Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Thực trạng điều kiện lao động của công nhân ngành chế biến thủy sản tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.18 KB, 36 trang )

GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

1

PHẦN I : MỞ ĐẦU
I)

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1) Lý do chọn đề tài
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI- 1986, Đảng và Nhà nước ta
quan niệm phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN làm cho dân
giàu nước mạnh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về mặt vật chất và tinh
thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi
tiềm năng của các thành phần kinh tế. Chính sách này đã thúc đẩy nhiều thành
phần kinh tế ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, việc đảm bảo điều kiện lao
động tốt cho người lao động là mục tiêu lớn của Nhà nước ta trên con đường
CNH- HĐH đất nước, Điều đó là vô cùng quan trọng, bởi trong công cuộc đổi
mới đất nước muốn nâng cao hiệu quả sản xuất thì phải phát huy hết khả năng
lao động sáng tạo của con người mà muốn làm được điều đó lại phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện lao động có thuận lợi hay không, điều kiện lao động
thuận lợi không những giúp đạt năng suất cao mà còn tạo tiền đề cho sự phát
triển toàn diện của người lao động, và trong sự phát triển toàn diện đó sức
khoẻ là cái vô cùng quan trọng.
Thực tế hiện nay có rất nhiều người lao động đang làm việc tại nhiều
ngành sản xuất độc hại mà điều kiện lao động chưa đảm bảo gây tác động trực
tiếp tới sức khoẻ lao động trong các lĩnh vực như: dệt may, vệ sinh môi
trường, thuỷ sản…Điều kiện lao động có vai trò quan trọng trong sản xuất xã
hội, sản xuất vật chất, điều kiện lao động được hình thành phụ thuộc vào mối
quan hệ giữa kinh tế và cơ sở kỹ thuật của sản xuất.
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước ngành thuỷ sản đóng một


vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho người
lao động. Đặc thù của loại hình lao động này là trong môi trường không thuận

1

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

2

lợi thường xuyên phải tiếp xúc với nước, nhiệt độ thấp, thường xuyên phải
đứng trong một thời gian liên tục làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, gây ra
một số bệnh nghề nghiệp. Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của vấn đề này,
tác giả định hướng nghiên cứu “Thực trạng điều kiện lao động của công
nhân ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam”
2- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Điều kiện lao động là đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều ngành
khoa học và đề tài về công nhân lao động luôn thu hút sự tham gia nghiên cứu
của các nhà khoa học từ trước tới nay. Vì vậy, đề tài nghiên cứu về một số
yếu tố của điều kiện lao động của công nhân trong ngành chế biến thuỷ sản hy
vọng sẽ đóng góp một phần nào đó để làm sáng tỏ và chứng minh cho phần lý
luận đã được các nhà khoa học đi trước đưa ra giúp cho việc nhận thức đúng
vai trò các yếu tố của điều kiện lao động trong lao động sản xuất, đồng thời
giúp người lao động có thể nhận thức đầy đủ về điều kiện lao động và có
những hành động tích cực trong việc cải thiện môi trường làm việc của mình.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cho ta thấy thực trạng công việc của người lao động để tìm ra các giải
pháp, chính sách về lao động nhằm nâng cao năng suất lao động, làm giảm
các bệnh nghề nghiệp cũng như bệnh thông thường, góp phần cải thiện môi
trường làm việc, đảm bảo sức khoẻ và tăng hiệu quả sản xuất.
3- Mục đích, đối tượng, khách thể, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng điều kiện lao động của công nhân trong ngành chế
biến thuỷ sản từ đó tìm ra các giải pháp làm nâng cao năng suất lao động, cải
thiện điều kiện lao động cho công nhân ngành chế biến thủy sản.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

2

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

3

Điều kiện làm việc của các công nhân trong các nhà máy chế biến
thủy sản Việt Nam, những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, họ phải trực
tiếp gánh chịu những điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, những căn bệnh
của điều kiện lao động tạo ra.

3


SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

4

3.3. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt
Nam
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu một số thực trạng về điều
kiện lao động trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam hiện nay
từ đó đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp cũng như người lao động
thấy cải thiện được các điều kiện lao động cần thiết nhằm nâng cao năng suất
lao động cũng như hạn chế đến mức tối đa nhất các ảnh hưởng của điều kiên
lao động đến đời sống của công nhân.

