Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Giải pháp tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực tại tổng công ty dệt may nhật đan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.22 KB, 12 trang )

Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân
Khoa Kinh Tế và Quản Lý Nguồn Nhân Lực

Báo cáo kết quả nghiên cứu.
***
Đề tài: “Giải pháp tuyển mộ, tuyển chọn
nhân lực tại tổng công ty dệt may Nhật Đan”
***
Con người là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất cứ một tổ chức nào. Sự thành
công của bất kỳ một doanh nghiệp lớn hay nhỏ, phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và
hiệu suất làm việc của những người lao động. Mặt khác, khi một công nhân không
đủ trình độ được thuê một cách thiếu thận trọng vì lựa chọn kém thì anh ta trở
thành một gánh nặng cho doanh nghiệp. Vì vậy, muốn có được một đội ngũ lao
động tốt trong mỗi doanh nghiệp, để có thể đưa doanh nghiệp đi đến thành công thì
công tác tuyển dụng luôn là vấn đề quan trọng.
Dệt may là một ngành đặc biệt quan trọng với đất nước ta hiện nay, nên em đã
chọn đề tài nghiên cứu là:”Giải pháp tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực tại tổng
công ty dệt may Nhật Đan”.
1


Chúng em chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Vân Thùy Anh đã giúp đỡ chúng
em rất nhiều để chúng em có thể hoàn thành đề tài môn học này. Tuy đã rất cố
gắng nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, chúng tôi mong sự góp ý của tất cả
mọi người có quan tâm đến đề tài này.

2


I.


Vài nét về Nhật Đan

Tổng công ty Dệt may thời trang Nhật Đan có quy mô khoảng 2000 lao động với 4
nhà máy.Tổng công ty Dệt may thời trang Nhật Đan là một doanh nghiệp nổi tiếng
với các sản phẩm thời trang chất lượng cao dành cho nam như sơ mi, veston. Văn
phòng tổng công ty đặt tại thị trấn Đức Giang cùng với hai nhà máy. Hai nhà máy
khác đang hoạt động tại Hưng Yên, cách đó khoảng gần 40km.
Mở rộng sản xuất các mặt hàng thời trang cao cấp dành cho nữ với thương hiệu
Marilyn là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của Nhật Đan.
Tuy nhiên có một số vấn đề về nguồn nhân lực cho nhà máy mới đang làm đau đầu
các nhà quản lý cấp cao của Nhật Đan. Nhà máy mới dự kiến sẽ cung cấp khoảng
300 vị trí việc làm cho người dân Hưng Yên và một số tỉnh lân cận.
Nhật Đan không chỉ là cánh chim đầu đàn trong ngành mà còn có danh tiếng về
chính sách đãi ngộ với nhân viên và các chương trình đào tạo cho nhân viên.

3


II.
1.





2.







III.
1.

Một sô thuận lợi và khó khăn khi mở nhà máy mới tại Hưng Yên.
Thuận lợi.
Thứ nhất, Nhật Đan đã có hai nhà máy tại Hưng Yên nên thị trường lao động
ở đây đượng nhiên là nắm rõ.
Thứ hai, do là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong ngàng dệt may
nên Nhật Đan sẽ có nhiều mối quan hệ tốt với chính quyền các cấp tại Hưng
Yên.
Thứ ba, nhà máy mới đặt tại Hưng Yên, gần với hai nhà máy cũ nên thuận
lợi trong việc luân chuyển nhân viên.
Thứ tư, danh tiếng của Nhật Đan đã được khẳng định nên có thể thu hút
nguồn nhân lực chất lượng.
Khó khăn
Thứ nhất, do trước đây Nhật Đan chỉ nổi tiếng với các sản phẩm thời trang
cao cấp dành cho nam nên khỉ mở rộng thị trường sang lĩnh vực thời trang
cao cấp dành cho nữ thì sẽ mất thời gian để khẳng định vị trí trong làng thời
trang nữ vốn đã có rất nhiều đối thủ mạnh.
Thứ hai, Nhật Đan chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo công nhân
may mặc dành cho nữ, việc làm thế nào để đào tạo được 300 lao động có
trình độ chuyên môn cao là cả một thách thức.
Thứ ba, việc Nhật Đan mở nhà máy mới tại Hưng Yên thu hút được sự quan
tâm của chính quyền nên đây cũng là một thách thức trong việc tuyển dụng
nhân lực.

Bản mô tả công việc, yêu cầu của công việc với người thực hiện và tiêu
chuẩn thực hiện công việc để phục vụ cho công tác quản lý nhà máy.

