TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN: QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP CÁC NGUỒN THU
(Nhóm 3)
Họ và tên sinh viên
: Phạm Thu Chinh
Dương Thị Thu Hiền
Khổng Thị Thanh Hiền
Hoàng Thị Phương Thảo
Lớp
: Đại học Kế Toán Chất lượng cao khóa 8
Giáo viên hướng dẫn
: Đỗ Thị Ngọc Lan
1
HÀ NỘI - 2015
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân sách nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển
kinh tế nước ta mà còn đối với bất kì quốc gia nào trên thế giới. Vào dịp đầu năm chính phủ
mỗi nước đều tổ chức một cuộc họp thường niên nhằm tổng kết tài chính đã phân bổ - chi
tiêu trong năm vừa qua, đồng thời báo cáo tình hình ngân sách và phân bổ ngân sách cho
các bộ ngành trong năm tới. Tại cuộc họp thường niên này, việc tăng nguồn thu cho ngân
sách nhà nước (chủ yếu dựa vào chính sách thuế và xuất khẩu) cũng được đề cập đến. Dựa
vào việc đầu tư phân bổ - tài chính báo cáo mà chúng ta có thể biết được chiến lược phát
triển kinh tế trong những năm tới. Thực tế các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có một
chính sách thu ổn định đồng thời chi tiêu ngân sách hợp lý. Điều này thể hiện tầm vĩ mô nền
kinh tế của nhà nước.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay việc từ bỏ nguyên tắc quản lý trực tiếp theo kiểu “cấp phát và giao nộp” đối với
khu vực kinh tế quốc doanh và các cơ quan nhà nước, đã tạo điều kiện cho ngân sách nhà
nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nèn kinh tế - xã hội. Do đó có thể nói
thu ngân sách nhà nước là một công tác rất quan trọng, nó quyết định việc thực hiện các vai
trò của ngân sách nhà nước nói chung cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến khoản chi ngân
sách nói riêng.
Bài tiểu luận của nhóm 3 với đề tài “ Quản lý thu ngân sách nhà nước và phân cấp
các nguồn thu” gồm có 3 phần chính:
Phần 1: Lý luận chung về các nguồn thu của ngân sách nhà nước.
Phần 2: Tình hình thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015
Phần 3: Phân cấp quản lý các nguồn thu ngân sách nhà nước.
Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành bài tiểu luận không tránh khỏi thiếu sót
chúng em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài tiểu luận của chúng em hoàn
thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
2
MỤC LỤC
3
Phần 1 : Lý luận chung về thu ngân sách nhà nước.
1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước .
- Ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước
huy động các nguồn tài chính để tạo lập quỹ tiền tệ tập trung nhằm thực hiện các chức năng
của mình.
1.2 Đặc điểm
- Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Nó bao gồm
những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính quốc gia, cụ thể:
+ Quan hệ tài chính giữa nhà nước và công dân.
+ Quan hệ tài chính giữa nhà nước và doanh nghiệp.
+ Quan hệ tài chính giữa nhà nước và tổ chức xã hội.
+ Quan hệ tài chính giữa nhà nước và quốc tế.
- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính
trị của nhà nước và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được tiến hành trên cơ sở
những luật lệ nhất định.
- Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể
hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của nhà nước.
- Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích
chung, lợi ích công cộng.
- Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt
của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia
thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã
định.
- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn
trả trực tiếp là chủ yếu.
4
1.3.Vai trò của ngân sách nhà nước
- Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi
tiêu của nhà nước:
+ Ngân sách nhà nước là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội.
+ Là công cụ để định hướng sản xuất kinh doanh, xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý của nền
kinh tế quốc dân.
+ Là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiểm soát lạm phát.
+ Là công cụ để điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư
nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
1.4. Thu ngân sách nhà nước
* Khái niệm
- Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dung quyền lực của mình để tập trung một
phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu
cầu của nhà nước.
- Thu ngân sách là một hoạt động cơ bản của ngân sách nhà nước về mặt bản chất, thu
ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị phát sinh trong
quá trình nhà nước dùng quyền lực chính trị tập trung các nguồn lực tài chính trong xã hội
để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của nhà nước.
* Đặc điểm thu ngân sách nhà nước.
- Thứ nhất, nguồn tài chính được tập trung vào ngân sách nhà nước là những khoản thu
nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã
hội dưới hình thức giá trị. Thu ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh
trong quá trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước với các chủ thể trong
xã hội. Sự phân chia đó là một tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển
của bộ máy nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của nhà
nước. Đối tượng phân chia là nguồn tài chính quốc gia là kết quả do lao động sản xuất trong
nước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ.
5
- Thứ hai, về mặt nội dung, thu ngân sách nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối
dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần
nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước.
- Cuối cùng, một đặc điểm quan trọng nữa của thu ngân sách nhà nước là nó gắn chặt với
thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập… Ví
dụ: khi giá cả tăng thu giảm, thu nhập tăng thu tăng, tỷ giá tăng thu tăng, lãi suất
tăng (giảm đầu tư) thu giảm… Sự vận động của các phạm trù đó vừa tác động đến sự
tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu ngân
sách nhà nước.
* Cơ cấu thu ngân sách nhà nước.
- Thu trong cân đối ngân sách nhà nước: là các khoản thu nằm trong hoạch định của nhà
nước nhằm cân dối ngân sách. Các khoản này bao gồm : thuế, lệ phí, lợi tức của nhà nước,
thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu của nhà nước và các khoản thu khác.
- Thu ngoài cân dối ngân sách: hay còn gọi là thu bù đắp thiếu hụt ngân sách. Trong tình
trạng ngân sách nhà nước bội chi thì nhà nước phải có giải pháp bù đắp lại phần thâm hụt
đó, vì không thể để tình trạng ngân sách mất cân đối kéo dài. Thu bù bắp thiếu hụt ngân
sách thực chất là vay để bù đắp, bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài. Vay trong
nước được tiến hành qua việc phát hành công trái, trái phiếu chính phủ….. để huy động
lượng tiền nhàn rỗi trong nhân dân.Vay nước ngoài được thực hiện qua vay nợ nước ngoài
của các chính phủ, các tổ chức phi tài chính quốc tế.
* Vai trò thu ngân sách nhà nước.
- Như chúng ta đã biết ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt
động kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Và có thể nói rằng thu
ngân sách nhà nước chính là việc tạo lập quỹ ngân sách nhà nước, từ đó ngân sách nhà nước
mới có khả năng phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ này nhằm thực hiện các chức năng của
nhà nước.Có thu thì mới có chi, thu phải tốt thì chi mới có thể tốt, vậy nên có thể khẳng
định thu ngân sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng.