4

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

5


PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA
CÔNG NHÂN NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM
I)

KHÁI NIỆM CHUNG
Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong
một điều kiện sản xuất nhất định. Mỗi môi trường sản xuất khác nhau có các
nhân tố khác nhau tác động đến người lao động. tổng hợp những nhân tố ấy
chính là điều kiện lao động. Điều kiện lao động trong ngành chế biến thủy sản
là tập hợp các nhân tố của môi trường sản xuất có ảnh hưởng tới sức khỏe và
khả năng làm việc của người lao động.
Điều kiện lao động là nhân tố để tăng năng suất lao động, tăng
khả năng làm việc và bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.
Hiện nay người sử dụng lao động đã quan tâm đến sức khoẻ của
người lao động hơn, tuy nhiên hiện nay ở một số doanh nghiệp chế biến thủy
sản của nước ta vẫn chưa đảm bảo những điều kiện lao động cần thiết cho
công nhân.
II)

CÁC NỘI DUNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG

1) Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 1
Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 1 khi nó được thực
hiện trong điều kiện nhẹ nhàng, thoải mái, những công việc loại này thường
có tác dụng tập luyện, nâng cao khả năng làm việc và nâng cao khả năng làm
việc và góp phần nâng cao sức khỏe người lao động.
2) Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 2
Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 2 là điều kiện làm
việc phù hợp với điều kiện vệ sinh an toàn lao động và những tiêu chuẩn sinh

lý ở mức độ cho phép của điều kiện cơ thể người lao động.

5

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

6

3) Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 3
Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 3 khi nó được
thực hiện trong điều kiện lao động tương đối không thuận lợi hoặc có một số
yếu tố tiêu chuẩn vượt cho phép ở mức không đáng kể, khả năng làm việc của
người lao động chưa ảnh hưởng nhiều các biến đổi tâm sinh lý trong quá trình
lao động được phục hồi nhanh, sức khỏe lâu dài của người lao động cũng như
trước mắt không bị ảnh hưởng nhiều.
4) Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 4
Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 4 mà dưới tác
động của những yếu tố điều kiện lao động không thuận lợi( độc hại và nguy
hiểm) có thể dẫn đến phản ứng đặc trưng ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng
làm việc của người lao động.
5) Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 5
Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loai 5 đó là những
trường hợp khi người lao động làm việc trong những điều kiện rất không
thuận lợi xuất hiện các yếu tố vệ sinh môi trường vượt chuẩn cho phép nhiều
lần, cường độ lao động lớn, hoạt động thần kinh tâm lý căng thẳng…

6) Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 6
Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 6 khi lao động
được tiến hành trong những điều kiện rất nặng nhọc, độc hại, các yếu tố vệ
sinh môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép quá cao ở sấp sỉ ngưỡng chịu đựng
tối đa cho phép của cơ thể, thời gian làm việc quá dài.

6

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CÔNG NHÂN
NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM
1. Vài nét về ngành thủy sản
1.1 Đặc điểm
Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km; Việt Nam có vùng đặc quyền kinh
tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa
lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Vị trí địa
lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội
để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc
gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và
Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng
của nền kinh tế.
Trong 11 tháng đầu năm 2010, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

đã kết thúc cách đây ít tháng, tuy nhiên tác động của nó vẫn còn âm ỉ trong
các nền kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, và các
nước Châu Âu. Đây cũng là những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt
Nam. Ngoài ra, một số thị trường cũng đưa ra những quy định khắt khe hơn
về về nguồn gốc và chất lượng các sản phẩm nhập khẩu. Kết quả là trong 11
tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản giảm 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài nguyên nhân từ sự sụt giảm nhu cầu từ các nước nhập khẩu chính,
nguyên nhân một phần cũng xuất phát ngay chính từ hoạt động của ngành
thủy sản Việt Nam như nguồn nguyên liệu chế biến không ổn định, tình hình
sản xuất và khai thác không thuận lợi.
Theo số liệu thống kê, 11 tháng đầu năm 2010, kim ngạch XK thủy sản đạt
3.928 triệu đôla, bằng 93,8% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 7,6% tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nước. Ước tính đến hết năm 2010, Việt Nam sẽ đạt

7

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

8

khoảng 4,2 tỷ đôla kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với năm
2009 đạt 4,5 tỷ đôla.

1.2. Cung- cầu mặt hàng thủy sản
Việt Nam có hơn 1 triệu km đường bờ biển và 1,4 triệu hecta mặt nước nội

địa vì vậy nguồn cung thủy hải sản rất dồi dào và ổn định. Trữ lượng hải sản
ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73
triệu tấn.
Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và cải thiện khả năng khai thác đánh
cá xa bờ đã giúp sản lượng thủy hải sản Việt Nam không ngừng tăng trong
những năm qua. Mức tăng trưởng trung bình từ năm 2007-2009 là khoảng
11%. Đến hết tháng 11 năm 2010, sản lượng thủy sản đã đạt hơn 4,4 triệu tấn.
Ước tính hết năm nay sẽ đạt khoảng 4,9 triệu tấn, cao hơn năm 2009.
Theo ước tính của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), nhu cầu thủy hải
sản trên thế giới ở mức cao. Đối với các nước công nghiệp phát triển, thị

8

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

9

trường xuất khẩu chính của Việt Nam, mức tiêu thụ thủy hải sản là trên
30kg/người/năm. Trong khi đó, nhu cầu nội địa cũng đang tăng cao do đời
sống người dân ngày càng được cải thiện. Theo ước tính hiện nay là trên
20kg/người/năm. Như vậy, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy hải sản là rất
tiềm năng. Đặc biệt bước sang năm 2011, khi cuộc khủng hoảng kinh tế đã
qua, đời sống người dân dần ổn định và nâng cao, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng
thủy hải sản trên thế giới cũng như nội địa sẽ tăng lên.
1.3. Cơ cấu mặt hàng thủy sản

