Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.66 KB, 24 trang )

trong xã hội thời mở của hiện nay, rất nhiều các công ty, doanh nghiệp
được thành lập và cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, đảm bảo để tồn tại và
phát triển thì mỗi công ty hay doanh nghiệp đều phải có các chiến lược phương
hướng và cách phân tích rõ ràng cụ thể. chính vì vậy việc hình thành bộ môn
phân tích hoạt động kết quả kinh doanh là vấn đề cần quan tâm, và đó cũng
chính là vấn đề em muốn trình bày trong phần bài tập này.
thật vậy, muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện
nay thì tất cả các doanh nghiệp đều phải hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
muốn hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp phải có những chiến lược về quản
lý, về điều hành,về sản xuất đúng đắn, kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất
kinh doanh theo hướng phát triển tốt. để thực hiện được điều này người quản lý,
điều hành doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng.
để có thể đưa ra những quyết định có chất lượng cao thì nhà quản lý doanh
nghiệp phải có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về các vấn đề kinh tế, xã hội, kỹ
thuật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. muốn
vậy doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá, phân tích kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình. từ đó tìm ra những nguyên nhân gây tác động tiêu
cực, tích cực; rút ra các thiếu sót, tồn tại, những tiềm năng chưa được khai thác
hết và đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời.
chính vì tầm quan trọng của phân tích hoạt động kinh tế mà các doanh
nghiệp và các cá nhân những người lãnh đạo các doanh nghiệp đã, đang và sẽ
phải không ngừng phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp một các thường
xuyên, sâu sắc và triệt để.


phần i
cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh tế
đ1. mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế
phân tích hoạt động kinh tế là việc phân chia, phân giải các quá trình và kết
quả kinh doanh thành nhiều bộ phận hợp thành rồi dùng các phương pháp liên
hệ, so sánh đối chiếu, và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng vận


động phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
i. mục đích của phân tích hoạt động kinh tế:
mục đích của phân tích hoạt động kinh tế là nhằm xác định tiềm năng của
doanh nghiệp và đề xuất các biện pháp nhằm khai thác tốt nhất những tiềm năng
ấy. nó bao gồm:
• đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua
các chỉ tiêu kinh tế.
• xác định các nhân tố ảnh hưởng và tính toán các nhân tố ảnh hưởng đến
từng chỉ tiêu phân tích.
• phân tích chi tiết các trọng tâm, trọng điểm để xác định tiềm năng của các
doanh nghiệp về các vấn đề tổ chức, quản lý, điều hành và sử dụng các
yếu tố của quá trình sản xuất, các điều kiện sản xuất.
• đề xuất các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức để khai thác tốt tiềm năng trong
doanh nghiệp áp dụng trong thời gian tới nhằm phát triển sản xuất, nâng
cao hiệu quả, đảm bảo các lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động.
• làm cơ sở cho những kế hoạnh chiến lược về phát triển kinh tế trong
tương lai.
ii. ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế:
là một nhà quản lý doanh nghiệp, bao giờ bạn cũng muốn doanh nghiệp
của mình hoạt động một cách thường xuyên, liên tục, hiệu quả và không ngừng
phát triển. muốn vậy bạn phải thường xuyên đưa ra những quyết định về chiến
lược phát triển, về quản lý điều hành với chất lượng cao. để có thể đưa ra những
quyết định chất lượng cao ấy thì những người quản lý cần phải có nhận thức


đúng đắn, sâu sắc về các vấn đề kinh tế, xã hội, kỹ thuật có liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. người ta thấy rằng bộ 3 biện chứng
trong các hoạt động nói chung, hoạt động kinh tế nói riêng là: nhận thức – quyết
định – hành động thì nhận thức đóng vai trò quyết định.phân tích hoạt động kinh
tế của doanh nghiệp là công cụ của hoạt động nhận thức về các vấn đề kinh tế

doanh nghiệp. do vậy, nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp nói
chung và cá nhân những người lãnh đạo doanh nghiệp nói riêng.
đ2. các phương pháp kỹ thuật dùng trong đánh giá chung tình hình sxkd và phân
tích chỉ tiêu giá trị sx theo các chỉ tiêu sử dụng sức lđ
- phân tích bao giờ cũng phải bắt đầu từ việc phân tích chung, đánh giá chung
rồi mới đến phân tích chi tiết, cụ thể.
- phân tích phải đảm bảo tính khách quan. bản chất phân tích là mang tính chủ
quan nhưng theo nguyên tắc này phải tuân thủ phân tích theo sự thực khách
quan.
- phân tích phải đặt hiện tượng trong sự biến động không ngừng.
- phân tích phải đảm bảo tính sâu sắc triệt để và toàn diện.
- phân tích phải đặt hiện tượng trong quá trình vận động luôn có mối quan hệ
mật thiết với các hiện tượng và quá trình khác.
- phân tích phải linh hoạt trong việc lựa chọn các phương pháp phân tích.
đ3. các phương pháp phân tích
i. nhóm phương pháp phản ánh cách thức phân tích
1. phương pháp phân tích chi tiết theo thời gian:
nội dung: theo phương pháp này chỉ tiêu phân tích trong một thời kỳ dài nhất
định sẽ được chia nhỏ theo từng giai đoạn, từng thành phần thời gian nhỏ hơn.
việc nghiên cứu phân tích chỉ tiêu được thực hiện qua việc nghiên cứu, phân tích
các giai đoạn, thời gian nhỏ hơn.
2. phương pháp phân tích chi tiết theo không gian, bộ phận, chủng loại:


nội dung: theo phương pháp này chỉ tiêu phân tích sẽ được chia nhỏ thành
các bộ phận khác nhau theo không gian, lĩnh vực, chủng loại… việc nghiên cứu,
phân tích các chỉ tiêu được thực hiện qua việc nghiên cứu, phân tích các thành
phần, bộ phận nhỏ hơn theo không gian, chủng loại lĩnh vực.
3. phương pháp phân tích chi tiết theo các nhân tố cấu thành:
nội dung : theo phương pháp này, chỉ tiêu phân tích được phản ánh bằng

một phương trình kinh tế có quan hệ phức tạp với hai hay nhiều hơn các nhân tố
khác nhau. các nhân tố khác nhau có tên gọi và đơn vị tính khác nhau. việc
nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu được thực hiện thông qua việc nghiên cứu,
phân tích các nhân tố trong phương trình kinh tế.
ii. nhóm phương pháp phản ánh biến động của chỉ tiêu và các thành phần
bộ phận nhân tố
1. phương pháp so sánh tuyệt đối:
mô hình:
Äa

Äa = a1 – a0
: chênh lệch của chỉ tiêu (nhân tố) a.

a1, a0: trị số của chỉ tiêu (nhân tố) a ở kì nghiên cứu và kì gốc.
2. phương pháp so sánh tương đối:
2.1. phương pháp so sánh tương đối nhằm xác định xu hướng và tốc độ biến
động của chỉ tiêu, nhân tố:
mô hình:

tA =

A1
.100%
A0

2.2. phương pháp so sánh tương đối nhằm xác định mức độ biến động tương
đối:
mô hình:
ọa = a1 – a0.k
k: trị số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định qui mô của a.

iii. nhóm các phương pháp phản ánh (tính toán) mức độ ảnh hưởng của các
thành phần, bộ phận nhân tố đến chỉ tiêu phân tích


1. phương pháp cân đối:
mô hình:
x = a + b + c – d +e
ta có:

x0 = a0 + b0 + c0 – d0 +e0
x1 = a1 + b1 + c1 – d1 +e1

Äa = a1 – a0

Äb = b1 – b0

Äc = c1 – c0

Äd = d1 – d0

Äe = e1 – e0

Äa,Äb,Äc,Äd,Äe,: chênh lệch tuyệt đối của a,b,c,d và e
Äx = x1 – x0 = (a1 + b1 + c1 – d1 +e1) – (a0 + b0 + c0 – d0 +e0)
ảnh hưởng của các nhân tố được xác định như sau:
Äxa = Äa = a1 – a0

Äxe = Äe = e1 – e0

Äxb = Äb = b1 – b0


Äxd = Äd = d1 – d0

Äxc = Äc = c1 – c0
2. phương pháp thay thế liên hoàn:
mô hình:
x = a.b.c.d.e
x0 = a0.b0.c0.d0.e0

x’ = a1. b0.c0.d0.e0

x’’’’ = a1. b1.c1.d1.e0

x1 = a1.b1.c1.d1.e1

x’’ = a1. b1.c0.d0.e0

x’’’’’ = a1. b1.c1.d1.e1

x’’’ = a1. b1.c1.d0.e0
ảnh hưởng tuyệt đối của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được xác định như
sau:
Äxa = x’ – x0 = a1. b0.c0.d0.e0 – a0. b0.c0.d0.e0
Äxb = x’’ – x’ = a1. b1.c0.d0.e0 – a1. b0.c0.d0.e0
Äxc = x’’’ – x’’ = a1. b1.c1.d0.e0 – a1. b1.c0.d0.e0
Äxd = x’’’’ – x’’’ = a1. b1.c1.d1.e0 – a1. b1.c1.d0.e0
Äxe = x’’’’’ – x’’’’ = a1. b1.c1.d1.e1 – a1. b1.c1.d1.e0
ảnh hưởng tương đối của các nhân tố được xác định như sau:

∆X a

a1 .b0 .c0 .d 0 .e0 − a0 .b0 .c0 .d 0 .e0
.
100
%
=
ọxa =
X0
a0 .b0 .c0 .d 0 .e0


ọxb =

∆X b
a .b .c .d .e − a .b .c .d .e
.100% = 1 1 0 0 0 1 0 0 0 0
X0
a0 .b0 .c0 .d 0 .e0

ọxc =

∆X c
a .b .c .d .e − a .b .c .d .e
.100% = 1 1 1 0 0 1 1 0 0 0
X0
a0 .b0 .c0 .d 0 .e0

ọxd =

∆X d
a .b .c .d .e − a .b .c .d .e

.100% = 1 1 1 1 0 1 1 1 0 0
X0
a0 .b0 .c0 .d 0 .e0

ọxc =

∆X e
a .b .c .d .e − a .b .c .d .e
.100% = 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0
X0
a0 .b0 .c0 .d 0 .e0

