A.Lời mở đầu
Năm 2005, TAND quận Thanh Khê (TP Đà nẵng) xử sơ thẩm một vụ trộm
cắp tài sản. Tính từ khi hành vi phạm tội bị phát hiện đến lúc vụ án được đưa ra
xét xử thì thời gian giải quyết vụ án chỉ gói gọn trong vòng một tháng. Trước đó,
thời gian khởi tố, điều tra, truy tố chỉ mất đúng 14 ngày! Đây là khoảng thời gian
giải quyết vụ án ngắn kỷ lục trong lịch sử tố tụng nước ta mà trước giờ rất hiếm
gặp. Quá trình giải quyết vụ án hình sự này là tuân theo quy định pháp luật về
thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự. Vậy, thủ tục tố tụng hình sự là gì?
Chế định thủ tục rút gọn được quy định trong BLTTHS 2003 là một chế
định hoàn toàn mới so với BLTTHS 1988. Tìm hiểu, nghiên cứu để thấy những
điểm mới tiến bộ và hạn chế của chế định đặc biệt này, bài làm của em tập trung
giải quyết 3 vấn đề chính:
- Những nét khái quát về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự trong pháp luật
Việt Nam
- Những quy định pháp luật về thủ tục rút gọn theo BLTTHS 2003
- Thực trạng, bất cập và hướng hoàn thiện chế định thủ tục rút gọn trong
BLTTHS 2003
Do hạn chế về mặt kiến thức, hạn chế về nguồn tài liệu tham khảo, bài làm
không tránh khỏi những sau sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô.
Em xin chân thành cám ơn.
Page 1
B. Nội dung chính:
I. Những nét khái quát về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự trong
pháp luật Việt Nam
Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự (hay còn được gọi là thủ tục đơn
giản, thủ tục giản lược …tuỳ theo pháp luật mỗi nước) là một chế định đặc biệt
dùng để giải quyết một số vụ án hình sự theo hướng rút gọn thời gian và trình tự,
thủ tục.
Thủ tục rút gọn theo pháp luật Việt Nam đã xuất hiện từ Chế độ Sài gòn.
Nó được tiếp tục áp dụng ngay sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà cho đến khi ban hành BLTTHS 1988. Một loạt các văn bản pháp luật quy
định vấn đề này có thể kể ra như: Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946; thông tư số
139/TTg ngày 28/4/1974; thông tư số 10/TATC ngày 08/7/1974; Chỉ thị sô 954CP của Bộ Công an, Thông tưu số 01-TT ngày 28/02/1975 của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao. BLTTHS 1988 không quy định về vấn đề này với lý do cho
rằng áp dụng thủ tục rút gọn có thể ảnh hưởng tới quyền bào chữa của bị can, bị
cáo. Tuy nhiên, với đòi hỏi của thực tế, sự phân hoá tội phạm theo BLHS 1999,
nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ chính trị đã xác định: “Nghiên cứu để quy định
và thực hiện thủ tục rút gọn đối với những vụ án đơn giản, phạm tội quả tang,
chứng cứ rõ ràng, hậu quả ít nghiêm trọng”.
Chế định thủ tục rút gọn ra đời trong BLTTHS 2003, nó có những đặc
điểm sau:
+ Được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ
4 điều kiện: người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang; sự việc phạm tội
đơn giản, chứng cứ rõ ràng; tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng.
Page 2
+ Tổng thời gian từ điều tra đến xét xử sơ thẩm là 30 ngày, tạm giữ không
quá 3 ngày, tạm giam để điều tra , truy tố không quá 16 ngày, tạm giam để xét
xử không quá 14. Thủ tục đơn giản hơn: cơ quan điều tra không cần làm bản kết
luận điều tra và quyết định đề nghị truy tố, khi truy tố, Viện Kiếm sát không làm
bản cáo trạng mà ra quyết định truy tố…
+ Được thực hiện theo quy định tại chương XXXIV và các quy định khác
của BLTTHS
+ Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định là Viện kiểm sát.
Từ đó, ta có thể định nghĩa :thủ tục rút gọn là một trình từ tố tụng đặc biệt
do Viện kiểm sát quyết định khi có đủ các điều kiện quy định tại BLTTHS, là
trình tự được rút ngắn về thời gian, giản lược một số thủ tục trong hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử sơ thẩm nhưng vẫn tuân thủ theo các nguyên tắc chung của
BLTTHS nhằm xử lý một số loại vụ án một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Việc áp dụng thủ tục rút gọn nhằm mục đích giải quyết nhanh chóng và
kịp thời một số vụ án hình sự thuộc phạm vi điều chỉnh của chế định này trên
nguyên tắc đảm bảo chính xác, triệt để và tuân thủ các nguyên tắc chung của
BLTTHS. Sự thật vụ án phải xác định một cách khách quan, toàn diện và đầy
đru, đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội , đúng pháp luật, không để lọt tội phạm,
không làm oan người vô tội; đảm bảo các quyền tố tụng của bị cáo và những
người tham gia tố tụng khác.