Trong những năm gần đây, các sản phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam
ngày càng được đa dạng hóa. Các sản phẩm như tôm, cá tra, cá ngừ, hàng
khô, mực, bạch tuộc là đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước và
chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Tôm đứng đầu về
kim ngạch xuất khẩu, chiếm 38,4%.
Trong 11 tháng đầu năm 2010, trong các nhóm sản phẩm chính, ngoại trừ
mặt hàng tôm và các mặt hàng khô, các sản phẩm khác đều giảm so với cùng
kỳ năm ngoái.

9

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

1
0

Mặt hàng tôm: Tổng giá trị xuất khẩu tôm trong 11 tháng đầu năm đạt
khoảng 1,3 tỷ đôla, tăng 0,03% về giá trị, và khoảng 170 tấn, tăng 7,4% về
khối lượng. Xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản vẫn là 2 thị trường chủ lực, tuy
nhiên trong 11 tháng đầu năm đều sụt giảm. Xuất khẩu tôm sang Nhật giảm
4,5% về lượng và 2,8% về giá trị; sang Mỹ giảm 6,2% về khối lượng và
15,3% về giá trị. Đối với thị trường Nhật, mặc dù Việt Nam vẫn là nhà cung
cấp số 1, nhưng hiện nay đang chịu sự cạnh tranh lớn từ Thái Lan và
Indonesia; khi hai nước này trong năm nay đều tăng sản lượng xuất khẩu sang
Nhật trong khi Việt Nam lại giảm. Đối với thị trường Mỹ, nếu năm 2008, Việt

Nam đứng thứ 3, chỉ sau Thái Lan và Indonesia thì năm 2009, đến hết tháng
9/2009 Việt Nam tụt xuống vị trí số 5 sau Êcuado và Trung Quốc. Ngoài ra,
các nhà nhập khẩu Mỹ đang tìm đến nguồn hàng từ các nước gần kề nhằm
giảm chi phí vận chuyển.

1
0

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

1
1

Mặt hàng cá sa, cá batra chiếm khoảng 32% kim ngạch xuất khẩu: Trong
10 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu khoảng 500 tấn cá, đạt kim ngạch 1,12
tỷ đôla, giảm gần 9% về khối lượng và 10% về giá trị so với năm trước. Thị
trường lớn nhất của cá tra là EU, chiếm 40,8%; tiếp đó là Mỹ 10%; Asean
6,5%.
Các mặt hàng khác: như cá ngừ, bạch tuộc, mực đều giảm so với cùng kỳ
năm ngoái. Cá ngừ giảm 1,2% về lượng và 10,2% về giá trị. Mực và bạch
tuộc giảm 12,9% về khối lượng và 7,7% về giá trị.
1.4. Thị trường xuất nhập khẩu chính
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 155 thị trường trên thế giới,
trong đó ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm khoảng 60,6%
kim ngạch xuất khẩu. EU chiếm khoảng 26% thị phần hàng xuất khẩu của

Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ chiếm khoảng 17,8% và 16,9%. Tuy vậy, so với
cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu sang EU đã giảm 1,7% về khối lượng và 6,7%
về giá trị. Trong những năm gần đây, EU đã thay thế thị trường Mỹ và Nhật
trở thành thị trường có thị phần xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.

1
1

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

1
2

Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2010, EU sẽ áp dụng quy định EC 1005/2008,
theo đó các lô hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường này sẽ phải cung cấp
đầy đủ các thông tin truy xuất về nguồn gốc. Việc này gây rất nhiều khó khăn
cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này do đặc điểm đánh bắt cá
ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, manh mún, với phương thức hoạt động nay đây mai
đó, vùng đánh cá đa dạng, không ổn định nên việc truy xuất nguồn gốc là
không dễ. Hơn nữa, nguyên liệu chế biến sản phẩm xuất vào EU bao gồm cả
tự khai thác và nhập khẩu nên thủ tục sẽ càng phức tạp. Phần lớn tầu đánh cá
cũng như doanh nghiệp chế biến chưa nắm được các thủ tục, hồ sơ nhằm đáp
ứng các quy định nói trên. Như vậy, nguy cơ mất thị phần quan trọng này là
rất lớn. Hiện, VASEP đang đàm phán với phía EU về việc lùi lại việc thực
hiện quy định này, tuy nhiên, việc này là rất khó vì quy định này không chỉ áp

