Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đánh giá bất bình đẳng ở việt nam 2001 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.96 KB, 15 trang )

Đánh giá bất bình đẳng ở việt nam 2001-2010
A: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG
I. Khái niệm
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về bất bình đẳng
- Bất bình đẳng là hiện tượng không thể nào tránh khỏi vì trong xã hội con
người luôn luôn khác nhau về nhu cầu và tài năng.
- Quan niệm nữa cho rằng bất bình đẳng là hiện tượng không tránh khỏi
nhưng nó do các nguyên nhân như xã hội có nhiệm vụ này cần thiết hơn
nhiệm vụ khác. Do đó cần những người giỏi nhất để thực hiện nhiệm vụ khó
nhất. Trong điều kiện như vậy, nếu thủ tiêu bất bình đẳng thì sẽ nguy hiểm
cho xã hội.
- Khác với quan niệm trên, một số người cho rằng bất bình đẳng chủ yếu là
do cấu trúc của hệ thống xã hội gây nên. Chính sự khác biệt trong vị trí của
các cá nhân trong cơ cấu xã hội gây ra bất bình đẳng về kinh tế.
Tóm lại ta có thể hiểu Bất bình đẳng là sự không bình đẳng (không
ngang nhau) về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau
trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội.
II. Nguyên nhân bất bình đẳng.
Nguyên nhân bất bình đẳng cũng rất đa dạng như liên quan đến các
vấn đề: tôn giáo, chủng tộc, giới tính… sự bất bình đẳng này cũng khác nhau
ở những nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên chúng ta có thể qui nó làm 3 lọai
căn bản:
- Những cơ hội trong cuộc sống.
-

Địa vị xã hội.

-

Ảnh hưởng chính trị.


III. Kết luận :
Bất bình đẳng là một hiện tượng tiêu cực tồn tại trong tất cả các xã hội.
Thách thức đối với việc hoạch định chính sách ở đây là làm thế nào để tối
thiểu hoá hiện tượng này trong khi phải tối đa hoá sự phát triển của quốc gia.
Kinh nghiệm phát triển của một số nước ở khu vực trong những thập niên


gần đây khẳng định rằng, có thể hạn chế sự gia tăng bất bình đẳng trong quá
trình tăng trưởng kinh tế nhanh.
Bài viết dưới đây đi sâu vào nghiên đến một số khía cạnh của bất bình đẳng
và đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng này ở Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới.
.Bất bình đẳng giới :
Giới là 1 thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kì
vọng liên quan đến nam và nữ. nó được coi là phạm trù xã hội có vai trò
quyết định chủ yếu đến cơ hội cuộc sống của con người, xác định vai trò của
họ trong xã hội và trong nền kinh tế
Muốn biết bất bình đẳng giới là gì trước hết chúng ta cần hiểu bình đẳng giới
là gì?
Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc
điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới, nam giới và phụ nữ
cùng có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các
mong muốn của mình, có cơ hội để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ
các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển, được hưởng tự do và
chất lượng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng, được hưởng thành
quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội
Từ đó bạn có thể định nghĩa được ntn là bất bình đẳng?
Trong báo cáo phát triển con người của chương trình phát triển Liên
Hợp Quốc đã đưa ra 2 chỉ số:
-Chỉ số phát triển giới, chỉ số này phản ánh những thành tựu trong các

khía cạnh tương tự như HDI nhưng lại điều chỉnh các kết quả đó theo sự bất
bình đẳng về giới
Trong những năm qua, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng về bình đẳng giới. Vị trí xếp hạng của chỉ số phát triển giới (GDI) tăng
trong vòng 15 năm qua, từ mức trung bình thấp năm 1995 (đạt giá trị 0,537,
đứng vị trí thứ 72/130 nước) lên mức trung bình cao năm 2009 (đạt giá trị
0,723, đứng vị trí 94/155 nước được xếp hạng)[1]; hiện nay chỉ số quyền năng
giới (GEM) của Việt Nam đạt 0,554, đứng ở vị trí thứ 62/109 nước, thuộc
nhóm nước có sự phát triển trung bình về giới. Việt Nam được đánh giá là
quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua. Tuy
nhiên, khoảng cách giới vẫn còn tồn tại khá lớn trong một số lĩnh vực quan
trọng như: chính trị, kinh tế, lao động và việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế,
văn hóa, gia đình. Phụ nữ vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi hơn so với
nam giới. Định kiến giới, tư tưởng “trọng nam coi thường nữ” vẫn còn tồn
tại, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào


