Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Nhận thức về giá trị sống của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.72 KB, 17 trang )

DD
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KHOA VẬT LÝ

BÁO CÁO KHOA HỌC
CHỦ ĐỀ: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NHẬN THỨC VỀ GIÁ TRỊ
SỐNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Lớp: Sư phạm Vật Lý QH2012S

Giáo viên hướng dẫn: TS.Trần Văn Tính


MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Khi xem xét và đánh giá về con người nói chung hay về nhân cách nói riêng,
chúng
ta không thể bỏ qua vấn đề định hướng giá trị. Chính sự định hướng giá trị sẽ
phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của con người, phản ánh cái mà họ yêu thích
và cho là quý giá. Định hướng giá trị chỉ đạo toàn bộ hoạt động của con người,
bởi vì con người thường hướng vào một loạt giá trị để xác định lối sống cho
riêng mình. Biết được định hướng giá trị của con người là biết được thái độ,
hành vi của họ và sẽ dễ dàng hơn trong giao tiếp cũng như trong quá trình tổ
chức và điều khiển hoạt động.
Giá trị và định hướng giá trị luôn là lĩnh vực được ưu tiên khi bàn về nhân cách
sống
của mỗi con người. Từ đại hội lần thứ VIII, Đảng đã đề xuất “xây dựng con
người Việt nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống” và “hình
thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc và


yêu cầu của thời đại” [14, tr.110 -113].
Bên cạnh đó, trên báo chí, tại các cuộc hội thảo quốc tế, chúng ta luôn bắt gặp
những nội dung phát biểu được đề cập: “giáo dục giá trị, xu thế ưu tiên cho thế
kỷ XXI”, “sự biến đổi”, “sự khủng hoảng giá trị”, “sự quay về với những giá
trị truyền thống” [63, tr.21]. Có thể nói việc tìm hiểu giá trị và định hướng giá
trị đang là vấn đề có tính toàn cầu, là nhu cầu cấp bách của mỗi quốc gia, nhất
ở các nước đang phát triển.
Tại Việt nam, vấn đề giá trị và định hướng giá trị thời gian gần đây được quan


tâm
rất nhiều trên mọi bình diện. Nước ta thực hiện đổi mới trên mọi lĩnh vực để
cùng hoà nhập thế giới hiện đại, một thế giới trong đó nhân loại đang bước
sang nền kinh tế tri thức, quy mô phát triển kinh tế xã hội ngày càng rộng lớn,
tính chất ngày càng đa dạng,phức tạp và tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Có
biết bao cái mới, cái hay và cái đẹp được con người đón nhận, tìm kiếm, nhưng
dường như con người cũng phải gánh chịu những mặt tiêu cực của sự phát
triển - sự lấn lướt của tư duy lý trí, của nền văn minh phương Tây, đe dọa
sự phát triển cân bằng của con người. Khoa học kỹ thuật phát triển làm cho con
người thông minh hơn nhưng cũng dễ trở nên khô khan vô cảm, ích kỷ và thiếu
lòng khoan dung. Trong một xu thế chung như vậy, việc lựa chọn lối sống và
định hướng giá trị lối sống sao cho vừa thiết thực, vừa phù hợp với thời đại mà
vẫn đậm đà bản sắc dân tộc không phải là đơn giản đối với mọi người, đặc biệt
với tầng lớp thanh niên - sinh viên, những người được coi là năng động và luôn
bắt nhịp với cái mới nhanh nhất, nhạy cảm với cái đẹp sớm nhất. Hiện nay, hơn
1.319.754 sinh viên Việt nam đang theo học tại các trường Đại học và Cao
đẳng trên cả nước, họ là lớp người ưu tú chuẩn bị trở thành lực lượng lao động
có trình độ cao được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt nhiều hy vọng trong
công cuộc đổi mới đất nước. Do đó mà việc giáo dục giúp sinh viên định
hướng các giá trị trong cuộc sống một cách hài hoà, phù hợp để có lối sống

