Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong các doanh nghiệp da giày tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.54 KB, 29 trang )

Trong nền kinh tế thương mại Việt Nam đang ở trong thời kỳ phát triển theo
xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, với mục tiêu đẩy mạnh tiến trình vận động
của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hóa tự do thương mại hóa.Đảng và nhà nước ta
đã thực hiện chính sách tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu dần dần thay thế
nhập khẩu. Chiến lược mở cửa để đưa dần nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền
kinh tế khu vực và thế giới đã được Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện
cách đây hơn 13 năm.
Để thực hiện được chiến lược này chúng ta cần phải phát triển vững mạnh
các nghành công nghiệp,trong đó có nghành công nghiệp da có khả năng cạnh
tranh cao, đặc biệt là phát triển các nghành công nghiệp sử dụng ít vốn,khuyến
khích và tạo điều kiện cho xuất khẩu,mở rộng thâm nhập vào thị trường quốc tế.
Ngành da giày của các nước đang phát triển có vị trí quan trọng trong giai đoạn
đầu của quá trình phát triển đất nước ,góp phần tạo ra công ăn việc làm ,tham gia
vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập ngoại tệ qua đẩy mạnh
xuất khẩu. Đối với nước ta thì nghành công nghiệp da giày cũng có tầm quan trong
đặc biệt.
Nhận thức được tầm quan trọng đó,trong thời gian tìm hiểu và được sự giúp
đỡ nhiệt tình của Ths.Nguyễn Thị Phương Lan em đã lựa chọn đề tài :"Giải pháp
nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong các doanh nghiệp da giày tại Việt
Nam"
Do còn hạn chế về trình độ lý luận cũng như kiến thức còn hạn hẹp nên bài đề
án của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô góp ý và bổ sung
để bài viết của em được tốt hơn trong những lần sau
.
1


Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu
1.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng ra nước ngoài nhằm phát triển sản
xuất, kinh doanh vàđời sống. Song mua bán ở đây có những nét riêng, phức tạp


hơn mua bán trong nước như giao dịch với những người có quốc tịch khác nhau,
thị trường rộng lớn và khó kiểm soát, mua bán trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng
tiền thanh toán là ngoại tệ, hàng hoá phải chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc
gia khác nhau, phải tuân theo các tập quán, thông lệ quốc tế cũng như các địa
phương.
Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là mua bán và trao đổi (bao gồm cả hàng hóa
vô hình và hữu hình ) trong nước .Cho tới khi sản xuất phát triển và việc trao đổi
hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi , hoạt động này mở rộng phạm vi ra bên
ngoài thế giới của các quốc gia hoặc giữa thị trường nội địa và khu chế xuất.
Hoạt động xuất khẩu hiện nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các
lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế, từ vật phẩm tiêu dùng đến tư liệu sản xuất, từ
các chi tiết linh kiện nhỏ nhất đến các loại máy móc khổng lồ, không chỉ có hàng
hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn.

1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.2.1. Đối với nền kinh tế toàn cầu
Như chúng ta đã biết xuất khẩu hàng hóa xuất hiện từ rất sớm. Nó là hoạt
động buôn bán trên phạm vi giữa các quốc gia với nhau. Nó không phải là hành vi
buôn bán riêng lẻ ,đơn phương mà ta có cả một hệ thống các quan hệ buôn bán
2


trong tổ chức thương mại toàn cầu . Với mục tiêu là tiêu thụ sản phẩm của một
doanh nghiệp nói riêng và cả quốc gia nói chung.
Xuất khẩu hàng hóa nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa là một trong bốn
khẩu của quá trình sản xuất mở rộng . Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng
của nước này với nước khác .Có thể nói sự phát triển của xuất khẩu sẽ là một trong
những động lực chính để thúc đẩy sản xuất.
1.2.2. Đối với nền kinh tế quốc gia.
Xuất khẩu là một trong những yếu tố tạo đà , thúc đẩy sự tăng trưởng và

phát triển của mỗi quốc gia .
Theo hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng
định và chỉ rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần phải có bốn
điều kiện là ngồn lưc , nhân lực ,tài nguyên ,vốn ,kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu
hết các quốc gia đang phát triển (Việt Nam) đều thiếu vốn kỹ thuật công nghệ , do
đó câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có vốn và công nghệ.
a. Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu ,phục vụ công nghiệp hóa ,hiện
đại hóa đất nước.
Nguồn gốc quan trọng nhất để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá là
xuất khẩu. Nhờ hoạt động xuất khẩu có thể tranh thủ tối đa nguồn vốn kỹ thuật
công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhằm thúc đẩy hàng hoá trong nước phát triển,
giải quyết việc làm cho người lao động, từng bước đưa nền kinh tế nước ta hoà
nhập với nền kinh tế thế giới.
b. Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát
triển
Dưới tác động của xuất khẩu , cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã
và đang thay đổi mạnh mẽ . Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các
quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ
3


Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành có cơ hội phát triển. Điều này tác động
có thể thông qua ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành như
da giày , bông , kéo sợi ,nhuộm sẽ có điều kiện phát triển.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm ,góp phần ổn định sản
xuất ,tạo lợi thế nhờ quy mô.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất
,mở rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia.
Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hóa ,tăng cường sản xuất của từng
quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hóa sản xuất phát triển cả về chiều sâu và

chiều rộng.

