Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phân tích và lựa chọn các phương án xuất khẩu may mặc sang thị trường mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.12 KB, 25 trang )

MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

I.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VIỆT TIẾN
Được thành lập từ năm 1976, Công ty may Việt Tiến với tiền thân là một nhà
máy nhỏ mang tên “Thái Bình Dương Kỹ Nghệ Công Ty”, với thiết bị cũ kỹ lạc hậu,
lúc đầu chỉ có hơn 100 lao động, chủ yếu là may gia công xuất khẩu. Nhưng sau hơn
30 năm xây dựng và phát triển, dưới sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể
CBCNV, Công ty may Việt Tiến đã mở rộng, phát triển lên thành Tổng công ty may
Việt Tiến, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, bao gồm 12 xí nghiệp,
17 công ty con và công ty liên kết, với tổng số CBCNV là 21.600 người. Và đến ngày
30/8/2007 Bộ trưởng Bộ Công Thương chính thức quyết định chuyển Tổng Công Ty
May Việt Tiến thành Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến hoạt động theo mô hình
Công ty Mẹ - Công ty Con.
Thương hiệu "Việt Tiến" được xây dựng ngay từ khi công ty được thành lập
với ý nghĩa Việt là Việt Nam, Tiến là Tiến lên - Công ty sẽ cùng đất nước Việt Nam
tiến lên trong thế kỉ mới.
II.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH MỸ
1.Môi trường chính trị và pháp luật
1.1.Môi trường chính trị
Hoa Kỳ có một cấu trúc chính trị phức tạp, với quyền phán xét đối với một
hoạt động hay một bang được chia cho nhiều cơ quan có thẩm quyền ra quyết định
khác nhau, một số cơ quan được bầu ra, một số là do chỉ định. Vì hệ thống chính trị với
bộ máy nhà nước có cấu trúc phức tạp nên việc giải quyết một vấn đề nào đó cũng rất
phiền phức. Nhưng có một điểm nổi bật chính là dân chủ, chính quyền chịu nghe ý
kiến của dân. Một cơ hội mà Việt Nam có được từ chính quyền Mỹ là một quan hệ tốt
cả về chính trị lẫn kinh tế. Đây là cơ hội trong việc xúc tiến hoạt động thương mại với
Mỹ để nhận được những ưu đãi và gia nhập vào các hiệp hội kinh tế của Mỹ để có
nhiều cơ hội phát triển hơn về sau.
1.2.Môi trường pháp luật


1.2.1.Thuế quan
Thuế nhập khẩu tuỳ thuộc vào phân loại sản phẩm theo hệ thống thuế điều
hoà của Hoa Kỳ mà cơ quan thuế sẽ tính cho các sản phẩm. Từ sau khi hiệp định
Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 1


MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết ( sau năm 2000) Việt Nam
được hưởng quy chế tối huệ quốc MFN, thuế quan đối với hàng dệt may xuất khẩu của
Việt Nam sang Hoa Kỳ đã giảm từ 40% xuống còn 20%. Như vậy, giảm thuế quan làm
cho giá hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam và Hoa Kỳ giảm rất nhiều và góp phần
nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.
Loại thuế mà bất kỳ doanh nghiệp nào ở quốc gia nào cần chú ý nhất là thuế
chống bán phá giá và thuế đối kháng. Thuế chống bán phá giá (antidumping dutiesAds ) là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu để bán ở Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá trị
đúng của thị trường ( tức là thấp hơn giá bình thường ở nước sản xuất và nước sản xuất
là nước có nền kinh tế thị trường ). Còn thuế đối kháng ( countervailing duties- CVDs )
là thuế đánh vào hàng hoá được hưởng trợ cấp xuất khẩu mà chính phủ nước đó cấp
cho người xuất khi xuất khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ, việc trợ cấp này làm cho giá hàng
thấp một cách giả tạo và gây thiệt hại cho người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Theo quy định của luật pháp thì Bộ Thương Mại Hoa Kỳ chịu trách nhiệm
theo dõi các luật chống bán phá giá và luật thuế đối kháng. Khi xác định có tình trạng
này thì Bộ Thương Mại sẽ áp dụng mức thuế chống phá giá và thuế đối kháng cho
hàng nhập khẩu đó.
Uỷ Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ ( ITC) chịu trách nhiệm xác định
những thiệt hại do việc bán phá giá và trợ cấp giá gây ra, do một ngành công nghiệp

của Hoa Kỳ có liên quan đến mặt hàng bị tố cáo. Các cơ quan Hải Quan Hoa Kỳ có
trách nhiệm đánh thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng với mức do Bộ Thương
Mại xác định và sau khi nhận được xác nhận của Uỷ Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa
Kỳ về vấn đề này là đúng.
Trên thực tế, Mỹ rất hay áp dụng hai luật thuế này nhằm ngăn chặn hàng
nhập khẩu ồ ạt vào Mỹ với giá rẻ, tổn hại đến các ngành sản xuất trong nước và hầu
như là các doanh nghiệp Mỹ đều thắng kiện. Một ví dụ điển hình cho các doanh nghiệp
Việt Nam là vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa. Các doanh nghiệp sản xuất thuỷ sản
Mỹ đã thắng kiện trong vụ này và hàng Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá.
Chính vì thế mà trước khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp xuất
khẩu hàng dệt may Việt Nam cần nghiên cứu kỹ về vấn đề này và học hỏi kinh nghiệm
của các doanh nghiệp đi trước.
Về ưu đãi thuế quan, Mỹ có hai ưu đãi lớn nhất về thuế quan cho các nước
thông qua Quy chế Tối Huệ Quốc ( MFN) và hệ thống Ưu đãi thuế quan phổ cập
(GSP). Quy chế Tối Huệ Quốc ( hay còn gọi là quan hệ thương mại bình thường NTR )
Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 2


MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

là Hoa Kỳ sẽ dành đối xử bình đẳng về thương mại ( đặc biệt là thuế quan ) giữa các
nước được hưởng quy chế MFN.
Hiện nay, Hoa Kỳ đã dành quy chế MFN cho tất cả các nước đã ký Hiệp
định GATT 1947, tất cả các thành viên WTO và hầu hết các quốc gia mà tuân thủ điều
khoản Jackson-Vanik đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Việt Nam
đã được hưởng quy chế này từ khi hiệp định song phương có hiệu lực 10/12/2001. Các

nước chưa được hưởng quy chế này phải chịu mức thuế suất phi tối huệ quốc ( NonMFN ) nằm trong khoảng 20-110% cao hơn nhiều so với thuế suất MFN. Còn hệ thống
Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là hệ thống ưu đãi đơn phương không kèm các điều
kiện có đi có lại mà Luật Thương Mại Hoa Kỳ cho phép Tổng Thống Mỹ toàn quyền
dành cho các nước phát triển ưu đãi thuế quan bằng không đối với một số sản phẩm từ
nước đó vào Mỹ và có toàn quyền rút bỏ. Hiện nay, Mỹ đã áp dụng chế độ ưu đãi này
cho trên 4450 sản phẩm từ trên 150 nước và lãnh thổ đang phát triển trong đó có các
nước Thái Lan, Malaysia, ấn Độ, Pakistan, Philipines là những nước xuất khẩu hàng
dệt may rất mạnh vào Mỹ.
Sau hiệp định thương mại Việt – Mỹ và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO,
Việt Nam đã được hưởng cả hai loại ưu đãi này.
1.2.2.Hạn nghạch
Hạn ngạch nhập khẩu ( import quota ) bán hàng theo luật, chỉ thị hoặc công
bố bởi cơ quan có thẩm quyền do luật pháp quy định với mục đích kiểm soát số lượng
nhập khẩu mặt hàng nào đó trong một thời gian nhất định.
Hầu hết các hạn ngạch nhập khẩu do Cục Hải Quan Hoa Kỳ ( US Custom Service )
quản lý. Cục Trưởng Cục Hải Quan kiểm soát việc nhập khẩu hàng theo hạn ngạch
nhưng không có quyền cấp hay tăng, giảm hạn ngạch.
Hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ được chia làm hai loại:
• Hạn ngạch thuế quan( Tariff- Rate Quota ):
Quy định số lượng mặt hàng đó được nhập khẩu vào Hoa Kỳ với mức thuế
giảm trong một thời gian nhất định. Hạn ngạch này không hạn chế về số lượng nhập
khẩu mặt hàng này nhưng nếu số lượng vượt quá quota cho thời gian đó sẽ bị đánh
thuế nhập khẩu cao hơn. Thông thường, hạn ngạch này do Tổng Thống Mỹ công bố
theo các thoả thuận thương mại phù hợp với luật thương mại.
• Hạn ngạch tuyệt đối ( Absulute Quota):
Là hạn ngạch giới hạn về số lượng hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, nếu số
lượng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào Hoa Kỳ trong thời hạn
Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 3



MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

nhất định. Nhìn chung, Hoa Kỳ không giới hạn về hạn ngạch trừ khi trong Hiệp định
hàng dệt may ký giữa Hoa Kỳ và các nước có quy định điều này. Tuy nhiên, nếu không
có hiệp định dệt may thì theo Luật thương mại Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ vẫn có
quyền đơn phương áp đặt các hạn ngạch mang tính hạn chế đối với các loại hàng dệt
may.
Hạn ngạch hàng dệt may cũng có hai loại như trên nhưng ngoài ra hàng dệt
may muốn xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải có Visa dệt may. Visa dệt may là một ký hậu
dưới dạng một tem, dấu do một chính phủ nước ngoài đóng trên hoá đơn hoặc trên giấy
phép xuất khẩu. Visa được dùng để kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm dệt may, ngăn
cấm nhập khẩu hàng hoá trái phép ( chống chuyển tải bất hợp pháp và giao hàng sai
hạn ngạch ) vào Hoa Kỳ. Hiện nay, Hoa Kỳ đang áp dụng hệ thống thông tin Visa điện
tử “ELVIS”, quy định về việc chuyển các thông tin Visa bằng điện tử liên quan đến
hàng dệt từ một quốc gia nào đó cho Hải quan Hoa Kỳ và Việt Nam là một trong
những nước áp dụng hình thức này.
1.2.3.Các quy định khác
1.2.3.1.Quy định về xuất xứ hàng Dệt May.
Hàng Dệt May nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo những quy định nghiêm
ngặt về tờ khai xuất xứ hàng hoá. Tờ khai xuất xứ hàng hoá phải được đính kèm với lô
hàng xuất vào Mỹ. Quốc gia cuối cùng nơi mà lô hàng Dệt May được xuất khẩu vào
Hoa Kỳ không nhất thiết là nơi xuất xứ hàng hoá. Một sản phẩm hàng Dệt May nhập
vào Mỹ được xem là một sản phẩm của một lãnh thổ hay quốc gia nhất định là nơi duy
nhất mà sản phẩm đó được trồng, chế biến hay chế biến toàn bộ.
1.2.3.2.Quy định về nhãn mác
Ở Mỹ, luật áp dụng chủ yếu về nhãn mác hàng dệt may là luật xác định sản

phẩm sợi dệt và luật nhãn hiệu sản phẩm bằng len năm 1939. Hầu hết các sản phẩm
sợi, dệt khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải được đóng dấu, niêm phong kín và ghi
nhãn. Nhãn mác phải được ghi rõ ràng, không tẩy xoá và ghi những thông tin: Tên
riêng các loại sợi và tỷ lệ phần trăm trọng lượng, tên của nhà sản xuất, tên quốc gia sản
xuất,...
1.2.3.3.Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội.

Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 4


MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

2.Môi trường kinh tế
Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nền công nghiệp hùng
mạnh, nền nông nghiệp hiện đại và là trung tâm thương mại- tài chính của thế giới
2.1. Môi trường kinh tế có tính mở cao
Mỹ là quốc gia đi tiên phong trong việc ủng hộ tự do hóa thương mại, vì vậy
các quy chế về xuất nhập khẩu mà quốc gia này đang áp dụng đều phù hợp với những
nguyên tắc cơ bản của WTO, đây là quốc gia nhập khẩu với khối lượng lớn các mặt
hàng may mặc, giày dép…trong đó có nhiều mặt hàng tiêu dùng thông thường mà Mỹ
hầu như không sản xuất. Một thực tế là sự phát triển của nền kinh tế Mỹ đã liên tục
đóng góp cho sự phát triển toàn cầu nhờ duy trì chính sách mở cửa thị trường. Thông
qua chính sách mở cửa của mình, các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng Mỹ có
thể tiếp cận hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài với những điều kiện ưu đãi nhất. Trong
hầu hết các chính sách phát triển kinh tế, Mỹ luôn chủ trương đặt hệ thống thương mại
đa phương vào trung tâm các quan hệ thương mại quốc tế của mình, luôn có xu hướng

mở cửa thị trường một cách cao độ thông qua các cuộc đàm phán từ song phương cho
tới khu vực để đạt tới một chiến lược tự do hóa thương mại mang lại nhiều lợi ích quốc
gia nhất.
Tính mở cửa thị trường còn được thể hiện ở thị hiếu cũng như những yêu cầu
trong tiêu dùng của người Mỹ không quá khắt khe, nhu cầu tiêu dùng nhiều nhưng họ
không qua kỹ tính như người tiêu dùng EU hay Nhận Bản. Mặt khác là đất nước đa sắc
tộc, các tầng lớp dân cư trong xã hội cũng có sự phân hóa nhất định, vì vậy nhu cầu
tiêu dùng của các tầng lớp khác nhau cũng khác nhau, hàng hóa bán trên thị trường Mỹ
cũng đa dạng phong phú cả về chủng loại lẫn chất lượng. Sức tiêu thụ hàng hóa trên thị
trường Mỹ là vô cùng hấp dẫn với bất kỳ nhà xuất khẩu nước ngoài nào. Có thể thấy,
những mặt hàng mà Mỹ có kim ngạch nhập khẩu lớn như may mặc đều là những hàng
hóa Việt Nam có khả năng cung ứng tốt, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp
may mặc Việt Nam như Việt Tiến sẽ có thêm nhiều cơ hội kinh doanh tại thị trường
này
2.2. Tính quy chuẩn và thống nhất cao độ đối với các sản phẩm
Là thị trường rộng, sức mua lớn và nhu cầu đa dạng nhưng đồng thời cũng là
thị trường có những quy định tương đối chặt chẽ đối với hàng hóa nhập khẩu. Thông
thường hàng hóa được các doanh nghiệp Mỹ nhập về phải có khối lượng lớn, phải đảm
bảo đúng quy chuẩn, đúng thời hạn và đặc biệt là không phương hại đến lợi ích quốc
Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 5


MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

gia cũng như lợi ích của các công ty nhập khẩu. Hàng hóa trước khi đưa vào phân phối
đến tay người tiêu dùng phải được kiểm định chặt chẽ, chỉ khi đáp ứng được những

