Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

GIÁM SÁT SINH THÁI KHU BẢO TỒN BIỂN VỊNH NHA TRANG, KHÁNH HÒA, VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 60 trang )

DỰ ÁN THÍ ĐIỂM KHU BẢO TỒN BIỂN HỊN MUN
Báo cáo Đa dạng sinh học Số 15

GIÁM SÁT SINH THÁI KHU BẢO TỒN BIỂN
VỊNH NHA TRANG, KHÁNH HÒA, VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ LẠI 2002 – 2005

Thực hiện
Ts. Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Văn Long,
Phan Kim Hoàng, Hoàng Xuân Bền
Viện Hải dương học Nha Trang

Ts. Lyndon DeVantier
Dự án thí điểm Khu bảo tồn biển Hòn Mun

2005


DỰ ÁN THÍ ĐIỂM KHU BẢO TỒN BIỂN HỊN MUN

GIÁM SÁT SINH THÁI KHU BẢO TỒN BIỂN
VỊNH NHA TRANG,KHÁNH HÒA, VIỆT NAM
Đánh giá lại 2002 - 2005

Thực hiện
TS. Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Văn Long,
Phan Kim Hoàng, Hoàng Xuân Bền
Viện Hải dương học Nha Trang

TS. Lyndon DeVantier
Dự án thí điểm khu bảo tồn biển Hòn Mun IUCN



2005


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
1 TĨM TẮT HOẠT ĐỘNG
Báo cáo trình bày kết quả định lượng việc đánh giá lại hiện trạng sinh thái Khu bảo tồn biển
(KBTB) vịnh Nha Trang thực hiện vào tháng 3 năm 2005, trên cơ sở giám sát các mặt cắt đã
được thiết lập trước đây vào năm 2002. Các mặt cắt được đặt ở hai độ sâu thuộc 8 điểm nằm
trong vùng nước của KBTB. Hoạt động đánh giá lại nghiên cứu việc thực hiện KBTB thơng qua
2 chỉ tiêu sinh thái chính:
1. Sự phục hồi của rạn san hô (tăng độ phủ của san hô sống trong phạm vi KBTB)
2. Sự gia tăng có ý nghĩa thống kê sản lượng (độ phong phú) các loài cá kinh tế và các
lồi động vật khơng xương sống

Phương pháp
Tám điểm giám sát cố định được thiết lập vào tháng 8 năm 2002 tại Hòn Vung, Hòn Mun, (Tây
Bắc và Tây Nam), Hịn Tre (Bắc – Bãi Nghéo, Đơng bắc – Bãi Bàng, và Nam – Bãi Lận), Bắc
Hòn Tằm và Tây Nam Hòn Miễu. Các điểm này nằm rải rác khắp các vùng của KBTB từ đất
liền ra đến biển khơi trong đó gồm cả vùng lõi và vùng đệm, bao gồm hầu hết các dạng quần
xã rạn san hơ chính. Hiện trạng của các điểm đại diện cho cả vùng rộng trong đó có nhiều điểm
tốt có độ phủ san hô rất cao, và một số điểm khác bị tác động nghiêm trọng bởi các hoạt động
đánh bắt hủy diệt và/hoặc sự bùng nổ của sao biển gai. Các điểm này sẽ tạo điều kiện tốt để
đánh giá những thay đổi của rạn của KBTB trong tương lai cũng như tính hiệu quả của các
phương pháp quản lý.
Tại mỗi điểm, hai mặt cắt thuộc hai đới nông và sâu được thiết lập nhằm giám sát, và được
đánh dấu bởi các cọc thép được đóng sâu vào nền đáy. Tại mỗi mặt cắt, độ phủ, thành phần
san hô (mức giống), một số động vật không cuống khác (sessile benthos), kích thước và độ
phong phú của một số lồi cá và động vật không xương sống bao gồm các loài chỉ thị vùng
được đánh giá theo phương pháp chuẩn của Mạng lưới giám sát rạn san hơ tồn cầu (English

và cộng sự, 1997) và phương pháp Reefcheck (Hodgson, 1999). Các điểm này đã được điều
tra lập lại vào các năm 2003, 2004, 2005. Tuy nhiên, khi điều tra lại phát hiện thấy các cọc thép
bị ngư dân lấy mất, và khả năng duy trì các mặt cắt cố định lâu dài bằng cách đánh dấu bằng
cọc thép là không ổn định. Và dĩ nhiên trong các năm tiếp theo các mặt cắt được đặt lại cùng
điểm nghiên cứu và cùng độ sâu. Tuy nhiên, vì mục đích so sánh trong nghiên cứu, các mặt
cắt này được xem là “thiếu chuẩn xác” so với mặt cắt cố định.
Độ phủ san hô: Qua đánh giá sự phục hồi của các rạn san hô như việc đo độ phủ của san hô
sống, đã cho thấy rằng độ phủ đã duy trì tương đối ổn định khắp KBTB, và tại hầu hết các điểm
giám sát kể từ năm 2002. Ở một số điểm độ phủ san hơ có tăng nhẹ (như Điểm Tây Nam Hòn

2


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
Mun, Bắc Hòn Tằm, Bãi Bàng) trong khi một số điểm khác lại giảm nhẹ (như Điểm Tây Bắc
Hòn Mun, Tây Nam Hòn Miễu). Tại hầu hết các điểm, các thay đổi theo thời gian ở mức có ý
nghĩa rõ ràng ngoại trừ điểm Hịn Vung, nơi có sự suy giảm đáng kể và nguyên nhân có khả
năng là do Sao biển gai gây nên.
Cá: Độ phong phú của cá giảm trong toàn KBTB và tại hầu hết các điểm giám sát mặc dù ở
mức khơng có ý nghĩa. Tuy nhiên, tại các khu vực vùng lõi, độ phong phú của cá ghi nhận
trong năm 2005 cao hơn so với năm 2002, đặc biệt tại điểm Hòn Mun, nơi tập trung các hoạt
động giám sát và thực thi các biện pháp bảo vệ. Các họ cá rạn kinh tế như cá Mú (họ
Serranidae), cá Hồng (họ Lutjanidae) rất hiếm gặp, và cá Hè (họ Lethrinidae) khơng tìm thấy ở
các điểm giám sát. Các lồi cá có kích thước lớn hơn đặc biệt hiếm từ năm 2002 – 2005, có
khả năng do áp lực khai thác, thiếu nguồn bổ sung, và chưa đủ thời gian cho cá nhỏ phát triển
đạt kích thước lớn. Tuy nhiên, điều quan trọng rằng cá Thần tiên (họ Pomacanthidae), đối
tượng bị khai thác mạnh vì mục đích bn cá cảnh, lại tăng độ phong phú trong giai đoạn từ
năm 2002 – 2005 cho dù ở mức không ý nghĩa do biến động lớn. Các thay đổi độ phong phú
của hầu hết các họ cá theo thời gian đều ở mức không ý nghĩa ngoại trừ sự suy giảm độ phong
phú của cá Dìa (họ Siganidae).

Động vật không xương sống: Độ phong phú của một số động vật khơng xương sống giảm
trên phạm vi tồn KBTB từ năm 2002 – 2005 xuất phát từ sự suy giảm của Cầu gai đen
Diadema spp. vốn chiếm ưu thế trong tổng độ phong phú tại tất cả các điểm rạn. Ngư dân đã
khai thác các loài da gai này làm thức ăn cho tôm hùm nuôi lồng. Một lồi da gai khác lồi
Diadema cũng khơng phổ biến từ năm 2002 – 2005, và một số loài ốc kinh tế (Trochus), hải
sâm, tôm hùm rạn Panulirus rất hiếm gặp ở tất cả các điểm. Có khả năng đây là kết quả của áp
lực khai thác liên tục và nguồn bổ sung thấp. Độ phong phú của ốc Đụn Trochus đã tăng nhẹ
từ năm 2002 – 2005 trong khi loài sao biển gai ăn san hô lại giảm. Nguyên nhân có thể xuất
phát từ chương trình tiêu diệt được tổ chức bởi Ban quản lý KBTB. Sự biến mất của các loài ốc
được sử dụng làm hàng mỹ nghệ như Charonia tritonis và Trai Tai tượng Tridacna maxima, và
sự giảm độ phong phú của lồi Tơm Bác sĩ Stenopus hispidus cũng có thể phản ảnh áp lực
khai thác liên tục vì mục đích thực phẩm và bn cá cảnh, mặc dù các loài này trước đây cũng
hiếm và rất hiếm khi phát hiện thấy khi tiến hành giám sát (Hodgson, 1999).
Kết luận và đề xuất ý kiến: KBTB đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc duy trì độ
phủ san hô sống cao và nâng cao độ phong phú của cá ở vùng lõi xung quanh Hòn Mun kể từ
năm 2002. Thành quả này có được nhờ vào sự quản lí có hiệu quả các tác động của hoạt động
đánh bắt, sự hủy hoại rạn do tàu và neo tàu, hoạt động lặn và du lịch; nhờ vào việc lắp đặt hệ

