Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN TIỂU THUYẾT MƯỜI NGƯỜI DA ĐEN NHỎ AGATHA CHRISTIE NHÌN TỪ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VĂN HỌC TRINH THÁM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.7 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-------------------

NGUYỄN THỊ THU HOÀI

TIỂU THUYẾT MƯỜI NGƯỜI DA ĐEN NHỎ AGATHA CHRISTIE NHÌN TỪ ĐẶC TRƯNG
THỂ LOẠI VĂN HỌC TRINH THÁM
Chuyên ngành : Lý luận văn học
Mã số
: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN NGỌC HIẾU

HÀ NỘI – 2015
1


Lêi c¶m ¬n
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Ngọc Hiếu
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa ngữ văn, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ,
động viên giúp đỡ tôi vững bước trên con đường khoa học.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hoài


2


MỤC LỤC

3


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
1.1 Truyện trinh thám, hình sự
Tiểu thuyết trinh thám, hình sự (detective novel) được hiểu theo nghĩa chung
nhất là thể loại tiểu thuyết bí ẩn, hư cấu, trong đó nhân vật chính là một nhà nghiên
cứu hay một thám tử chuyên nghiệp hay nghiệp dư điều tra một tội phạm, thường
là giết người. Thể loại được E.A.Poe gọi là những câu chuyện về suy luận.
Đây là một mảng văn học có số lượng tác giả tác phẩm lớn, xuất hiện ở hầu
hết các nền văn học trên thế giới. Khó có thể phủ nhận được sức hấp dẫn của thể
loại này và sự tồn tại của nó một cách tất yếu trong mỗi nền văn học của các
nước.Tuy vậy, thể loại văn học này lại tập trung quanh nó rất nhiều cách đánh giá
khác nhau, nó chấp chới ở ranh giới giữa nghệ thuật và phi nghệ thuật.
Có thể lấy một vài dẫn chứng cho vấn đề này: như ở Mỹ, quê hương của nhà
văn Edgar A. Poe – người vốn được xem là ông tổ của truyện trinh thám, nhiều
người quan niệm rằng truyện trinh thám là loại truyện ba xu, truyện mười xen hay
pulp fiction, loại in trên giấy xấu cho đại chúng mua vui, chỉ xuất hiện trên những
đặc san. Người Pháp dùng cụm từ Roman Noir - Tiểu thuyết đen để chỉ loại truyện
đặc thù này, nếu tác phẩm trinh thám nào được dựng thành phim thì họ coi đó là
Film Noir... Hay ở ngay tại Việt Nam, những năm 1920-1930 tiểu thuyết trinh thám
bắt đầu được biết đến rộng rãi, các bộ truyện được dịch từ tiếng Pháp, in bằng giấy

nhật trình, giá bán ba xu được bày bán tại các đô thi, có rất đông các độc giả- nên có
một cách gọi khác về thể loại truyện bấy giờ là truyện ba xu rẻ tiền.
Thế nhưng bỏ qua đánh giá không mấy xem trọng về văn học trinh thám, thể
loại truyện này vẫn có một sự phát triển rất mạnh mẽ. Ngay tại Mỹ, dù không mấy
xem trọng giá trị nghệ thuật nhưng đây lại là nơi có nhiều nhà viết truyện trinh
thám lừng danh nhất hiện nay, là nơi sản xuất và tiêu thụ truyện trinh thám với số
lượng khổng lồ. Hay tại Pháp năm 1945, anh em nhà Gallimard đã khai trương Tủ
sách đen chuyên in ấn và phát hành truyện trinh thám. Cho đến năm 1968 tủ sách
này đã in được 2500 đầu sách – một kỉ lục ấn tượng không chỉ riêng ở Pháp.
4


Nói những điều trên, người viết muốn đề cập đến mâu thuẫn giữa sự tồn tại và
sự định giá của thể loại trinh thám. Nghệ thuật hay phi nghệ thuật, là văn chương
hay sách giải trí ba xu... đó vẫn là những vấn đề đáng bàn cãi xung quanh sự tồn
tại, phát triển rực rỡ của thể loại trinh thám. Liệu rằng giá trị giải trí và nội dung
nhân văn của nghệ thuật có thể dung hợp trong thể loại vốn nghiêng về tính giải trí
này hay không? Văn học giải trí liệu có thuộc địa hạt của nghệ thuật?
Từ cuối thế kỉ XX, trước sự phát triển chóng mặt của công nghệ, của kĩ thuật
điện ảnh và gần đây là sự bùng nổ của game online, rõ ràng, truyện trinh thám đang
đứng trước sức cạnh tranh lớn. Những sự hấp dẫn vốn được xem là ưu thế riêng của
thế loại: tính li kì hấp dẫn, sự thử thách lí trí, tâm lí, sự hoạt động nhanh nhạy của
mọi giác quan .... hoàn toàn có thể được tạo nên từ những bộ phim kinh dị, phim
trinh thám, hay những loại game online thịnh hành. Thế thì một câu hỏi đặt ra buộc
các nhà văn phải giải mã được nó nếu muốn sáng tác của mình có chỗ đứng với độc
giả: giữa nhu cầu đổi mới của sáng tạo, nhu cầu của độc giả và những quy tắc có
tính truyền thống, nhà văn cần phải làm gì đề dung hòa tất cả những điều trên? Đây
là vấn đề mang tính sống còn đối với thể loại mà nhà văn không thể trốn tránh, phải
trực tiếp đối diện.
Trên thực tế sự tồn tại, phát triển và nở rộ của tiểu thuyết trinh thám đã cho

thấy thể loại này đã thành công trong việc thu hút một lượng độc giả trung thành về
mình. Các tác phẩm trinh thám đã vượt qua sự cạnh tranh của các thể loại khác, tạo
dựng được một chỗ đứng nhất định trong đời sống văn học. Vậy thì, đâu là cái độc
đáo, đặc sắc trong lối viết của các nhà văn để tạo nên sức sống riêng của truyện
trinh thám? Nếu đơn giản là chỉ là đưa ra những câu đố dẫn dụ trí óc con người giải trí trong lúc nhất thời, thì liệu những tác phẩm ấy có thể tồn tại được lâu đến
như thế?
1.2 Agatha Christie là một trong những hiện tượng đặc biệt của văn học trinh thám.
Truyện trinh thám – lãnh địa của những vấn đề về cái ác, về sự bí ẩn... vốn dĩ
được xem là lãnh địa đặc quyền của nam giới, tuy vậy, Agatha Christie được xem là
nữ văn sĩ đầu tiên đạt được thành công rực rỡ với thể loại này.
5


Agatha Mary Clarissa, Lady Mallowan, DBE (1890 - 1976), thường được biết
đến với tên Agatha Christie, là một nhà văn trinh thám người Anh. Bà còn viết tiểu
thuyết lãng mạn với bút danh Mary Westmacott, nhưng vẫn được nhớ đến hơn cả
với bút danh Agatha Christie. Bà được giới phê bình, nghiên cứu và độc giả đánh
giá cao với tên gọi “Nữ hoàng của tội ác”, “Nữ hoàng trinh thám”. Số lượng tác
phẩm của bà được xuất bản nhiều nhất mọi thời đại, chỉ xếp sau Kinh Thánh và
Shakespeare. Ước tính đã có khoảng 1 tỷ bản in bằng tiếng Anh và khoảng 1 tỷ bản
in bằng 103 thứ tiếng khác những tác phẩm của Christie được tiêu thụ. Một ví dụ
cho sự hấp dẫn của những tác phẩm của Agatha Christie ở nước ngoài là bà cũng là
tác giả ăn khách nhất mọi thời đại ở Pháp với 40 triệu bản in bằng tiếng Pháp đã
tiêu thụ (tính cho đến năm 2003), trong khi người xếp thứ 2 là nhà văn Pháp Emile
Zola chỉ là 22 triệu bản.
Tại Việt Nam, tác phẩm của bà được xuất bản và tái bản liên tục, qua các thế
hệ độc giả. Tiểu thuyết của Agathar Christie được chọn dịch và giới thiệu tại Việt
Nam từ cuối những năm 80 bởi nhà xuất bản Pháp lí. Cho đến nay, các tác phẩm
của bà vẫn liên tục được dịch, tái bản nhiều lần và được đồng đảo bạn đọc đón
nhận. Ngay trong tháng 8 năm 2015, NXB Trẻ đã dịch, in ấn và tái bản gần 20 đầu