6
1.5. Nguồn thu, các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN và phân loại các khoản
thu NSNN:
a. Nguồn thu nguồn thu ngân sách nhà nước:
- Thu ngân sách nhà nước bao gồm:
+ Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước như:
+ Thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế.
+ Tiền thu hồi vốn của ngân sách nhà nước tại các cơ sở kinh tế
+ Thu hồi tiền cho vay của nhà nước (cả gốc và lãi)
+ Thu từ các hoạt động sự nghiệp
+ Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
+ Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân
nước ngoài, từ đóng góp tự nguyên của các tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước.
+ Thu khác: như thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản.
b. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu và mức động viên nguồn thu vào ngân
sách nhà nước:
Một vấn đề hết sức quan trọng trong thu ngân sách nhà nước là việc xác định mức
động viên và lĩnh vực động viên một cách đúng đắn, hợp lý. Điều đó không chỉ ảnh hưởng
đến số thu ngân sách nhà nước mà còn tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế,
xã hội. Mức động viên và lĩnh vực động viên lại chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế,
chính trị, xã hội của quốc gia. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước cần phải
kể đến là:
*Thu nhập GDP bình quân đầu người:
Là một chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, phản ánh
khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. GDP bình quân đầu người là một
nhân tố khách quan quyết định mức động viên của ngân sách nhà nước, vì vậy khi ấn định
mức động viên vào ngân sách, nhà nước cần cân nhắc chi tiêu này.
7
*Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế:
Phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế, quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu
ngân sách nhà nước, tỷ suất doanh lợi càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn. Dựa vào tỷ suất
doanh lợi trong nền kinh tế để xác định tỷ suất thu ngân sách nhà nước sẽ tránh được việc
động viên vào ngân sách nhà nước gây khó khăn cho hoạt động kinh tế. Hiện nay lợi nhuận
trong nền kinh tế nước ta đạt thấp,chi phí tiền lương lại cao nên tỷ suất doanh lợi chưa thể
cao được.
*Tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên :
Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên càng lớn càng có ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà
nước. Thực tế cho thấy nếu tỷ trọng của nước nào xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản chiếm
20% kim ngạch xuất khẩu trở lên thì tỷ suất thu ngân sách nhà nước sẽ cao và có khả năng
tăng nhanh. Nước ta cũng là một nước có khối lượng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản lớn
trong tương lai, đó là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến nâng cao tỷ suất thu ngân sách nhà
nước.
- Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước phụ thuộc vào:
+ Quy mô tổ chức của bộ máy nhà nước và hiệu quả hoạt động của nó
+ Những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ.
+ Chính sách sử dụng kinh phí của nhà nước.
- Khi các nguồn tài trợ khác cho chi phí nhà nước không có khả năng tăng lên, chi phí
nhà nước lại tăng làm tăng tỷ suất thu ngân sách nhà nước.
*Các cách thức tổ chức bộ máy thu nộp ngân sách nhà nước:
- Tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ đạt hiệu quả cao chống được thất thu do trốn, lậu thuế
sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỷ suất thu ngân sách nhà nước mà vẫn đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của ngân sách nhà nước.
- Tóm lại để có mức thu đúng đắn có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần phải có
sự phân tích đánh giá tỉ mỉ, cụ thể những nhân tố tác động đến nó trong những điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể và phải được xem xét một cách toàn diện.
c, Phân loại thu ngân sách nhà nước:
8
- Việc phân loại các khoản thu ngân sách nhà nước có ý nghĩa thiết thực trong việc phân
tích, đánh giá và quản lý các nguồn thu ngân sách nhà nước. Có 2 cách phân loại phổ biến
là:
- Phân loại theo nội dung kinh tế
+ Nhóm thu thường xuyên có tính chất bắt buộc gồm: thuế, phí, lệ phí với nhiều hình
thức cụ thể do luật quy định.
+ Nhóm thu không thường xuyên bao gồm: các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà
nước, thu từ hoạt động sự nghiệp, thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu của nhà
nước và các khoản thu khác đã kể ở trên.
- Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào ngân sách nhà nước:
+ Thu trong cân đối ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu thường xuyên và không
thường xuyên.
+ Thu bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước: khi số thu ngân sách nhà nước không đáp
ứng được nhu cầu chi tiêu và nhà nước phải vay, bao gồm vay trong nước từ các tầng lớp
dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội, vay từ nước ngoài.
Phần 2: Tình hình thu ngân sách nhà nước giai đoạn
2011 - 2015
2.1 Tình hình thu ngân sách nhà nước.
2.1.1.Thực hiện thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2013
- Nhìn chung tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2013 có sự dao động mạnh mẽ,
giảm tới 192.450 tỷ đồng từ năm 2011-2012 và tăng đáng kể 25.210 tỷ đồng từ 2012 tới 2013.
Tuy nhiên trong khi thu cân đối 2 năm 2011 và 2012 đều vượt dự toán thì năm 2013 không đạt
dự toán đặt ra.
- Năm 2011, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 962.982 tỷ đồng (bao gồm cả chuyển
nguồn từ năm 2010), vượt 126.804 tỷ đồng (21,3%) so với chỉ tiêu được Quốc hội giao.
Trong đó, cả 4 nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước đều tăng so với dự toán được giao.
Thu từ dầu thô tăng 40.905 tỷ đồng, thu nội địa từ sản xuất kinh doanh tăng 35.812 tỷ đồng,
9
thu cân đối từ xuất nhập khẩu tăng 17.065 tỷ đồng, thu về nhà đất tăng 25.918 tỷ đồng. Theo Ủy
ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, số thu ngân sách nhà nước vượt dự toán chủ yếu từ
yếu tố khách quan, nhất là do giá cả tăng (chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 tăng 18,13% so với
năm 2010, giá dầu thô tăng 28 USD/thùng so với giá dự toán, tỷ giá tính thuế thực tế cao hơn tỷ
giá khi xây dựng dự toán). Bên cạnh đó, tăng thu còn nhờ việc điều chỉnh tăng thuế nhập
khẩu đối với một số mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu và tăng thu các khoản về nhà
đất. Thu từ sản xuất kinh doanh chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số tăng thu. Điều này
phản ánh thu ngân sách nhà nước tuy tăng cao nhưng chưa bắt nguồn từ nội lực kinh tế và
chưa thực sự vững chắc.
- Dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2012 là 740.500 tỷ đồng. Tuy những
tháng cuối năm thu ngân sách nhà nước vẫn rất khó khăn nhưng với quyết tâm cao, nên thực
hiện thu ngân sách cả năm đạt 743.190 tỷ đồng, bằng 100,4% dự toán; tỷ lệ huy động thu nội
địa (trừ thu tiền sử dụng đất, tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước) đạt 14,3% GDP,giảm
27.170 tỷ đồng và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm 26.072 tỷ đồng so
dự toán nhưng lại được bù đắp bằng số vượt thu từ dầu thô 53.107 tỷ đồng so dự toán.
- Năm 2013, theo số liệu ước tính thực hiện lần 1 thu ngân sách nhà nước là 790.800 tỉ
đồng, đạt 96,91% so với dự toán. Trong đó thu tự thuế, phí lệ phí là 678.598 tỉ đồng chỉ đạt
93,19% so với dự toán.Nguyên nhân là do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, số lượng doanh
nghiệp giải thể và ngừng hoạt động tăng cao (60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm
2012), hàng tồn kho cao, lưu thông hàng hóa chậm... Tuy nhiên thực tế đến ngày 30/12/2013,
theo Báo cáo tại hội nghị tổng kết toàn ngành sáng 30/12, Bộ Tài chính và Chính phủ đã dự
báo về khả năng ngân sách 2013 sẽ vượt khoảng 1% khi tính đến ngày 29/12 con số này đã ở
khoảng 0,33%. Có được kết quả này là do sự chỉ đạo kiên quyết của chính phủ, các địa
phương đã mạnh "tay thu". Trong số này đã thu vào ngân sách trên 20.000 tỷ đồng cổ tức
doanh nghiệp Nhà nước và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định
của pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ theo Nghị
quyết của Quốc hội và Nghị định số 204/2013/NĐ-CP ngày 5/12/2013 của Chính phủ"(Bộ Tài
chính).
10
TT
A
I
I.1
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
I.2
12
13
14
II
III
B
C
Chỉ tiêu
Dự toán
2011
Tổng thu
Thu NSNN và viện trợ
Thu thường xuyên
Thu thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế sử dụng phi nông nghiệp
Thuế môn bài
Lệ phí trước bạ
Thuế GTGT
Thuế TTĐB hàng sx trong nước
Thuế tài nguyên
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế XNK, TTĐB và BVMT hàng NK
Thuế BVMT
Thu phí, lệ phí thu ngoài thuế
Thu phí, lệ phí
Thu tiền cho thuế đất
Thu khác ngân sách
Thu về vốn (bán nhà ở, tiền sử dụng
đất)
Viện trợ không hoàn lại
Thu kết chuyển năm trước
Thu k.3 Điều 8 Luật NSNN
595.000
559.402
526.329
154.086
28.902
1.373
1.299
12.397
181.793
40.112
25.935
32
80.400
33.073
19.743
3.064
10.226
30.598
5.000
10.000
QT
2011
953.118
721.804
655.476
618.846
196.058
38.469
1.589
1.478
15.700
192.064
42.686
38.123
72
81.406
11.201
36.630
10.341
5.869
20.420
54.225
12.103
236.500
4.678
Tỉ lệ
(%)
110,75
52,38
191,55
199,69
177,22
740.500
697.833
674.920
206.362
46.333
1.323
1.458
15.970
230.358
47.365
32.016
36
80.500
3.200
22.963
8.967
3.824
10.173
37.617
ƯTH
(lần 2)
2012
765.590
743.190
688.936
637.760
213.953
44.970
1.193
1.572
11.820
193.787
43.356
42.278
69
72.028
12.680
51.230
8.198
7.762
35.270
46.429
242,06
2365
5.000
22.400
7.825
22.400
121,31
117,17
117,58
127,24
133,10
115,73
113,78
126,64
105,65
106,42
146,99
225,00
101,25
Dự toán
2012
BẢNG 1: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2011
– 2013
Đơn vị: Tỷ đồng
11
Bảng 2: Cơ cấu thực hiện thu ngân sách nhà nước.
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT
A
I
I.1
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
I.2
12
13
14
II
III
B
C
Chỉ tiêu
Quyết
toán năm
2011
Tổng thu
962.982
Thu ngân sách nhà nước và 728.804
viện trợ(I+II+III)
Thu thường xuyên
655.476
Thu thuế
618.846
Thuế thu nhập DN
9196.058
Thuế thu nhập cá nhân
38.469
Thuế sử dụng phi nông nghiệp 1.589
Thuế môn bài
1.478
Lệ phí trước bạ
15.700
Thuế GTGT
192.064
Thuế TTĐB hàng sản xuất 42.686
trong nước
Thuế tài nguyên
38.123
Thuế sử dụng đất nông nghiệp 72
Thuế xuất-nhập khẩu,
81.406
TTĐB,BVMT hàng nhập
khẩu
Thuế BVMT
11.201
Thu phí, lệ phí và ngoài thuế
36.630
Thu phí, lệ phí
10.341
Thu tiền cho thuê đất
5.869
Thu khác ngân sách
20.420
Thu về vốn(thu bán nhà
54.225
ở,thu tiền sử dụng đất)
Viện trợ không hoàn lại
12.103
Thu kết chuyển năm trước
236.500
Thu khoản 3 điều 8 luật
4.678
NSNN
Tỷ
trọng
(%)
100
ƯTH
(lần 2)
2012
765.590
743.190
90.81
85,74
27,16
5,33
0,22
0,20
2,18
26,61
5,91
Tỷ
trọng
(%)
100
ƯTH
(lần 1)
2013
790.800
79.800
100
688.936
637.706
213.953
44.970
1.193
1.572
11.820
193.787
43.356
92,70
85,81
28,79
6,05
0,16
0,21
1,59
26,08
5,83
745.564
678.598
222.399
45.772
1.205
1.590
12.991
222.168
50.096
94,28
85,81
28,12
5,79
0,15
0,20
1,64
28,09
6,33
5,28
0,01
11,28
42.278
69
72.028
5,69
0,01
9,69
36.368
55
74.300
4,60
0,01
9,40
1,55
5,07
1,43
0,81
2,83
7,51
12.680
51.230
8.198
7.762
35.270
46.429
1,71
6,89
1,10
1,04
4,75
6,25
11.654
66.966
15.205
5.740
46.021
40.236
1,47
8,47
1,92
0,73
5,82
5,09
1,68
32,77
0,65
7.825
22.400
1,05
3,01
5000
0,63
- Về cơ cấu thu ngân sách, thu nội địa chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách
nhà nước và có xu hướng tăng. Thu ngân sách nhà nước từ các sắc thuế gắn trực tiếp
với sản xuất, kinh doanh trong nước như thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu
nhập cá nhân (TNCN), thuế giá trị gia tăng(GTGT) trong tổng thu ngân sách nhà nước
ngày càng tăng. Nhờ đó, thu nội địa (không kể dầu thô) trong tổng thu ngân sách nhà nước
đã tăng từ 50,7% năm 2001 lên 61,5% năm 2011, ước đạt 62,9% năm 2012 và 66,3%
12
Tỷ
trọng
%
năm 2013. Điều này cho thấy tác động hiệu quả của chính sách thu đến tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp.