dân tộc thiểu số. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên
tình trạng bất bình đẳng giới nói chung và đặc biệt là mất cân bằng giới tính
khi sinh ở Việt Nam. Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ vẫn diễn ra khá phổ
biến.v.v.
. Bất binh đẳng phân phối thu nhập
Trong một nền kinh tế thị trường thuần tuý, thu nhập được quyết định bởi
những nguồn tài nguyên thanh toán mà các cá nhân và hộ gia đình nhận
được trên thị trường các nguồn tài nguyên. Mức lương, lãi suất, tiền thuê và
lợi nhuận nhận được được quyết định bởi giá các nguồn tài nguyên trên thị
trường các nguồn tài nguyên và số lượng các nguồn tài nguyên được sở hữu
bởi các cá nhân và hộ gia đình. Những hộ gia đình này cùng với những loại
hàng hoá có giá trị cao nhất nhận được thu nhập cao nhất. Số lượng đất đai,
vốn và nhân lực (ở mức độ nào đó), một phần được quyết định bởi thu nhập

nhận được do các thế hệ trong quá khứ của gia đình. Hệ thống quyết định
thu nhập này có thể dẫn tới một sự phân phối thu nhập hoàn toàn bất bình
đẳng.
1. Khái niệm.
- Cùng với sản xuất và tiêu dùng, phân phối là một trong những phạm trù
kinh tế chung
nhất của xã hội loài người. Với tư cách như vậy, phân phối theo nghĩa chung
nhất có thể được hiểu là hoạt động chia các yếu tố sản xuất, các nguồn lực
đầu vào trong một quá trình sản xuất và chia các kết quả sản xuất, các sản
phẩm đầu ra trong quá trình tái sản xuất xã hội. Trong đó, phân phối các yếu
tố đầu vào và sản phẩm đầu ra có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn
nhau.Phân phối thu nhập là một bộ phận của phân phối, gắn liền với sự phân
phối sản phẩm đầu ra được biểu hiện dưới các hình thái thu nhập
- Trong thế giới ngày nay, người ta nói nhiều đến bất bình đẳng: bất bình
đẳng về cơ hội, về chính trị và về kinh tế và Bất bình đẳng về thu nhập trở
thành một vấn đề của phát triển. Bất bình đẳng về thu nhập là để chỉ sự
chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân hay nhóm người trong xã hội.
2. Nguyên nhân bất binh đẳng về phân phối thu nhập.
Trong thị trường, sự bất bình đẳng về thu nhập cá nhân có nguồn gốc thu
nhập từ lao động, thu nhập từ tài sản, thu nhập từ kinh doanh. Ngoài ra, còn
do từ phía chính phủ trong việc thiết lập cơ chế để chuyển giao một phần thu
nhập từ nhóm người giàu sang nhóm người nghèo.


3. Đánh giá bất bình đẳng phân phối thu nhập
Có nhiều cách để đo lường bất bình đẳng phân phối thu nhập như:
* Sử dụng chỉ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người giàu nhất và
nhóm người nghèo nhất
*Sử dụng đường cong Lorenz
Quy mô phân phối thu nhập là một vấn đề kinh tế thường được hiển thị bởi

đường congLorenz. Để xây dựng một đường cong Lorenz, các cá nhân
(hoặc hộ gia đình) được phân bậc từ cao nhất tới thấp nhất theo thu nhập.
Đường cong Lorenz minh hoạ cho phần tổng thu nhập của x% dân số những
người nghèo nhất (trong đó x từ 0 tới 100). Biểu đồ dưới minh hoạ một
đường cong Lorenz có khả năng xảy ra.