sách của Agathar Christie nhằm đáp ứng nhu cầu của độc giả.
Tuy vậy, dù có vị thế đặc biệt trong thể loại trinh thám nhưng ở Việt Nam,
chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về Agathar Christie, tên tuổi của
bà hầu như chỉ xuất hiện trong bài giới thiệu về sách, hoặc được điểm qua trong
những bài phê bình về truyện trinh thám. Chúng ta vẫn ca tụng tài năng của bà, giá
trị của những tiểu thuyết trinh thám được bà viết ra nhưng đâu là sự độc đáo, mới lạ
trong phong cách viết trinh thám của bà thì vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ, chưa có
công trình nghiên cứu nào đi sâu giải đáp điều đó.
Riêng về cuốn Mười người da đen nhỏ. Cuốn sách tên gốc And then there
were none, hay Ten little niggers tại Việt Nam đã được ba nhà xuất bản chọn dịch.
Tác phẩm lần đầu được chọn dịch bởi NXB Pháp lý năm 1988 (do Hà Huy Anh
dịch). Tiếp đến NXB Công an nhân dân xuất bản năm 1999 (do Nguyễn Thanh
6


Lan dịch) và đã có 2 lần tái bản (năm 2002 và 2006). Mới đây, năm 2014 NXB trẻ
đã tái bản lần thứ 3 tác phẩm này (do Nguyễn Việt Hà dịch). Các công trình giới
thiệu về sách hoặc về tác giả Agathar Christie đều có chung một nhận định, cho
rằng Mười người da đen nhỏ là không chỉ là một trong những kiệt tác của Agathar
Christie, hơn cả là một tác phẩm xuất sắc của thể loại văn học trinh thám mà nó còn
là một kiệt tác của văn chương nhân loại.
Vậy đâu là lí do khiến tiểu thuyết này vượt lên trên những giới hạn về mặt thể
loại để đạt đến tầm kiệt tác văn chương? Luận văn của chúng tôi hướng đến nhiệm
vụ thẩm định những giá trị nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm để trả lời cho câu
hỏi trên.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Truyện trinh thám và vấn đề phân loại truyện trinh thám
Tiểu thuyết trinh thám trong dòng văn học đại chúng hiện nay chiếm một số
lượng không nhỏ. Và lẽ dĩ nhiên, nó cũng trở thành đối tượng hướng đến của
nghiên cứu, phê bình văn học. Tuy vậy, được coi là đặt cơ sở lý thuyết cho thể loại

này phải kể đến đầu tiên đó là Tzvetan Todorov với công trình Thi pháp văn xuôi.
Todorov đã mở đầu cuốn sách của mình bằng một bài viết về văn học trinh thám:
Loại hình của tiểu thuyết trinh thám. Todorov đã phân biệt văn học trinh thám thành
ba loại hình chính. Loại một là tiểu thuyết trinh thám cổ điển xuất hiện giữa hai
cuộc chiến tranh thế giới, được gọi là tiểu thuyết của ẩn ngữ. Đặc trưng của loại tiểu
thuyết này là tính nhị nguyên: bao giờ nó cũng chứa đựng hai truyện: một truyện về
tội ác đã kết thúc trước khi bắt đầu truyện thứ hai- truyện về cuộc điều tra. Truyện
thứ nhất giải thích điều gì đã xảy ra, và truyện thứ hai lí giải cho người đọc biết điều
đó đã xảy ra như thế nào. Đặc biệt, trong loại hình tiểu thuyết này, truyện thứ hai
tuy hiện diện nhưng lại không có vai trò quan trọng, nó chỉ làm môi giới cho người
đọc và truyện tội ác mà thôi.
Loại truyện thứ hai theo Todorov: tiểu thuyết trinh thám được tạo ra tại Mỹ
trước Đại chiến thế giới thứ hai và sau Đại chiến được xuất bản tại Pháp được gọi là
tiểu thuyết đen. Đặc trưng của loại hình này: hợp nhất hai truyện, phế bỏ truyện thứ
7


nhất, đem đến sự sống cho truyện thứ hai, truyện được kể trùng với hành động. Tiểu
thuyết đen tạo hình thái quan tâm thích thú: sự phân vân hồi hộp di từ nguyên nhân
đến kết quả: cung cấp cho người đọc những dữ kiện ban đầu và niềm quan tâm
thích thú được duy trì bởi sự chờ đợi điều gì sẽ xảy đến.
Hình thái thứ ba xuất hiện là sự kết hợp của các đặc tính của hai hình thái trên
đó là tiểu thuyết phân vân hồi hộp. Tiểu thuyết này giữ lại của tiểu thuyết ẩn ngữ
điều bí ẩn và hai câu chuyện , nhưng nó không thu hẹp chuyện thứ hai và đưa câu
chuyện thứ hai vào vị trí trung tâm.
Không chỉ đặt nền tảng cho sự phân loại tiểu thuyết trinh thám, đóng góp
trong công trình lý thuyết của Todorov còn ở chỗ: từ hai mươi quy tắc của nhà tiểu
thuyết trinh tham S.S. Van. Dine, Todorov đã tối giản và tóm gọn nó thành tám điểm
chính.
Trong tiểu luận Edgar Poe và truyện trinh thám, Jorger Luis Borges đã khẳng

định: “Trinh thám là một thể loại của văn học duy lí” và có nguồn gốc từ trí tuệ, bởi
bí ẩn phải được khám phá bằng trí tuệ, bằng những cách thức của tư duy. Ông cũng
khẳng định, dù có sự vận động theo sự phát triển của văn học nhưng trong bản thân
truyện trinh thám vẫn luôn tồn tại những yếu tố vững bền làm nên đặc trưng, cấu
trúc thể loại.
Trong Tạp chí văn học số 6 năm 1981, nhà nghiên cứu Vũ Đức Phúc trong bài
viết Truyện trinh thám đã đánh khẳng định đặc trưng truyền thống của truyện trinh
thám: tính chất ngắn gọn, logic chặt chẽ, nhiều tình tiết hồi hộp, nhân vật thám tử
sáng suốt, thông minh.
Nguyễn Duy trong tiểu luận Bàn luận về tiểu thuyết trinh thám đã chỉ ra các
khía cạnh của tiểu thuyết trinh thám từ khái niệm đến đặc trưng, cũng như chặng
đường phát triển của nó. Bên cạnh đó, ông cũng đặt ra các yêu cầu bắt buộc đối với
thể loại.
Tác giả Nguyễn Chiến với bài viết Bản chất của tội ác và sự hình thành văn
học trinh thám trên Tạp chí văn học nước ngoài số 1 năm 2001 đã tổng kết những
thành tựu nổi bật và khẳng định những giá trị chân chính của tiểu thuyết trinh thám.
8


Ông đã chỉ ra tam giác nhân vật truyền thống: sát thủ- nạn nhân –“ thám tử truyện
trinh thám cổ điển miêu tả hoạt động của ba nhân vật này theo tuyến tính song ngày
nay tuyến tính này đã bị phá vỡ”.
Về sự phát triển của tiểu thuyết trinh thám hiện đại, nhà nghiên cứu Phùng
Văn Tửu đã nhận xét trong công trình Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỉ XXI: có
những tiểu thuyết trinh thám mà chẳng có ai là nạn nhân hoặc không có ai là hung
thủ, hoặc chẳng có nhân vật nào là thám tử hay cảnh sát. Đó là những tác phẩm
vượt ra ngoài hình thức truyền thống.
Trong nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm cụ thể của dòng văn học trinh thám,
các luận văn thạc sĩ trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Motip trinh thám trong tiểu
thuyết Người Mĩ trầm lặng của Graham Green của Trần Thị Bích Ngọc( 2003);