chuẩn mực nhất định mới được phép đưa vào lưu thông đến tay người tiêu dùng cuối
cùng. Ngoài ra, trong quá trình nhập khẩu hàng hóa vào thị trường nội địa, Mỹ cũng
đưa ra những quy định chung về cách tính giá trị hải quan, về nội dung hình thức của
một hóa đơn thương mại, đặc biệt vấn đề xuất xứ sản phẩm rất được coi trọng. Mức
thuế nhập khẩu được áp dụng khác nhau cho các hàng hóa đến từ các nhóm nước khác
nhau và một số mặt hàng còn chịu sự quản lý bằng hạn ngạch phân bổ theo quốc gia,
do đó việc xác định được xuất xứ hàng hóa là hết sức quan trọng
2.3. Hệ thống phân phối thống nhất và ổn định
Do đặc tính là thị trường lớn, thị hiếu tiêu dùng đa dạng nên việc cung ứng
các loại hàng hóa đến tay người tiêu dùng phải có quy mô tương ứng.Thực tế đã cho
thấy, hệ thống phân phối hàng hóa ở Mỹ phát triển ở trình độ cao và có một tổ chức
hoàn chỉnh. Tại Mỹ hiện nay có nhiều công ty lớn, vừa và nhỏ sử dụng các kênh phân
phối sản phẩm khác nhau. Các công ty lớn thường có hệ thống phân phối riêng và tự
mình thực hiện các khâu từ nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và tự động nhập
khẩu. Còn các công ty vừa và nhỏ thì vận động xung quanh hệ thống thị trường và
được hỗ trợ từ phía chính phủ. Các công ty vừa và nhỏ ở Mỹ tiến hành nhập khẩu hàng
hóa về và bán tại thị trường trong nước thông qua nhiều cách khác nhau: bán cho các
của hàng bán lẻ, bán cho các nhà phân phối, tiến hành bán lẻ trực tiếp….Khi nhắc tới
các kênh phân phối trên thị trường Mỹ không thể không nhắc tới vai trò của hệ thống
bán lẻ. Hiện nay Mỹ có trên 1,3 triệu doanh nghiệp bán lẻ chiếm khoảng 14,2% tổng số
việc làm ở Mỹ, riêng trong ngành may mặc đã có hàng nghìn cửa hàng bán lẻ quần áo
2.4. Cường độ cạnh tranh cao
Như đã biết, nhu cầu nhập khẩu của Mỹ hàng năm là lớn nhất thế giới, đây là
cái đích hướng tới của nhiều nhà xuất khẩu. Do đó trên thị trường này luôn có mặt của
rất nhiều nhà cung cấp lớn nhỏ từ khắp nơi trên thế giới, đó chính là nguyên nhân cơ
bản của sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà xuất khẩu với nhau, giữa nhà xuất khẩu với
nhà sản xuất nội địa, và trong những chiến lược cạnh tranh đó, giác cả và chất lượng là
hai yếu tố cơ bản nhất giữ vai trò quan trọng cần được các nhà xuất khẩu hàng may
mặc quan tâm. Trong hai yếu tố đó, giá cả đôi khi có sức cạnh tranh hơn so với chất
lượng sản phẩm bởi người tiêu dùng Mỹ thường không muốn trả tiền theo giá niêm yết,

hàng hóa bán tại thị trường Mỹ phải kèm theo dịch vụ sau bán hàng, số lượng và chất
Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 6


MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

lượng của những dịch vụ này có ý nghĩa quan trọng trong sự lựa chọn mua hàng của
họ. Do đó các nhà kinh doanh tại Mỹ phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt
2.5. Các hiệp hội kinh doanh và hệ thống tư vấn rất được đề cao
Mặc dù là thị trường có tính mở khá cao nhưng trên thực tế các chính sách thương
mại của quốc gia này vẫn mang xu hướng bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong
nước tương đối chặt chẽ và nghiêm ngặt. Điều này được thể hiện ở một số lượng lớn
các hiệp hội, các tổ chức của các nhà kinh doanh giữ vai trò hướng dẫn, phối hợp hoạt
động và bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp trong nước trước sự thâm nhập mạnh mẽ của
các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này vừa tạo ra những thách thức đồng thời cũng
tạo ra những cơ hội mà nếu một doanh nghiệp nước ngoài khai thác được thì sẽ có
được một sự đảm bảo vững chắc cho xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ là: thông
qua thiết lập mối quan hệ tốt đẹp bình đẳng với các tổ chức Hiệp hội ngành hàng ở Mỹ,
nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình những đối tác làm ăn là
các doanh nghiệp nội địa phù hợp nhất từ đó thiết lập quan hệ thương mại, cơ sở cho
việc mở rộng thị trường xuất khẩu, đây là cách tiếp cân thị trường đạt hiệu quả cao và
đảm bảo được sự tin cậy.
Hệ thống pháp luật Mỹ vốn rất phức tạp nên để có thể hiểu được những vấn
đề liên quan đến pháp luật cũng như có một sự đảm bảo vững chắc cho hoạt động kinh
doanh của mình, Việt Tiến nên lựa chọn cho mình những cố vấn pháp luật riêng, các
nhà nhập khẩu Mỹ luôn đề cao vai trò của các dịch vụ tư vấn đặc biệt là dịch vụ tư vấn

luật, họ muốn đối tác làm ăn của mình nắm vững cơ sở pháp lý cho các điểu khoản hợp
đồng. Do vậy, nhà xuất khẩu may mặc như Việt Tiến cần phải có sự hỗ trợ của các loại
hình dịch vụ này cho quá trình hoạt động của mình trong quan hệ làm ăn với đối tác
Hoa Kỳ, tuy nhiên cần phải tính toán cụ thể vì giá của những dịch vụ này ở Mỹ là
tương đối cao
3.Môi trường văn hóa
Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng
chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý
nói đến "văn hóa đại chúng Mỹ". Sự di dân gần đây hơn từ châu Á và đặc biệt là từ
châu Mỹ Latinh có nhiều ảnh hưởng rộng lớn. Kết quả sự trộn lẫn các nền văn hóa lại
với nhau có thể có đặc tính như là một cái nồi súp nấu chảy mọi thứ văn hóa thành một
thứ văn hóa chung mà người Mỹ thường gọi từ xưa đến nay là “melting pot”, hay là
một khái niệm mới “salad bowl” là một tô xà-lách trộn có đủ thứ rau, gia vị mà trong
Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 7


MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

đó những người di dân và con cháu của họ vẫn giữ các đặc tính văn hóa riêng biệt của
mình.
Không kể đến kiểu quần áo chỉnh tề nghiệp vụ, thời trang Hoa Kỳ có tính
trung hòa và thường là không nghi thức. Trong khi nguồn gốc văn hóa đa dạng của
người Mỹ phản ánh trong cách ăn mặc, đặc biệt là các di dân vừa mới đến gần đây: mũ,
giày cao bồi và áo khoác ngoài kiểu đi xe mô tô là hình tượng kiểu Mỹ đặc biệt, quần
áo Jeans rất phổ biến như quần áo lao động trong thập niên 1850 của thương nhân Levi
Strauss, một di dân Đức tại San Francisco, đã được giới trẻ Mỹ tiếp nhận một thế kỷ

sau đó. Hiện nay quần áo Jeans được mặc khắp nơi trên mọi lục địa bởi mọi giới và
mọi giai cấp xã hội. Song song với việc sử dụng làm quần áo thông dụng được bày bán
đầy ở các chợ, quần áo jeans có thể nói rằng là đóng góp chính yếu của văn hóa Mỹ
vào thời trang thế giới. Hoa Kỳ cũng là nơi đóng tổng hành dinh của nhiều nhãn hiệu
thiết kế hàng đầu như Ralph Lauren và Calvin Klein
Những đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử đã hình thành nên một thị trường
người tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất thế giới.Tài nguyên phong phú, không bị ảnh
hưởng nặng nề của hai cuộc chiến tranh thế giới cộng với chiến lược phát triển kinh tế
lâu dài đã tạo cho Mỹ một sức mạnh kinh tế khổng lồ và thu nhập cao cho người dân.
Với thu nhập đó, mua sắm đã trở thành nét không thể thiếu trong văn hoá hiện đại
của nước này. Cửa hàng là nơi họ đến mua hàng, dạo chơi, gặp nhau trò chuyện và mở
rộng giao tiếp xã hội. Qua thời gian người tiêu dùng Mỹ có một niềm tin gần như tuyệt
đối vào hệ thống các cửa hàng đại lý bán lẻ của mình, họ có sự đảm bảo về chất
lượng, bảo hành và các điều kiện vệ sinh an toàn khác. Điều này cũng làm cho họ có ấn
tượng rất mạnh với lần tiếp xúc đầu tiên với các mặt hàng mới. Nếu ấn tượng này là
xấu, hàng hoá đó sẽ khó có cơ hội quay lại. Vì vậy, sự xâm nhập của các nhà xuất khẩu
đơn lẻ thường không mấy khi đe doạ được sự hiện thương mại của những người đến
trước. Con đường mà các doanh nghiệp Nhật Bản đã đi thường tốn từ 10-20 năm để có
lòng tin giờ đây phần nào không còn tỏ ra thích hợp tại thị trường Mỹ.
Đối với đồ dùng cá nhân như quần áo, may mặc và giày dép, nói chung
người Mỹ thích sự giản tiện, nhưng hiện đại, hợp mốt và với yếu tố khác biệt, độc đáo
thì càng được ưa thích và được mua nhiều. Mọi người có thể mặc đồ gì họ thích. ở
những thành phố lớn, nam giới thường mặc comple, nữ giới mặc váy hoặc juyp khi đi
làm; trong khi đó ở nông thôn thì thường ăn mặc khá xuyềnh xoàng; quần jean và quần
Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 8