- Sử dụng hệ số Gini.
- …
B.Thực trạng về bất bình đẳng ở Việt Nam:

I/Bất bình đẳng giới :
Bình đẳng giới là một vấn đề rất quan trọng được cả xã hội quan tâm.
Quyền bình đẳng giữa nam và nữ lại được xem là nội dung quan trọng trong
thực hiện bình đẳng giới, là cốt lõi nhất của vấn đề này. Bình đẳng giới “Là
một cách tiếp cận giải quyết các vấn đề đang đối diện với cả nam và nữ theo
cách chia sẻ các lợi ích của phát triển một cách bình đẳng, bảo đảm chống


lại gánh nặng thiên lệch của những tác động tiêu cực” Trong đó, nam giới và
nữ giới được bình đẳng với nhau về:
- Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng.
- Các cơ hội tham gia đóng góp và hưởng lợi từ các nguồn lực xã hội
và quá trình phát triển.
- Quyền tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng.
- Được hưởng thành quả bình đẳng trong mội lĩnh vực của xã hội.
Mặc dù Việt Nam đã tiến những bước dài trong việc hướng tới đạt
được bình đẳng giới, tình trạng chênh lệch giới vẫn còn tồn tại. Nếu đánh giá
dựa vào các chỉ số về giới thì xếp hạng của Việt Nam chỉ bằng các nước thu
nhập thấp trong khu vực, nếu đánh giá theo chỉ số chênh lệch giới toàn cầu

của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2009 Việt Nam đứng thứ 71 trong tổng số
134 nước, nếu đánh giá dựa vào Chỉ số phát triển giới năm 2007 Việt nam
đứng thứ 94 trong tổng số 155 nước, nếu xếp hạng dựa vào Đánh giá Trao
quyền về giới năm 2007 đứng thứ 62 trong số 109 nước.
Phụ lục: GDI và GEM năm 2007 tại một số nước Châu Á
Xếp
hạng
Xếp hạng HDI
GDI
2007
Phát triển Con người Rất Cao
10 Nhật Bản
14
23 Singapore
..
24 Hồng Kông, Trung Quốc22
(SAR)
26 Hàn Quốc
25
Phát triển Con người Cao
66 Malaysia
58
Phát triển Con người Trung bình
87 Thái Lan
72
92 Trung Quốc
75
105Philipin
86
111Indonexia

93
116Việt Nam
94
133Cộng hòa Dân chủ Nhân112
dân

Số liệu về traoSố liệu về trao
Giá trị GDIquyền giới
quyền giới
2007
Xếp
hạngXếp hạng (GEM)
(GEM) 2007 2006
0.945
..
0.934

57
16
..

0.567
0.786
..

0.926

61

0.554


0.823

68

0.542

0.782
0.77
0.748
0.726
0.723
0.614

76
72
59
96
62
..

0.514
0.533
0.56
0.408
0.554
..


Lào

137Cam-pu-chia

116

0.588

91

0.427

Nguồn: Báo cáo Phát triển Con người năm 2009
Thông thường, tỉ lệ là cứ 100 nữ thì có 104-106 nam. Năm 2008, tỉ lệ giới
khi sinh của Việt Nam là 100/112, tăng lên từ 100/110 năm 2006, nếu vẫn
tiếp tục chênh lệch giới vẫn tiếp diễn thì dự báo từ 2025, dân số Việt Nam sẽ
thừa nam.
Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ em gái đến trường đã tăng đáng kể. Ở cấp tiểu
học và trung học, tỷ lệ nam nữ gần bằng nhau và ở cấp trung học phổ thông
thì nữ nhiều hơn nam. Tỷ lệ nữ biết đọc biết viết gần bằng nam, nữ khoảng
91,3% trong khi đó nam khoảng 95,8%. Tuy nhiên, ở những người nghèo và
ở một số vùng đặc thù của Việt Nam, tình trạng chênh lệch giới vẫn còn tồn
tại, trong đó các em gái ở 20% các hộ gia đình nghèo nhất Việt Nam và các
cộng đồng dân tộc miền núi phía bắc ít có cơ hội đến trường hơn.
Theo các nghiên cứu quy mô nhỏ: các bậc cha mẹ ít đầu tư vào chăm
sóc sức khỏe cho con gái hơn. Một nghiên cứu thực hiện năm 2008 cho thấy
ở 3 bệnh viện tuyến trung ương, từ năm 2006-2007, có tới 61% bé trai dưới
5 tuổi đã nhập viện trong khi đó tỷ lệ bé gái là 39% ( theo Báo cáo bình đẳng
giới ở Việt Nam).