2.1.2.Thực trạng thu ngân sách nhà nước năm 2014 và dự báo 2015.
a. Tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2014
- Tốc độ tăng GDP cả năm 2014 đã vượt kế hoạch đề ra và đạt tới 5,98 CPI bình
quân năm dừng lại ở mức tăng 4,09% hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô đã
được cải thiện tốt... tất cả đang làm cho tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2014
tiếp tục duy trì thành tích “đạt và vượt dự toán”.
- Thu ngân sách nhà nước tiếp tục vượt so với dự toán:
Dự toán tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 đã thấp hơn 4,8% so với con số
thực hiện năm 2013, song thực tế số thu ngân sách nhà nước năm 2014 không những
vượt 8,1% so với dự toán, mà còn cao hơn tới 24.400 tỷ đồng so với năm
trước.Nguyên nhân là do tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu đề ra trong khi các khoản
thu lớn đều vượt so với dự toán.
+ Mặc dù trong năm 2014 vẫn duy trì một số ưu đãi về thuế phí, nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh, song một mặt nhờ số doanh
nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 7,1% so với năm 2013, đạt con số 15.419 doanh
nghiệp, cùng với 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, và dù vẫn có tới 67.823
doanh nghiệp phải giải thể hoặc dừng hoạt động, kết cục tổng số thu thuế và phí năm
2014 vẫn đạt tới trên 800 ngàn tỷ đồng, hơn 8,1% so với dự toán và tăng 4,7% so với
thực hiện năm 2013.
+ Tỷ trọng thu thuế phí trong tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 tiếp tục xu
hướng tăng và đạt xấp xỉ 94,8% (cao hơn so với con số tương ứng 93,2% năm 2013).
Bên cạnh đó, nỗ lực đốc thu và chống thất thu cũng như chống nợ đọng thuế suốt năm
2014, cả ở cấp Trung ương cũng như cấp địa phương, đã hỗ trợ tích cực, đảm bảo hoàn
thành xuất sắc nghĩa vụ thu nộp ngân sách nhà nước.
+ Với dự toán thu ngân sách nhà nước tăng khoảng 7,6% so với thực hiện năm
2014 trong bối cảnh giá dầu thô được dự báo có thể xuống tới 40 USD/thùng và dự
13
toán năm 2015 tương tự như năm 2014, thì việc đạt và vượt dự toán thu ngân sách nhà
nước năm 2015 thật không dễ dàng.
+ Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá dầu thô sụt giảm có thể làm ngân
sách nhà nước hụt thu từ 7.500 tỷ đồng đến 11.500 tỷ đồng tùy theo kịch bản giá dầu
thô bình quân tương ứng từ 60 USD/thùng hay 40 USD/thùng.
+ Tuy vậy, triển vọng thu ngân sách nhà nước vẫn được bảo đảm bởi các yếu tố tích
cực không kém phần quan trọng, như: khả năng tăng trưởng kinh tế cao hơn so với
năm 2014 với GDP tăng khoảng 6,2%, lạm phát được kiềm chế ở mức khoảng 5%.
+ Hơn nữa, kinh tế phục hồi với sự hỗ trợ của giảm chi phí năng lượng trong sản
xuất và tiêu dùng là điều kiện tốt để tăng tổng cầu đầu tư và tổng cầu tiêu dùng. Những
cố gắng nỗ lực thu ngân sách nhà nước của ngành Tài chính trong năm 2015 sẽ còn
phải cao hơn so với năm 2014.
+ Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ huy động ngân sách nhà nước năm 2014 là
20,5% GDP với qui mô GDP trên 4,2 triệu tỷ đồng, nhưng thực tế GDP chỉ xấp xỉ 4
triệu tỷ đồng, nên gánh nặng huy động ngân sách nhà nước năm 2014 lên đến 21,5%
GDP tuy đã thấp hơn con số tương ứng 22,9% GDP thực hiện năm 2013 nhưng vẫn
cần đảm bảo trong thực tế không cao hơn so với mức dự toán thu 20,3% GDP năm
2015.
+ Bên cạnh đó, xuất khẩu và nhập khẩu đã trở thành điểm sáng trong bức tranh
kinh tế năm 2014. Tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt kỷ lục xấp xỉ 150 tỷ USD,
tăng 13,6% so với năm 2013, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 48,4 tỷ USD,
tăng 10,4%, mức tăng cao nhất từ năm 2012 đến nay, còn khu vực FDI xuất khẩu được
101,6 tỷ USD, tăng 15,2% (xuất khẩu 94,4 tỷ USD không kể dầu thô, tăng 16,7%).
+ Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2014 tăng 9,1%.
+ Trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2014, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp
nặng và khoáng sản đạt 66,5 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm
44,3% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và nhóm hàng công nghiệp nhẹ đạt 57,9 tỷ
USD, tăng 15,9% và chiếm 38,6%, còn nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước 17,8 tỷ
USD, tăng 11,4% và chiếm 11,9%.
14
+ Tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu là 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm
trước, trong đó khu vực FDI nhập khẩu 84,5 tỷ USD, tăng 13,6% còn khu vực kinh tế
trong nước nhập khẩu 63,5 tỷ USD, tăng 10,2%. Trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu,
nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất là 135 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2013,
chiếm tỷ trọng lớn nhất với 91,2%, trong đó nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ,
phương tiện vận tải, phụ tùng đạt 55,6 tỷ USD, tăng 10,1% và chiếm 37,6%; nhóm
hàng nguyên, nhiên vật liệu đạt 79,4 tỷ USD, tăng 14,3% và chiếm 53,6% còn nhóm
hàng vật phẩm tiêu dùng nhập khẩu 13,1 tỷ USD, tăng 9,3% và chiếm tỷ trọng 8,8%.