1.2.3. Đối với các doanh nghiệp
Xuất khẩu là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh
nghiệp, việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài đem lại cho doanh
nghiệp các lợi ích sau:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, mở
rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước trên cơ sở hai bên
cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất
mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doạnh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng
cao khả năng xuất khẩu thay thế ,bổ xung nâng cấp máy móc ,trang thiết bị.

4


Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham
gia cạnh tranh trên thị trường thế giới. Qua đó có điều kiện tiếp thu phát triển các
kỹ- nghệ tiên tiến.
1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
1.3.1.Xuất khẩu trực tiếp
Là việc xuất khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ do chinh doanh nghiệp sản
xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài
thông qua các tổ chức của mình
Phương thức này có ưu điểm là thông qua đàm phán thảo luận trực tiếp dễ
dàng đi đến thống nhất và ít sảy ra hiểu lầm đáng tiếc.
1.3.2.Xuất khẩu ủy thác
Là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị xuất khẩu đóng vai trò là người
trung giant hay thế cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết các hợp đồng xuất khẩu ,
tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu , do đó nhà sản xuất được hưởng

một số tiền nhất định gọi là phí ủy thác.
Phương thức này có ưu điểm là những người nhận ủy thác hiểu rõ tình hình
pháp luật địa phương do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và tránh bớt
ủy thác cho người khác .
1.3.3.Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là một trong những phương thức giao dịch xuất khẩu trong
xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu ,người bán hàng đồng thời là người
mua,lượng trao đổi với nhau có giá trị tương đương .Trong phương thức xuất khẩu
này mục tiêu là thu về một lượng hàng hóa có giá trị tương đương.
5


1.3.4. Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức kinh doanh mới và đang phát triển rộng rãi ,do những ưu
việt của nó đem lại.
Đây là loại hình xuất khẩu mà hàng hóa không cần vượt qua biên giới quốc
gia mà khách hàng vẫn mua được. Do vậy nhà xuất khẩu không cần phải thâm
nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu.
Mặt khác doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành các thủ tục hải quan ,
mua bảo hiểm hàng hóa , do đó giảm thiểu được chi phí khá lớn.

1.4. Nội dung của hoạt động xuất khẩu
1.4.1.Nghiên cứu thị trường xác định mặt hàng xuất khẩu
Thật vậy thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưu
thông ở đâu có sản xuất thì ở đó có thị trường.
Các doanh nghiệp khi nghiên cứu thị trường cần phải nắm vững dược thị
trường và khách hàng để trả lời tốt các câu hỏi của hai vấn đề là thị trường và
khách hàng doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi “Thị trường đang cần mặt hàng gì? ”
Tóm lại việc nghiên cứu mặt hàng thị trường đang cần là một trong những
yếu tố tiên phong cho hoạt động thành công của doanh nghiệp.

1.4.2.Lập phương án giao dịch đàm phán ,ký kết và tổ chức thực hiện hợp
đồng.
a.Các phương án giao dịch đàm phán:
6


+ Giao dịch đàm phán qua thư tín : Là một hình chức chủ yếu để giao dịch
giữa các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Giao dịch đàm phán qua điện thoại: Nhanh tróng ,giúp các nhà kinh doanh
tiến hành đàm phán một cách khẩn trương đúng vào thời điểm cần thiết.
+ Giao dịch đàm phán bằng cách trực tiếp: Là việc gặp gỡ giữa hai bên để
trao đổi về mọi điều kiện giao dịch ,về mọi vấn đề lien quan đến việc ký kết và
thực hiện hợp đồng mua bán là hình thức đàm phán đặc biệt quan trọng.
c. Ký kết hợp đồng xuất khẩu
Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng xuất
khẩu. Hợp đồng xuất khẩu thường được thành lập dưới hình thức văn bản.
Đây là hình thức tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên . Ngoai ra nó
còn tạo thuận lợi cho thống kê ,theo dõi ,kiểm tra việc ký kết và thực hiện hợp
đồng.
d. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Đây là một công việc tương đối phức tạp nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc
gia và luật quốc tế ,đồng thời bảo đảm quyền lợi quốc gia và uy tín của doanh
nghiệp.Tùy thuộc vào từng hoạt động xuất khẩu mà cán bộ xuất khẩu cũng phải
thực hiện các nghiệp vụ khác nhau .Trình tự các nghiệp vụ cũng không cố định.