Motip trinh thám trong một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Đặng Thị Lan
Anh (2009), luận văn Kết cấu truyện trinh thám Edgar Allan Poe (2007) của Văn
Thị Thùy An. Các công trình này một cách nghiêm túc và tỉ mỉ đã nghiên cứu các
motip trinh thám thông qua nhân vật, cốt truyện, cái bí ẩn, thủ pháp nghệ thuật.
Thêm một khái niệm nữa được hình thành cùng tiểu thuyết trinh thám đó là
khái niệm “giả trinh thám”. Khái niệm này được William Spanos lần đầu tiên đề
xuất trong bài viết Thám tử và giới hạn: vài lưu ý về hư cấu văn chương hiện đại
năm 1972. Ông nêu các nguyên tắc giải quyết các nghi vấn và cho rằng câu chuyện
giả trinh thám là một dạng mẫu gốc của hư cấu văn chương hậu hiện đại.
Sau ông, có rất nhiều các bài viết, công trình tiếp tục sử dụng khái niệm này như:
Giả trinh thám trong tự sự hậu hiện đại trên Tạp chí khoa học tháng 2 năm 2011 của
nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc, luận văn thạc sĩ Tự sự phản trinh thám trong Thành phố
Thủy Tinh của Paul Auster của tác giả Đặng Thị Bích Hồng, luận văn thạc sĩ Giả trinh
thám trong Tên tôi là Đỏ của Orhan Pamuk của tác giả Dư Thị Ngọc.
Việc xuất hiện khái niệm giả trinh thám một lần nữa cho thấy tính năng động
trong sự vận động của thể loại trinh thám. Một lần nữa khẳng định sự phát triển của
thể loại đang theo kịp với đời sống hiện đại.
9


Tiểu thuyết trinh thám của Agatha Christie và tiểu thuyết Mười người da đen nhỏ
Mặc dù Agatha Christie là một trong những tượng đài của văn học trinh thám,
tuy vậy, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm cũng như
phong cách sáng tác của bà. Tên tuổi, tài năng, sự thành công của Agatha Christie
hầu như chỉ được gợi nhắc trong các bài viết về thể loại trinh thám hoặc các bài giới
thiệu sách. Khi nhắc đến bà, tất cả các tác giả đều thể hiện sự đánh giá cao, thái độ
đề cao bằng việc gọi bà là “nữ hoàng tội ác”, “nữ hoàng trinh thám”.
Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào trong bài viết Những “Nữ hoàng của tội ác”
đã mở đầu bằng cách giới thiệu về việc danh hiệu Nữ hoàng tội ác được trao cho
người đầu tiên là Agatha Christie: “các nhà nghiên cứu đã đặt cho Agatha Christie

từ trước những năm 80 khi nữ văn sĩ đã ở đỉnh cao của nghệ thuật truyện trinh
thám, khi mà thậm chí ngay cả ngày Noel, báo chí cũng đăng quảng cáo: một cuốn
Christie cho ngày Christmas....” Nhà nghiên cứu gọi thế kỉ XX là “triều đại” của
trinh thám Agatha Christie.
Tác giả Nguyễn Chiến trong bài viết Bản chất tội ác và sự hình thành văn học
trinh thám khi viết về lịch sử phát triển của thể loại trinh thám Anh, ông đã đưa ra
sự đánh giá khái quát và khá toàn diện về tiểu thuyết trinh thám của Agathar
Christie với tư cách là hiện tượng nổi bật nhất của văn học trinh thám Anh thế kỉ
XX. Nguyễn Chiến khẳng định: “hơn tám mươi cuốn sách trinh thám của bà đã
khiến bà trở nên tiểu thuyết gia trinh thám nổi tiếng nhất thế kỉ XX”. Bài viết đã chỉ
ra đặc trưng quan trọng tạo nên sự hấp dẫn riêng của tiểu thuyết Agatha: “chính nữ
tính đối lập với chết chóc, bạo tàn đã tạo ra sức hấp dẫn của tác phẩm. Tri giác của
người phụ nữ trong nhìn nhận và phân tích tội ác tạo nên một giọng điệu khác hẳn
các nhà văn nam giới”. Bằng một giọng điệu riêng, Agatha Christie đã xây dựng
nên được những hình tượng nhân vật thám tử cho đến bây giờ đã thành tượng đài
của thể loại văn học trinh thám như thám tử Hercule Poirot, bà Marple.
Về tiểu thuyết Mười người da đen nhỏ, những đánh giá cao thường xuyên
được đưa ra khi giới thiệu về tiểu thuyết, nhưng hiện tại chưa có công trình nghiên
cứu chuyên biệt về tác phẩm. Các tác giả khi nhận định về tiểu thuyết Mười người
da đen nhỏ đều khẳng định đây là một trong những kiệt tác của Agatha Christie.
10


Tác giả Nguyễn Chiến trong Bản chất của tội ác và sự hình thành văn học trinh
thám nhận định: “Có hai tác phẩm nổi trội lên hàng kiệt tác trong sáng tác của bà là
“Vụ giết hại Rogers Ackroyd” và “Mười người da đen nhỏ”.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: từ việc đề xuất một cách phân loại dòng văn học trinh
thám, luận văn của chúng tôi hướng đến mục đích minh chứng tiểu thuyết Mười
người da đen nhỏ - Agatha Christie là một tiểu thuyết điển hình của dòng văn học

trinh thám kinh dị. Bằng việc đi phân tích đặc trưng nghệ thuật và giá trị tư tưởng
của tiểu thuyết Mười người da đen nhỏ, chúng tôi hướng đến khẳng định đây không
chỉ là một trong những tác phẩm trinh thám kinh dị xuất sắc mà còn là một kiệt tác
của văn chương nhân loại; từ đó, đưa ra một sự nhìn nhận, đánh giá khác về giá trị
của văn học trinh thám – thể loại vốn được bó hẹp trong định kiến là thể loại văn
học đơn thuần mang tính giải trí.
- Đối tượng nghiên cứu bao gồm: các tiểu thuyết trinh thám thuộc dòng trinh
thám kinh dị nhằm mục đích rút ra được đặc trưng của dòng văn học này; tiểu
thuyết Mười người da đen nhỏ ở cấp độ kết cấu tác phẩm, những giá trị nội dung, tư
tưởng trong tương quan so sánh với các tác phẩm khác cùng tác giả.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn của chúng tôi tiến hành khảo sát:
+ Các tác phẩm trinh thám kinh dị của Nhật Bản và một số nền văn học khác
+ Tiểu thuyết Mười người da đen nhỏ đặt trong tương quan so sánh với hệ
thống các sáng tác của Agatha Christie.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đặc trưng của truyện trinh thám kinh dị trong tác phẩm Mười
người da đen nhỏ , chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp loại hình: nhằm mục đích thấy được sự phân nhánh đa dạng,
phong phú của thể loại văn học trinh thám, chúng tôi sử dụng phương pháp loại
hình để khu biệt riêng từng dòng văn học trinh thám. Đồng thời, chúng tôi sử dụng
phương pháp loại hình để đưa ra được những đặc trưng cơ bản nhất của dòng văn
học trinh thám kinh dị, tạo tiền đề lý thuyết để đi vào nghiên cứu các phương diện
nghệ thuật và tư tưởng của tiểu thuyết Mười người da đen nhỏ.
11


- Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh được chúng tôi sử dụng nhằm bổ
trợ cho phương pháp loại hình ở trên. Phương pháp này được sử dụng ở nhiều cấp
độ: so sánh đặc trưng của các dòng văn học trinh thám để từ đó thấy được đặc trưng
riêng của dòng văn học trinh thám; so sánh các phương diện của tiểu thuyết Mười

người da đen nhỏ với các tác phẩm khác cùng thể loại của nhà văn Agatha Christie
nhằm thấy được sự kết tinh trong giá trị của tác phẩm, đưa tác phẩm trở thành kiệt
tác văn học.
- Phương pháp phân tích văn bản: chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích
văn bản dựa trên lí thuyết tự sự học để đi vào phân tích các phương diện của tiểu
thuyết Mười người da đen nhỏ nhằm mục đích vừa thấy được đặc trưng trong phong
cách trinh thám của Agatha Christie, vừa thấy được các giá trị đặc sắc riêng chỉ có
trong tác phẩm, những yếu tố đã tạo nên thành công cho tiểu thuyết này.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung luận văn của chúng tôi
gồm 3 chương:
Chương 1: Thể loại văn học trinh thám và dòng trinh thám kinh dị
Chương 2: Nghệ thuật trinh thám của Agatha Christie trong tiểu thuyết Mười
người da đen nhỏ
Chương 3: Giá trị tư tưởng của tiểu thuyết Mười người da đen nhỏ - Agatha
Christie.