+ Chính vì vậy, thu cân đối từ xuất - nhập khẩu vượt 4,4% so với dự toán và vượt
tới 23,8% so với thực hiện năm 2013, đưa tỷ trọng thu từ xuất - nhập khẩu tăng từ
15,8% năm 2013 lên 18,9% tổng thu NSNN năm 2014.
+ Tốc độ tăng thu vượt dự toán trên 4% thể hiện ở cả hai khoản thu từ hoạt động
xuất - nhập khẩu là Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ
môi trường hàng nhập khẩu, cũng như thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (trừ 70.000
tỷ đồng hoàn thuế GTGT theo dự toán).
+ Triển vọng xuất khẩu năm 2015 được dự báo khả quan với tốc độ tăng tổng kim
ngạch trên 10% và nhập khẩu tiếp tục được kiểm soát tốt đi đôi với tăng cường chống
buôn lậu, cơ cấu lại hàng hóa và thị trường xuất - nhập khẩu đồng thời nâng cao hiệu
quả hoạt động xuất khẩu… thì chắc chắn thu ngân sách nhà nước từ xuất - nhập khẩu
năm 2015 sẽ vượt con số dự toán là 175 ngàn tỷ đồng, tăng 8,8% so với thực hiện năm
2014.
+ Khoản thu lớn đáng quan tâm nhất trong năm 2014 chính là thu từ dầu thô, do giá
dự toán từ đầu năm tới 100 USD/thùng, nhưng từ tháng 7/2014 giá dầu thô trên thị
trường thế giới liên tục sụt giảm, thậm chí xuống dưới 60 USD/thùng vào cuối năm.
+ Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng số thu từ dầu thô năm 2014 không những
không giảm, mà vẫn đạt 107 ngàn tỷ đồng, vượt tới 25,6% so với dự toán, tuy thấp hơn
13.000 tỷ đồng so với số thu thực hiện năm 2013, mà một trong những nguyên nhân
chủ yếu là do sản lượng khai thác dầu thô năm 2014 phải đẩy cao hơn so với năm
2013.
15
+ Kim ngạch xuất khẩu dầu thô biến động mạnh chủ yếu do tác động của giá xuất
khẩu, trong khi sản lượng khai thác có xu hướng giảm dần từ đỉnh cao 19,5 triệu tấn
năm 2004 xuống đáy khoảng 8 triệu tấn từ năm 2010, riêng năm 2012 và 2014 nỗ lực
khai thác được trên 9 triệu tấn.
+ Do hạn chế về khả năng khai thác và sự tiến bộ vượt bậc của xuất khẩu hàng hóa
phi dầu mỏ, nên tỷ trọng của dầu thô trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có
xu hướng giảm rõ rệt từ gần ¼ năm 2000 xuống còn hơn 7% giai đoạn 2010-2012,
thậm chí chỉ còn chiếm trên dưới 5% giai đoạn 2013-2014.
+ Theo cơ chế thu ngân sách nhà nước từ dầu thô, qui mô đóng góp của dầu thô
vào ngân sách nhà nước đã tăng liên tục từ 26,5 ngàn tỷ đồng năm 2002 lên đến kỷ lục
89,6 ngàn tỷ đồng năm 2008 rồi lại giảm xuống trong hai năm 2009-2010 trước khi
tăng vọt lên trên 140 ngàn tỷ đồng năm 2012 và duy trì ở mức trên 100 ngàn tỷ đồng
những năm 2013-2014. Ngay hai năm gần đây, so với dự toán, thu ngân sách nhà nước
từ dầu thô cũng vượt tới trên 20%.
+ Trong thu ngân sách nhà nước hiện nay, khoản thu từ dầu thô được thể hiện từ hai
khoản thuế thu từ khu vực có vốn FDI là thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế
Tài nguyên.
+ Số liệu thu ngân sách nhà nước năm 2014 cho thấy, nếu khu vực FDI đóng góp
27,5% trong tổng số 846.400 tỷ đồng thu ngân sách nhà nước (tương đương 20,05%
GDP), thì riêng thu từ dầu thô chiếm 46% tổng thu từ khu vực này.
+ Trong 107.000 tỷ đồng thu từ dầu thô, thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm 72,2%
còn thuế tài nguyên chiếm 27,8%, theo đó, thuế thu nhập doanh nghiệp từ dầu thô
chiếm 35% tổng số thu thuế thu nhập doanh nghiệp và 55,9% tổng số thu thuế thu
nhập doanh nghiệp từ khu vực FDI. Các con số tương ứng đối với thuế tài nguyên lần
lượt là 74,6% và 98,5%.
+ Hơn nữa, thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế quan trọng nhất với tỷ trọng
khoảng 26% tổng thu ngân sách nhà nước còn thuế tài nguyên dự báo năm 2015 cũng
đóng góp gần 5% tổng thu ngân sách nhà nước.
16
+ Tuy vai trò của khai thác và xuất khẩu dầu thô đối với nền kinh tế giảm xuống,
kéo theo tỷ trọng thu ngân sách nhà nước từ dầu thô cũng có xu hướng giảm rõ rệt với
tốc độ giảm có chậm hơn, song khai thác và xuất khẩu dầu thô nói chung, thu ngân
sách nhà nước từ dầu thô nói riêng, vẫn đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí là cứu
cánh trong một số giai đoạn phát triển của đất nước. Chẳng hạn, suốt giai đoạn 20022008, dầu thô liên tục đóng góp từ 20% đến 30% tổng thu ngân sách nhà nước.
b. Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2015
Kinh tế Việt Nam năm 2015 được dự báo sẽ tiếp tục đà phục hồi với mức tăng
trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục được dịch chuyển theo hướng tích cực. Thị trường
trong nước dự kiến vẫn sẽ được các doanh nghiệp chú trọng và là giải pháp hữu hiệu
hỗ trợ xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 2015 cũng là năm Việt Nam
thực hiện cam kết AFTA, sẽ cơ bản xóa bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ
ASEAN (một số dòng thuế linh hoạt vào năm 2018), mở cửa hoàn toàn thị trường bán
lẻ theo cam kết WTO, chuẩn bị ký kết Hiệp định Thương mại tự do với nhiều đối tác
như EU, Hàn Quốc,... Cùng với đó, xu hướng mua bán và sáp nhập (M&A) đang ngày
càng diễn ra sôi động, dự báo sẽ có tác động lớn tới hoạt động xuất, nhập khẩu hàng
hóa của Việt Nam cũng như đối với thị trường bán lẻ.