lành mạnh và cao đẹp là việc làm cấp thiết của các cấp các ngành có liên
quan. Thành phố Hà Nội là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước đang có trên
300.000 sinh viên theo học, họ được thụ hưởng sự phát triển năng động và
các phong trào đổi mới của thành phố nhưng cũng đang bị thử thách không ít
về đạo đức, lối sống. Những năm gần đây, một số vấn đề trong lối sống của
sinh viên tại thủ đô Hà Nội nói chung và sinh viên DHQG Hà Nội nói riêng
được dư luận xã hội rất quan tâm cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, tuy nhiên, việc


nghiên cứu lối sống còn mang tính khái quát, vì vậy phải tìm ra được đâu là
động cơ thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và hành vi của sinh viên trong cuộc sống?
Dưới góc độ Tâm lý học, đó là nhận thức về giá trị sống.
Quán triệt đường lối phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo của Đảng –“phải
đặt
trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh. Phải
tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, đạo đức, lối sống - một lĩnh
vực then chốt trong đời sống văn hóa dân tộc” [15,tr.24], chúng tôi thực sự
quan tâm đến những thay đổi trong lối sống của sinh viên, đặc biệt là sinh viên
DHQG Hà Nội- nơi mà chúng tôi đang theo học vào thời điểm hiện nay tại địa
bàn TP.Hà Nội, đặc biệt là việc nhận thức về giá trị sống . Vì vậy, chúng tôi
quyết định “tìm hiểu nhận thức của sinh viên DH QG Hà Nội”
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị sống của sinh viên ở trường
ĐH Quốc Gia Hà Nội hiện nay, nguyên nhân của thực trạng này. Trên cơ sở đó
đề xuất 1 số biện pháp giáo dục lối sống và định hướng giá trị sống cho sinh
viên.
3.

NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI


3.1 Khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: giá trị sống ,giá trị
sống của sinh viên , nhận thức về giá trị sống, định hướng giá trị sống cho sinh
viên.
3.2. Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về giá trị sống ở trường đại học
QGHN. So sánh nhận thức giá trị sống của sinh viên ĐH QGHN với các giá
trị truyền thống của con người Việt Nam và giá trị phổ quát của nhân loại.
3.3. Tìm hiểu một số yếu tốảnh hưởng đến nhận thức giá trị sống của sinh
viên ĐH QGHN.


3.4. Tìm hiểu nguyên nhân những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc hình
thành nhận thức của sinh viên ĐH QGHN trên cơ sở đó có những biện pháp
giáo dục lối sống và định hướng giá trị lối sống cho sinh viên.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng nhận thức giá trị sống của sinh viên
4.2 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên của trường ĐH QGHN.
5. GỈA THUYẾT NGHIÊN CỨU
Đa số sinh viên tại trường ĐH QGHN đều nhận thức được giá trị sống đúng
đắn. Các sinh viên biết chọn lọc một cách hài hòa giữa các giá trị nhân văn, giá
trịđạo đức, giá trị chính trịpháp luật và giá trị kinh tế. Có sự khác biệt định
hướng giá trị sống của sinh viên với các giá trị truyền thống và các giá trị sống
của nhân loại. Có nhiều yếu tốảnh hưởng đến nhận thức giá trịsống của sinh
viên, phần lớn do sự tác động của các yếu tố bên ngoài xã hội.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Giá trị sống là một phạm trù rất rộng, biểu hiện đa dạng trong mọi hoạt động
của con người. Trong điều kiện cho phép, người nghiên cứu tập trung tìm hiểu
mặt định hướng giá trị sống của sinh viên ở trường ĐH QGHN. Nghiên cứu
định hướng giá trị lối sống trong đề tài này tập trung nghiên cứu nhận thức,

thái độ và những biểu hiện xu hướng hành vi đối với các giá trị lối sống của
sinh viên. Từ đó biết được phần nào nhân cách sống của sinh viên tại TP.HCM
trong giai đoạn hiện nay.
7.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết nhiệm vụđã nêu, đề tài được sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu


Thu thập tư liệu và các công trình nghiên cứu, đọc và phân tích theo từng bộ
phận,
từng mặt, theo lịch sử thời gian để hiểu một cách đầy đủ và toàn diện. Từ đó
liên kết các thông tin từ nguồn tư liệu đã đọc và phân tích để xây dựng hệ
thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc phù hợp với đề tài nghiên cứu.
7.2 Phương pháp thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
Đây là phương pháp chính khảo sát thực trạng định hướng giá trị lối sống và
những yếu tố ảnh hưởng cũng như nguyên nhân của thực trạng định hướng giá
trị lối sống của sinh viên tại trường ĐH QGHN. Bảng câu hỏi chính là công cụ
nghiên cứu của đề tài.
Việc xây dựng bảng hỏi gồm 4 câu hỏi:
Câu 1 : Khảo sát quan điểm của sinh viên ĐH Quốc Gia Hà Nội về giá trị sống
và nêu ra 5 đặc điểm về giá trị sống.
Câu 2 : Khảo sát quan điểm của sinh viên ĐH Quốc Gia Hà Nội khi chọn giá
trị sống quan trọng nhất mà 1 sinh viên cần hướng đến
Mỗi sinh viên sẽ nêu ra 5 giá trị sống quan trọng nhất và giải thích đó là gì và
vì sao.
Câu 3 : Khảo sát quan điểm của sinh viên ĐH Quốc Gia Hà Nội về việc định
nghĩa 12 giá trị sống của nhân loại
Nêu ra 12 giá trị sống: hòa bình, tôn trọng, yêu thương, khoan dung,…. Sau đó

để sinh viên định nghĩa về chúng.
Câu 4 : Khảo sát quan điểm của sinh viên ĐH Quốc Gia Hà Nội khi là 1 công
dân trí tuệ của thế kỉ XXI thì cần phải có những giá trị sống nào
Sinh viên sẽ đưa ra 3 giá trị quan trọng nhất.
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn


Cũng với những câu hỏi trên nhưng sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
Nội dung xoay quanh quan điểm của sinh viên về giá trị sống. Vì bảng hỏi
không ở dạng trắc nghiệm nên sử dụng phương pháp này sẽ tiết kiệm thời gian
cho nhiều bạn sinh viên mà vẫn lấy được thông tin mà chúng tôi mong muốn.
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu thu thập được. Tất cả các số thống
kê được xử lý với sự trợ giúp của phần mềm máy tính SPSS.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Giá trị và nhận thức giá trị
1.1.1. Giá trị
1.1.1.1. Khái niệm giá trị


a. Khái niệm giá trị theo từ điển
Trong tiếng anh , khái niệm giá trị thường được nhắc tới qua hai thuật ngữ
có ý nghĩa gần như nhau. Đó là “value” – giá trị, ý nghĩa , và “worth” – vừa có ý
nghĩa là giá trị, giá cả, ý nghĩa, vừa có ý nghĩa là phẩm giá phẩm chất. Tuy nhiên
ngày nay thuật ngữ “value” được dùng phổ biến hơn.
Từ điển Hán – Việt của GS Nguyễn Lân, giá trị được hiểu : là phạm trù kinh
tế của sản xuất hàng hóa , biểu hiện số lao động trừu tượng của xã hội với hao phí
vào việc sản xuất ra hàng hóa, phẩm chất tốt hay xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của sự
vật hoặc con người, thẩm chất tốt đẹp, tác dụng lớn lao.