Thủ tục rút gọn chính là căn cứ pháp lý để cơ quan tiến hành tố tụng giải
quyết nhanh chống và hiệu quả các vụ án thuộc loại ít nghiêm trọng, có tính chất
quả tang, đơn giản, rõ ràng. Đáp ứng yêu cầu đầu tranh phòng chống tội phạm ,
giải quyết tình trạng án kéo dài, giải quyết tình trạng quá tải trong các trại giam;
đảm bảo quyền lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đồng
Page 3
thời nâng cao tác dụng giáo dục ý thức pháp luật và góp phần vào công tác
phòng ngừa tội phạm
II. Những quy định pháp luật về thủ tục rút gọn theo BLTTHS 2003:
1.Phạm vi và điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định của BLTTHS
2003:
a.Phạm vi áp dụng:
Theo quy định tại điều 318 BLTTHS 2003: "Thủ tục rút gọn đối với việc
điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm được áp dụng theo quy định của Chương này,
đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy
định của Chương này."
Thủ tục rút gọn không được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của tố tụng
hình sự mà chỉ áp dụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm.
Đây là các giai đoạn trung tâm của trình tự tố tụng, thể hiện rõ nét nhất chức
năng của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm Sát, Tòa án cũng như mối quan hệ phối
hợp và chế ước giữa ba cơ quan này. Việc áp dụng thủ tục rút gọn trong điều tra,
truy tố và xét xử sơ thẩm sẽ có tác động cơ bản đến quá trình giải quyết vụ án.
Khi tiến hành tố tụng theo thủ tục tút gọn ở những giai đoạn này, ngòai những
quy định có tính chất riêng biệt còn phải tuân theo những quy định khác của Bộ
luật tố tụng hình sự không trái với những quy định về thủ tục này.
Thủ tục rút gọn không áp dụng đối với việc xét xử phúc thẩm những bản
án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, việc xét lại bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm do tính chất phức tạp
của các hoạt động này.
b.Điều kiện áp dụng
Thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đầy đủ các điều kiện quy định tại
điều 319 BLTTHS 2003:
Page 4
Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang:
Theo quy định tại điều 82 BLTTHS 2003, phạm tội quả tang là trường hợp
người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt khi đang thực hiện tội phạm hoặc ngay
sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
Phạm tội quả tang, thông thường là những trường hợp đã xác định rõ ràng
về hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội. Người bị bắt trong
trường hợp phạm tội quả tang thường nhận tội ngay; chứng cứ tương đối đầy đủ
và rõ ràng, người làm chứng, người bị hại (nếu có) cũng thường đượ xác định cụ
thể... Đây là một trong những điều kiện cần thiết để có thể giải quyết vụ án
nhanh chóng, thuận lợi và chính xác.
Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng:
Theo hướng dẫn tại Thông tư số 10/TATC năm 1974 :"Tội phạm đơn
giản, rõ ràng là: Vụ án không có các tình tiết phải mất thì giờ điều trai, xác
minh, bị cáo đã nhận tội và trong vụ án chỉ có một hoặc hai bị cáo."
Có thể hiểu sự việc phạm tội đơn giản là những sự việc mà vấn đề cần
chứng minh trong vụ án không phức tạp và dễ xác định. Các tình tiết của hành vi
phạm tội đơn giản; vụ án thường ít bị cáo hoặc có thể có nhiều bị cáo những
không phải trường hợp phạm tội có tổ chức hoặc đồng phạm phức tạp, khó xác
định vai trò vị trí của từng đối tượng; lỗi, năng lực trách nhiệm hình sự, động cơ,
mục đích phạm tội rõ ràng. Việc giải quyết vụ án không liên quan đến nhiều cấp,
nhiều ngành, không liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo, phong tục tập
quán hay những vấn đẻ xã hội phức tạp khác.
Chứng cứ rõ ràng là chứng cứ đã được thu thập tương đối đầy đủ ngay từ
đầu, thông qua biên bản bắt người phạm tội quả tang, lời khai của người bị hại,
người trực tiếp chứng kiến sự việc phạm tội, các tang vật thu được ở hiện
Page 5
trường...Các chứng cứ này không chỉ đầy đủ mà còn phải thống nhất và đảm bảo
giá trị chứng minh.
Những trường hợp phạm tội quả tang nhưng không đảm bảo điều kiện tính
chất của sự việc phạm tội đơn giản, rõ ràng thì không áp dụng thủ tục rút gọn.
Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng:
Theo quy định tại điều 8 BLHS 1999: "Tội phạm ít nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến 3 năm..." Dấu hiệu về mặt nội dung chính trị - xã hội của
loại tội này là tính nguy hại không lớn cho xã hội, dấu hiệu về mặt hậu quả pháp
lý của loại tội này là có thể phải chịu hình phạt đến mức cao nhất là 3 năm tù. Do
hậu quả mà tội phạm gây ra cho xã hội và hậu quả pháp lý mà người thực hiện
tội phạm ít nghiêm trọng có thể phải chịu là không lớn nên việc xử lý không
chính xác thì hậu quả cũng không đến mức nghiêm trọng so với các trường hợp
thực hiện loại tội phạm khác và dễ khắc phục.
Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng:
Lai lịch, căn cước của người phạm tội là vấn đề cần làm rõ trong quá trình
giải quyết vụ án. Qua việc xác định lai lịch căn cước, các cơ quan tiến hành tố
tụng có thể làm rõ được nhiều yếu tố về nhân thân của người phạm tội, trên cơ sở
đó có những quyết định đúng đắn trong việc định tội và quyết định hình phạt.
Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng được coi là một điều kiện để áp
dụng thủ tục rút gọn vì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không phải mất nhiều
thời gian để điều tra xác minh nên có thể rút ngắn thời gian giải quyết vụ án mà
vẫn đảm bảo cho việc xem xét, giải quyết những vấn đề vụ án được chính xác.
Nếu căn cước, lai lịch của người phạm tội chưa được xác minh chắc chắn thì
không được áp dụng thủ tục rút gọn.