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu
1.5.1.Các nhân tố khách quan

a.Nhân tố chính trị luật pháp.
7



Tất cả các đơn vị tham gia vào thương mại quốc tế đề phải tuân thủ luật
thương mại trong nước và quốc tế.Tuân thủ chính sách ,quy định của nhà nước về
thương mại trong nước và quốc tế:
- Các quy định về khuyến khích ,hạn chế hay cấm xuất khẩu, các quy định
về thuế quan xuất khẩu.
- Số mặt hàng
- Các quy định về quyền lợi nghĩa vụ của doanh nghiệp
- Phải tuân thủ pháp luật nhà nước, các hoạt động kinh doanh không được
trái với đường lối phát triển đất nước.
b.Nhân tố kinh tế - xã hội
Sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước , sự phát triển của hoạt động
thương mại trong nước cũng góp phần hạn chế hay khuyến khích xuất
khẩu ,bởi nó quyết định sự chu chuyển hàng hóa trong nội địa và thế giới.
Sự biến động của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đén thị
trường hàng hóa trong nước và thế giới , do vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
1.5.2.Các nhân tố chủ quan thuộc phạm vi doanh nghiệp
a.Cơ chế tổ chức quản lý công ty
Nếu cơ chế tổ chức bộ máy hợp lý sẽ giúp cho các nhà quản lý sử
dụng tốt hơn ngồn lực của công ty , sẽ nâng cao được hiệu quả kinh doanh của
công ty. Còn nếu bộ máy cồng kềnh ,sẽ lãng phí các nguồn lực của công ty và hạn
chế chế hiệu quả kinh doanh của công ty.
8


b.Nhân tố con người
Trình độc chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong công
ty là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh . Các nghiệp vụ kinh

doanh xuất khẩu nếu có được các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, năng động
sang tạo trong công việc và có kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.
c.Các nhân tố về vốn và trang thiết bị kỹ thuật của công ty.
Vốn là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh. Công ty có vốn kinh
doanh càng lớn thì cơ hội dành được những hợp đồng hấp dẫn trong kinh doanh sẽ
trở nên càng dễ dàng hơn. Vốn của công ty ngoài vốn tự có thì ngồn vốn huy động
cũng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Thiết bị ,cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là nguồn vốn của công ty.Nếu trang
thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại , hợp lý sẽ góp phần làm tăng tính hiệu quả
trong hoạt động kinh doanh của công ty.

9


Chương 2 : Thực trạng của hoạt động xuất khẩu da giày ở Việt
Nam
2.1. Khái quát chung về các DN da giày xuất khẩu tại Việt Nam giai
đoạn 2007 – 2010.
Việt Nam được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thị
trường quốc tế hiện nay về da giày, riêng ở thị trường EU, Việt Nam xếp thứ hai
sau Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam có mức tăng
trưởng trung bình hàng năm 16%, đạt mức 3,96 tỉ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau
ngành dệt may và dầu khí. Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất
khẩu vào EU và ra nước ngoài tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất
khẩu. Hết năm 2007, EU vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ giày dép của Việt Nam
với doanh thu 2,6 tỉ USD, tăng 33,9% so với năm 2006 và chiếm 54% tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam.
EU là thị trường nhập khẩu giày dép của Việt Nam lớn thứ nhất trên thế giới
và được coi là thị trường trọng điểm của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu giày dép
những năm gần đây của thị trường EU khoảng trên 29 tỷ USD/năm. Theo số liệu

thống kê 2 tháng đầu năm 2009 mặc dù chịu sức ép của 2 quyết định từ phía EU
nhưng nhờ nỗ lực của các doanh nghiệp và toàn ngành da giày, kim ngạch xuất
khẩu mặt hàng da giày vẫn đạt 260 triệu USD trong tháng 2. Tính chung 2 tháng
đầu năm, kim ngạch đạt 582 triệu USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2008.Mới
đây, Ủy ban châu Âu cho biết sẽ áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với giày
mũ da của VN ở mức 16,8% theo lộ trình 4 giai đoạn, bắt đầu từ ngày 7/4 tới với
4,2%. Như vậy, giày, dép Việt Nam xuất khẩu vào EU sẽ chịu khó khăn chồng chất
trước tác động kép của 2 quyết định từ phía EU
10


Theo thống kê của Lefaso, trước khi bị Ủy ban châu Âu (EC) áp thuế CBPG
(chống bán phá giá )giày mũ da, tỷ trọng XK mặt hàng giày dép vào thị trường EU
ở hầu hết các DN chiếm tỷ lệ 60%-80%. Sau 2 năm áp thuế lên 33 mã hàng có mũ
da, tỷ lệ này chỉ còn 55%. Hiện EU vẫn là thị trường XK lớn nhất của da giày VN.
Năm 2009, ngay trong thời điểm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, các
nước xuất khẩu dệt may, da giày vào thị trường Mỹ đều giảm xuất khẩu ở mức 2
con số. Tuy vậy hàng dệt may, da giày Việt Nam xuất khẩu vào đây chỉ giảm nhẹ
khoảng 2% - 3%. Trong 12,3 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang Mỹ năm 2009, ngành dệt may góp hơn 5 tỷ USD, giày dép góp 1 tỷ USD.
Việt Nam hiện đã trở thành nhà cung ứng hàng dệt may và da giày lớn thứ 2 thế
giới, sau Trung Quốc.
Năm 2009, ngoài việc giảm sút 20%-30% đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái
kinh tế toàn cầu, ngành da giày XK sẽ tăng thêm khó khăn khi EU bỏ thuế quan ưu
đãi GSP từ ngày 1-1-2009 và thời gian áp thuế CBPG 10% bị kéo dài (khoảng 1215 tháng). Việc này sẽ làm cho da giày VN mất lợi thế cạnh tranh về giá với các
nước XK khác. Thu nhập của người lao động giảm xuống và người lao động có
nguy cơ mất việc. Do vậy, ngành da giày chỉ dám đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng
10%.
Giày dép Việt Nam tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2009. Việc gia tăng xuất
khẩu giày dép vào Mỹ là một tín hiệu vui, khi thị trường chủ lực và truyền thống ở

châu Âu đang gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2009, EU đã bỏ chính sách ưu đãi thuế
quan cho các nước nghèo (GSP) đối với da giày Việt Nam, bên cạnh quyết định
kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam thêm 15 tháng
(đến năm 2011). Những chính sách này đã khiến giày dép Việt Nam giảm lợi thế