1/Bình đẳng giới trong giáo dục
Sự bình đẳng trong giáo dục ở Việt Nam đã có sự cải thiện rõ rệt trong

vòng 30 năm, phụ nữ và trẻ em gái được tạo điều kiện bình đẳng với nam
giới trong nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Tỷ lệ phụ nữ so với
nam giới trong số người biết chữ đã tăng lên đáng kể. Chênh lệch về tỷ lệ
học sinh nam - nữ trong tất cả các cấp bậc học được thu hẹp. Về cơ bản, Việt
Nam có thể đạt được mục tiêu xóa bỏ cách biệt giới ở các cấp học trước năm
2015. Tuy nhiên, thực chất bình đẳng giới trong Giáo dục và Đào tạo còn
nhiều vấn đề, vẫn còn tình trạng bất bình đẳng, trẻ em gái ít cơ hội được đến
trường so với nam giới, theo kết quả điều tra chọn mẫu của Ngân hành Thế
giới, năm 1997 – 1998, tỉ lệ dân số nữ từ 15 tuổi trở lên chưa đến trường là
13,4%, nhiều hơn hai lần tỉ lệ nam: 5,2%. Số năm đi học trung bình của dân
số nam từ 6 tuổi trở lên là 6,7 năm, nhiều hơn số năm đi học của nữ: 5,6%.
Tuy nhiên nhìn vào bảng ta cũng có thể nhận thấy, từ năm 2001 đến 2009,


số nữ đi học cấp III đã tăng lên đáng kể. Đây là một dấu hiệu tích cực để
đánh giá sự bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục.( Ngân hàng Thế giới,
Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000).

Bảng số liệu: Số lượng học sinh phổ thông tại thời điểm ngày 31 tháng 12
giai đoạn 200 – 2009 phân theo giới
Năm

01-02
Nam Nữ

Tiểu
488
học
7
THCS 330

0
THPT 1366

02-03
Nam Nữ

03-04
Nam Nữ

04-05
Nam Nữ

05-06
Nam Nữ

442 4617 4199 4359 3987 405 3692 378
8
3
1
2959 336 306 3436 3134 3423 3194 3277
8
3
108 128 1169 1331 125 1421 1394 150
9
6
8
7

Số
học

sinh
17875,6
(đơn
vị:
nghìn)

17699,6

17505,4

17122,6

2/Bình đẳng trong vai trò về kinh tế:

07-08
Nam Nữ

3523 3622 340 3576 328
8
4
3094 3415 2965 2973 283
0
146 156 1512 1465 1557
8
0

16650,6

(Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn)


06-07
Nam Nữ

16256,6

15685,2

08Nam

350
1
280
8
138
5

151


Theo đánh giá của WB Việt Nam là 1 trong những nước dẫn đầu thế
giới về tỉ lệ phụ nữ tham gia những hoạt động kinh tế, là quốc gia đạt được
sự thay đổi nhanh chóng nhất về xóa bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua
ở khu vực Đông Á.
+ Theo các số liệu về lực lượng lao động năm 2007, 65% phụ nữ từ 15
tuổi trở lên tham gia vào lực lượng lao động, trong khi đó tỷ lệ nam là 74%.
Phụ nữ chiếm 46,6% lực lượng lao động. Phụ nữ thường có xu hướng làm
nghề nông hoặc dịch vụ hơn trong khi nam giới chủ yếu làm trong các
ngành công nghiệp. Nam giới thường có xu hướng làm các công việc có
thu nhập hơn là phụ nữ (23,6 % nam giới so với 21,4 % phụ nữ).
+ Phụ nữ tập trung làm các nghề nghiệp không ổn định (hoặc làm cho