* Những ảnh hưởng, tác động đến thu ngân sách nhà nước khi nước ta hội
nhập kinh tế thế giới:
- Tổ chức thương mại thế giới WTO:
•
Số dòng thuế có cam kết : Toàn bộ biểu thuế(10600 dòng)
+ Mức giảm thuế bình quân toàn biểu thuế : Khoảng 23%
+ Số dòng thuế cam kết giảm: 3800 dòng thuế (35,5%.)
+ Nhóm mặt hàng cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất : Dệt may, cá và sản phẩm
cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện tử, thịt ( lợn, bò), phụ phẩm.
+ Số dòng thuế giữ ở mức hiện hành (cam kết không tăng): khoảng 3700 dòng
(chiếm 34,5%).
17
+ Số dòng thuế ràng buộc theo mức thuế trần (cao hơn mức hiện hành): 3170
dòng (chiếm 30%).
•
Mức giảm thuế nhập khẩu đối với nông sản theo cam kết WTO: Khoảng 10%
•
Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 4 nhóm hàng: Trứng, đường, thuốc lá,
muối.
•
Mức thuế trong hạn ngạch thuế quan thay đổi so với mức thuế MFN hiện hành:
Trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá 30%, muối ăn 30%
Như vậy, thuận lợi khi gia nhập WTO:
+ Giúp cho các mặt hàng của Việt Nam có cơ hội vươn ra thị trường quốc tế.
+ Thu hút đầu tư từ đó tạo công ăn việc làm, giảm thiểu thất nghiệp.
+ Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Tuy nhiên, việc gia nhập WTO không chỉ có những ảnh hưởng đến việc thu ngân sách
nhà nước mà còn tác động đến nền kinh tế nước ta nói chung.
+ Việt Nam phải cắt giảm thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các dòng thuế cho hàng
hóa đến từ các nước thành viên WTO khác từ đó làm giảm nguồn thu ngân sách nhà
nước.
+ Hàng nhập khẩu trên thị trường và các ngành sản xuất trong nước chịu sức ép cạnh
tranh lớn.
-
Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)
Bảng : Mức thuế bình quân gia quyền liên quan đến một số mặt hàng nhập khẩu
WTO
AFTA
ACFTA
AKFTA
18
MFN
2006
1.Nông nghiệp
23,5
2.Thủy sản
29,3
3.Dầu khí
3,6
4.Gỗ, giấy
15,6
5.Da và cao su
18,6
6.kim loại
8,1
7.Hóa học
7,1
8. thiết bị vận tải
35,3
9.Máy móc
7,1
10.Thiết bị điện tử 12,4
11. Khoáng sản
14,4
Chỉ tiêu
MFN
2014
21
18
3,6
10,5
14,6
8,1
6,9
35,3
7,1
9,5
14,1
2007
2018
2007
2020
2007
2021
4,4
4,7
5,6
2,1
5,2
1,5
1,8
29,2
1,2
2,5
1,7
0,8
0,0
5,6
0,0
3,1
0,0
0,3
3,8
0,0
0,0
0,0
17,3
9,9
15,2
12,9
12,5
7,9
5,8
41,9
6,6
11,1
13,1
1,2
0,0
11,7
0,3
1,0
0,9
0,0
19,6
1,4
0,8
4,7
23,1
29,3
8,4
15,7
17,6
8,3
7,1
43
7,4
13,2
14,1
3,3
0,0
1,4
1,1
3,6
1,2
0,8
36,1
2,0
2,3
2,1
(MFN: mức thuế suất của WTO, ACFTA: tổ chức thương mại tự do ASEANTrung Quốc; AKFTA: tổ chức thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc)
Như vậy, thuận lợi khi tham gia AFTA:
+ Tăng cường quan hệ thương mại.
+ Mở rộng thị trường ưu đãi.
+ Thu hút đầu tư nước ngoài.
+ Mở rộng thị trường kinh tế.
Bên cạnh đó cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu ngân sách nhà
nước của nước ta:
+ Hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam chiếm khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu
(NK). Các mặt hàng này đã có thuế suất dưới 5% trước khi thực hiện CEPT. Vì
vậy, AFTA không có tác động trực tiếp tới việc nhập khẩu những mặt hàng này.
+ Một số hàng nhập khẩu như xăng dầu, xe máy... chưa được đưa vào danh sách
giảm thuế ngay nên sẽ nằm ngoài phạm vi tác động của AFTA.
* Đánh giá chung về nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập kinh tế thế giới:
- Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế quan đối với 5.505 sản phẩm, trong đó có 80%
sản phẩm cắt giảm ở mức thuế 0-5% và 20% sản phẩm ở mức thuế trên 5% .Từ đó làm
giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.
- Việt Nam đã có những đổi mới tích cực về chính sách thuế , đặc biệt là thuế xuất
nhập khẩu sao cho phù hợp nhất với tình hình... sản xuất hàng xuất khẩu được miễn
thuế doanh thu, nếu doanh nghiệp dùng lợi nhuận đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu
thì được giảm thuế lợi tức.
- Ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước, tạo áp lực cạnh tranh.
19
* Tình hình thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2015:
-
Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 683000 tỷ đồng bằng 75% dự toán tăng 7%.
Trong đó:
+ Thu nội địa ước đạt 42,8 nghìn tỷ đồng bằng 79% dự toán tăng 17% so với
cùng kì năm ngoái.
+ Dầu thô luỹ kế thu 9 tháng đạt 51,78 nghìn tỷ bằng 55,7% dự toán giảm
34,8% do với cùng kì 2014.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó
khăn, thách thức: sản xuất kinh doanh chậm phục hồi, các doanh nghiệp còn nhiều khó
khăn; việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do đa phương, ngoài những lợi
ích có thể đem lại thì các ngành sản xuất trong nước cũng được dự báo là chịu tác
động tiêu cực nếu không có giải pháp phù hợp và kịp thời; tình hình thời tiết diễn biến
bất thường, thiên tai, nguy cơ dịch bệnh bùng phát, gây khó khăn cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp có thể xảy ra, cùng với những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế vẫn
chưa được khắc phục sẽ là những yếu tố tác động tới việc thực thi các chính sách kinh
tế vĩ mô và cân đối thu, chi NSNN năm 2015.