dụng với mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

1
2

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

1
3

Xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 21,2% về khối lượng và 12,3% về giá trị.
Trong những năm gần đây, Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh từ các nước
như Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc vào thị trường này. Trong
khi đó, nhà nhập khẩu Nhật ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về tiêu chuẩn
chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.Hiện nay, việc kiểm tra 100% được
áp dụng với tất cả các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Tôm là mặt hàng chính
được xuất khẩu vào nước này. Hiện tại, Việt Nam đang đàm phán với phía
Nhật Bản. Sắp tới, nhiều khả năng, Nhật Bản sẽ áp dụng mức thuế 0% đối với
các sản phẩm tôm của Việt Nam.
Xuất khẩu sang Mỹ tình hình có khả quan hơn. 9 tháng đầu năm, thị
trường này suy giảm 3,2% về giá trị, tuy nhiên vẫn tăng 14,7% về khối lượng.
Điểm gây khó khăn với việc nhập khẩu vào thị trường này là biện pháp bảo
hộ sản xuất nội địa, với việc áp dụng mức thuế chống phá giá cao cho các sản
phẩm nhập khẩu chính của Việt Nam vào Mỹ như cá tra, cá basa, tôm. Đối
với mặt hàng cá tra, cá basa, do Mỹ xếp hai loại cá này vào loại cá da trơn, vì

vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu mức thuế chống phá giá từ 36%
đến 68%. Theo ITC đưa ra vào tháng 6 vừa qua, mức thuế này sẽ tiếp tục
được áp dụng đối với mặt hàng này trong 5 năm tới.

1
3

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

1
4

Riêng đối với mặt hàng tôm, có dấu hiệu đáng mừng là theo quyết định
mới của Bộ Thương mại Mỹ DOC vào tháng 9 vừa qua, mức thuế chống phá
giá áp dụng cho các sản phẩm tôm nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được xem xét
giảm xuống gần bằng 0%.
Trong khi các thị trường chính tình hinh xuất khẩu có phần ảm đạm thì tại
thị trường các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Asean, Canada có phần
khả quan. 9 tháng đầu năm, XK sang Trung Quốc tăng 17% cả về khối lượng
và giá trị. Các thị trường này đều đạt giá trị xuất khẩu hơn 50 triệu đôla.

Trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, Việt Nam được coi là
một trong những nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, với tốc độ
tăng trưởng trung bình năm 2010 là 10,63%, gia tăng sản lượng trung bình là
3,8%.


1
4

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

1
5

Hiện nay, hàng thủy sản Việt Nam ngày càng chiếm vị trí cao trên thị
trường quốc tế. Cả nước có khoảng 700 nhà máy chế biến thủy sản quy mô
công nghiệp. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam cũng đã và đang có mặt ở
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế toàn cầu, song nhiều mặt hàng thủy sản vẫn tìm được
chỗ đứng riêng cho mình và duy trì tốc độ tăng trưởng. Điển hình như trong
các năm 2009, 2010, Việt Nam là một trong năm quốc gia xuất khẩu tôm
đông lạnh lớn nhất vào thị trường Nhật Bản. Trong năm 2010, tổng giá trị
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể đạt hơn 4,5 tỷ USD, lượng xuất khẩu
tôm đông lạnh và hàng khô tăng mạnh, đạt 6,4% và 15,4%. Trong khi, cá tra,
basa, mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của
Việt Nam lại giảm 8,6% song đây là sự nỗ lực không ngừng của ngành thủy
sản trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn. Hiện ngành thủy sản
đang kỳ vọng lớn vào bước đột phá của khoảng thời gian cuối năm để tăng
tốc cho xuất khẩu lĩnh vực này.
Thủy sản Việt Nam luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông

nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, thủy sản đang đứng trước khó khăn phải đối mặt
với những rào cản kỹ thuật từ phía nhà nhập khẩu
2. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến

thủy sản
- Về khai thác thủy sản :
Sản lượng khai thác thủy sản cao hơn so với cùng kỳ năm trước, đầu vụ
sau Tết cá cơm xuất hiện nhiều cung cấp đủ chượp chế biến nứớc mắm. Nghề
lưới rê, vây, mành đều đạt sản lượng khá, các nghề câu cá ngừ đại dương, lưới
đăng sản lượng thấp hơn cùng kỳ. Đặc biệt năm nay sứa xuất hiện trở lại tại

1
5

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

1
6

vùng biển vịnh Cam Ranh sau nhiều năm mất mùa, cá hố đánh bắt được nhiều
tại vùng biển Khánh Hòa.
Sản lượng khai thác 8 tháng đầu năm 2010 đạt khoảng 3200600 tấn ,
tăng 16,2% so với cùng kì.
- Về nuôi trồng thủy sản :
+ diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước vẫn giữ nguyên ở mức 1,1