3


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
thống các phao neo, tiến hành các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng,
giám sát và thực thi các qui định của KBTB.
Nếu khơng có những can thiệp quản lí thành cơng trên, độ phủ san hô chắc chắn đã suy giảm
nhiều trên khắp phạm vi KBTB thay vì duy trì ổn định như hiện nay. Tuy nhiên, điểm Hòn Vung
rất đáng quan tâm khi điểm này nằm trong vùng lõi nhưng độ phủ san hô lại giảm và độ phong
phú của cá cũng giảm ở mức có ý nghĩa.
Ngoại trừ điểm Hịn Mun, độ phong phú của cá và động vật không xương sống tiếp tục giảm ở
các điểm khác. Cần tăng cường các biện pháp quản lí cho các nơi khác thuộc KBTB như đã

thực hiện đối với Hòn Mun, đặc biệt cho các vùng lõi của Hòn Vung, Hòn Cau. Việc điều chỉnh
kế hoạch phân vùng và mở rộng vùng lõi sang phía đơng và đơng bắc Hịn Tre cần được thực
hiện.

4


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
MỤC LỤC
1 TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG ...........................................................................................................2
2 GIỚI THIỆU ..............................................................................................................................6
U

2.1 Mục đích ........................................................................................................................6
2.2 Chỉ tiêu của sự thay đổi .................................................................................................6
3. PHƯƠNG PHÁP ......................................................................................................................7
3.1 Cơ sở giám sát ..............................................................................................................7
Thiết kế thu mẫu và đặt mẫu phụ ..................................................................................7
3.2 Phương pháp thực địa ..................................................................................................7
Chọn địa điểm và đặt mặt cắt ........................................................................................7
San hô và các hợp phần đáy khác- phương pháp mặt cắt cắt điểm .............................8
Cá – mặt cắt vành đai ....................................................................................................9
Động vật không xương sống chỉ thị .............................................................................10
3.3 Lưu trữ và phân tích số liệu.........................................................................................10
4 KẾT QUẢ ...............................................................................................................................11
4.1 Hợp phần đáy ..............................................................................................................11
4.2 Cá ................................................................................................................................17
4.3 Động vật không xương sống .......................................................................................23
5 THẢO LUẬN ..........................................................................................................................26
Chỉ tiêu 1. Sự phục hồi các rạn san hô .............................................................................26

Chỉ tiêu 2. Sự gia tăng ở mức ý nghĩa các loài cá kinh tế và các loài động vật không
xương sống. ...........................................................................................................................27
6 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .........................................................................................28
7 LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................28
8 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................28
9 PHỤ LỤC: SỐ LIỆU THỰC ĐỊA .............................................................................................30
9.1 Số liệu độ phủ nền đáy tại mỗi mặt cắt (mẫu phụ), KBTB Vịnh Nha Trang, 2002 –
2005. ......................................................................................................................................30
9.2 Độ phong phú của cá theo 4 nhóm kích thước và tổng mật độ trên mỗi mặt cắt phụ,
KBTB vịnh Nha Trang, 2002 – 2005 ......................................................................................38
9.3 Độ phong phú của 10 họ cá trên mỗi mặt cắt phụ, KBTB vịnh Nha Trang, 2002 – 2005
...............................................................................................................................................44
9.4 Độ phong phú của động vật không xương sống trên mỗi mặt cắt phụ, KBTB vịnh Nha
Trang, 2002 – 2005 ................................................................................................................52

5


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005

2 GIỚI THIỆU
Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa thuộc vùng nam trung bộ Việt Nam được
xây dựng thành Dự án thí điểm KBTB của Việt Nam, có vai trị như một mơ hình đối với việc
phát triển có hiệu quả mạng lưới gồm khu bảo tồn biển tại Việt Nam trong tương lai. Khu bảo
tồn này được chọn làm thí điểm xuất phát từ nhiều lí do, đặc biệt trong số đó có đa dạng sinh
học biển nhiệt đới rất cao. Là bước chính trong việc phát triển dự án thí điểm, cơng tác đánh
giá chi tiết đa dạng sinh học các vùng nước ven bờ và biển được thực hiện bởi Viện Hải
Dương Học Nha Trang và Dự án thí điểm Khu bảo tồn biển Hòn Mun (Võ và cộng sự, 2002a-e).
2.1 Mục đích
Mục đích chung của việc đánh giá mức độ đa dạng sinh học trong khu bảo tồn biển nhằm cung

cấp một khung hệ thống để xác định hiện trạng đa dạng sinh học, xác định các vùng ưu tiên
cho công tác bảo tồn, và phát triển hệ thống giám sát sự biến đổi sức khỏe của hệ sinh thái và
nguồn lợi biển. Đối với KBTB vịnh Nha Trang, bốn chỉ tiêu về mơi trường chính được chọn
trong giai đọan chuẩn bị dự án và được liệt kê trong “Hồ sơ Dự án thí điểm Khu bảo tồn biển
Hịn Mun” như sau:
1. Sự phục hồi của rạn san hô (sự gia tăng độ phủ san hơ sống trong KBTB)
2. Khơng có sự suy giảm độ phủ của rừng ngập mặn và thảm cỏ biển
3. Sự gia tăng ở mức có ý nghĩa và quan trọng về mặt thống kê sản lượng các lồi cá kinh
tế và động vật khơng xương sống
4. Khơng có sự suy giảm các lồi có nguy cơ bị đe dọa
Để đánh giá một cách có hệ thống các tiêu chí này, hệ thống giám sát sinh lí rạn san hô được
thiết lập vào năm 2002 nhằm xác định những tác động từ các thay đổi trong cơ chế quản lí bên
trong KBTB mang lại. Các chỉ thị này trước đây đã được đánh giá từ tháng 3 đến tháng 8 năm
2002 trong giai đoạn đầu thực hiện Dự án KBTB (Võ và cộng sự, 2002), và được đánh giá lại
hàng năm vào các năm 2003, 2004, 2005 bằng các phương pháp chuẩn. Các chuyến khảo sát
bổ sung theo mùa được thực hiện bởi Nhóm giám sát dựa trên cơ sở cộng đồng (Võ và cộng
sự, 2002b) và kết quả được trình bày ở các báo cáo khác. Báo cáo này là một trong ba báo
cáo kỹ thuật của Dự án thí điểm KBTB Hịn Mun được thực hiện bởi Võ và cộng sự (2005),
trình bày các thay đổi gắn liền với 2 trong 4 chỉ thị chính được liệt kê bên trên (chỉ tiêu 1 và 3).
2.2 Chỉ tiêu của sự thay đổi
Một loạt các biện pháp đã được thực hiện trong phạm vi KBTB nhằm bảo vệ các môi trường
sống ven bờ, đặc biệt bên trong vùng lõi (Sanctuary) xung quanh Hịn Mun (Hình 1). Việc giám
sát các thay đổi của quần cư và nguồn lợi do các hoạt động quản lí tạo ra được tập trung vào
6


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
nền đáy rạn (gồm san hô, rong, hải miên…), cá rạn, và một số động vật không xương sống
được chọn lựa. Các phương pháp thực địa và phân tích sử dụng trong giám sát sinh thái được
lựa chọn từ các phương pháp chuẩn của Mạng lưới giám sát rạn san hơ tồn cầu (GCRMN),

bao gồm phương pháp kéo ván - Manta tow (đánh giá quần cư trên cơ sở các đường kéo, Võ
và cộng sự, 2002 và báo cáo đi kèm), phương pháp kiểm tra rạn - Reefcheck, và điều tra số
lượng san hô và cá chi tiết hơn (trong báo cáo này). Việc giám sát được thực hiện bởi các cán
bộ khoa học thuộc Viện Hải Dương Học Nha Trang (NIO). Như đã đề cập ở trên, giám sát bổ
sung được thực hiện bởi Nhóm giám sát dựa trên cơ sở cộng đồng và kết quả được trình bày
trong các báo cáo khác.
3. PHƯƠNG PHÁP
3.1 Cơ sở giám sát
Thiết kế thu mẫu và đặt mẫu phụ
Chi tiết của cơ sở giám sát, thiết kế thu mẫu và các mức mẫu phụ đã được trình bày trong báo
cáo trước đây (Võ và cộng sự, 2002b) và nên không được nhắc lạiở đây.
3.2 Phương pháp thực địa
Chọn địa điểm và đặt mặt cắt
Tám điểm giám sát cố định được chọn xung quanh KBTB vào tháng 8 năm 2002 (Hình 1), bao
gồm:


Hịn Vung



Tây nam Hịn Mun



Tây bắc Hịn Mun



Bãi Lận




Hịn Miễu



Hịn Tằm



Bãi Bàng



Bãi Nghéo

7


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005

Hon Vung
Bai Ngheo
Bai Bang

N Hon Tam

Bai Lan
NW Hon Mun


SW Hon Mieu
SW Hon Mun

Hình 1. Vị trí tương đối của 8 điểm giám sát cố định, KBTB vịnh Nha Trang, 2002 – 2005. Bản
đồ được cung cấp bởi Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang.
Ghi chú: Sanctuary: vùng bảo vệ nơi trú ẩn, habitat rehabilitation zone: vùng phục hồi quần cư, buffer zone: vùng
đệm, transition zone: vùng chuyển tiếp.

Các điểm này phân bố rộng xung quanh KBTB, từ vùng ven bờ (Điểm Hòn Miễu, Bắc Hòn Tằm)
cho đến vùng khơi (Hòn Vung). Các điểm đại diện cho vùng biển từ cạn đến sâu, được thể
hiện:


hiện trạng, từ các điểm có điều kiện tốt đến các điểm chịu tác động nặng bởi hoạt động
đánh bắt bằng mìn và chất độc;



những xáo trộ do sao biển gai và tác nhân khác;



bốn loại quần xã san hơ chính đang tồn tại trong KBTB (Võ và cộng sự, 2002e, 2004);




các vùng khác nhau của KBTB (lúc đầu chỉ gồm vùng lõi và vùng đệm,về sau tái phân
vùng lại gồm vùng lõi, vùng phục hồi và các vùng đệm, Hình 1).


San hơ và các hợp phần đáy khác- phương pháp mặt cắt cắt điểm
Đánh giá định lượng phần trăm độ phủ của 10 thông số trên nền đáy rạn san hô được thực
hiện bằng cách sử dụng 4 đoạn mặt cắt, mỗi đoạn mặt cắt dài 20m đặt song song với đường
đẳng sâu ở hai đới sâu khác nhau tại mỗi điểm. Độ sâu nghiên cứu là 7 – 10m và 2 – 5m vào
lúc triều thấp hoặc căn cứ chóp rạn đối với những nơi khơng có các số liệu triều. Thiết bị lặn

8


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
SCUBA được sử dụng khi tiến hành; dùng thước dây mặt cắt dài 100m đặt dọc theo các
đường đẳng sâu đã đựoc chọn trước với điểm xuất phát được chọn ngẫu nhiên trên sườn rạn,
chỉ đặt 20m đầu tiên tính từ điểm 0 của thước dây mặt cắt. Đoạn mặt cắt thức hai được đặt
cách điểm cuối của đoạn thứ nhất 5m (25m). Tương tự cho đoạn mặt cắt thứ 3 (50m), và thứ
tư (75m). Để đáp ứng các u cầu an tồn trong q trình lặn, mặt cắt sâu được khảo sát
trước.
Mười thông số của nền đáy được ghi nhận (bởi cán bộ Phan Kim Hoàng) trên các mặt cắt, bao
gồm:
1. San hô cứng sống (HC).
2. San hô mới chết (RKC). Mục san hô chết thứ hai _ san hơ chết có tảo bám (DCA) được
bổ sung vào năm 2003, mặc dù cả hai mục này được gộp chung khi phân tích.
3. San hơ mềm (SC).
4. Rong lớn (FS). Hai thông số được bổ sung vào năm 2003: Rong vôi (CA) và Rong sợi
(TA)
5. Hải miên (SP).
6. Đá (RC).
7. San hô vụn (RB).
8. Cát (SD).
9. Bùn/đất sét (SI).

10. Các mục khác (OT).
Trên mỗi mặt cắt, phương pháp thu mẫu theo điểm được áp dụng, bất cứ mục nền đáy nào nằm
bên dưới thước mặt cắt tại các điểm có khoảng cách 50cm sẽ được ghi nhận vào giấy ghi số liệu
không thấm nước. Phương pháp Reefcheck chuẩn được điều chỉnh đối với san hô cứng tạo rạn
trong đó mỗi tập đồn san hơ nằm bên dưới điểm cắt sẽ được định loại. Các mô tả chi tiết, ảnh
thực địa, và phương pháp phân tích được tham khảo tại trang web Reefcheck
(http//.www./Reefcheck/reef.html), và trong Hodgson (1999).
Cá – mặt cắt vành đai
Bốn mặt cắt vành đai (4 mẫu phụ) tương ứng với 4 mặt cắt có diện tích 100m2 được khảo sát tại mỗi
độ sâu. Từng mặt cắt đặt ngay chính giữa trên đường dây mặt cắt dài 20m (mỗi bên rộng 2.5m). Sau

khi đặt mặt cắt, đợi cho cá trở lại tập tính bình thường, cán bộ khoa học (Nguyễn Văn Long) sẽ
bơi chậm từ đầu đến cuối mặt cắt và ghi nhận tất cả các loài cá phân bố trong phạm vi giới hạn
của mặt cắt. Các loài cá kinh tế sẽ được chú ý nhiều hơn, bao gồm:


Cá Mú (Cephalopholis, Epinephelus và Plectropomus spp.) có kích thước lớn hơn 30
cm (tất cả các loài),

9


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005


Cá Mú gù (Cromileptes altivelis),



Cá Kẽm (họ Haemulidae - Plectorhinchus spp.),




Cá Bàng chài gù (cá Bàng chài Napoleon) - Cheilinus undulatus,



Cá Mó gù (Bolbometapon muricatum),



Các Bướm (tất cả các loài thuộc họ cá Bướm Chaetodontidae).

Ảnh của các loài cá này được cung cấp trên trang Web Reefcheck. Thêm vào đó thơng tin đến
mức lồi của các lồi cá cũng được ghi nhận, và tập trung vào 38 họ cá.
Động vật không xương sống chỉ thị
Độ phong phú của các cá thể khác nhau được đánh giá (bởi Hoàng Xuân Bền) trên 4 mặt cắt
vành đai dài 20m và rộng 5m (100m2) đặt chính giữa trên đường dây cắt ở mỗi độ sâu. Các chỉ
thị này bao gồm:


Ốc Đụn Trochus



Trai Tai tượng - Tridacna spp.



Cầu gai bút chì - Heterocentrotus mammilatus, Eucidaris spp.,




Cầu gai đen gai dài – Diadema spp.,



Hải sâm – Holothuria scabra, H. Fuscogilva, Stichopus chloronatus,



Sao biển gai – Acanthaster planci,



Ốc Tù và – Tritonia charonis,



Tơm Bác sĩ – Stenopus hispidus,



Tơm hùm – Panulirus spp.

Sử dụng ảnh từ trang web Reefcheck để nhận dạng các loài trên
Số liệu thực địa ghi nhận vào tháng 8 của các năm 2002, 2003, 2004, và do đã đến thời hạn
kết thúc Dự án thí điểm KBTB nên chuyến khảo sát cuối cùng đã được thực hiện vào tháng 3
năm 2005. Điều này đã dẫn đến một số ảnh hưởng có tính chất mùa, đặc biệt đối với rong biển.
3.3 Lưu trữ và phân tích số liệu

Số liệu thực địa được nhập vào các file EXCEL và các phép phân tích cũng được thực trong
phần mềm này. Các thay đổi theo thời gian và không gian giữa các điểm và giữa các năm
được thể hiện dưới dạng biểu đồ và so sánh thống kê bằng kỹ thuật phân tích biến đơn yếu tố.
Mặc dù số liệu tương thích với hàng loạt các phân tích khác nhau, nhưng căn cứ vào mục đích
của báo cáo, việc phân tích chỉ tập trung vào xu thế biến đổi theo thời gian, đặc biệt giữa “mức
nền” năm 2002 và các năm tiếp theo (2003 – 2005), vì đây là u cầu chính của hoạt động
đánh giá lại KBTB về sự thành cơng trong quản lí như thể hiện ở chỉ tiêu 1 và 3 nêu trên.

