Tải bản đầy đủ (.pdf) (262 trang)

Lập luận trong tiểu phẩm trào phúng (trên cứ liệu tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 262 trang )

ỐC GIA TH
ÀNH PH
Ố HỒ CH
ĐẠ
ĐẠII HỌC QU
QUỐ
THÀ
PHỐ
CHÍÍ MINH
ƯỜ
NG ĐẠ
ÂN VĂN
TR
TRƯỜ
ƯỜNG
ĐẠII HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NH
NHÂ
------------ � � � ------------

TRẦN TRỌNG NGHĨA

ẬN
LẬP LU
LUẬ
ỂU PH
ẨM TR
ÀO PH
ÚNG
TRONG TI
TIỂ
PHẨ


TRÀ
PHÚ
(Trên cứ liệu tiếng Việt)
ẬN ÁN TI
ẾN SĨ NG
Ữ VĂN
LU
LUẬ
TIẾ
NGỮ

Chuy
Chuyêên ng
ngàành : Lí lu
luậận ng
ngôôn ng
ngữ
Mã số : 62220101
ng dẫn:
Tập th
thểể hướ
ướng
1. GS.TS. Nguyễn Đức Dân
2. TS. Trần Văn Tiếng
Cán bộ phản bi
biệện độ
độcc lập:
PGS.TS. Lê Khắc Cường
PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng
ng ch

ấm lu
ận án cấp Tr
ườ
ng:
Cán bộ phản bi
biệện Hội đồ
đồng
chấ
luậ
Trườ
ường:
Phản biện 1: PGS.TS. Lê Khắc Cường
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng
Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Văn Tình

ành ph
Th
Thà
phốố Hồ Ch
Chíí Minh
Minh,, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình của riêng tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của luận án.
Tác giả

Trần Trọng Nghĩa



1

MỤC LỤC
ẬP
DẪN NH
NHẬ

Trang

1. Lí do chọn đề tài

7

2. Lịch sử vấn đề

7

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

13

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

14

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

15


6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

15

7. Bố cục của luận án

18

ươ
ng 1. CƠ SỞ LÍ LU
ẬN
Ch
Chươ
ương
LUẬ
1.1.

Lập luận thông thường

19

1.1.1.

Lập luận theo diễn từ chuẩn mực

19

1.1.2.

Lập luận trong ngôn ngữ


20

1.1.2.1. Lẽ thường

21

1.1.2.2. Tiền giả định và hàm ý

22

1.1.2.3. Tác tử và kết tử lập luận

23

1.2.

Lập luận trào phúng

27

1.2.1.

Khái niệm và nguồn gốc trào phúng

27

1.2.2.

Yếu tố hài hước (trào) trong lập luận


28

1.2.3.

Yếu tố châm biếm – mỉa mai (phúng) trong lập luận

35

1.2.4.

Ranh giới mờ giữa mỉa mai và châm biếm

37

1.2.5.

Yếu tố văn hóa – tri thức nền

45

1.3. Tiểu kết

50

ươ
ng 2. LÍ LẼ VÀ VAI TR
Ò CỦA NG
ÔN NG
Ữ TRONG

Ch
Chươ
ương
TRÒ
NGÔ
NGỮ
ẬN TR
ÀO PH
ÚNG
LẬP LU
LUẬ
TRÀ
PHÚ
2.1 Lí lẽ - cơ sở của lập luận

51

2.2 Lí lẽ trong lập luận trào phúng

55

2.2.1.

55

Cơ sở của lí lẽ trào phúng


2


2.2.2.

Hai chức năng của lí lẽ trong lập luận trào phúng

58

2.2.3.

Quy tắc giải mã lập luận trào phúng

66

2.2.3.1. Xác định điểm quy chiếu

67

2.2.3.2. Xác lập các topos mới

69

2.2.3.3. Hiểu lại nghĩa của lập luận

70

2.3.

Phân loại lí lẽ trong lập luận trào phúng

71


2.3.1.

Ngộ biện

72

2.3.2.

Ngụy biện

77

2.3.3.

Lí lẽ ngược

87

2.4.

Vai trò của ngôn ngữ trong lập luận trào phúng

91

2.4.1.

Trào phúng được mô tả bằng ngôn ngữ

91


2.4.2.

Trào phúng do chính bản thân ngôn ngữ

93

2.5.

Một số đặc điểm trào phúng riêng trong tiếng Việt

102

2.5.1.

Những thủ pháp lập luận phổ biến

102

2.5.2.

Vận dụng những đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Việt

105

2.6.

Tiểu kết

110


ươ
ng 3. PH
ƯƠ
NG TH
ỨC LẬP LU
ẬN VÀ CHI
ẾN LƯỢ
C
Ch
Chươ
ương
PHƯƠ
ƯƠNG
THỨ
LUẬ
CHIẾ
ƯỢC
ỆU QU
Ả TRONG TI
ỂU PH
ẨM TR
ÀO PH
ÚNG
GÂY HI
HIỆ
QUẢ
TIỂ
PHẨ
TRÀ
PHÚ

3.1.

Nguyên tắc thuyết phục trong lập luận

112

3.2.

Phương thức lập luận cơ bản trong tiểu phẩm trào phúng

115

3.2.1.

Phương thức gài bẫy

119

3.2.2.

Phương thức suy luận tương tự

122

3.2.3.

Phương thức sao phỏng

124


3.2.4.

Phương thức quy nạp

127

3.2.5.

Phương thức định nghĩa

129

3.2.6.

Phương thức chơi chữ

131

3.2.7.

Phương thức hỏi – lập luận

135

3.3.

Một số chiến lược tạo hiệu quả lập luận trong TPTP

144



3

3.3.1.

Xây dựng các cặp kịch bản ngữ nghĩa

145

3.3.2.

Tạo thông tin dư

149

3.3.3.

Lập luận vòng quanh

150

3.4.

Một số thủ thuật lập luận trào phúng

152

3.4.1.

Thủ thuật tách khỏi


153

3.4.2.

Thủ thuật phản đối xứng

154

3.4.3.

Thủ thuật đảo ngược

155

3.4.4.

Thủ thuật sử dụng yếu tố trung gian

156

3.4.5.

Thủ thuật đồng nhất các sự kiện

158

3.5.