triệu ha với sản lượng ước đạt 2,8 triệu tấn.Trong đó sản lượng cá tra chiếm tỷ
lệ cao nhất 1,2 triệu tấn, còn lại là tôm nước lợ 380.000 tấn, nhuyễn thể
180.000 tấn, cá nước ngọt truyền thống 990.000 ha...
+ Về nuôi cá mú, cá chẽm : diện tích nuôi khoảng 500 ha, đạt sản lượng
khoảng 1200 tấn, đây là đối tượng nuôi mới có hiệu quả cao.
+ Về trồng rong sụn, do thời tiết nắng nóng nên sản lượng chỉ đạt khoảng
3212 tấn, đạt 32 % kế hoạch năm và 29 % so với cùng kỳ.
+ Về nuôi tôm hùm : hiện tượng tôm hùm bị bệnh và chết diễn ra tại hầu
hết các địa phương tỉnh Khánh Hòa ( Bình Ba, Vạn Ninh, Nha Trang )
Sản lượng tôm thương phẩm đạt 473 tấn, đạt 38 % kế hoạch năm và 83 %
so cùng kỳ.
Giá tôm hùm cao vào sau tết ( 780-800. 000 đ/kg), sau đó giảm dần ( tháng
2 khoảng 700.000 đ/kg, tháng 3-4 giá khoảng 600-650.000 đ/kg, tháng 5-6-7
giá ổn định khoảng 690-720.000 đ/kg, tháng8 giá giảm hẳn 530-560.000
đ/kg, tháng 9 giá khoảng 500-520 .000 đ/kg )
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đang chỉ đạo các cơ quan liên
quan phải tập trung khẩn trương giải quyết bệnh tôm hùm giúp ngư dân khắc
phục, ổn định sản xuất.

1
6

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

1

7

+ Các đối tượng nuôi biển khác như cá bớp, cá mú, cá chim trắng, nuôi
cấy ngọc trai lấy ngọc phát triển tốt, phục vụ công tác xuất khẩu.
+ Về sản xuất giống Thủy sản :
Sản lượng giống tôm sú giảm so cùng kỳ nhưng chất lượng đảm bảo được
các tỉnh nam bộ tiêu thụ nhiều.
Sản lượng giống tôm chân trắng tăng nhiều phục vụ nhu cầu nuôi trong
tỉnh và cung cấp tôm giống cho các tỉnh phía Bắc.
Sản xuất giống cá chẽm : đã sản xuất giống cá chẽm thành công, cung cấp
cho nhu cầu nuôi trong tỉnh và xuất bán nhiều tỉnh.
- Về chế biến thủy sản :
+ Chế biến xuất khẩu :
Tình hình chế biến xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2010 ổn định và tăng
trưởng so cùng kỳ. Sản phẩm chế biến thủy sản có giá trị gia tăng tăng hơn so
trước đây. Duy trì và phát triển thêm nhiều thị trường xuất khẩu Ngoài
nguyên liệu mua trong tỉnh, ngoài tỉnh 1 số doanh nghiệp còn nhập khẩu
nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. Hầu hết các nhà máy đã được chứng nhận
đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, đã triển khai tốt việc
kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm trong bảo quản nguyên liệu thủy
sản.
+ Chế biến nội địa : Các sản phẩm tiêu dùng nội địa như nước mắm , cá
khô, cá mực tẩm gia vị . . . đã từng bước cải tiến chất lượng, bao bì đóng gói
để đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm, cung cấp sản phẩm cho nhân dân
trong tỉnh và trong cả nước.
3. Đặc điểm ngành chế biến thủy sản VN.
Nói về kinh tế biển không thể không nhắc đến vai trò, vị trí của ngành chế
biến thủy sản. Những bước thăng trầm của ngành này luôn gắn liền với nhịp
sống chung của nền kinh tế đất nước, nhất là công cuộc đổi mới toàn diện đất


1
7

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

1
8

nước
Chế biến thủy sản là quá trình chuyển hóa, bảo quản các nguyên liệu tươi
thủy sản thành các lại thực phẩm hải sản có dạng sống hoặc chín. Quá trình
chuyển hóa này có thể được thực hiện thông qua hệ thống chế biến thủ công
hoặc cơ giới hóa. Quy trình công nghệ chế biến sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến
đặc điểm chi phí của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này. Tại các doanh
nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh quy trình chế biến có thể được mô tả khái
quát như sau:
Tiếp nhận, rửa, phân loại, xử lý, sơ chế, kiểm tra, bao gói và cấp đông.
Nguyên liệu tươi sau khi được đưa vào kiểm tả và tiếp nhận, được rửa
sạch, phân loại, xử lý và đưa vào sơ chế (tùy theo loại thủy sản, nếu là tôm sẽ
được bóc vỏ, bỏ đầu, còn cá sẽ cắt đầu và lấy nội tạng, tách và lột da cả hai
miếng phi lê có thể bằng thủ công hoặc máy). Thủy sản sau khi sơ chế sẽ
được rửa sạch và đưa vào cấp đông, thành phẩm thủy sản được chạy đông
dưới dạng Block hoặc những miếng phi lê rời (hàng IQE)
Quy trình công nghệ trên cho thấy đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp
chế biến thủy sản là sử dụng các nguyên liệu tươi được đánh bắt từ tự nhiên

hoặc nuôi trồng như tôm, cá, mực, cua, ghẹ…Nguyên liệu tươi dễ bị ươn thối,
tính thời vụ cao, chất lượng sản phẩm sản xuất ra ảnh hưởng trực tiếp đến
người tiêu dùng. Chính vì vậy nguyên liệu, sản phẩm phải được bảo quản ở
những điều kiện nhiệt độ đông lạnh (từ 1 đến 4oC) kéo theo các thiết bị bảo
quản đông lạnh, tài sản cố định trong các doanh nghiệp này phần lớn là các
thiết bị chạy đông, thiết bị chế biến như bàn cân, bàn phân loại, bàn phi lê,
máy rửa cá, dao chặt, băng chuyền, máy rửa khay, các loại khay cấp đông,
hộp đựng…