10


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005

Vì vậy, ảnh hưởng của độ sâu (hai độ sâu tại mỗi điểm giám sát) thường không được phân tích,
và số liệu của tám mặt cắt tại mỗi điểm (4 mặt cắt cho mỗi độ sâu) được sử dụng như các mẫu
phụ trong mỗi phép so sánh. Tuy nhiên, có ngoại lệ đối với rong lớn, thành phần có độ phong
phú phụ thuộc rất lớn vào độ sâu. Tất cả các số liệu thô được chuyển dạng trước khi tiến hành
các phân tích thống kê nhằm đáp ứng tốt hơn các giả định của biến trong các phép thử thống
kê: số liệu độ phủ nền đáy - chuyển dạng thông qua hàm số căn bậc hai; số liệu đếm động vật
không xương sống và cá - chuyển dạng thông qua hàm số logarit cơ số 10+1.
4 KẾT QUẢ
Kết quả đánh giá của năm 2002 được tóm tắt ngắn gọn trước khi so sánh với các năm 2003,
2004, và 2005.
4.1 Hợp phần đáy
2002: Độ phủ trung bình của san hô cứng tại từng điểm khảo sát của năm 2002 dao động từ
6% - 43%, và trên phạm vi toàn KBTB là 23% (Hình 2). Các Điểm Tây nam Hịn Mun, Tây bắc
Hịn Mun, Hịn Vung và Bãi Bàng (Đơng bắc Hịn Tre) có độ phủ tương đối cao (25% - 44%).
Ngược lại, các Điểm Bãi Lận (Nam Hòn Tre), Hịn Miễu, Bãi Nghéo (Bắc Hịn Tre) và Hịn Tằm
có độ phủ tương đối thấp (< 16.5%). Mặt cắt nông ở Điểm Tây nam Hòn Mun và mặt cắt sâu ở
Điểm Bãi Bàng (Đơng bắc Hịn Tre) có độ phủ cao nhất (50% hoặc cao hơn). Tại Điểm Tây

nam Hòn Mun, độ phủ nền đáy có nhiều san hơ dạng cành giống Acropora và dạng khối
Porites chiếm phần lớn; Điểm Bãi Bàng, độ phủ ở sườn dốc rạn sâu có nhiều san hô dạng
phiến giống Echinopora và dạng Hydnophora chiếm đa số trong khi vùng nơng có nhiều san hơ
dạng cành Acropora (Acropora, Montipora spp.) và dạng khối Porites spp.) chiếm đa số (xem
Võ và cộng sự 2002b, e, 2004).
Các điểm có độ phủ san hơ thấp (Hịn Miễu, Bãi Nghéo ở phía bắc Hịn Tre) đã chịu tác động
xấu, trong đó Điểm Hịn Miễu chịu tác động của sao biển gai, và Bãi Nghéo do hoạt động đánh
bắt bằng mìn và chất độc. Ở các Điểm Hịn Vung, Hịn Mun, Bãi Lận, san hô mềm là thành
phần quan trọng của hợp phần nền đáy, chiếm hơn 5%, và so với các điểm khác, sườn dốc
nơng ở Điểm Hịn Vung có tỷ lệ san hơ mềm cao nhất.
Rong lớn rất phổ biến ở Điểm Hòn Miễu và Bãi Nghéo (Bắc Hòn Tre). Tại Bãi Nghéo rong lớn
phát triển trên các rạn san hô chết đã lâu do hoạt động đánh mìn. Như đã nêu ở trên, vùng
nước tại các điểm trong KBTB có các quần xã san hơ khác nhau (Võ và cộng sự, 2002e, 2004)
và có các giống san hô ưu thế khác nhau giữa các điểm (Võ và cộng sự, 2002b).

11


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
2002-05: Độ phủ các hợp phần nền đáy chính duy trì ổn định trên phạm vi tồn KBTB từ
2002 – 2005 (Hình 2). Độ phủ của san hơ cứng trung bình khoảng 22 – 24%, san hơ mới chết
< 5%, san hô vỡ vụn 15%, san hô mềm 3%, và rong lớn 5%. Các thay đổi độ phủ của tổng san
hơ cứng hoặc bất cứ thành phần chính nào theo thời gian giữa các năm đều ở mức khơng có ý
nghĩa (Bảng 1), điều này thể hiện rõ qua kích thước các biến (Hình 2).
So sánh độ phủ san hô cứng ở các điểm giám sát cho thấy độ phủ tại hầu hết các điểm duy trì
tương đối ổn định qua các năm từ 2002 – 2005 (Hình 3), sự giao động hàng năm chủ yếu do
sự thay đổi không gian khi đặt các mặt cắt nghiên cứu tại các điểm giám sát. Độ phủ san hô
sống duy trì ở mức cao (>35%) tại các Điểm Tây nam và Tây Bắc Hịn Mun, Bãi Bàng (Đơng
bắc Hịn Tre), ở mức trung bình (khoảng 20%) tại Điểm Bắc Hịn Tằm, và ở mức thấp tại Điểm
Tây nam Hòn Miễu và Bãi Lận (Hình 3).

Duy nhất ở Điểm Hịn Vung, độ phủ san hơ cứng có xu hướng thay đổi theo thời gian, liên tục
giảm ở mức ý nghĩa qua các năm từ 2002 – 2005 (Bảng 2). Cấu trúc quần xã sinh vật đáy và
các giống san hơ chính ở điểm này cũng tương tự như tại hầu hết các điểm giám sát khác, như
đã công bố vào năm 2002 (Võ và cộng sự, 2002b).
60
50

% cover

40
30
20
10

20
FS 0 2
20
FS 0 3
20
FS 0 4
20
05

FS

20
02
20
SC 03
20

SC 04
20
05
SC

SC

2
RB 002
20
RB 03
2
RB 004
20
05

RB

20
02
20
DC 03
20
DC 04
20
05
DC

DC


HC

2
HC 0 02
20
HC 03
2
HC 0 04
20
05

0

Hình 2. Xu thế biến đổi theo thời gian độ phủ trung bình nền đáy (có kèm theo độ lệch chuẩn)
gồm san hô cứng (HC), san hô chết (DC), san hô vỡ vụn (RB) và rong lớn (FS), KBTB vịnh
Nha Trang, 2002 – 2005. (Ghi chú: % cover: % độ phủ)

12


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
Bảng 1. Sự biến đổi độ phủ của san hơ cứng giữa các năm trong tồn KBTB vịnh Nha Trang
từ năm 2002 - 2005 theo phương pháp phân tích biến đơn yếu tố (độ tự do 1, giá trị tới hạn
3.9). Phân tích dựa trên số liệu thu được từ tám mặt cắt phụ tại 8 điểm giám sát nhằm so sánh
các kết quả theo thời gian.
Độ phủ tồn phần

MS

F


P-value

2002-03

0.463301

0.096174

0.756982

2002-04

0.028252

0.005121

0.943066

2002-05

0.438338

0.079466

0.778484

của san hơ cứng

Tương tự năm 2002, những thay đổi chính của độ phủ san hơ sống và san hô chết tại các điểm

khác nhau đều do Sao biển gai gây nên. San hô chết bởi các sinh vật ăn san hô đã dẫn đến độ
phủ san hô giảm và tăng độ phủ san hô chết tại các Điểm Tây nam Hịn Miễu và Bãi Lận (Hình
1, 3 và 4). Bãi Nghéo có độ phủ thấp liên quan đến hiện tượng đánh cá bằng mìn xảy ra trước
đây tại khu vực này như đã đề cập ở trên. Các điểm này có độ phủ san hơ thấp liên tục trong
cả 3 năm do thiếu quản lí và tiếp tục thấp trong năm 2005, nguyên nhân một phần do Sao biển
gai tiếp tục phá hoại, và mới đây hơn lại do ốc gai sống trên san hơ (ví dụ Bãi Lận, Tây nam
Hòn Miễu), hiện tượng xả rác xuống biển (Tây nam Hòn Miễu), và sự phục hồi thường rất thấp
(Bãi Nghéo) (xem báo cáo về “các quần cư” kèm theo, Võ và cộng sự, 2005)
90
80
70
% cover