12


Chương 1:THỂ LOẠI VĂN HỌC TRINH THÁM
VÀ DÒNG TRINH THÁM KINH DỊ
1.1 Văn học trinh thám: vấn đề khái niệm và nguồn gốc
1.1.1 Khái niệm
Nhà văn viết truyện trinh thám, người đã đề ra Hai mươi quy tắc viết truyện
trinh thám – S.S.Van Dine là một trong những người đầu tiên định nghĩa về thể loại:
“truyện trinh thám là một loại trò chơi trí tuệ”. Ông nhấn mạnh đây là một trong
những thể loài đòi hỏi đặc biệt cao về tư duy lí trí nhất là trong việc tổ chức sự kiện.
Theo Nguyễn Chiến văn học trinh thám ra đời để phản ánh đề tài tội ác vốn
khuấy động tâm trí con người suốt bao thế kỷ nay. Truyện trinh thám mô tả những

biến bí hiểm cùng tội ác, có thể có hoặc vắng mặt kẻ sát nhân, nhưng cốt truyện đều
xoay quanh việc tìm cách phanh phui tội ác.
Sự hình thành và tiếp nhận, đánh giá thể loại:
Thể loại văn học trinh thám xuất hiện ở hầu khắp nền văn học của các quốc
gia, và càng trong những nền văn học lớn, thể loại này càng chiếm giữ một vị trí đặc
biệt với một số lượng lớn, bất chấp những đánh giá khác nhau về giá trị của nó. Ở
Mỹ, quê hương của văn học trinh thám với Edgar A. Poe, tiểu thuyết trinh thám
được coi là một loại truyện ba xu, truyện mười xen, “pulp fiction”, chỉ được in trên
giấy xấu, và ban đầu, chỉ được xuất bản trên các đặc san. Thế nhưng điều đó dường
như không ảnh hưởng gì đến việc văn học Mỹ lại là nơi có những tên tuổi lừng danh
nhất về thể loại trinh thám, và cũng là nơi sản xuất và tiêu thụ số lượng khổng lồ tác
phẩm trinh thám.
Tại Pháp, người Pháp dùng cụm từ Roman noir để chỉ về tiểu thuyết trinh
thám. Họ thừa nhận văn học trinh thám là thứ văn học tiêu thụ thuần túy mang tính
giải trí, và điều này càng được thừa nhận bởi tính thay đổi linh hoạt, nhạy bén với
thị hiếu của thể loại, để cạnh tranh với các thể loại khác. Ngay cả khi bị đặt cạnh
các loại hình giải trí phong phú, hiện đại khác, vẫn không thể phủ nhận được sức
hấp dẫn của thể loại.
13


Tại Anh, ranh giới giữa văn chương đích thực và văn học giải trí của thể loại bị
xóa nhà. Không quá khi nói rằng những hình tượng văn học vĩ đại trinh thám vĩ đại
nhất đã được sinh ra tại mảnh đất này. Không khó để tìm kiếm một câu chuyện để
chứng minh về sức ảnh hưởng của văn học trinh thám trên đất nước này cũng như
tình yêu đặc biệt của người Anh dành cho những tượng đài văn học trinh thám của
họ. Câu chuyện về sức ảnh hưởng của nhân vật thám tử Sherlock Homels có thế thấy
là một trong những minh chứng cụ thể cho điều này. Cuối thế kỉ XIX, khi những mẩu
truyện về Sherlock Homles lần lượt được đăng trên báo, những chiếc xe thư là điều
được mong đợi của số đông người dân vùng núi tuyết. Bảo tàng Sherlock Homles

cũng là bảo tàng về nhân vật hư cấu đầu tiên trên thế giới. Từ năm 1934, lần lượt ở
Mỹ, Anh, Đan Mạch, để thể hiện lòng yêu mến của mình với nhân vật thám tử, rất
nhiều hội người hâm mộ Sherlock Homles đã được thành lập. Tại Nga, tiểu thuyết
trinh thám được coi là thể loại cận văn học. Thể loại văn học này xuất hiện ở hầu hêt
các giai đoạn lịch sử, tuy nhiên với những tên gọi khác nhau. Chỉ riêng hai anh em
nhà Vayner, những nhà văn trinh thám nổi tiếng ở Nga, tác phẩm của họ đã được dịch
và xuất bản tại 40 nước trên thế giới, với hơn 30 triệu bản.
Ở Trung Quốc, trong một nền văn học tầm cỡ, thể loại này hẳn không thể vắng
bóng. Cuối thập kỉ 90, dưới sự tác động của văn học Âu – Mỹ, ở Trung Quốc xuất
hiện và phát triển một dòng văn học mang yếu tố hình sự, được gọi bằng một cái
tên: tiểu thuyết kinh tế - hình sự. Dòng văn học này phù hợp với sự phát triển của xã
hội Trung Quốc và lí tưởng thẩm mĩ trong giai đoạn đó, mặc dù về kĩ thuật viết còn
nhiều hạn chế.
Tại Việt Nam, cuối nhưng năm 1920-1930, tiểu thuyết trinh thám bắt đầu được
biết rộng rãi ở Việt Nam. Từ việc tiếp thu những tiểu thuyết trinh thám được dịch từ
tiếng Pháp, các nhà văn Việt Nam cũng đã có những thử nghiệm đầu tiên với thể
loại này. Từ cuối thập niên 1930 đến 1945, tiểu thuyết trinh thám Việt Nam đã có
những bươc nở rộ với nhiều tên tuổi lớn: Thế Lữ, Phạm Cao Củng, Lê Phong... Ý
thức về nguồn gốc phương Tây của thể loại, các nhà văn trinh thám Việt Nam đã
sáng tác với ý thức và nỗ lực bản địa hóa thể loại.
14


Điểm qua sự xuất hiện và quan niệm của các nền văn học lớn và văn học Việt
Nam chúng tôi muốn khẳng định rằng: dù với nhiều sự đánh giá khác nhau về giá
trị, nhưng văn học trinh thám vẫn luôn giữ một vai trò nhất định trong một nền văn
học. Sức hấp dẫn của nó khó có thể phủ nhận được. Điều này cũng cho thấy, vượt
lên trên sự sàng lọc của thời gian, sự cạnh tranh của các thể loại khác, văn học trinh
thám là một thể loại văn học luôn không ngừng vận động, biến đổi đảm bảo tính
linh hoạt, thích ứng với thị hiếu của những tầng lớp độc giả mới có học vấn hơn,