3. phương pháp số chênh lệch:
-biểu hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố bằng một
phương trình kinh tế có chú ý đến trật tự sắp xếp các nhân tố.
-mức độ ảnh hưởng tuyệt đối được tính bằng cách lấy chênh lệch của nhân
tố đó nhân với trị số kỳ nghiên cứu của các nhân tố đứng trước và trị số kì gốc
của các nhân tố đứng sau nó trong phương trình kinh tế.
4. phương pháp hệ thống chỉ số:
- biểu hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố bằng một
phương trình kinh tế.
- mức độ ảnh hưởng tuyệt đối được tính bằng cách lấy tử số trừ đi mẫu số
của chỉ số nhân tố.


phần ii: nội dung phân tích
chương i - đánh giá chung giá trị sản xuất theo mặt hàng
đ1. mục đích, ý nghĩa
để đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
người ta phải dùng đến rất nhiều chỉ tiêu. trong đó có những chỉ tiêu mang tính

pháp lệnh, có những chỉ tiêu mang tính hướng dẫn, tự xây dựng. hiện nay các
doanh nghiệp hầu như chỉ có 1 chỉ tiêu pháp lệnh đó là chỉ tiêu quan hệ với ngân
sách. còn lại các chỉ tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh là những chỉ tiêu có
tính hướng dẫn hoặc chỉ tiêu tự xây dựng. thông thường người ta lựa chọn ra
một số chỉ tiêu quan trọng để phân tích. có nhiều chỉ tiêu giúp đánh giá chung
tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. nhưng nhìn chung các chỉ tiêu
chủ yếu của doanh nghiệp thường được chia làm 4 nhóm chính:
• nhóm 1: nhóm chỉ tiêu giá trị sản xuất.
• nhóm 2: nhóm chỉ tiêu tài chính gồm doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
• nhóm 3: nhóm chỉ tiêu quan hệ ngân sách.
nhóm này thường phản ánh các chỉ tiêu thể hiện việc thực hiện nghĩa
vụ đối với ngân sách nhà nước. bao gồm thuế các loại và các khoản phải nộp
khác (ví dụ: vat, thuế tndn, thuế sử dụng vốn, thuế xnk). người ta thường đưa
vào nhóm này chỉ tiêu nộp bhxh. đây là chỉ tiêu không trực thuộc quan hệ với
ngân sách nhưng nó phản ánh nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp đối với
người lao động theo qui định của pháp luật. ngoài ra doanh nghiệp còn có
những khoản phải nộp khác như nộp cấp trên, nộp cho hiệp hội.
• nhóm 4: lao động tiền lương.
nhóm này gồm các chỉ tiêu sau:
+ tổng số lao động.
+ tổng quỹ lương.
+ nslđ bình quân.


+ tiền lương bình quân.
1.mục đích:
-

đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp


thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
-

phản ánh tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp.
-

đánh giá được việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với

ngân sách nhà nước và đối với người lao động.
-

nhìn nhận dưới nhiều góc độ để thấy được một cách đầy đủ, đúng

đắn, cụ thể về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó xác định nguyên
nhân tác động làm biến động các chỉ tiêu đó.
-

đề xuất các biện pháp nhằm khai thác tốt nhất các tiềm năng của

donh nghiệp để áp dụng trong thời gian tới nhằm phát triển sản xuất, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo các lợi ích cho doanh nghiệp.
-

làm cơ sở để đưa ra các chiến lược về phát triển sản xuất kinh doanh cho

doanh nghiệp trong tương lai.
2. ý nghĩa:
đây là các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung nhất, tổng quan nhất tình

hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. nó nói lên khối lượng và kết quả
các công việc mà doanh nghiệp đã thực hiện được trong kì, kết quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách
nhà nước, tình hình lao động trong doanh nghiệp. nó giúp chúng ta nhận ra
những mặt tích cực, tiêu cực, những mặt còn tồn tại mà từ đó có những biện
pháp khai thác tốt nhất các mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực giúp cho
doanh nghiệp có kết quả sản xuất cao hơn trong tương lai. vì vậy mà việc phân
tích, đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hết
sức quan trọng và cần được tiến hành thường xuyên.


đ2. phân tích và đánh giá chung.
I.nhận xét chung qua bảng:
qua bảng tình hình thực hiện các mặt hàng của doanh nghiệp ta thấy:
nhìn chung các nhóm chỉ tiêu mặt hàng chủ yếu kỳ nghiên cứu có xu
hướng tăng, tăng vượt mức so với kỳ gốc: mặt hàng xi măng ở kỳ nghiên cứu so
với kỳ gốc tăng 129,2%, mặt hàng máy móc tăng 145,2%, mặt hàng than đá tăng
121.6%, mặt hàng phân bón tăng 108,2%, mặt hàng lương thực tăng 120,2%,
mặt hàng sắt thép tăng 127,3 %, và các mặt hàng khác là 101,6 % duy chỉ có hai
mặt hàng không đạt chỉ tiêu đề ra là mặt hàng hoá chất là 93,5% quy mô kém
hơn so với kỳ gốc là 278.958.600đ.
tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc
là 3.850.030.000 đ tương ứng với 114,8%.
ii. các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sự biến động các chỉ tiêu:
các mặt hàng:
1- mặt hàng xi măng ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 129,2%, tương
ứng với số tiền là 545.115.700đ . mặt hàng xi măng là tăng do rất nhiều yếu tố
tác động đến, yếu tố chủ quan và khác quan. tuy nhiên mặt hàng này cũng là mặt
hàng chủ đạo của công ty trong năm qua, góp phần tăng doanh thu của công ty.
đó là sự phát triển vượt bậc của doanh nghiệp và cũng là sự phấn đấu nhiệt tình