11


cạnh tranh, giảm sản lượng xuất khẩu vào EU (năm 2005, EU chiếm 60% thị phần
xuất khẩu da giày của Việt Nam, năm 2009 chỉ còn 47%).
Do vậy việc doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu giày dép vào Mỹ, gia
tăng thị phần ở thị trường này từ 20% của năm 2005 lên gần 26% năm 2009 là điều
có nhiều ý nghĩa. Thương vụ Việt Nam tại Mỹ ước tính, xuất khẩu của Việt Nam
trong năm 2010 sẽ đạt hơn 14 tỷ USD, tăng khoảng 15% so với năm 2009.

Trong nửa đầu tháng 10 năm 2010, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của cả
nước đạt 181 triệu USD.
Còn trong tháng 9 năm 2010, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 401
triệu USD, giảm 14,13% so với tháng trước nhưng tăng tới 75,9% so với cùng kỳ
năm, đưa kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta trong 9 tháng đầu năm 2010
lên 3,63 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2009.
Hiện Việt Nam đứng thứ tư trong 10 nước xuất khẩu giày dép hàng đầu trên
thế giới, sản phẩm da giày Việt Nam xuất khẩu sang 50 nước chủ yếu là giày thể
thao, giày vải, giày da nam, nữ và dép các loại.
Với tiến độ xuất khẩu khả quan hiện nay, dự kiến kim ngạch xuất khẩu toàn
ngành năm 2010 tiếp tục tăng khoảng 17% so với năm 2009, đạt gần 5 tỷ USD,
tăng trên 22% so với năm 2009.

Tuy nhiên, xu hướng xuất khẩu giày dép của nước ta tiếp tục có xu hướng
dịch chuyển thị trường. Tuy thị trường xuất khẩu giày dép chính của nước ta là EU

tăng 12,58% trong 9 tháng đầu năm 2010 nhưng mức tăng này thấp hơn nhiều so
12


với mức tăng trung bình của cả nước. Nguyên nhân là do các thị trường khác có
mức tăng mạnh. Điển hình như thị trường Braxin với mức tăng 189,7%; thị trường
Trung Quốc tăng 54,16%; thị trường Nhật Bản tăng 43,05%; thị trường Hoa Kỳ
tăng 32,47%;…
Nhờ xuất khẩu khả quan nên sản xuất của ngành giày dép tiếp tục đà tăng
trưởng cao. Trong tháng 9 năm 2010, cả nước đã sản xuất được 32,1 triệu đôi giày
các loại, tuy giảm 8,5% so với mức kỷ lục của tháng trước nhưng tăng tới 27,2% so
với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung, trong 9 tháng đầu năm 2010, nước ta đã sản xuất được 273 triệu
đôi giày các loại, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2009.
5 Thị trường xuất khẩu da giày lớn nhất của nước ta trong năm 2010
Thị trường

9 tháng 2010 (nghìn USD)

So 9 tháng 2009 (%)

1.574.445

12,58

Anh

364.743

10,15


Hà Lan

213.466

5,80

Đức

247.035

12,65

1.019.134

32,87

EU

Hoa Kỳ

13


2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu trong các doanh nghiệp da giày tại
Việt Nam.

Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào do dân số
trẻ, nhưng năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp, trung bình trên 1 dây
chuyền 450 lao động đạt mức sản lượng 500.000 đôi/năm, chỉ bằng 1/135 năng

suất lao động của người Nhật, 1/30 của Thái Lan, 1/20 của Malaysia và 1/10 của
Indonesia.
Khâu nguyên vật liệu để sản xuất, cả nước hiện chỉ có 2 nhà máy thuộc da nhưng
cũng không đủ da để chế biến, phải nhập da muối từ nước ngoài: phần nguyên liệu
trong nước chỉ chiếm khoảng 20% nhu cầu sản xuất do hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng
đến chăn nuôi gia súc…
Phương thức hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất da giày xuất khẩu là
gia công, nên kim ngạch xuất khẩu thì lớn, nhưng kim ngạch thực thụ thì ít.
Vẫn còn tồn tại 20% doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp quy mô
nhỏ, kỹ thuật sản xuất và công nghệ kém, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh
tranh yếu. Trình độ cán bộ quản lý, trình độ tay nghề còn thấp, nhất là kỹ thuật
thiết kế mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ỡ từng thị trường còn
yếu. Mà ngày nay thị trường đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm như các tiêu
chuẩn nhãn, mác và sản phẩm không có chất độc hại…
Khả năng tiếp thị và trình độ marketing của các doanh nghiệp trên thị trường
còn yếu. Cụ thể ở đây là khi thực hiện một dự án thì phía các doanh nghiệp Việt
14