tư nhân): 78% phụ nữ hoặc tự sản xuất kinh doanh hoặc làm công việc nội
trợ không có thu nhập. Tuy nhiên, phụ nữ có xu hướng trở thành người làm
công việc nội trợ không có thu nhập hơn là nam giới, tỷ lệ phụ nữ làm công
việc nội trợ không có thu nhập là 53% và nam giới là 32%. Trong khi đó,
nam giới có xu hướng tự sản xuất kinh doanh hơn phụ nữ (tỷ lệ nam giới là
43% và phụ nữ là 25%). Tự sản xuất kinh doanh hoặc làm nội trợ không có
thu nhập đều là những công việc không ổn định bởi đặc thù của công việc
này là người làm công không được bảo vệ hoặc không được hưởng lợi ích
gì. Hơn nữa, do người làm công việc nội trợ không có thu nhập không kiếm
được tiền từ công việc họ làm nên hơn 50% phụ nữ Việt Nam hiện đang làm
việc mà không có thu nhập trực tiếp.
+ Ước tính có khoangr22% phụ nữ quản lý hoặc lãnh đạo số doanh
nghiệp và có xu hướng giữ vai trò lãnh đạo trong các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phi nông nghiệp do phụ
nữ quản lý thường có quy mô nhỏ hơn các doanh nghiệp do nam giới quản
lý và có xu hướng đặt trụ sở tại nhà trong khi đặc thù của các doanh nghiệp
do nam giới quản có doanh thu cao hơn nhiều. Trong Hiến pháp, Bộ luật Lao
động và Luật Bình đẳng Giới đều quy định rằng phụ nữ có cơ hội làm việc
và được trả lương như nam giới nếu làm công việc giống nhau, tuy nhiên khi
làm việc, phụ nữ vẫn bị trả lương thấp hơn nam giới và cơ hội được tuyển
dụng thấp hơn so với nam giới. Tỉ lệ nữ là lao động phổ thong và công nhân
chưa qua đào tạo cao hơn so với nam giới 1,5 lần, lao đọng nữ có trình độ
cao đẳng đại học trở lên chỉ bằng 42% so vớ lao động nam, thu nhập bình
quân của lao động nữ bằng khoảng 79% lao đọng nam. Theo nghiên cứu:
phụ nữ ở khu vực thành thị mỗi giờ chỉ kiếm được 87% so với mức lương
nam giới được nhận trong khi ở các vùng nông thôn tỉ lệ này có cao hơn một


chút, khoảng 88% mặc dù cả phụ nữ và nam giới ở nông thôn đều thu nhập
thấp hơn nhiều so với phụ nữ và nam giới ở thành thị. Điều đặc thù là mức

độ sơ hữu và kiểm soát các tài sản quan trọng của phụ nữ Việt Nam thấp hơn
so với nam giới.
Nam giới được coi là trụ cột gia đình và các tài sản lớn trong gia đình
như nhà cửa, đất nông nghiệp, công ty, phương tiện giao thông như ô tô, xe
máy có xu hướng do nam giới đứng tên một mình hơn là cùng đứng tên sở
hữu hoặc do phụ nữ đứng tên một mình, nhất là ở các vùng nông thôn. Điều
đặc trưng là nam giới là người quyết định việc mua sắm các tài sản lớn trong
khi phụ nữ có trách nhiệm mua bán lặt vặt và chi tiêu hàng ngày.
3/Bình đẳng trong tham gia các hoạt động chính trị.
Trong nhiệm kỳ XII (từ năm 2007-2012), có 25,8% đại biểu Quốc hội
là nữ, giảm chút ít so với mức 27,3% trong nhiệm kỳ XI (từ năm 20022007). Tuy nhiên, trong chín Ủy ban Quốc hội, chỉ có hai phụ nữ là chủ tịch
(đó là Ủy ban Tư pháp và Ủy ban các Vấn đề Xã hội).
Trong khi tỷ lệ nữ Đảng viên Đảng Cộng sản chiếm 24,6%, ở tất cả
các cấp họ lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Không có ủy viên nữ nào trong Bộ Chính
trị và trong kỳ họp thứ 10, trong số 10 ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam, chỉ có 2 người là nữ trong khi chỉ có 13 người là nữ trong số 160
ủy viênban chấp hành.
Nữ chiếm 23,9% trong tổng số ủy viên Hội đồng Nhân dân tỉnh, 23%
trong Hội đồng Nhân dân huyện và 19,5% Hội đồng Nhân dân xã. Ở các
cương vị lãnh đạo, ta thấy phụ nữ thường giữ vị trí phó chủ tịch nhiều hơn.
Chưa đầy 2% các Hội đồng Nhân dân tỉnh và 4% Hội đồng Nhân dân huyện
xã do phụ nữ làm chủ tịch.Trong nhiệm kỳ này, chỉ có duy nhất một nữ Bộ
trưởng và 7,8 % các thứ trưởng là nữ.
4/Bình đẳng về quyền pháp lí.
Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Xóa bỏ mọi hình thức Phân biệt đối
xử Đối với Phụ nữ (gọi tắt là CEDAW) năm 1982. Vấn đề bình đẳng giới
được quy định rõ trong Hiến pháp mới (Điều 63). Đó là“Công dân nam nữ
đều có quyền bình đẳng về mọi mặt, bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử đối với phụ nữ và
mọi hành vi chà đạp lên nhân phẩm phụ nữ. Nam nữ được trả công bằng

nhau nếu làm việc như nhau.Công nhân nữ được hưởng chế độ thai sản.