hiện đại hơn, khó tính hơn.
1.1.2 Nguồn gốc của truyện trinh thám
Nói về nguồn gốc của truyện trinh thám, có nhiều ý kiến được đưa ra. Có ý
kiến cho rằng, khởi nguồn của truyện trinh thám là câu chuyện về hai anh em Cail
và Abel – con trai của Adam và Eva, trong Kinh thánh, trong phần Sáng thế kí của
Cựu ước. Trong đó, sự kiện mang tính hình sự đầu tiên là hành động gây tội ác của
Cain khi giết chết em trai ruột của mình Abel. Có quan điểm khác lại cho rằng
truyện trinh thám đã được nhen nhóm từ trong văn học cổ đại. Từ trong văn học cổ
đại, chúng ta có thể tìm thấy những hành vi gây tội ác, tìm kiếm nguyên nhân, câu
trả lời cho những bí ẩn đã diễn ra. Một dẫn chứng được đưa ra: trong vở bi kịch Hy
Lạp Oedipus làm vua – Sophoncles, nhân vật chính Oedipus đã phạm phải tội ác
giết cha lấy mẹ, và chuỗi hành động của nhân vật thực chất chính là hành động
kiếm tìm – thông qua nhiều nhân chứng khác nhau để trả lời cho câu hỏi về nguồn
gốc của mình. Một dẫn chứng khác được đưa ra để minh chứng thêm cho điều này
đó là trong câu chuyện Ả rập Nghìn lẻ một đêm, trong câu chuyện kể của nàng
Scheherazate có một câu chuyện mang tên Ba trái táo. Truyện được xem là nguyên
mẫu của trinh thám khi xuất hiện những hành động tội ác được thực hiện một cách
bí ẩn: một người ngư dân tìm thấy một chiếc rương nặng khóa kín trên sông, và một
viên tể tướng được lệnh điều tra và tìm ra hung thủ trong vòng 3 ngày.
Các quan điểm đưa ra ý kiến khác nhau về nguốc gốc manh nha của truyện
trinh thám. Khó có thể khẳng định rằng đâu là nguyên mẫu đầu tiên của thể loại,
nhưng có một điểm có thể chắc chắn đó là nó đã có nguồn gốc từ rất sớm, bén rễ
15


sâu xa trong lịch sử phát triển của một nền văn học. Khi văn học ra đời như một sự
phản ánh những nhu cầu trong đời sống của con người, mà một trong những nhu
cầu tinh thần của con người là sự hiếu kì trước những bí ẩn, trước những hành động
mang tính bất thường,văn học trinh thám ra đời như một sự tất yếu để làm thỏa mãn
cho bản chất hiếu kì, tò mò của con người.

Tuy manh nha từ rất sớm nhưng phải đến thế kỉ XIX, văn học trinh thám mới
thực sự ra đời với tư cách là một thể loại văn học. Phần đông các ý kiến nghiên cứu
đều cho rằng tác phẩm đánh dấu cho sự ra đời của dòng văn học này là truyện ngắn
Vụ án đường Morgue- Edgar A. Poe. Với truyện ngắn này, Poe là người đầu tiên đã
lập ra mộ hình cốt truyện trinh thám cổ điển, đồng thời với chuỗi truyện ngắn trinh
thám sau đó, ông đã cho ra đời hình tượng nhân vật thám tử đầu tiên trong văn học
thế giới – thám tử lập dị và tài năng Auguste Dupin. Sau E.A. Poe là sự nở rộ của
một loạt các tên tuổi lớn, mà những hình mẫu thám tử của họ đã trở thành những
tượng đài trong văn học trinh thám: Conan Doyle với hình tượng thám tử Sherlock
Homels, Agatha Christie với hai hình tượng nhân vật nổi tiếng là thám tử Hercule
Poirot và bà Marple cùng các tên tuổi nổi tiếng khác Dorothy L. Sayers, Ngaio
Marsh, Margery Allingham, William Winlkie Collins... Từ giai đoạn này, các nhà
văn trinh thám, dù ít nhiều ảnh hưởng bởi E. A. Poe nhưng đều đã ghi dấu được sự
sáng tạo riêng của mình trong thể loại này.
1.2 Văn học trinh thám: vấn đề phân dòng
Vấn đề phân dòng văn học trinh thám đến nay vẫn chưa có một sự thống nhất
chung, trong các bài nghiên cứu, phê bình về thể loại, có thể thấy xuất hiện khá
nhiều các thuật ngữ khác nhau. Ở đây, chúng tôi đề xuất một số cách phân loại dòng
trinh thám dựa trên những căn cứ khác nhau.
1.2.1 Từ đề xuất của Todorov
Trong khi xem xét đến sự phân dòng trinh thám, chúng tôi căn cứ vào lí thuyết
của Todorov.Todorov thừa nhận hạn chế và khó khăn trong việc nghiên cứu văn
chương theo hướng nghiên cứu thể loại, nhưng đồng thời, ông khẳng định văn học

16


trinh thám thuộc lĩnh vực văn học quần chúng. Và bởi thể, việc xem xét các thể
trong dòng văn học này không hề khó khăn.
Todorov lấy quan điểm của các nhà chủ nghĩa hình thức Nga về tác phẩm văn

học làm tiêu chí cho sự phân chia thể loại của mình. Các nhà chủ nghĩa hình thức
Nga cho rằng hai phương diện của bất kì một tác phẩm văn học nào là đề tài và cốt
truyện. Trong đó, đề tài là những thứ đã xảy ra trong đời , cốt truyện là cách tác giả
trình bày đề tài nọ. Từ quan điểm trên, Todorov đã chia văn học trinh thám thành
các thể loại: tiểu thuyết ẩn ngữ, tiểu thuyết đen, tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết
phân vân hồi hộp. Sự khác nhau cơ bản cũng như đặc trưng riêng của từng thể loại
theo Todorov được thể hiện như sau:
Tiểu thuyết ẩn ngữ: dung nạp trong đó cả hai khái niệm: đề tài và cốt truyện.
Một tiểu thuyết ẩn ngữ luôn chứa đựng hai câu chuyện: câu chuyện về tội ác và câu
chuyện về cuộc điều tra- lí giải tội ác đã diễn ra như thế nào. Trong đó, truyện thứ
nhất luôn kết thúc trước khi bắt đầu truyện thứ hai. Hai câu chuyện được vận hành
theo quy chế đặc biệt: một chuyện thực sự nhưng khiếm diện và một chuyện hiện
diện nhưng lại không mấy quan trọng. Hai câu chuyện này cùng tồn tại trong một
dòng kể nhằm mục đích tự nhiên hóa câu chuyện mà nhà văn đang kể.
Đối lập với tiểu thuyết ẩn ngữ trong cách kể chuyện là tiểu thuyết đen. Trong
cốt truyện của tiểu thuyết đen, hai câu chuyện trên đã hợp nhất. Nó không kể về một
tội ác đã diễn ra trước đó mà giờ đây, chuyện kể trùng với hành động. Từ đó, cốt
truyện này đem đến một hình thái hứng thú mới: sự phân vân, hồi hộp trước một kết
quả mà ta chưa thể biết. Khác với tiểu thuyết ẩn ngữ, sức hấp dẫn của tiểu thuyết
đen không ở các thủ pháp, mà ở đặc trưng mang tính chủ đề: môi trường, nhân vật,
các phong tục đặc thù được trình bày. Nó được cấu thành bằng các hằng số: ái tình,
bạo lực, tội ác, sự vô luân của các nhân vật. Sự bí ẩn không còn giữ chức năng trung
tâm trong một tiểu thuyết.
Từ tính chất hạn chế của môi trường được miêu tả, Todorov tiếp tục phân biệt
tiểu thuyết đen với tiểu thuyết phiêu lưu. Tuy vậy, tiểu thuyết phiêu lưu lại là thể
loại khá mờ nhạt, và nó liên tục có các biến thể thay thế: tiểu thuyết gián điệp, tiểu
17


thuyết thiên về cái thần kì, cái ngoại lai...Và vì thế, sau đó, Todorov gần như bỏ qua