MARKETING QUỐC TẾ


Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

vải thô rất phổ biến. Tuy vậy, hầu hết người Mỹ kể cả lớn tuổi, ngoài giờ làm việc
thường ăn mặc thoải mái theo ý họ
Ở bang California cũng như ở Mỹ không có các lề ước và tiêu chuẩn thẩm
mỹ xã hội mạnh và bắt buộc như ở các nước khác. Các nhóm người khác nhau vẫn
sống theo văn hoá, tôn giáo của mình và theo thời gian hoà trộn, ảnh hưởng lẫn nhau,
tạo sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng ở Mỹ so với người tiêu dùng ở các nước
châu Âu. Cùng một số đồ vật nhưng thời gian sử dụng của họ có thể chỉ bằng một nửa
thời gian sử dụng của người tiêu dùng các nước phát triển khác. Với sự thay đổi luôn
như vậy, giá cả lại trở nên có vai trò rất quan trọng. Điều này giải thích tại sao hàng
hóa tiêu dùng từ một số nước đang phát triển chất lượng kém hơn nhưng vẫn có chỗ
đứng trên thị trường Mỹ vì giá bán thực sự cạnh tranh ( trong khi điều này lại khó xảy
ra tại châu Âu). Do vậy, nếu Việt Tiến xuất khẩu may mặc tại California với giá cả
cạnh tranh thì hoàn toàn có thể cạnh tranh tại thị trường này
California là một tiểu bang ven biển phía tây của Hoa Kỳ. Với dân số là 36
triệu người và diện tích 410.000 kilômét vuông (158.402 dặm vuông), California là
tiểu bang Mỹ đông dân nhất và lớn thứ ba theo diện tích. Năm 2006, California có
khoảng 36.132.147 người, tăng 290.109 người hay 0,8% so với năm 2005 và tăng
2.260.494 người hay 6,7% so với năm 2000. Với tỷ lệ tăng này, California đứng hàng
thứ 13 trong số các tiểu bang tăng dân số nhanh nhất. Số người tăng lên gồm 1.557.112
tăng trưởng tự nhiên (2.781.539 người sinh trừ 1.224.427 người chết) và 751.419
người nhập cư. California là tiểu bang đông dân nhất với trên 12% người Mỹ sống tại
đây. Nếu là một quốc gia riêng, California sẽ là nước đông dân thứ 34 trên thế giới.
Đặc biệt, California là nơi có khoảng 4,5 triệu người Mỹ gốc châu Á, đây là
nơi có tỉ lệ lớn nhất người Mỹ gốc châu Á so với bất cứ tiểu bang nào, tỷ lệ người Việt
sinh sống ở đây là một tỷ lệ không hề nhỏ.Đây là một môi trường thuận lợi để doanh
nghiệp dệt may Việt Tiến có thể khai thác và tận dụng lợi thế trong việc am hiểu văn
hóa tiêu dùng cũng như trong việc tham dự các hội chợ thương mại trong nước hoặc

vùng lân cận để có cơ hội gặp gỡ các nhà nhập khẩu tiềm năng
4.Phân tích đối thủ cạnh tranh
Trung Quốc:
Là nhà xuất khẩu hàng Dệt may lớn nhất của Mỹ.Đối với mặt hàng không
nhãn hiệu thì Trung Quốc đã là "thống soái" vì thế Việt nam không thể cạnh tranh nổi
trong phân khúc này. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nên kết hợp với một số công
Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 9


MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

ty Mỹ trong việc quảng bá, đóng gói bao bì sản phẩm... Đây là một đối thủ cạnh tranh
quá lớn của các DN dệt may Việt Tiến cũng như các DN Việt Nam nói chung, khi mà
Trung Quốc là nguồn cung cấp chính nguyên liệu đầu vào cho dệt may Việt Nam (70%
nguyên liệu đầu vào của dệt may VN là nhập khẩu), họ có kĩ thuật và công nghệ hơn
hẳn mình.
Tuy vậy, hàng dệt may Việt Nam vẫn có những lợi thế cạnh tranh nhất định
nhờ hàng dệt may của Trung Quốc đang gặp nhiều bất lợi khi xuất khẩu sang thị
trường Mỹ do tác động bởi đồng NDT có thể tăng giá. Bên cạnh đó, thị phần hàng dệt
may Trung Quốc tại Mỹ đã ở ngưỡng rất cao và chi phí sản xuất tại Trung Quốc đang
gia tăng nhanh. Một yếu tố khác mà chúng tôi gọi là yếu tố chính trị để giải thích cho
lý do tại sao thị trường Mỹ lại sẵn lòng chọn nhà cung cấp từ Việt Nam, rõ ràng là do
ảnh hưởng từ Washington. Do đó Việt Nam hiện đang trở thành một đối thủ cạnh tranh
đáng kể. Và Trung Quốc sẽ thận trọng hơn với Việt Nam nhất là trong việc cung cấp
nguyên liệu, và chuyển giao công nghệ v.v. vì thế điều cần thiết của các DN VN bây
giờ là cần tìm thêm các đối tác cung cấp nguyên liệu và chuyên giao công nghệ khác

ngoài trung quốc để tránh sự ảnh hưởng quá lớn từ Trung Quốc. Doanh nghiệp Việt
Tiến cũng như các DN VN nói cung cần thực hiện một số biện pháp như: thay vì sản
xuất các mặt hàng giá thành cao, tập trung vào những đối tượng khách hàng có nhu cầu
với những sản phẩm chất lượng trung bình trở lên, giảm sự cạnh tranh với những mặt
hàng thấp giá rẻ của Trung Quốc. Việc tham dự các hội chợ triển lãm sẽ giúp doanh
nghiệp Việt Nam có cơ hội quảng bá sản phẩm của mình một cách tốt nhất, thường
niên hàng năm hội chợ về may mặc và dày dép được tổ chức vào tháng 2 và tháng 8 tại
Mỹ.
Ngoài ra, thị trường này còn có rất nhiều đối thủ đến từ Ấn Độ, Philipin,
Indonesia,…
5. Phân tích hành vi người tiêu dùng ở khu vực xuất khẩu
Dân số Mỹ theo thống kê giữa năm 2009 là khoảng 301,461,533 người,
trong đó cơ cấu độ tuổi lao động, từ 18 đến 55 chiếm 58%. Trong nhóm tuổi này thì
nhu cầu về các sản phẩm may mặc công sở cao. Tuy nhiên, nhóm tuổi từ 40 đến 55
cũng chiếm đến 21%, trong nhóm tuổi này thì nhu cầu về nhà của và dành các khoản
chi phí khi về hưu là cao. Vì thế các khoản chi phí cho May Mặc là hạn chế hơn các
nhóm tuổi khác. Nên họ thường chọn các sản phẩm không quá đắt tiền và chất lượng
quá cao để phù hợp khả năng tri trả của họ.
Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 10


Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

MARKETING QUỐC TẾ

Nhóm tuổi từ 18 đến 40 là nhóm tiêu dùng quan trọng. Vì nhóm tuổi này
quan tấm đến thời trang, phong cách…hơn nữa họ có thu nhập cao và dành nhiều tiền
và thời gian cho tiêu dùng May Mặc .