2.Thủ tục rút gọn trong quá trình tố tụng:
Page 6
a.Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn
Khoản 1 điều 320 BLTTHS 2003 quy định:" Sau khi khời tố vụ án, theo
đề nghị của Cơ quan điều tra hoặc xét thấy vụ án có đủ các điều kiện quy định
tại điều 319 của Bộ luật này, Viện kiểm sát có thể ra quyết định áp dụng thủ tục
rút gọn..."
Như vậy, chỉ khi đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự, dựa vào các tài
liệu đã thu thập được, Viện kiểm sát có điều kiện để xem xét, xác định xem vụ
án có đủ điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn hay không? Thông thường, đối với
những vụ án loại này, cùng với việc ra quyết định khởi tố vụ án, cơ quan có thẩm
quyền đã có đủ căn cứ để ra ngay quyết định khởi tố bị can, do đó càng tạo điều
kiện, thuận lợi cho việc quyết định áp dụng hay không thủ tục rút gọn. Tuy vậy,
theo quy định của pháp luật, chỉ cần có quyết định khởi tố vụ án là Viện kiểm sát
đã có thể xem xét để quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
Ngay sau khi ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, trong thời hạn 24 giờ,
Viện kiểm sát phải gửi quyết định này cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để
tiến hành điều tra vụ án theo thủ tục rút gọn. Quyết định này cũng được gửi cho
bị can hoặc người đại diện hợp pháp của bị can để họ xem xét thực hiện các
quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng thủ tục
rút gọn, nếu xét thấy việc áp dụng thủ tục này có thể ảnh hướng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của mình hoặc của người mà mình đại diện, bị can, người đại diện
hợp pháp của họ có quyền làm đơn khiếu nại gửi tới Viện Kiểm sát đã ra quyết
định áp dụng thủ tục rút gọn.
Mặc dù BLTTHS 2003 không quy định khiếu nại phỉa có nội dung gì, tuy
nhiên, xuất pháp từ đặc điểm của thủ tục rút gọn có thể nhận thấy rằng, nội dung
khiếu nại ở đây là việc bị can hoặc đại diện hợp pháp của họ không đồng ý giải
Page 7
quyết vụ án theo thủ tục rút gọn vì họ cho rằng như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích hợp pháp của bị can. Pháp luật tố tụng hình sự nước ta không quy định
việc phải có sự đồng ý của bị can như là một điều kiện bắt buộc của htủ tục rút
gọn như pháp luật một số nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, khi nhận được đơn
khiếu nại, Viện kiểm sát vẫn phải tiến hành giải quyết kịp thời và có thể quyết
định hủy bỏ việc áp dụng thủ tục rút gọn đối với vụ ản để tiến hành tố tụng theo
thủ tục thông thường, nếu xét thấy yêu cầu của bị can, người đại diện hợp pháp
của họ có căn cứ. Trường hợp vụ án thỏa mãn các điều kiện áp dụng thủ tục rút
gọn, Viện kiểm sát có thể bác bỏ khiếu nại và giữ nguyên quyết định áp dụng thủ
tục này.
b. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn.
- Tạm giữ, tạm gian để điều tra, truy tố
Theo quy định tại điều 322 BLTTHS thì" căn cứ, thẩm quyền và thủ tục
giam giữ, tạm giam được áp dụng theo quy định của Bộ luật này." Do vậy, để
phủ hợp với đặc điểm của thủ tục rút gọn là có sự rút ngắn về thời gian, giản
lược về thủ tục tố tụng, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xâm phạm
đến các quyền tự do cá nhân, nâng cao hiệu quả của thủ tục này, việc tạm giữ,
tạm giam để điều tra truy tố theo thủ tục rút gọn được quy định như sau:
+ Thời hạn tạm giữ trong thủ tục rút gọn không quá ba ngày, kể từ ngày
Cơ quan điều tra nhận được người bị bắt. Đây cũng chính là thời hạn tạm giữ
được quy định chung cho tất cả các đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp ngăn
chặn này. Tuy nhiên, trong thủ tục rút gọn, Bộ luật tố tụng hình sự không cho
phép gia hạn tạm giữ. Trong khi đó, đối với thủ tục thông thường, cơ quan có
thẩm quyền có thể gia hạn tạm giữ tối đa hai lần, mỗi lần gia hạn không quá ba
ngày.
Page 8
+ Thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố, không quá mười sáu ngày và
cũng không có gia hạn. Đây là thời hạn tạm giam bị can để tiến hành tố tụng của
hai giai đoạn tố tụng vì vậy thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố phải được quy
định phù hợp với thời hạn điều tra, truy tố (tối đa là mười hai ngày để điều tra,
bốn ngày để xem xét việc truy tố). So với thủ tục thông thường thì thời hạn tạm
giam để điều tra, truy tố rất ngắn (theo thủ tục thông thường, thời hạn tạm giam
để điều tra lần đầu là 2 tháng đối với bị can phạm tội ít nghiêm trọng). Quy định
như vậy nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng đảm bảo hòan
thành đúng thời hạn việc điều tra, truy tố đồng thời không xâm phạm đến các
quyền, lợi ích chính đáng của bị can.