1
8

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

1
9

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh sản xuất trong điều kiện
môi trường nhiệt độ thấp, đòi hỏi những tiêu chuẩn vô trùng và vệ sinh. Vì
vậy môi trường sản xuất ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Mặt
khác do tính thời vụ của sản phẩm nên có thời điểm lượng nguyên liệu thu
mua rất lớn, nguyên liệu đưa vào sản xuất phải được chế biến ngay trong ngày
nếu để quá thời gian bảo quản quy định, nguyên liệu sẽ bị ươn thối. Do đó có
những thời điểm máy móc hoạt động tối đa hết công suất, công nhân phải
tăng giờ tăng ca, nhưng vào những mùa mưa bão hoặc không có nguyên liệu

công nhân lại phải nghỉ việc. Với điều kiện môi trường làm việc độc hại,
công việc không ổn định như vậy chi phí lao động của các doanh nghiệp
ngoài tiền lương trả cho người lao động theo sản phẩm hoặc theo ngày công,
còn phát sinh các chi phí tăng ca, bồi dưỡng độc hại và các khoản trích trước
tiền lương để chi cho người lao động vào cáckhoảng thời gian ngừng việc
trong năm. Đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện nay nếu không
có chế độ đãi ngộ thỏa đáng sẽ không hấp dẫn được người lao động gắn bó
với công việc họ đang làm, điều này gây nên tình trạng thiếu lao động trong
ngành chế biến thủy sản, một thực trạng hiện nay của các doanh nghiệp chê
sbiến thủy sản là rất khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, như vậy dẫn
đến tình trạng cạnh tranh không chỉ về vấn đề thị trường tiêu thụ, thị trường
nguyên liệu mà cả thị trường lao động.
Chế biến thủy sản công nghiệp thường gia tăng các biến phí như chi phí
nguyên liệu, lao động và bao bì. Ba thành tố này thường chiếm khoảng trên
80% tổng chi phí sản xuất . Xét về mặt kết cấu chi phí điều này còn tùy thuộc
vào giá nguyên liệu từng khu vực, mức lương trả cho người lao động và trình
độ công nghệ sản xuất đối với từng doanh nghiệp. Giá nguyên liệu thủy sản
trong năm thường không ổn định do tính mùa vụ của sản phẩm, khả năng
đánh bắt và điều kiện thời tiết khí hậu. Có những thời điểm được mùa nguyên

1
9

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm


2
0

liệu giá giảm, nguồn nguyên liệu dồi dào, song có những tháng trong năm mất
mùa hoặc dịch bệnh mưa bão nhiều làm giá nguyên liệu tăng và nguồn
nguyên liệu không đảm bảo cung cấp cho việc thực hiện hợp đồng với khách
hàng. Điều này cho thấy sự không ổn định về chi phí nguyên liệu đầu vào đối
với các xí nghiệp chế biến thủy sản và mức độ rủi ro cao trong quá trình thực
hiện hợp đồng với khách hàng.
Sản phẩm của ngành thủy sản là sản phẩm đa dạng, chu kỳ sản xuất ngắn.
Trong cùng một quá trình sản xuất, cùng loại nguyên liệu có thể cho ra nhiều
loại sản phẩm có kích cỡ và phẩm cấp khác nhau. Cùng quy trình công nghệ
sản xuất nhưng có thể có những yêu cầu về chất lượng sản phẩm khác nhau
do các đơn đặt hàng khác nhau. Điều này cho thấy tính phức tạp của chi phí
trong ngành chế biến thủy sản và việc xác định chi phí cho từng loại sản phẩm
cuối cùng là khó đảm bảo tính chính xác
4. Điều kiện lao động sản xuất ngành chế biến thủy sản
Theo thống kê của ngành chức năng, trung bình mỗi năm ngành Thủy sản
tiếp nhận và tạo việc làm cho khoảng 300.000 lao động (trong đó gần 70%
thuộc lĩnh vực chế biến và dịch vụ). Song số lượng công nhân biến động
thường xuyên, làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp, nhất là thời điểm “vào vụ”. Nguyên nhân của tình trạng trên là: điều
kiện làm việc của người lao động chưa được bảo đảm. Hiện nay, cả nước có
khoảng 97.000 tàu cá, phần lớn đã cũ, không đủ tiêu chuẩn an toàn.
Trong khi đó, việc khai thác hải sản ngoài khơi luôn phải đối mặt với thiên
tai, vì vậy nhiều vụ tai nạn, đáng tiếc đã xảy ra, gây thiệt hại về người và tài
sản. Bên cạnh đó, lao động trong nhà máy chế biến thủy sản thường phải làm
việc 12 giờ/ngày. Quá trình sản xuất họ thường xuyên phải tiếp xúc với các
yếu tố độc hại như: nước có hàm lượng muối và hóa chất ăn mòn cao... gây
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.