Với người Mỹ, mua sắm là thói quen phổ biến nhất. Những lúc rảnh rỗi hay
muốn thư giãn sau những giờ làm việc, người Mỹ thường đến các cửa hàng, siêu thị để
mua những vật dụng cần thiết và những thứ mà họ thích, đặc biệt là các sản phẩm may
mặc. Năm 2000, người tiêu dùng Mỹ dành khoảng 251 tỷ USD cho tiêu dùng May
Mặc và mỗi năm tốc độ tăng chi tiêu cho May Mặc là 5.9% và con số này đến năm
2005 là khoảng 334,3 tỷ USD đây là thị trường tiêu thụ hàng May Mặc lớn nhất thế
giới với nhu cầu đa dạng và phong phú. Các cửa hàng cũng là nơi mà người dân có thể
trò chuyện và mở rộng quan hệ xã hội của mình. Tuy nhiên, với sự phổ biến của
internet và công nghệ thông tin cũng như sự phát triển của các hệ thống tương tác qua
tivi, điện thoại, người Mỹ đang dần hướng tới các phương thức mua bán khác. Mức
sống của người dân Mỹ cũng rất đa dạng nên tiêu dùng hàng dệt may cũng có nhiều
loại khác nhau từ hàng chất lượng cao với những hãng nổi tiếng đến hàng bình dân.
Sức tiêu dùng hàng dệt may của dân Mỹ cũng dẫn đầu thế giới và gấp 1,5 lần EU – thị
trường tiêu dùng hàng dệt may lớn thứ hai thế giới. Theo điều tra cho thấy, một người
phụ nữ Mỹ hàng năm mua trung bình 54 bộ quần áo. Do đó, thị trường Mỹ mở ra cơ
hội cho tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may.
III.PHÂN TÍCH NỘI BỘ VIỆT TIẾN
1.Khả năng hoạt động của Công Ty:
1.1.Nhân lực và nhà xưởng

STT ĐƠN VỊ

D.Tích
Lao MMTBỊ nhà
Mặt hàng
động các loại xưởng
(m2)

Năng lực(SP/Năm)


1.

MAY 1

960

665

6.672

Shirt

3.000.000

2.

MAY 2

990

655

6.672

Shirt

3.000.000

3.


SIG-VTEC

1.010 861

5.700

Jacket, sportwear

2.000.000

Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 11


Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

MARKETING QUỐC TẾ

4.

DUONGLONG 510

512

2.133

Dress pants

1.800.000


5.

VIỆT LONG

900

1.083

2.532

Khaki,dresspants,..

3.000.000

6.

VIMIKY

500

395

2.780

Suit

3.000.000

1.2.Nguồn lực vốn.

Vốn điều lệ : 230 tỷ đồng
Nhà xưởng:

55.709.32 m2

Thiết bị:

5.668 bộ

Lao động:

trên 20.000 lao động

1.3.Quản lý doanh nghiệp
Tăng cường công tác quản lý, tiến hành tái cơ cấu lại tổ chức, sắp xếp lại các
phòng ban chức năng, sáp nhập các xí nghiệp sản xuất theo phương châm “ Tinh gọn,
hiệu quả, chuyên môn hóa”.
Áp dụng triệt để các biện pháp tiết kiệm toàn diện, đặc biệt là tiết kiệm chi
phí sản xuất, chi phí tiêu thụ. Thực hiện tốt công tác quản trị chi phí.
Việc áp dụng công nghệ sản xuất mới theo phương pháp công nghệ Lean từ năm 2008
đến nay đã phát huy tác dụng làm cho năng suất lao động nâng cao rõ rệt ( tăng bình
quân 20% so với trước đây).
Thực hiện đầu tư chiều sâu bằng các máy móc thiết bị chuyên dùng nhằm
thay thế cho việc sử dụng nhiều lao động đồng thời đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày
càng cao của khách hàng.
1.4. Xây dựng Thương hiệu
Việt Tiến đang khép kín dãy hàng may mặc cung cấp cho người tiêu dùng
nội địa với những thương hiệu Sanciaro, Manhattan, TT-up dành cho người có thu
nhập cao. Việt Tiến, Viettien Smartcasual dành người có thu nhập từ trung bình đến
khá và Việt Long nhắm đến người tiêu dùng có thu nhập trung bình thấp đang chiếm số

đông.
Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 12


MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

Tuy thâm nhập sâu hơn với đối tượng khách hàng bình dân, nhưng Việt Tiến
luôn khẳng định việc lấy chất lượng sản phẩm là tiêu chí cạnh tranh hàng đầu. Việt
Tiến chỉ cung cấp những mẫu quần áo có chất lượng vải được kiểm nghiệm, cam kết
không có chất gây kích ứng da. Luôn luôn cải tiến mẫu mã sản phẩm, đa dạng màu sắc
quần áo. Nhờ đó, các sản phẩm thời trang Việt Tiến đã vượt qua được định kiến “chê”
hàng Việt Nam.
DN rất chú trọng đến các yếu tố như văn hóa từng vùng miền, thói quen ăn
mặc để đưa ra những dòng sản phẩm phù hợp nhất với thị hiếu của người tiêu dùng
Việt Nam. Nhất là các yếu tố kích cỡ, kiểu dáng của sản phẩm được thiết kế phù hợp
với kích cỡ và phong cách của người Việt Nam. VTEX đẩy mạnh thiết kế sản phẩm
thời trang để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, xây dựng thương hiệu phục vụ
cho nhiều đối tượng tiêu dùng ở nhiều phân khúc khác nhau. Những sản phẩm mang
thương hiệu của VTEX hiện có mặt ở tất cả các kênh phân phối hiện đại từ cửa hàng,
đại lý đến siêu thị với thiết kế thống nhất để người tiêu dùng dễ dàng nhận diện
1.5.Thị phần doanh nghiệp.
Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến, là doanh nghiệp thành công nhất trong
việc chiếm lĩnh thị thị trường nội địa, nhiều năm qua, DN đã thực hiện chiến lược phát
triển thị trường trong nước với mức tăng trưởng lên 40%. Ngoài 17 cửa hàng và gần
600 đại lý bán sản phẩm của Việt Tiến, DN này đang tiếp tục mở rộng, phát triển kênh
phân phối, đưa sản phẩm vào 48 trung tâm thương mại. Bên cạnh việc xây dựng chuỗi

cửa hàng, đại lý độc quyền bán sản phẩm may mặc của mình, Việt Tiến còn phối hợp
với các cửa hàng dệt may khác cùng phân phối các sản phẩm hàng may mặc Việt Nam
đến tay người tiêu dùng bình dân một cách rộng rãi hơn.
2. Phân tích SWOT.
2.1.Những thế mạnh (S)
• Ngành nghề kinh doanh đa dạng:
- Sản xuất quần áo các loại
- Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa
- Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các
thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng;
- Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong
lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện
Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 13


MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp);
máy bơm gia dụng và công nghiệp
- Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp
- Đầu tư và kinh doanh tài chính
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
• Sản phẩm:
Chất lượng tốt, đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng
- Thương hiệu VIETTIEN cho thời trang công sở (Office Wear).
- Thương hiệu Vee Sendy cho thời trang thông dụng (Casual Wear)

- Thương hiệu TT-up là thương hiệu thời trang cao cấp (High Class Fashion
- Hai thương hiệu thời trang cao cấp SAN SCIARO: (sản phẩm thời trang nam cao
cấp mang phong cách Ý) và MANHATTAN (sản phẩm thời trang nam cao cấp mang
phong cách Mỹ, thuộc tập đoàn Perry Ellis International và Perry Ellis Europe của Mỹ
được Việt Tiến mua quyền khai thác và sử dụng).
• Giá cả cạnh tranh:
Công ty phát triển theo hướng “đa giá”, tạo nhiều sự lựa chọn cho khách
hàng. Và để tăng số lượng bán ra, Việt Tiến không giảm giá sản phẩm mà tung ra các
dòng sản phẩm có giá trung bình.
Đầu năm 2010, Tổng Công ty may Việt Tiến chính thức ra mắt nhãn hiệu
mới, Việt Long - thời trang công sở gồm sơ mi, quần tây, áo thun, quần jeans, cà vạt…
dành cho người lao động, sinh viên, công chức… với mức giá hoàn toàn bình dân, từ
80.000 - 180.000 đồng/sản phẩm.
• Thị trường rộng lớn:
+ Thị trường nội địa:
Việt Tiến hiện có trên 1380 cửa hàng, đại lý phân bổ đều khắp các tỉnh thành trong
cả nước.
+ Thị trường xuất khẩu:
Việt Tiến hiện đang giao dịch với trên 50 khách hàng thuộc các nước
trên thế giới như: Mỹ, Canada, Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha….), Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indonesia….), Châu Úc…vv. Cơ cấu thị trường như sau: Nhật Bản: 31 %, EU: 27%, Mỹ:
27% và các nước khác: 15%.
Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 14


MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ


Là doanh nghiệp tiên phong trong việc đưa thương hiệu may mặc Việt Nam
ra nước ngoài. Năm 2010 công ty đã mở đại lí chính thức tại Campuchia và Lào để trực
tiêp giới thiệu sản phẩm Việt Tiến thay vì xuất khẩu qua trung gian.
• Quy mô lớn mạnh:
Tổng Công ty May Việt Tiến gồm 3 công ty con, 21 đơn vị sản xuất trực
thuộc, 14 công ty liên kết trong nước,7 công ty liên doanh với nước ngoài, tổng vốn
điều lệ 230.000.000.000 đồng
• Vị trí cao trên thị trường VN, thương hiệu uy tín, hình ảnh tốt:
Có thương hiệu lâu năm, khẳng định vị thế của mình qua các giải thưởng đã
đạt được như top 10 doanh nghiệp sao vàng đất việt, top 50 thương hiệu mạnh Việt
Nam,…Tổng công ty may Việt Tiến dẫn đầu top 7 doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện
của ngành may.
• Nhân viên:
Trình độ tay nghề cao, được công ty đào tạo để có thể ứng dụng trang thiết bị
mới vào sản xuất. Việt Tiến phát triển đội ngũ nhà thiết kế ngày càng hùng hậu, lên tới
40-50 người
• Chăm sóc KH tốt:
Việt Tiến quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu, thực hiện khuyến mãi, hậu
mãi, tạo những dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho khách hàng
• Trang thiết bị sản xuất hiện đại.
Việt Tiến nâng cấp phòng thử nghiệm nhằm nghiên cứu những sản phẩm
mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Việt Tiến đã đầu tư 10 triệu USD để tái đầu
tư trang thiết bị chuyên dùng hiện đại.
2.2. Những điểm yếu (W)
Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu được nhập từ
nước ngoài. Do đó, công ty có thể sẽ gặp phải rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế
giới có những biến động bất thường, dẫn đến việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào.
Lao động chủ yếu là phổ thông, lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm
còn chiếm tỷ lệ nhỏ

2.3. Những cơ hội (O)
• Chính sách hỗ trợ:

Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 15


MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy
hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm; đầu tư các công
trình xử lý nước thải; quy hoạch các cụm công nghiệp dệt; xây dựng cơ sở hạ tầng đối
với các cụm công nghiệp mới; đào tạo và nghiên cứu của các viện, trường và trung tâm
nghiên cứu chuyên ngành dệt may.
• Xã hội:
Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được phát
động, đã tạo thêm thời cơ mới để phát triển thị trường dệt may trong nước đầy tiềm
năng
• Nhu cầu xuất khẩu tăng:
Con số kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD/ năm, thị trường xuất khẩu mở
rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, đứng thứ hai (chỉ sau Trung Quốc) về kim ngạch
xuất khẩu dệt may vào hai thị trường lớn là Mỹ và Nhật. Đặc biệt
• Ưu đãi cho hàng xuất khẩu:
Hội nhập, nhất là gia nhập WTO mang lại nhiều lợi thế đó là: xuất khẩu
không bị khống chế quota; một số thị trường đang đối xử phân biệt về thuế, sẽ đưa thuế
nhập khẩu xuống bình thường; được hưởng những lợi ích từ môi trường đầu tư.
Hàng dệt may XK vào Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0%, thay cho mức thuế

khoảng 10%.
• Vốn đầu tư tăng:
Chỉ tính trong 4 tháng đầu năm 2010, đã có 18 dự án FDI đầu tư vào ngành
dệt may được cấp phép, với vốn đăng ký hơn 20 triệu USD.
2.4. Những thách thức (T)
• Cạnh tranh:
+ Sản phẩm: Thách thức lớn nhất : có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào
lĩnh vực này, sẽ có rất nhiều cạnh tranh từ các nước xuất khẩu mạnh như Trung Quốc,
Ấn Độ, Bangladesh .. Năm 2008, Trung Quốc sẽ bỏ hạn ngạch dệt may, sản phẩm của
“người khổng lồ” này đang tràn ngập thế giới và cả thị trường VN.
Nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước đang rất phát triển:cty TNHH dệt may Thái
Tuấn, công ty dệt may Thắng Lợi,cty CP dệt may Thành Công… …
+ Cạnh tranh giá: tình hình dệt may Việt Nam sẽ còn gặp rắc rối hơn nữa khi giá
hàng hoá tại các thị trường nhập khẩu chủ chốt như Mỹ, châu Âu cắt giảm 20%. Riêng
Mỹ giảm nhập hàng dệt may Việt nam tới 15%. Điều này có nghĩa là hàng dệt may
Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 16


MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

Việt Nam nói chung, viet tien nói riêng sẽ gặp phải sức cạnh tranh giá gay gắt ở thị
trường nước ngoài trong thời gian tới.
• Lao động:
Việc có thêm nhiều DN FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam càng
làm tăng áp lực cạnh tranh thu hút lao động. , nguồn lao động sẽ bị chia sẻ, giá lao
động sẽ tăng lên, cạnh tranh trong việc thu hút lao động cũng sẽ gay gắt hơn.

• Hàng nhái, hàng giả ngày càng gia tăng.
• Nhu cầu,tâm lí:
+ Trong nước:Tâm lý sính ngoại, ham rẻ và định kiến “chê” hàng Việt Nam nghèo
nàn về mẫu mã của nhiều người tiêu dùng trong nước.
+ Nước ngoài:Nhu cầu hàng hóa của thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản sẽ giảm
mạnh. Mức tiêu dùng hàng may mặc cao cấp sẽ giảm. Đặc biệt, Mỹ sẽ giảm nhập
khẩu trên 15% hàng dệt may.
Sức tiêu thụ của thị trường Mỹ, châu Âu giảm nên dĩ nhiên đơn đặt hàng may xuất
khẩu sang các thị trường ấy cũng bị giảm theo.
• Môi trường Kinh tế:
+ Tình hình suy thoái kinh tế thế giới đang tác động trực tiếp đến ngành dệt-may,
đặt doanh nghiệp trước những khó khăn thách thức
+ Cảnh báo về vấn đề phá sản đang diễn ra với các doanh nghiệp có sức đề kháng
yếu kém, đầu tư dàn trải. Sắp tới Việt Nam sẽ bị tác động, trong đó chắc chắn lĩnh vực
dệt may sẽ bị thiệt hại nặng.
+ Lãi suất vay quá cao, chi phí đầu vào tăng nhiều lần, phải trả tiền lãi ngân hàng
cao
• Chính sách, pháp luật:
+ Môi trường chính sách còn chưa thuận lợi. Bản thân các văn bản pháp lý của Việt
Nam đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ xây dựng và
thực thi chính sách, cũng như các cán bộ tham gia xúc tiến thương mại còn yếu, đặc
biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng.
Bản thân các thị trường lớn cũng vận dụng khá nhiều các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh,
an toàn, môi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong
nước

Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 17



MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

+ Nhiều DN FDI khai lỗ trong nhiều năm nhưng hoạt động sản xuất vẫn được duy
trì, thậm chí vẫn được mở rộng. Đây là một bất công lớn cho các DN trong nước, vì
DN FDI còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi trong đầu tư.
+ Hàng rào bảo hộ dệt may trong nước không còn.
Nếu như hiện nay, thuế nhập khẩu hàng may mặc vào Việt Nam là 50%, thuế nhập
khẩu vải là 40%, thuế nhập khẩu sợi là 20% thì khi vào WTO, Việt Nam sẽ phải thực
hiện đúng cam kết theo Hiệp định Dệt may (với mức giảm thuế lớn, ví dụ thuế suất đối
với vải giảm từ 40% xuống 12%, quần áo may sẵn giảm từ 50% xuống 20% và sợi
giảm từ 2% xuống 5%).Do vậy vải Trung Quốc sẽ tràn vào nước ta, chúng ta sẽ phải
cạnh tranh với vải Trung Quốc nhập khẩu
Cam kết xóa bỏ các hình thức trợ cấp không được phép, ngành dệt may không còn
được hưởng một số loại hỗ trợ như trước đây như các hình thức hỗ trợ XK và thưởng
XK từ Quỹ hỗ trợ XK; các biện pháp miễn giảm thuế hoặc tiền thuê đất gắn với điều
kiện XK; các ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển...
+ Các rào cản thương mại được vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi hơn, đặc
biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

MA TRẬN
SWOT

O (Cơ hội)
T(Thách thức)
1.Chính sách hỗ trợ Nhà
1.Cạnh tranh:sản phẩm,giá
nước hỗ trợ từ nguồn vốn

ngân sách, vốn ODA
cả
2.Xã hội: Cuộc vận động
2.Lao động bị chia sẻ
"Người Việt Nam ưu tiên
3.Hàng nhái,hàng giả
dùng hàng Việt Nam"
3. Nhu cầu xuất khẩu tăng
4.Nhu cầu,tâm lí
4. Ưu đãi cho hàng xuất
5.Môi trường kinh tế:suy
khẩu.
5.Vốn đầu tư tăng
thoái, nguy cơ phá sản của
doanh nghiệp cùng ngành,lãi
suất cao.