của tập thể công nhân lao động, bằng sự nhiệt huyết lao động hăng say, công
nhân phải làm thêm giờ, để không những hoàn thành mức chỉ tiêu đề ra thậm chí
còn vượt mức kế hoạch, nhưng đó không hoàn toàn là nguyên nhân chính, còn
có những nguyên nhân dẫn đến sản lượng xi măng sản xuất tăng như vậy như:
-số lượng công nhân nghỉ phép, nghỉ ốm là không có, công nhân nữ thai sản
cũng không có, khiến cho bộ máy dây chuyền sản xuất luôn luôn hoạt động.
- do anh em công nhân kỹ thuật luôn giám sát quá trình hoạt động của máy
móc, bảo dưỡng bảo trì hợp lý khiến máy móc hoạt động tốt, không hỏng hóc
làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc.


- bên cạnh đó nguyên nhân số máy móc giám đốc cho trang bị thêm để
phục vụ cho sản xuất cũng tăng, khiến số lượng sản phẩm xi măng tăng....
do nhu cầu dân trí tăng, tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, nhu cầu sửa sang
nhà cửa, xây dựng công trình nhà ở tăng, các công trình xã hội tăng, nhu cầu
cung cấp xi măng tăng.
do công ty có chiến lược quảng cáo quảng bá rộng, liên tục, sức thu hút
khách hàng đến với sản phẩm xi măng công ty cao, công ty đã tạo được thương
hiệu cho sản phẩm và tạo được chỗ đứng cạnh tranh trên thị trường.
các đại lý của công ty được mở rộng trên các tỉnh thành trên cả nước, có
những chuyên gia về thị trường, chuyên gia về marketing để nghiên cứu thị
trường mới, mở rộng thị trường.
giá cả cạnh tranh hơn so với các công ty khác.
2- mặt hàng máy móc thiết bị tăng 145,2% so với kỳ gốc tăng 797.629.200 đ
đây là mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến tổng gtsx, ảnh hưởng này cho thấy sự đầu
tư sản xuất cho mặt hàng máy móc thiết bị rất quy mô, góp phần rất lớn vào gia
tăng gtsx.
các nguyên nhân làm gtsx máy móc thiết bị tăng như vậy là:
*nguyên nhân khách quan:
+ do nhu cầu cơ giới hoá trong các hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt,

nhiều lao động thủ công được thay bằng máy móc thiết bị, nhu cầu về máy móc
thiết bị tăng mạnh.
+ giá nguyên liệu đầu vào giảm
+ do doanh nghiệp nâng cao tính năng, công dụng, chất lượng ... đáp ứng
được nhu cầu sử dụng của khách hàng.
+do doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn nguyên liệu rẻ hơn làm giá cả của
mặt hàng này giảm, dự kiến tiêu thụ nhiều.
3-

mặt hàng than đá tăng 121,6% so với kỳ gốc, tương ứng với

666.530.800đ, gtsx mặt hàng này tăng tương đối lớn so với các mặt hàng khác,
tăng thứ 4 so với các mặt hàng trên, điều đó nói lên rằng mặt hàng này công ty
cần phải chú tâm hơn trong những năm tới, tuy rằng do xã hội ngày nay nhu cầu


về than đá giảm, người dân chuyển sang dùng các nguyên liệu khác để phục vụ
trong cuộc sống, nhưng sản lượng vẫn tăng do:
- công ty mở rộng thị trường ra các tỉnh thành mà có nhu cầu cao, khả năng
tiêu thụ than lớn, chẳng hạn các vùng sản xuất, các khu công nghiệp lớn sử
dụng đến nguồn năng lượng này.
- khả năng nhiên cứu thị trường mới nâng cao, giá cả giảm hơn so với các
nguồn năng lượng khác.
4-

phân bón là loại mặt hàng tăng cao là 108,2% so với kỳ gốc, tương

ứng với số tiền là 376.073.500đ, tăng do các nguyên nhân sau:
*nguyên nhân khách quan:
nhu cầu phân bón trên thị trường tăng

do nhà nước bảo hộ nền sản xuất phân bón trong nước nên tăng thuế nhập
khẩu đối với phân bón ở thị trường nước ngoài. giá bán của phân bón nhập khẩu
sẽ tăng, người nông dân có xu hướng thay thế bằng sản phẩm trong nước.
*nguyên nhân chủ quan:
-

công ty đã làm tốt công tác tiếp thị, tìm kiếm được nhiều hợp đồng

-

làm tốt công tác quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng phân bón,

mới
sản phẩm ngày càng uy tín trên thị trường.
5-

lương thực là loại sản phẩm tăng thứ 2 so với các mặt hàng ở kỳ

gốc, tăng 120,2%, tương ứng với 778.181.700đ. lương thực là loại sản phẩm có
khả năng tiêu thụ lớn nhất bởi người dân ai cũng có nhu cầu về lương thực,
được lợi thế rất nhiều như vậy nhưng gtsx mặt hàng này cũng tương đối cao
nguyên nhân của sự tăng giảm này:
-

lương thực hiện nay có rất nhiều chủng loại phục vụ cho nhu cầu

cung cấp lương thực cho thị trường trong nước,
-

giá cả rẻ, chất lượng cao.