60
50
40
30
20
10
02
20
03
20
04
20
05

gh
eo


Ba
iN

g
02
20
03
20
04
20
05

Ta
on

H
N

Ba
iB
an

m
02
20
03
20
04
20
05


02
20
03
20
04
20
05

H

on

M
ie
u

02
20
03
20
04
20
05
SW

H
W
N


Ba
iL
an

02
20
03
20
04
20
05

M
un
on

on
H
SW

H

on

V

un
g

M

un

02
20
03
20
04
20
05

02
20
03
20
04
20
05

0

Hình 3. Xu thế biến đổi theo thời gian độ phủ trung bình san hơ cứng (có kèm theo độ lệch
chuẩn) tại 8 điểm giám sát, KBTB vịnh Nha Trang, 2002 – 2005. (Ghi chú: % cover: % độ phủ)
Độ phủ san hô sống cao ổn định và độ phủ san hô chết thấp ở Tây nam và Tây bắc Hòn Mun
từ năm 2002 – 2005 (Hình 3 và 4) đã chứng tỏ các can thiệp của BQL KBTB đã thành công,
như lặp đặt hệ thống phao neo và thực hiện các công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho
khách du lịch, người lái ghe tàu nhằm giảm thiểu tình trạng neo tàu tàn phá san hô trong các
khu du lịch trọng điểm. Tương tự, độ phủ san hô sống cao ổn định tại Bãi Bàng, Đơng bắc Hịn
Tre (Hình 3) có khả năng là kết quả của việc thực thi hiệu quả các qui định của KBTB như cấm
đánh bắt hủy diệt, vì các điểm này ở tương đối xa nhưng có hiện trạng độ phủ san hô tốt.


13


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
Bảng 2. Sự biến đổi độ phủ san hơ cứng giữa các năm tại Điểm Hịn Vung từ 2002 - 2005
theo phương pháp phân tích biến đơn yếu tố (độ tự do 1, giá trị tới hạn 4.6)
Hòn Vung

MS

F

Giá trị P

2002-03

1.764051

0.455943

0.510525

2002-04

9.332227

1.969556

0.182285


2002-05

28.99634

7.813628

0.014312

35
30

% cover

25
20
15
10
5

02
20
03
20
04
20
05

Ba
i


Ng
h

eo

02
20
03
20
04
20
05

Ba

iB
an
g

02
20
03
20
04
20
05

N

H


Ho
n

on

Ta
m

02
20
03
20
04
20
05

M

ie
u

02
20
03
20
04
20
05


La
n

SW

on
H
W
N

Ba
i

02
20
03
20
04
20
05

M
un

un
M

Ho
n
SW


H

on

Vu
n

g
02
20
03
20
04
20
05

02
20
03
20
04
20
05

0

Hình 4. Xu thế biến đổi theo thời gian độ phủ trung bình san hơ chết (có kèm theo độ lệch
chuẩn) tại 8 điểm giám sát, KBTB vịnh Nha Trang, 2002 – 2005. (Ghi chú: % cover: % độ phủ)
Ở Điểm Bãi Lận và Tây nam Hòn Miễu, những biến đổi theo thời gian của độ phủ san hơ chết

ở mức ý nghĩa (Hình 3). Với Bãi Lận, độ phủ san hô chết đã tăng lên ở mức ý nghĩa từ 2002 –
2003 và nguyên nhân có thể do sao biển ăn san hô gây nên. Vào các năm tiếp theo, san hô
chết giảm và lúc này ngun nhân có khả năng do hiện tượng ăn mịn sinh học đã tạo ra các
vụn san hô hoặc do các sinh vật khác phát triển phủ lên san hô chết.
Ở Điểm Hịn Miễu, độ phủ san hơ chết tăng đáng kể vào năm 2003 do Sao biển gai ăn san hô
gây nên, nhưng các năm tiếp theo 2004 và 2005 đã giảm ở mức có ý nghĩa (Hình 4). Nguyên
nhân san hô chết giảm xuất phát từ hiện tượng ăn mịn sinh học tạo ra san hơ vỡ vụn, và rong
lớn phát triển phủ lên san hơ chết (Hình 6, Bảng 4). Nguyên nhân sau có thể do sự gia tăng
hàm lượng dinh dưỡng cho vực nước từ các thành phần nạo vét và đổ bùn đất ra các vùng lân
cận.
Bảng 3. Sự biến đổi độ phủ của san hô chết giữa các năm tại các Điểm Bãi Lận, Nam Hòn Tre,
và Tây nam Hòn Miễu từ 2002 - 2005 theo phương pháp phân tích biến đơn yếu tố (độ tự do 1,
giá trị tới hạn 4.6)
Điểm

MS

F

Giá trị P

2002-03

27.91669

7.949166

0.013648

2002-04


0.46875

1

0.334282

Bãi Lận

14


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
2002-05

0.46875

1

0.334282

Tây nam Hịn Miễu
2002-03

8.718069

4.28707

0.057372


2002-04

11.82702

10.83391

0.005352

2002-05

14.70208

15.71713

0.001411

Độ phủ san hơ mềm thấp (< 5%) tại hầu hết các điểm và so với các điểm khác thì san hơ mềm
ln đạt tỷ lệ cao nhất ở Tây nam Hịn Mun (Hình 5). Độ phủ san hơ mềm tăng nhẹ ở Điểm
Hịn Vung và Tây nam Hòn Mun, và giảm ở Bãi Lận, mặc dù các thay đổi này ở mức khơng có
ý nghĩa.
25
20
% cover

15
10
5

SW


N

02
20
03
20
04
20
05

gh
eo

Ba
iN

H
on

Ba
iB
an
g

02
20
03
20
04
20

05

02
20
03
20
04
20
05

Ta
m

02
20
03
20
04
20
05

H
on

Ba
iL

an

M

ie
u

02
20
03
20
04
20
05

02
20
03
20
04
20
05

M
un
on

H
N
W

SW

H


H

on

on

V

un
g

M
un

02
20
03
20
04
20
05

02
20
03
20
04
20
05


0

Hình 5. Xu thế biến đổi theo thời gian độ phủ trung bình san hơ mềm (có kèm theo độ lệch
chuẩn) tại 8 điểm giám sát, KBTB vịnh Nha Trang, 2002 – 2005. (Ghi chú: % cover: % độ phủ)
Độ phủ rong lớn thấp (< 10%) tại hầu hết các điểm (Hình 6). Tỷ lê này cao hơn ở Hịn Vung và
Hịn Miễu. Vì rong biển thường phát triển tốt ở vùng nước cạn và đục, nơi có nhiều ánh sáng
cho q trình quang hợp, các mặt cắt nơng ở các điểm ven bờ nơi xu hướng thay đổi theo thời
gian thể hiện rõ nhất (Hòn Miễu và Hòn Tằm).
70
60

% cover

50
40
30
20
10

02
20
03
20
04
20
05

gh
eo


Ba
iN

02
20
03
20
04
20
05

Ba
ng

on
H
N

Ba
i

02
20
03
20
04
20
05


Ta
m

02
20
03
20
04
20
05

M
ie
u

H
on

Ba
iL
an

02
20
03
20
04
20
05


M
un

02
20
03
20
04
20
05
SW

N
W

H

on

on
H
SW

H

on

V

un

g

M
un

02
20
03
20
04
20
05

02
20
03
20
04
20
05

0

Hình 6. Xu thế biến đổi theo thời gian độ phủ trung bình của rong lớn (có kèm theo độ lệch
chuẩn) tại 8 điểm giám sát, KBTB vịnh Nha Trang, 2002 – 2005. (Ghi chú: % cover: % độ phủ)
Sự phát triển của rong tăng ở mức có ý nghĩa tại Điểm Hòn Vung từ 2002 – 2004, và vì vùng
nước khơi trong nên độ phủ rong gia tăng ở cả hai độ sâu nghiên cứu (xem phụ lục 1 và file số