6.Chính sách, pháp luật chưa
thuận lợi
S(Điểm mạnh)
-sảnxuất sản phẩm đa dạng,-mở rộng ngành nghề
1.Ngành nghề đa dạng
kdoanh, tập trung ngành có
đáp ứng yêu cầu của các đối
ưu thế để cạnh tranh có hiệu
2.Sản phẩm đa dạng, phù
tượng khách hàng với mứcquả.
hợp nhiều KH,chất lượng
- chiến lược tuyển dụng,thu
giá phù hợp với thu nhập

Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 18


MARKETING QUỐC TẾ

tốt

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

hút nhiều lao động với kĩ
thuật, trình độ chuyên môn
3.Giá cả cạnh tranh
-tăng sức cạnh tranh trên thị
khác nhau.
4.Thị trường rộng lớn
trường xuất khẩu giúp công-sản xuất, thiết kế sản phẩm
ngày càng đa dạng,phong
5.Quy mô lớn
ty giành thị phần ở các nước
phú, phù hợp nhiều đối
6.Vị trí cao, thương hiệu xuất khẩu, tăng doanh thu. tượng khách hàng
-thay đổi,đa dạng hóa mẫu
uy tín, hình ảnh tốt.
-xâm nhập vào các thị
mã, kiểu dáng sản phẩm
7.Nhân viên trình độ cao trường trước đây còn bị hạn- nâng cao chất lượng sản
phẩm đạt được tiêu chuẩn
8.Chăm sóc khách hàng chế, cùng chính sách giá và

quốc tế
tốt
sản phẩm đa dạng để mở- tích cực tấn công nhiều
đoạn thị trường với chiến
9.Trang thiết bị sản
rộng thị trường nước ngoài
lược đa giá
xuất hiện đại
-dựa vào thị trường rộng lớn- Giữ vững và phát triển thị
trường trong nước,nghiên
là điểm mạnh giúp doanh
cứu và phát triển khách hàng
nghiệp có chỗ đứng trênmới, thị trường mới.
-suy thoái kinh tế: tập trung
thương trường, cơ hội tăng
hơn cho hoạt động ở thị
số lượng xuất khẩu.
trường bị ảnh hưởng ít
để,cứu nguy cho hoạt động ở
-tận dụng các nguồn đầu tư
thị trường bị ảnh hưởng lớn.
và hỗ trợ để mở rộng quy- tận dụng, thu hút lượng lao
động đông đảo ở chính địa
mô sản xuât,đáp ứng nhu
phương có cơ sở sản xuất.
cầu xuất khẩu đang gia tăng - giảm 1 phần vay với lãi
suất cao, sử dụng đồng vốn
- Tận dụng tối đa nguồn vốn
có hiệu quả.
hỗ trợ để đầu tư vào sản

- mở rộng sản xuất, nâng cao
xuất,đào tạo nâng cao tay
thị phần, xây dựng thương
nghề công nhân.
hiệu tạo lòng tin của khách
- tổ chức các chương trình
hàng.
khuyến khích tiêu dùng,mở
- đăng ký nhãn hiệu sản
thêm các đại lí ,đưa hàng
phẩm, mẫu mã hàng hóa theo
vào các trung tâm mua sắm
đúng các tiêu chuẩn và thông
lớn.
lệ quốc tế, giới thiệu sản
- tiếp tục xuất khẩu sang các
phẩm như một thương hiệu
thị trường quen thuộc, chú
độc quyền của công ty trên
trọng cả hình thức, chất
thị trường
lượng sản phẩm,giữ vững
-tận dụng những ưu đãi từ
hình ảnh của công ty.
nhà nước,vượt qua các rào
-đầu tư cho công tác đào tạo
Nhóm 6 – Marketing 50A

của người dân Việt Nam


Page 19


MARKETING QUỐC TẾ

W(Điểm yếu)
1.Nhân công chưa ổn
định, lao động chủ yếu là
phổ thông.
2.NVL chủ yếu là nhập
khẩu

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ
thường xuyên,liên tục.Có cản thương mại khi xuất
chính sách chăm lo,đảm bảo khẩu ra nước ngoài.
cuộc sống cho người lao
động để họ yên tâm làm
việc.
-xây dựng một bộ phận
chăm sóc khách hàng
chuyên nghiệp.
-đầu tư cơ sở vật chất,trang
thiết bị hiện đại
- có kế hoạch thu hút vốn để
tiếp thu, ứng dụng phương
thức sản xuất tiên tiến
-Tận dụng nguồn vốn FDI,-đào tạo bồi dưỡng nguồn
chính sách hỗ trợ của nhànhân công có chất lượng
nước để đầu tư sản xuấtđồng thời thu hút được nhiều
nguồn nguyên liệu đầu vàonhân công tay nghề cao,thu

nhằm cải thiện tình trạnghút đủ số lượng nhân công
nhập khẩu nguyên liệu.
giá rẻ
-Hiện đại hóa trang thiết bị,- tạo điều kiện và có chính
tiếp thu công nghệ mới,sách chăm lo đời sống và giữ
nâng cao trình độ tay nghềngười lao động; tăng lương
của người lao động cũngthu hút nhiều lao động, mở
như trình độ quản lý bằngtrường đào tạo nhân lực ở
việc tận dụng nguồn vốncác tỉnh vùng xa để cung ứng
FDI
lao động đảm bảo số lượng
và chất lượng nguồn nhân
công.
- đầu tư nghiên cứu và thực
hiện tự sản xuất NVL,giảm tỉ
lệ nhập khẩu NVL.

IV. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU VÀ XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU
XUẤT KHẨU
1.Lựa chọn phương án xuất khẩu: FOB
FOB là một phương thức xuất khẩu ở bậc cao hơn so với gia công xuất khẩu.
Theo phương thức FOB, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc mua nguyên liệu.
Thuật ngữ “FOB” trong ngữ cảnh này được hiểu là một hình thức sản xuất/phân phối
hàng dệt may và thực tế không liên quan tới định nghĩa của Incoterm. Các hoạt động
theo phương thức FOB thay đổi đáng kể dựa theo các hình thức quan hệ hợp đồng
Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 20



MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

thực tế giữa doanh nghiệp Việt Nam với các khách mua nước ngoài và được chia
thành 3 loại: FOB loại I,II,III.
Lựa chọn FOB loại III, theo đó các doanh nghiệp Việt Nam tự thực hiện sản
xuất hàng may mặc theo thiết kế riêng của mình và không phải chịu ràng buộc bởi bất
kỳ cam kết trước nào với các khách mua nước ngoài. Để có thể thực hiện thành công
hoạt động sản xuất theo phương thức này, Việt Tiến cần phải có khả năng thiết kế,
marketing và hậu cần. Theo phương thức FOB loạI III, các khách hàng trực tiếp của
doanh nghiệp bạn chủ yếu là các khách mua tại Mỹ
2.Xác định các mục tiêu xuất khẩu
• Thị trường:
- Tấn công vào thị trường Mỹ, thị trường có tiềm năng lớn nhất, tốc độ tăng
trưởng cao nhất của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Số liệu thống kê hải quan trong
nhiều năm qua cũng cho thấy, Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng
dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa kỳ luôn chiếm trên 50%
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và khoảng 40% tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước sang thị trường này.