- Tạm giam để đảm bảo việc xét xử
Việc tạm giam đối với bị can, bi cáo để đảm bảo cho việc xét xử chỉ được
thực hiện trong trường hợp cần thiết nếu xét thấy có đủ các điều kiện ssể tạm
giam quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, tuy
nhiên, thời hạn tạm giam để đảm bảo việc xét xử theo thủ tục này hạn ché hơn so
với trường hợp thông thường và không kéo dài quá 14 ngày ( thời hạn chuận bị
xét xử ). Như vậy, việc áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét
xử theo thủ tục rút gọn trong thực tế là không nhiều. Bởi lẽ, chính các điều kiện
để áp dụng thủ tục rút gọn cũng đã thu hẹp diẹn đối tượng bị áp dụng biện pháp
này. Khi nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị xét xử, Thẩm phán cần xem xét để xác định:
+Thứ nhất: Đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại, Điều luật mà viện kiểm
sái viện dẫn để truy tố đối với họ có mức cao nhất của khung hình phạt là bao
nhiêu? Nếu dưới 2 năm tù thì loại trừ các đối tượng này ra khỏi diện xem xét để
tạm giam; nếu bị can, bi cáo bị truy tố về tội theo khung hình phạt có mức cao
nhất trên hai năm tù thì cần xác định xem họ có biểu hiện chạy trốn hoặc gây khó
Page 9
khăn cho việc xét xử hay có thể phạm tội mới không để đề nghị Chánh án hoặc
phó Chánh án toà án áp dụng biẹn pháp tạm giam đối với họ.
+ Thứ hai: Đối với bị can, bị cáo đã bị cơ quan diều tra, Viện kiểm sát áp
dụng biện pháp tạm giam mà vẫn còn thời hạn tạm giam theo lệnh của các cơ
quan này, cần xét xem có tạm giam tiếp để đảm bảo việc xét xử, sau khi đã hết
thời hạn tạm giam của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không? Nếu cần thì đề
suất chánh án, phó chánh án toá án ra lệnh tạm giam. Ngược lại, Thẩm phán đề
nghị những người này trả tự do cho bị can, bị cáo khi hết hạn tạm giam trước đó
của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.
c.Điều tra theo thủ tục rút gọn
- Thời hạn điều tra
Do tính chất đơn giản của vụ án, hoạt động điều tra theo thủ tục rút gọn
không quá phức tạp. Vì vậy, mặc dù BLTTHS năm 2003 không quy định cụ thể
các hoạt động diều tra phải tiến hành theo thủ tục này như thế nào, nhưng cũng
có thể xác định được rằng, không có nhiều hoạt động điều tra phức tạp, tốn kém
thời gian và công sức của cơ quan điều tra mà vẫn xác định được rõ rang và đầy
đủ các tình tiết của vụ án. Cho nên, thời hạn điều tra theo thủ tục này có những
đặc thù so với trường hợp thông thường. Cụ thể:
+ Thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn là mười hai ngày, kẻ từ ngày ra
quyết định khởi tố vụ án;
+ Trong thời hạn đó cơ quan điều tra phải kết thúc điều tra mà không được
gia hạn điều tra.
- Kết thúc điều tra
Khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra không phải làm bản kết luận điều
tra đề nghị truy tố mà chỉ cần ra quyết định đề nghị truy tố và gửi hồ sơ vụ án
cho viện kiểm sát.
Page 10
Việc quy định cơ quan điều tra không cần làm bản kết luận điều tra, giúp
cho quá trình điều tra vụ án được hoàn thành đúng thời hạn, lược bỏ những thủ
tục tố tụng không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác, tính khách quan
của quá trình điều tra. Do tính chất vụ án không phức tạp, chứng cứ rõ rang,
hành vi phạm tội đơn giản, người phạm tội bị bắt quả tang và nhiều trường hợp
bị can, bị cáo nhận tội ngay sau khi bị bắt, hồ sơ tài liệu không quá nhiều, việc
tổng hợp, đánh giá chứng cứ không phức tạp, cho nên, không cần thiết phải làm
kết luận điều tra mà chỉ cần nêu tóm tắt sự việc và nhận xét đánh giá về sự việc
phạm tội trong quyết định đề nghị truy tố là đủ.
d. Quyết định việc truy tố
- Thời hạn truy tố
Thời hạn truy tố được quy định rất ngắn nhằm đề cao tinh thần trách
nhiệm của Viện kiểm sát cũng như đảm bảo đưa vụ án ra xét xử đáp ứng yêucầu
phòng ngừa tội phạm là phải kịp thời, nhanh chóng, kiên quyết và chính xác. Bộ
Luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: Trong thời hạn 4 ngày, kể từ ngày nhận
được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải hoàn thành việc nghiên cứu hồ sơvụ án,
quyết định đề nghị truy tố của cơ quan điều tra bằng việc ra một trong các quyết
định tại khoản 1 Điều 323 BLTTHS.
- Quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố
Trong thời hạn luật định, Kiểm sát viên được phân công nghiên cứu hồ sơ
phải hoàn thành việc nghiên cứu hồ sơ vụ án. Trong phạm vi quyền hạn của
mình, Kiểm sát viên có thể tự mình hoặc đề nghị Viện trưởng, Phó viện trưởng
Viện kiểm sát ra 1 trong các quyết định sau đây:
+ Quyết định truy tố bị can:Viện kiểm sát truy tố bị can ra trước Tòa án để
xét xử bằng quyết định truy tố. Đây là điểm khác biệt giữa thủ tục rút gọn với
thủ tục thông thường. Trong thủ tục thông thường, Viện kiểm sát truy tố bị can
Page 11
ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng còn trong thủ tục rút gọn việc truy tố được
thực hiện bằng quyết định truy tố. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không quy định
cơ cấu, nội dung quyết định truy tố phải bao gồm những phần, những vấn đề gì.