Quản Đốc.
4


Chức danh công việc: Quản đốc
Báo cáo với: Quản lý sản xuất
Bản mô tả công việc



Lập kế hoạch sản xuất và tổ chức công việc theo quy trình công nghệ, đơn đặt
hàng, kế hoạch được giao:
• Cân đối năng lực sản xuất của nhà máy, chủ động đề xuất các phương án
nâng cao hệ số khai thác, sử dụng máy móc và nhân lực trong nhà máy.
• Lập kế hoạch sản xuất cho nhà máy theo kế hoạch tổng thể.
• Triển khai các kế hoạch sản xuất, tổ chức phân công, giao việc hằng ngày cho
các tổ và nhân viên nhằm đảm bảo sử dụng tối ưu máy móc, thiết bị.
• Đôn đốc và kiểm tra các tổ của nhà máy thực hiện theo đúng quy trình công
nghệ, đảm bảo theo đúng tiến độ.
Quản lý và phát triển đội ngũ công nhân viên, đáp ứng các yêu cầu, chức năng,
nhiệm vụ:
• Rà soát, xác định nhu cầu số lượng và chất lượng nhân sự, đề xuất tuyển
dụng.
• Đào tạo, huấn luyện và hướng dẫn nhân viên.
• Phối hợp với các bộ phận liên quan nhằm duy trì hoạt động sản xuất hoặc sửa
đổi các kế hoạch hoạt động
• Đánh giá thực hiện công việc định kỳ.
• Khuyến khích, động viên, nhắc nhở và đề xuất khen thưởng trên cơ sở kết
quả thực hiện công việc của nhân viên và quy định của nhà máy.
Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, nhằm giảm tỷ lệ sai hỏng của sản

phẩm và tăng hiệu quả sử dụng vật tư, máy móc, nhân lực:
• Hướng dẫn, giải quyết các vấn đề phát sinh về kỹ thuật trong quá trình gia
công sản xuất và tham mưu, đề xuất với Giám đốc nhà máy phương pháp
thực hiện.
• Chỉ đạo triển khai công việc theo đúng quy trình kỹ thuật - công nghệ đã
duyệt; phát hiện các sai sót, hạn chế của kế hoạch thực hiện; hướng dẫn điều
chỉnh, cải tiến kịp thời.
Tổ chức thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị, tổng hợp, báo cáo về hệ
thống trang thiết bị, máy móc của nhà máy và đề xuất mua sắm, sửa chữa:
• Nghiên cứu, cập nhật các kỹ thuật, phương pháp sản xuất mới
• Đôn đốc thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cao năng suất máy móc,
5


thiết bị. Quản lý hồ sơ và lập kế hoạch duy trì máy móc, thiết bị của xí
nghiệp.
• Phụ trách công tác An toàn lao động, Vệ sinh công nghiệp, Phòng chống
cháy nổ tại các tổ sản xuất, đảm bảo ngăn ngừa hiệu quả các nguy cơ mất an
toàn lao động có thể xảy ra
Thực hiện chế độ Báo cáo công việc và các công việc khác theo phân công:
• Lập Báo cáo định kỳ và bất thường về công việc, tiến độ của xí nghiệp, cá
nhân.
• Thực hiện các dự án đặc biệt khi được yêu cầu.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công.
Các yêu cầu của công việc







Kiến thức: Có kiến thức cơ bản về quản lý lao động, hiểu biết quy định của
nhà nước về các hoạt động kinh doanh, hiểu biết pháp luật và các quy định
về lao động. có kiến thức về ATLĐ, PCCC, quản lý SX.
Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các phương pháp quản lý lao động. Có khả
năng giao tiếp và quan hệ con người.
Giáo dục: Tốt nghiệp đại học hoặc tương đương về quản lý nguồn nhân lực
hoặc kinh tế lao động hoặc quản trị kinh doanh.
Kinh nghiệm: Có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhân
sự học quản trị kinh doanh. Từng quản lý lao động trong lĩnh vực may mặc.
Tiêu chuẩn thực hiện công việc

Mỗi tuần báo cáo tình hình một lần( năng xuất, máy móc, thiết bị, công
nhân)
• Không có sự mẫu thuẫn giữa các công nhân, đảm bảo công nhân thực hiện
đúng các quy tắc về An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống
cháy nổ.
• Không có sự phản ánh của công nhân về thái độ làm việc, thời gian.
• Hoàn thành tiến độ sản xuất được giao.
• Không quá 0.5% sản phẩm của công nhân kém chất lượng.
• Các sự cố về máy móc, trang thiết bị được phát hiện kịp thời.
• Khối lượng công việc, tiến độ công việc được thực hiện hiệu quả và đúng
theo quy trình công nghệ.
2. Nhà thiết kế thời trang.
Bản mô tả công việc:


6



Nhiệm vụ chính, bao gồm:
• Hỗ trợ đội thiết kế phân tích đối thủ cạnh tranh, thiết kế, chất liệu, thị trường
và các nghiên cứu về xu hướng sống ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản
phẩm từ bản tóm tắt sản phẩm, bảng thông báo, khái niệm sản phẩm, quá
trình hình thành mẫu đến việc sản xuất hỗ trợ bán hàng trực quan.
• Có hiểu biết sâu sắc về khách hàng, thói quen tiêu dùng bán lẻ, định vị
thương hiệu liên quan đến phân loại khách hàng và xu hướng thị trường.
• Có khả năng thực hiện những ý tưởng thông qua khái niệm để thương mại
hóa.
Trách nhiệm kĩ thuật, bao gồm:
• Hình thành ý tưởng và chuyển tải ra bản vẽ tay rồi sử dụng phần mềm
Adobe Illustrator để thực hiện bản vẽ kĩ thuật.
• Hỗ trợ cả thiết kế và các khía cạnh kĩ thuật của phát triển sản phẩm.
• Gợi ý về chất liệu cho thiết kế, phụ liệu và các trang trí cho sản phẩm.
• Có khả năng chuyển thể các thiết kế có sẵn để sản xuất hàng loạt.
• Trách nhiệm quản lý bộ phận, bao gồm:
• Trao đổi với bộ phận kinh doanh của Công ty trong suốt quá trình phát triển
sản phẩm để đảm bảo sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu đề ra.
• Hỗ trợ bộ phận kỹ thuật trong việc phát triển mẫu đúng với thiết kế bằng
cách đưa ra ý kiến/hướng dẫn về độ vừa, các chi tiết và sự thích nghi.
• Thường xuyên giám sát việc thực hiện mẫu và quá trình sản xuất.
• Đảm bảo các bộ phận có liên quan được thông báo về tình trạng của mỗi sản
phẩm.
Ngoài ra, trách nhiệm của Nhà thiết kế còn bao gồm:
• Phối hợp để sáng tạo/cải thiện những ứng dụng mới, quá trình cũng như các
ứng dụng thiết kế mới để tăng khả năng tồn tại về mặt thiết kế/kĩ thuật của
sản phẩm.
• Đảm nhiệm các công việc khác do Trưởng bộ phận thiết kế giao cho.
Các yêu cầu công việc:
• Phải yêu thích thời trang.

• Phải biết lắng nghe và cởi mở với các gợi ý của các thành viên đội khác.
• Làm việc theo nhóm, thích nghi làm việc trong một môi trường đa văn hóa.
• Phải hoàn thành công việc theo đúng tiến độ yêu cầu.
• Có khả năng chủ động hoàn thành nhiều nhiệm vụ trong một môi trường làm
việc tốc độ cao
• Phải hiểu các thiết kế từ góc độ kĩ thuật để chuẩn bị các thông số kĩ thuật
cho các thiết kế
• Có kiến thức về kĩ thuật thiết kế, các phương tiện và các nguyên tắc sản xuất
liên quan bao gồm các kế hoạch kĩ thuật chính xác, bản vẽ và các mô hình.
7


Có đầu óc sáng tạo, có khả năng tổ chức và giao tiếp tốt (cả viết và nói), và
có các kĩ năng sử dụng máy tính.
• Phải là người làm việc chăm chỉ và đáng tin cậy.
• Bằng tốt nghiệp về thiết kế thời trang từ loại khá trở lên, hoặc có kinh
nghiệm làm việc tương tự hay có portfolio chuyên nghiệp.
• Có phẩm chất nghề nghiệp nhất quán cao.
• Yêu cầu khả năng tiếng Anh và tiếng Việt tốt (viết và nói).
Tiêu chuẩn thực hiện công việc:
• Mỗi tuần có ít nhất 2 mẫu thiết kế mới.
• Mỗi tháng có ít nhất 2 mẫu thiết kế được đưa vào sản xuất.
• 100% thiết kế đưa vào sản xuất được khách hàng chấp nhận.
• Mỗi tháng phối hợp với shop online chụp ảnh sản phẩm mới một lần.
• Truyền đạt ý tưởng trang trí cho Trưởng phòng sản xuất 1 lần.


IV.

Giải pháp tuyển mộ nhận lực cho nhà máy.


Xây dựng chiến lược tuyển mộ.
Trước hết ta cần xác định nguồn tuyển mộ bao gồm: Nguồn nhân lực bên trong tổ
chức và Từ bên ngoài tổ chức.