Theo từ điển Tiếng Việt ( NXB Khoa học xã hội) , giá trị là cái mà con
người dùng làm cơ sở để xem xét 1 vật có lợi ích đến mức nào đối với con người,
cái mà con người dựa vào dùng để xem xét 1 người đáng quí đến mức nào về mặt
đạo đức, trí tuệ, tài năng ; những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều
thiện của xã hội ; tính chất qui ra được thành tiền của 1 vật trong quan hệ mua bán,
đổi trác ; độ lớn của 1 đai lượng, 1 lượng biến thiên.
Như vậy, theo từ điển , khái niệm giá trị được hiểu nhiều nghĩa khác nhau
tùy vào tình huống và trường hợp cụ thể mà khi sử dụng người ta có thể sử dụng
nghĩa này hay nghĩa khác của cùng 1 khái niệm giá trị.
b. Khái niệm giá trị theo quan điểm của các nhà khoa học nước ngoài hay trong
nước
Tác giả J.H.Fichter, nhà xã hội học của Mĩ cho rằng: “tất cả cái gì có ích lợi, đáng
ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân hoặc xã hội đều có một giá trị” (trang
53)
Tại Việt Nam nhiều công trình nghiên cứu về giá trị trong đó phải kể đến công
trình nghiên cứu của tác giả Trần Văn Giàu, Phạm Minh Hạc và Trần Trọng Thủy
Tác giả Trần Văn Giàu cho rằng :”giá trị xuất hiện từ mối quan hệ chủ thể và đối
tượng, nghĩa là từ thực tiễn và chiến đấu của con người trong xã hội.Gía trị vì thế
được xác định bởi sự đánh giá đúng đắn của con người, xuất phát từ thực tiễn và
được kiểm nghiệm qua thực tiễn”. (20, trang 11)


Theo tác giả Phạm Minh Hạc :”giá trị là tính có nghĩa tích cực, đáng quí, có ích
của các đối tượng với các chủ thể”
Còn theo tác giả Trần Trọng Thủy khi nghiên cứu về:”Gía trị, định hướng giá trị và
nhân cách” cũng xem giá trị là một hiện tượng xã hội điển hình, biểu thị các sự vật,
hiện tượng, các thuộc tính và quan hệ hiện thực, các tư tưởng, các chuẩn mực, mục
đích và lý tưởng, các hiện tượng của tự nhiên và xã hội được con người tạo ra
nhưng đều phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội và sự phát triển của cá nhân con
người”

c.Khái niệm giá trị theo quan điểm các ngành khoa học
Dưới góc độ Triết học, có nhiều quan điểm khác nhau về giá trị. Tuy nhiên ở đây
chủ yếu được xem xét theo quan điểm Macxit nên giá trị được coi là những hiện
tượng xã hội đặc thù, mọi giá trị đều có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của con
người. Gía trị là sự thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan
Dưới góc độ Xã hội học, giá trị được quan tâm ở nội dung, nguyên nhân, điều kiện
kinh tế xã hôi cụ thể trong quá trình hình thành hệ thống giá trị nhất định của một
xã hội.
Gía trị trong Đạo đức học luôn gắn liền với những khái niệm trung tâm như : cái
thiện, cái ác, công bằng, bình đẳng, bác ái bởi vì khái niệm giá trị thuộc phạm vi
đời sống đạo đức của con người, các quan hệ xã hội và quá trình hình thành chuẩn
mực, qui tắc đạo đức của xã hội
Theo Kinh tế học, khái niệm giá trị luôn gắn liền với hàng hóa, giá cả và sản
xuất hàng hóa. Phía sau nó là sức lao động, giá trị lao động của con người làm ra
hàng hóa. Giá trị sức mạnh của vật chất này khống chế những vật chất khác khi
trao đổi. Để bộc lộ giá trị, vật phẩm phải có ích lợi, nghĩa là có khả năng thỏa mãn
nhu cầu, lòng ham muốn của con người. Do vậy mà khi phân tích, “giá trị” là vị trí
tương đối của hàng hóa trong trật tự ưu tiên, vị trí của nó ngày càng cao thì giá trị
của nó ngày càng lớn.