15



Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
liệu). Rong phát triển nhanh trên san hô chết. Một điều thú vị, độ phủ rong đã giảm ở mức có ý
nghĩa trong năm 2005, mặc dù có khả năng đây là xu hướng giảm độ phong phú theo mùa hơn
là suy giảm theo năm vì các khảo sát trước đây đều được tiến hành vào tháng tám.
Mặc dù độ phủ của rong gia tăng liên tục và rõ ở Điểm Hòn Miễu, xu hướng này vẫn ở mức
khơng ý nghĩa vì sự biến động rất rộng (Hình 6, Bảng 4). Tuy nhiên, khi xem xét riêng cho các
mặt cắt nông đã cho thấy xu hướng gia tăng độ phủ của rong theo thời gian ở mức rất ý nghĩa
(Bảng 4). Ở Điểm Hòn Tằm, từ 2002 – 2004, rong lớn cũng có các tính chất tương tự; và
tương tự Hòn Vung, độ phủ rong giảm ở mức có ý nghĩa vào năm 2005 (Bảng 4)
Độ phủ san hô vỡ vụn tương đối ổn định tại hầu hết các điểm (Hình 7) và thường < 20%. Tại
Điểm Tây nam Hịn Miễu, độ phủ san hơ vỡ vụn đã suy giảm rõ theo thời gian từ 2002 – 2005
và có khả năng rong lớn phát triển nhanh đã che phủ san hơ vỡ vụn (Hình 6).
70
60

% cover

50
40
30
20
10

N

02
20
03
20

04
20
05

Ba
iN
gh
eo

02
20
03
20
04
20
05

Ba
ng

on
H

on
H

Ba
i

0

20 2
03
20
04
20
05

Ta
m

02
20
03
20
04
20
05

M
ie
u

02
20
03
20
04
20
05
SW


SW

N
W

H

on

on
H

Ba
iL
an

M
un

02
20
03
20
04
20
05

M
un


02
20
03
20
04
20
05

un
g
V
H
on

02
20
03
20
04
20
05

0

Hình 7. Xu thế biến đổi theo thời gian độ phủ trung bình san hơ vụn (có kèm theo độ lệch
chuẩn) trên 100m2 diện tích mặt cắt tại 8 điểm giám sát, KBTB vịnh Nha Trang, 2002 – 2005.
(Ghi chú: % cover: % độ phủ)

Bảng 4. Sự biến đổi độ phủ của rong lớn giữa các năm tại các Điểm Hòn Vung, Tây nam Hòn

Miễu, và Bắc Hòn Tằm từ 2002 - 2005 theo phương pháp phân tích biến đơn yếu tố (độ tự do 1,
giá trị tới hạn 4.6)
Điểm

MS

F

Giá trị P

Hòn Vung 2 sâu
2002-03

31.92793

12.2179

0.003568

2002-04

89.15202

66.95323

< 0.00001

2002-05

0.78125


0.786025

0.390281

Tây nam Hòn Miễu 2 sâu
2002-03

3.860952

0.778527

0.39249

2002-04

14.72908

1.896513

0.19009

2002-05

16.5003

1.608426

0.225398


Tây nam Hịn Miễu nơng

16


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
2002-03

42.13525

48.59297

0.000433

2002-04

79.0072

53.39902

0.000335

2002-05

105.0117

124.2449

> 0.00003


Bắc Hòn Tằm 2 sâu
2002-03

3.044575

6.648737

0.021872

2002-04

42.92122

51.5457

> 0.0001

2002-05

10.79831

6.459593

0.023498

Bắc Hòn Tằm nơng
2002-03

3.642767


8.051897

0.029661

2002-04

37.28954

531.5422

> 0.000004

2002-05

21.59662

71.71925

0.000148

4.2 Cá
2002: Cá kích thước nhỏ (1 – 10cm), đặc biệt họ cá Thia Pomacentridae và các loài Chromis
weberi, Chromis ternatensis, Dascyllus reticulatus và Dascyllus trimaculatus, chiếm ưu thế
trong tổng độ phong phú của cá. Các loài này có mật độ tương đối cao tại tất cả các điểm giám
sát. Bãi Nghéo thuộc bờ phía bắc Hịn Tre có mật độ cá thấp nhất, liên quan đến tác động
mạnh của hoạt động đánh bắt hủy diệt diễn ra ở đây.
Cá có kích thước lớn hơn (nhóm kích thước từ 21 – 30cm và lớn hơn 30cm) rất hiếm gặp tại
các điểm nghiên cứu, trong đó Điểm tây nam Hịn Mun đặc trưng nhất. Nhóm cá kích có thước
lớn nhất (> 30cm) chỉ gặp ở một loài là Fistularia commersonii ở tất cả các điểm giám sát.
Hầu hết các họ cá kinh tế phục vụ mục đích thực phẩm và ngành buôn bán cá cảnh đều rất

hiếm hoặc không phát hiện thấy ở các điểm giám sát. Mật độ các loài cá Mú (Serranidae) nhỏ
hơn 1 cá thể/100m2, trong đó lồi Cephalopholis boenak chiếm đa số. Cá Hồng (Lutjanidae) và
cá Hè (Lethrinidae) không phát hiện thấy ở tất cả các điểm trên các mặt cắt. Cá Thần tiên
(Pomacanthidae) luôn bị ngư dân tìm kiếm để bắt. Sự khan hiếm của ở tất cả các điểm đã cho
thấy độ phong phú giảm nhiều trong các năm vừa qua trong vùng nước của KBTB (Nguyễn
Văn Long, quan sát cá nhân). Ngược lại, cá Đi gai (Acanthuridae), cá Mó (Scaridae) và cá
Dìa (Siganidae) xuất hiện với số lượng tương đối cao tại hầu hết các điểm. Cá Mó và cá Dìa
phổ biến nhất trên các rạn phía ngồi vùng lõi trong khi cá Đi gai có độ phong phú cao nhất
ở các rạn trong vùng lõi.
Hầu hết các loài cá chỉ thị theo phương pháp Reefcheck rất hiếm hoặc không phát hiện thấy ở
tất cả các điểm, ngoại trừ cá Bướm. Thậm chí đối với cá Bướm, mật độ tương đối thấp tại hầu
hết các điểm, nhưng hiện tại ở Hòn Mun và Hịn Vung có số lượng cao nhất (các vùng lõi của

17


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
KBTB), và đây chính là một trong những cơ sở để chọn Hòn Mun và Hòn Vung làm các vùng
lõi. Một lưu ý đặc biệt, chỉ 2 cá thể cá Mú kích thước lớn hơn 30cm được ghi nhận (lồi
Cephalopholis argus) ở Tây nam Hịn Mun), bằng chứng của hiện tượng khai thác cá rạn quá
mức xung quanh KBTB.
2002-05: Trong giai đoạn này, độ phong phú của cá thay đổi rất ít trong phạm vi KBTB, năm
2003 có tăng nhưng năm 2004 và 2005 lại giảm nhẹ (Hình 8). Xu hướng biến đổi này được
quyết định hoàn toàn do sự biến đổi theo thời gian độ phong phú của nhóm cá kích thước nhỏ
(chiều dài cơ thể < 10cm). Nhóm cá này hầu như chiếm tồn bộ tổng độ phong phú của cá
trong năm 2002 cũng như các năm tiếp theo (Hình 8 và 9). Sự phong phú của nhóm cá lớn
hơn ở mức cực thấp từ 2002 – 2005, có khả năng do sức ép đánh bắt, thiếu nguồn bổ sung và
chưa đủ thời gian cho cá con phát triển đạt kích thước lớn nhất.
400


Mean abundance

350
300
250
200
150
100
50

11
-2
20
0c
03
m
11
2
20
0c
04
m
11
-2
20
0c
05
m
11
-2

0c
m

20
02

<

10
cm

10
cm
<

20
04

20
05

<

<

20
03

20
02


10
cm

10
cm

Al
l

Al
l

20
05

Al
l

20
04

20
03

20
02

Al
l


0

Hình 8. Xu thế biến đổi theo thời gian độ phong phú trung bình của cá (có kèm theo độ lệch
chuẩn) trên 100m2 diện tích mặt cắt, KBTB vịnh Nha Trang, 2002 – 2005. Chú thích: all: chung
cả năm; mean abundance: độ phong phú trung bình.

3.5
Mean abundance

3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
2002
2130cm

2003
2130cm

2004
2130cm

2005
2130cm

2002

2003
2004
2005
> 31cm > 31cm > 31cm > 31cm

Hình 9. Xu thế biến đổi theo thời gian độ phong phú trung bình của nhóm cá lớn (có kèm theo
độ lệch chuẩn) trên 100m2 diện tích mặt cắt, KBTB vịnh Nha Trang, 2002 – 2005. Chú thích:
mean abundance: độ phong phú trung bình.