-

nhiều đại lý trên khắp tỉnh thành đảm bảo cung cấp ngay gần người

dân.


-

dịch vụ khách hàng được đưa lên hàng đầu, có dịch vụ chuyển đến

tận nơi có nhu cầu.
6- mặt hàng sắt thép tăng 127,3 %, tương ứng với số tiền là 913.408.400 đ.
tuy giá phôi thép trên thị trường đang có ảnh hưởng lớn, có xu hướng tăng
cao do ảnh hưởng giá phôi thép trên thế giới, nhưng gtsx sắt thép của công ty
vẫn tăng, bao gồm các nguyên nhân sau:
*nguyên nhân khách quan:
+ do nhu cầu dân trí tăng, tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, nhu cầu sửa sang
nhà cửa, xây dựng công trình nhà ở tăng, các công trình xã hội tăng, nhu cầu
cung cấp sắt thép tăng.
*nguyên nhân chủ quan:
+ do công ty có chiến lược quảng cáo quảng bá rộng, liên tục, sức thu hút
khách hàng đến với sản phẩm xi măng công ty cao, công ty đã tạo được thương
hiệu cho sản phẩm và tạo được chỗ đứng cạnh tranh trên thị trường.
+ các đại lý của công ty được mở rộng trên các tỉnh thành trên cả nước, có
những chuyên gia về thị trường, chuyên gia về marketing để nghiên cứu thị
trường mới, mở rộng thị trường.
+ giá cả cạnh tranh hơn so với các công ty khác.
7-


hoá chất là loại mặt hàng không hoàn thành kê hoạch, đạt 93,5% so

với kỳ nghiên cứu, giảm xuống 279.858.600đ. con số giảm nhiều khiến ảnh
hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty, tất nhiên có rất nhiều yếu tố khiến mặt
hàng hoá chất này giảm.
- công tác tiếp cận thị trường có nhu cầu về hoá chất không được tốt.
-

lực lượng được đào tạo về hoá chất còn yếu kém, trong việc bảo

quản cũng như tiêu thụ.
-

doanh nghiệp chưa chú tâm vào thị trường hoá chất này do thị

trường về mặt hàng này còn thấp.
-

doanh nghiệp chưa tự chế tạo, chưa tự bảo quản tốt, nguồn hoá chất

đầu vào còn cao,về mặt chất lượng chưa cao.


8 - các loại hàng khác: đây là các loại hàng hoá không được doanh
nghiệp tập chung, không phải là loại mặt hàng chủ yếu nên gtsx của nó tăng
không đáng kể chỉ tăng so với kỳ gốc là 101,6% tương ứng với số tiền là :
52.949.100đ lượng tăng tuy không đáng kể nhưng nó cũng đóng góp không nhỏ
cho doanh nghiệp. bên cạnh dó có những nguyên nhân chủ yếu sau :
nguyên nhân khách quan:

-

sự cạnh tranh trên thị trường về các mặt hàng này trở nên gay gắt

do có nhiều đối thủ cạnh tranh.
-

giá cả nguyên vật liệu dùng trong sản xuất tăng.

nguyên nhân chủ quan:
-

doanh nghiệp không có chuyển môn sâu về các loại mặt hàng này.

-

tính ổn định về giá cả trên thị trường của các mặt hàng này không

cao nên doanh nghiệp không tập trung vào sản xuất.


đ3.tiểu kết chương 1.
qua việc xem xét, đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu
của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc ta thấy doanh nghiệp đã có sự
tăng trưởng rõ rệt. tuy nhiên vẫn còn loại hàng giảm đi nhưng điều này không
ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. lợi nhuận của doanh nghiệp ở mức
cao đã tạo đà thúc đẩy, khích lệ toàn thể cbcnv toàn doanh nghiệp vững bước đi
lên, hướng tới tầm cao mới và tương lai ngày càng vững mạnh, doanh nghiệp
luôn trong tình trạng kinh doanh đầy hiệu quả, đầy sức mạnh trong sản xuất kinh
doanh.

hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao của doanh nghiệp còn thể hiện ở
việc đã thực hiện tốt và đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước trong kỳ
nghiên cứu, đóng góp vào ngân sách nhà nước vượt hơn 1 tỷ đồng tiền thuế. nộp
bhxh đầy đủ, góp phần làm tăng ngân sách của thành phố nói riêng và nhà nước
nói chung. doanh thu tăng kéo theo đời sống của cán bộ công nhân viên cũng
được đảm bảo chắc chắn và ngày càng được nâng cao, tạo ra động lực khuyến
khích mọi người lao động vì lợi ích chung toàn doanh nghiệp. nhờ những kết
quả này mà vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường ngày càng được
nâng cao.
kết quả trên đạt được là do những nguyên nhân chính sau:
* nguyên nhân khách quan:
do vào kỳ nghiên cứu nhu cầu của thị trường về một số mặt hàng mà doanh
nghiệp sản xuất tăng nhanh, chất lượng cao, mẫu mã cải tiến vì vậy tính cạnh
tranh của sản phẩm thể hiện sự vượt trội so với đối thủ cùng ngành, nên việc giá
thành sản phẩm có tăng lên cũng không làm khách hàng phải suy tính nhiều. bên
cạnh đó những đối tác thương mại luôn ủng hộ và tạo điều kiện như: cung cấp
vật tư, tiền vốn, nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh, chấp thuận, sử dụng
sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp với số lượng đáng kể. cũng có thể phải
kể đến sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, đoàn thể, chính quyền các cấp đã