Tuy nhiên, về nguyên tắc, quyết định truy tố với tư cách là 1 trong các hình thức
thực hiện quyền công tố của viện kiểm sát phải đảm bảo có căn cứ hợp pháp,
điều đó có nghĩa là quyết định truy tố vẫn phải đảm bảo nội dung và cơ cấu
tương tự như bản cáo trạng thì mới lập được căn cứ pháp lý cho tòa án mở phiên
xét xử. Bởi lẽ, Tòa án sẽ chỉ quyết định đưa vụ án ra xét xử khi có bản cáo trạng
hoặc quyết định truy tố của viện kiểm sát. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải bảo
vệ quyết định truy tố (trong thủ tục rút gọn) hoặc bản cáo trạng (trong thủ tục
thông thường ).
+ Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung: Việc ra quyết định trả hồ sơ để
điều tra bổ sung phải tuân thủ các quy định chung về trả hồ sơ để điều tra bổ
sung quy định tại Điều 168 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Trả lại hồ sơ để điều tra
bổ sung vì lý do gì ( căn cứ ) và yêu cầu bốungvề vấn đề gì cần phải ghi trong
quyết định. Tuy nhiên, không cần thiết phải lý giải tầm quan trọng và ảnh hưởng
củakết quả điều tra bổ sung đối với việc giải quyết nội dung vụ án.
+ Quyết định tạm đình chỉ vụ án: Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ
vụ án khi có căn cứ quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 điều 169 Bộ luật tố
tụng hình sự 2003. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ do bị can mắc bệnh tâm
thần quy định tại điểm a khoản 2 điều 169, Viện kiểm sát còn xem xét để áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Trường hợp bị can trốn mà không biết rõ bị
can ở đâu thì cùng với việc tạm đình chỉ vụ án, Viện kiểm sát còn phải yêu cầu
Cơ quan điều tra truy nã bị can.
Trong trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc tạm đình chỉ vụ án
nói trên, Viện kiểm sát phải ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút
Page 12
gọn và vụ án sẽ được giải quyết theo thủ tục chung. Lý do phải hủy bỏ thủ tục rút
gọn là đã có sự thay đổi các điều kiện áp dụng thủ tục này, trứoc hết là sự việc
phạm tội không còn đơn giản nữa và thời hạn tố tụng bị xáo trộn do đó hoạt động
tố tụng để giải quyết vụ án sẽ phức tạp thêm, không thể đảm bảo giải quyết vụ án
trong thời hạn mà Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định nếu vẫn tiến hành tố
tụng theo thủ tục rút gọn.
+ Quyết định đình chỉ vụ án:Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án
khi có căn cứ quy định tại khoản 2 điều 105 BLTTHS 2003 ( trường hợp người
đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trong trường hợp vụ án khởi tố theo yêu
cầu của người bị hại); khi có căn cứ quy định tại điều 107 BLTTHS 2003 ( các
căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự ); khi có căn cứ quy định tại điều 19,
25 và khoản 2 điều 69 BLHS 1999.
Theo tinh thần của khoản 4 điều 169 BLTTHS 2003, quyết định đình chỉ
vụ án trong thủ tục rút gọn của viện kiểm sát cấp dưới cũng có thể bị Viểntưởng
Viện kiểm sát cấp trên hủy bỏ nếu không có căn cứ và trái pháp luật. Trường hợp
này nếu Viện kiểm sát cấp trên hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án và yêu cầu truy
tố thì Viện kiểm sát cấp dưới phải làm quyết định truy tố.
e. Xét xử theo thủ tục rút gọn
- Thời hạn chuẩn bị xét xử
Để có thể xét xử, ngay sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân
công chủ tọa phiên tòa phải nghiên cứu hồ sơ để ra 1 trong các quyết định quy
định tại khoản 1 điều 324 BLTTHS 2003.Thời hạn nghiên cứu hồ sơ, ra các
quyết định tố tụng theo thủ tục này là 7 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án. Nếu
Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ
ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.
- Quyết định của Thẩm phán khi nghiên cứu hồ sơ
Page 13
Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án theo thủ tục rút gọn được tiến hành tương tự
như vụ án thông thường, chỉ khác về thời hạn nghiên cứu hồ sơ. Trong trường
hợp thông thường, thời hạn này dài hơn rất nhiều so với thời hạn nghiên cứu theo
thủ tục rút gọn.Vì vậy, phạm vi nghiên cứu hồ sơ vụ án theo thủ tục rút gọn có
thể thu hẹp hơn do những vấn đề cần nghiên cứu đơn giản, rõ ràng và cụ thể hơn,
do đó tất yếu quá trình nghiên cứu hồ sơ sẽ kết thúc sớm hơn. Khi nghiên cứu hồ
sơ, Thẩm phán có thể ra 1 trong các quyết định sau đây:
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử: Nếu xét thấy hồ sơ đã đầy đủ chứng cứ
xác định tội phạm, ngườ phạm tội hoặc khi có căn cứ quy định tại khoản 1 và
khoản 2 điều 107 BLTTHS 2003.Thẩm phán làm quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn giống với quyết
định đưa vụ án ra xét xử trong trường hợp thông thường quy định tại điều 178
BLTTHS 2003.
+ Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung: Thẩm phán sẽ ra quyết định
trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung khi có 1 trong các căn cứ quy định tại khoản 1
điều 179 BLTTHS 2003. Quyết định trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung phải nêu rõ
lý do (căn cứ) trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung về vấn đề gì và cũng không cần
ký giải ý nghĩa, tác dụng của vấn đề được bổ sung đó đối với việc giải quyết nội
dung vụ án.
+ Quyết định tạm đình chỉ vụ án: Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ
vụ án khi có 1 trong các căn cứ quy định tại khoản 1 điều 160 BLTTHS 2003.
Trường hợp tạm đình chỉ vụ án do bị can mắc bệnh tâm thần thì Thẩm phán cần
đề nghị Chánh án, Phó Chánh án Tòa án xem xét để ra quyết định áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh; trường hợp tạm đình chỉ vụ án do không biết bị can
đang ở đâu thì Tòa án phải làm công văn yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can.
Page 14
Trong trường hợp trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc tạm đình chỉ vụ án
nêu trên thì Tòa án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát và vụ án được giải quyết
theo thủ tục chung.
+ Quyết định đình chỉ vụ án: Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án khi
có 1 trong các căn cứ quy định tại khoản 2 điều 105 hoặc 1 trong các căn cứ quy
định tại các điểm 3, 4, 5, 6, 7 điều 107 BLTTHS 2003 hay trường hợp Viện kiểm
sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa sơ thẩm.
- Việc xét xử theo thủ tục rút gọn
Trong trường hợp Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong
thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định,Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.
Việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn được tiến hành theo thủ
tục chung.
III. Thực trạng, bất cập và hướng hoàn thiện chế định thủ tục rút gọn
trong BLTTHS 2003
Thủ tục rút gọn được quy định trong BLTTHS 2003 có thể nói là một
bước ngoặt tiến bộ và mới mẻ đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn trong việc xử lý các
vụ án hình sự.Tuy nhiên, các quy định pháp luật về thủ tục rút gọn còn nhiều hạn
chế, thiếu thực tế dẫn đến sự xa rời thực tiễn của chế định này. Theo thống kê
tình hình xét xử các vụ án hình sự từ năm 2003 đến hết năm 2008 thì số lượng vụ
án được giải quyết theo thủ tục này chưa đến 1%, ngành Toà án một số địa
phương như Đồng Nai, Bình Phước chưa xét xử vụ án hình sự nào theo thủ tục
rút gọn…Đây là một chế định tuỳ nghi áp dụng, phạm vi áp dụng hẹp, các văn
bản hướng dẫn chưa được ban hành mặt khác nó lại được tiến hành trong 1 thời
gian rất ngắn so với thủ tục tố tụng bình thường; cộng với sự lo ngại trách nhiệm
của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền chính là những nguyên nhân dẫn tới hiện
Page 15
tượng này . Trước hết, để khắc phục, thiết nghĩ BLTTHS cần có những thay đổi,
bổ sung cần thiết đề có thể phát huy hết mục đích và ý nghĩa của chế định này
trong hoạt động xét xử vụ án hình sự.
1. Các quy định về phạm vi và điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn:
a. Phạm vi áp dụng:
Như đã phân tích ở phần II, hiện nay thủ tục rút gọn được áp dụng ở giai đoạn
điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm của quá trình giải quyết 1 vụ án hình sự mà
không được áp dụng tại giai đoạn xét xử phúc thẩm với lý do, khi bản án chưa có
hiệu lực đã có kháng cáo, kháng nghị cần xem xét lại thì nó mất đi tính “đơn
giản”. Tuy nhiên cần phải thấy rằng, không phải bất cứ vụ án nào bị kháng cáo,
kháng nghị cũng đều mất đi tính “đơn giản”( ví dụ trong trường hợp nội dung
kháng cáo, kháng nghị liên quan đến vấn đề dân sự…) Hiện nay, có rất nhiều
quan điểm đưa ra theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn vì cho
rằng thủ tục rút gọn hiện nay phạm vi áp dụng còn quá hẹp, từ giai đoạn điều tra
cho đến xét xử phúc thẩm là các giai đoạn của việc giải quyết 1 vụ án hình sự
bình thường( đầy đủ) nên ta có thể xem xét để áp dụng thủ tục rút gọn tại giai
đoạn xét xử phúc thẩm. Nên mở rộng thủ tục rút gọn đến giải quyết phúc thẩm:
tại phiên toà phúc thẩm, tại đó Toà án chỉ xét bút lục, không cần tiến hành đầy
đủ các thủ tục tại phiên toà. Việc xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn như trên
vẫn đảm bảo được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, cũng
cần có một văn bản hướng dẫn trong trường hợp nào nên xét xử phúc thẩm theo
thủ tục rút gọn, trong trường hợp nào thì cần xét xử phúc thẩm theo thủ tục
chung.
Một vấn đề nữa trong phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn là các quy định về thủ
tục rút gọn mới chỉ “rút gọn” mặt thời hạn chứ chưa thực sự “rút gọn” mặt thủ
tục. Thiết nghĩ, nhà làm luật cần nghiên cứu để giảm bớt hơn nữa phần “thủ tục”
Page 16
trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm. Thời hạn được quy định
ngắn hơn nhiều so với thủ tục chung nhưng các cơ quan thẩm quyền dường như
vẫn phải tiến hành hầu hết các thủ tục theo quy định chung, như vậy không chỉ
lãng phí về thời gian, tiền bạc mà nó còn làm tăng công việc và áp lực cho các cơ
quan có thẩm quyền trong từng giai đoạn này. Đó cũng chính là lý do dẫn đến
tâm lý ngại áp dụng thủ tục rút gọn.
b. Điều kiện áp dụng
Vụ án hình sự được áp dụng khi có đủ 4 điều kiện quy định tại điều 319, như
đã phân tích tại phần II. Tuy nhiên, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn còn nhiều
điểm cần xem xét.