-
Năm 2015 là năm cuối cùng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN 5
năm 2011-2015 và là năm thứ 5 thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và
Chiến lược tài chính 10 năm 2011-2020, là năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch 5 năm; theo đó, mục tiêu đặt ra của dự
toán NSNN năm 2015 là: Huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực tài chính quốc gia, từng bước cơ cấu lại NSNN, đảm bảo an ninh tài chính,
góp phần tích cực giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo nền
kinh tế phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý, giải quyết tốt các vấn đề xã hội,
quốc phòng - an ninh trong tình hình mới.
Dự toán thu cân đối NSNN năm 2015 là 911.100 tỷ đồng, tăng 8,8% so với ước
thực hiện năm 2014; chiếm 20,3%GDP, tỷ lệ động viên từ thuế, phí đạt
18,9%GDP, trong đó:
20
(1) Dự toán thu nội địa: 638.600 tỷ đồng, tăng 13,4% so với ước thực hiện năm
2014; loại trừ thu tiền sử dụng đất (dự kiến 39.000 tỷ đồng) thì thu nội địa là 599.600
tỷ đồng, sau khi loại trừ các yếu tố tăng, giảm do chính sách thì tăng 14% so với ước
thực hiện năm 2014.
(2) Dự toán thu dầu thô: 93.000 tỷ đồng, trên cơ sở sản lượng dự kiến đạt 14,74
triệu tấn, thấp hơn 0,48 triệu tấn so với năm 2014; giá bình quân dự kiến đạt khoảng
100 USD/thùng.
(3) Dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: 175.000 tỷ đồng, trên cơ sở
tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 260.000 tỷ đồng, tăng 8,8% so với ước thực
hiện năm 2014; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ là 85.000 tỷ đồng.
(4) Thu viện trợ: 4.500 tỷ đồng, bằng dự toán năm 2014.
- Dự báo thu ngân sách nhà nước từ dầu thô năm 2015 khó có thể đạt dự toán thu
93.000 tỷ đồng do việc tăng sản lượng khai thác không dễ dàng, thậm chí còn cần
giảm sản lượng khai thác do diễn biến giá cả không thuận lợi.
- Tuy nhiên, tổng thu ngân sách nhà nước vẫn có thể đạt dự toán do có thêm các
khoản thu khác bù đắp cho hụt thu từ khai thác và xuất khẩu dầu thô.
- Theo ước lượng của chúng tôi, hụt thu ngân sách nhà nước do giá xuất khẩu dầu
thô giảm sẽ dao động trong khoảng 13.950 tỷ - 32.550 tỷ đồng trong khi qui mô thiệt
hại của nền kinh tế do giá dầu thô giảm lại lên đến 2,8 tỷ - 4,2 tỷ USD do không những
không giảm mà còn tăng sản lượng khai thác.
- Trước hết, cần khẳng định là giá dầu thô giảm, theo đó giá xăng dầu giảm có tác
động tích cực tới sự phục hồi kinh tế của Việt Nam, hỗ trợ tích cực cho thực hiện mục
tiêu kiềm chế lạm phát cả năm 2015 dưới 5%, nhờ đó, thu ngân sách nhà nước từ hoạt
động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu phi dầu thô có thể tăng bù đắp cho khoản hụt
thu từ khai thác và xuất khẩu dầu thô cũng như từ nhập khẩu xăng dầu thành phẩm.
- Tuy nhiên vấn đề bất cập trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước lại được đặt ra thể
hiện nguy cơ thiếu bền vững do cơ cấu thu ngân sách nhà nước chưa hợp lý khi nguồn
thu ngân sách nhà nước vẫn dựa rất lớn vào thu từ khai thác tài nguyên và hoạt động
xuất - nhập khẩu, những lĩnh vực phụ thuộc rất nhiều vào biến động trên thị trường
21
quốc tế, đồng thời làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên lẫn tài nguyên sức lao động và
nguồn lực tài chính.
- Tính bền vững thu ngân sách nhà nước chỉ tăng lên khi cơ cấu thu ngân sách nhà
nước chuyển dịch dựa chủ yếu vào thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước.
+ Thu từ dầu thô gồm thuế tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ
lệ 10,2% trong dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2015 với 93.000 tỷ đồng, tuy đã
giảm so với tỷ lệ 12,6% tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện năm 2014, song con số
hụt thu có thể xảy ra nhất định ảnh hưởng mạnh tới khả năng thực hiện dự toán thu
ngân sách nhà nước năm 2015, thậm chí gây ra thay đổi nhất định trong cơ cấu thu
ngân sách nhà nước một cách bị động.
- Trên đây chưa kể các khoản thu thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng nhập khẩu,
thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường
(BVMT) hàng nhập khẩu vốn chịu tác động mạnh của giá xăng dầu nhập khẩu cũng
chiếm tới 19,2% tổng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2015.
- Biến động trực tiếp trong qui mô và cơ cấu thu ngân sách nhà nước năm 2015 do
ảnh hưởng của khả năng giá dầu thô và xăng dầu giảm sâu sẽ gây hậu quả xấu hơn
trong bối cảnh các nhiệm vụ chi theo dự toán đều không thể trì hoãn với nhu cầu chi
vẫn tăng lên, cả chi đầu tư phát triển lẫn chi thường xuyên và chi trả nợ. Rõ ràng,
muốn đảm bảo các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước theo dự toán năm 2015 đồng thời
không làm tăng qui mô thâm hụt ngân sách nhà nước đã được Quốc hội phê duyệt, thì
gánh nặng khai thác nguồn thu đủ bù đắp khoản hụt thu do giảm giá dầu thô và xăng
dầu được đặt lên vai Chính phủ và Bộ Tài chính. Trong khi vẫn chưa có chiến lược và
kế hoạch bài bản cơ cấu lại nguồn thu ngân sách nhà nước thì sự chuyển dịch cơ cấu
thu ngân sách nhà nước bị động năm 2015 buộc các cơ quan chức năng phải tìm kiếm
các giải pháp đối phó.
2.2. Đánh giá nguồn thu ngân sách nhà nước.
- Nguồn thu ngân sách nhà nước không bền vững;
- Quy mô ngân sách cao, tốc độ tăng thu nhanh :
22
+ Tỷ lệ động viên ngân sách của Việt Nam (2006-2013) 26-28% trong GDP (tỷ lệ
động viên cao nhất so với các quốc gia : malaysia 22-23% GDP, thái lan 21-22% GDP,
indonesia và philipines: 17-18% GDP)
+Tốc độ thu ngân sách trung bình 15-17% (2006-2013)
- Cơ cấu thu ngân sách thiếu bền vững:
+ Tỷ lệ thu từ các nguồn tài nguyên không thể tái tạo : đất đai, dầu thô (2006-2013)
chiếm 20% tổng thu cân đối ngân sách nhà nước.