thể loại này khi xét hình thái chính của tiểu thuyết trinh thám.
Hình thái thứ ba ông đưa ra: tiểu thuyết phân vân hồi hộp. Đây được xem là
hình thái kết hợp đặc tính của hai hình thái trên. Nó giống tiểu thuyết ẩn ngữ ở chỗ
cũng có hai câu chuyện, nhưng lại không đơn giản hóa chuyện thứ hai thành chuyện
đi tìm sự thật đơn thuần. Từ đó, nó gây ra cho người đọc hứng thú không chỉ về cái
đã xảy ra mà cả về cái sẽ xảy đến. Các nhân vật chính không còn là người đứng
ngoài tội ác và khách quan kể chuyện nữa, từ đó Todorov chia thành hai loại phụ:
kiểu thứ nhất về người thám tử có thể bị tổn thương. Lấy nhân vật chính người thám
tử mất đi tính bất khả xâm phạm, anh ta buộc phải hòa nhập với thế giới của các
nhân vật khác và có khả năng thương tích. Kiểu thứ hai: truyện về người thám tử
khả nghi, nhân vật chính thường là kẻ tội phạm bị tình nghi và hắn buộc phải tìm
cách tìm ra tội phạm thật sự.
Lâu nay trong nghiên cứu về truyện trinh thám, những lý thuyết của Todorov
vẫn được sử dụng như những lý thuyết dẫn nhập về thể loại này. Tuy vậy, như chính
ông cũng khẳng định, bất cứ quy tắc của thể loại đều được cảm nhận như một sự gò
bó, sự phân chia hình thái văn học trinh thám theo đề tài và cốt truyện của ông cũng
thừa nhận nhiều điểm hạn chế:
Thứ nhất: sự xếp chồng đặc điểm của nhiều hình thái trong một tác phẩm khiến
cho nếu dựa vào yếu tố cốt truyện, ta thấy được ở một tác phẩm nhiều hình thái.
Thứ hai: nếu căn cứ vào đề tài và cốt truyện, sẽ là một khó khăn lớn trong việc
xếp loại hình thái cho các tiểu thuyết trinh thám hiện đại. Các hình thái mà Todorov
trình bày dường như nó tương ứng với các giai đoạn của sự phát triển. (Chính ông
cũng khẳng định các hình thái gần như phát triển nối tiếp, kế thừa và phát triển
thành tựu của hình thái trước đó). Trong khi tiểu thuyết hiện đại, đặt dưới sự cạnh
tranh của các hình thức giải trí khác cũng có khả năng đem đến cảm giác hồi hộp,
gay cấn, bất ngờ... nó ngày càng biến đổi linh hoạt: phong phú hơn trong đề tài, đa
dạng trong lối kể chuyện. Đề bóc tách từng lớp chuyện kể trong một tiểu thuyết và
xem đâu là câu chuyện quan trọng, hoặc tìm kiếm một tiểu thuyết mờ nhạt về tính
18



chủ đề, gần như là điều bất khả. Các nhà văn trinh thám hiện nay dung nạp vào
trong tác phẩm của mình một phạm vi rất rộng của đời sống, cũng như vận dụng
những thủ pháp kể chuyện linh hoạt và đa dạng. Nếu căn cứ vào tiêu chí đề tài và
cốt truyện như Todorov thì với tiểu thuyết trinh thám hiện đại, thể loại tiểu thuyết ẩn
ngữ gần như không còn xuất hiện. Trong khi đó, ranh giới của tiểu thuyết đen và
tiểu thuyết phân vân hồi hộp gần như bị xóa mờ (bởi có một thực tế các yếu tố bạo
lực, tội ác gần như trở thành một trong những yếu tố chính gây giật gân mà các nhà
văn trinh thám vận dụng tối đa để tạo sức hút cho tác phẩm của mình).
Đối với thể loại năng động, luôn biến đổi linh hoạt và nhanh nhạy với thị hiếu
của độc giả như văn học trinh thám, ở thời điểm hiện tại, việc phân loại các hình
thái nhỏ hơn trong thể loại quả thực không hề đơn giản và mọi sự phân chia hầu hết
đều mang tính tương đối.
1.2.2 Đến những hướng phân dòng khác
1.2.2.1 Phân dòng theo cấu trúc nhân vật
Theo mô hình trinh thám của Todozov, một tiểu thuyết trinh thám luôn bao
gồm hai câu chuyện: câu chuyện về một tội ác đã xảy ra – câu chuyện về cuộc điều
tra tìm ra chân tướng tội ác, tương ứng với hai câu chuyện này là mô hình bộ ba
nhân vật: tội phạm – nạn nhân – thám tử. Việc nhà văn chọn câu chuyện nào làm
trọng tâm, chú trọng vào nhân vật nào sẽ quyết định đến sự phân chia của dòng
trinh thám.
Nếu trung tâm của tiểu thuyết đặt vào câu chuyện thứ nhất: câu chuyện về tội
ác, và nhấn mạnh vào nhân vật kẻ ác, tội phạm dẫn đến sự hình thành của dòng
trinh thám hình sự (rộng hơn có thể hiểu là tiểu thuyết noir). Câu chuyện đi sâu vào
tìm hiểu tội ác đã diễn ra, tập trung khai thác những bí mật, bản chất đằng sau một
hành động tội ác. Dòng tiểu thuyết tập trung vào việc xây dựng, khai thác mặt trái
của đời sống, thế giới ngầm ẩn giấu trong bóng tối. Từ một hành động tội ác, tiểu
thuyết hình sự đi đến vén bức màn bí ẩn về một âm mưu, tội ác khủng khiếp diễn ra
trên một phạm vi rộng với mức độ nguy hiểm. Đó có thể là thế giới ngầm của bạo
lực, của những âm mưu chính trị vốn bị che giấu đi trong cuộc sống đời thường.

19


Một trong những tác giả trinh thám hình sự nổi bật trong vài năm gần đây, được
dịch và in khá nhiêu tác phẩm ở Việt Nam là nhà văn Lôi Mễ. Các tác phẩm đã được
xuất bản của Lôi Mễ đã trở thành hiện tượng “best seller”: Độc giả thứ 7, Chân dung
tâm lý tội phạm, Dòng chảy ngầm của tâm lý tội phạm, Trường giáo hóa tâm lý tội
phạm. Một trong những đặc điểm trong cốt truyện của Lôi Mễ đó là nhà văn thường
xây dựng nên những vụ án hình sự diễn ra như một chuỗi liên tiếp, tội ác trong truyện
của ông không phải là những hành động đơn lẻ mà mỗi vụ án diễn ra chỉ là một bước
trong kế hoạch tội ác kinh khủng đã được tính toán kĩ lưỡng. Nhà văn khi nói về sáng
tác của mình đã bày tỏ quan điểm: bất cứ một vụ án hình sự nào xảy ra cũng không
phải là một cá thể tồn tại độc lập mà sau nó là một câu chuyện muôn hình muôn vẻ.
Bằng phương thức chữ nghĩa, Lôi Mễ hiện thực hóa tham vọng đưa đến một cách
nhìn nhận mới hơn về hiện tượng xã hội xưa cũ là tội phạm.
Tiểu thuyết trinh thám hình sự tập trung vào hành động tội ác của con người,
chú trọng phân tích, mổ xẻ, lí giải những động cơ xã hội khác nhau đã thúc đẩy con
người đến tội ác. Nhìn chung, đây là dòng trinh thám mang tính xã hội cao khi
những những vấn đề của bất thường của xã hội đương đại trở thành đề tài của tiểu
thuyết và ngược lại, bằng tác phẩm của mình, các nhà văn trinh thám hình sự đã đưa
độc giả đến những nhận thức sâu sắc về mặt trái của xã hội mà họ đang sống.
Thứ hai: nếu nhà văn dồn trọng tâm câu chuyện vào cuộc điều tra, ta thấy xuất
hiện dòng trinh thám điều tra, trinh thám phản gián, điệp viên (tiểu thuyết Detective).
Trong dòng trinh thám này, nhân vật trung tâm được nhà văn tập trung khắc họa là
nhân vật thám tử và hành trình phá án của anh ta. Sức hấp dẫn của câu chuyện lúc này
đó là tiểu thuyết đưa người đọc tham gia vào quá trình phá án của nhân vật, được
chứng kiến hành trình của trí tuệ, kinh nghiệm cá nhân tìm kiếm ra sự thật.
Những chuyện của Conan Doyle về nhân vật thám tử Sherlock Holmes, những
tiểu thuyết về nhân vật thám tử Hercure Poirot, bà Marco của Agatha Christie, chuỗi
tiểu thuyết về nhân vật thanh tra Harry Hole của Jo Nesbo (Na Uy)... có thể xem là