Thứ nhất, về quy định sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng hiện nay
được hướng dẫn quá chung chung, điều này dẫn đến tình trạng tuỳ tiện trong
việc xem xét đánh giá sự đơn giản, làm cho việc áp dụng thủ tục rút gọn các vụ
án hình sự còn quá ít.
Thứ hai, về quy định “tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng”.
Trước hết 1 điều luật trong BLHS 1999 có thể là tội ít nghiêm trọng, nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng không chỉ do sự phức tạp của
vụ án ( đồng phạm, phạm tội có tổ chức) mà nó còn ở mức độ hành vi gây thiệt
hại; hay tính phức tạp của vụ án không đồng nghĩa với mức độ nguy hiểm của tội
phạm. Có rất nhiều vụ án hình sự đầy đủ 3 điều kiện còn lại nhưng lại là tội
phạm nghiêm trọng. Thiết nghĩ, nhà làm luật nên xem xét mở rộng điều kiện áp
dụng đối với 1 số loại tội phạm nghiêm trọng.
Thứ ba, về quy định “căn cước, lai lịch rõ ràng”, có lẽ đây là một quy định
làm khó cho cơ quan điều tra. Trong trường hợp, người phạm tội không nhớ căn
cước lai lịch ( người lang thang hoặc người mồ côi từ bé) của mình, hoặc cố tình
Page 17
không khai, khai báo sai thì việc xác minh của cơ quan điều tra sẽ như “mò kim
đáy bể”.
Hiện nay, một số quốc gia khác có quy định điều kiện “ có sự đồng ý của
người phạm tội” trong việc giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn. Nhiều quan
điểm, cho rằng nên đưa vào đây là 1 điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn. Điều này
không nên, xuất phát từ thực tế, ý thức pháp luật của đại bộ phận người dân còn
chưa cao, việc áp dụng thủ tục rút gọn có thể khiến họ hiểu nhầm là xử nhanh,
chớp nhoáng không đảm bảo quyền lợi của họ nên nên đa phần sẽ từ chối. Mặt
khác về lý luận, người thực hiện tội phạm phải chịu trách nhiệm trước nhà nước,
họ không có địa vị bình đẳng với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự, nên việc để người thực hiện tội phạm lựa chọn hình thức xét
xử là không hợp lý, quy định này vẫn nên giao cho các cơ quan có thẩm quyền
để có thể dễ dàng áp dụng thủ tục này hơn nữa.
2. Các quy định về thẩm quyền áp dụng thủ tục rút gọn:
Hiện nay, thẩm quyền áp dụng thủ tục rút gọn thuộc về Viện kiểm sát khi
xem xét thấy yêu cầu áp dụng từ phía cơ quan điều tra là đúng pháp luật. Việc áp
dụng thủ tục rút gọn là không bắt buộc do vậy, có áp dụng hay không phụ thuộc
vào Toà án. Nhưng Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc tạm đình chỉ
vụ án theo quy định tại điểm B, c khoản 1 điều 323 BLTTHS, VKS ra quyết định
huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết theo thủ tục chung.
Trong trường hợp Toà án trả hồ sở để điều tra bổ sung hoặc tạm đình chỉ vụ án
theo quy định tại điểmb, c khoản 1 điều 324 BLTHS, thì Toà án chuyển hồ sơ
cho VKS để giải quyết theo thủ tục chung. Như vậy, ta thấy chưa có quan hệ
phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án. Vì lý do này
mà vụ án có đủ điều kiện giải quyết vẫn còn ít được giải quyết trên thực tế. Nên
quy định thẩm quyền này cho cả Cơ quan điều tra vì cơ quan điều tra là cơ quan
Page 18
tiếp xúc với vụ án trước tiên, có nhiều điều kiện để ra quyết định đúng đắn. Một
số ý kiến cho rằng, Toà án cũng nên có quyền ra quyết định áp dụng thủ tục rút
gọn, thiết nghĩ điều này không cần thiết, đồng thời nó cũng làm giảm nhẹ gánh
nặng của Toà án, đúng chức năng xét xử và đảm bảo tính khách quan trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự.
3. Các quy định về thời hạn trong thủ tục rút gọn:
Hiện nay, có thể nói thời hạn trong thủ tục rút gọn còn quá ngắn, dẫn đến tâm
lý ái ngại của các cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết vụ án hình sự.
Thứ nhất, thời hạn điều tra là 12 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Trong thời gian này, cơ quan điều tra phải tiến hành 1 loạt hành vi tố tụng như:
ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, ra quyết định tam giam, xin lệnh phê chuẩn
tạm giam của Viện Kiểm Sát, hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm
chứng…và tiến hành các thủ tục khác như định giá tài sản, trưng cầu giám định.
Trên thực tế chờ kết quả giám định nhanh nhất cũng mất 1 tuần, bình thường là 2
tuần có khi nhiều hơn. Bên cạnh đó là công việc xác định lý lịch, tiền án, tiền sự
của người thực hiện tội phạm cũng khó khăn.