Nam không muốn tham gia tích cực vào phần bán hàng va làm nhiệm vụ marketing
quốc tế vì thế Việt Nam sẽ mất dần đi tính chủ động trên thị trường quốc tế, cũng
như lắm được nhu cầu thị yếu của khách hàng, giá cả và các thông tin khác.
Ngày 22/3/2006, xuất khẩu da giày Việt Nam gặp khó khăn do ủy ban Châu
Âu(EC) đã chính thức phê chuẩn đề xuất áp dụng thuế chống bán phá giá đối với
mặt hàng da giày nhập khẩu từ Việt Nam, với mức thuế bán phá giá sơ bộ chia
thành 4 giai đoạn, giai đoạn 1 từ ngày 7/4 đến ngày 1/6/2006 với mức thuế là
4.2%, giai đoạn 2 từ ngày 2/7 đến ngày 13/7/2006 với mức thuế là 8.4%, giai đoạn
3 từ ngày 14/7 đến ngày 14/9/2006 với mức thuế là 12.6%, giai đoạn 4 từ ngày
15/9 đến ngày 6/10/2006 với mức thuế là 16.8%. Do đó chắc chắn các doanh
nghiệp Việt Nam ngoài việc bị đánh thuế, bị ép giá từ các nhà nhập khẩu, còn phải

gánh chịu hậu quả từ nguy cơ giảm thu nhập, việc làm của người lao động.
Ngành phụ liệu sản xuất còn trầm trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam
mới chỉ sản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như nhãn, ren, dây giày...
nhưng lại “bỏ ngỏ” những loại phụ kiện tinh xảo là các sản phẩm nhựa có xi mạ
như khoen, móc, cườm, các vật trang trí trên giày, đặc biệt là giày nữ và giày trẻ
em.
Năng lực sản xuất của ngành chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh và có
yếu tố nước ngoài, chiếm trên 90% năng lực của cả ngành, chứng tỏ năng lực
ngành phụ thuộc hoàn toàn vào làn sóng đầu tư của tư bản tư nhân trong nước và
quốc tế.
Trên 50% DN XK có kim ngạch lớn vẫn là các Cty liên doanh hoặc 100%
vốn nước ngoài với xấp xỉ 70% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, các DN VN
chỉ đóng góp được trên dưới 30%. 60-80% nguyên phụ liệu cho sản xuất vẫn phải
nhập khẩu. Khâu thiết kế được coi là khâu tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất vẫn nằm
15


ngoài tầm của các DN VN. Hiện nay 70% số lượng các DN da giày trong nước chỉ
dừng lại ở mức làm gia công cho nước ngoài. Chưa kể phần lớn giày dép của VN
thuộc loại có giá bán lẻ dưới 40 USD/đôi. Nhiều DN còn phải kinh doanh thông
qua đối tác thứ 3.
Năng lực sản xuất của ngành chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh và có
yếu tố nước ngoài, chiếm trên 90% năng lực của cả ngành, chứng tỏ năng lực
ngành phụ thuộc hoàn toàn vào làn sóng đầu tư của tư bản tư nhân trong nước và
quốc tế.
Sau khi EU công bố, từ ngày 1/1/2009 loại mặt hàng giày da VN ra khỏi
danh sách các nước được hưởng GSP (thuế quan ưu đãi dành cho những quốc gia
nghèo), khiến một số hợp đồng gia công đã bị chuyển dịch sản xuất từng bước
sang các nước Châu Á khác như ấn Độ, Indonesia, Campuchia hay Myanmar dẫn
tới kim ngạch XK giảm. Tới đầu tháng 11/2009, với kim ngạch 3,209 tỷ USD chỉ

bằng hơn 80% kim ngạch của cùng kỳ năm 2008.
Những hạn chế và khó khăn kể trên cho thấy việc VN trở thành nước XK
giày da có thứ hạng không phải do chúng ta có một chiến lược phát triển hay có
nền công nghiệp da giày mạnh mà cơ bản do ta có nguồn nhân lực rẻ.

16


2.3. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu trong các doanh nghiệp da giày
tại Việt Nam.
Ngành công nghiệp Da giầy luôn được đánh giá là một trong ba ngành hàng
có giá trị XK cao nhất, chỉ sau ngành dầu khí và dệt may của nước ta. Kim ngạch
XK của ngành đạt tốc độ phát triển cao, luôn chiếm 10% trong tổng kim ngạch XK
của quốc gia. Hiện nay, da giày VN được xếp trong top 10 nước xuất khẩu hàng
đầu vào thị trường 25 nước EU và Mỹ (hai thị trường tiêu thụ giầy dép lớn nhất thế
giới). ở khu vực châu Á, Nhật Bản đang là một trong những thị trường XK giay
dép lớn nhất của VN. Chúng ta đứng thứ ba trong số các nước XK giay dép lớn
nhất vào Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc và Italia.
Tuy từ ngày 6/10/2006, EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất
tại Việt Nam xuất khẩu sang EU với mức thuế 10%, còn những sản phẩm giày dép
khác không bị ảnh hưởng.
Tại cuộc họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho
biết, ngày 22/12, Hội đồng Châu Âu quyết định gia hạn áp thuế chống bán phá giá
thêm 15 tháng đối với giày, mũ da xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu
Âu. Việt Nam rất bất bình trước quyết định này. Đây là một quyết định không công
bằng, không hợp lý, không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh
mặt hàng này tại Việt Nam, đi ngược lại tinh thần tự do hóa thương mại mà EU
vẫn thúc đẩy.