động viên khích lệ kịp thời cho doanh nghiệp ở thời kỳ đổi mới và phát triển. tuy
nhiên về khách quan
doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình
sxkd như: tình trạng sự cố điện lưới trong khu vực, tình hình thời tiết theo mùa
* nguyên nhân chủ quan:
-trong kỳ doanh nghiệp đầu tư mua sắm thêm một số máy móc, thiết bị
hiện đại có năng suất cao do đó sản lượng hàng hoá tăng lên.
- do doanh nghiệp đã tiến hành mở rộng quy mô sản xuất làm tăng doanh
thu.

- sự nhạy bén của đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh.
- doanh nghiệp mở rộng qui mô, cơ cấu sản xuất kinh doanh làm tăng
doanh thu do đó quĩ lương trong doanh nghiệp tăng.
* để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển hơn trong thời gian tới, doanh nghiệp cần
thực hiện một số biện pháp sau :
- bố trí các phương án làm việc hiệu quả, hợp lý, tận dụng, phát huy tốt các
máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động cao hơn nữa, tăng chất lượng phục
vụ.
-tiếp tục khai thác tốt các nguồn hàng, khách hàng quen thuộc, giữ vững uy
tín và khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để mở rộng được quan hệ
với ngày càng nhiều các bạn hàng mới, gia tăng lượng hàng hoá mới
- tiếp tục đầu tư thêm máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động.
-nghiên cứu xu hướng biến động của thị trường để có những kế hoạch đầu
tư, mở rộng sản xuất phù hợp.
có như vậy doanh nghiệp mới có thể giữ được đà tăng trưởng hiện nay và
ngày càng phát triển đi lên theo hướng lâu dài và ổn định.


chương 2
phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí
của doanh nghiệp
đ1. mục đích - ý nghĩa
1. mục đích:
- đánh giá chung tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất của doanh
nghiệp.
- xác định các nhân tố ảnh hưởng và tính toán ảnh hưởng của các nhân tố
đến chỉ tiêu giá trị sản xuất của doanh nghiệp.
- qua phân tích chi tiết chỉ tiêu giá trị sản xuất theo các chỉ tiêu sử dụng
sức lao động để xác định những tiềm năng của doanh nghiệp về lao động từ đó
đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm khai thác tốt nhất những tiềm năng.

- làm cơ sở dự báo dự đoán trong tương lai đồng thời làm cơ sở cho việc
hoạch định chiến lược phát triển và xây dựng các phương án khác.
2. ý nghĩa:
chỉ tiêu giá trị sản xuất phản ánh kết quả của công tác hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, nói lên khối lượng và kết quả mà doanh nghiệp đã
thực hiện được trong kỳ. qua đó phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp,
phản ánh việc sử dụng các yếu tố lao động trong quá trình sản xuất kinh
doanh.việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng có ý nghĩa rất quan
trọng trong công tác phân tích kinh tế của doanh nghiệp.
nếu phân tích đạt yêu cầu sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về
tình hình lao động, qua đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất,
kết quả hiệu quả của sản xuất, phát triển về số lượng và chất lượng sản xuất. trên
cơ sở đó tăng lợi nhuận không ngừng cho doanh nghiệp.

phương trình kinh tế:


gs = n . t. t . ph

(đ)

trong đó:
n : số công nhân có bình quân trong kỳ (người)
t : số ngày làm việc bình quân (ngày /người)
t:

số giờ làm việc bình quân (giờ/ngày)

ph : năng suất giờ bình quân (đ/giờ)
đ2. phân tích và đánh giá chung.

(nhận xét chung qua bảng, phân tích các yếu tố chi phí)
tổng chi phí của doanh nghiệp tăng so với kỳ gốc 119,6%, với số tiền là
3.512.000.000đ. mức tăng như vậy tuy có tăng nhưng mức tăng không đáng kể.
nhưng ta vẫn phải đi vào phân tích cụ thể từng chi tiêu chi phí tuyệt đối để xét
xem nguyên nhân tăng giảm do yếu tố nào, yếu tố nào quan trọng, yếu tố nào
không quan trọng để có biện pháp khắc phục, và ra các quyết định.
đầu tiên ta xét đến chi phí nhân công
* nguyên nhân chủ quan:
1- chi phí nhân công tăng mạnh so với kỳ nghiên cứu là 133,8 %, tương ứng
với số tiền là , với con số1.524.356.200 đ với con số lớn như vậy chứng tỏ năm
nay doanh nghiệp đã trả một khoản chi phí nhân công rất lớn. nguyên nhân của
việc tăng như vậy là do những nguyên nhân sau.
-

số lao động làm thêm giờ để phục vụ kịp tiến độ sản xuất, số công nhân

bán hàng thay nhau làm ca đảm bảo liên tục có hàng phục vụ cho nhân dân.
-

lượng công nhân mới tuyển thêm vào để đáp ứng đủ cho các khâu sản

xuất.
-

chi phí thêm cho những cán bộ công nhân viên bổ túc thêm kiến thức

chuyên môn.
-

do yêu cầu của một số mặt hàng mới, nên doanh nghiệp phải tăng số công


nhân sx trực tiếp để đáp ứng được yêu cầu đó.