Tiểu kết


160

ẬN
KẾT LU
LUẬ

161

ỆU THAM KH
ẢO
DANH MỤC TÀI LI
LIỆ
KHẢ

166


DANH MỤC CÔNG TR
TRÌÌNH CỦA TÁC GI
GIẢ
Ụ LỤC
PH
PHỤ
Ụ LỤC 1
PH
PHỤ
Ụ LỤC 2
PH
PHỤ



4

C TR
Ậ N ÁN
MỘT SỐ QUY ƯỚ
ƯỚC
TRÌÌNH BÀY TRONG LU
LUẬ


dẫn đến

><

chỉ mối quan hệ tương phản

CCCTN

Cái cười của Thánh nhân

CN

Công nguyên

L

lí lẽ


PPWB

Plato and a Platypus Walk into a Bar (Plato và con thú mỏ vịt

bước vào quán bar)
TCDGVN

Tiếng cười dân gian Việt Nam

TCTG

Tiếng cười thế giới

TTC, 232…

báo Tuổi trẻ cười số 232…

TPTP

tiểu phẩm trào phúng

Tr.CN

trước công nguyên

tuoitrecuoi

báo Tuổi trẻ cười (online)

vnexpress


báo Tin nhanh Việt Nam (online)

24h

báo 24h (online)


5

ẾU THU
ẬT NG
Ữ DÙNG TRONG LU
ẬN ÁN
BẢNG ĐỐ
ĐỐII CHI
CHIẾ
THUẬ
NGỮ
LUẬ
Ti
Tiếếng Vi
Việệt

Ti
Tiếếng Anh

Trang

ẩn dụ


metaphor

7,17,65,123

bộ kích hoạt ngữ nghĩa

semantic trigger

9,69,131,132,133,134

bộ chuyển mạch

switch

9,131,133
5-9,22,23,29,30,31,32,34,37,38,45,49,56,58,61,62,67,68,71,81,83,
84,89,95,96-102,105,108,109,111,112,117,122-124,126,129,136-

châm biếm

satire

chơi chữ

pun

25,90,94,102,103,104,107,108,124,125,126,129,130,159,160

chuyện cười


joke/jest

10,30,31,34,75,115,132,133,134,135,146

cơ chế

mechanism

11,18,80,120,126

điểm nhìn

point of view

18

138,144,153-155,157

6,7,9,10,15,16,23,24,26-28,33,38-9,41,45,48,54,67,69,72-74,82,
84-5,94-5,97,100,107,110,112,114,118,121,124,126,127-8,130,137,

hài hước

humour/humor

hàm ý

implicature


hiển ngôn

explicit

7,17,46,53,65,66,67,107

hoán dụ

metonymy

17,65

hội thoại

conversation

16,30,87,109,128,157

kết tử

connector

10,18,20-3,49,50

khoa trương (ngoa dụ)

hyperbole

23,100,128


kịch bản ngữ nghĩa

the semantic script

38,139-142,152,157

alienation

116,117,119,155,161,166

140,143,144-6, 148,151-5,160
5,7-9,16-9,21-2,25,30,33,42,48-51,53,57,59,64,69-71,81,84,87-9,
91,99,100,108-9,114,123-4,127,131-4,137,139,155,160

/

lạ hóa

automatization

lập luận

argumentation

de-

5,8-15,18-20,22,25,27,28-8,35,37,44,46-50,53-4,57,60-6, 79,82,

common


83,86,96,139,143-6,148-50,152,154-7

sense/

16,30,37,44,46-9,53,58-9,63,74,81,87,95,99,107,116,120,122,136
140,144,150,153-5.

lẽ thường

topos

lí lẽ

argument/reasoning

mỉa mai hiển ngôn

explicit irony

7

mỉa mai bằng lời nói

verbal irony

6,35

5,9,10,11,13,14,16,20,21,44,46-8,50-8,60-1,66-7,69-75,79-83,96-8,

mỉa


mai

bằng

tình situational irony

100,107-8,110,112,114,116,119-121,124-5,135,150,151-2,155-6

6


6

huống
nghịch ngữ

oxymoron; paradox

54,71,81,109,

ngữ cảnh

context

19,2732-3,38,43,45,50,65,67,87,109,145,151

ngữ dụng học

pragmatics


9,10,14,44,153

nói mỉa/mỉa mai

irony

nói nhại/giễu nhại

parody

82,129,130

(phép) lịch sự

politeness

8,26,33,67,137,139,157

(phép) tu từ

rhetorical figures

9,17,35,81,91

5,6,22-3,30-8,44-5,49,50,58,61,70,81,89,96,98,104,107,109,111,122

maxims

123,126,130,136,150,152-4


of

35,130,131

phương châm hội thoại

conversation

quy chiếu

refer to, reference

62,63,67,68,154

sự chỉ trích

criticism

23,30,35,45,67,112,123,130,154

tác tử

factor

10,18,19,22,49,50

tiền giả định

presupposition


17,18,22,37,51,57,64-6,87,89

tiểu phẩm/chuyện cười

joke

trái nghĩa

antonymy

50

trải nghiệm

experience

42-3,63,65,119,142

7,13,14,16,17,18,20,30,33,62,63,74,75,76,84,85,87,88,89,90,95,99,102,
114,116,117,118,120,121,122,142,143,146,148,152,156,159,161,163,164

5,6,8-13,22-3,26,31-2,34-7,39,45-7,50,53,58,61-3,65-7,71-2,79,
82-4,87,89,90-1,95-7,100-2,104,107-112,117,123-4,130-1,133-4,

trào phúng

satire/sarcasm

tri nhận


cognitive/cognition

15, 34, 40, 61

tri thức nền

basic knowledge

28,34,40-2,44,64-5,142,154

trường nghĩa

the semantic field

26,48,56,71,94,95

trường liên tưởng

the associated field

43-4,93,95,154

truyện cười

funny story

tu từ học

rhetoric


35-6

văn cảnh/ngữ cảnh

co-text

19,27,32-3,38,44,46,50,63,65,67,87,109,145,151

139,142-5,149,151-7

12,13,15,16,17,24,29,31,44,46,47,48,54,56,65,69,75,78,92,93,94,104,115
,116,117,120,145,146,169


7

ẬP
DẪN NH
NHẬ
1. Lí do ch
chọọn đề tài
Trào phúng bằng ngôn ngữ là một phạm trù phức tạp và đặc biệt thú vị. Việc
giải mã trào phúng chủ yếu dựa trên các nguyên tắc lập luận là để chạm đến ý nghĩa
ẩn sâu bên dưới lớp bề mặt ngôn từ. Trào phúng còn là phương tiện đả kích mạnh
mẽ nhưng lại có ý nghĩa xây dựng sâu sắc và hiệu quả cao. Luận án ‘Lập luận

trong tiểu phẩm trào phúng’ nghiên cứu những lập luận có chứa chất trào phúng,
nhằm mục đích châm biếm, mỉa mai, phê phán đả kích những cái xấu trong xã hội.
Chúng tôi gọi tên chung cho cả ba khái niệm trên là biếm dụ.

Người Việt trọng đạo lí, trọng thể diện và đề cao yếu tố tế nhị trong giao tiếp
nên trong ngôn ngữ hằng ngày, các kiểu nói có hàm ý chiếm một tỉ lệ rất lớn; đặc
biệt là lối nói mỉa mai, châm biếm, nói gần nói xa, nói vậy chứ không phải vậy, nói

vòng,.. sử dụng hình tượng liên tưởng làm cho hiệu quả giao tiếp được đẩy lên tới
mức tinh tế. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa cả về mặt lí thuyết và
thực tiễn trong nói năng hài hước hàng ngày, trong giảng dạy và nghiên cứu tiếng
Việt.
2. Lịch sử vấn đề
Trào phúng - nội hàm của nó chứa đựng hai phạm trù có quan hệ mật thiết,
không thể tách rời; bao gồm phần gây cười, tức hài hước (humor) và phần phê phán,
tức châm biếm (satire), mỉa mai (irony). Luận án lần lượt giới thiệu tổng quát về
lịch sử nghiên cứu thành hai vấn đề.
Thứ nhất là phạm trù hài hước: Từ thời cổ đại đến nay đã có rất nhiều lí thuyết
về hài hước và những cố gắng để giải thích hài hước là gì, nó đảm nhiệm các chức
năng xã hội nào, và những gì được coi là hài hước. Trong số các loại phổ biến, có
những lí thuyết về tâm lí, phần lớn trong số đó xem sự hài hước là hành vi rất lành
mạnh. Các giả thuyết mang tính tâm linh xem sự hài hước là một món quà của Chúa.
Cũng có giả thuyết cho rằng hài hước là một bí ẩn không thể giải thích, nó giống
như một trải nghiệm thần bí, như trong cuốn The Planet without laughter, 1980
(Hành tinh không có tiếng cười) của Raymond Smullyan. Mặc dù đã có nhiều lí