Bắt đầu từ 3/1/2010, sản phẩm giày mũ da xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường

EU tiếp tục “mắc cạn” 10% "thuế chống bán phá giá".

17


Mặc dù, suốt ba năm qua, việc EU áp thuế mức thuế 10% đối với mặt hàng
giày da của Việt Nam, đồng thời quyết định loại bỏ ngành giày da Việt Nam khỏi
diện được hưởng Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) giai đoạn 2009 – 2011
mà EC đưa ra vào tháng 6/2008 đã gây ra những thiệt hại rất lớn cho ngành công
nghiệp giày da của Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị
trường EU đã giảm sút rất lớn. Cụ thể những năm bị áp thuế chống bán phá giá,
kim ngạch của lĩnh vực này xuất khẩu vào EU trung bình giảm trên 20%/năm.
Riêng trong 9 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch giày dép xuất khẩu đã giảm
11,2% so với cùng kỳ năm 2008.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành da
giày: gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thúc
đẩy giao lưu văn hóa, trí tuệ, củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế, phát triển
văn minh vật chất và tinh thần tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường
quốc tế. Song, hội nhập cũng mang lại không ít khó khăn và thách thức. Các doanh
nghiệp sản xuất giày da Việt Nam đang gặp phải cạnh tranh gay gắt từ các thế lực
kinh tế mạnh trong khu vực và quốc tế như Brazil, Trung Quốc và một số nước
ASEAN.
Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội. Tính đến hết năm
2007, toàn ngành đã thu hút 600.000 lao động (chưa kể số lao động sản xuất trong
lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và các làng
nghề có thể lên tới hơn 1 triệu lao động) chiếm 9% lực lượng lao động công
nghiệp. Đây có thể được coi là lợi thế so sánh với mức chi phí nhân công thấp.
18



Về năng lực sản xuất. Đến hết năm 2007, năng lực sản xuất của toàn ngành
đạt:
Giày dép các loại: 680 triệu đôi
Cặp túi xách các loại: 88 triệu chiếc
Da thuộc thành phẩm: 150 triệu sqft.
Năng lực sản xuất của ngành đã đạt trên 90% mức năng lực được đầu tư, có
mức tăng trưởng mạnh trong 7 năm liên tiếp với mức tăng trung bình đạt 10%/năm
trên 2 loại sản phẩm chính là giày dép và túi cặp các loại. Riêng sản phẩm da thuộc
đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm. Mặt hàng chủ lực của ngành vẫn
tập trung chủ yếu vào giày thể thao, chiếm khoảng 51% năng lực sản xuất các sản
phẩm giày dép của ngành, phù hợp với xu thế tiêu dùng của thị trường xuất khẩu.
Về thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu da giày Việt Nam ngày càng
được mở rộng và ổn định cụ thể:
Thị trường EU: Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất khẩu
vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Hết năm 2007,
EU vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ giày dép của Việt Nam với doanh thu 2,6 tỉ
USD, tăng 33,9% so với năm 2006 và chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
giày dép của Việt Nam.
Thị trường Mỹ: Năm 2004, Việt Nam đã vượt Italia và trở thành nhà cung
cấp lớn thứ tư sau Trung Quốc, Brazil, Indonesia. Trong năm 2007, xuất khẩu vào
Mỹ đạt 995 triệu USD, tăng 30% so với năm 2006. Tháng 1/2008, xuất khẩu giày
dép vào Mỹ tăng 25% so với năm 2007, đạt 93,8 triệu USD, đây là thị trường xuất
19


khẩu lớn thứ hai của toàn ngành. Hiện nay và trong những năm tới, Mỹ sẽ là thị
trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam và các sản
phẩm xuất khẩu chính sẽ là giày thể thao, giày da nam nữ.
Thị trường các nước Đông Á: Đây là khu vực thị trường có những phong tục

tập quán tương đối giống Việt Nam, cùng nằm ở khu vực châu Á. Các sản phẩm
chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị trường này là giày thể thao, giày da
nam nữ, dép đi trong nhà. Năm 2007, xuất khẩu vào Nhật Bản đạt 113 triệu USD,
tăng 31% so với năm 2005

Chương 3: Biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong các
doanh nghiệp da giày tại Việt Nam.
3.1. Định hướng phát triển ngành da giày đến năm 2015.
Mục tiêu chung đặt ra cho ngành da giày là trở thành ngành công nghiệp
xuất khẩu mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, đồng thời tiếp tục giữ vị trí trong
nhóm các nước sản xuất, xuất khẩu sản phẩm da giày hàng đầu thế giới; Tạo ra
nhiều việc làm trên cơ sở thu nhập của người lao động ngày càng tăng, thực hiện
trách nhiệm xã hội ngày càng tốt, số lao động được đào tạo được nâng cao... Theo
đó, đến năm 2015 ngành phấn đấu đạt 9,1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, năm 2020
đạt 14,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 21 tỷ USD. Nâng dần tỷ lệ nội địa hóa các loại
sản phẩm cũng là một trong những vấn đề trọng điểm đặt ra trong quy hoạch