Phụ nữ làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc làm việc có thu nhập được
nghỉ thai sản có hưởng lương trước và sau khi sinh và được trả nguyên
lương và các khoản phụ cấp theo luật định.”
Việt Nam đã thông qua Luật Bình đẳng Giới năm 2006 và Luật Ngăn
chặn và Chống Bạo lực Gia đình năm 2007. Các quyền bình đẳng giữa nam
và nữ gồm có quyền được làm việc, được hưởng lương như nhau, quyền sở
hữu, thừa kế và quyền lựa chọn bạn đời khi kết hôn hoặc ly hôn được nhiều
luật bảo vệ trong đó có Bộ luật Lao động, Luật Đất đai và Luật Hôn nhân
Gia đình. Tuy nhiên, trong một số luật vẫn còn tồn tại các điều khoản phân
biệt đối xử như trong Bộ luật Lao động cấm phụ nữ làm việc trong điều kiện
nguy hiểm đã hạn chế cơ hội của phụ nữ. Một số quyền chưa được bảo vệ.
Ví dụ như một số hình thức bạo lực đối với phụ nữ như quấy rối tình dục
hiện chưa được bảo vệ.
Theo Bộ luật Lao động, tuổi về hưu ở Việt Nam là 55 đối với nữ và
60 đối với nam. Điều luật này được đưa ra nhằm ghi nhận đóng góp của phụ
nữ đối với công tác ngoài xã hội và trong gia đình tạo điều kiện để phụ nữ
được nghỉ ngơi sớm hơn, song trên thực tế điều này có nhiều tác động tiêu
cực. Việc về hưu sớm hạn chế cơ hội được thăng tiến và được đào tạo, phát
triển nghề nghiệp của cán bộ nữ, đồng thời khiến cho các cơ quan, doanh
nghiệp ngần ngại tuyển cán bộ công nhân nữ vào làm việc, nhất là những
người lớn tuổi.
Một nghiên cứu mới đây cho biết 21% phụ nữ đã kết hôn từng là nạn
nhân của bạo lực gia đình. Phụ nữ và trẻ em là các đối tượng thường là nạn
nhân của nạn bạo lực có tính chất nghiêm trọng. Gần 2/3 phụ nữ chấp nhận
đàn ông đánh vợ. Bạo lực gia đình là một nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn
mà thường là do phụ nữ đề nghị.
Phụ nữ Việt Nam gặp phải các rào cản nhất định khi muốn tiếp cận

với hệ thống pháp luật. Gần như hầu hết các nạn nhân đã trải qua nạn bạo
lực gia đình cho biết họ không tìm kiếm sự giúp đỡ của công an hay hệ
thống tòa án. Thường thì những người đã từng là nạn nhân của bạo lực gia
đình chỉ tìm đến các dịch vụ pháp luật hay tòa án khi tình trạng lạm dụng
thật là nghiêm trọng hoặc khi họ muốn ly hôn. Những tội ác bạo lực khác
như cưỡng hiếp cũng chưa có số liệu báo cáo đầy đủ. Hơn nữa, Bộ luật Hình
sự chỉ xem xét đến khía cạnh là nạn nhân có thể tự phòng vệ mình chứ chưa
xem xét tới khía cạnh nạn nhân có thể đồng ý hay không.