* nguyên nhân khách quan:
- do mức lương tối thiểu nhà nước quy định tăng lên cho mỗi lao động.
2-chi phí nguyên vật liệu tăng không đáng kể so với kỳ gốc là 114,7%, với
số tiền 593.834.800đ do giá xăng dầu tăng theo nhưng so với lợi nhuận nó
không có mức độ ảnh hưởng lớn . bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân như:
- số lao động tăng, giờ làm việc tăng để phục vụ ổn nhu cầu khách hàng, do
vậy sự hao mòn máy móc thiết bị là không thể tránh được, kéo theo đó là chi phí
nguyên vật liệu phục vụ cho máy móc tăng. doanh nghiệp cần có bịên pháp khắc
phục đến mức tối thiểu về chi phí làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3. chi phí công cụ, dụng cụ tăng so với kỳ gốc là 129,5 %, với số tiền là
127.144.300 đ. đây là nguồn chi phí cần phải điều chỉnh hợp lý, tiết kiệm tối đa
những cái có thể.
- doanh nghiệp đã gia tăng các thiết bị máy móc để đáp ứng sản xuất, đáp
ứng số lượng công nhân mới.
- thay thế những máy móc, dụng cụ đã hết đát, không còn tiêu chuẩn làm
việc.
- trang bị thêm một số máy tính cho các phòng ban để đảm bảo công tác
quản lý.
4.

chi phí trả lại tiền vay tăng 145,3 %, ứng với số tiền là

414.821.500, đây là khoản chi phí bất đắc dĩ hàng năm công ty phải chi trả các
khoản nợ, các khoản tiền đầu tư khác, nên ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí
của doanh nghiệp.
- nguyên nhân chủ yếu là vay ngân hàng để đầu tư các trang thiết bị máy

móc đã quá đát. để nâng cao năng suất.
- chi trả các khoản nợ của cổ đông góp vốn, các cá nhân cho vay tiền .
- các khoản nợ nguyên vật liệu của kỳ trước chưa thanh toán.


5. khấu hao tài sản tăng 131,3 % so với kỳ gốc, ứng với số tiền là
1.028.402.500 đ, năm nay là năm trang thiết bị máy móc đầu tư mạnh, nên số tài
sản máy móc cũ hết đát bán đi, thanh lý cũng tăng,
6. chi phí dịch vụ mua ngoài tăng mạnh nhất trong các chi phí ở trên bảng,
tăng 162,7%, ứng với số tiền là 685.651.100đ. con số rất lớn, những chí phí này
công ty cần phải xem xét nghiên cứu để nhằm hạn chế sự gia tăng của chi phí
này, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sự tăng mạnh của chi phí này.
- rất nhiều các hàng hoá doanh nghiệp không đủ để đáp ứng, phải lấy
nguồn từ ngoài để giữ nguồn cho doanh nghiệp.
- số lượng lao động công ty phải thuê thêm để đáp ứng sản xuất.
- doanh nghiệp không đủ máy móc vận chuyển nâng hàng , nên cũng phải
thuê ngoài để kịp thời sản xuất.
-

các nguyên vật liệu đầu vào tăng

7.chi phí khác bằng tiền giảm đáng kể, đây là điểm đáng mừng khi doanh
nghiệp đã hạn chế được nguồn chi phí này. chí phí giảm tối đa so với kỳ gốc là
76,6%, tương đương với số tiền rất lớn là 862.210.400đ. nguyên nhân giảm
được số lượng chi phí như vậy là do
- công ty đã hạn chế được một số máy móc hỏng, sửa chữa kịp thời. không
phải thay máy mới.
- số công nhân được đào tạo kỹ thuật sửa chữa đã hoàn thành khoá học, và
về phục vụ cho công ty, giảm được số tiền rất lớn cho sửa chữa máy móc.
- công ty năm nay ít phải bỏ ra các chi phí cho quảng cáo.

- tận dụng được các sản phẩm hỏng, đưa vào sản xuất lại.
doanh nghiệp đã tiến hành sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị trước
khi vào chu kỳ sản xuất tạo điều kiện cho máy móc thiết bị luôn trong điêù kiện
kĩ thuật tốt, luôn luôn bảo dưỡng máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất để


hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện một cách liền mạch .tạo cho máy
móc thiết bi luôn ở trạng thái hoạt động tốt .
- doanh nghiệp biết cắt bớt những công đoạn thừa trong quá trình sản xuất
, dẫn đến những thao tác của công nhân không còn thừa trong quá trình sản xuất.
- biết sắp đặt những dụng cụ phục vụ sản xuất đúng chỗ, đúng nơi tạo điều
kiện cho công nhân dễ và nhanh thao tác trong quá trình sản xuất .