20


ngành, đến năm 2015 ngành da giày phấn đấu tỷ lệ nội địa hóa đạt 60-65%, năm
2020 đạt 75-80% và đến năm 2025 đạt 80-85%.
Ngày 25/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 6209/QĐBCT phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giày Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2025. Mục tiêu chung phát triển đến năm 2020 là xây
dựng ngành da giày trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn quan
trọng của nền kinh tế, tiếp tục giữ vị trí trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu
các sản phẩm da giày hàng đầu thế giới và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội trên
cơ sở thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, thực hiện trách
nhiệm xã hội ngày càng tốt ,số lượng lao động được thông qua đào tạo tăng.
Với tốc độ tăng trưởng dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành năm 2015 là

9,1 tỷ USD, năm 2020 là 14,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 21 tỷ USD. Đồng thời,
nâng dần tỷ lệ nội địa hoá các loại sản phẩm là một trong những vấn đề được quan
tâm đặc biệt trong quá trình xây dựng Quy hoạch trong giai đoạn 2020, tầm nhìn
2025, trong đó phấn đấu năm 2015 tỷ lệ nội địa hoá đạt 60 - 65%, năm 2020 đạt 75
- 80 % và năm 2025 đạt 80 - 85%.
Chiến lược XK đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 của ngành da giày VN là chuyển đổi từ phương thức gia công sang sản xuất toàn diện để năm
2010 đạt 6,2 tỷ USD kim ngạch XK; tỷ lệ nội địa hoá đạt 50%. Tới năm 2015, đạt
kim ngạch XK 11,4 tỷ USD .
Đến năm 2015, ngành da giày phấn đấu tỷ lệ nội địa hóa đạt 60-65%, năm
2020 đạt từ 75-80% và đến năm 2025 đạt từ 80-85%.
Với hơn 59.500 tỷ đồng đầu tư cho phát triển ngành giai đoạn 2011-2020, hy vọng
ngành da giày Việt Nam sẽ có những bước tiến dài, trở thành ngành công nghiệp
xuất khẩu mũi nhọn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
21


Ngành Da giày cũng đầu tư mở rộng thêm trên 3.000 dây chuyền sản xuất
may mũ giày và các dự án sản xuất cặp, túi, ví. Các dự án đầu tư này được thực
hiện tại các vùng nông thôn, có khả năng cung cấp nhiều lao động. Đầu tư mới và
mở rộng trên 400 dây chuyền gò ráp và hoàn chỉnh giày dép.
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam qua các giai đoạn
Năm
2015
Kim ngạch XK da 10,4 tỷ USD

2020
16,5 tỷ USD

2025
24 tỷ USD


giày
Tỉ lệ nội địa hoá
60-65%
Tốc độ tăng trưởng 11,17%/năm
Lao động trực tiếp 838.000

75-80%
9,84%/năm
Trên 1 triệu

80-85%
7,2%/năm
1,16 triệu

(người)

3.2. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong
các doanh nghiệp da giày tại Việt Nam.
Thị trường da giầy thế giới ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt bởi các
nhà bán lẻ đang có xu hướng chuyển sang đầu tư sản xuất. Hiện nay, hầu hết các
khu vực trên thế giới đều có ngành sản xuất da giày với các mức độ khác nhau,
song tập trung chủ yếu tại khu vực châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Muốn phát triển bền vững, hiệu quả và có vị thế xứng đáng ở thị trường thế
giới các DN da giầy Việt Nam cần học cách marketing, tổ chức sản xuất, phân phối
sản phẩm… của các nhà sản xuất da giầy lớn trên thế giới để thoát khỏi cảnh gia
22


cụng cng nhanh cng tt. Khụng nờn sao chộp mu mó, kiu dỏng sn cú trờn th

trng (mc dự lm vic ny rt d v ớt tn kộm trong thi bui cụng ngh thụng
tin phỏt trin nh hin nay) vỡ nú khụng cú tớnh sỏng to, d gp rc ri phỏp lý liờn
quan n bn quyn v kiu dỏng cụng nghip, khụng bt kp th hiu ca ngi
tiờu dựng. Cng khụng nờn phỏt trin theo kiu ụm m mi th mt ớt m tp
trung chuyờn mụn húa vo mt lnh vc vỡ õy l xu hng phỏt trin hiu qu ca
cỏc nh sn xut quc t.
Kinh nghim thnh cụng trờn th quc t ca nhiu nh sn xut, xut
khu da giy ln trờn th gii l phi cú nh hng ton cu, t tng kinh doanh
phi c quc t húa mt cỏch linh hot
*Gii phỏp i vi doanh nghip:
Nm bt y cỏc thụng tin v th trng EU cú th nh ra cỏc quyt
nh chớnh xỏc trong xut khu ca doanh nghip. Nhng thụng tin quan trng nh
cỏc yờu cu i vi sn phm da giy khi tip cn th trng EU, thụng tin v nhu
cu, th hiu ngi tiờu dựng, vn húa cỏc nc thnh viờn
Đầu t đổi mới thiết bị, Công nghệ trong sản xuất, kinh doanh:
Thị trờng da giày có những đòi hỏi cao về hoạt động hậu cần. Tổng thời gian
bình quân để hoàn thành đơn hàng ngày càng đợc rút ngắn và độ tin cậy về giao
hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các nhà cung cấp cần phải rất linh hoạt, mềm
dẻo và thời gian đáp ứng (từ khi nhận đợc đề nghị báo giá đến khi nhận đơn mua
hàng) cần phải là tối thiểu và có thể kiểm soát. Do vậy, việc giao hàng theo đúng
thời hạn đã định là rất quan trọng. Cần phải giữ vững chấp hành về tiêu chuẩn chất
lợng. Trên thực tế, điều này sẽ thờng đồng nghĩa với việc đầu t mua thiết bị mới và
đầu t giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Chữ tín có tầm quan trọng đặc biệt đối với
các nhà xuất khẩu da giày từ các nớc đang phát triển vào thị trờng EU.

