Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tuổi trẻ và tương lai đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.94 KB, 3 trang )

"Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời đời khởi đầu từ tuổi trẻ.
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội"

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thế hệ tuổi trẻ chúng ta luôn là nguồn trí lực,
thể lực quan trọng nhất trong mọi lĩnh vực. Những công trình, sản phẩm hiện đại và chất lượng ngày nay
phần lớn là do bàn tay khéo léo và khối óc sáng tạo của những bạn trẻ Việt Nam. Bác Hồ kính yêu đã dạy:
“ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập
của các em”

Lời nhắn nhủ đó là nguồn cổ vũ, động viên bao thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và ngày mai cùng
phấn đấu, tiến lên, tạo nên diện mạo mới của đất nước hình chữ S xinh đẹp và văn minh.

Vậy tuổi trẻ là ai? Là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên; là thế hệ măng đã sắp thành
tre, là người ý thức được vai trò của mình đối với bản thân, xã hội. Tuổi trẻ của từng thời đại có những
mục đích riêng để phấn đấu: Thời chống Pháp, chống Mỹ, các anh chị đi trước đã hiến dâng thân xác của
mình cho Cách mạng, đánh đổi hết thời thanh xuân quý giá của đời người với mong muốn được giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ngày nay, Việt Nam ta là một nước chủ quyền và hoàn toàn độc lập,
nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phải ra sức học tập thật tốt, học phải đi đôi với hành, dùng đầu óc sáng
tạo kèm bàn tay cứng rắn cho ra những sản phẩm có giá trị cao về tinh thần và kinh tế. Nhưng dù đứng
trong thời đại nào, chúng ta đều có chung 1 chí hướng: hoàn thiện và xây dựng tổ quốc. Một đất nước
vững mạnh hay nghèo đói lạc hậu đều do tuổi trẻ ta quyết định.

Tại sao Bác lại khẳng định tương lai đất nước phụ thuộc vào sự gắn công học tập của lớp trẻ. Nó
bắt nguồn từ thực trạng nước ta những ngày đầu giành độc lập từ tay thực dân Pháp. Bên cạnh nạn đói
đang đe dọa, giặc dốt cũng hoành hành không kém. Tệ hại nhất là hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ.

Một đất nước có trình độ dân trí thấp luôn đồng hành với đói, nghèo, lạc hậu. Cho nên ngoài việc
trừ giặc đói, Bác đã quan tâm đến phong trào diệt trừ giặc dốt. Để đất nước có một tương lai sáng lạn cần
phải có những con người có trình độ với học thức, tài năng và đạo đức và điều đó cần được chú trọng
ngay trong thời điểm hiện tại và các thế hệ học sinh - những người phải thực hiện trách nhiệm nặng nề và


vinh quang ấy vì tương lai vận mệnh đất nước sau này hoàn toàn phụ thuộc vảo thế hệ mai sau, học sinh
là người chủ tương lai đất nước. Người đã từng nói rằng: “Một dân tộc dốt nát, dân trí thấp thì trước sau
cũng chỉ là nô lệ cho thế lực bên ngoài”.


Nói đến tương lai của thế hệ trẻ phải nhắc đến chuyện học tập và lao động. Khoa học kỹ thuật
ngày một phát triển, tự bản thân chúng ta phải chịu tìm tòi nghiên cứu, khám phá và phát huy những cái
mới để phát triển và cải thiện kinh tế bản thân và xã hội. Muốn xây dựng đất nước mạnh giàu tiên tiến và
đậm đà bản sắc dân tộc, thiết nghĩ, mỗi người phải ý thức rõ vai trò chủ nhân tương lai đất nước, tự vẽ
nên ước mơ chính đáng từ khi còn nhỏ. Muốn cho bức tranh ấy được hoàn hảo và màu sắc, trước tiên phải
tự tạo cách học đúng đắn: học thật, học để lấy kiến thức cho bản thân, không vì hào nhoáng bên ngoài của
những con số mà bất chấp tất cả ngoại trừ sự siêng năng và khổ luyện. Không vì trở ngại, bi quan đối với
1 môn học nào đó mà lơ là đi nó. Cần phải học đều tất cả các môn, không học theo cách đối phó, học vẹt.
Ngoài những kiến thức trên trường, ta cần học hỏi thêm bên ngoài xã hội, qua kinh nghiệm sống của
những người đi trước, qua bạn bè, báo đài, internet,… Quan trọng hơn, muốn học tốt, ta phải có 1 đạo đức
tốt. Nếu anh là người có địa vị trong xã hội, nhưng tính tình hống hách, ngạo mạn, tham ô, hối lộ,… Với
những tính cách, thói quen bẩn thỉu đó, sẽ chẳng ai nể nan và thực hiện theo lãnh đạo của anh cả.

Khi đã thu nhận được vốn kiến thức vững chãi, ta phải bắt tay vào lao động, nhưng không phải
làm theo kiểu cách máy móc những gì mình được học mà phải tiến hóa những kiến thức đó kết hợp với
đôi bàn tay khéo léo để cho ra những thành tựu có chất lượng, hiện đại, phù hợp với nhu cầu sống và sinh
hoạt của con người. Đó mới thực sự là “nguồn nhân lực và trí lực” mà đất nước chúng ta đang cần.

Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay may mắn hơn hàng trăm hàng vạn lần so với cha anh ngày trước vì
chúng ta được sống trong hòa bình và độc lập. Chúng ta càng có nhiều cơ hội học tập, làm việc và phát
triển tài năng vốn có của mình, được sự ủng hộ và bao bọc từ gia đình, xã hội và Đảng quang vinh. Thế
nên trọng trách của các bạn là làm sao phải phát triển đất nước sao cho bước tới đài vinh quang để sánh
vai với các cường quốc năm châu. Một nhiệm vụ vô cùng nặng nề. Thật đáng mừng vì chúng ta đã và
đang khẳng định năng lực bản thân trong mọi lĩnh vực như kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục,… Ngày
càng xuất hiện nhiều doanh nhân trẻ vô cùng chủ động, những nhà khoa học trẻ tài ba và các các cô cậu

học sinh, sinh viên đã đại diện chứng minh sức mạnh Việt Nam trong các cuộc thi khu vực và quốc tế về
kiến thức văn hóa và thể thao.

Tuy biết rằng nước ta vẫn xếp vào vị trí các nước đang trong quá trình phát triển, còn chậm tiến
so với các nước giàu mạnh trên thế giới nhưng em tin rằng: với những người trẻ Việt Nam thế hệ ngày
nay và mai sau sẽ đưa Việt Nam lên 1 thềm cao mới, xứng đáng được bạn bè quốc tế phải ngưỡng mộ
trước sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng của chúng ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bên cạnh những tấm gương đã làm rạng rỡ tên tuổi Việt Nam qua sự học hỏi và phấn đấu không
ngừng như giáo sư Ngô Bảo Châu, “vua của cờ vua Việt Nam” Lê Quang Liêm, “cá kình” Nguyễn Ánh
Viên,… Còn có những người cho rằng học tập là ràng buộc, do sự thúc ép của gia đình và nhà trường.
Những hình thức học không tự giác sẽ sinh ra lười biếng suy nghĩ, cẩu thả, lúc nào cũng phải dựa dẫm
vào bố mẹ. Đến các kỳ thi quan trọng, họ lúc nào cũng cuống cuồng lên, không biết phải học từ đâu với lỗ
hổng kiến thức quá lớn.


Ra bên ngoài đời sống xã hội, một số gia đình có điều kiện tốt mà lạm dụng đến vật chất, các mối
quan hệ để được “sắp xếp” cho con mình vào những vị trí làm việc rất ổn định mặc dù thực tế con họ
chẳng có tí kiến thức và kinh nghiệm công việc chuyên môn cả. Họ làm việc gì cũng lọng cọng, sai tới sai
lui, mọi người góp ý thì sinh ra tính tự ái. Thật đáng buồn khi lúc nào họ ỷ vào điều kiện sẵn có trước mắt
mà không chịu mày mò, đúc kết kinh nghiệm trên mọi phương tiện, đặc biệt là đồng nghiệp trong nghề.
Thật nguy hại cho lối học cơ hội này bởi nó sẽ tạo nên phương cách làm giàu “kiểu chụp dật may rủi”, đợi
may mắn đến rồi mới lấy. Xin nhớ rằng: “Thành công là do 99% tài năng và 1% may mắn”. Chúng chẳng
những không đưa nước ta sánh vai với các cường quốc mà ngược lại chúng làm dân tộc ta tụt hậu, lụn
bại… Những bộ phận thanh niên ấy đã lấp hết con đường cơ hội của biết bao bạn trẻ có tài năng và kinh
nghiệm thực sự. Thật ái ngại khi một số anh chị sinh viên đã bỏ hết thời gian, công sức đầu tư cho đam
mê rồi cuối cùng nhận lại kết quả không mỹ mãn tí nào.

Tuy xã hội ta vẫn còn những khuất mắt nhỏ của giới trẻ hiện nay, nhưng nhìn về tổng quát, tuổi
trẻ Việt Nam đã và đang tô thêm màu đỏ rực cháy cho lá cờ tổ quốc trước biết bao ngưỡng mộ của bạn bè

trên quốc tế. Chúng ta – những người chủ tương lai của đất nước có tài năng, hi vọng, có ước mơ để tỏa
sáng và phát triển quê hương đất mẹ.
Học sinh – những người chủ cận kề của đất nước sẽ là người có trọng trách gánh những hi vọng
của tổ quốc giao phó. Vì thế, nhiệm vụ hiện tại của các bạn hiện tại là phải ra sức thi đua học thật tốt, rèn
luyện cả về thể chất lẫn tâm hồn; mày mò, tìm tòi học hỏi trên mọi phương tiện, đặc biệt là phải biết trau
dồi kinh nghiệm với những người đi trước, với bạn bè trong và ngoài nước,… Tạo nền tảng để chúng
mình cùng nhau xây dựng ước mơ, xây dựng Việt Nam ngày càng văn minh và tươi đẹp, để được sánh vai
với các cường quốc năm châu mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta hằng mong ước.
Vì tổ quốc, quê hương. Vì màu cờ sắc áo.



×