2
0

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

2
1

Trong khu vực chế biến đông lạnh, lao động nữ chiếm tới 83% và luôn sử
dụng các hóa chất sát trùng, độ lạnh chênh lệch giữa môi trường sản xuất với
nhiệt độ cơ thể rất lớn. Một số lao động do sức đề kháng kém đã bị ngất khi
làm việc. Theo kết quả khảo sát mới đây của Trung tâm Nghiên cứu môi
trường về điều kiện lao động tại 9 doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh
xuất khẩu, được biết độ ẩm vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép tại khu sản xuất
là 79,86%. Độ ẩm không khí cao không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe, mà về lâu dài còn là nguyên nhân gây ra các bệnh: tai - mũi - họng, hô
hấp, da liễu... cho người lao động. Bên cạnh đó, việc làm của người lao động
không ổn định, lúc không có việc, lúc lại tăng ca đến nửa đêm. Để sử dụng tối
đa công suất máy móc, thiết bị có thời điểm doanh nghiệp phải bố trí công
nhân làm việc cả 3 ca. Thời gian lao động kéo dài, chế độ dinh dưỡng không
đủ đã làm cho người lao động bị thay đổi nhịp sinh học, dẫn đến sức khỏe suy
giảm.
4.1. Môi trường lao động
Trong quá trình phát triển triển kinh tế xã hội, nhiều khu công nghiệp,

nhà máy được xây dựng và đưa vào hoạt động, hàng hóa được sản xuất ra
ngày càng đa dạng và phong phú đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và tăng kim
ngạch xuất khẩu. Một trong những ngành đã đóng góp quan trọng trong nhịp
độ phát triển kinh tế của cả nước đó là ngành chế biến thủy sản đông lạnh
xuất khẩu.
Do đặc điểm ngành nghề và công nghệ của mình, ngành chế biến thủy sản
đông lạnh sử dụng khá nhiều nước trong quá trình sản xuất, chế biến. Vì vậy
nguồn nước thải tạo ra cho môi trường xung quanh là khá nhiều, hơn nữa
ngành này đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển, công nghệ sản xuất ở một
số nhà máy chưa đồng bộ, khép kín, nhiều cơ sở còn nằm gần khu dân cư
hoặc đô thị.

2
1

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

2
2

Lượng chất thải (nhất là về nước thải) của ngành này thải vào môi trường
ngày càng tăng lên cả về số lượng, thành phần. Đây là vấn đề ảnh hưởng
nghiêm trọng đến quá trình nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt và đời sống nhân
dân cũng như đời sống của công nhân.
Nước thải của một số xí nghiệp chế biến thủy sản gồm có: Nước sản xuất,

nước thải vệ sinh công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
- Nước thải sản xuất là loại nước dùng để rửa thủy sản trong sản xuất.
- Nước thải vệ sinh công nghiệp là loại nước dùng để vệ sinh tay chân
công nhân trước khi vào ca sản xuất, nước dùng để rửa dụng cụ chế biến, thiết
bị, máy móc và sàn nhà phân xưởng mỗi ngày...
- Nước thải sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên
trong các xí nghiệp. Đây cũng là lượng nước thải rất đáng kể vì trong xí
nghiệp chế biến thủy sản thường có số lượng công nhân khá đông, do đó nhu
cầu nước cho các hoạt động sinh hoạt khá lớn.
. Ô nhiễm nước thải chế biến thủy sản nhiều khi chưa phát hiện ngay do
lúc đầu các kênh rạch còn khả năng pha loãng và tự làm sạch nhưng với
lượng thải được tích tụ ngày càng nhiều thì dần dần nó làm xấu đi chất lượng
nguồn nước mặt ở sông rạch, ao hồ và khu dân cư. Ngoài ra nước thải của
ngành chế biến còn khả năng lan truyền dịch bệnh từ các xác thủy sản bị chết,
thối rữa…Chính vì vậy ảnh hưởng do nguồn nước thải từ các xí nghiệp ngành
chế biến thủy sản gây ra là rất lớn nếu không được xử lý sẽ góp phần làm gia
tăng mức độ ô nhiễm môi trường trên sông rạch, ở các khu vực nhà máy sản
xuất.
- Theo nghiên cứu môi trường làm việc tại các Công ty chế biến thủy sản
Việt Nam thì hàm lượng chất chloramine B đều rất cao. Đây là chất oxy hóa
mạnh có khả năng khử trùng tốt, giá rẻ nên thường được sử dụng khử trùng
trong các nhà xưởng và dụng cụ chế biến thủy sản. Chất chloramine B có thể

