã không thể đến nơi kịp thời gian


25
được. Trong suốt thời gian ở Thái Lan, anh Đỗ Hùng cho biết mình đã không gặp nhiều
trở ngại về ngôn ngữ vì người Thái sử dụng tiếng Anh rất nhiều và khi liên hệ đến các cơ
quan của Thái Lan anh cũng gặp được sự nhiệt tình hợp tác của họ. Anh Đỗ Hùng cũng
cho biết do bản thân anh là đến từ báo Thanh Niên, một tờ báo nói chung có uy tín lớn
trong và ngoài nước nên chính uy tín này cũng đã giúp anh nhiều để gặp được sự hợp tác
nhiệt tình đó. Cũng một phần vì thiệt hại quá lớn nên các nước gặp nạn đều mong muốn
các lực lượng truyền thông thông tin đến nhiều nơi trên thế giới để họ có thể gặp được sự
trợ giúp càng nhiều càng tốt từ nhiều phía. Đó có lẽ cũng là sự thuận lợi mà các cơ quan

này dành cho anh.
Yêu cầu mang tính áp lực đối với phóng viên này trong chuyến công tác chính là áp lực
về thời gian hạn hẹp nhưng buộc phải có bài đều về toà soạn. Ở Thái Lan, việc giữ liên
lạc với toà soạn không quá khó khăn vì đây là một đất nước khá hiện đại, thiết bị kĩ thuật
không thiếu. Tuy nhiên, áp lực về bài viết vẫn rất lớn với yêu cầu của toà soạn là “phải
có bài, càng nhiều càng tốt và không hạn định”. Phóng viên này đã lo lắng khi đến nơi
mình sẽ phải viết về cái gì. “nhưng khi mình đến thẳng vùng xảy ra thiên tai thì không
thiếu gì đề tài để viết, chỉ còn lại khó khăn là những vùng ấy hoang tàn hết rồi, để gửi
bài thì phải đi rất xa”- phóng viên Đỗ Hùng nhớ lại những ngày đầu đến Thái Lan.
Khi đó, những vị cứu tinh chính là những tài xế taxi địa phương.Họ rành tiếng Anh, rất
thuận lợi trong giao tiếp và rất thông thạo địa phương nên việc tìm ra một địa điểm liên
lạc cho khách không còn là vấn đề. Những ngày này, anh Đỗ Hùng đã gửi bài và ảnh về
toà soạn bằng email qua internet và fax.
Đến Srilanka, phóng viên này cũng không gặp khó khăn nhiều về ngôn ngữ vì đây là đất
nước sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Đồng thời khi tiếp xúc với chính quyền
địa phương, phóng viên này cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình để anh có thể
tác nghiệp tốt. Tuy nhiên, Srilanka không phải là một đất nước giàu có. Hơn thế nữa, để
đến được những vùng đã chịu cơn thảm họa, anh đã phải đi rất xa. Đó là những vùng hẻo
lánh. Phóng viên Đỗ Hùng cho biết viết bài thì không khó gì nữa, chụp ảnh cũng không
lo như trước khi mình đến nơi, giờ chỉ còn lại tìm cách nào để có thể gửi bài về toà soạn.
Những vùng hẻo lánh này không hề có internet hay bất cứ phương tiện liên lạc hiện đại
nào, lại còn bị phá huỷ hết sau cơn sóng thần. Có những ngày phóng viên này phải đi


×