Dưới góc độ Tâm lí học, khái niệm giá trị được nghiên cứu nhằm mục đích tìm
hiểu hành vi , hoạt động của con người và dự báo sự phát triển của nhân cách.
Nhìn chung, theo quan điểm của các nhà khoa học hay dưới góc độ của các ngành
khoa học khác nhau cũng như trong một số từ điển đã định nghĩa khái niệm giá trị
đều có chung một số đặc điểm như sau:
-

Mức độ của một vật đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn được khát vọng của
con người, là cái được chủ thể đánh giá, thừa nhận trên cơ sở mối quan

hệ với sự vật đó.

-

Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội, với phí tổn cần thiết để
tạo ra cái lợi đó.

-

Mang tính khách quan – nghĩa là sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của giá
trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức của con người.

-

Được hiểu theo hai góc độ: vật chất và tinh thần. Giá trị vật chất là giá trị
đo được bằng tiền bạc dưới góc độ kinh tế, còn giá trị tinh thần tạo cho
con người khoái cảm, hứng thú và sảng khoái.

-

Mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, tình cảm, hành vi của chủ
thể trong mối quan hệ với sự vật mang giá trị.

-

Là một phạm trù lịch sử vì giá trị thay đổi theo thời gian, theo sự biến
động của xã hội, phụ thuộc vào tính dân tộc, tôn giáo và cộng đồng.

1.1.1.2 Gía trị truyền thống của con người Việt Nam và giá trị nhân loại
a.Gía trị truyền thống của con người Việt Nam

-Tinh thần yêu nước
-Yêu thương con người
-Tinh thần đoàn kết
-Tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm


b.Gía trị sống phổ quát của nhân loại
Có 12 giá trị phổ quát của nhân loại đó là : hòa bình, tôn trọng,yêu
thương, khoan dung, trung thực, hợp tác, hạnh phúc, trách nhiệm, giản dị, tự do,
đoàn kết, khiêm tốn.
1.1.1.3 Khái niệm giá trị sống
Ở phần trên khái niệm giá trị đã được bàn đến từ nhiều góc độ. Tựu trung,
có 2 loại giá trị cơ bản: giá trị kinh tế và giá trị về tâm lý xã hội,trong đó giá trị kinh
tế hướng tới chủ yếu thế giới vật thể, còn giá trị tâm lý xã hội hướng đến các giá
trị cuộc sống, giá trị tâm lý xã hội hướng đến các giá trị cuộc sống, liên quan
nhiều đến giá trị đạo đức và thái độ của con người đối với cuộc sống xã hội...
Giá trị cuộc sống (hay giá trị sống) là những điều chúng ta cho là quý giá, là
quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Giá trị sống trở thành
động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó. Giá trị sống mang tính cá
nhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau. Có người cho rằng
"tiền bạc là trên hết". Có người cho rằng tình yêu thương mới là điều quý giá nhất
trên đời. Có người coi trọng lòng trung thực, hay sự bình yên…
Giá trị sống là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái
thiện, cái ác trong các mối quan hệ của con người với con người. Giá trị sống về
bản chất là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình
thành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận. Giá trị sống là
quy tắc sống, nó có vị trí to lớn trong đời sống, và định hướng cho cuộc sống
của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
Những giá trị phổ biến của đạo đức thể hiện trong các khái niệm: thiện, ác, lẽ phải,
công bằng, văn minh, lương tâm, trách nhiệm…