Mặc dù Luật Đất đai năm 2003 quy định rằng Giấy chứng nhận Sở hữ
u Đất (GCNSHĐ) phải đứng tên cả nam và nữ và số liệu báo cáo cho biết 90
% giấy chứng nhận mới cấp đứng tên cả hai, và khoảng 2/3 số giấy chứng
nhận đã cấp vẫn chỉ đứng tên nam giới.
II/ Bất bình đẳng thu nhập :
Qua số liệu từ khảo sát mức sống hộ dân cư năm 2010 của Tổng cục Thống
kê, tình trạng phân hóa giàu nghèo thể hiện qua hệ số Gini ở Việt Nam ở
mức trung bình so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên mức độ đó đã tăng
dần theo các năm (hệ số Gini hiện là 0,46, còn hồi năm 1996 là 0,37).
Tình trạng bất bình đẳng cũng thường được xem xét thông qua các khảo sát
về mức thu nhập và chi tiêu hộ gia đình qua từng thời kỳ, theo năm nhóm
thu nhập. Nếu năm 2002, hệ số cách biệt thu nhập một nhân khẩu/tháng giữa
nhóm 1 (nhóm 20% thu nhập thấp nhất) so với nhóm 5 (nhóm 20% thu nhập
cao nhất) là 8,1 lần, và không thay đổi bao nhiêu đến năm 2006 (8,3) thì năm
2010 tỷ lệ này đã tăng lên 9,2.
Trong khi mức thu nhập vốn đã chênh lệch theo hướng ngày càng tăng, thì
nhóm thu nhập thấp lại có tốc độ tăng thu nhập chậm và ít hơn các nhóm
khác. Tốc độ tăng thu nhập một nhân khẩu/tháng của nhóm 1 từ năm 20022010 là gấp 3,4 lần, thấp hơn tốc độ tăng của nhóm 4 và 5 (3,9 đến 4 lần)
trong cùng thời kỳ. Như vậy, cho dù thu nhập bình quân của hộ gia đình có
tăng lên, sự gia tăng này không đồng đều và theo hướng làm cách biệt giàu nghèo ngày càng tăng.

Mặt khác, mức chi cho lương thực, thực phẩm vẫn chiếm tỷ trọng rất cao
trong chi tiêu đời sống của nhóm người thu nhập thấp, đến 65,8% tổng mức
chi tiêu ở nhóm 1. Tỷ trọng này phản ảnh chất lượng cuộc sống của người
dân còn thấp và dễ bị tổn thương. Điều này dễ dàng nhìn thấy qua sự khác
biệt về mức chi tiêu cho các lãnh vực khác, ngoài ăn uống, giữa các nhóm
thu nhập là rất lớn. Thực vậy, cách biệt về chi cho giáo dục giữa nhóm 20%
thu nhập cao nhất và nhóm 20% thấp nhất là 6 lần, chi cho văn hóa giải trí
gấp 123 lần.
Đáng chú ý, sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền còn thể hiện rõ
hơn. Theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn là 17,4%, cao gấp 2,5 lần ở
thành thị. Ngoài ra, các vùng miền núi tỷ lệ nghèo còn rất cao so với các


vùng miền khác: 39% ở Tây Bắc và 24% ở Đông Bắc và 22% ở Tây
Nguyên.

C.Giải pháp cho bất bình đẳng ở việt Nam

1/ bất bình đẳng giới
Các biện pháp thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính
quyền các cấp đối với công tác bình đẳng giới. Nâng cao năng lực quản lý
nhà nước về bình đẳng giới. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về
bình đẳng giới. Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng
giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới. Thực hiện
lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các
chương trình, kế hoạch hoạt động của các Bộ, ngành; trong xây dựng và tổ
chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương. Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật

về bình đẳng giới. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có
hiệu quả công tác bình đẳng giới.
- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận
thức về bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động và nhân dân.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới
nhằm hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương giải quyết những vấn đề trọng tâm
của công tác bình đẳng giới.
- Phát triển các hệ thống dịch vụ có chất lượng nhằm hỗ trợ nữ và nam bình
đẳng về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Tăng cường xã hội hóa và phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các
hoạt động về bình đẳng giới.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho công tác
bình đẳng giới; chi ngân sách nhà nước cho công tác bình đẳng giới theo
phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; ưu tiên nguồn lực cho những
ngành, vùng, khu vực có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao về bất bình
đẳng giới, vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng miền núi còn nhiều tập tục lạc
hậu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