18


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
So sánh giữa vùng lõi và các vùng còn lại của KBTB cho thấy rằng độ phong phú của cá trong
vùng lõi cao hơn, đặc biệt năm 2003 và đặc biệt ở Hòn Mun, nơi tập trung các hoạt động tuần
tra và thực thi các qui định của KBTB. Mặc dù những khác biệt giữa vùng lõi và các vùng cịn
lại ở mức khơng có ý nghĩa (Hình 8 – 10) nhưng đã cho thấy rằng việc thực thi các qui định ở
vùng lõi thuộc Hòn Mun đã giúp cải thiện độ phong phú của cá tại đây, nếu khơng thì mọi nơi
trong KBTB đều như nhau (ví dụ khơng có các chỉ thị của hiện tượng “tràn ra” hoặc cải thiện
nguồn cá bổ sung). Nhìn chung, độ phong phú và độ đa dạng của cá trong KBTB ở mức rất
thấp, đặc biệt các nhóm cá kinh tế có kích thước lớn hơn (xem phần sau).
700

Mean abundance

600
500
400
300
200

100

20
05

20
04
on
-C
or
e

Zo
ne
s

20
03

Zo
ne
s
N

on
-C
or
e
N


Zo
ne
s

on
-C
or
e
N

on
-C
or
e

Zo
ne
s

20
02

20
05
M
un

on
H


H

on

M
un

20
04

20
03

20
02

M
un
on
H

N

C

H

on

M

un

20
0

20
0
or
e

Zo
ne

Zo
ne
or
e
C

5

4

3

2

20
0


20
0
or
e

Zo
ne

Zo
ne
or
e
C

C

Al
l

Al
l

Al
l
20
05

20
04


20
03

20
02

Al
l

0

Hình 10. Xu thế biến đổi theo thời gian độ phong phú trung bình của cá trong vùng lõi và ngồi
vùng lõi (có kèm theo độ lệch chuẩn) trên 100m2 diện tích mặt cắt, KBTB vịnh Nha Trang,
2002 – 2005. Vì các hoạt động giám sát và thực thi các qui định của KBTB chỉ tập trung thực
hiện quanh Hòn Mun, nên số liệu của điểm này được trình bày riêng. Chú thích: all: chung cả
năm; mean abundance: độ phong phú trung bình.
Nhìn chung, trong phạm vi KBTB, họ cá Thia Pomacentridae chiếm phần lớn trong tổng độ
phong phú tại tất cả các điểm, sau đó lần lượt là các họ cá Bàng chài Labridae, cá Mó
Scaridae, cá Đi gai Acanthuridae và cá Bướm Chaetodontidae (Bảng 5, Hình 11). Các họ
cịn lại có số lượng rất ít, đặc biệt là các họ cá kinh tế như họ cá Mú Serranidae có độ đa dạng
thấp, họ cá Hồng Lutjanidae gần như biến mất (Bảng 5, hình 12) và cá Hè Lethrinidae hồn
tồn khơng tìm thấy trên các mặt cắt tại các điểm giám sát. Tuy nhiên, một điều lưu ý rằng độ
phong phú của cá Thần tiên Pomacanthidae gia tăng từ 2002 – 2005, mặc dù ở mức khơng có
ý nghĩa (Bảng 6) do biến thiên lớn (Hình 12). Sự biến đổi độ phong phú của hầu hết các họ cá
đều ở mức khơng có ý nghĩa ngoại trừ sự suy giảm độ phong phú của họ cá Dìa Siganidae
(Bảng 7).

19



Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005

180
160

Mean abundance

140
120
100
80
60
40

02
20
03
20
04
20
05

do
nt
id
ae

02
20
03

20
04
20
05
C

ha
et
o

Ac
an
th
ur
id
ae

Po
m

Sc
ar
id
ae

02
20
03
20
04

20
05

02
20
03
20
04
20
05

La
br
id
ae

ac
en
tri
da
e

02
20
03
20
04
20
05


20
0

Hình 11. Xu thế biến đổi theo thời gian độ phong phú trung bình của 5 họ cá chính (có kèm
theo độ lệch chuẩn) trên 100m2 diện tích mặt cắt, KBTB Vịnh Nha Trang, 2002 – 2005. Chú
thích: mean abundance: độ phong phú trung bình.

12

Mean abundance

10
8
6
4
2

Lu
tj a
ni
da
e

02
20
03
20
04
20
05


02
20
03
20
04
20
05

H
ae
m
ul
id
ae

02
20
03
20
04
20
05

an
id
ae

Se
rr


02
20
03
20
04
20
05

hi
da
e

Po
m

ac
an
t

Si
ga
ni
da
e

02
20
03
20

04
20
05

0

Hình 12. Xu thế biến đổi theo thời gian của độ phong phú trung bình của 5 họ cá chính (có kèm
theo độ lệch chuẩn) trên 100m2 diện tích mặt cắt, KBTB vịnh Nha Trang, 2002 – 2005. Chú
thích: mean abundance: độ phong phú trung bình.
Bảng 5. Số lượng cá thể của một số họ cá chọn lựa ghi nhận được trong KBTB vịnh Nha
Trang (tại 8 điểm giám sát) từ năm 2002 – 2005.
Họ
Pomacentridae

2002

2003

2004

2005

4301

5125

4950

3607


Labridae

565

1054

1128

765

Scaridae

682

705

493

435

Acanthuridae

559

545

459

169


20


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
Chaetodontidae

319

262

213

142

Siganidae

173

38

22

0

Pomacanthidae

29

46


59

110

Serranidae

24

58

23

24

Haemulidae

14

0

7

1

0

3

1


0

6666

7836

7355

5253

Lutjanidae
Tổng : 10 họ

Bảng 6. Sự biến đổi độ phong phú của họ cá Thia Pomocanthidae giữa các năm từ 2002 –
2005 trong KBTB vịnh Nha Trang theo phương pháp phân tích biến đơn yếu tố (độ tự do 1, giá
trị tới hạn 3.9)
Pomacanthidae
2002-03

MS

Giá trị P

0.070475 1.460612 0.229096

2002-04
2002-05

F


0.07424 1.257221

0.26431

0.103379 1.441349 0.232173

Bảng 7. Sự biến đổi độ phong phú của họ cá Dìa Siganidae giữa các năm từ 2002 – 2005
trong KBTB vịnh Nha Trang theo phương pháp phân tích biến đơn yếu tố (độ tự do 1, giá trị tới
hạn 3.9)
Siganidae

MS

F

Giá trị P

2002-03

1.113638 9.773836

0.002198

2002-04

1.964053 18.81313

< 0.00003

2002-05


3.127988 35.61528

< 0.0000003

So sánh theo không gian và thời gian giữa các điểm giám sát (Hình 13) cho thấy rằng Hịn Mun,
Hịn Miễu và Hịn Tằm có độ phong phú của cá cao nhất. Độ phong phú của cá tại Hòn Vung
(vùng lõi) và Hòn Tằm liên tục tăng từ 2002 – 2004 nhưng đã giảm trong năm 2005, đặc biệt ở
điểm Hòn Vung. Độ phong phú của cá ở Hòn Mun đã tăng mạnh từ 2002 – 2003 nhưng điều
này đã không xảy ra vào các năm sau đó. Ở các điểm khác, độ phong phú ổn định hơn từ
2002 – 2005, mặc dù độ phong phú chung của cá tại từng điểm (ngoại trừ điểm Hòn Mun) giảm
từ 2002 – 2005.
Trong các điểm giám sát, duy nhất Điểm Hịn Vung có tổng độ phong phú thay đổi giảm ở mức
có ý nghĩa từ 2002 – 2005 (Bảng 8). Sự suy giảm này diễn ra mạnh vào năm 2005 và liên quan
đến sự suy giảm của hầu hết các họ cá (Bảng 9). Cần chú ý rằng, các hoạt động giám sát và
thực thi các qui định của KBTB không tập trung ở Điểm Hòn Vung hoặc điểm lân cận Hòn Cau,

21


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
và ngư dân vẫn thường xuyên đánh bắt ở các khu vực này. Tuy nhiên, vì chỉ thực hiện điều tra
một lần trong năm, nên căn cứ vào các kết quả điều tra sẽ rất khó để kết luận rằng các biến đổi
này thực sự là những biến đổi theo thời gian hay do chủ quan người thu mẫu, và việc tiến hành
các điều tra bổ sung để khẳng định xu thế ở Điểm Hòn Vung là rất cần thiết, đặc biệt khi Hòn
Vung là vùng lõi của KBTB.
900
800