Ở các vị trí cao trong nhà máy mới(Giám đốc, quản lý phân xưởng,….) ta sẽ
xác định nguồn mộ chủ yếu là những cán bộ cấp cao trong nhà máy cũ,
những người này đã thấm nhuần tư tưởng của Tổng công ty, có kinh nghiệm
làm việc nên sẽ mang lại sự yên tâm và hiệu quả trong những ngày đầu mới
thành lập nhà máy, tránh tình trạng thời gian đầu nhà máy mới làm việc
không hiệu quả. Đối với những người được tuyển chọn ta cho họ tham gia
một khóa học về ngành thời trang nữ. Tuy vậy, ta cũng không nên bỏ qua
những người có tài ở bên ngoài, do vậy ta cần thu hút thêm những lao động
có trình độ cao từ bên ngoài.

Để thu hút những nguồn nhân lực cho những vị trí này, ta có thể sử dụng các
phương pháp sau:
8




Thông qua các bản thông báo tuyển mộ. Gửi cho tất cả các nhân viên trong
tổ chức, ghi rõ những vị trí cần tuyển và yêu cầu về trình độ.
Qua sự giới thiệu của các cán bộ.
Thông qua các phương tiện truyền thông như: Các kênh của đài truyền
hình(VTV, các đài truyền hình địa phương), trên các báo,….
Thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm.
Chúng ta chỉ tuyển mộ từ nguồn bên ngoài chúng ta sẽ dành cho những vị trí

là những công nhân đứng máy và những nhà thiết kế.

Để thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài ta có thể sử dụng các phương pháp sau:
-

Thông qua các phương tiện truyền thông như: Các kênh của đài truyền
hình(VTV, các đài truyền hình địa phương), trên các báo,….
Thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm.
Cử cán bộ tới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề,……..

Tỷ lệ sàng lọc dự kiến của công nhân đứng máy:
Số người phỏng được phỏng vấn/số người được mời đến vòng tiếp theo la 4/1
Số người được mời đến/sô người được đề xuất tuyển là 2/1
Số người được đề xuất tuyển/số người được chấp nhận là 2/1
Nơi tuyển mộ:
-

Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, nghể,………..
Các trung tâm giới thiệu việc làm.
UBND các cấp của tỉnh Hưng Yên, chúng ta đã có hai nhà máy ở địa bàn
tỉnh Hưng Yên nên chúng ta có thể dựa vào mối quan hệ với chính quyền để
thu hút mọi người.

Thời gian tuyển mộ:
Chúng ta sẽ tiến hành hoạt động tuyển mộ trước khi nhà máy khánh thành 2-3
tháng. Đảm bảo khi nhà máy thành lập thì có ngay lực lượng lao động, tránh lãng
phí thời gian.

9



V.
1.

Quy trình tuyển chọn và các phương pháp tuyển chọn phù hợp
Tuyển chọn bộ máy quản lý nhà máy(10 người)

Tuyển chọn các vị trí:
-

Giám đốc điều hành nhà máy
Quản lý các bộ phận của nhà máy như: Nhân sự, tài chính, sản xuất,…..

Đây là khâu tuyển chọn các cán bộ cấp cao cho nhà máy, theo như giải pháp tuyển
mộ thì chúng ta thực hiện những bước sau:
2.

Sàng lọc đơn xin việc
Tiếp đón và phỏng vấn sơ bộ
Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp
Tham quan công việc
Ra quyết định
Tuyển chọn công nhân đứng máy(300 người)

Đây là lực lượng đông đảo nhất tham gia xin việc, do vậy ta cần thực hiện các
bước sau:
3.

Sàng lọc qua đơn xin việc
Trắc nghiệm nhân sự trong tuyển chọn

Phỏng vấn theo nhóm
Thẩm tra các thông tin của ứng viên
Khám sức khỏe và đánh giá thể lực của các ứng viên
Tham quan công việc
Ra quyết định
Tuyển chọn nhà thiết kế thời trang nữ(5 người)

Trong lĩnh vực thời trang thì khâu thiết kế là một khâu vô cùng quan trọng, có
những mẫu thiết kế tốt thì mới có thể phát triển được, vì thế khi tuyển chọn nhà
thiết kế thời trang ta thực hiện các bước sau:
-

Sàng lọc qua đơn xin việc
Tiếp đón và phỏng vấn sơ bộ
Trắc nghiệm năng khiểu và khả năng
Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp
Thử việc
Tham quan công việc
Ra quyết định
10


11


Thành viên nhóm:
1.
2.
3.
4.


Đinh Quang Thảo
Nguyễn Đại Thành
Đàm Trọng Thành
Triệu Văn Thành

12



×