23


Phát triển và nâng cao trình độ nguồn nhân lực v khai thác tối đa lợi thế về
giá nhân công :

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng lực
cạnh tranh của DN. Trong xu thế hội nhập hiện nay, yêu cầu nâng cao trình độ ngời lao động cả về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp là
vô cùng cấp thiết. Ngời làm giao dịch thơng mại cần am hiểu về văn hoá, phong tục
tập quán, thói quen của ngời Châu Âu, các quy định của thị trờng này về nhóm
hàng da gầy, nắm vững các kỹ năng giao tiếp. Có nh vậy mới góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh cho DN, giúp DN thành công trên thị trờng EU
Từ ngày 1.1.2009, EU bắt đầu bỏ u đãi thuế quan (GSP) đối với mặt hàng da
giày VN. Nếu bãi bỏ GSP, lợi thế cạnh tranh về giá của sản phẩm da giày VN sẽ
suy giảm so với các nớc khác trong khu vực. Bình quân mỗi đôi giày xuất khẩu
phải tăng thêm thuế nhập khẩu vào EU từ 3,5-5%. Các nớc mà ngành da giày có
năng lực cạnh tranh so với ngành da giày VN hiện nay là Trung Quốc, Indonesia và
Bangladesh.
Tăng cờng công tác xúc tiến thơng mại:
Chi phí quảng cáo tại thị trờng EU rất đắt đỏ, song việc lựa chọn kỹ càng tạp
chí da giày phù hợp nhất có thể là một phơng pháp hiệu quả để đến đợc với những
khách hàng tiêu dùng tiềm năng mới. Doanh nghiệp có thể sử dụng báo chí để đợc
quảng cáo miễn phí bằng cách cung cấp cho báo giới một thông cáo báo chí.
Bằng Catalogue hoặc sách giới thiệu, doanh nghiệp có thể giới thiệu các bức
ảnh sắc nét về từng sản phẩm của mình cùng với thông tin về các đặc điểm kỹ thuật
chính và những lợi ích thiết thực có liên quan đến mỗi sản phẩm. DN sẽ sử dụng
hình ảnh này gửi cho khách hàng (có thể trong chiến dịch gửi th) hoặc giới thiệu
trong một buổi trình bày.
Ngoài ra, DN cũng cần quan tâm tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của mình thông
qua các loại sách giới thiệu khác nhau tại các cuộc hội chợ.
24


Đa dạng hoá phơng thức kinh doanh, lựa chọn những phơng thức kinh doanh
mang lại hiệu quả cao:
Từng bớc chuyển dần từ gia công sang tự doanh. Chuyển dần từ gia công cho

nớc thứ ba sang gia công cho các công ty EU rồi tự doanh. Chuyển từ gia công
thuần tuý (nớc ngoài cung cấp toàn bộ máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu) sang gia
công ở cấp độ cao (nớc ngoài chỉ cung cấp đơn hàng, cung cấp ý tởng, còn Việt
Nam tự lo toàn bộ nguyên liệu) sang tự doanh.
Phát triển hệ thống kênh phân phối:
Doanh nghip cn chỳ trng n kờnh phõn phi phự hp. Cỏc kờnh phõn
phi cú th trờn th trng EU l cỏc nh nhp khu, cỏc i lý, cỏc nh phõn phi
hoc cung ng trc tip.
Ngoài ra các DN cũng cần tuyệt đối tuân thủ những yêu cầu của thị trờng này
đối với mặt hàng da giầy nh: yêu cầu về nhãn mác hàng hoá, các sản phẩm phải đợc dán nhãn ghi rõ thành phần nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, nh mũi giày, lót
và đế giày. Các vật liệu cần phải đợc dán nhãn theo một trong bốn cách sau: da, da
thuộc, vật liệu dệt hoặc các nguyên liệu khác.
Nhà nớc cần mở rộng kênh thông tin, tăng cờng các hoạt động truyền thông,
giới thiệu về đất nớc, con ngời Việt Nam tại thị trờng EU. Khi ngời dân EU hiểu
hơn về VN thì sẽ quan tâm hơn đến hàng hoá của VN.
Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng ban hành các chính sách khuyến
khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ngành giày dép xuất khẩu nh đầu
t sản xuất nguyên liệu, phụ liệu, đồ trang trí; hình thành trung tâm nguyên phụ
liệu và thiết kế mẫu để chào hàng các bộ su tập trong nớc cho các hãng giày dép
có thơng hiệu ở nớc ngoài.

25


×