đ3 - tiểu kết chương 2

qua phân tích tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp, ta thấy ở kỳ
nghiên cứu, tăng đáng kể so với kỳ gốc, bên cạnh đó có những chi phí giảm
xuống rõ rệt và rất đáng hoan nghênh, đây là vấn đề cần phải nghiên cứu cụ thể
hơn nữa và cũng là chuyên đề phải đề xuất lên ban lãnh đạo, để giảm chi phí
xuống mức thấp nhất có thể.


phần iii: kết luận - kiến nghị
i - kết luận:
qua phân tích tình hình thực hiện một số chỉ tiêu hàng hoá chủ yếu và chi
phí, ta thấy tất cả các chỉ tiêu của doanh nghiệp đều tăng so với kì gốc, và các
chỉ tiêu chi phí tăng chậm, đặc biệt giảm tối đa. điều đó phản ánh tình hình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang trên đà phát triển tốt, và có triều
hướng ổn định. do đó đời sống, thu nhập của người lao động cũng được cải thiện
rõ rệt.

sở dĩ có được những điều trên là do những nguyên nhân chính sau:
1. về mặt khách quan:
 do giá cả một số loại hàng tăng lên làm tăng doanh thu một cách đáng kể,
đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
 do sự can thiệp, thay đổi của nhà nước với người lao động.
 sự ủng hộ, giúp đỡ của các đối tác thương mại cũng như các ban ngành
liên quan.
2. về mặt chủ quan:
 do doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư mới trang thiết bị mở rộng quy mô
sản xuất làm tăng doanh thu.
 doanh nghiệp đã sắp xếp xây dựng được kế hoạch sản xuất hợp lý.
 doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ hợp lý nên khuyến khích công nhân làm
việc hăng say hơn, tăng sản lượng, doanh thu và thu nhập cho người lao
động.
 do doanh nghiệp đã tiến hành phân công lao động hợp lý, lao động phù
hợp với trình độ nên năng suất lao động đạt được cao hơn so với kì gốc.
 do doanh nghiệp chưa chú trọng thực hiện tốt mối quan hệ với các bạn
hàng trong cũng như ngoài nước.


ii. kiến nghị:
trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra sự biến động của các chỉ
tiêu nghiên cứu. để phát huy những thành quả đạt được đồng thời hạn chế và
loại bỏ những tồn tại, doanh nghiệp cần có một số biện pháp sau:
 tiếp tục đầu tư trang bị, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ để
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
 làm tốt công tác lập kế hoạch sản xuất, quản lý lao động, duy trì trật tự
trong doanh nghiệp.
 quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp,
động viên khen thưởng kịp thời để cổ vũ tinh thần làm việc cho họ.

 cải tiến công tác phân công lao động cho hợp lý, sử dụng đúng người
đúng việc, tạo mối liên hệ, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ
phận để có kết quả lao động cao nhất.
 luôn quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng công nhân, nâng cao trình độ
tay nghề cho họ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất đạt kết quả
cao hơn, góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp.


tăng cường các mối quan hệ với các doanh nghiệp khác cả trong và ngoài
nước tạo điều kiện cho sự phát triển trong tương lai.

 cần có kế hoạch cụ thể trong việc duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị và
những công trình cơ bản, tránh kéo dài làm ảnh hưởng đến sản xuất.
 phát huy tinh thần xây dựng của công nhân viên lao động, trao giải sáng
kiến sáng tạo.
 không ngừng quảng cáo sản phẩm, đánh bóng công ty, nâng cao thương
hiệu sản phẩm của công ty.
 không ngừng có những biện pháp làm giảm chi phí ho doanh nghiệp bởi
có giảm chi phí thì lợi nhuận mới cao, và công ty ngày càng phát triển,
đời sống công nhân viên ngày càng cao.


ngoài ra, doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một mục tiêu phát triển
bền vững lâu dài, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường uy tín,
khẳng định vị thế của mình trên thương trường, mở rộng phạm vi hoạt động ra
khu vực và quốc tế, góp phần phát triển tiềm năng kinh tế nước nhà. và trước
nhất là phải xây dựng được một tập thể đoàn kết, vững mạnh, có trình độ sản
xuất và tổ chức giỏi, tuyên truyền giáo dục cho toàn thể đội ngũ công nhân viên
trong doanh nghiệp làm đúng và tuân thủ chính sách pháp luật của nhà nước.



lời kết
hoạt động phân tích là hoạt động cần thiết cho bất kỳ một doanh nghiệp
nào. chính vì vậy lượng cán bộ cung cấp thông tin cần phải chính xác, chuyên
nghiệp, và nhanh nhạy. để công tác phân tích được chính xác và giúp cho việc
đưa ra quyết định chính xác hơn.
qua bài tập lớn môn học này em đã hiểu được nhiều về công tác phân tích,
đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp là do rất nhiều nhân tố tác động tạo nên, có những nhân tố tác động cùng
chiều, có những nhân tố tác động ngược chiều. và phải nhận thức rõ đối tượng
phân tích và góc độ của người phân tích. để có thể đi đến được kết luận về sự
biến động của các chỉ tiêu và có biện pháp hợp lý giải quyết tận gốc vấn đề.
em xin chân thành cảm ơn cô giáo nguyễn lan hương đã tận tình giúp
chúng em hoàn thành đề tài này. do trình độ và hiểu biết còn nhiều hạn nên bài
viết còn nhiều thiếu sót, mong cô giáo giúp đỡ.



×