8

thuyết cổ điển khác nhau luận giải về hài hước, nhưng về sau vẫn tiếp tục ra đời
những quan niệm mới. Ba quan điểm được nhắc đến nhiều là: Lí thuyết về sự giải

tỏa (Relief theory), Lí thuyết về ưu thế vượt trội (Superiority theory) và Lí thuyết về
sự phi lí (Incongruity theory). Giới nghiên cứu không đạt được sự đồng thuận về lí

thuyết nào là tối ưu. Tuy nhiên, họ thừa nhận rằng nhiều trường hợp hài hước có thể
phải vận dụng, phối hợp một số lí thuyết khác nhau để giải thích mới thỏa đáng.

Lí thuyết về sự giải tỏa, tiêu biểu là hai tác giả: John C. Meyer, trong công trình
Humor as a double-edged sword, 2000 (Hài hước như một con dao hai lưỡi), trình
bày bốn chức năng của hài hước trong giao tiếp; và Daniel Ellis Berlyne trong công
trình Humor and its kin, 1972 (Hài hước và các quan hệ họ hàng của nó). Lí thuyết
này cho rằng hài hước là một cơ chế cân bằng, làm giảm căng thẳng tâm lí. Tiếng
cười và sự vui vẻ, theo lí thuyết về sự giải tỏa, là giải pháp hữu ích để khắc phục
những ức chế về thần kinh, vượt qua sự kiềm chế của các chế định văn hóa xã hội
và bộc lộ những ham muốn, khát vọng bị đàn áp, bị dồn nén.

Lí thuyết về ưu thế vượt trội là quan điểm về hài hước của Plato và Aristotle, và
sau này là Thomas Hobbes. Nhìn chung, con người cười về những bất hạnh, những
yếu kém của người khác (gọi là khoái cảm), vì những thứ đó khẳng định ưu thế
vượt trội của người cười.

Lí thuyết về sự phi lí cho rằng, hài hước được cảm nhận tại thời điểm mà một
người nhận ra sự phi lí giữa một khái niệm cố hữu với một sự kiện thực tế của nó
nhưng giữa chúng lại chẳng có chút liên quan gì. Francis Hutcheson trình bày trong
cuốn Thoughts and laughter, 1725 (Ý thức và tiếng cười), cái cười trong biếm họa,
về bản chất là một phản ứng khi tiếp nhận một điều phi lí. Arthur Schopenhauer,
nhà triết học Đức đã viết rằng những điều phi lí là nhận thức giữa các quan niệm
phổ biến và cái thực tế xa lạ mà nó đại diện. Hegel, trong các công trình nghiên cứu
có liên quan đến hài hước cũng đã chia sẻ gần như chính xác quan điểm này. Tuy
nhiên, các phiên bản nổi tiếng nhất của lí thuyết phi lí lại là của Kant, người tuyên
bố rằng “biếm họa là sự chuyển đổi đột ngột từ một kỳ vọng quá mức sang trạng
thái trống rỗng." Henri Bergson trong cuốn Le rire, 1900 (Tiếng cười), cố gắng



9

hoàn thiện thuyết phi lí bằng cách hạn định nó thành các khái niệm "living" (sống
động) và "mechanical" (máy móc). Bergson cho rằng hài hước xuất hiện do mâu
thuẫn giữa cái sống động của cuộc sống và cái máy móc trong một số hành vi con
người.
Humor thường chứa một bất ngờ, sự đột ngột, sự thay đổi trong nhận thức; điều
này đã được lí thuyết phi lí trình bày thấu đáo. Quan điểm này cũng được hai tác giả
Latta (1998) và Brian Boyd (trong bài báo “A play theory of Humor philosophy and
literature”, 2004) ủng hộ. Arthur Koestler lập luận rằng, hài hước là kết quả tương
tác giữa các khung ngữ nghĩa (semantic frames) khác nhau, các khung ngữ nghĩa
này vốn được tạo ra cho sự va chạm đó. Ý tưởng này về sau được Victor Raskin
phát triển thành Lí thuyết kịch bản ngữ nghĩa (The script-based Semantic Theory of

Humor (SSTH)) được nhiều người trong giới nghiên cứu nhắc đến hoặc trích dẫn
trong suốt ba mươi năm qua.

Lí thuyết kịch bản ngữ nghĩa (SSTH) được Victor Raskin giới thiệu trong cuốn
Semantic Mechanisms of Humor (Những cơ chế ngữ nghĩa của hài hước), xuất bản
năm 1985. Tuy là một biến thể của Lí thuyết về sự phi lí (Incongruity theory), nhưng
nó là lí thuyết đầu tiên xác định đối tượng khảo sát duy nhất là hài hước bằng ngôn
từ (verbal humor). Các kịch bản về ngôn ngữ (The linguistic scripts), hay còn gọi là
các khung ngữ nghĩa (semantic frames) được tham chiếu đối với bất kỳ từ ngữ nào
được đưa ra; tuy nhiên số lượng các kịch bản ngữ nghĩa được mở rộng hơn nhiều so
với nghĩa trên bề mặt từ vựng của một từ hay cụm từ. Hài hước được tạo ra do sự
tương tác, đối lập hoặc chồng lấn giữa các cặp kịch bản tương ứng; dưới sự hỗ trợ
của các bộ chuyển mạch (switch) và bộ kích hoạt ngữ nghĩa (semantic trigger). Lí
thuyết này được chính Raskin và học trò của mình là Salvatore Attardo tiếp tục phát
triển thành Lí thuyết tổng quát hài hước bằng ngôn từ (General theory of verbal


humor (GTVT)).
Lí thuyết tổng quát hài hước bằng ngôn từ (GTVH) ra đời sau SSTH một thập
kỷ, nó đã quy chuẩn các nguồn tri thức kiến tạo hài hước thành sáu phạm trù riêng
biệt, có tên gọi là Knowledge Resources (KRs). Sự đối lập kịch bản (Script


10

opposition (SO)) - phạm trù nổi bật nhất trong SSTH trở thành một trong sáu phạm
trù của SSTH. Các cấp độ của các phạm trù này được Salvatore Attardo trình bày
trong cuốn Linguistic Theories of Humor, 1994 (Các lí thuyết ngôn ngữ về hài
hước), cụ thể là:
1. Đối lập kịch bản (Script opposition (SO)).
3 Cơ chế logic (Logic Mechanism (LM)).
4 Tình huống (Situation (SI)).
5 Mục tiêu (Target (TA)).
6 Chiến lược kể chuyện (Narrative Strategy (NS)).
7 Ngôn ngữ (Language (LA)).
Các phạm trù này dùng để kiến tạo các kiểu chuyện cười khác nhau, đồng thời
cũng là căn cứ để phân tích, so sách các mức độ tương đồng và khác biệt giữa các
chuyện cười (jokes). Willibald Ruch, một nhà tâm lí học đồng thời là nhà nghiên
cứu hài hước của Đức đã làm một số khảo sát thực nghiệm để kiểm chứng lí thuyết
này, kết quả ông chỉ thành công một phần. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định KRs và
những luận điểm trong GTVH là mảnh đất màu mỡ và là nguồn cảm hứng cho giới
nghiên cứu.
Thứ hai là phạm trù mỉa mai, châm biếm : Phạm trù này cũng đã được giới học
thuật quan tâm nghiên cứu và ứng dụng từ rất sớm. Socrates (469-399) một triết gia
Hy Lạp cổ đại, được ghi nhận là một nhân vật nổi tiếng với khái niệm Mỉa mai kiểu