Thứ hai, thời hạn truy tố theo thủ tục rút gọn quy định tại điều 323 BLTTHS:
4 ngày kể từ ngày Viện Kiểm sát nhận được hồ sơ vụ án. Nếu vụ án được tiến
hành theo thủ tục bình thường thì trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định
truy tố bị can trước toà bằng bản cáo tráng, Viện Kiểm Sát phải giao lại bản cáo
trạng cho bị can. Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn 3ngày kể từ ngày ra
quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và bản cáo
trạng đến Toà án. Trong thủ tục rút gọn không quy định về thời hạn này nhưng
nếu áp dụng thủ tục chung thì không ổn vì thời hạn nghiên cứu hồ sơ để ra quyết
định truy tố quá ngắn sơ với thời hạn gia quyết định truy tố bị can và chuyển hồ
sơ cho toà án.
Page 19
Thứ ba, thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục rút gọn (khoản 1 điều 324
BLTTHS 2003) là 7 ngày. Nếu vụ án bình thường phải giao quyết định chậm
nhất là 10 ngày trước khi mở phiên toà cho bị cáo, người đại diện hợp pháp và
người bào chữa. Thủ tục rút gọn không quy định về việc này nhưng thủ tục
chung không thể áp dụng. Thẩm phán được phân công phải ra quyết định đưa vụ
án ra xét xử nhưng không quy định phải giao quyết định cho bị cáo trong thời
hạn bao nhiêu ngày, điều này rất dễ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của bị cáo.
Cùng với việc giảm thiểu các thủ tục trong các giai đoạn này việc tăng thời
hạn của thủ tục rút gọn là điều cần thiết.
4. Các quy định khác trong quá trình tố tụng
- Về vấn đề khiếu nại : hiện nay thủ tục rút gọn có quy định về vấn đề khiếu
nại nhưng chưa có quy định về hậu quả của việc khiếu nại, đây cũng là điểm cần
sửa đổi bổ sung trong thủ tục rút gọn.
- Về quy định sự tham gia của người bào chữa: quy định sự tham gia của
người bào chữa trong thủ tục rút gọn hiện nay còn thiếu và chưa rõ ràng, còn
mang nặng tính thủ tục. Điều này ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của bị can, bị
cáo. Nên có quy định thuận tiện hơn chongười bào chữa trong thủ tục rút gọn
này.
- Hiện nay, thực tiễn xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn cho thấy,
việc tham gia của Hội thẩm dường như không cần thiết, vì hầu hết các vụ án đều
đơn giản và rõ ràng. Trung Quốc cũng đã áp dụng chế độ 1 thẩm phán khi xét xử
theo thủ tục rút gọn và rất thành công, giảm tải tình trạng thiếu Hội thẩm ở Toà
án. Ta có thể xem xét để sửa đổi theo hướng này khi Toà án đang rất thiếu về
nhân lực. Tuy nhiên khi sửa đổi, ta cũng phải cân nhắc sửa đổi nguyên tắc Toà
án xét xử tập thể quy định trong Hiến pháp.
Page 20
Ngoài các sự thay đổi bổ sung về quy đinh pháp luật như trên, kiến nghị cần
có các văn bản hướng dẫn thi hành thủ tục rút gọn; phân công và chuyên môn
hoá 1 bộ phận cán bộ để giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn… Đây là những
điều cần thiết để hoàn thiện chế định thủ tục rút gọn
Page 21
C. Kết luận
Thủ tục rút gọn theo BLTTHS 2003 là một bước ngoặt mới mẻ và tiến bộ ,
tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan mà nó chưa đáp
ứng được đòi hỏi của thực tiễn cũng như chưa đáp ứng được mục đích ý nghĩa
của sự ra đời chế định này. BLTTH 2003 cần có những sự thay đổi bổ sung hợp
lý để giải quuyết những bất cập này đê nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án hình
sự cũng như giáo dục ý thức pháp luật và công tác đấu tranh phòng ngừa tội
phạm
Page 22
Tài liệu tham khảo
1. Bộ luật Tố tụng hình sự 2003
2. Giáo trình Luật tố tụng hình sự 2008- Đại học Luật Hà Nội – Nxb CAND
3. Thủ tục rút gọn trong BLTTHS. TS Khuấn Văn Nguyên , Ths Trần Đại
Thắng, tạp chí VKSNDTC 7/2004
4. Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hình sự Nguyễn Văn Hiển Nxb Tư
pháp, 2004
5. Bàn về phạm vi, điều kiện và thẩm quyền áp dụng thủ tục rút gọn theo quy
định của bộ luật hình sự năm 2003 /Ths. Nguyễn Văn Quảng - Tạp chí
nhà nước và pháp luật. Viện nhà nước và pháp luật -Số 5/ Năm 2008
6. Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng thủ tục rút gọn trong
tố tụng dân sự Việt Nam Luận án thạc sỹ - luật học Trần Anh Tuấn
7. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục rút gọn đáp
ứng yêu cầu cải cách tư pháp - Ths. Nguyễn Văn Quảng - Tạp chí kiểm
sát. Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Số Chuyên đề 18-20
8. Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự từ quy định của pháp luật tới thực
tiễn áp dụng / PGS.TS Phạm Hồng Hải Tạp chí Kiểm sát. Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao, Số 4/2006
9. Các bài báo trên báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh
Page 23
Mục lục
A.Lời mở đầu
B.Nội dung chính
I.Những nét khái quát về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự trong pháp
luật Việt Nam
II.Những quy định pháp luật về thủ tục rút gọn theo BLTTHS 2003
III.Thực trạng, bất cập và hướng hoàn thiện chế định thủ tục rút gọn trong
BLTTHS 2003
C.Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mục lục
Page 24