- Tăng cường công tác nghiên cứu về bình đẳng giới trên các lĩnh vực. Xây
dựng cơ sở dữ liệu về bình đẳng giới phục vụ công tác nghiên cứu và hoạch
định chính sách về bình đẳng giới. Xây dựng Bộ chỉ số giám sát, đánh giá
tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế đa phương, song phương về bình đẳng giới.
2/ bất bình đẳng thu nhập
Một số giải pháp khắc phục bất bình đẳng trong thu nhập ở Việt Nam.
Có một số biện pháp nhằm tạo them công ăn việc làm và thu nhập cho
những người có thu nhập thấp, có một số biện pháp nhằm phân phối lại thu
nhập và của cải. Cả 2 cách tiếp cận đều rất cần thiết tuy nhiên mỗi cách tiếp

cận đều có những tác động tiêu cực vì thế nên Việt Nam cần xem xét kĩ để
thiết kế và điều chỉnh chính sách cho phù hợp nhằm đạt được mục tiêu với
hiệu quả cao nhất.
+ Nâng cao năng suất nông nghiệp.
Nông dân đa số có thu nhập thấp, nâng cao năng suất lao động là cách tốt
nhất nhằm nâng cao đời sống nông dân, để nâng cao năng suất lao động có
thể có một số biện pháp cụ thể như: cải tổ đất đai và hệ thống tưới tiêu, đa
dạng hóa cây trồng và vật nuôi, cải tiến kĩ thuật nông nghiệp và đưa thành
tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
+ Khuyến khích các ngành dịch vụ ở nông thôn
Khu vực nông thôn là khu vực chiếm dân số đông nhưng thu nhập bình quân
trên người còn thấp. Để khắc phục tình trạng này cần có những biện pháp để
đẩy mạnh sản xuất ở nông thôn, tăng năng sản lượng sản xuất ở khu vực này
ví dụ như công nghiệp hóa nông thôn, xây dựng các làng nghề thủ công mĩ
nghệ…
+ Điều hòa hợp lí sự di dân từ nông thôn ra thành thị.
Có sự di dân từ nông thôn ra thành thị do lợi ích về kinh tế và chênh lệch
thu nhập dự kiến, dòng người di dân ngày càng tăng tuy nhiên cơ hội làm
việc không thể đáp ứng được sự tăng lên ngày càng mạnh mẽ của dòng
người này. Chính phủ cần có chính sách thích hợp để hạn chế những rủi ro
của việc di dân, điều hòa hợp lí luồng di dân.
+ Thiết lập những cơ chế phân phối lại thu nhập.
Để thực hiện cơ chế này cần áp dụng thuế, trợ cấp và các chính sách điều
chỉnh giá, tuy nhiên việc áp dụng hết sức thận trọng vì có thể tạo ra sai lệch
về thị trường và ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước. Phân phối lại thu nhập
làm giảm khỏang cách giàu nghèo, nâng cao tổng lợi ích của toàn xã hội.
+ Tăng đầu tư vào các dự án công và khu vực kém phát triển.


Xây dựng các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng mang lại lợi ích qua 2

kênh chính là tạo công ăn việc làm trực tiếp trong khi xây dưng và cung cấp
dịch vụ sau khi hoàn thành. Tuy nhiên áp dụng cũng cần thận trọng vì có thể
tiêu tốn ngân sách nhà nước nhưng mang lại hiệu quả thấp.
+ Nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công.
Điều này tác động trực tiếp đến người nghèo khác với đầu tư công, nó làm
tăng trưởng kinh tế tại địa phương và trực tiếp trợ giúp ngườ nghèo. Giáo
dục và chăm sóc sức khỏe cần thực hiện ở mọi nơi và hợp lí, nước sách và
vệ sinh môi trường cũng cần đảm bảo, cải thiện hệ thống an sinh xã hội nâng
cao chất lượng cuộc sống nhân dân, làm giảm khoảng cách giàu nghèo. So
với các chuẩn quốc tế chất lượng các dịch vụ công của Việt Nam tương đối
tốt nhưng vẫn cần hoàn thiện.
+ Điều chỉnh sự bất bình đẳng về tài sản.
Thừa kế tài sản, tham nhũng, giàu lên nhờ đền bù đất đai… đều là những
nguyên nhân gây bất bình đẳng trong thu nhập. Vấn đề đánh thuế để phân
phối lại tài sản vơi nhưng người giàu lên nhờ lao động và trí óc cũng là một
vấn đè đang tranh luận. Tại thời điểm hiện tại Việt Nam chưa áp dụng bất cứ
chính sách thuế nào để điều chỉnh lại bất bình đẳng vầ tài sản, chính phủ cần
xem xét và đưa ra phương án hợp lí để điều chỉnh bất bình đẳng về tài sản ví
dụ như áp dụng thuế về thừa kế, thuế đầu tư, thuế tài sản…



×