Socrates (Socratic irony). Ông sử dụng chiến lược truy vấn - vờ như không biết gì

và đặt câu hỏi, thật nhiều câu hỏi từ đó làm lộ ra những sai lầm trong lí lẽ của đối
phương. Ông đã rất thành công khi mỉa mai những kẻ tự cho là thông thái nhưng
thật ngớ ngẩn, sự thật là không hiểu biết gì cả (dẫn theo Nilsen A. & Nilsen D.,
2000). Nguyễn Đức Dân, trong bài “Phương pháp hỏi: một nghệ thuật lập luận” [15:
42-47] đề cập phương pháp hỏi như là một cách lập luận hữu hiệu để bác bỏ, để
chứng minh chân lí và đặc biệt hỏi để châm biếm.
Mỉa mai (irony) được phân lập thành hai loại cơ bản: mỉa mai bằng tình huống
(situational irony) và mỉa mai bằng lời nói (verbal irony). Khi nói mỉa, người ta đưa


11

ra một thông điệp bằng ngôn ngữ nhưng ý nghĩa muốn truyền đạt của nó khác hoàn
toàn với nghĩa nguyên văn, và trong rất nhiều trường hợp nghĩa của nó ngược lại
với nghĩa nguyên văn. Trong lập luận trào phúng luôn tồn tại sự đối lập giữa nghĩa
bề mặt ngôn từ với ý nghĩa thật sự mà người nói muốn chuyển tải; đối lập cả nghĩa
bề mặt lẫn nghĩa bề sâu. Đây là kiểu mỉa mai truyền thống mà trong rất nhiều các
công trình về mỉa mai đã đề cập và xem đây là quan niệm về mỉa mai sớm nhất
thuộc về Aristotle.
Một kiểu mỉa mai mà Booth trong công trình A rhetoric of irony (Phép tu từ nói

mỉa) gọi là stable irony – kiểu mỉa mai thông dụng [99], ông đưa ra ví dụ “What a
lovely day!” (thật là một ngày đẹp trời!), tình huống phát ngôn là trong một ngày u
ám, mưa bão. Ở đó dụng ý của người nói khá rõ ràng, ý nghĩa thật sự của phát ngôn
sẽ là một phép thế từ vựng “đẹp trời” bằng “tồi tệ”. Quan niệm về mỉa mai theo kiểu
nói ngược này là một trong những vấn đề trọng tâm của Raskin trong công trình The

semantic mechanisms of humor (Những cơ cấu ngữ nghĩa của hài hước)[137].
Trong công trình này tác giả đã bàn về sự đối lập nghĩa ở cấp độ từ vựng trong cùng
một diễn ngôn. Ở cấp độ mệnh đề, Meyers trong bài báo “The function of irony in

discourse” (Vai trò của mỉa mai trong diễn ngôn), (Meyers R. A., 1981: 411) đã đưa
ra ví dụ “I always wanted to spend the summer in Detroit” (Tôi luôn mong muốn
được đi nghỉ hè ở Detroit), người phát ngôn trong tình huống anh ta chẳng hề muốn
đi nghỉ ở Detroit. Đây là kiểu đối lập phủ định ở cấp độ mệnh đề. Một số nhà ngôn
ngữ học cho rằng cả hai ví dụ trên đều cấu thành từ một kiểu mỉa mai đặc trưng, ở
đó vừa có nghĩa bình phẩm vừa có nghĩa phàn nàn.
Haiman trong công trình Sarcasm as theater (Phép châm biếm là một tuồng kịch)
[144:188], luận giải về sự phân biệt giữa châm biếm (sarcasm) và mỉa mai (irony)
xuất phát ở chủ đích (intention) của lời nói. Trong khi châm biếm là có chủ đích cụ
thể còn mỉa mai thì không cần điều kiện này. “Để mỉa mai, người nói không cần để
ý rằng bề mặt ngôn từ hay lời lẽ của anh ta là ‘sai’ mà chỉ cần đối phương nhận diện
nghĩa thật sự nó là được. Mỉa mai thường được xem như một dạng của châm biếm,
tuy nhiên có một số tác giả dùng hai thuật ngữ này có nghĩa như nhau [95]. Kraufer


12

trong bài “Understanding ironic communication”, 1981 (Sự lĩnh hội cuộc thoại có
hàm ý châm biếm mỉa mai) [120], cho rằng có thể sử dụng ẩn dụ tạo ra mỉa mai.
Trong trường hợp so sánh ẩn dụ giữa người với sư tử, cọp, thỏ (mạnh như cọp, nhát
như thỏ v.v..) tùy theo cấp độ cao hay thấp, dương tính hay âm tính mà nó phản ảnh
những quan niệm xã hội khen hay chê. Khi các so sánh này xuất hiện nhiều lần, sẽ
có hiện tượng mỉa mai, châm biếm hay hài hước. Trong trường hợp mỉa mai hiển

ngôn (là trường hợp trong câu có sử dụng các từ như: mỉa mai thay, một cách mỉa
mai v.v.), người nói đã mang đến cho người nghe những thứ mỉa mai hiển ngôn mà
không cần suy luận. Ngược lại, trong mỉa mai hàm ngôn, chìa khóa suy luận là yếu
tố tối quan trọng để hiểu được sự mỉa mai. Tuy nhiên trong tất cả những ví dụ về
irony, cách hiểu của nó còn tùy thuộc vào đối tượng nhận, và không gì có thể đảm
bảo rằng người nghe có thể hoàn toàn khôi phục nghĩa một cách trọn vẹn. Điều này

khiến các nhà nghiên cứu phải chuyển hướng từ chỗ tập trung chú ý vào đối tượng
là chủ thể mỉa mai sang đối tượng nhận mỉa mai.
Những công trình trên thường chỉ xem xét từng đối tượng riêng, chưa thấy công
trình nào khảo sát bộ ba của trào phúng gồm: mỉa mai, châm biếm và hài hước. Đến
năm 2007, Thomas Cathcart và Daniel Klein là những người thành công trong việc
nghiên cứu và sáng tạo truyện cười thông qua công cụ triết học. Trong quyển Plato

and a Platypus Walk into a Bar… (Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar…)
[143;10], tác giả đã nhận xét: “Kết cấu và yếu tố gây cười của truyện tiếu lâm cũng
như kết cấu và kết luận đúc rút từ các khái niệm triết học được tạo nên từ cùng thứ
chất liệu. Chúng trêu chọc tâm lí theo cùng một cách. Đó là bởi triết học và tiếu lâm
xuất phát từ cùng một thôi thúc: xáo trộn cảm thức của chúng ta về cách mà sự vật
hiện hữu, lật ngược thế giới của chúng ta lên, và lôi ra những sự thật bị che giấu,
thường là không hay ho gì. Cái mà các triết gia gọi là thấu thị thì các “tiếu gia” gọi
nó là châm biếm.”
Tại Việt Nam, có một số tác giả đề cập đến vấn đề trào phúng, mỉa mai và châm
biếm như: Hoàng Trinh (1997) trong quyển Từ kí hiệu học đến thi pháp học, Đinh
Trọng Lạc (2003) trong quyển 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Đỗ