những sáng tác mở đầu của thể loại trinh thám điều tra. Trong câu chuyện của
Conan Doyle hay Agatha Christie, dụng ý đẩy trọng tâm câu chuyện về cuộc điều
20


tra, tìm ra sự thật vào trung tâm được thể hiện rất rõ trong việc các nhà văn tập
trung xây dựng những hình tượng nhân vật nhất quán, xuyên suốt trong các tác
phẩm. Công thức chung của các tiểu thuyết điều tra thời kì đầu: một vụ án diễn ra,
và nhân vật thám tử, một cách tình cờ hoặc hữu ý, bởi uy tín của mình được đưa vào
câu chuyện. Người đọc được giới thiệu và hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào tài
năng của anh ta. Sức hấp dẫn nằm ở chỗ, người đọc sẽ được chứng kiến nhân vật
thám tử qua mỗi mốc thời gian, bằng việc thu nhận, phân tích, phán đoán từng dấu
vết để lại sẽ dần dẫn dắt người đọc đi đến đích – tìm ra sự thật, phát hiện hung thủ
một cách thuyết phục. Dòng trinh thám này đã đem đến những tượng đài bất hủ cho
thể loại này. Các nhà văn đã xây dựng nhân vật của mình thành những cá thể sống
động, những hình mẫu mang tính độc nhất.
Hình mẫu nhân vật thám tử đầu tiên được độc giả đón nhận và yêu mến phải
kể đến thám tử Sherlock Homles trong chuỗi truyện trinh thám của Conan Doyle.
Qua các câu chuyện khác nhau, nhà văn đã cung cấp tiểu sử khá đầy đủ của nhân
vật: Holmes sinh năm 1854. Ông bắt đầu sống ở 221B phố Baker, Luân Đôn cùng
bác sĩ Watson, bạn thân và người viết tiểu sử cho Holmes. Holmes có một người
anh trai, Mycroft Holmes, một viên chức chính phủ. Không chỉ thể, Conan Doyle
còn đưa Sherlock Homles thành một nhân vật sống động với những tính cách, thói
quen rất riêng: cuộc sống riêng Holmes lại rất bừa bộn, theo như ghi chép của bác sĩ
Watson, Holmes vứt bừa bãi mọi thứ ra phòng từ ghi chép vụ án đến sản phẩm của
những phản ứng hóa học mà ông đã thực hiện. Holmes cũng có một thói quen xấu
đó là sử dụng cocaine và morphine. Ngoài ra ông cũng là người nghiện thuốc lá
nặng và nổi tiếng với hình ảnh vừa suy luận về vụ án vừa ngậm tẩu thuốc.
Sức hấp dẫn lớn nhất của nhân vật này đến từ phương pháp suy luận và pháp
án độc đáo, được nhà văn thể hiện xuyên suốt trong các tác phẩm. Phương pháp suy

luận của Holmes là minh chứng điển hình cho tư duy lí tính, tính khoa học trong
phá án được nhân vật này đặt lên hàng đầu. Hành trình phá án của ông luôn luôn
diễn ra theo trình tự: lặng lẽ thu lượm những manh mối là những chi tiết rất nhỏ từ
hiện trường, giữ kín suy luận của mình, chỉ khi chỉ ra tội phạm ông mới đưa ra
21


những lập luận. Có thể nói, say mê của độc giả dành cho tác phẩm của Conan Doyle
cũng chính là sự yêu thích dành cho nhân vật thám tử Sherlock Holmes và hành
trình phá án của ông.
Nữ văn sĩ Agatha Christie cũng là một trong những nhà văn thành công với
dòng trinh thám điều tra, đặc biệt là với các tác phẩm về thám tử Hercule Poirot.
Nhân vật thám tử Poirot được xây dựng như một sự đối thoại với hình tượng nhân
vật Sherlock Holmes trước đó. Poirot được xây dựng là một con người có cá tính và
ngoại hình độc đáo. Poirot có cái đầu hình quả trứng, ria mép rậm và cong. Ông là
người cực kỳ ngăn nắp, ưa sạch sẽ đến mức khó tin. Poirot ăn mặc bảnh bao, chải
chuốt, thích nghe nhạc Mozart và Bach và luôn giữ số dư tài khoản là 444 bảng, 4
shiling, 4 xu.
Đặc biệt, hành trình phá án khá khác lạ của Poirot được nhà văn tập trung
miêu tả đã trở thành điểm hấp dẫn trong chuỗi tiểu thuyết về nhân vật này. Về cơ
bản, Hercule Poirot sử dụng phương pháp logic thông thường, giống như các thám
tử vẫn hay làm. Tuy nhiên, ông đặc biệt phát triển khả năng dự đoán tâm lý tội
phạm, từ đó phá giải được những vụ án tưởng chừng bế tắc. Trong truyện, ông hay
đóng giả làm cha xưng tội, từ đó trau dồi khả năng thấu hiểu tâm lý người khác, hỗ
trợ cho công việc phá án. Yếu tố cảm tính được nhân vật sử dụng như là gợi dẫn đầu
tiên trên hành trình phá án.
Đến cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XIX, dòng trinh thám điều tra phát triển với
tiểu thuyết phản gián, tiểu thuyết điệp viên. Các nhân vật thám tử lúc này không còn
là những con người chuyên biệt làm công việc phá án mà có sự xuất hiện của tính
chính trị trong hành trình phá án của họ. Các nhân vật điệp viên, gián điệp tham gia

vào cuộc điều tra mang tính chính trị hoặc động lực để họ tham gia phá án chính là
một nhiệm vụ chính trị mà họ tham gia. Các nhân vật thám tử lúc này trở thành
những con người đại diện cho một hệ tư tưởng, quan điểm chính trị xã hội, thuộc về
một thiết chế xã hội nhất định.
Có thể dẫn ra một hình mẫu nhân vật thám tử của dòng trinh thám điệp viên là
nhân vật James Bond siêu điệp viên 007. James Bond là một hình mẫu đặc biệt hấp
22


dẫn, nhân vật này hấp dẫn đến mức từ sau hình mẫu nhân vật đầu tiên của nhà văn
Ian Fleming năm 1953, nhân vật đã liên tục được “tái sinh”, được viết lại bởi các
nhà văn hậu duệ và đã được đưa vào 12 cuốn tiểu thuyết, 2 tuyển tập cũng như loạt
phim về các cuộc phiêu lưu của điệp viên này. Sức hấp dẫn của những tiểu thuyết về
điệp viên 007 đến từ sự hấp dẫn ở nhân vật này. Các nhà văn đã tập trung xây dựng
James Bond là hình tượng người đàn ông lí tưởng về tài năng và phong cách sống
lịch lãm, độc giả hồi hộp dõi theo từng nhiệm vụ khó khăn mang tính tuyệt mật có
ảnh hưởng đến sự sống còn của một nền chính trị.
1.2.2.2 Phân dòng theo sự kết hợp của yếu tố trinh thám với các yếu tố khác
Đặt trong sự cạnh tranh của các phương thức, thể loại giải trí đa dạng hiện nay,
thể loại trinh thám đứng trước yêu cầu đổi mới bắt kịp với thị hiếu độc giả. Trinh
thám biến đổi và phát triển bằng việc nới rộng giới hạn thể loại, tăng khả năng tiệm
cận bản chất đời sống bằng việc dung nạp vào nó những yếu tố khác ngoài yếu tố
trinh thám là cốt lõi thể loại. Trung tâm của tiểu thuyết trinh thám vẫn là câu chuyện
về tội ác, thế nhưng các nhà văn trinh thám đã tái hiện tội ác ở các góc độ, phương
diện khác nhau bằng việc kết hợp yếu tố trinh thám với các yếu tố tâm lí, kịch tính,
kinh dị. Căn cứ vào khả năng kết hợp đó, chúng ta nhận thấy có thể phân dòng trinh
thám thành ba dòng: trinh thám tâm lí, trinh thám phiêu lưu và trinh thám kinh dị.
Thứ nhất: dòng trinh thám tâm lí: là những tiểu thuyết có sự kết hợp của yếu
tố trinh thám và yếu tố tâm lí. Dòng trinh thám này khi đi kể về một tội ác đã diễn
ra, hướng người đọc vào việc lí giải các nguồn gốc tâm lí của tội ác ấy. Mối liên hệ