Mean abundance


700
600
500
400
300
200
100

N

02
20
03
20
04
20
05

Ba
iN

gh
eo

02
20
03
20
04

20
05

Ba
iB
an
g

02
20
03
20
04
20
05

on
H

on
H
SW

N

Ta
m

02
20

03
20
04
20
05

M
ie
u

02
20
03
20
04
20
05

W

H

Ba
iL
an

02
20
03
20

04
20
05

M
un
on

on
H
SW

H

on

V

un
g

M
un

02
20
03
20
04
20

05

02
20
03
20
04
20
05

0

Hình 13. Xu thế biến đổi theo thời gian của độ phong phú trung bình của cá (có kèm theo độ
lệch chuẩn) trên 100m2 diện tích mặt cắt tại 8 điểm giám sát, KBTB vịnh Nha Trang, 2002 –
2005. Ghi chú: Mean abundance: độ phong phú trung bình; SW Hon Mun: Tây nam Hòn Mun,, NW Hon Mun: Tây
bắc Hòn Mun, SW Hon Mieu: Tây nam Hòn Miễu, N Hon Tam: Bắc Hòn Tằm

Bảng 8. Sự biến đổi độ phong phú của cá giữa các năm tại Hòn Vung từ 2002 – 2005 theo
phương pháp phân tích biến đơn yếu tố (độ tự do 1, giá trị tới hạn 4.6)
Hòn Vung

MS

F

Giá trị P

2002-03

0.022574


0.91182

0.355831

2002-04

0.039783

0.819969

0.380509

2002-05

2.714234

41.39427

< 0.00002

Bảng 9. Tổng độ phong phú của một số họ cá lựa chọn ở Hòn Vung, 2002 – 2005.
Họ

2002

2003

2004


2005

Chaetodontidae

84

34

13

3

Labridae

86

180

235

30

Pomacentridae

195

343

288


25

Acanthuridae

150

82

70

9

Pomacanthidae

5

15

3

0

Serranidae

3

15

6


2

Lutjanidae

0

0

1

0

Haemulidae

1

0

2

1

112

83

105

33


0

1

0

0

636

753

723

103

Scaridae
Siganidae
Tổng cộng: 10 họ

22


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
4.3 Động vật không xương sống
2002: So sánh giữa các điểm giám sát, mật độ các loài chỉ thị thuộc nhóm động vật khơng
xương sống theo phương pháp Reefcheck biến đổi lớn. Mật độ ở Hòn Tằm đạt cao nhất (77.6
cá thể/100m2), và ở Bãi Bàng đạt thấp nhất (7 cá thể/100m2). Tại tất cả các điểm, Cầu gai đen
(Diadema spp.) chiếm đa số so với các loài động vật khơng xương sống khác. Trái lại, các lồi
có giá trị kinh tế chính (các lồi hải sâm biển ăn được, Tôm hùm Panulirus spp., Trai Tai tượng

Tridacna spp.) rất hiếm hoặc không phát hiện thấy tại các điểm giám sát là dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ
hoạt động khai thác quá mức đã diễn ra rất thường ở các vùng nước của KBTB. Sao biển gai

(Acanthaster planci) là loài Sao biển phổ biến nhất vẫn phát hiện thấy ở một số điểm với mật
độ dao động từ 1 – 3 cá thể/100m2, mặc dù đã tiến hành các đợt tiêu diệt trước các chuyến
khảo sát năm 2002.
2002-05: Độ phong phú chung của một số động vật không xương sống đã suy giảm trên phạm
vi KBTB từ năm 2002 – 2005, trong đó suy giảm rõ rệt nhất từ 2002 – 2004 và tăng lên từ
2004 – 2005 (Hình 14). Xu hướng này xuất phát từ sự thay đổi độ phong phú của Cầu gai đen
Diadema, vì rằng hầu như tất cả động vật không xương sống hiện diện ở đây đều là các lồi
Da gai (Hình 14) và hầu như tất cả là các loài Cầu gai đen (Hình 14). Độ phong phú của giống
Diadema giảm ở mức có ý nghĩa từ năm 2002 – 2004, nhưng các năm khác thì khơng (Bảng
10).

20
05

20
04

20
03

a

20
02

20
05


20
04

20
03

20
02

Di
a

de
m

Ec
hi
no
de
rm
s

20
05

20
04

20

03

Al

l(
ex
cl

ud
in
g

CO

TS
)

20
02

Mean abundance

80
70
60
50
40
30
20
10

0

Hình 14. Độ phong phú trung bình của tất cả các động vật khơng xương sống chọn lựa (ngoại
trừ Sao biển gai), tất cả các loài Da gai và Cầu gai đen trên 100m2 diện tích mặt cắt , KBTB
vịnh Nha Trang, 2002 – 2005.
Bảng 10. Sự biến đổi độ phong phú của Cầu gai Diadema qua các năm 2002 – 2005 trong
KBTB vịnh Nha Trang theo phương pháp phân tích biến đơn yếu tố (độ tự do 1, giá trị tới hạn
3.9). Nghiên cứu được thực hiện trên số liệu của 8 mặt cắt phụ tại từng điểm giám sát nhằm so
sánh các kết quả theo thời gian. Số liệu trong năm 2002 không đầy đủ (xem các bảng số liệu
của Phụ lục 1).

23


Giám sát sinh thái KBTB vịnh Nha Trang - Đánh giá lại 2005
Năm

MS

F

Giá trị P

2002-03

0.291138

0.779515

0.378971


2002-04

5.996731

17.76879

< 0.0005

2002-05

0.00001

0.000005

0.998256

Sự khác nhau về độ phong phú của các nhóm cực hiếm theo thời gian, cả bên trong và bên
ngoài vùng lõi đều ở mức khơng có ý nghĩa (Hình 15 – 17) (xem Bảng số liệu Phụ lục 1). Các
loài bị khai thác như ốc Đụn (Trochus), Hải sâm và Tôm hùm rạn Panulirus) rất hiếm gặp ở tất
cả các mặt cắt (Bảng 11, Hình 15 – 17). Tổng số lượng Tơm hùm đếm được dao động từ 0 – 3
cá thể, Hải sâm biển từ 1 – 11 cá thể, đã chứng tỏ độ phong phú của chúng trong KBTB là cực
thấp. Tuy nhiên, hiện tượng số lượng ốc Đụn Trochus tăng nhẹ trong toàn bộ chuyến khảo sát
(tổng số từ 3 – 16 cá thể) và số lượng Sao biển gai giảm có thể là kết quả của các chương
trình kiểm sốt được tổ chức bởi Ban quản lý KBTB.
Ốc Tù và Charonia tritonis dùng làm hàng mỹ nghệ, Trai Tai tượng Tridacna maxima, và các
lồi Cầu gai bút chì Heterocentrotus mammilatus và Eucidaris spp. không phát hiện thấy qua
tất cả các chuyến khảo sát trong 4 năm (Bảng 11). Số lượng lồi Tơm Bác sĩ Stenopus
hispidus, lồi rất có giá trị trong ngành buôn cá cảnh, vốn đã cấm đánh bắt vẫn tiếp tục giảm,
và trong chuyến khảo sát năm 2005 đã khơng tìm thấy bất kỳ cá thể nào.

Giá trị độ phong phú của động vật không xương sống tại các điểm giám sát dao động rất lớn
qua các năm từ 2002 – 2005, tăng lên ở Hòn Vung, Tây bắc Hịn Mun, Bãi Bàng (Đơng bắc
Hịn Tre), và giảm ở các điểm cịn lại (Hình 18). Dễ dàng nhận thấy những thay đổi này ở mức
khơng có ý nghĩa vì sự biến thiên lớn.
Bảng 11. Số lượng cá thể của một số lồi động vật khơng xương sống chọn lựa ghi nhận được
trong KBTB vịnh Nha Trang tại 8 điểm giám sát từ 2002 – 2005.
Ngành
Thân mềm

Giáp xác
Da gai

Bậc phân loại

2002

2003

2004

2005

Charonia tritonis

0

0

0


0

Trochus spp.

3

2

1

16

Tridacna maxima

0

0

0

0

Tridacna squamosa

0

0

0


2

Tridacna crocea

2

15

23

12

26

15

4

0

Panulirus spp.

1

3

0

2


Diadema spp.

1401

626

256

844

38

48

17

6

0

0

0

0

11

4


1

7

Stenopus hispidus

Acanthaster planci
Cầu gai bút chì
Hải sâm

24


×