13

Hữu Châu (2003) trong Đại cương ngôn ngữ học (tập 2)... Trương Chính và Phong
Châu bàn về tiếng cười trong văn học trào phúng dân gian trong tác phẩm Tiếng

cười dân gian Việt Nam, 1979 (TCDGVN). Cuốn Tiếng cười thế giới, 1988 (TCTG)
do Nguyễn Đức Dân chủ biên, đã đề cập đến vai trò của ngôn ngữ trong nghệ thuật
gây cười. Ngoài ra còn có một vài luận văn, luận án có liên quan đến đề tài này (số
lượng không nhiều) đã dược bảo vệ như: Nguyễn Hoàng Yến (2011), Truyện cười


dân gian dưới góc độ dụng học, luận án tiến sĩ ngôn ngữ học, Viện ngôn ngữ học. Ở
đó tác giả khảo sát các nguyên tắc cộng tác và phép lịch sự đối với hàm ý trong
truyện cười. Trần Trọng Nghĩa (2011), Một số phương thức lập luận trong truyện

cười hiện đại, luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM.
Đặng Hồng Nhung (2008), Phương thức gây cười trong truyện cười thế giới hiện

đại dước góc nhìn logic học, luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, ĐHSP Hà Nội. Ngoài
ra còn có một số bài viết có liên quan đến lĩnh vực này.
Nhìn chung, trên thế giới lịch sử nghiên cứu về trào phúng, mỉa mai và châm
biếm khá phong phú về số lượng công trình và cũng thu hút đông đảo các học giả
quan tâm. Đây là một đề tài lí thú nhưng cũng rất khó khăn và phức tạp. Cái cười
nói chung, hay một phần của nó là trào phúng và châm biếm, tự thân nó đã là một
thực thể trừu tượng vốn có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khoa học xã hội khác
như tâm lí, văn hóa, giáo dục v.v. và cả những quan niệm xã hội của mỗi cộng đồng.
Cho nên nếu chỉ khảo sát nó từ một góc nhìn đơn lẻ thì ta không thể có một công
trình có chất lượng như chúng ta mong muốn. Đó cũng chính là lí do mà các công
trình về đề tài này chưa thật phong phú như mong đợi.
3. Nhi
Nhiệệm vụ nghi
nghiêên cứu
Chúng tôi đề ra bốn nhiệm vụ nghiên cứu sau:
a. Luận giải cơ sở ngôn ngữ học và các yếu tố cấu thành lập luận trào phúng.
b. Minh định và hệ thống hóa các kiểu lí lẽ được sử dụng trong các tiểu
phẩm trào phúng.
c. Xác định vai trò và sức mạnh của ngôn ngữ trong việc tạo ra các hiệu quả
trào phúng.


14


d. Định danh các phương thức lập luận tạo hiệu quả trong các tiểu phẩm loại
này.
4. Đố
ng và ph
Đốii tượ
ượng
phạạm vi nghi
nghiêên cứu của đề tài
Đối tượng khảo sát của luận án là các tiểu phẩm trào phúng (TPTP) bằng tiếng
Việt. Quan niệm của luận án về TPTP là những mẩu truyện ngắn lời ít, ý nhiều; có
độ dài tối đa là 20 câu, có đề tài cụ thể, có nội dung hài hước và châm biếm sâu sắc.
Một lập luận trào phúng được cấu thành như thế nào? Làm thế nào mà đối tượng
của châm biếm và mỉa mai có thể nhận diện được các lối nói có tính tu từ ở mức độ
cao này? Ngôn ngữ có vai trò như thế nào? Biếm dụ có tính phổ quát hay không? Vì
sao nhiều TPTP tiếng nước ngoài khi dịch sang tiếng Việt vẫn cười được? Vậy yếu
tố ngôn ngữ trong những lập luận này có phải là thứ yếu hay không? Đó là những
vấn đề mà luận án lần lượt đi vào khảo sát. Trong khi thực hiện chúng tôi có sử
dụng một số kết quả nghiên cứu có tính liên ngành như triết học, tâm lí học, giáo
dục học, xã hội học, văn hóa học v.v. Trên cơ sở lí thuyết của ngữ dụng học, cụ thể
là vận dụng lí thuyết lập luận, luận án tiến hành chọn lọc và khảo sát 515 mẩu TPTP
để làm sáng tỏ các câu hỏi vừa đặt ra ở trên.
Ca dao Việt Nam:

Chuột chù chê khỉ rằng hôi
Khỉ mới trả lời cả họ mày thơm

Nếu khỉ trả lời: “Cả họ mày còn hôi hơn cả tao” thì không còn là trào phúng,
châm biếm nữa, lúc này phải hiểu là câu chửi trực tiếp. Vậy hàm ý của câu này là
mỉa mai hay châm biếm, nó được xếp vào thể loại văn học trào phúng là vì sao và

sử dụng nó nhằm mục đích gì?
Phạm vi nghiên cứu của luận án chủ yếu giới hạn trong các cơ sở hình thành và
các tiêu chí nhận diện yếu tố trào phúng và châm biếm. Minh định và hệ thống hóa
các kiểu lí lẽ được sử dụng trong các TPTP, các chiến lược lập luận và các giá trị
ngữ dụng của chúng. Cái hài trong ngôn ngữ vô cùng rộng lớn nhưng nhìn chung
chúng có hai xu hướng chính: một là cười chỉ để cho vui, thư giãn; hai là cười chủ
yếu để phê phán. Chúng tôi chọn khảo sát theo xu hướng thứ hai, dưới góc nhìn của
lí thuyết lập luận trong ngữ dụng học.


15

ực ti
5. Ý ngh
nghĩĩa khoa học và th
thự
tiễễn của đề tài

a. Về lí lu
luậận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc nghiên cứu diễn ngôn trong văn
học trào phúng, cụ thể là:
- Mở rộng biên độ về đối tượng khảo sát của lập luận (những TPTP và châm

biếm). Công trình này xem xét đối tượng này dưới góc nhìn lập luận, nghĩa là kiến
giải việc dùng các lí lẽ, tác tử, kết tử, các cấu trúc siêu ngôn ngữ v.v. gọi chung là
các công cụ lập luận để tạo ra những giá trị trào phúng và châm biếm một cách có
hiệu quả.
- Xây dựng các tiêu chí để nhận diện, quy tắc giải mã các hiện tượng trào phúng.