EU và Nhật Bản cũng là hai thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may của Việt
Nam với tỷ trọng lần lượt là 18% và 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng
này của cả nước trong năm 2009. Tuy nhiên, Trong 3 thị trường dẫn đầu này, thì Hoa
Kỳ vẫn là thị trường mà xuất khẩu dệt may của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao
Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 21



MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

nhất, trung bình là 19%/năm trong giai đoạn 2005-2009, thị trường EU và Nhật Bản có
tốc độ tăng bình quân lần lượt là 17% và 12%.

Xuất khẩu ngành hàng dệt may của Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng: Mặc
dù là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam từ năm 2009, nhưng so
với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả thế giới thì chỉ chiếm một tỷ trọng
rất nhỏ bé (khoảng 1,6% năm 2009 theo www.trademap.org). Cũng theo thống kê của
www.trademap.org, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ năm 2009 lên tới
86,7 tỷ USD và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này cũng chỉ
chiếm 5,8% trị giá nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ.
• Thương hiệu:
-Tìm kiếm đối tác làm ăn lâu dài tại thị trường Mỹ, xây dựng kênh phân phối,
tạo đà cho Việt Tiến thâm nhập và xây dựng thương hiệu tại thị trường Mỹ. Tuy Việt
Nam là một nước xuất khẩu dệt may lớn song hầu hết, các doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam chỉ làm gia công sản phẩm và được bán ở thị trường nước ngoài dưới nhãn
hiệu của nhà phân phối hay thương hiệu khác. Vì thế mà mặc dù là nước xuất khẩu dệt
may lớn, song thương hiệu dệt may Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường thế
giới. Qua đây, Việt Tiến muốn đi tiên phong cho dệt may Việt Nam xây dựng thương
hiệu trên thị trường thế giới. Đồng thời, xây dựng được quan hệ và kênh phân phối ở
Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 22


MARKETING QUỐC TẾ


Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

thị trường Mỹ, làm bàn đạp thâm nhập sâu vào thị trường dệt may tiềm năng nhất thế
giới này.
• Khai thác thị trường ngách:
- Tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ tạo cơ sở và nền
móng vững chắc để thâm nhập thị trường.
V.CÁC CHƯƠNG TRÌNH MARKETING
1.Sản phẩm: Thời trang công sở
- Thị trường may mặc Mỹ với những yêu cầu khác biệt hơn rất nhiều đối với
các thị trường Nhật Bản hay EU. Do vậy, chiến lược về sản phẩm cần phải thể hiện sự
thích ứng cao đối với thị trường này.
- Về sản phẩm và chất liệu: Hiện tại công ty đang rất xem trọng công tác
nghiên cứu phát triển mẫu mă mới nhằm quảng bá, xuẩt khẩu sản phẩm cho khách
hàng tại Mỹ, với sản phẩm mang thương hiệu công ty. Do nhu cầu tiêu dùng của người
Mỹ với mặt hàng may mặc là có xu hướng sử dụng những chất liệu gần với tự nhiên
như là cotton, hay pha cotton với tỷ lệ cao. Đây là hướng chính để phát triển rất nhiều
sản phẩm mà công ty có khả năng sản xuất như sản phẩm thể thao bằng thu, vải thun,
Vải đan cotton có độ co rút thấp, vải đan làm bóng,...
- Đa dạng hoá sản phẩm: Do thị trường tiêu dùng hàng dệt may ở Hoa kỳ khá
đa dạng về chủng loại, thu nhập và độ tuổi. Vì thế chúng ta có thể có chiến lược phát
triển sản phẩm theo từng phân khúc thị trường. Cùng một loại mặt hàng, công ty cần
phải đa dạng hoá thiết kế cho phù hợp với từng độ tuổi, thu nhập.
- Về bao bì và đóng gói: thông thường, bao bì đóng gói cho các mặt hàng
xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu khách hàng và tùy theo đặc điểm mặt hàng. Tuy
nhiên, cần lưu ý các quy định của chính phủ Mỹ về hàng dễ cháy và xử lý khử trùng,
mối mọt khi sử dụng vật liệu đóng gói bằng gỗ.
- Thị trường Mỹ là thị trường khó tính về chất lượng, nhất là trong lúc công
ty đang đi xây dựng thương hiệu trên thị trường, vì vậy chất lượng sản phẩm của công
ty không chỉ được kiểm soát chặt trong quá tŕnh sản xuất, kiểm tra mà còn được công

ty chú tâm đến trong khâu đóng gói, bảo quản và vận chuyển đến tay người tiêu dùng:
kiểm tra kỹ qua từng công đoạn, kiểm lại khi hoàn tất, kiểm tra khi đóng gói, thực hiện
khử trùng cho các sản phẩm có đóng gói bằng gỗ.
Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 23


MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

2.Giá
- Cạnh tranh về giá là một trong những vấn đề mà các công ty Việt Nam luôn
phải đối đầu khi tham gia vào thị trường Mỹ, đặc biệt là với đối thủ khổng lồ Trung
Quốc, Ấn Độ. Thế nhưng, không phải cạnh tranh về giá là bán giá thấp bằng mọi giá,
nhất là trong tình hình chính phủ Mỹ đang áp đặt chính sách giám sát lên hàng dệt may
Việt Nam. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải dùng chiến lược giá thâm nhập.
- Cạnh tranh về giá không phải là cạnh tranh lâu dài nhưng trong thời điểm
nhất định lại rất hiệu quả, đó là khi chúng ta muốn thâm nhập thị trường. Trong bối
cảnh công ty chưa có thương hiệu, chúng ta không thể đặt giá quá cao. Vì thế, giá bán
ban đầu sẽ là giá trung bình thấp.
3.Phân phối

Phân phối sản phẩm qua 2 kênh chính là: nhà phân phối tại Mỹ và nhà phân
phối người Việt tại Mỹ.
• Đối với nhà phân phối tại Mỹ:
Tìm kiếm nhà phân phối uy tín, thích hợp để phân phối. Qua kênh này, sản
phẩm có thể mang đồng thời nhãn hiệu của Việt Tiến và nhà phân phối tại Mỹ. Một
măt, dựa vào uy tín của nhà phân phối để giới bán hang. Mặt khác, khi mang đồng thời

2 nhãn hiệu sẽ giúp khách hàng biết đến thương hiệu Việt Tiến.
• Đối với nhà phân phối người Việt tại Mỹ:

Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 24


MARKETING QUỐC TẾ

Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ

Khách hàng của họ là chủ yếu là người Việt đang sinh sống tại Mỹ. Vì thế, có
thể phân phối sản phẩm với nhãn hiệu Việt Tiến mà không cần thêm nhãn hiệu của nhà
phân phối.
4.Xúc tiến, truyền thông
Đẩy mạnh tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm dệt may trong nước, quốc tế
nhằm quảng bá hơn nữa hình ảnh sản phẩm, hình ảnh công ty đến với các đối tác lớn
những chưa biết đến công ty, các đối tác tiềm năng. Qua đây, một mặt có thể tìm kiếm
thêm đối tác tại thị trường Mỹ, mặt khác có thể quảng bá thêm hình ảnh Việt Tiến cho
khách hàng, giới thiệu cho họ biết những tiêu chuẩn chất lượng mà Việt Tiến đã đạt
được, đặc biệt là những tiêu chuẩn quốc tế.
Xây dựng và phát triển hoàn thiện hệ thống website của công ty nhằm quảng bá sản
phẩm, thương hiệu công ty với người tiêu dùng trong nước và trên thế giới. Một điểm
cần chú ý là khi thiết kế website, công ty phải đảm bảo là khi đối tác tiềm năng sử
dụng các công cụ tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm dệt may, hoặc thông tin
về công ty qua website của công ty phải được hiển thị trong những trang đầu, khi đó
khả năng có thông tin sẽ đảm bảo các đối tác tiềm năng tìm thấy.
Ngoài ra, công ty cũng tham gia quảng cáo trên các website dệt may chuyên
ngành phổ biến, nổi tiếng trên thế giới được nhiều đối tác dệt may truy cập:

www.alibaba.com; www.fiber2fashion.com...
Ở Mỹ, việc sử dụng mạng xã hội là rất phổ biến, rất nhiều người mua sử dụng
hình thức mua qua mạng hay quyết định mua qua mạng. Vì thế, Việt Tiến cũng cần có
những quảng cáo trên các trang mạng xã hội như: Facebook, switter, hi5...

Nhóm 6 – Marketing 50A

Page 25


×