- Cấu trúc thu chưa phù hợp.
+ Thu từ thuế XNK chiếm 15-20% tổng thu ngân sách (2006-2013).
2.3. Giải pháp thực hiện dự toán NSNN năm 2015
- Trước hết, Bộ Tài chính cần lập các phương án qui mô hụt thu khác nhau tương
ứng với từng giả định về giá dầu thô và giá xăng dầu năm 2015, cả giá bình quân cũng
như giá cho từng giai đoạn theo tháng và theo quí.
- Thứ hai, Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan có liên quan phân tích, đánh giá
toàn diện tác động của từng phương án giá dầu thô (và cả giá xăng dầu thành phẩm)
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước tới hoạt động xuất - nhập khẩu, tiêu
dùng trong nước để xây dựng các phương án thu ngân sách nhà nước cụ thể dựa trên
dự báo tổng nguồn thu và chuyển dịch cơ cấu nguồn thu.
- Thứ ba, trên cơ sở dự báo qui mô và tiến độ hụt thu càng chính xác càng tốt, Bộ
Tài chính cần chủ động đề xuất phương án bù đắp thiếu hụt nguồn thu tạm thời và
không tạm thời từ khai thác các nguồn thu khác, kể cả tăng cường chống thất thu ngân
sách nhà nước đồng thời điều chỉnh tiến độ chi ngân sách nhà nước cho phù hợp.
- Thứ tư, Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan chức năng tính toán khả năng
không những không đẩy mạnh khai thác và xuất khẩu dầu thô.
- Đồng thời, cân nhắc tăng nhập khẩu xăng dầu không phải là nhằm lấy tăng lượng
bù cho giảm giá đảm bảo thu đủ ngân sách nhà nước, mà ngược lại phải lấy lợi ích
quốc gia làm trọng thông qua giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô, nhất là
23
tại những địa điểm đã có chi phí khai thác cao hơn so với giá xuất khẩu để tránh bán rẻ
nguồn tài nguyên quí giá không thể tái tạo của đất nước.
- Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công thương cần trình
Chính phủ các phương án tranh thủ lúc giá dầu thấp để tích trữ xăng dầu thành phẩm,
cả từ nguồn nhập khẩu và lọc hóa dầu trong nước phục vụ lợi ích trung hạn của quốc
gia. Dĩ nhiên, các phương án này phải dựa trên những phân tích và dự báo thị trường
chuẩn xác, có độ tin cậy cao, đồng thời không vì giá dầu giảm mà buông lỏng quản lý,
sử dụng xăng dầu tiết kiệm và hiệu quả.
- Tóm lại, biến động giá dầu là yếu tố khách quan từ thị trường thế giới trong khi
Việt Nam chịu tác động cả với vai trò nhà xuất khẩu dầu thô lẫn nhà nhập khẩu và sản
xuất xăng dầu thành phẩm. Tác động tổng hợp của biến động giá dầu thế giới tới kinh
tế nước ta nói chung, tới thu ngân sách nhà nước nói riêng, cần được tính toán nghiêm
túc, cụ thể, dựa trên cơ sở khoa học thật sự, tránh cảm tính, kể cả cảm tính tích cực,
bốc đồng cũng như tiêu cực, hoảng hốt thái quá. Thêm một lần nữa chúng ta có cơ hội
và căn cứ thúc đẩy cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước đảm bảo tính bền vững hơn.
Dường như đó mới chính là khía cạnh quan trọng nhất trong thu ngân sách nhà nước
năm 2015 và các năm tiếp theo.
Phần 3: Phân cấp quản lý các nguồn thu ngân sách
nhà nước.
3.1. Khái niệm và các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
- Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp
chính quyền Nhà nước về vấn đề liên quan đến việc quản lý và điều hành ngân sách
nhà nước. Để chế độ phân cấp quản lý mang lại kết quả tốt cần phải tuân thủ các
nguyên tắc sau đây:
- Một là: phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế, xã hội của đất nước. Phân cấp quản
lý kinh tế, xã hội là tiền đề, là điều kiện để thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước. Quán triệt nguyên tắc này tạo cơ sở cho việc giải quyết mối quan hệ vật chất
giữa các cấp chính quyền qua việc xác định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp.
24
Thực chất của nguyên tắc này là giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ và quyền lợi,
quyền lợi phải tương xứng với nhiệm vụ được giao. Mặt khác, nguyên tắc này còn
đảm bảo tính độc lập tương đối trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở nước ta.
- Hai là: ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn lực cơ bản
để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước. Cơ sở của nguyên
tắc này xuất phát từ vị trí quan trọng của Nhà nước trung ương trong quản lý kinh tế,
xã hội của cả nước mà Hiến pháp đã quy định và từ tính chất xã hội hoá của nguồn tài
chính quốc gia.
- Nguyên tắc này được thể hiện:
+ Mọi chính sách, chế độ quản lý ngân sách nhà nước được ban hành thống nhất và
dựa chủ yếu trên cơ sở quản lý ngân sách trung ương.
+ Ngân sách trung ương chi phối và quản lý các khoản thu, chi lớn trong nền kinh
tế và trong xã hội. Điều đó có nghĩa là: các khoản thu chủ yếu có tỷ trọng lớn phải
được tập trung vào ngân sách trung ương, các khoản chi có tác động đến quá trình phát
triển kinh tế, xã hội của cả nước phải do ngân sách trung ương đảm nhiệm. Ngân sách
trung ương chi phối hoạt động của ngân sách địa phương, đảm bảo tính công bằng
giữa các địa phương.
- Ba là: phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp và ổn định tỷ lệ phần trăm (%)
phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
được cố định từ 3 đến 5 năm. Hàng năm, chỉ xem xét điều chỉnh số bổ sung một phần
khi có trượt giá và một phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chế độ phân cấp xác định
rõ khoản nào ngân sách địa phương được thu do ngân sách địa phương thu, khoản nào
ngân sách địa phương phải chi do ngân sách địa phương chi. Không để tồn tại tình
trạng nhập nhằng dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lai hoặc lạm thu giữa ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương. Có như vậy mới tạo điều kiện nâng cao tính chủ động
cho các địa phương trong bố trí kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời là điều
kiện để xác định rõ trách nhiệm của địa phương và trung ương trong quản lý ngân sách
nhà nước, tránh co kéo trong xây dựng kế hoạch như trước đây.
25