ực ti
b. Về th
thự
tiễễn
Những kết quả phân tích và tổng hợp của luận án này sẽ có ích:
- Cung cấp thêm một số cơ sở cho việc phân tích diễn ngôn, đặc biệt là các
diễn ngôn châm biếm và hài hước.
- Vận dụng các phương pháp lập luận trào phúng và hài hước vào giáo dục sẽ
làm tăng hiệu quả dạy học. Đây là điều luận án hướng đến xây dựng và ứng
dụng trong thực tế.
ươ
ng ph
ồn ng
ữ li
6. Ph
Phươ
ương
phááp nghi
nghiêên cứu và ngu
nguồ
ngữ
liệệu
Luận án chủ yếu vận dụng hai phương pháp: Phương pháp miêu tả và Phương

pháp so sánh đối chiếu.
Phương pháp miêu tả:“Là hệ thống những thủ pháp nghiên cứu được vận dụng
thể hiện đặc tính của các hiện tượng ngôn ngữ của các hiện tượng ngôn ngữ trong
một giai đoạn phát triển nào đó của nó” [26: 19]. Trong đó bao gồm hai thủ pháp là

thống kê, phân loại và thủ pháp phân tích, tổng hợp. Thủ pháp thống kê và phân

loại được vận dụng vào việc tổng hợp các thể loại truyện cười, lập luận gây cười và
các giai thoại hài hước theo trình tự thời gian đăng tải của ngữ liệu trên báo chí.
Chúng tôi chọn và khoanh vùng ngữ liệu theo trình tự thời gian, sau đó thống kê tỉ
lệ các phương pháp lập luận gây cười, tần suất xuất hiện các kiểu lí lẽ, các hình thức
ngôn ngữ biểu đạt, các phương tiện gây cười được vận dụng trên tổng số những


16

mẫu khảo sát. Thủ pháp phân tích và tổng hợp được vận dụng để phân tích ngữ liệu
trên ba lĩnh vực: cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng trong mối liên hệ với các ngành
văn hóa học, văn học, tâm lí học và triết học. Kết quả phân tích sẽ được khái quát và
tổng hợp thành sơ đồ, bảng biểu. Chúng tôi lần tìm ra các cơ chế trào phúng trong
từng tiểu phẩm để tiến hành phân loại. Kết quả phân tích được sẽ được tổng hợp
dùng làm cơ sở cho việc so sánh đối chiếu trong quá trình nghiên cứu.

Phương pháp so sánh đối chiếu: theo Lê Quang Thiêm trong quyển “Nghiên
cứu đối chiếu các ngôn ngữ” (2004), đó là một tổng thể các phương thức, thủ pháp
nhằm làm sáng tỏ cái riêng và cái chung trong ngôn ngữ về mặt cấu trúc, hành chức
và sự phát triển của chúng. Tất cả nhằm mục đích xây dựng một lí luận đại cương,
xác lập các phổ quát ngôn ngữ. Tuy nhiên, đây là một luận án về lí luận ngôn ngữ,
chủ yếu khảo sát trên cứ liệu tiếng Việt, cho nên thực chất của việc so sánh đối
chiếu chỉ được vận dụng như một thủ pháp của phương pháp miêu tả. Việc so sánh
đối chiếu nhằm làm rõ hơn các các kết quả của luận án. Theo đó, chúng tôi tiến
hành so sánh đối chiếu các đặc điểm nổi bật và các phương thức tạo ra trào phúng,
châm biếm trong các tiểu phẩm. Qua đó chúng tôi tổng kết những nét phổ quát và
những nét riêng về văn hóa, ngôn ngữ trong TPTP. Vì cái hài không chỉ liên quan
đến ngôn ngữ mà còn liên hệ mật thiết với các ngành khoa học xã hội khác như triết
học, tâm lí học, văn hóa học, xã hội học, v.v. Cho nên luận án sử dụng một số kết
quả nghiên cứu liên ngành để làm sáng tỏ các vấn đề khảo sát.

Nguồn ngữ liệu 515 tiểu phẩm (được tuyển lựa từ 3.263 tiểu phẩm) chính thức
được dùng trong luận án là kết quả của quá trình sưu tầm, chọn lọc và liên tục cập
nhật, bổ sung trong vòng gần 8 năm kể từ thời điểm chúng tôi bắt đầu thực hiện
luận văn cao học (2008); luận văn có tên Một số phương thức lập luận trong truyện

cười hiện đại. Nhìn chung ngữ liệu của luận án được tuyển chọn từ ba nguồn tiêu
biểu sau:
Nguồn thứ nhất là các quyển sách được các nhà nghiên cứu có uy tín sưu tầm,
chọn lọc: 1. Quyển Tiếng cười thế giới (TCTG) của Nguyễn Đức Dân và Phạm Văn
Tình, Nxb.Văn học, 2007 (350 tiểu phẩm); 2. Tiếng cười dân gian Việt Nam


17

(TCDGVN) của Trương Chính và Phong Châu, Nxb. Khoa học Xã hội, 1979 (288
tiểu phẩm); 3. Quyển Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar.. Lĩnh hội triết học

thông qua truyện cười (Plato and a Platypus Walk into a Bar… Understanding
Philosophy Through Jokes (PPWB)) của Thomas Cathcart & Daniel Klein Nxb.
Abrahams Image, 2005 (bản dịch tiếng Việt của Tiết Hùng Thái, Nxb. Thế Giới,
2014), (125 tiểu phẩm); tổng cộng là 763 tiểu phẩm. Đây là các quyển tiêu biểu.
Nếu TCDGVN là kiểu trào phúng đặc trưng cho phong cách truyền thống của xã hội
Việt Nam trước đây, thì TCTG lại là đại diện cho kiểu trào phúng thời hội nhập với
nhiều tiểu phẩm được dịch từ tiếng nước ngoài, nhưng người Việt vẫn cảm nhận
được chất trào phúng gần như trọn vẹn vì tác giả chỉ lựa chọn những câu chuyện có
tính phổ quát cao. Còn các tiểu phẩm trong quyển PPWB lại mang đậm dấu ấn triết
học. Xuất phát từ việc đồng hóa hai khái niệm: châm biếm (trong văn học) với thấu

thị (trong triết học), các tác giả PPWB đã soi thẳng và lột trần những cái xấu trong
xã hội bằng những tiểu phẩm trào phúng sâu sắc.

Nguồn ngữ liệu thứ hai là các tiểu phẩm trong 10 năm (từ năm 2003 đến năm
2013) trên tất cả các số báo Tuổi trẻ cười (Bán nguyệt san châm biếm và trào phúng,
phụ san của báo Tuổi Trẻ Thành Phố Hồ Chí Minh), khoảng trên 1.000 tiểu phẩm.
Nguồn ngữ liệu thứ ba là các tiểu phẩm từ các báo điện tử, cũng trong 10 năm
(2004 - 2014) bao gồm: tuoitrecuoi.com, gdtd.vn (báo Giáo dục thời đại),

vnexpress.net, kienthucngaynay.vn với số lượng hơn 1.500 tiểu phẩm.
Trong số lượng rất lớn này (3.263 tiểu phẩm), có nhiều tiểu phẩm trùng lặp, các
báo dẫn lại của nhau, biến tấu hoặc nội dung không phù hợp; chúng tôi chỉ lựa chọn
515 được tiểu phẩm tiêu biểu dựa trên các tiêu chí: có các mẩu lập luận điển hình,
có tính thú vị, sâu sắc và có nội dung giáo dục tốt để làm ngữ liệu chính thức cho
luận án. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu với một số
lập luận cùng thể loại trong văn học Việt Nam và văn học dân gian của một số nước
khác.
7. Bố cục của lu
luậận án
Bố cục của luận án gồm có 3 chương, nội dung của các chương cụ thể như sau:


18

Chương 1 Cơ sở lí luận, trình bày những vấn đề cơ bản về lập luận, về trào
phúng; các phạm trù thuộc nội hàm của trào phúng bao gồm hài hước và mỉa mai,
châm biếm. Chương 1 cũng trình bày sơ đồ các bước lập luận gây cười, các yếu tố
ngôn ngữ, văn hóa liên quan cấu thành cái cười làm sở lí luận cho việc phân tích
tiểu phẩm trào phúng.
Chương 2 Lí lẽ và vai trò của ngôn ngữ trong lập luận trào phúng, nhiệm vụ
của chương này tập trung khảo sát vai trò của lí lẽ; không phải lí lẽ để thuyết phục
như trong các lập luận thông thường mà với chức năng tạo hiệu quả hài hước, hiệu
quả châm biếm. Vai trò của ngôn ngữ, nhấn mạnh vai trò và các đặt điểm của tiếng

Việt cũng được tập trung khảo sát trong lập luận trào phúng. Chương này còn trình
bày các quy tắc giải mã đối với một lập luận trào phúng.
Chương 3 Phương thức lập luận và chiến lược gây hiệu quả trong lập luận trào

phúng, trình bày 7 phương thức lập luận, các chiến lược gây hiệu quả và 5 thủ thuật
lập luận trào phúng.


19

ươ
ng 1
Ch
Chươ
ương
ẬN
CƠ SỞ LÍ LU
LUẬ
1.1. Lập lu
ườ
ng
luậận th
thôông th
thườ
ường
Bất kỳ một phát ngôn nào trong đời sống giao tiếp bình thường hàng ngày đều
nhằm một mục đích, ý nghĩa nào đó. Để cho người nghe hiểu được ý mình muốn
truyền đạt, người nói luôn dùng đến lập luận. Một câu nói không rõ ý dễ gây ra hiện
tượng mơ hồ, vô nghĩa. Như vậy, lập luận là hiện tượng diễn ra hàng ngày trong tất
cả các cuộc giao tiếp.

Có một vài định nghĩa về lập luận, nhưng nhìn chung cả hai nhà nghiên cứu về

ngữ dụng học ở Việt Nam là Nguyễn Đức Dân (trong “Ngữ dụng học” tập 1) và Đỗ
Hữu Châu (trong “Đại cương ngôn ngữ học” tập 2) đều gần như thống nhất quan
điểm. Nguyễn Đức Dân viết: “Lập luận là một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ

ngôn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống
xác tín nào đó, rút ra một (hay một số) kết luận hay chấp nhận một (hay một số) kết
luận nào đó.” [13: 165]
Mục đích của lập luận là giải quyết hai vấn đề sau:
Về lí thuy
thuyếết: Lập luận đi tới một cái đích về giá trị chân lí, thường thấy trong
các lập luận mang tính khoa học, hàn lâm.
ực ti
Về th
thự
tiễễn: Lập luận để đi tới một cái đích về tính hiệu quả, thường thấy
trong các lập luận phi hình thức, những kiểu nói năng thông thường hàng ngày.
Có hai kiểu lập luận cơ bản: lập luận theo diễn từ chuẩn mực và lập luận trong

ngôn ngữ.
1.1.1.

ẩ n mự c
Lập lu
luậận theo di
diễễn từ chu
chuẩ

Theo nghĩa truyền thống, sơ đồ lập luận cơ sở tạo thành tế bào trong một văn

bản lập luận là hai phát ngôn có quan hệ suy diễn logic. Từ phát ngôn này, một cách
logic sẽ suy ra phát ngôn kia. Chính các sự kiện, các cứ liệu làm nên các luận cứ
cho sự lập luận. Nghĩa là các sự kiện và các cứ liệu có liên hệ với nhau theo những
quy luật logic xác định. Dựa trên các sự kiện và các quy tắc suy diễn logic, một lập


20

luận sẽ được thực hiện và sẽ không có vấn đề gì phải bàn cãi nữa. Kiểu lập luận này
được gọi là lập luận theo diễn từ chuẩn mực.
1.1.2.

Lập lu

luậận trong ng
ngôôn ng
ngữ

Khác với kiểu lập luận theo diễn từ chuẩn mực, lập luận trong ngôn ngữ tuân
thủ những quy tắc ngôn từ trong lập luận. Trong hoạt động ngôn từ có những biểu
thức ngôn ngữ mang tính định hướng cho một kết luận nào đó. Mỗi phát ngôn ngoài
nghĩa văn bản còn có tiềm năng ngữ nghĩa tạo ra chuỗi liên kết với các phát ngôn
khác. Nghĩa là cần nhìn nhận chức năng ngữ dụng của một phát ngôn trong một
chuỗi các phát ngôn đi với nó.
Có một kiểu lập luận khá phổ biến đó là kiểu lập luận thuyết phục, thường được
dùng trong nói năng hàng ngày, trong tranh luận, đàm phán v.v. Kiểu thuyết phục
dựa trên những liên tưởng đối nghịch trong những lời quảng cáo hoặc trong các diễn
ngôn, các tiểu phẩm hài hước, châm biếm cũng là loại lập luận thực tiễn để tác động
tới quần chúng, tạo hiệu quả mạnh ở người nghe.
(1) Nghệ thuật che giấu sự bất tài cũng đòi hỏi không ít tài năng. (khẩu ngữ)


Bất tài → cần che giấu vì thể diện
Để che giấu thì phải cần nghệ thuật → cần có tài năng
(2) Không ít phụ nữ già nhanh hơn trong khi nỗ lực làm cho mình trẻ lại. (khẩu

ngữ)
Trước hết, phát ngôn thuyết phục bằng cách gây ấn tượng, thu hút sự chú ý
bằng sự nghịch lí, bất thường của nó. Kế đến, người nghe vận dụng tư duy để tri
nhận sự bất thường đó. Hài hước xuất hiện khi người nghe phát hiện ra cái mâu
thuẫn vô lí nội tại. Ở (1) là cách châm biếm những kẻ ngụy biện rằng mình không
có năng lực để trốn tránh lao động, trốn tránh trách nhiệm xã hội. Còn ở (2) là sự
châm biếm những nỗ lực làm trẻ lại không đúng cách, thiếu tính khoa học, gây phản
tác dụng.
Hạt nhân làm nên các kiểu nói có hàm ý, ngụ ý châm biếm, mỉa mai hay đơn
thuần chỉ để gây cười đó là các lẽ thường.


21

ườ
ng
1.1.2.1. Lẽ th
thườ
ường
Lẽ thường, tiếng Anh là topo, tiếng Pháp là topos, gốc tiếng Hi Lạp là Topicos
có nghĩa là lí lẽ dùng chung. Theo O.Ducrot, lẽ thường là những chân lí thông
thường có tính chất kinh nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc như các tiền đề
logic, mang đặc thù địa phương hay dân tộc, có tính khái quát, làm cơ sở để lập nên
các lập luận riêng. [6;191]
Lẽ thường được sử dụng phổ biến trong các hiện tượng nói năng của con người

nhằm đạt được sự phù hợp với mục đích và tình thế hội thoại. Đặc biệt trong các lối
nói hài hước thì lẽ thường được sử dụng phổ biến, nhằm dẫn dắt người nghe đi theo
một trật tự tư duy logic đời thường rồi đột ngột thay đổi tạo sự bất ngờ thú vị.
(3) Một khách hàng tới quầy tính tiền của siêu thị nói:
- Hôm qua tôi mua hàng ở đây và hóa đơn tính nhầm đến 100 đô la.
- Quá muộn rồi thưa ông – người quản lí siêu thị nhún vai – đáng lẽ ông phải
nói ngay từ hôm qua vì chúng tôi đã khóa sổ rồi.