1.1.1.4. Một số khái niệm liên quan


a. Hệ giá trị
Hệ giá trị (hay còn gọi là hệ thống giá trị) là một tổ hợp giá trị khác
nhau được sắp xếp, hệ thống lại theo những nguyên tắc nhất định, thành một tập
hợp mang tính toàn vẹn, hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trong việc
đánh giá của con người theo những phương thức vận hành nhất định của giá trị.
Các hệ giá trị có vị trí độc lập tương đối và tương tác với nhau theo những thứ bậc
phù hợp với quá trình thực hiện các chức năng xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử cụ
thể. Do vậy, hệ thống giá trị luôn mang tính lịch sử xã hội và chịu sự chế ước bởi
lịch sử - xã hội. Trong hệ thống giá trị có chứa đựng các nhân tố của quá khứ, của
hiện tại và có thể cả những nhân tố trong tương lai, các giá trị truyền thống, các
giá trị thời đại, các giá trị có tính nhân loại, tính dân tộc, tính cộng đồng, tính giai
cấp, tính lý tưởng và tính hiện thực v.v...
b. Thang giá trị
Thang giá trị (thước đo giá trị) là một tổ hợp giá trị, một hệ thống giá trị
được sắp xếp theo một trật tự ưu tiên nhất định.
Thang giá trị biến đổi theo thời gian, theo sự phát triển, biến đổi của xã hội
loài người, cộng đồng và từng cá nhân. Trong quá trình biến đổi đó, thang giá trị
của xã hội, của cộng đồng và của nhóm chuyển thành thang giá trị của từng
người, cứ thế qua từng giai đoạn lịch sử của con người.
Thang giá trị là một trong những động lực thôi thúc con người hoạt động.
Hoạt động được tiến hành theo những thang giá trị cụ thể sẽ tạo nên những giá
trị nhất định, phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người. Chính trong hoạt động
tạo ra những giá trị lại góp phần khẳng định, củng cố, phát huy, bổ sung, hoàn
thiện hoặc hay đổi thang giá trị.


Thí dụ, thang giá trị về vai trò của người thầy: Dân tộc ta có truyền thống

“tôn sư trọng đạo”. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, nhà giáo xếp sau vua
nhưng trước cha mẹ: “Quân – Sư – Phụ”.
c.Chuẩn giá trị
Chuẩn giá trị là những giá trị giữ vị trí cốt lõi, chiếm vị trí ở thứ bậc cao hoặc
vị trí then chốt và mang tính chuẩn mực chung cho nhiều người. Khi xây dựng các
giá trị theo những chuẩn mực nhất định về kinh tế, chính trị, đạo đức, xã hội, hay
thẩm mỹ sẽ tạo ra các chuẩn giá trị. Mọi hoạt động của xã hội, của nhóm cũng
như của từng cá nhân được thực hiện theo những chuẩn giá trị nhất định sẽ bảo
đảm định hướng cho các hoạt động và hạn chế khả năng lệch chuẩn mực xã hội,
đồng thời tạo ra những giá trị tương ứng đảm bảo sự tồn tại của con người.
1.1.2. Định hướng giá trị
1.1.2.1. Khái niệm định hướng giá trị
- Định hướng giá trị là hiện tượng tâm lý có nguồn gốc khách quan, nảy sinh
trong quá trình hoạt động, tác động tích cực qua lại giữa con người và thế giới
khách quan trên cơ sở nắm vững hệ thống kinh nghiệm xã hội lịch sử loài người.
- Có sự phân biệt các giá trị trong ý thức và tâm lý con người, là sự xác định
giá trị của cá nhân trên cơ sở đó hình thành lối sống, phong cách giao tiếp và toàn
bộ hành vi cá nhân. Chính vì vậy việc xác định thang giá trị và thực hiện các hành
vi trên cơ sở lựa chọn các giá trị đó chính là định hướng giá trị của cá nhân.
- Định hướng giá trị như là xu hướng nhân cách hướng tới giá trị nào đó, là
cơ sở điều chỉnh hành vi con người và là thành phần trong cấu trúc nhân cách.
1.1.2.2. Phân loại định hướng giá trị


Các giá trị của con người rất phong phú và đa dạng mà con người lại sống
trong môi trường xã hội, tham gia vào các hoạt động đa dạng, do vậy việc phân
loại định hướng giá trị cũng rất phức tạp, song có thể chấp nhận một số cơ sở
phân loại phổ biến như sau:
* Nếu căn cứ vào ý nghĩa xã hội hay cá nhân của những mục đích mà con
người hướng tới, thì có 2 loại:

+ Định hướng giá trị xã hội: là thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhân
trong quan hệ với xã hội như lòng thương người, chấp hành luật pháp, lịch
sự nơi công cộng, biết ơn thế hệ trước...
+ Định hướng giá trị cá nhân: là thái độ, là sự lựa chọn các giá trị trong mối
quan hệ với bản thân như lòng trung thực, sự khiêm tốn, vị tha, yêu cầu
cao, chấp nhận thử thách...
* Nếu căn cứ vào đối tượng của sự định hướng giá trị ta có:
+ Định hướng giá trị vật chất: là thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhân
hướng tới các giá trị vật chất như tiền bạc, của cải, cách làm giàu...
+ Định hướng giá trị tinh thần: là thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhân
hướng tới các giá trị tinh thần như sự thanh thản, tình yêu nghệ thuật, yêu
thương con người...
* Căn cứ vào ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của những giá trị mà con người
đang theo đuổi ta có:
+ Định hướng giá trị tích cực: thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhân
hướng tới các giá trị tích cực như trung thực, thẳng thắn, giúp đỡ, thương
người, tự hào dân tộc...


+ Định hướng giá trị tiêu cực: thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhân
hướng tới các giá trị tiêu cực như dối trá, hèn nhát, ích kỷ...
Vai trò của định hướng giá trị sống
Định hướng giá trị giúp con người lập chương trình cho hành động của
mình trong một thời gian dài, quy định đường lối chiến lược cho hành vi, đồng
thời định hướng giá trị có thể quy định trực tiếp hành vi thậm chí từng thao tác,
động tác của con người.
Định hướng giá trị là nhân tố trung tâm chi phối mọi suy nghĩ, điều chỉnh
hành vi, hoạt động của con người, từ đó hướng hoạt động tới mục đích cơ bản
của cuộc đời.


CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1.Khái quát tình hình khách thể
2.2. Quan niệm của sinh viên về giá trị sống
Bảng 2.1: định nghĩa của sinh viên về giá trị sống


Khái niệm giá trị sống của sinh viên

Tần số %

Xếp hạng

-Những điều tốt đẹp hướng tới trong cuộc sống, những giá trị, 35
đức tính, nhân cách,phẩm chất tốt, sống tích cực và trách
nhiệm hơn

70%

1

-là những điều đúng đắn trong cuộc sống, chuẩn mực của xã
hội

29

58%

2

-Kinh nghiệm sống của bản thân, bài học quí báu , thực tế

trong cuộc sống

16

32%

3

-Là mục đích, lợi ích sống của bản thân

14

28%

4

-Phù hợp với pháp luật, xã hội, thuần phong mỹ tục

13

26%

5

-Sự cố gắng không ngừng của bản thân, kĩ năng rèn luyện
trong cuộc sống

12

24%


6

-Nhữn -Những điều có ý nghĩa với bản thân, hình thành nên lối sống
của bảcủa bản thân
-là lí tưởng sống, là ước mơ, định hướng

10

20%

7

9

18%

8

-có vai trò quan trọng trong việc định hướng lối sống

9

18%

8

-là giá trị vật chất và tinh thần

4


8%

9

Mỗi người trong xã hội đều xác định cho mình 1 giá trị sống để định hướng lối
sống của bản thân. Để làm được việc đó, mỗi người cần hiểu đúng thế nào là gía
trị sống. Sinh viên cũng không ngoại lệ, họ cũng đưa ra quan điểm của mình trước
câu hỏi : “giá trị sống là gì?”
Qua bảng khảo sát 2.1 , có khoảng 70% ( 35/ 50 phiếu) ý kiến cho rằng :giá trị sống
là những điều tốt đẹp hướng đến trong cuộc sống, những giá trị, đức tính, nhân
cách,phẩm chất tốt, sống tích cực và trách nhiệm hơn. Đây là ý kiến đứng vị trí số
1, đa số đều lựa chọn và chiếm số phiếu áp đảo. Theo sau là ý kiến :giá trị sống là
những điều đúng đắn trong cuộc sống, chuẩn mực của xã hội.




×