2
2

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B



GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

2
3

gây viêm phế quản, phá hủy đường hô hấp. Tại hầu hết các doanh nghiệp chế
biến thủy sản các công nhân đều được trang bị đồng phục như quần áo, khẩu
trang, nón, ủng, găng tay. Tuy nhiên khẩu trang vải không có tác dụng ngăn
mùi hóa chất.
- Các công nhân ngành chế biến thủy sản phải thường xuyên làm việc
trong môi trường lạnh, ẩm, nhiều hóa chất, phải đứng lien tục nhiều giờ, đặc
biệt công nhân phải thường xuyên tăng ca và thu nhập thấp, ít có điều kiện
bảo vệ sức khỏe.
- Hơn 85% công nhân thuỷ sản mắc bệnh viêm loét da tay, do thường
xuyên phải ngâm trong nước có nhiều tạp chất để bóc, xử lý tôm, cua, mực…,
bàn tay của công nhân thuỷ sản thường bợt trắng, lớp sừng bảo vệ da gần như
bị mất, không còn khả năng bảo vệ chống lại sự xâm nhập của các chất bẩn
gây nhiễm trùng, viêm da
Căn bệnh phổ biến và thường gặp nhất của nhiều người trong số họ là nấm
kẽ tay, kẽ chân hay bệnh ngoài da, bệnh viêm xoang và thấp khớp do tiếp xúc
nhiều với môi trường lạnh, nước ngâm tôm... khi bóc vỏ tôm.
- Đặc thù của nghề chế biến hàng thủy sản là luôn phải đứng để thao tác
trong các phân xưởng kín và nhiệt độ thường duy trì ở mức 150C, mặc dù đã
mang khẩu trang nhưng mùi thuốc sát trùng vẫn luôn xộc vào mũi. Nếu không
quen, chỉ cần vào xưởng khoảng một giờ, khi bước ra ngoài người cứ như có
cảm giác bị sốt.
Nhiều công nhân có sức khỏe tốt nhưng mới vào làm hơn một tuần ở khâu
tẩm bột của Xí nghiệp chế biến thủy sản TS đã hắt xì hơi, đau đầu. Các công
nhân cho biết: “ Mới một tuần đã bị chảy nước mũi lại còn gót chân cứ đau

âm ỉ như bị kim đâm”. Đối với nhiều công nhân làm lâu năm, bệnh viêm mũi
như là thứ bệnh kinh niên không thể trị dứt.

2
3

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

2
4

Nhiều công nhân trong ngành còn bị dị ứng khi ngửi mùi khử trùng, nhiều
công nhân bị chóng mặt, choáng váng và xỉu vì mùi khử trùng.
Công nhân ngành chế biến thủy sản luôn phải làm việc trong môi trường
làm việc khó khăn, còn nhiều bất cập, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe công
nhân.
- Cường độ làm việc của công nhân ngành chế biến thủy sản là cao, ở
nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản, công nhân phải làm việc từ 6h sáng
đến 6h chiều mới tan ca và có khi làm đến tận 10h đêm. Bên cạnh đó, vẫn có
các xí nghiệp chế biến thủy sản có lực lượng lao động thời vụ, trả công theo
sản phẩm, ngoài ra chẳng có chế độ đãi ngộ nào khác.
- Đời sống của công nhân lao động trong ngành chế biến không được đảm
bảo, họ không có điều kiện chăm lo cho sức khỏe và các nhu cầu khác. công
nhân chế biến thủy sản biến con tôm, con cá thành sản phẩm có giá trị cao
đem lại giàu có cho xí nghiệp và đất nước nhưng tương lai của họ thì chưa

được quan tâm.
- Đời sống của phần đông công nhân chế biến thủy sản không ổn định và
gần như lệ thuộc vào kết quả nuôi trồng, khai thác thủy sản của nông- ngư
dân và hoạt động xuất khẩu. Có dịp tiếp xúc với anh chị em công nhân thủy
sản thời buổi vật giá leo thang mới hiểu hết thực trạng đó. Chị Nguyễn Thị
Diễm, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi, là công nhân của Công ty CP chế biến
và xuất nhập khẩu thủy sản Minh Phú, cho biết: “Tôi vào làm ở công ty được
hơn một năm, nhận lương theo sản phẩm. Vì vậy, nếu có tôm nhiều thì mình
mới làm được nhiều. Mấy tháng qua tôm ít, chị em phải làm cầm chừng,
lương không đủ chi phí tiền phòng trọ và ăn uống, lấy đâu tiền gởi về cho gia
đình. Tôi mong sao bà con nông dân mình đều trúng tôm, để công ty hoạt
động liên tục và chị em công nhân có việc làm”.

2
4

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thắm

2
5

Công nhân gần như bị vắt kiệt sức khi làm việc trong các khu chế xuất
trong ngành chế biến thủy sản.

2

5

SV: Tạ Thị Kim Oanh

Lớp: QTKD TH 50B


×