- Vậy có nghĩa là tôi được giữ lại 100 đô la tiền thừa này?! (vnexpress.net
12/2011)
(4) Ủa sao nghe nói mày là thứ vũ khí thông minh biết phân biệt bạn hay thù,
không nhầm lẫn mục tiêu mà. Vậy cái trí thông minh của mày ở đâu, hãy lấy
ra đây cho ta xem.
- Dạ, trí thông minh tui để ở nhà.
- Nhà nào?
- Nhà…Lầu Năm Góc.

(Trích đối thoại giữa quả bom thông minh của Mĩ và con lừa thành Bát-đa, nhân
dịp một quả bom thông minh của Mĩ rơi xuống một trại trẻ mồ côi ngày 25/3/2003).
(TTC, 237)
Ở (3) có những lẽ thường: Khi khách hàng quay lại để thông báo về sự nhầm
lẫn tiền thanh toán, thường là khách đã bị thiếu tiền và muốn đòi lại cho đủ. Người
quản lí bảo “đã khóa sổ” có nghĩa là không thể giải quyết được nữa, nghĩa là không
thể trả lại tiền nhầm cho khách hàng được. Nhưng, ngoài ra còn có một lẽ thường


22

khác: những người khách tốt bụng thường mang tiền thừa trả lại. Như vậy, người
quản lí nọ đã tự đặt mình vào thế khó xử, dù có muốn nhận lại tiền thừa thì cũng

ngại. Tương tự ở (4), bom thông minh là con đẻ và là niềm tự hào của Lầu Năm
Góc, chỉ chuyên tìm diệt kẻ thù lại rơi xuống trại trẻ mồ côi.
nh và hàm ý
1.1.2.2. Ti
Tiềền gi
giảả đị
định
Cũng giống như lẽ thường, tiền giả định (TGĐ) đều là những hiểu biết chung
mà các bên tham gia giao tiếp đều đã có sẵn. Nhưng điểm khác nhau cơ bản là, tiền
giả định thì bị ràng buộc bởi quy chuẩn đúng – sai, còn lẽ thường thì không có tính
tất yếu, không có tính bắt buộc; không bị chi phối bởi chuẩn mực đúng – sai. Trong
giao tiếp hàng ngày, ta hay dùng tiền giả định bách khoa, còn gọi là tiền giả định
giao tiếp, là một trong những loại tiền giả định cùng với hàm ý hợp thành nghĩa
hàm ẩn.
Theo Đỗ Hữu Châu “Tiền giả định bách khoa bao gồm tất cả những hiểu biết

về hiện thực bên trong và bên ngoài tinh thần của con người mà các nhân vật giao
tiếp có chung trên nền tảng đó mà nội dung giao tiếp được hình thành và diễn tiến”
[5: 395].
Theo Nguyễn Đăng Khánh [38], người Việt thường có lối nói vòng vo có hàm ý,
và hay sử dụng các biện pháp tu từ. Bởi lẽ, những lối nói như thế sẽ tạo nên sự
phong phú và sức lôi cuốn của câu chuyện. Chúng ta giả định, nếu tất cả các phát
ngôn đều hiển ngôn, tường minh; hay nói cách khác, nếu tách những lối nói có hàm
ý ra khỏi đời sống giao tiếp, thì bức tranh ngôn ngữ sẽ đơn điệu và khô khan tới
mức nào.
Trong phạm vi những lập luận trào phúng, vai trò của tiền giả định và hàm ý
càng trở nên đặc biệt quan trọng; là vì cơ chế tạo tiếng cười trong địa hạt ngôn ngữ
có sự tham gia đắc lực của sự suy diễn logic, nhằm tạo ra những khoái cảm nhận
biết, khoái cảm chinh phục. Sự thử thách về trí tuệ luôn là một nhu cầu vừa để thỏa
mãn sự nhận thức về thế giới cũng vừa để thể hiện mình. Không chỉ ngoài xã hội,

có khi là mình tự đối mặt, tự thử thách với chính mình. Suy cho cùng, đời sống tư
duy của nhân loại luôn là những cuộc thử thách và kiếm tìm bất tận.


23

(5) Một quan tòa gọi hai luật sư của hai bên đến và nói, “Lí do tôi gọi các anh
hôm nay là vì các anh đã hối lộ tôi.” Hai luật sư cùng ngọ nguậy trên ghế. “Anh
Alain đã đưa tôi 15 ngàn đô la còn anh Phil đã đưa tôi 10 ngàn.” Quan tòa trao
cho Alain một tấm séc trị giá 5 ngàn đô la và nói, “Bây giờ các anh ngang nhau,
và tôi sẽ hoàn toàn dựa vào công lí để phán xét vụ này.” (PPWB)
Mục đích của việc cấm hối lộ là để đảo bảo tính công tâm, công bằng trong xét
xử. Tuy nhiên vị quan tòa lại lập luận dựa trên một điểm nhìn khác: Nếu mức tiền
hối lộ của hai bên ngang nhau thì cả hai cũng sẽ nhận được sự công bằng trong kết
quả xét xử. Một tiền giả định trong logic suy luận của người nghe sẽ hướng tới một
nhận xét khác: Việc nhận hối lộ sẽ không đồng hành với đức hạnh hay đạo đức nghề
nghiệp của vị quan tòa. Điều này tất yếu dẫn tới những sự bất công trong kết quả xét
xử.
ận
1.1.2.3. Tác tử và kết tử lập lu
luậ
Như chúng tôi đã trình bày ở mục 1.1.2, trong các lập luận thường có sự hiện
diện của các biểu thức ngôn ngữ mang tính định hướng, gọi là các tác tử, kết tử lập

luận.
Tác tử lập luận: “Là những yếu tố tác động vào một phát ngôn sẽ tạo ra một
định hướng nghĩa làm thay đổi tiềm năng lập luận của phát ngôn.” [13;176]
Như vậy tác tử trong lập luận có chức năng định hướng, hay báo hiệu một tiềm
năng về hướng đến tiếp theo cho phát ngôn. Các tác tử lập luận thường được sử
dụng là các từ định hướng như tuy, nhưng, những, bao nhiêu, bấy nhiêu, chỉ cần, hễ,


vậy mà, v.v.
úc: Sau một thời gian chung sống, hai vợ chồng bắt đầu nảy sinh bất
(6) Hạnh ph
phú
hoà. Người vợ than thở:
-

Ngày xưa yêu tôi, anh nói rằng mỗi ngày chỉ cần nhìn thấy tôi một vài phút thôi
là anh cảm thấy hạnh phúc lắm rồi. Vậy mà bây giờ...

-

Bây giờ vẫn thế, em ạ! - Người chồng đỡ lời. (vnexpress.net 4/2010)

Các từ chỉ cần, vậy mà báo hiệu những định hướng tiếp theo trong diễn tiến của câu
chuyện.


×