giữa yếu tố trinh thám và yếu tố tâm lí mà các nhà văn trinh thám tạo ra có thể được
lí giải từ quan điểm của tâm lí học hành vi và tâm lí học phân tâm. Các học thuyết
về tâm lí học đã chỉ ra rằng tội ác là kết quả của sự thiểu năng nhân cách, biểu hiện
cụ thể ở sự rối loạn, mất cân bằng trong tâm lí. Trên cơ sở lí thuyết này, các nhà văn
trinh thám tâm lí đưa tác phẩm của mình đi sâu vào những cội nguồn tâm lí bên
trong mỗi con người, thấy được những trạng thái tâm lí bất thường của con người.
Hơn bất cứ dòng trinh thám nào, trinh thám tâm lí tiệm cận rất gần đến bản chất đời
sống của con người hiện đại, khi mà bị đặt trước sự tác động của vô số áp lực trong
23


một xã hội hiện đại, vấn đề lớn mà con người đối diện chính là sự mất cân bằng,
lệch lạc trong tâm lí. Dưới áp lực của lối sống đô thị, những vấn đề về kinh tế, vấn
đề tâm lí đặc biệt nghiêm trọng mà con người hiện đại phải đối diện: cảm giác hoài
nghi, bất an thường trực, những rối loạn tâm lí do chấn thương tinh thần.
Trinh thám tâm lí không chú trọng vào việc tìm kiếm đáp án cho một tội ác,
một vụ án mà tập trung vào phân tích chuỗi tâm lí với những khúc ngoặt bất thường
của con người, và xem đó là nguyên nhân sâu xa cho tội ác. Một dẫn chứng cho
dòng trinh thám này là tiểu thuyết Cô gái mất tích (Gone girl)- Gillian Flynn. Sự
kiện trung tâm tạo nên toàn bộ sự phát triển cho câu chuyện là vụ án của gia đình
Nick và Amy. Người vợ đột ngột mất tích trong ngày kỉ niệm 5 năm ngày cưới.
Những chứng cứ rời rạc tại hiện trường không đủ để cảnh sát kết luận. Một cuộc
điều tra nhanh chóng được tiến hành và thu hút sự quan tâm của dư luận. Mọi nghi
ngờ đều dồn vào người chồng Nick Dunne và số đông đều cho rằng anh đã giết vợ.
Dù luôn khẳng định mình vô tội, lời khai của Nick có những sơ hở như thể anh
đang che giấu một bí mật nào đó. Nếu như yếu tố trinh thám biểu hiện ở sự việc một
tội ác bí ẩn đã diễn ra và có một cuộc điều tra đi tìm sự thật quanh vụ án đó thì nhà
văn đã sử dụng các yếu tố tâm lí, song song miêu tả quá trình phát triển tâm lí của
hai nhân vật ở thời điểm trước khi xảy ra vụ án, từ đó, dẫn dắt người đọc đến câu trả
lời cuối cùng về tội ác. Điều độc đáo của tiểu thuyết ở chỗ mọi dấu vết, bằng chứng

mang tính vật chất đều trở thành vô nghĩa trong quá trình điều tra khi mà những
biễn biến tâm lí bên trong nhân vật đã đưa đến những cái nhìn khác hoàn toàn, đối
lập với những đánh giá đã được mặc định trước đó về nhân vật. Chỉ khi nhìn vào
diễn biến tâm lí, độc giả mới hiểu được sự biến chuyển trong tính cách và tình cảm
của họ, sự khủng hoảng trong đời sống hôn nhân, hành động phản bội và bất tín mà
họ dành cho nhau.
Đánh giá từ bên ngoài: từ hàng xóm, người thân, đồng nghiệp, Amy và Nick
được xem là một cặp vợ chồng hạnh phúc. Họ gặp nhau và bắt đầu cuộc sống hôn
nhân khi cả hai đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, tiền bạc. Tâm lí và tính cách của cả
hai thực sự biến đổi bắt đầu từ việc khủng hoảng kinh tế, họ thất nghiệp, tiêu hết
24


khoản tiền tiết kiệm và phải trở về sống một cuộc sống buồn tẻ ở vùng quê. Trong
sự tác động của đời sống bên ngoài, tâm lí của họ rơi vào sự mất cân bằng. Với
Nick, anh ta từ một người đàn ông thành đạt, rơi vào cảnh thất nghiệp, anh ta dần
dần mang mặc cảm tự ti trong tâm lí, biểu hiện ở sự xa lánh mọi người và lười
biếng trong công việc. Điểm quan trọng ở đây đó là nhà văn không cho rằng tâm lí
lười nhác, tự ti của Nick là một trạng thái tâm lí phát sinh nhất thời chỉ trong một
tình huống bất thường của đời sống. Bằng việc đan xen các chi tiết, nhà văn đã lí
giải cội rễ sâu xa của tâm lí này ở Nick xuất phát từ ảnh hưởng của gia đình: anh ta
đã trải qua tuổi thơ với một người cha bẳn gắt mà anh ta không thể đối phó, một
người mẹ mạnh mẽ, quyết đoán luôn che chở cho con của mình, từ đó làm nảy sinh
tâm lí ỷ nại ở đứa con. Như vậy, nhà văn đã tái hiện tâm lí dựa dẫm, ỷ lại, luôn tìm
cách đôi diện ở Nick là một chuỗi tâm lí có tính quá trình, xuất phát từ tuổi thơ và
gia đình, bộc lộ rõ nhất trước khi anh ta rơi vào cảnh thất nghiệp và hành động cuối
cùng của anh ta: ngoại tình, phản bội người vợ khi cuộc sống hôn nhân rơi vào bế
tắc chỉ là kết quả cuối cùng mang tính tất yếu của chuỗi tâm lí đó.
Cũng như vậy, nhân vật Amy được miêu tả ở tâm lí phức tạp dưới sự ảnh
hưởng của gia đình. Được biến thành nhân vật chính trong truyện tranh Amy hạnh

phúc của mẹ mình, ngay từ nhỏ, Amy đã mang áp lực tâm lí phải trở thành một
người hoàn hảo. Áp lực này dần biến thành khao khát luôn duy trì sự hoàn hảo ở
chính cô, từ đó hình thành nên tính cách khép kín và có phần giả tạo của Amy. Nhu
cầu về việc duy trì hình ảnh hoàn hảo về bản thân là một dạng tâm lí cực đoan, được
nhân vật giấu kín đồng thời quyết định đến mọi hành động của nhân vật: cô ta bịa ra
những lí do chia tay những mối tình trước đó của mình, đẩy sự bất thường, không
hoàn hảo sang những người yêu cũ; Amy chọn Nick khi anh ta đang ở đỉnh cao của
sự nghiệp, là một mảnh ghép hoàn hảo cho cuộc sống của cô ta; khi gia đình khó
khăn vì kinh tế, người chồng lười nhác và sa sút phong độ, Amy vẫn chọn thái độ
bình thản và bỏ qua sự bất thường của cuộc sống, đồng nghĩa với việc cô ta không
chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân; khi phát hiện chồng ngoại tình và đi
đến hai hành động tội ác: tạo nên hiện trường vụ mất tích để đẩy người chồng vào
25


×